Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

--------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

So với gia đình Việt Nam truyền thống, gia đình Việt Nam
hiện đại có nhiều biến đổi khác biệt. Những biến đổi đó tác
động như thế nào đến sự phát triển của xã hội? Đề xuất các
giải pháp nhằm khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia
đình Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lệ Thu


Nhóm thảo luận : 1
Lớp học phần : 232_HCMI0121_05

Hà Nội – 2/2024

1
Mục lục

1. Giới thiệu chung về gia đình.................................................................................4


1.1. Gia đình truyền thống Việt Nam........................................................................4
1.2. Gia đình hiện đại Việt Nam................................................................................6
2. Biến đổi của gia đình Việt Nam hiện đại so với gia đình Việt Nam truyền thống
.................................................................................................................................10
2.1 Tăng cường về cấu trúc gia đình và mối quan hệ gia đình................................10
2.2 Thay đổi về vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình..............13
2.3 Ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hóa đến gia đình Việt Nam..................14
2.4 Thách thức từ sự đa dạng hóa gia đình và các mô hình gia đình mới...............20
3. Tác động của biến đổi gia đình đối với sự phát triển của xã hội:........................21
3.1 Ảnh hưởng tích cực của những biến đổi đến sự phát triển của xã hội..............21
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của những biến đổi đến sự phát triển của xã hội..............25
4. Giải pháp khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia đình Việt Nam hiện nay: 29
4.1 Tăng cường giáo dục và tư vấn gia đình...........................................................29
4.2 Xây dựng chính sách và quy định hỗ trợ gia đình.............................................30
4.3 Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và học tập cân bằng giữa công việc và.....
gia đình....................................................................................................................31
4.4 Thúc đẩy các hoạt động gia đình và tăng cường giao tiếp trong gia đình.........32
5. Kết luận................................................................................................................33

2
1. Giới thiệu chung về gia đình Việt Nam
1.1. Gia đình truyền thống Việt Nam
Cấu trúc:
Gia đình truyền thống ở Việt Nam là gia đình đã hình thành và tồn tại từ rất lâu, mà
trong đó chứa đựng nhiều yếu tố bền vững được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, những yếu tố đó phản ánh nền văn hoá bản địa và góp phần tạo nên bản sắc văn
hoá dân tộc.

Mỗi gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập điển hình, là một
đơn vị sản xuất nông nghiệp khép kín. Trong gia đình, mọi người không chỉ gắn bó
với nhau bằng những mối liên hệ vật chất, đảm bảo cho sự sống còn của bản thân mà
còn bằng những mối liên hệ tình cảm mật thiết để có thể tồn tại và phát triển. Đó là
sự gắn bó giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em...

Quy mô của loại hình gia đình này thường lớn (gia đình mở rộng), đình mà các thành
viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3
thế hệ trở lên: ông ba- cha mẹ - con cái gồm tam, tứ, ngũ đại đồng đường. Đây là gia
đình phụ hệ, coi trọng thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo.

Đặc điểm:
Nét đặc trưng của gia đình truyền thống là sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết
thống, bảo tồn, lưu giữ được các truyền thống văn hoá, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt
các gia phong, gia lễ, gia đạo.

Gia đình truyền thống và một đơn vị sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, các hộ gia
đình tự sản xuất những sản phẩm tiêu dùng cho gia đình mình. Các thành viên trong
gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và
giáo dưỡng thế hệ trẻ. Nuôi dạy con cái, giúp con cái hòa nhập vào cuộc sống cộng
đồng làng xã, họ hàng. Có sự nuôi dạy của ông bà – sinh hoạt vợ chồng ít bị ảnh
hưởng về kinh tế. Có sự kiểm soát theo hướng từ trên xuống, bố mẹ kiểm soát con
cái, thế hệ trước kiểm soát thế hệ sau. Gia đình truyền thống vẫn coi trọng chữ tình.

3
Gia đình là một bộ phận gắn với dòng họ, từ đó nảy sinh những quan hệ tình cảm,
thăm viếng, những trách nhiệm tương trợ “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một
người làm quan cả họ được nhờ”. Cái tình, cái nghĩa nó cần thiêt trong tất cả các mối
quan hệ gia đình. Vì thế mà cái tình được nâng cao trong quá trình xây dựng gia đình
mới hiện nay. (Cái tình có thể là tình cảm máu mủ ruột thịt, sự đoàn kết, cộng hưởng,
chung sức, chung lòng cùng nhau sinh sống và phát triển, sự chung thủy...và cái tình
lớn nhất là trong mối quan hệ cha-con, mẹ-con – thứ tình cảm thiêng liêng nhất giữa
bậc sinh thành và con cái – thứ tình cảm không gì so sánh được).

Vai trò:
Gia đình là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, là môi trường
quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình
truyền thống Việt Nam đề cao chữ hiếu, sự tôn trọng và lễ phép đối với ông bà, cha
mẹ. Trong nhiều gia đình, các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc được lưu
giữ và truyền cho các thế hệ con cháu. Với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau lúc khó khăn và cùng nhau lao động sản xuất, tạo dựng cuộc sống. Không
những thế, gia đình truyền thống còn là nơi đề cao sự gắn bó, đùm bọc yêu thương
lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trong cuộc sống hội nhập ngày nay,
chúng ta vẫn thấy gia đình các dân tộc thiểu số đều diễn ra các hoạt động gìn giữ
ngôn ngữ mẹ đẻ; trang phục, ẩm thực truyền thống; phong tục tập quán hôn nhân,
cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng... Chính việc thực hành những nét
văn hóa đó trong gia đình đã trao truyền văn hóa tộc người từ đời này qua đời khác.

Giá trị của mỗi loại gia đình:


Những giá trị truyền thống của gia đình bao gồm những chuẩn mực đạo đức, tâm lý
tình cảm, hành vi ứng xử được các gia đình gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ,
được các thành viên của gia đình tiếp thu, vận dụng và xem như là phương hướng
cho hoạt động của bản thân. Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam được hình
thành trên cơ sở mô hình gia đình đa thế hệ, đây là kiểu gia đình xuất hiện và tồn tại
trên nền tảng xã hội nông nghiệp. gia đình trở thành một môi trường rèn luyện và

4
giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử cho mỗi cá nhân; là nơi cá nhân trao và nhận tình
cảm yêu thương, tình cảm gắn bó; là nơi cá nhân thể hiện tinh thần trách nhiệm của
mình với người thân.

Những giá trị nổi bật của gia đình truyền thống Việt Nam thể hiện trong các mối
quan hệ trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, giữa anh chị với em, giữa
vợ và chồng. Trong mối quan hệ vợ chồng, đề cao sự thủy chung, tôn trọng lẫn nhau
(“tôn kính như tân”). Trong mối quan hệ giữa anh chị em, đề cao sự hòa thuận,
nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà với con cháu
đề cao sự hy sinh, tình thương, sự chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu và
sự hiếu thảo của con cháu đối với các thế hệ cha ông. Lòng hiếu thảo của con cháu
đối với các thế hệ trước là phẩm chất đứng đầu trong hệ thống giá trị đạo đức của con
người Việt Nam, cũng quy định toàn bộ hệ giá trị truyền thống của gia đình người
Việt. Phẩm chất này thể hiện ở lòng biết ơn, sự kính trọng, lễ phép và sự chăm sóc
tận tình cha mẹ, ông bà khi họ còn sống và thờ phụng khi họ đã chết. Như vậy, thờ
cúng tổ tiên là một biểu hiện của lòng hiếu thảo – giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo
đức của con người Việt Nam. Không chỉ có vậy, thờ cúng tổ tiên còn góp phần bảo
lưu nhiều giá trị khác của gia đình Việt Nam truyền thống.

1.2. Gia đình hiện đại Việt Nam


Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển
biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá
trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái
mới là một tất yếu . Một số gia đình hiện đại ở Việt Nam được biểu hiện như sau :
1.2.1. Gia đình hạt nhân
Cấu trúc:
Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị
và cả ở nông thôn - thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo
trước đây.

5
Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ
chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Gia đình hạt nhân thường được coi là đơn
giản và linh hoạt hơn trong việc quản lý và vận hành hàng ngày.
Đặc điểm:
Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình
quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân.Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt
Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó.
Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có
khả năng thích ứng nhanh với các biển đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về
quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng
không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Trong xã hội hiện đại,
mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia
đình. Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo
ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có
bản sắc. Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vai trò:
Gia đình hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Bố mẹ đảm nhận trách nhiệm về việc dạy dỗ, giáo dục và phát triển kỹ năng cho con
cái, giúp họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trong gia đình hạt nhân,
thành viên thường tạo điều kiện để hỗ trợ lẫn nhau tinh thần và tinh thần. Sự gắn kết
gia đình giúp tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp, nơi mỗi thành viên có thể chia
sẻ, trò chuyện và tìm kiếm sự hỗ trợ trong những thời kỳ khó khăn. Gia đình hạt nhân
thường là nơi đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc với các giá trị và đạo đức cơ bản. Bố mẹ
đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những giá trị gia đình, giáo dục con cái
về sự tôn trọng, trách nhiệm và lòng nhân ái. Trong gia đình hạt nhân, mỗi thành viên
thường cùng nhau chia sẻ trách nhiệm về tài chính gia đình. Bố mẹ đảm nhận vai trò
chủ chốt trong việc quản lý và lập kế hoạch tài chính gia đình, đảm bảo sự ổn định và
phát triển của gia đình. Gia đình hạt nhân thường là nơi duy trì và truyền dạy truyền
thống và văn hóa gia đình. Qua việc tổ chức các hoạt động gia đình như lễ hội, buổi

6
ăn tối cùng nhau, gia đình giữ gìn và tôn trọng những giá trị văn hóa và truyền thống
của dân tộc.
1.2.2. Gia đình đơn thân
Cấu trúc:
Gia đình đơn thân là một dạng gia đình mà chỉ có một phụ huynh hoặc người chăm
sóc duy nhất chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.
Phụ huynh đơn thân: Đây là người chịu trách nhiệm chính về việc cung cấp sự
chăm sóc và hỗ trợ cho con cái.Phụ huynh đơn thân có thể là một người cha hoặc một
người mẹ, tuỳ thuộc vào tình hình gia đình cụ thể.
Con cái: Là thành viên trẻ tuổi trong gia đình, đang phụ thuộc vào phụ huynh đơn
thân để cung cấp cho họ sự chăm sóc, hỗ trợ và hướng dẫn. Con cái trong gia đình
đơn thân thường phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực, nhưng cũng có thể học
được sự độc lập và tự chủ.
Đặc điểm:
Trong gia đình đơn thân, có một người phụ huynh hoặc người chăm sóc duy nhất
chịu trách nhiệm chính về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Điều này tạo ra áp
lực lớn về việc đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc cho con cái. Gia đình đơn thân
thường phải đối mặt với gánh nặng tài chính lớn hơn, do phải duy trì gia đình một
cách độc lập và không có sự hỗ trợ tài chính từ một phụ huynh khác. Phụ huynh đơn
thân thường phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa công việc và trách nhiệm gia
đình một cách độc lập, không có sự chia sẻ trách nhiệm từ người khác. Con cái trong
gia đình đơn thân thường phát triển kỹ năng độc lập và tự chủ sớm hơn so với các gia
đình khác, do họ thường phải tự giải quyết các vấn đề và thách thức hàng ngày mà
không có sự hỗ trợ từ phụ huynh thứ hai. Mặc dù gia đình đơn thân có thể phải đối
mặt với nhiều thách thức, nhưng sự hỗ trợ từ cộng đồng và người thân có thể đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường gia đình ổn định và hỗ trợ cho
phụ huynh và con cái. Mặc dù có thể có nhiều thách thức, nhưng mối quan hệ giữa
phụ huynh đơn thân và con cái thường rất mạnh mẽ và yêu thương, với sự hỗ trợ và
ủng hộ đối lập với những khó khăn.

7
Vai trò:
Vai trò chính của gia đình đơn thân là cung cấp cho con cái sự chăm sóc, hỗ trợ và
bảo vệ. Phụ huynh đơn thân phải đảm nhận trách nhiệm này một cách độc lập, bao
gồm cả cung cấp thực phẩm, giáo dục, y tế và tình yêu thương cho con cái. Gia đình
đơn thân cố gắng tạo ra một môi trường gia đình ổn định và an toàn cho con cái, dù
không có sự hỗ trợ từ một phụ huynh thứ hai. Điều này có thể bao gồm việc duy trì
một nơi ở ổn định, tạo ra một lịch trình và quy tắc gia đình, cũng như cung cấp sự
ủng hộ tinh thần.Gia đình đơn thân thúc đẩy sự phát triển và học tập của con cái,
khuyến khích họ trong việc đạt được mục tiêu và thực hiện giấc mơ của mình. Phụ
huynh đơn thân thường tập trung vào việc khích lệ con cái học hỏi, phát triển kỹ năng
và phát triển bản thân. Phụ huynh đơn thân thường là một mẫu gương tích cực cho
con cái, đóng vai trò là người thầy, người bạn và người lãnh đạo trong cuộc sống của
họ. Họ cố gắng truyền đạt những giá trị quan trọng như sự độc lập, kiên nhẫn, và lòng
kiên nhẫn.Gia đình đơn thân thường tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng, như các tổ
chức xã hội, nhóm hỗ trợ và bạn bè, để giúp đỡ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc
con cái.

1.2.3. Gia đình không con cái


Cấu trúc:
Gia đình không con cái là gia đình chỉ gồm người vợ và người chồng chung sống hợp
pháp với nhau.
Đặc điểm:
Gia đình không có con cái thường tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ vợ chồng. Vì
không có sự chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái, họ có thể dành nhiều thời gian hơn
cho nhau và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Vì không có trách nhiệm chăm sóc con
cái, gia đình này có thể thưởng thức sự tự do và linh hoạt trong việc quyết định cuộc
sống của mình. Họ có thể thực hiện các hoạt động và tham gia cộng đồng mà không
phải lo lắng về việc chăm sóc con cái. Gia đình không có con cái thường có tài chính
linh hoạt hơn, vì họ không cần phải chi tiêu cho việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

8
Điều này có thể cho phép họ đầu tư vào sự phát triển cá nhân, du lịch hoặc sở thích cá
nhân. Trong gia đình không có con cái, việc chăm sóc lẫn nhau trở nên quan trọng
hơn. Vợ chồng có thể chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết, đồng thời tạo ra một
môi trường gia đình ấm áp và yêu thương. Gia đình không có con cái có thể trở thành
một nguồn hỗ trợ cho những người khác trong cộng đồng. Họ có thể tham gia vào các
hoạt động xã hội và tình nguyện, đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng
địa phương.
Vai trò:
Gia đình không có con cái thường tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ vợ chồng. Họ
có thể dành thời gian và năng lượng cho nhau hơn, xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ
hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về nhau. Vì không có trách nhiệm chăm sóc con cái, gia
đình này thường có tự do và linh hoạt cao hơn trong việc lựa chọn lối sống và quyết
định của mình. Họ có thể thực hiện các hoạt động, du lịch và dự án cá nhân mà không
cần phải suy nghĩ về việc chăm sóc con cái.
Gia đình không có con cái thường phải hỗ trợ và chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn trong
cuộc sống hàng ngày. Họ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong công việc nhà, tài
chính, và các vấn đề cá nhân, tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và hỗ trợ. Dù
không có con cái, gia đình này vẫn có thể góp phần vào cộng đồng xã hội bằng cách
tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tổ chức sự kiện cộng đồng, hoặc hỗ trợ
những người khác trong cộng đ ồng. Gia đình không có con cái có thể tạo ra một môi
trường gia đình ổn định và yên bình, dựa trên mối quan hệ vợ chồng mạnh mẽ và sự
hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển và hạnh phúc cá nhân của mỗi thành
viên.

2. Biến đổi của gia đình Việt Nam hiện đại so với gia đình Việt Nam truyền
thống.
2.1. Tăng cường về cấu trúc gia đình và mối quan hệ gia đình.
2.1.1. Cấu trúc gia đình

9
Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó là
do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong. Có thể thấy rõ ràng
nhất là sự thay đổi về cấu trúc gia đình, trong đó bao gồm quy mô gia đình và loại
hình gia đình.

- Gia đình truyền thống Việt Nam


Quy mô gia đình lớn, trong đó gia đình có nhiều thế hệ, thường là “tam đại đầu
đường”, “tứ đạiđầu đường”, gia đình đông con.
Loại hình Gia đình mở rộng, có nhiều thế hệ chung sống theo quan hệ huyết thống,
một người chồng có thể lấy nhiều vợ

- Gia đình hiện đại Việt Nam


Quy mô gia đình giảm dần. Các gia đình chỉ có 2 thế hệ chung sống là chủ yếu: bố
mẹ- con cái, gia đình ít con, mỗi gia đình thường chỉ sinh 1 – 2 con (thực hiện kế
hoạch hóa gia đình).

Loại hình Gia đình hạt nhân, Chỉ có thế hệ bố mẹ và con cái sống trong 1 gia đình,
chỉ có 1 vợ - 1 chồng theo quy định của pháp luật.

 Quy mô gia đình:


Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên
trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba,
bốn thế hệ chung sống dưới một mái nhà thì ngày nay, quy mô gia đình hiện đại đã
ngày càng thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có 2 thế hệ sống chung: cha
mẹ – con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt còn có số ít
gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Sự thay
đổi đó, ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách kế hoạch hóa gia đình
hay đô thị hóa,… còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Theo phân tích của một số nhà xã hội học, sự thu nhỏ quy mô gia đình nói trên đang
tạo thêm nhiều điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, đời sống riêng tư của con người
được coi trọng hơn, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung

10
sống trong gia đình nhiều thế hệ do không đồng nhất tư tưởng sống. Việc sinh ít con
cũng trở nên phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ
hội tham gia vào công việc xã hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện
học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn. Tuy vậy, quy mô gia đình
thu nhỏ cũng gây khó khăn cho việc chăm sóc người cao tuổi và môi trường phát
triển nhân cách trẻ em.

Ví dụ: Trong những gia đình nhỏ ở Hà Nội được điều tra, có tới hơn 30% số người
sống ở nội thành cho biết họ không có thời gian hoặc rất ít thời gian để chăm sóc con
cái. Sự thu nhỏ quy mô gia đình theo hướng khi con cái có gia đình sẽ sống tách biệt
bố mẹ đã khiến cho người già có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cô đơn và khó khăn về
kinh tế…

 Loại hình gia đình:


Hiện nay, thay vào những gia đình mở rộng, gồm nhiều các thế hệ thành viên liên kết
với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống và thường bị chi phối bởi chế độ “gia
trưởng” là những gia đình hạt nhân. Đây là loại hình gia đình tiên tiến, hiện đại, phù
hợp với tình hình xã hội mới.

Theo Báo cáo năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, năm 2010 ở 48/63
tỉnh thành có14.512.898 hộ gia đình thì có đến 60% hộ gia đình hạt nhân, hộ gia đình
3 thế hệ chỉ còn 2.675.673, chiếm gần 20%, hộ đơn thân tăng từ 395.462 (năm 2006)
lên 514.528 (năm 2010). Thực tế cho thấy, xu hướng độc lập của các hộ gia đình trẻ
đang ngày một gia tăng, điều này đồng nghĩa với xu hướng tự do của cá nhân, con cái
với gia đình và bố mẹ.

Ở nông thôn, xu hướng này được lý giải là tách hộ để được chia đất; còn ở đô thị, đó
là do sự phân tầng của những ngôi nhà hộp, do tách hộ để giảm bớt tiền điện nước
hoặc do nhận thức về lối sống hiện đại. Trước kia trong mỗi gia đình người đàn ông
được phép lấy nhiều vợ, tùy thuộc vào người đàn ông có đủ khả năng kinh tế hay
không. Hôn nhân không do luật pháp quy định. Nhưng ngày nay, gia đình hạt nhân

11
đang ngày càng phổ biến. Mỗi gia đình chỉ có 1 vợ - 1 chồng cưới theo nghi thức đời
sống mới. Tuổi kết hôn của cả nam và nữ đều có xu hướng tăng cao và sau khi kết
hôn đôi vợ chồng thường có nơi ở riêng và số con của cặp vợ chồng đa số là dưới 2
con.

2.1.2. Mối quan hệ gia đình


- Gia đình truyền thống Việt Nam
Quan hệ vợ chồng: Người chồng quyết định mọi thứ trong gia đình. Người vợ
thường không có được tiếng nói. Cảm xúc thường là sự tôn trọng của người vợ dành
cho chồng.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Chữ Hiếu được đề cao hàng đầu. Con cái luôn phải
nghe theo ông bà, bố mẹ. Tình cảm chủ yếu của con cái là sự kính trọng.
Quan hệ anh chị em: Người con cả thường có nhiều quyền hơn, thường có cùng
huyết thống.
Quan hệ giữa ông bà và cháu: Do sống chung trong cùng một gia đình nên quan hệ
khá gắn bó, thân thiết.
- Gia đình hiện đại Việt Nam

Quan hệ vợ chồng: Vợ chồng có thể thoải mái nói chuyện, trao đổi với nhau về công
việc trong gia đình, cảm xúc là tình yêu dành cho nhau.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ để con cái tự lập và tự quyết định cuộc
sống, cha mẹ có thể trở thành người bạn, lắng nghe tâm sự và vui đùa cùng con cái
thoải mái hơn.
Quan hệ anh chị em: Có quyền lợi ngang nhau, có thể không phải anh chị em ruột.
Quan hệ giữa ông bà và cháu: Thường sống xa ông bà và chỉ gặp nhau trong những
dịp đặc biệt nên thường không quá gắn bó.
2.2. Thay đổi về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình

Trách nhiệm của những thành viên trong gia đình truyền thống và hiện đại Việt Nam
có nhiều nét khác biệt. Sự thay đổi lớn nhất chính là trách nhiệm của người phụ nữ
trong gia đình.

12
- Gia đình truyền thống Việt Nam

Người đàn ông trong gia đình (Cha/chồng): Được xem như là trụ cột, người đứng đầu
gia đình. Chiếm phần lớn trong thu nhập, thường quyết định những công việc trọng
đại của gia đình.
Người con trong gia đình: Luôn nghe theo lời cha mẹ. Thường bị kiểm soát cuộc
sống nghiêm ngặt.
Con trai: Được học tập đầy đủ, thường được ưu ái hơn. Được coi là bảo hiểm tương
lai cho cha mẹ.
Con gái: Ít học hoặc không được đi học, bị phân biệt đối xử. Bị cha mẹ gả cho người
có quyền chức và tiền bạc.
- Gia đình hiện đại Việt Nam

Người đàn ông trong gia đình (Cha/chồng): Đa số vẫn là nguồn thu nhập chính của
gia đình. Có một số ít trở thành nội trợ phụ giúp công việc gia đình.
Người con trong gia đình: Được tự do lựa chọn cuộc sống khi đủ tuổi trưởng thành.
Tự quyết định hướng đi của bản thân.
Con trai và con gái: Được đối xử bình đẳng với nhau, được hưởng nhiều quyền lợi
xã hội.
2.3. Ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hóa tạo ra sự biến đổi của gia đình.
2.3.1. Ảnh hưởng của công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển, đi kèm với đó là những thay đổi của gia đình trong
cuộc sống ngày nay. Một số thay đổi tiêu biểu như sau:
- Xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian
Với sự ra đời của internet và các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại và
mạng xã hội thì các ứng dụng chat như facebook, twister, zalo, skype, instagam...
giúp cho các thành viên trong gia đình có thể kết nối liên lạc với nhau khi ở xa. Mọi
người có thể nhìn thấy nhau, trò chuyện với nhau hàng ngày dù có ở cách xa nhau
nửa vòng trái đất.

13
Công nghệ còn giúp mở rộng các mối quan hệ ngoài xã hội, nơi để tìm kiếm tình yêu
và hôn nhân. Trước đây các mối quan hệ thường được giới hạn trong phạm vi hẹp
trong một dân tộc, một quốc gia nhưng internet đã tạo ra tình yêu và hôn nhân xuyên
biên giới, nở rộ những gia đình đa quốc tịch và đa văn hóa.
- Thay đổi cách chăm sóc và giáo dục con cái
Ngày xưa cha mẹ nuôi dạy con cái chủ yếu thông qua các mẹo hay kinh nghiệm từ
đời này truyền cho đời khác. Với sự phát triển của công nghệ thì cha mẹ thời hiện đại
có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách nuôi dạy con cái theo khoa học từ các nước
có nền văn minh tiên tiến được phổ biến rộng rãi trên internet.
- Thay đổi cách làm việc và học tập
Dịch Covid-19 bùng phát, lệnh phong tỏa áp đặt khắp nơi trên thế giới. Hình thức
làm việc và học tập online phát triển mạnh mẽ hạn chế việc trẻ em phải nghỉ học, cha
mẹ phải nghỉ việc ở nhà.
Công nghệ cũng giúp trẻ em được tiếp thu nhiều thông tin hữu ích trên mạng hay
những trò chơi mang tính giáo dục, rèn luyện khả năng tư duy, nâng cao khả năng
ngoại ngữ.

- Thay đổi cách vui chơi, giải trí của con người
Trước đây hình thức giải trí của con người rất hạn chế. Giờ đây nhờ sự phát triển của
công nghệ mà việc vui chơi, giải trí đã phong phú, đa dạng hơn rất nhiều. Con người
có thể giải trí bằng nhiều hình thức như xem phim, nghe nhạc, chơi game... giúp các
thành viên trong gia đình giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, thư giãn sau
thời gian học tập.

Ngoài ra mạng internet còn cung cấp những thông tin hữu ích về hôn nhân và gia
đình giúp các cặp vợ chồng có thêm kiến thức, kỹ năng để duy trì hôn nhân hạnh
phúc. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lạm dụng công nghệ vào việc chăm sóc con cái như
cho con sử dụng điện thoại để dỗ khi con khóc, khi cho con ăn, khi quấy phá... để có
thời gian làm việc khác. Vì vậy tạo cho trẻ thói quen xấu là ăn vạ hoặc cãi lại cha mẹ
khi cha mẹ không cho chơi. Thậm chí là nghiện điện thoại, lúc nào cũng tập trung

14
vào điện thoại mà không chú tâm đến học hành, ít vận động ảnh hưởng đến phát triển
thể lực và tinh thần của trẻ. Trẻ ngày càng gia tăng các bệnh như cận thị, thừa cân béo
phì, tăng động, tự kỷ... ở trẻ em.

Công nghệ đã tác động sâu sắc đến bữa cơm truyền thống của người Việt Nam.
Trước kia, vào bữa cơm các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng
nhau ăn cơm, chia sẻ chuyện học hành, hay công việc thường ngày. Còn bây giờ mọi
người ngồi ăn cơm nhưng mỗi người cầm một chiếc điện thoại vừa ăn vừa dán mắt
vào màn hình. Sau khi ăn xong thì ai nấy đều ôm khư khư chiếc điện thoại về phòng
riêng vào mạng xã hội, xem phim, chơi game, lướt web... chìm vào thế giới ảo mà
quên đi thế giới thực tại. Những cuộc trò chuyện ít dần đi, sự lắng nghe, chia sẻ cũng
không còn. Mọi người dường như không còn thời gian giành cho nhau, mà giành thời
gian chìm đắm trong thế giới riêng của mình. Mối quan tâm, yêu thương, gần gũi chia
sẻ với nhau không được vun đắp lâu dần sẽ gây ra sự xa cách, tình cảm dần lạnh nhạt,
khô cứng. Con người cô đơn trong chính tổ ấm của mình, thậm chí làm tan vỡ hạnh
phúc gia đình.

2.3.2 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa của gia đình Việt Nam.
Sự thay đổi trong quan niệm của con người về giá trị gia đình.
Do những tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện lịch sử dựng nước và giữ
nước, con người Việt Nam từ xa xưa vốn có truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn
nhau. Sự gắn kết của cá nhân với gia đình (và cao hơn là với làng, xã, Tổ quốc) đã trở
thành một trong những giá trị văn hóa cơ bản của dân tộc Việt Nam.

Với con người Việt Nam truyền thống, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Gia
đình không chỉ là nơi sinh sống, nuôi lớn mỗi cá nhân về thể chất mà còn là cái nôi
nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho con người. Gia đình là giá trị cao đẹp
mà con người mong muốn vươn tới. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình
hạnh phúc và đáng tự hào là gia đình có sự chung sống của nhiều thế hệ kiểu “tam
đại”, “tứ đại”, “ngũ đại” đồng đường. Trong đó, hạnh phúc gia đình được duy trì trên

15
cơ sở sự gắn kết hài hòa của các mối quan hệ giữa các cá nhân, thế hệ với những tình
cảm và chuẩn mực đạo đức, giá trị tốt đẹp.

Làn sóng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho nhận thức của
con người về gia đình có nhiều thay đổi. Tinh thần tự do, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi
đã khiến con người hướng đến cuộc sống độc lập. Gia đình, đối với không ít người
hiện nay, không còn là giá trị duy nhất. Ngoài gia đình, họ còn nhiều mối quan tâm,
nhiều giá trị khác để vươn tới.

Hiện nay, ở nước ta, số người hướng tới cuộc sống độc thân ngày càng nhiều. Khi
không tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia đình, có thể tự bảo đảm cho
cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không muốn lập gia đình. Không ít bạn
trẻ hiện nay lại nghĩ: hôn nhân không phải là cái đích duy nhất và cuối cùng của tình
yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có đám cưới, không có hôn thú. Đối với nhiều
người, gia đình không phải là bến đỗ cuối cùng và duy nhất. Điều này đi ngược lại
với quan niệm đạo đức truyền thống ngàn đời của con người Việt Nam: tình yêu phải
gắn liền với hôn nhân, hôn nhân là kết quả tốt đẹp và tất yếu của tình yêu chân chính.

Một bộ phận những bạn trẻ vị thành niên, vì muốn khẳng định cái tôi của mình, mặc
dù được bố mẹ chu cấp cho một cuộc sống đầy đủ nhưng lại muốn thoát ly gia đình,
tách khỏi vòng tay bố mẹ, sống độc lập bên ngoài xã hội. Đây là một quan niệm mới,
nếu xuất phát từ mục đích tích cực như muốn khẳng định cái tôi cá nhân, bản lĩnh của
tuổi trẻ, muốn hướng đến cuộc sống tương lai độc lập, không phụ thuộc… thì rất có ý
nghĩa. Nhưng nếu vì những ham muốn ích kỷ và bồng bột của tuổi trẻ, thậm chí là vì
muốn được tự do ngoài vòng kiểm soát hay vì đua đòi bạn bè xấu, vì quen được chiều
chuộng kiểu các cậu ấm, cô chiêu… thì đây lại là một điều tai hại cho gia đình và xã
hội, nhất là trong bối cảnh cạm bẫy, cám dỗ rình dập mà bản thân các em chưa đủ bản
lĩnh để có thể “miễn dịch” trước những cái xấu, tiêu cực, để giữ phần thiện căn, thiên
lương trong sáng của mình.

Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình


16
Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình đã giảm sút.
Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Sự đứt đoạn trong quan hệ
“cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh chứng cho sự giảm sút tính cố kết
gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp
trẻ ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều… nên thu
nhận được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong tư duy
cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở để nhiều bạn trẻ
không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề
khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho chính mình.

Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo của mối quan hệ cá
nhân - gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ nền
nếp gia phong. Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ theo những quy tắc chung.
Nhưng ngày nay, có xu hướng nới lỏng, giản tiện các nghi lễ, phép tắc trong gia
đình... Ngoài ra, những nếp sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố
kết gia đình: người lớn thì bận làm, trẻ em thì bận học, có nhiều gia đình hiện nay cả
tháng không có một bữa cơm chung, bố mẹ và con cái rất ít thời gian bên nhau.
Nhiều gia đình, dù đông con nhiều cháu nhưng vì những lý do khác nhau, đến ngày
lễ, tết nhiều khi cũng chỉ có hai người già cô đơn. Con cháu ở xa, chỉ gọi điện, gửi
thư điện tử thăm hỏi, chúc mừng... thay cho sự thăm nom trực tiếp.

Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là một thay đổi
lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự bình đẳng, dân chủ biểu hiện
rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,
người phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng :
“chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ
mặc nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc
bếp núc, nữ công gia chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham gia

17
các công tác xã hội… Với quan niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã “loại
bỏ hạt nhân dân chủ”(1).

Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của phương Tây, đặc
biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia đình người Việt đã có một luồng gió mới
mát lành. Người phụ nữ đã được đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn,
mối quan hệ giữa người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ
chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng lực,
theo đuổi mơ ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu, được tham gia
công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức, đoàn
thể. Vợ và chồng thực sự là những người bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia
sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình.

Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao lòng hiếu
thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ. Con cái một lòng nghe
theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh vực đáng được quyền tự do nhất là
tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”… Ngày nay, trong
những gia đình tiến bộ, cha mẹ và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha mẹ
có thể lắng nghe, chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ
huynh luôn tôn trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái…

Sự xuống cấp đạo đức gia đình


Nhìn chung, trong mối quan hệ giữa con người với gia đình hiện nay vẫn kế thừa
nhiều truyền thống quý báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh
đó đã nổi lên một số hiện tượng xuống cấp, băng hoại về đạo đức, lối sống, gây rạn
nứt mối quan hệ gia đình.

Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cho nhiều giá trị tốt đẹp bị băng hoại. Tình
yêu vốn là tình cảm tốt lành, lãng mạn nhất của nhân loại, nhưng không ít đôi lứa
hiện nay đến với tình yêu, hôn nhân bằng sự tính toán, lọc lừa. Tình yêu giả dối, tình
dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng… đang là “chuyện thường ngày” trong xã hội. Hiện
18
tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn diễn ra hết sức phổ biến, khiến nhiều người cho rằng
đó là “mốt thời thượng”. Điều này không chỉ làm rạn nứt quan hệ giữa vợ và chồng
mà còn chia cắt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bởi lẽ khi cuộc hôn nhân tan vỡ
thì gia đình cũng ly tán, con cái sẽ không còn mái ấm gia đình, không nhận được sự
giáo dục và tình yêu thương trọn vẹn. Ấy là chưa kể khi cha mẹ của chúng tái hôn,
hiện tượng “con anh, con tôi” còn khiến cho tình cảm bị sẻ chia, sứt mẻ.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ ngàn xưa vẫn là mối quan hệ thiêng liêng,
bền vững nhất trong các mối quan hệ con người nói chung, con người và gia đình nói
riêng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, quan hệ đó đã có một số biến đổi theo chiều
hướng xấu. Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển, nhiều người chỉ biết vun vén cho quyền
lợi ích kỷ của mình. Không ít gia đình, bố mẹ mải mê kiếm tiền hay theo đuổi ham
muốn cá nhân mà bỏ rơi con cái. Họ chỉ biết đem tiền về cho ô sin, vú nuôi, hay phó
mặc con cho nhà trường và xã hội. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự
dạy bảo, chăm sóc của cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những
nền tảng cơ bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư
hỏng, thậm chí trở thành tội phạm.

Mặt khác, hiện nay có không ít người con bất hiếu với cha mẹ. Hiện tượng con cái bỏ
rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm nom, tính toán tiền bạc, chia ngày tính tháng
nuôi cha mẹ không phải là chuyện lạ trong xã hội.

“Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền thống tốt đẹp
tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động tiêu cực của xu thế toàn
cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, coi
vật chất cao hơn nghĩa tình. Đã không ít gia đình lâm vào cảnh anh chị em mâu thuẫn
dẫn đến cãi vã, đánh đập lẫn nhau vì quyền lợi kinh tế như tranh chấp đất đai, quyền
thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ…

Mặc dù ở nước ta, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008
nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Hiện tượng bạo hành gia đình hiện
19
nay xảy ra khá phổ biến với mức độ, tính chất và hình thức phức tạp, đa dạng: không
chỉ có bạo hành của chồng đối với vợ, mà còn của vợ đối với chồng, của cha mẹ đối
với con cái, không chỉ bạo hành về thể xác mà cả tinh thần. Điều này khiến cho mối
quan hệ tình cảm giữa con người với gia đình trở nên rạn vỡ. Gia đình, với một số
người, không còn là mái ấm, là bến đỗ bình yên, mà là một nỗi kinh hoàng. Đặc biệt,
với trẻ thơ, hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào hạnh
phúc gia đình, hoang mang trước cuộc sống, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã
hội hoặc có hành vi phạm pháp.

Như vậy, trước cơn lốc của toàn cầu hóa, bối cảnh mới của thời kỳ hội nhập quốc tế,
văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa gia đình nói riêng đang đứng trước những thời cơ
lớn lao và những thách thức không nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, nhiều giá trị mới được
sinh ra nhưng cũng nhiều giá trị cũ mất đi. Gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, giữ
gìn, phát triển văn hóa gia đình, làm đẹp đẽ, bền chặt mối quan hệ giữa con người và
gia đình là con đường đúng đắn để bình ổn và phát triển xã hội.

2.4. Thách thức từ sự đa dạng hóa gia đình và các mô hình mới.
Nhiều người Việt Nam cho đến nay vẫn duy trì quan niệm rằng gia đình toàn vẹn,
hạnh phúc là gia đình có đầy đủ cha mẹ, con cái. Chính quan niệm về sự toàn vẹn của
gia đình như vậy đã khiến xã hội xuất hiện những định kiến, cho rằng gia đình “phi
truyền thống” là bất hạnh hoặc lệch lạc.

Ở một khía cạnh nào đó, những mô hình gia đình phi truyền thống cho thấy cái tôi cá
nhân ngày càng được tôn trọng, quan niệm cũ bao lâu nay kìm hãm sự phát triển của
cá nhân nay đã được tháo gỡ dần. Tuy nhiên, bên cạnh sự hình thành và phát triển
như một xu thế tất yếu, các mô hình gia đình phi truyền thống đang đặt ra nhiều vấn
đề có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của đời sống xã hội. Đó là sự quá đề cao tự
do cá nhân, coi trọng kinh tế, tâm lý chuộng hình thức, tính thực dụng... dẫn đến
nhiều thay đổi đáng kể trong văn hóa ứng xử gia đình. Đơn cử như trong các gia đình

20
có bố/mẹ đơn thân hay các gia đình hình thành từ cặp đồng tính nam hoặc đồng tính
nữ, trẻ sẽ không nhận được sự giáo dục hoàn chỉnh.

Với gia đình đơn thân, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị phá
vỡ, điển hình là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành và nuôi dưỡng trong môi
trường gia đình, nhưng với những bà mẹ đơn thân, đặc biệt là bà mẹ đơn thân sinh
con gái thì việc tạo lập và duy trì thói quen thờ cúng tổ tiên dễ mất đi... Người Việt
Nam vốn trọng mối liên hệ dòng họ, làng xóm.

Tuy nhiên, với hình thái gia đình đơn thân, những mối liên hệ ấy trở nên lỏng lẻo.
Khi bà mẹ đơn thân trở thành trụ cột gia đình, họ đồng thời phải thực hiện đầy đủ bổn
phận làm cha và làm mẹ. Do đó, họ không có đủ thời gian cần thiết để hỗ trợ, chăm
sóc, giám sát con cái đầy đủ và chính điều này đã để lại một khoảng trống đối với con
trẻ. Tương tự, với mô hình gia đình đa văn hóa, khi “về chung một nhà”, các thành
viên phải đối diện với sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ... khiến cuộc sống lứa đôi
trở nên phức tạp.

Để cho một gia đình bền vững, bất cứ ai khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa hôn nhân
đều cần hiểu rằng, họ không chỉ kết hôn với một con người cụ thể, mà còn chịu ảnh
hưởng từ những khác biệt về văn hóa, lối sống, cách ứng xử... Chính vì thế, văn hóa
ứng xử trong gia đình, đặc biệt là trong các gia đình phi truyền thống càng cần được
coi trọng.

3. Tác động của những biến đổi gia đình đối với sự phát triển của xã hội.
3.1. Tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội.
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan
trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự
do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm
xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Người
dân Việt Nam vốn coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó là sức

21
khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tôn
giáo và chính trị.

a) Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình


Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện
của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư
của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của
gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức
năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội,
làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.

b) Biến đổi các chức năng của gia đình


- Chức năng tái sản xuất ra con người
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông
nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba
phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối
dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện ở việc giảm mức
sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai
của các cặp vợ chồng.

Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là các yếu tố có con hay không có
con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền thống. Trong số các giá trị
đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị rất được coi trọng
trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao nhất, sau đó là đến
các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp, có thu nhập.
Giá trị tình yêu là một giá trị bảo đảm sự bền vững của hôn nhân, nhất là hôn nhân
hiện đại dựa trên tình yêu để kết hôn.

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

22
Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng
hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó
khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo
hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân là do kinh tế gia
đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính.

- Chức năng giáo dục (xã hội hóa).


Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội
thì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục
tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình. Điểm tương đồng giữa
giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới là tiếp tục nhấn mạnh sự
hy sinh của cá nhân cho cộng đồng. Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu
hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo
dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình,
dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công
cụ để con cái hòa nhập với thế giới.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng
buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con
cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bởi các mối
quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh
phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc
sống chung.

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên,
do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn
vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất quan trọng tác động đến
sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ
chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất

23
nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình
chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả
người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong
cuộc sống gia đình
c) Sự biến đổi quan hệ gia đình
- Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm
chủ gia đình. Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình ra thì còn
có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm
chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Người chủ gia đình
được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được
các thành viên trong gia đình coi trọng.

Ngoài ra, mô hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền cho thấy một
đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế. Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số
người dân đánh giá khá cao tầm quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt
Nam đang thích ứng với sự thay đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong
quan hệ vợ chồng.

- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Cùng với đó là những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong
gia đình. Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách
nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng
nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình.

Hôn nhân đồng tính mới được chấp nhận dè dặt, trong xã hội Việt Nam truyền thống,
người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của
xã hội, cộng đồng và gia đình.

24
Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy
vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng
được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hôn và
có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là biểu
hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.

3.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội.

Một trong những vấn đề chính đang phát triển trong gia đình Việt Nam hiện nay là
tạo sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực
trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.
Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo công việc của riêng mình
với mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành cho gia đình vì vậy mà ngày càng ít
đi. Con người dường như rơi vào vòng xoáy của đồng tiền và vị thế xã hội mà vô tình
đánh mất đi tình cảm gia đình. Các thành viên ít quan tâm, lo lắng và ít giao tiếp với
nhau hơn, mối quan hệ gia đình vì thế mà trở nên rời rạc, lỏng lẻo.

a) Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình


Xu hướng giảm quy mô gia đình do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó phải
kể đến vai trò của Nhà nước trong cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong những
năm 1980, 1990. Bên cạnh đó, sự thay đổi mô hình chung sống giữa các thế hệ cũng
là nguyên nhân dân đến xu hướng giảm quy mô gia đình.
Quá trình biến đổi đó cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực: Tạo ra sự ngăn cách
không gian giữa các thành viên trong gia đình. Tạo khó khăn, trở ngại trong việc giữ
tình cảm cũng như các giá trị văn hóa
truyền thống của gia đình. Thời gian dành cho gia đình ngày ng ít đi, đánh mất đi tình
cảm gia đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp xa nhau hơn,
làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rõng rạc, lỏng lẻo..

b) Sự biến đổi trong các chức năng của gia đình


- Chức năng tái sản xuất ra con người
25
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên
trong gia đình trở nên ít đi. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và
con cái, số con trong giađình cũng không nhiều như trước. Đối với gia đình truyền
thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, tuy nhiên, hiện
nay tại TP.HCM, chức năng này không phải quan trọng nhất, thực tế cho thấy ở địa
phương này, mức sinh giảm nghiêm trọng ở các cặp vợ chồng. Nguyên nhân của vấn
đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp, công việc, kinh tế gia đình… làm xuất
hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít và không muốn sinh con ngày
càng gia tăng. Chính vì vậy có thể nói, chức năng kinh tế đang đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong các gia đình hiện đại.

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn chế
trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp.
Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độtuổi
lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra thành
phố.

Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80- 85.000 phụ nữ từ các vùng
nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình. Từ đó, gia đình dần mất đi vai trò của đơn
vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn (Theo“Chức
năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng”, số 7-2018).
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan
Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình đang
thay đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới
sự thay đổi các chức năng khác của gia đình.

Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình có thay đổi nhanh chóng. Gia
đình không còn thực hiện chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao bớt các
chức năng của gia đình cho các thể chế khác. Gia đình mất đi nhiều chức năng và các
26
thành viên của gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia đình, nhưng với
tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình. Một đặc điểm nổi bật
trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi nhà ở,
các thành viên gia đình rời nhà đi làm để kiếm thu nhập mua các hàng hóa mà trước
kia gia đình có thể sản xuất được.

Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác
nhau.Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia
đình không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình
là tổ chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về
vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, Với nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng
kể và có vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình.

- Chức năng giáo dục (xã hội hóa)


Sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay, vai
trò giáo dục của các chủ thể gia đình có xu hướng giảm. Nhưng sự gia tăng của hiện
tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường làm sự kì vọng và niềm tin của các
bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho
con em họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Mâu thuẫn này là một thực tế chưa
có lời giải hữu hiệu ở Việt Nam hiện nay. Những tác động trên đây là giảm sút đáng
kể vai trò của gia đình trong thực hiện chức năng xã hội hóa giáo dục trẻ em ở nước
ta thời gian qua.
Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại dâm … cũng
cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì tình cảm
Trong tương lai gần, khi mà tỉ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống
tâm lí - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng kém phong phú hơn, do

27
thiếu đi tình cảm của anh, chị em trong cuộc sống gia đình. Cùng với đó, vấn đề đặt
ra là cần phải thay đổi tâm lí truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm
bình đăng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ
già và thờ phụng tổ tiên.

c) Biến đổi trong mối quan hệ gia đình


- Trong quan hệ giữa vợ và chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách
thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại,
toàn cầu hóa… khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ
chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỉ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời, xuất hiện
nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỉ, bạo hành trong
gia đình, xâm hại tình dục…

Hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá
vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, kết hôn đồng tính, sinh
con ngoài dã thú… Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại( công việc căng thẳng,
không ổn định, di chuyển nhiều...) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với
nhiều người trong xã hội.

 Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái


Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái. Con cái phải
có bổn phận phục tùng cha mẹ. Trong gia đình hiện nay, mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái đã dân chủ hơn, con cái được quyền bày tỏ ý kiến, được lựa chọn, quyết định
nhiều vấn đề liên quan đến bản thân mình...

Như vậy, quá trình biến đổi gia đình truyền thống thành gia đình hiện đại trên nền
tảng của tự do kinh tế và tự do hôn nhân, rộng hơn nữa là tự do cá nhân đang làm
thay đổi về cơ bản quy mô, chức năng và cấu trúc gia đình. Sự biến đổi này là một tất
yếu, vì vậy, xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cần xem xét những biến đổi nào là

28
phù hợp, những biến đổi nào là không phù hợp để có những giải pháp để xây dựng
gia đình VN phát triển bền vững trong tương lai.

4. Giải pháp khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia đình Việt Nam hiện nay
đối với sự phát triển của xã hội.

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại
và phát triển của xã hội, gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo
nên xã hội. Vì vậy, trước những biến đổi tiêu cực của gia đình Việt Nam hiện nay,
cần có những biện pháp xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy vai trò của gia đình
trong cuộc sống hiện nay.

4.1. Tăng cường giáo dục, tư vấn gia đình.

Một trong những biện pháp quan trọng nhất chính là giáo dục và tư vấn gia đình.
Giáo dục và tư vấn gia đình là những thành phần quan trọng trong việc giải quyết
những thay đổi tiêu cực trong cấu trúc gia đình Việt Nam. Giáo dục gia đình thúc đẩy
các giá trị và hành vi tích cực giữa các thành viên trong gia đình, dẫn đến cải thiện
khả năng giao tiếp, tin cậy và hiểu biết. Thông qua giáo dục, các gia đình có thể học
cách giải quyết xung đột, đặt ra ranh giới và thiết lập các mối quan hệ lành mạnh.
Dịch vụ tư vấn cung cấp cho các gia đình một không gian an toàn để thảo luận về
những thách thức của họ và tìm kiếm giải pháp. Tư vấn có thể giúp các gia đình khắc
phục các vấn đề như bạo lực gia đình, lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề về sức
khỏe tâm thần.

Để quá trình giáo dục, tư vấn gia đình đạt hiệu quả cần có sự kết hợp, gắn kết giữa tất
cả các thành viên trong gia đình; ông bà, cha mẹ luôn là người nêu gương để cho con
cháu học tập, làm theo. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu
những tri thức khoa học xã hội, trang bị và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc,
dạy dỗ và giáo dục con cái, để phát huy vai trò giáo dục gia đình, khắc phục phương
pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Thực tế cho thấy, cha mẹ có
tầm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, suy nghĩ của con trẻ, chính vì vậy nếu cha mẹ

29
không tích cực học hỏi, quan tâm để ý con cái, khoảng cách giữa các thành viên trong
gia đình sẽ ngày càng lớn hơn, khiến cho những biến đổi tiêu cực ngày càng gia tăng.
Không chỉ vậy, trong quá trình giáo dục, tư vấn gia đình cũng cần cởi mở, có sự gần
gũi, tạo điều kiện để con trẻ được nêu chính kiến, quan điểm; tích cực trao đổi để
tránh những mâu thuẫn không đáng có.

Không chỉ từ phía gia đình, mà Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền cũng cần có sự
quan tâm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, tư vấn gia đình. Nội dung giáo dục gia
đình cần cung cấp các kiến thức, kỹ năng sống, như kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng
ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và với cộng đồng... Và trong giáo dục, tư
vấn gia đình phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình
Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát
triển.

4.2. Xây dựng chính sách và quỹ hỗ trợ gia đình.


Gia đình là một thành phần quan trọng của xã hội, chính bởi vậy để khắc phục những
biến đổi tiêu cực của gia đình hiện nay cần có sự chung tay, quan tâm của Nhà nước,
cơ quan có chính quyền, cần rà soát lại hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến
gia đình; sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với quá trình phát triển của
xã hội và sự biến đổi gia đình.

Xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình, đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của các loại hình gia đình hiện nay.

Có chính sách quan tâm đến những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa…

Mở rộng và nâng cao hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo đảm cho các gia
đình có cơ hội tiếp cận sự bảo trợ của Nhà nước, ổn định cuộc sống, chăm lo giáo
dục con cái và chăm sóc người cao tuổi.

30
4.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và học tập cân bằng giữa công việc và
gia đình.
Trong các gia đình Việt Nam, việc cân bằng công việc và gia đình ngày càng trở nên
khó khăn do các yếu tố như thời gian làm việc dài và thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ khi
đang đi làm. Dưới đây là một số các giải pháp hiệu quả có thể giúp khắc phục những
yếu tố tiêu cực này.
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để cân bằng giữa công việc và gia đình là sự
sắp xếp linh hoạt của bậc làm cha làm mẹ trong lịch trình làm việc. Có thể nói, khi
công ty cung cấp chế độ nghỉ phép ở gia đình có lương cho những người mới làm cha
mẹ và đưa ra các chương trình chia sẻ công việc có thể giúp những người mới làm
cha mẹ cân bằng giữa công việc và trách nhiệm chăm sóc con cái. Nghiên cứu đã chỉ
ra rằng việc sắp xếp công việc linh hoạt có thể làm tăng sự hài lòng trong công việc,
động lực và năng suất, điều này cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho cả chất lượng
công việc và sự thoải mái đối với những bậc phụ huynh.

Một giải pháp khác để giúp các bậc cha mẹ đang đi làm cân bằng giữa công việc và
gia đình là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng và
dễ tiếp cận. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng tài trợ cho các chương trình
chăm sóc trẻ em có chất lượng, cung cấp tín dụng thuế cho các gia đình sử dụng dịch
vụ chăm sóc trẻ em và hợp tác với người sử dụng lao động để cung cấp dịch vụ chăm
sóc trẻ em tại chỗ. Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng có thể
làm giảm căng thẳng và lo lắng cho các bậc cha mẹ đang đi làm và giúp họ tập trung
vào trách nhiệm công việc của mình, điều này cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho
cả nhân viên và người sử dụng lao động.

Tóm lại, việc cân bằng giữa công việc và gia đình là một thách thức không nhỏ đối
với nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bằng cách cung cấp sự linh hoạt trong lịch
trình làm việc, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng
cũng như cung cấp hỗ trợ cho các bậc cha mẹ đang đi làm, có thể giúp giảm tác động
tiêu cực của xung đột giữa công việc và gia đình. Mặc dù những giải pháp này có thể

31
không khả thi đối với tất cả các gia đình và người sử dụng lao động, nhưng chúng có
thể hiệu quả đối với nhiều người muốn cân bằng giữa công việc và gia đình. Bằng
những điều này, chúng ta có thể tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ và hiệu quả
hơn cho tất cả mọi người.

4.4. Thúc đẩy các hoạt động của gia đình và tăng cường giao tiếp trong gia đình.

Gia đình truyền thống Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần
đây. Lối sống nhịp độ nhanh và tiến bộ công nghệ đã ảnh hưởng đến động lực gia
đình, dẫn đến suy giảm các hoạt động và giao tiếp gia đình. Dưới đây nhóm chúng
em sẽ đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tiêu cực và giúp các gia đình tăng
cường khả năng giao tiếp hơn.

Các gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức dẫn tới sự suy giảm
trong sinh hoạt và giao tiếp gia đình. Thứ nhất, việc thiếu thời gian do lịch làm việc
và học tập đã khiến các gia đình khó có thể dành thời gian chất lượng cho nhau. Thứ
hai, việc nghiện công nghệ và thời gian sử dụng thiết bị ngày càng tăng đã dẫn đến ít
tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Cuối cùng, khoảng cách thế hệ
và sự khác biệt về văn hóa giữa cha mẹ và con cái đã tạo ra rào cản giao tiếp, khiến
các gia đình khó kết nối.

Một giải pháp khắc phục những thay đổi tiêu cực trong gia đình Việt Nam hiện nay
đó là đẩy mạnh sinh hoạt gia đình. Khuyến khích các hoạt động mà cả gia đình có thể
làm cùng nhau, ví dụ như những buổi sinh hoạt ngoài trời và thể thao có thể là một
cách tuyệt vời để gắn kết gia đình và cải thiện sức khỏe thể chất. Các thành viên trong
gia đình lên kế hoạch cho những chuyến đi và kỳ nghỉ cũng có thể là một cách hiệu
quả để củng cố mối quan hệ gia đình và tạo ra những kỷ niệm lâu dài. Cuối cùng,
việc tạo ra những truyền thống và nghi lễ trong gia đình, chẳng hạn như bữa tối gia
đình hàng tuần hoặc đêm chơi game, có thể giúp nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc và
gắn kết với nhau.

32
Một giải pháp khác để khắc phục những thay đổi tiêu cực trong gia đình Việt đó là
tăng cường sự giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Các gia đình có thể dành
thời gian cho các cuộc trò chuyện và thảo luận trong những bữa cơm để thu hẹp
khoảng cách thế hệ và sự khác biệt về văn hóa, khuyến khích sự lắng nghe tích cực và
sự đồng cảm cũng có thể giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Ngoài ra,
việc sử dụng công nghệ theo những cách tích cực, chẳng hạn như những cuộc gọi
video hoặc ứng dụng nhắn tin có thể giúp duy trì kết nối với các thành viên gia đình
khi ở xa, thay vì mỗi thành viên đều dành quá nhiều thời gian cho bản thân mà quên
mất đi sự tồn tại của những người thân xung quanh.

Qua đó ta có thể thấy rằng, những thay đổi tiêu cực trong gia đình Việt Nam có thể
được khắc phục thông qua những giải pháp trên, nhằm hướng tới một gia đình với lối
sống lành mạnh và gắn bó tình cảm. Với những giải pháp này, các gia đình Việt Nam
có thể củng cố mối quan hệ và tạo dựng môi trường gia đình tích cực.

5. Kết luận

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan: sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về gia đình..., gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương
đối toàn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược
lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã
hội.
Quy mô gia đình Việt Nam ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia,
số thành viên trong gia đình ít đi, đáp ứng nhu cầu và điều kiện mới của thời đại mới
đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình đó cũng gây ra những phản chức năng. Trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chức năng của gia đình có sự biến đổi về các mặt: tái
sản xuất ra con người, kinh tế và tổ chức tiêu dùng, giáo dục (xã hội hoá) và thoả

33
mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm. bên cạnh đó, các mối quan hệ trong gia
đình cũng có sự biến đổi lớn. Từ những sự thay đổi ấy,nhóm đã đề ra những phương
hướng cơ bản để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến đổi của loại hình
gia đình tới sự phát triển của xã hội, đề ra phương án xây dựng và phát triển gia đình
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

34
Tài liệu tham khảo
1. Gia đình Việt Nam: Giá Trị Truyền Thống và Hiện đại ... Available at:
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-viet-nam-gia-tri-truyen-thong-va-hien-dai/.
2. Tổng word Cnxhkh - Gia đình Hiện đại và Truyền Thống - Trường đại Học
Thương Mại Khoa HỆ thống thông tin Studocu. Available at:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/chu-nghia-xa-
hoi-khoa-hoc/tong-word-cnxhkh-gia-dinh-hien-dai-va-truyen-thong/41812009.
3. Xây Dựng Gia đình Việt Nam: Những Thành Tựu Nổi Bật, Vấn đề đặt Ra và Giải
Pháp chính sách Đảng bộ Tỉnh Hưng Yên. Available at:
https://tuyengiao.hungyen.dcs.vn/xay-dung-gia-dinh-viet-nam-nhung-thanh-tuu-
noi-bat-van-de-dat-ra-va-giai-phap-chinh-sach-c218886.
4. Tạp Chí Cộng Sản (no date) Tạp chí Cộng sản. Available at:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816737/
nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-
sach.aspx.
5. Giáo Trình Chủ Nghĩa xã Hội Khoa Học (Dành Cho bậc đại học hệ Không
Chuyên LÝ Luận Chính Trị) hutoglobal. Available at: https://nxbctqg.org.vn/giao-
trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-danh-cho-bac-dai-hoc-he-khong-chuyen-ly-luan-
chinh-tri-.

35
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP


Nhóm: 1 (lần 1)
I, Thời gian – Địa điểm
1. Thời gian: 20 giờ, ngày 27 tháng 02 năm 2024.
2. Địa điểm: Họp online qua Google Meet.
II, Thành viên
Nguyễn Duy Phương (nhóm trưởng) Phan Diễm Quỳnh Anh
Đặng Thị Thoa (thư ký) Tống Diệu Anh
Hoàng Ngọc Mai Trương Thị Quỳnh Anh
Lương Minh Thùy Đặng Linh Chi
Nguyễn Mai Linh Nguyễn Thị Thùy Trang
- Số lượng thành viên tham gia: 10/10
- Vắng: 0
III, Nội dung cuộc họp
- Thống nhất dàn ý và phân chia công việc.
IV, Kết quả
- Các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến để tạo dàn bài chung của nhóm.
- Các thành viên tự nhận phần công việc cho mình.
- Hạn nộp bài 08/03/2024.
V, Kết thúc cuộc họp

Nhóm trưởng Thư kí


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Phuong Thoa
Nguyễn Duy Phương Đặng Thị Thoa

36
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP


Nhóm: 1 (lần 2)
I, Thời gian – Địa điểm
3. Thời gian: 21giờ45phút, ngày 11 tháng 03 năm 2024.
4. Địa điểm: Họp online qua Google Meet.
II, Thành viên
Nguyễn Duy Phương (nhóm trưởng) Phan Diễm Quỳnh Anh
Đặng Thị Thoa (thư ký) Tống Diệu Anh
Hoàng Ngọc Mai Trương Thị Quỳnh Anh
Lương Minh Thùy Đặng Linh Chi
Nguyễn Mai Linh Nguyễn Thị Thùy Trang
- Số lượng thành viên tham gia: 7/10
- Vắng:
Trương Thị Quỳnh Anh CP
Nguyễn Mai Linh CP
Nguyễn Thị Thùy Trang CP

III, Nội dung cuộc họp


- Thống nhất nội dung và sửa bài.
IV, Kết quả
- Các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến để sửa bài chung của nhóm.
- Các thành viên thống nhất là lên hạn sửa bài.
- Gia hạn nộp bài 18/08/2024.
V, Kết thúc cuộc họp

Nhóm trưởng Thư kí


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Phuong Thoa
Nguyễn Duy Phương Đặng Thị Thoa

37
38
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP


Nhóm: 1 (lần 3)
I, Thời gian – Địa điểm
5. Thời gian: 14 giờ, ngày 22 tháng 03 năm 2024.
6. Địa điểm: Họp online qua Google Meet.
II, Thành viên
Nguyễn Duy Phương (nhóm trưởng) Phan Diễm Quỳnh Anh
Đặng Thị Thoa (thư ký) Tống Diệu Anh
Hoàng Ngọc Mai Trương Thị Quỳnh Anh
Lương Minh Thùy Đặng Linh Chi
Nguyễn Mai Linh Nguyễn Thị Thùy Trang
- Số lượng thành viên tham gia: 10/10
- Vắng: 0
III, Nội dung cuộc họp
- Thuyết trình thử.
IV, Kết quả
- Các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến để sửa bài thuyết trình của
nhóm.
- Các thành viên thống nhất powpoint và nội dung thuyết trình của nhóm.
V, Kết thúc cuộc họp

Nhóm trưởng Thư kí


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Phuong Thoa
Nguyễn Duy Phương Đặng Thị Thoa

39

You might also like