Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CNDVLS là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời
sống xã hội và lịch sử nhân loại.

CNDVLS là một trong những phát kiến lớn của CN Mác đối với nhân loại
rằng: xã hội loài người vận động thay thế nhau, phát triển từ thấp đến
cao: từ chế độ xã hội đầu tiên – cộng sản nguyên thủy lên cao hơn đó là
chiếm hữu nô lệ , cao hơn là phong kiến, cao hơn là TBCN và lên cao
hơn nữa đó là Cộng sản chủ nghĩa  hình thái kinh tế xã hội cũ được
thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn.

Quá trình vận động phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động
của đông đảo con người gọi chung là QCND. QCND là bộ phận có cùng
chung lợi ích căn bản bao gồm những thành phần, những tầng lớp và
những giai cấp liên kết lại thành một tập thể dưới sự lãnh đạo của một
cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội xác định của một thời ký lịch sử nhất định.
Khái niệm QCND được xác định bởi các nội dung cơ bản:

1,Những.. ( ví dụ), 2.Những… (ví dụ), 3.Những.. (ví dụ)

Theo quan điểm duy vật lịch sử khẳng định vai trò của quần chúng nhân
dân: QCND là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử vì mọi lí tưởng giải
phóng xh, giải phóng con người chỉ đc chứng minh thông qua sự tiếp
thu và hoạt động của QCND. Hơn nữa tư tưởng ko tự nó làm biến đổi
xh mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của
quần chúng biến tư tưởng, lí tưởng, ước mơ, hoài bão thành,… thành
hiện thực trong ĐSXH.

Vai trò quyết định sự phát triển lịch sử của QCND được biểu hiện ở 3 nd
cơ bản sau:
- Lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải,
vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xh

Chúng ta thấy rằng con người muốn tồn tại thì phải có các điều kiện
vật chất cần thiết thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu: ăn, mặc, ở, đi lại
và một số thứ khác. Người ta cần phải sx ra nó. Điều này khẳng định
rằng hoạt động sx của QCND là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn
tại và phát triển của xh.

- Động lực cơ bản của mọi cuộc CMXH. Lịch sử chứng minh rằng ko có
cuộc chuyển biến CM nào mà ko là hoạt động của đông đảo quần
chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của CM đóng vai trò quyết
định thắng lợi của mọi cuộc CM trong lịch sử. Qua các thất bại của
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, ta thấy, họ không nhận ra được vai
trò của QCND, Phan Bội Châu cho rằng lực lượng giải phóng dân tộc
là thanh niên, Phan Châu Trinh thì cho rằng lực lượng lãnh đạo CM là
tầng lớp trí thức. Nhưng đó chỉ là những lực lượng mềm mỏng trong
xh.

Suy đến cùng nguyên nhân của mọi cuộc CMXH là bắt nguồn từ sự phát
triển của lực lượng sx dẫn đến mâu thuẫn với QHSX nghĩa là bắt đầu từ
hoạt động sx vật chất của QCND do đó nhân dân lđ là chủ thể của các
qtrinh kte CTXH.

- Người sáng tạo ra những gtri văn hóa tinh thần. Triết học Mác
không phủ nhận vai trò của các danh nhân văn hóa, nhưng khẳng
định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân. Quần chúng
nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học
nghệ thuật, văn học đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào
thực tiễn.. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền
Nam, những giá trị văn hóa, tinh thần đóng vai trò quan trọng như
Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi,.. những tác phẩm ấy đã khơi ngợi, nâng cao tinh thần
yêu nước của nhân dân. Mặt khác, các giá trị văn hóa chỉ có thể
được trường tôn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp
nhận, truyền bá sâu rộng và gìn giữ để trở thành giá trị phổ biến.
 Tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử khác nhau mà vai trò của
QCND được biểu hiện khác nhau. XH càng công bằng, dân chủ, tự
do, bình đẳng thì càng phát huy đc vai trò của QCND.

Lãnh tụ thường được dùng để chỉ các cá nhân kiệt xuất, do phong
trào CM của QCND tạo nên, gắn bó mật thiết với nhân dân. Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là Mác, Lê-nin, Ăng-ghen,… đó là những
lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Để trở thành lãnh tu, gắn bó với quần chúng và được quần chúng tín
nhiệm, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản sau:

- Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của
dân tộc, quốc tế và thời đại.
- Có năng lực tập hợp QCND, thống nhất ý chí và hành động của
QCND vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại.
- Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân, hi sinh quên mình vì lợi ích
của dân tộc, quốc tế và thời đại

( mời thầy và các bạn xem video để rõ hơn về phẩm chất của lãnh tụ,
sau đó dựa vào video mà cho một vài ví dụ về 3 phẩm chất trên)

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân ở mỗi giai đoạn cách
mạng xã hội, lãnh tụ có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Trước hết, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở
hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở đó mà định hướng chiến lược và hoạch định chương trình
hoạt động cách mạng. Từ đó tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục
quần chúng, thống nhất ý chí hành động của quần chúng nhằm hướng
vào giải quyết những mục tiêu cách mạng để ra.
Từ những phẩm chất của lãnh tụ, ta thấy rõ vai trò của lãnh tụ đối với
phong trào quần chúng như sau:
-Một là, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội: nắm bắt được qui
luật vận động khách quan của lịch sử thì lãnh tụ sẽ thúc đẩy sự phát
triển của xã hội thông qua lãnh đạo phong trào quần chúng; ngược lại,
nếu không nắm bắt được những qui luật của lịch sử xã hội thì lãnh tụ sẽ
kìm hãm sự phát triển của xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua
những bước quanh co, phức tạp.
-Hai là, lãnh tụ với vai trò của mình sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã
hội, là linh hồn của tổ chức đó. Vì vậy, lãnh tụ là người tổ chức điều
khiển và quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, có vai trò và ảnh hưởng
lớn đến sự tồn tại, phát triển và hoạt động của các tổ chức ấy.
-Ba là, lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ
đặt ra của thời đại đó. Không có lãnh tụ cho mọi thời đại, chỉ có lãnh tụ
gắn với một thời đại nhất định. Sau khi hoàn thành vai trò của mình,
lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần mãi mãi tồn tại trong nhân dân.
Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ là quan hệ biện
chứng vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt.
Sự thống nhất biện chứng và sự khác biệt giữa lãnh tụ và phong trào
quần chúng thể hiện:
-Thứ nhất, là sự thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ.
Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có
các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân
dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá nhân kiệt xuất, ưu
tú là sản phẩm của thời đại. Vì vậy họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của phong trào quần chúng . QCND và lãnh tụ thống nhất
trong mục đích và lợi ích của mình, đó là điểm then chốt và căn bản
quyết định sự thành bại của ptrào và sự xuất hiện của lãnh tụ lợi ích của
họ có thể biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng lợi ích luôn
là cầu nối, liên kết, là mắt xích, động lực để QCND và lãnh tụ có thể kết
thành khối xh thống nhất
QCND và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ và những điều kiện,
tiền đề khách quan để lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà
lịch sử đặt ra cho họ. Lãnh tụ là sản phẩm của thời đại sự xuất hiện của
họ và khả năng giải quyết đc các nhiệm vụ của lịch sự sẽ thúc đẩy sự
phát triển của phong trào QCND.
-Thứ hai, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện
trong vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Cùng đóng vai trò
thúc đẩy lịch sử phát triển, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng
quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng dẫn dắt
phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về mối quan hệ giữa QCND và cá
nhân lãnh tụ có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Lãnh tụ có
vai trò quan trọng nhưng không thể tuyệt đối hóa vai trò của họ dẫn
đến tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh tụ coi nhẹ QCND. Tệ sùng
bái cá nhân tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực như thái độ xu nịnh, quan
liêu, gia trưởng, hành động tham nhũng, cũng như mọi tệ nạn khác. Nó
phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá
nhân lãnh tụ, phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Ngược lại, việc tuyệt đối hóa vai trò của QCND xem nhẹ vai trò của các
cá nhân lãnh tụ sẽ dẫn đến hạn chế, xem thường các sáng kiến, không
phát huy được sức mạnh sáng tạo của họ.
Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin luôn luôn coi sùng bái
cá nhân là một hiện tượng hoàn toàn xa lạ với bản chất, mục đích, lý
tưởng của giai cấp công nhân. Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công
nhân như Mác, Ăng ghen, và Lênin trong cả cuộc đời mình luôn khiêm
tốn, chân thành, không hề tách ra khỏi quần chúng nhân dân, mặc dù
họ là những lãnh tụ kiệt xuất được quần chúng tin yêu, tôn kính.
Do đó: Kết hợp hài hòa, khoa học vai trò QCND và lãnh tụ trong
điều kiện cụ thể sẽ tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào và
sự vận động, phát triển của xh.

VAI TRÒ TO LỚN CỦA LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH VÀ NHÂN DÂN TA


Vai trò của nhân dân ( xem video)
Lịch sử nhân loại đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng quí giá và to lớn
là nhân dân, thực tiễn cho thấy lực lượng, giai cấp lãnh đạo nào cũng
luôn cần có sự ủng hộ của nhân dân, đây được xem như là một qui luật
tất yếu. Vì thế, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò, sức mạnh của nhân
dân và khẳng định: “Có dân là có tất cả”

Nhân dân không phó mặc việc cách mạng cho Đảng và Nhà nước. Nhân
dân tổ chức nên Đảng và Nhà nước là để dẫn dắt mình làm cách mạng.
Hồ Chí Minh khẳng định: Việc cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân
thực hiện. Nhân dân không đứng ngoài quan sát hay chỉ hỗ trợ cán bộ,
đảng viên mà trực tiếp tham gia làm cách mạng. Hơn nữa, Nhân dân là
lực lượng chính trực tiếp quyết định thành bại của phong trào cách
mạng. Sự nghiệp cách mạng tiến nhanh hay chậm, thành công ở mức
độ nào tùy thuộc ở sự tham gia cách mạng của Nhân dân. Sự tham gia
CM của nhân dân là cội nguồn quyết định cách mạng thắng lợi.

Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ nhất: vận dụng chủ nghĩa Mác leenin vào hoàn cảnh lịch sử của
VN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trong phát huy sức mạnh giải phóng dân tộc: Lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin khi bàn đến cách mạng vô sản thì nhấn mạnh vào vai trò
của liên minh công - nông, lực lượng chính của cách mạng. xuất phát từ
thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, vạch ra con đường cách mạng đầy sáng tạo cho cách mạng
Việt Nam: cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung cả dân chúng
chứ không phải việc một hai người”, vì vậy, lực lượng cách mạng không
chỉ đơn thuần là liên minh công nông mà còn cần sự tham gia của nhiều
giai tầng khác
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội: Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết
lập nên nền chuyên chính vô sản. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác về
nhà nước kiểu mới này là “đập tan nhà nước tư sản”, “biến giai cấp vô
sản thành giai cấp thống trị”, “giành lấy dân chủ” và “bí quyết thực sự là
chính phủ của giai cấp công nhân”.Thuật ngữ “nhà nước chuyên chính
vô sản” được Người thay thế bằng quan điểm “nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” do Đảng
Cộng sản lãnh đạo. Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người
giải thích về chủ nghĩa xã hội một cách rất cụ thể và dễ hiểu, với ngôn
từ giản dị, mộc mạc, ngắn gọn. Đó là: “Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”.
“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”.

Thứ hai: sáng lập ra Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công
nhân, cách mạng của dân tộc.

Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ
là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi sức
mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai
cấp và của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Có
thể nói, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thời đại, do
giai cấp và dân tộc quy định.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, cách mạng nước ta đã nhận được
nhiều sự tham gia của nhân, tạo thành lực lượng to lớn, là tiền đề tạo
nên kết quả thắng lợi sau này của nhân dân.

Thứ ba, Người đã để lại nhiều bài học to lớn, một trong những bài
học tiêu biểu nhất được Đảng ta phát huy, vận dụng trong các tiến
trình lịch sử đó là tập hợp, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân (xem
video)
Vậy vai trò của lãnh tụ và quần chúng nhân dân có đang được phát
huy trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước hay không? ( xem
video)

Như thầy và các bạn cũng đã biết, những năm vừa qua, nền kinh tế Việt
Nam nói riêng và thế giới đã trải qua một giai đoạn khó khăn khi đại
dịch covid 19 xuất hiện. Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ đạo
sát sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ
để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh, với tư tưởng nhất quán, xuyên
suốt là “chống dịch như chống giặc”, kiên định thực hiện “mục tiêu
kép” phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo
đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân, khôi phục nền kinh tế, đem lại an
sinh xh, đưa nước ta trở lại cuộc sống bình thường hóa. Và vai trò của
QCND cũng được thể hiện rõ qua đội ngũ các y bác sĩ, lực lượng vũ
trang ngày đêm làm việc nơi tuyến đầu, qua những hoạt động sản xuất,
chia ngọt sẻ bùi của nhân dân ba miền Bắc- Trung-Nam. Nhân dân tích
cực tham gia phong trào phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm các quy
định của Nhà nước .Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tạm ngừng sản xuất,
kinh doanh để bảo đảm an toàn cho người lao động và cộng đồng,
tham gia đóng góp tài chính, vật lực cho hoạt động phòng, chống
dịch,... Nhiều tổ chức xã hội thiện nguyện ở địa đã đăng ký làm tình
nguyện ra tuyến đầu phòng, chống dịch, tổ chức quyên góp tài chính,
ủng hộ vật chất, tiêu thụ hàng hóa nông sản qua mạng zalo, facebook,
động viên tinh thần đối với nhân dân địa phương vùng dịch, quyên góp
ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch,…

Vai trò của lãnh tụ HCM và QCND trong tiến trình lịch sử, tiến trình
xây dựng CNXH, phát triển đất nước luôn đc Đảng và nhà nước,
nhân ta tiếp thu, phát huy, gìn giữ cho các thế hệ sau.

You might also like