Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

VIẾNG LĂNG BÁC

I/Mở bài:
Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra
đi,biết bao nhà thơ đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những
vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này. Bảy năm
sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con
của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi
lại trong bài thơ "Viếng lăng Bác" với một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tinh tế, giàu cảm xúc thể
hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc.
II/Thân bài:
Bài thơ được viết vào năm 1976, khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch được hoàn thành, tác
giả có dịp từ miền Nam ra viếng Bác. Tác phẩm “Viếng Lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và
niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác
1. Cảm xúc của nhà thơ
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu của tác giả như một lời kể mộc mạc, chân tình:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Giọng thơ chân thành,
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam sâu lắng
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
-Con: cách xưng hô->Thể hiện sự gần gũi, thành kính, xoá đi khoảng cách giữa công dân-lãnh
tụ, mà còn đây là quan hệ cha-con, bác-cháu, thân tình
-thăm: nói giảm nói tránh->Làm giảm đi nỗi đau mất mát lớn, rằng Nguời vẫn hiện hữu nơi đây,
Bác bất tử trong lòng mọi người
-bát ngát, xanh xanh: từ láy-> Hình ảnh hàng tre quen thuộc bỗng như được trải dài, rộng mênh
mông hơn trong sương buổi sớm
-hàng tre: ẩn dụ-> Từ bao đời nay, tre luôn mọc thẳng, dẻo dai, cứng cáp, chịu mưa, vất vả
nhưng vẫn hiên ngang đứng thẳng giữa trời mặc cho bão tố phong ba như dân tộc ta bất chấp
mưa bom bão đạn trút xuống, vẫn kiên cường, bất khuất không chịu cuối đầu
-Ôi: thán từ->Cảm xúc dâng đầy
-Thành ngữ “Bão táp mưa sa”: ẩn dụ-> Thể hiện những khó khăn, gian khổ, những vinh quang
cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong thời kì dựng nước và giữ nước
-đứng thẳng hàng: nhân hoá-> Biểu tượng khí phách của dân tộc Việt Nam- một dân tộc luôn
đoàn kết, cần cù, bình dị mà dũng cảm kiên cường
=>Từ hình ảnh cây tre nghĩ tới đất nước và con người Việt Nam,tới Bác Hồ là suy nghĩ rất tự
nhiên mà hợp lý
2+3. Cảm xúc của tác giả ở trong lăng Bác
Qua khổ thơ tiếp theo ta có thể thấy cảm xúc trào dâng theo bước chân nhà thơ khi vào
viếng lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Giọng thơ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ chậm, đầy
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín ngày xuân” xúc động
-Ngày ngày: từ láy->Góp phần bất tử hoá hình tượng Bác trong lòng mọi người, mặt khác, ca
ngợi công lao trời biển của Người đối với dân, với nước
-mặt trời đi qua trên lăng: nhân hoá->Là mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, mang sức sống đến
cho muôn loài là nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ nhất
-mặt trời trong lăng rất đỏ: ẩn dụ-ngầm chỉ Bác-> Bác toả sáng như vầng thái dương, đem ánh
sáng sự sống đến cho dân tộc mình. Dìu dắt cả một đất nước đi từ bóng tối ra ánh sáng, làm hồi
sinh nhiều cuộc đời. Màu “đỏ” ấy cũng chính là nhiệt huyết cách mạng chảy trong trái tim Người
-Ngày ngày: từ láy được dùng như điệp ngữ->Nhấn mạnh dòng người vào viếng lăng Bác dài vô
tận với niềm thương nhớ không thể nào vơi. Đồng thời điệp ngữ khiến nhịp điệu câu thơ chậm đi
tựa như nhịp bước chân chầm chậm nặng lòng thương nhớ của dòng nguời đang xếp hàng nối
nhau vào Lăng
-tràng hoa: ẩn dụ->dòng người vào lăng áo hoa, áo màu xếp hàng, nối tiếp nhau, kết thành vòng
tròn như tràng hoa dâng Bác
-bảy mươi chín mùa xuân: hoán dụ->Là cuộc đời 79 năm của Bác dâng hết cho dân, cho nước.
Mỗi tuổi đời của Người làm nên mùa xuân cho đất nước
=>Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền
với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác. Và là sự biết ơn sâu
sắc trước đức hi sinh cao cả của Bác, tôn trọng những gì Bác đã làm cho chúng ta.
Khi vào trong lăng Viễn Phương đã nghẹn ngào đau đớn khi thấy Bác nằm đó:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền nhưng đầy xúc động, chân
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi thành và đau xót
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
- giấc ngủ : nói giảm nói tránh->Bác đã ra đi nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam thì Bác
như còn sống mãi, tấm lòng yêu thương Bác dành cho dân tộc như mãi ở bên.
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên-> Sự bình yên của Bác là sự bình yên của đất nước. Bác
nằm trong đó như đang nằm trong bảy mươi chín mùa xuân đã đã không hề nghỉ. Nỗi đau mất
Bác trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và trong lòng mỗi người dân miền Nam nói
riêng được xoa dịu bớt phần nào khi Bác yên nghỉ trong không gian rất tĩnh lặng.
-vầng trăng sáng dịu hiền->Vầng trăng sáng ấy thật trong trẻo, thật tinh khiết gợi lên tấm lòng
của Bác và cũng gợi lên những bài thơ đầy ánh trăng của Bác.
-Vẫn biết – Mà sao: phép đối lập->Thể hiện mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Nỗi đau trong trái
tim nhà thơ đã lấn át cả lí trí
-trời xanh: ẩn dụ-> “Mặt trời”, “Mặt trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ
trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Và cũng tượng trưng cho
sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của HCM
-nghe nhói ở trong tim->Nhà thơ vẫn không khỏi đau nhói khi đứng trước thi thể của Người. Đó
là sự rung cảm chân thành của nhà thơ
=> Diễn tả tình cảm thật chân thành, xót xa, đau đớn vô hạn trong đáy sâu tâm hồn của một đứa
con xa nhà, nay trở về chịu tang cha, đứng trước di hài của cha mà nước mắt không ngừng rơi.
Đây cũng là cảm xúc chung của biết bao nhiêu người con khi Bác đã về với thế giới người hiền
năm xưa
4. Ưóc nguyện của nhà thơ
Nếu như những khổ thơ trên, chúng ta thấy nhà thơ như cố gắng gượng kìm nén cảm
xúc, không muốn nước mắt tuôn rơi khi ngẫm tới sự ra đi vĩnh viễn của Bác, nhưng đến khổ thơ
cuối, khi sắp phải ra về, nhà thơ không còn đủ lí trí tỉnh táo để kìm nén lòng mình lại nữa mà đã
bật lên thành tiếng khóc nấc vỡ òa:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt -Giọng thơ dạt dào cảm
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác xúc sâu lắng
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây -Nhịp điệu tha thiêt
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
-thương trào nước mắt: từ ngữ biểu cảm-> Với cảm xúc trào dâng mạnh mẽ, luyến tiếc, bịn rịn
khi chia tay, nhà thơ bày tỏ niềm lưu luyến và những tình cảm thành kính sâu sắc nhất dành cho
Bác Hồ bằng cách nói không hoa mĩ, chân thành như người Nam Bộ, nhưng lại lắng trong đó
nỗi thương yêu, đau đớn không có gì có thể nói và tả được
-Muốn làm: điệp ngữ->Bày tỏ ước nguyện mãnh liệt, chân thành
-Con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu: liệt kê ->Những hình ảnh đẹp và gợi cảm.
Tất cả đều hướng về Bác, muốn gần Bác mãi mãi, muốn làm Bác vui, muốn canh giấc ngủ của
Bác
- cây tre trung hiếu: ẩn dụ->Hình ảnh cây tre lại xuất hiện nhằm bổ sung ý nghĩa “trung hiếu”-
trung với nước, với Đảng, hiếu với dân, nhập vào hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Sự lặp lại như
thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ứng tượng sâu
sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn
=>Sự thành kính đến nghiêm trang đầy xúc động của nhà thơ một lần nữa nhằm tôn vinh một
con người mà linh hồn như còn phảng phất nơi đây trong sương, trong nắng. Đồng thời nó cũng
làm nhiệm vụ hoàn tất bài thơ với niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn. Có thể nói bài thơ là
một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.
Bài thơ 8 chứ với giọng điệu vừa trang nghiêm, trang trọng vừa thiết tha sâu sắc, vừa xúc
động tự hào, vừa đau đớn thương xót tiếc thương. Đó là tình cảm và suy nghĩ chân thành của
tác giả, cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào miền Nam khi vào
viếng lăng Bác
III/Kết bài:
Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã mang theo tình cảm của bao con
dân miền Nam ra viếng lăng Bác, đây như là cuộc hồi hương của thi sĩ về gốc gác, về vùng
miền, về quê hương của chính mình. Nhà thơ Viễn Phương mang đến một tình cảm dạt dào,
một sự xúc động của người con trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ dân tộc kính yêu

You might also like