Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai một số chương trình tín dụng vi mô thông qua
Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức phi
chính phủ. Mục tiêu chính của chương trình là để giảm thiểu những hạn chế trong việc tiếp cận
tín dụng cho hộ nghèo ở khu vực nông thôn và cung cấp cho họ nguồn vốn để tạo hoặc mở rộng
việc làm.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đòi hỏi phải luôn đổi mới và ban hành các chính
sách tiến bộ nhằm nâng cao đời sống người dân. Thế nên, nghiên cứu tác động tín dụng vi mô đến
giảm nghèo là chủ đề được nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách quan tâm. Có nhiều
nghiên cứu được tiến hành phân tích ở cấp độ quốc gia như Hao (2005), Lensink & Pham (2012),
Phan Thị Nữ (2012) và nhiều nghiên cứu tiến hành phân tích ở cấp độ vùng như Duy Vuong
Quoc (2011), Doan (2011), Nguyễn Kim Anh (2011). Kết quả cho thấy, nhiều nghiên cứu nhận
thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa tiếp cận tín dụng vi mô đến giảm nghèo tuy nhiên nhiều
nghiên cứu lại phát hiện tác động trái chiều hoặc không phát hiên được mối quan hệ này. Vì vậy,
tác động của chương trình tín dụng vi mô đến giảm nghèo đến nay vẫn là câu hỏi mở.
TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Khái niệm tín dụng vi mô
Có nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng vi mô. Các định nghĩa này khác nhau chủ yếu ở
phạm vi cung cấp dịch vụ tài chính và khách hàng mục tiêu.
Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tín dụng vi mô tại Washington tháng 2 năm 1997,
Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục
đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó
nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ.
Theo Legerwood (1999), tín dụng vi mô là̀ một cách để tiếp cận sự phát triển nhằm tạo ra
lợi ích cho hộ gia đình thu nhập thấp.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2000) định nghĩa tín dụng vi mô là việc cung
cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo
hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc hộ gia đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh
doanh cá thể hoặc kinh doanh nhỏ, lẻ.
Theo nhóm hỗ trợ người nghèo nhất CGAP, tín dụng vi mô là việc cung cấp các dịch vụ
tài chính cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng,
lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…nhằm giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc phát
triển doanh nghiệp nhỏ của họ.
Theo Nguyen Kim Anh (2011), tín dụng vi mô là một trong những cách thức phát triển
kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp
trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư.
Khái niệm hệ thống tín dụng vi mô
Theo một nghiên cứu của Meyer và Nagarajan (1992, 2000), hệ thống tín dụng vi mô bao
gồm ba lĩnh vực chính: khu vực chính thức, bán chính thức và không chính thức.
Khu vực chính thức bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết
kiệm, ngân hàng hợp tác, các đơn vị và các ngân hàng khu vực nông thôn; hệ thống tiết kiệm bưu
điện; các công ty bảo hiểm; các chương trình an sinh xã hội; quỹ hưu trí, thị trường vốn.
Khu vực bán chính thức bao gồm quỹ phát triển cộng đồng như các hợp tác xã tín dụng và
hội tín dụng…; ngân hàng làng, hội nông dân; các chương trình phát triển nông thôn; các chương
trình tín dụng của các tổ chức phi chính phủ.
Khu vực không chính thức bao gồm nhiều lĩnh vực, các hộ gia đình huy động vốn và
doanh nghiệp nhỏ lẻ theo các vùng khu vực địa lý và mức thu nhập. Thị trường tài chính không
chính thức thì phổ biến và được đặc trưng bởi các mối quan hệ cá nhân, hoạt động riêng biệt, dễ
dàng tiếp cận, thủ tục đơn giản, giao dịch nhanh chóng, các điều khoản và các khoản vay linh
hoạt.
Đo lường tác động tín dụng vi mô
Đánh giá tác động tín dụng vi mô vẫn còn gặp nhiều vấn đề trong việc chọn lựa chỉ số
đánh giá thu nhập và ngưỡng nghèo.
Trong thực tế thật khó để phân tích tác động giảm nghèo của chương trình tín dụng vi mô.
Vấn đề lớn là làm thế nào để đo lường mức đóng góp của nó. Bởi vì khó để xác định được biến
đánh giá tác động. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động giảm nghèo của tín dụng vi
mô bằng cách đo lường mức phúc lợi mà họ nhận được. Pitt & Khandker (1998), đo lường tác
động bằng chi tiêu bình quân đầu người, tài sản (không kể đất đai), cung lao động, giáo dục trẻ
em. Khandker (2003), đánh giá tác động dài hạn của người nhận tín dụng dựa trên tổng chi tiêu
bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người cho lương thực, chi tiêu bình quân đầu người
phi lương thực, tài sản (không kể đất đai). Hao (2005), cũng đo lường tác động bằng chi tiêu bình
quân đầu người, chi tiêu lương thực bình quân đầu người và chi tiêu phi lương thực bình quân
đầu người. Tuy nhiên bất lợi của các biến này là không đo lường hết tác động tín dụng vi mô đến
phúc lợi hộ nghèo.
Tác động tín dụng vi mô còn được xem xét qua tác động đến năng suất lao động. Lí do là
trong các nước đang phát triển thiếu tiếp cận nguồn vốn là nguyên nhân chính của nghèo đói.
Theo Mckernan (2002), đo lường tác động tín dụng vi mô đến năng suất lao động ở Bangladesh
và nhận thấy rằng chương trình tín dụng vi mô có tác động tích cực đến lợi nhuận tự tạo ra nhưng
trong đó vẫn có nhiều tác động khác đi kèm theo với tín dụng.
Ngoài ra, Arun (2006) và Imai (2010), trong nghiên cứu của mình đã sử dụng chỉ tiêu
Index Based Ranking (IBR) nhằm khắc phục những hạn chế trong đo lường nghèo (chi tiêu hoặc
thu nhập) và nắm bắt được các khoản phi thu thập, các khía cạnh nghèo đa chiều (chẳng hạn như
nhu cầu cơ bản, sự giàu có, loại hình nhà ở, việc làm, an ninh việc làm , vệ sinh và an toàn thực
phẩm) Sinha (2009). IBR tính thực tế cao hơn, ít tốn kém hơn so với khảo sát chi tiêu, dựa trên
câu hỏi ít gây khó chịu nhạy cảm và lại đơn giản. Bên cạnh đó độ tin cậy cao hơn, hạn chế giả
mạo và sai số.
Nhưng nhìn chung, đo lường tác động tín dụng vi mô thì vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề
quan trọng là cần phải loại bỏ những tác động khác (các biến quan sát và không quan sát được)
đến việc đánh giá tác động tín dụng vi mô đến người nghèo. Hơn nữa cần quan tâm đến biến
kiểm soát vào việc tham gia chương trình tín dụng va lượng tín dụng nhận được. Hẩu hết các
nghiên cứu đánh giá tác động tín dụng vi mô bằng cách nhóm người nhận được tín dụng vi mô
với nhóm không nhận được tín dụng vi mô (nhóm kiểm soát). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,
việc thay đổi tình hình kinh tế và xã hội có nhiều tác động đến người nhận được tín dụng vi mô;
thế nên vẫn không đo lường tốt được tác động riêng phần của tài chính vi mô đến giảm nghèo.
Vai trò tín dụng vi mô
Trong các cuộc tranh luận gần đây tín dụng vi mô được đề cập đến như một công cụ quan
trọng để giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Điều này dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau
cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức viện trợ về tác động giảm nghèo của tín dụng vi
mô.
Ở nhiều nước đang phát triển, chương trình tín dụng vi mô đã được giới thiệu trong nhiều
thập kỷ qua. Ví dụ điển hình là Ngân hàng Grammeen ở Bangladesh, Banco Sol ở Bolivia và
Ngân hàng Rakyat ở Indonesia. Giữa tháng 12/1997 và 12/2005 số người mà nhận được tín dụng
vi mô đã tăng lên từ 13,5 triệu người đến 113,3 triệu người (84% là phụ nữ). Số lượng tổ chức tín
dụng vi mô đã tăng lên từ 618 đến 3133 trong cùng thời kỳ. (Daley-Harris,2006)
Việc tiếp cận tín dụng cho người nghèo hay tín dụng vi mô được xem như là một cách để
phát triển kinh tế và giảm nghèo. Bởi vì nó sẽ cải thiện năng suất hộ gia đình vì vậy sẽ tăng thu
nhập và tiêu dùng. (ADB, 2000a; Morduch và Haley, 2002; Khanker, 2003).
Tiếp cận tín dụng có thể đóng góp tác động lâu dài trong việc tăng thu nhập bằng cách là
họ sẽ đầu tư vào các hoạt động để tạo ra thu nhập và đa dạng hóa các nguồn thu nhập; tín dụng vi
mô đóng góp vào việc tích lũy tài sản ; giảm thiểu những mất mát do bệnh tật, hạn hán, mùa
màng bị thiệt hại. Ngoài ra tín dụng vi mô giúp hoạt động giáo dục tốt hơn, chăm sóc sức khỏe
được quan tâm, giải quyết các vần đề về nhà ở.
Tuy nhiên lại có nhiều quan điểm trái chiều. Theo Chowdhury (2008) hộ nghèo trở nên
nghèo hơn do phải ghánh thêm những khoản nợ. Và tín dụng vi mô chưa đến được với những hộ
nghèo nhất hoặc những người nghèo nhất đang cố tình loại mình ra khỏi chương trình tín dụng vi
mô (Simanowitz,2002). Nhiều nhà phê bình khác cho rằng những khoản vay theo nhóm thường
dẫn đến chi phí giao dịch cao bởi theo lịch trình của chương trình này luôn có những buổi họp
đều đặn và chi phí này làm giảm thu nhập (Armendáriz de Aghion và Morduch, 2000; Murray và
Lynch, 2003).
Về mặt lý thuyết vẫn chưa xác định được tác động tín dụng vi mô đến giảm nghèo. Do đó
cần có nhiều nghiên cứu thực nghiệm để cung cấp thêm bằng chứng về tác động tín dụng vi mô
đến giảm nghèo. Hầu hết các nghiên cứu dựa vào giai thoại và nghiên cứu tình huống. Và chỉ rất
ít các nghiên cứu được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học.
Các nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và giảm nghèo được thực hiện bởi
nhiều học giả với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Pitt & Khandker (1998) nghiên cứu tác động của chương trình tín dụng theo nhóm đến các
hộ nghèo ở Bangladesh. Bên cạnh đó xem xét tác động có khác nhau ở nam giới và nữ giới trong
mức chi tiêu bình quân đầu người, cung lao động, đầu tư giáo dục cho trẻ em, mức chi tiêu và tài
sản của họ. Bằng cuộc khảo sát bán thực nghiệm được tiến hành ở 87 ngôi làng thuộc 29
xã/phường ở khu vực nông thôn Bangladesh suốt giai đoạn 1991-1992, kết quả cho thấy chương
trình tín dụng có tác động tích cực đến người tham gia chương trình và tổng chi tiêu bình quân
đầu người. Ngoài ra, có ảnh hưởng lớn hơn với hành vi của hộ nghèo khi phụ nữ là đối tượng
tham gia .
Bằng dữ liệu bảng từ cuộc khảo sát 1,769 hộ gia đình ở 87 ngôi làng ở Bangladesh giai
đoạn năm 1991-1992 và giai đoạn năm 1998-1999, Khandker (2003) đã chỉ ra rằng những hộ
nghèo mà có đất chiếm hữu và giáo dục không chính thức có xu hướng tham gia nhiều hơn vào
chương trình. Tín dụng vi mô có tác dụng mạnh hơn đến các hộ nghèo lâm vào cảnh bần cùng
(extreme poverty). Ngoài ra chương trình tín dụng vi mô có tác động tích cực đến phúc lợi của
các hộ gia đình bao gồm cả người không tham gia do tác động tràn.
Arun (2006) ước tính tác động giảm nghèo của việc tiếp cận tín dụng vi mô và vay sử dụng
cho mục đích sản xuất ở Ấn Độ. Bằng dữ liệu chéo của hệ thống EDA ngân hàng phát triển tiểu
công nghiệp ở Ấn Độ năm 2001. Mẫu bao gồm 20 tổ chức tín dụng vi mô của SIDBI và 5327 hộ
gia đình ở khu vực nông thôn và thành thị. Kết quả cho thấy vay vốn cho việc tăng sản xuất là
quan trọng để giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói và bảo vệ họ thoát khỏi những cú sốc. Ở khu
vực thành thị, tác động giảm nghèo nhiều hơn. Hộ gia đình ở khu vực nông thôn cần vay từ tổ
chức tín dụng cho mục đích sản xuất để giảm nghèo, trong khi tiếp cận tổ chức tín dụng thì đầy
đủ đơn giản cho khu vực thành thị.
Khi nghiên cứu mối quan hệ tín dụng vi mô với giảm nghèo, Imai (2010) đã thiết kế khảo
sát bằng dữ liệu chéo của hệ thống EDA cho ngân hàng phát triển tiểu công nghiệp ở Ấn Độ năm
2001. Mẫu bao gồm 20 tổ chức tín dụng vi mô của SIDBI và 5260 hộ gia đình. Với giả thiết của
nghiên cứu: (1) tiếp cận tổ chức tín dụng và vay sản xuất giảm nghèo (2) Số lượng vay sản xuất
có tác động giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng các khoản vay cho mục đích sản xuất
đến việc giảm đói nghèo ở nông thôn quan trọng hơn so với thành thị.
Ở Việt Nam, Hao (2005) cũng nghiên cứu mối quan hệ tín dụng và giảm nghèo. Đánh giá
dựa trên dữ liệu chéo và dữ liệu bảng từ cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) giai
đoạn 1992/1993 và giai đoạn 1997/1998. Trong đó có hơn một nghìn hộ gia đình được lấy mẫu
lặp đi lặp lại trong cả hai giai đoạn. Với dự liệu chéo, kết quả nhận thấy rằng chương trình tín
dụng có tác động tích cực đến phúc lợi hộ gia đình và giảm nghèo (tuy nhiên tác động nhỏ). Với
dữ liệu bảng, chương trình có tác động lớn đến phúc lợi hộ nghèo.
Duy(2011) phân tích tác động của việc tiếp cận tín dụng vi mô đến mức nghèo của hộ gia
đình khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu gồm 325 hộ gia đình bao gồm hộ vay và không
vay. Dữ liệu lấy từ cuộc phỏng vấn hộ gia đình nông thôn trong 3 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu
Long : Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh. Kết quả nhận thấy rằng những khách hàng vay có chi tiêu
cho giáo dục, chi tiêu chăm sóc sức khỏe, tổng thu nhập tốt hơn so với người không đi vay. Tiếp
cận tín dụng chính thức có thể giúp giảm nghèo hộ gia đình khu vực nông thôn đồng bằng sông
Cửu Long.
Nghiên cứu tác động của tín dụng hộ gia đình đến chi tiêu dành cho giáo dục và chăm sóc
sức khỏe của người nghèo ở khu vực vùng ven đô thị ở Việt Nam, Doan (2011) tiến hành cuộc
khảo sát hộ nghèo ở các vùng ven đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu bao gồm 411 hộ gia đình
nhận và không nhận được chương trình được phỏng vấn vào đầu năm 2008. Kết quả cho thấy có
tác động tích cực từ các khoản vay tín dụng chính thức đến giáo dục và chi tiêu chăm sóc sức
khỏe.
Bằng bộ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ cuộc điều tra được tiến hành tại 2 tỉnh Hải Dương và
Tiền Giang, Anh (2011) tìm thấy rằng tín dụng vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản
của khách hàng, giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội; khách hàng của các tổ chức cung
cấp dịch vụ tín dụng vi mô thuộc các phân đoạn khác nhau có mức độ tác động đến giảm nghèo
khác nhau. Bên cạnh đó, mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian do nhiều nhân tố
tác động khác nhau.
Tuy nhiên nhiều tác giả lại nhận thầy nhiều mặt hạn chế của tín dụng vi mô. Họ cho rằng
không có tác động đáng kể của tín dụng vi mô đến phúc lợi hộ gia đình và mục tiêu xóa đói giảm
nghèo. Nghiên cứu Coleman (1999) ở Thái Lan đã tìm ra rằng không có tác động chương trình
đến thu nhập hộ gia đình. Khi đánh giá tác động của tín dụng vi mô đối với giảm nghèo khu vực
nông thôn Việt Nam, Phan Thị Nữ (2012) sử dụng dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và
2006. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của
hộ nghèo thông qua việc làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Nhưng tín dụng không có tác
động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền
vững.
Lensink & Pham (2012) nghiên cứu tác động của chương trình tín dụng vi mô đến lợi
nhuận và xem xét tín dụng vi mô có phải là công cụ để giảm nghèo. Cuộc điều tra khảo sát hộ gia
đình năm 2004 và 2006 được tiến hành ở Việt Nam. Phân tích thực nghiệm cho thấy rằng việc
tiếp cận tín dụng vi mô và tham gia tín dụng vi mô không có tác động đáng kể đến lợi nhuận tạo
ra của hộ gia đình. Ngược lại tín dụng từ các ngân hàng thương mại dường như có một tác động
tích cực đến lợi nhuận tạo ra của hộ gia đình. Chương trình tín dụng vi mô tạo ra các tác động
tích cực về giới, cải thiện phúc lợi hộ nghèo…nhưng không phải là phương pháp giải quyết xóa
đói giảm nghèo và không nên có kỳ vọng quá lớn hiệu quả giảm nghèo từ chương trình tín dụng
vi mô tại Việt Nam.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tác giả Phương pháp_Mô hình


Pitt và Khandker (1998) Khác biệt nhóm tham gia và không tham gia (xét theo giới tính).
(Dữ liệu chéo giai đoạn 1991-1992)
Tác động của chương trình Hàm ước tính nhu cầu tín dụng theo giới tính (sử dụng mô hình Tobit)
tín dụng theo nhóm đến các hộ
nghèo ở Bangladesh: Giới tính Cijf = Xijcf + cjf + cijf
của người tham gia có quan
trọng ? Cijm = Xijcm + cjm + cijm
Biến phụ thuộc: C mức độ tham gia chương trình, đo lường bằng lượng tín dụng nhận
được phân theo giới tính. (đơn vị taka)
Biến độc lập: X là vectơ đặc điểm hộ gia đình những người liên quan đến chủ hộ có sở
hữu đất riêng (cha mẹ ruột, anh chị em ruột,..), giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, giáo dục.
 là nhân tố không đo lường được.
i : hộ; j:làng; f: nữ; m: nam.
Hàm ước tính tác động tín dụng

yij = Xijy + yj + hCijf Djfhfh + hCijm Djmhmh + yij


Biến phụ thuộc biến kết quả (lần lượt là chi tiêu bình quân đầu người, tài sản không kể
đất, cung lao động, giáo dục trẻ em) phân theo giới tính.
Biến độc lập C là tổng số tín dụng nhận được từ mỗi chương trình xét theo giới tính.
D là biến đặc trưng cho ngôi làng đó.
h= BRAC, BRDB, Grameen Bank.
Khandker (2003) Kết hợp Dữ liệu chéo và dữ liệu bảng cho giai đoạn 1991-1992 và 1998-1999
Tín dụng vi mô và nghèo đói: 1. Xác định người nghèo mà thiếu thốn về vật chất và vốn con người tham gia nhiều
Bằng chứng sử dụng dữ liệu hơn vào tín dụng vi mô hay không.
bảng từ Bangladesh Ước tính Tobit (Fixed effect Tobit estimation)

Bijft = Xijtbf + bijf + bjf + bijft

Bijmt = Xijtbm + bijm + bjm + bijmt

Biến phụ thuộc: lượng tín dụng tích lũy nhận được (xét theo giới tính)
Biến độc lập: X là vectơ các biến (tài sản, đất đai, giáo dục).
Là yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng không đo lường được mà nó thì cố định và
không thay đổi với hộ gia đình.
Là yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng không đo lường được mà nó thì cố định và
không thay đổi với làng.
2. Ước tính tác động dài hạn của tín dụng vi mô đến giảm nghèo.
Hàm biến công cụ (IV estimation) .
Biến phụ thuộc: tổng chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người cho
lương thực, chi tiêu bình quân đầu người phi lương thực, tài sản không kể đất đai, mức
độ nghèo.
3. Ước tính tác động tràn của tín dụng vi mô

Arun (2006) Phương pháp propensity score matching


Tác giả Phương pháp_Mô hình
Tín dụng vi mô làm giảm Dữ liệu chéo
nghèo ở Ấn Độ ? Phương pháp Bước 1: Mô hình logit
ghép cặp xác suất dựa trên dữ Biến phụ thuộc: MFI_Status , MFI_productive
liệu hộ gia đình cấp quốc gia
Biến độc lập: Age, Age_square, Female, Education, Hhsize, Dependency, Caste_dum.
MFI_status: Tiếp cận tín dụng vi mô của các thành viên trong hộ gia đình. (Biến phụ
thuộc)
MFI_productive: Hộ gia đình vay cho mục tiêu sản xuất. (Biến phụ thuộc)
Age: Tuổi chủ hộ.
Female: Chủ hộ là nữ.
Education: Trình độ của chủ hộ (0=mù chữ, 1= hoàn tất giáo dục tiểu học (Lớp 5), =2
hoàn tất chương trình cao hơn (Lớp 12)).
Hhsize: Số thành viên trong hộ gia đình.
Dependency: Tỉ lệ phụ thuộc (tỉ lệ số thành viên dưới 15 tuổi hoặc hơn 60 tuổi trong
tổng số thành viên hộ gia đình).
Caste_dum: Tầng lớp hoặc bộ lạc bần nông thuộc diện hỗ trợ chính sách ở Ấn Độ.(=0)
hoặc không (=1)
Urban_dum: Hộ gia đình ở khu vực đô thị hoặc không phải.
IBR indicator: Chỉ số xếp hạng (Indexed Based Ranking) của phúc lợi hộ gia đình.
Bước 2: Đo lường tác động
Biến phụ thuộc: chỉ tiêu IBR.

Imai (2010) Dữ liệu chéo


Tín dụng vi mô và giảm (1) Mô hình treatment effects (Heckman, 1979)
nghèo hộ gia đình: Bằng chứng Bước 1: Ước tính tác động bằng mô hình Probit.
mới từ Ấn Độ Di*= Xi + ui
Biến phụ thuộc: (D) Biến dummy (=1 hộ gia đình tiếp cận tín dụng) (Biến phụ thuộc
lần lượt là việc tiếp cận tín dụng, vay cho sản xuất)
Biến độc lập: vectơ biến đặc điểm hộ gia đình (tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ
giáo dục, kích thước hộ gia đình,tỷ lệ phụ thuộc, tôn giáo, nguồn vay, khu vực cư trú) và
biến công cụ (instruments)
Bước 2: Ước tính IBR bằng mô hình hồi qui
Wi= Zi + Di + i
Ước tính tác động giảm nghẻo bằng các biến phúc lợi với biến phụ thuộc là IBR.
Biến độc lập
Là phúc lợi ròng khi hộ gia đình tham gia chương trình.
Z Là vectơ đặc điểm hộ gia đình ( bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ giáo
dục, kích thước hộ gia đình,tỷ lệ phụ thuộc, tôn giáo, nguồn vay, khu vực cư trú)
(2) Hồi qui Tobit
Ướ c tính tác động
Yt = Xt + t nếu Xt + t > 0
= 0 nếu Xt + t <= 0 (t=1,2,…,N)
Biến phụ thuộc: Đo lường bằng chỉ tiêu IBR.
Hao (2005) Dữ liệu chéo và Dữ liệu bảng
Tác giả Phương pháp_Mô hình
Tiếp cận tài chính và giảm Dữ liệu chéo (cross-sectional data) (tác động ngắn hạn)
nghèo. Áp dụng cho khu vực Giai đoạn 1: Sử dụng mô hình Tobit
nông thôn Việt Nam Biến phụ thuộc: số hộ nhận chương trình.
Nhóm biến độc lập: đặc điểm của hộ gia đình; đặc điểm thị trường địa phương; đặc điểm
của hộ vay.
Giai đoạn 2: Đánh giá chương trình tín dụng đến phúc lợi hộ nghèo.
Sử dụng hàm hồi quy OLS
Biến phụ thuộc: phúc lợi hộ gia đình. (chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu lương thực
bình quân đầu người và chi tiêu phi lương thực bình quân đầu người).
Nhóm biến độc lập: đặc điểm hộ gia đình (tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, giới tính
chủ hộ, số thành viên, sở hữu diện tích đất nông nghiệp (farm land), tiết kiệm tài chính,
tiết kiệm phi tài chính ), đặc điểm thị trường địa phương (giá detergent, giá cá, giá mì,
giá thịt heo, giá gạo, giá quần áo, giáo dục xã, diện tích xã, chỉ số giá khu vực, tổng số
hộ tham gia tín dụng) và đặc điểm đối tượng không quan sát được.
Dữ liệu bảng (panel data) (tác động dài hạn)
Áp dụng hồi quy Probit và hồi qui hai bước của Heckman
Bước 1: Áp dụng hồi quy Probit để ước tính xác suất trở thành hộ gia đình tham gia vào
chương trình.
Biến phụ thuộc là biến nhị phân (=1 nếu hộ tham gia tín dụng)
Nhóm biến độc lập gồm: đặc điểm hộ (tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn (năm), tôn giáo,
hộ nông nghiệp (=1), giới tính chủ hộ, kích thước hộ gia đình, sở hữu diện tích đất nông
nghiệp (farm land), tiết kiệm tài chính, tiết kiệm phi tài chính); đặc điểm thị trường địa
phương (giá detergent, giá cá, giá mì, giá thịt heo, giá gạo, giá quần áo, giáo dục xã, diện
tích xã, chỉ số giá khu vực, các quỹ tín dụng).
Bước 2: Ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong vay tín dụng của hộ gia
đình. Sử dụng mẫu của các hộ tham gia vay trong cả 2 giai đoạn. (tương tự ngắn hạn)
Bước 3: Ước tính tác động của hộ gia đình vay tín dụng đến phúc lợi (chi tiêu bình quân
đầu người, chi tiêu lương thực bình quân đầu người, chi tiêu phi lương thực bình quân
đầu người).
Sử dụng hồi quy Heckman bằng cách tính tỷ số Mills nghịch đảo từ ước lượng probit.
Lensink và Pham (2012) Dữ liệu bảng
TCVM có phải là công cụ Mô hình tác động cố định
quan trọng để giảm nghèo?
Tác động của chương trình ln (Y t)
ij = X'ijt  + E + Cijt" +  
ijt ij j + ijt
TCVM đến lợi nhuận tự tạo ra Yij là tổng lợi nhuận hộ gia đình.
ở Việt Nam X’ là vectơ chỉ đặc điểm hộ gia đình đại diện cho tài sản vốn, tài sản của con người,
biến giá trị đầu ra và đầu vào biến. Ở cấp hộ gia đình, tài sản cố định bao gồm số người
trong hộ gia đình, đất đai, lao động.
Đất đai được đo lường bằng tổng diện tích đất của hộ gia đình.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp đo lường bằng tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động
nông nghiệp trong tổng số lao động tự do (self-employed individuals ) hộ gia đình.
Tài sản con người theo nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân,
dân tộc thiểu số và giáo dục. Ở cấp xã, giá đầu ra và đầu vào có thể được đại diện bởi
một vài biến đại diện cho điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của xã, ví dụ như tiếp cận thị
trường, tiếp cận với giao thông công cộng,
Cijt là lượng tín dụng nhận được của hộ gia đình
Tác giả Phương pháp_Mô hình

γ δ’’ là tham số chưa biết.


δ’’ đo lường tác động của tín dụng.
η và μ khoảng đóng góp biến đổi theo thời gian không kiểm soát được của hộ gia
đình và làng xã.
Eij là biến giả (=1 nếu hộ nhận chương trình)

Duy (2011) Phương pháp Matching


Mức nghèo của hộ gia đình ở Dữ liệu chéo
đồng bằng sông Cửu Long có Bước 1: Mô hình probit
bị tác động bởi việc tiếp cận tín Biến phụ thuộc là biến nhị phân (=1 nếu hộ tham gia tín dụng)
dụng hay không ? Nhóm biến độc lập gồm: tuổi của chủ hộ, giới tính (=1 nếu chủ hộ là nam), trình độ học
vấn (năm), tôn giáo, tình trạng hôn nhân, dân tộc thiểu số, kích thước hộ gia đình, tỷ lệ
phụ thuộc (%), có nghề nghiệp, tổng diện tích đất, đất có sổ đỏ, giá trị ngôi nhà, khoảng
cách đến trung tâm chợ, tỉnh.
Bước 2: Matching. Phân tích dựa trên các chỉ tiêu hộ nghèo như tài sản của hộ gia
đình, chi tiêu giáo dục, chi tiêu lương thực, chi phí phi nông nghiệp, tổng thu nhập, chi
tiêu chăm sóc sức khỏe.
Doan (2011) Phương pháp Propensity Score Matching
Tác động của tín dụng hộ gia Dữ liệu chéo
đình đến chi tiêu cho giáo dục Bước 1: Mô hình probit
và chăm sóc sức khỏe của Biến phụ thuộc là biến nhị phân (=1 nếu hộ tham gia tín dụng)
người nghèo khu vực vùng ven
Nhóm biến độc lập gồm: giới tính chủ hộ, tuổi, giáo dục, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ trẻ
đô thị VN
em tuổi đến trường, số lượng trẻ em và biến dummy phường, thu nhập, tài sản.
Bước 2: Matching. Phân tích dựa trên các chỉ tiêu hộ nghèo như chi tiêu giáo dục, chi
tiêu chăm sóc sức khỏe.
Anh (2011) Dữ liệu thứ cấp
Tài chính vi mô với giảm Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS.
nghèo tại Việt Nam – Kiểm Phương pháp phỏng vấn tập trung vào cách thức hồi tưởng
định và so sánh (so sánh của chính khách hàng hiện nay so với trước khi tham gia vay vốn của tổ chức).
Về cơ cấu thu nhập.
Về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm.
Về mức sống
Về đời sống tinh thần
Nữ (2012) Phương pháp Khác biệt trong khác biệt
Đánh giá tác động của tín Dữ liệu bảng
dụng đối với giảm nghèo ở Yit = 0 + 1D + 2T +3D*T +4Zit +it
nông thôn Việt Nam Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống hộ gia đình i tại thời điểm t.(thu nhập/chi tiêu bình
quân đầu người)
D = 1 Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; = 0 Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh.
T = 0 Hộ khảo sát năm 2004; =1 Hộ khảo sát trong năm 2006.
Zit là các biến kiểm soát .
Biến độc lập: Các biến kiểm soát bao gồm: qui mô hộ, trình độ giáo dục trung bình,
tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, dân tộc, miền nam, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, diện
tích đất, tỷ lệ phụ thuộc.

Hoai (2013) Dữ liệu bảng


Tác giả Phương pháp_Mô hình
Tác động tín dụng vi mô đến fixed-effect regressions
giảm nghèo ở Việt Nam: Phân Yit = MFit +LitXit +it +it
tích dữ liệu Pseudo-Panel Y là kết quả (chi tiêu, thu nhập, giảm nghèo)
MF là biến nhị phân (=1 tiếp cận tín dụng vi mô . Khoản vay dưới 500$)
L là tác động dốc (slope effect) của tiếp cận tín dụng (bằng số lượng vay)
X là vec tơ đặc điểm hộ gia đình và xã (kích thước hộ, tuổi chủ hộ, sử dụng điện)
là đặc điểm không quan sát được.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Propensity score matching Doan (2011)
Duy (2011)
Arun (2006)
Khác biệt trong khác biệt Nữ (2012)
Fixed-effect regressions Hoai (2013)
Lensink và Pham (2012)
Khandker (2003)
Khác biệt nhóm Pitt và Khandker (1998)
Thống kê mô tả - Kiểm định và so sánh Anh (2011)
Hồi quy Probit và hồi qui hai bước của Heckman Hao (2005)
Treatment effects model Imai (2010)
Lensink & Pham (2012)
Pitt & Khandker (1998)

Khandker (2003)

Doan (2011)
Arun (2006)

Imai (2010)

Duy (2011)

Anh (2011)
Hao (2005)

Hoai (2013
Nu (2012)
Biến đưa vào mô hình

BIẾN PHỤ THUỘC


Chi tiêu bình quân đầu người X X X X X X
Chi tiêu bình quân đầu người cho lương thực X X X
Chi tiêu bình quân đầu người cho phi lương thực X X
Tài sản (không kể đất) X X X
Mức nghèo X X
Cung lao động X
Chi tiêu giáo dục trẻ em X X X
Tổng lợi nhuận hộ gia đình X
IBR X X
Tổng thu nhập X X X X
Tiết kiệm X
Chi tiêu chăm sóc sức khỏe X X X
BIẾN ĐỘC LẬP
ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH
Lượng tín dụng nhận được X
Tuổi chủ hộ X X X X X X X
Giới tính chủ hộ X X X X X X
Trình độ học vấn chủ hộ X X X X X X X
Tình trạng hôn nhân X X
Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đến trường X
Số lượng trẻ em X
Kích thước hộ gia đình X X X X X
Tỉ lệ phụ thuộc X X X X
Dân tộc X X X
Khu vực cư trú X X X
Nguồn vay tín dụng X
Thu nhập X
Thu nhập phi nông nghiệp X
Tài sản X X
Đất đai (Diện tích) X X X X
Tôn giáo X X X
Tiết kiệm tài chính X
Tiết kiệm phi tài chính X
Giá trị ngôi nhà X
Khoảng cách đến trung tâm chợ, tỉnh X
ĐẶC ĐIỂM LÀNG XÃ
Giá detergent X
Giá cá X
Giá mì X
Giá thịt heo X
Giá gạo X
Giá quẩn áo X
Mức giáo dục xã X
Diện tích xã X
Chỉ số giá khu vực X
Tổng số hộ tham gia tín dụng X
Sử dụng điện X
MỤC LỤC
ADB (2000a) Finance for the Poor: Microfinance Development Strategy. Manila: Asian Development Bank.
ADB (2000b), The role of central banks in microfinance in Asia and the Pacific, Volume 1, Asian
Development Bank.
Armendáriz de Aghion, B., and J. Morduch (2000), ‘Microfinance beyond group lending’, The Economics of
Transition 8 (2), p. 401–20.
CGAP (1997), Format for Appraisal of Microfinance Institutions. Washington DC: Consultative Group to
Assist the Poorest.
CGAP (2004), “Financial Institutions with a “Double Bottom Line”: Implications for the Future of
Microfinance”, Occasional Paper, Consultative Group to Assist the Poorest.
Chan, Y., and A., Thakor (1987), “Collateral and Competitiveư
Chowdhury, M. A. (2008) Poverty and Microfinance: An investigation into the role of Microcredit in
Reducing the Poverty Level of Borrowing Households in Bangladesh and The Philipines, The Whitehead Journal
of Diplomacy and International Relations. No 19 Summer/Fall 2008.
Coleman, B.E. (1999) Risk, Mutual Assistance, and Mutual Insurance Among Village Bank Members,
University of California at Berkeley, unpublished mimeo.
Daley-Harris, Sam (2003), The State of the Microcredit Summit Campaign 2003. Washington, DC:
Microcredit Summit.
Khander S. R. (2005), “Micro-finance and Poverty: Evidence using Panel Data from Bangladesh”, World
Bank Economic Review 19(2), p.263–86.
Khandker, S. R. (1998). Fighting poverty with microcredit: experience in Bangladesh. Oxford University
Press.
Khandker, S. R. (2005). Microfinance and poverty: Evidence using panel data from Bangladesh. The World
Bank Economic Review, 19(2), 263-286..

Ledgerwood, J. (1999), Microfinance Handbook: An Institutional and Financial Perspective, Washington,


D.C., World Bank.
McKernan, S. (2002), “The Impact of Micro-Credit Programs on Self-Employment Profits: Do Non-Credit
Program Aspects Matter?”, Review of Economics and Statistics, 84(1), p. 93-115, February.
Meyer, R., and G. Nagarajan (2000), “Rural Financial Markets in Asia: Policies, Paradigms, and
Performance.” in A study of rural Asia 3 by the Asian Development Bank. New York: Oxford University Press,
Inc.
Morduch, J., and B., Haley (2002), “Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction”, NYU
Wagner Working Paper No. 1014.
Murray, I. and Lynch, E. (2003), “What do Microfinance Customers value?”, Women’s World Banking,
October.
Nguyen, V.C. (2008), “Is a Governmental Microcredit Program for the Poor really Propoor? Evidence from
Vietnam”, The Developing Economies 46 (2), p. 151 – 187.
Scully, N.D. (2004), “Micro-credit no Panacea for Poor Women”, Sited by the Development Gap
Organization, http://www.developmentgap.org/micro.html .
Arun, T., Imai, K., & Sinha, F. (2006). Does microfinance reduce poverty in India? Propensity score matching
based on a national-level household data.Economics Discussion Paper, The University of Manchester, September.

Appah, E. B. I. M. O. B. O. W. E. I., John, M. S., & Wisdom, S. O. R. E. H. (2012). An analysis of


microfinance and poverty reduction in Bayelsa State of Nigeria. Kuwait Chapter of Arabian Journal of Business and
Management Review, 1(0), 7.
Chowdhury, M. J. A., Ghosh, D., & Wright, R. E. (2005). The impact of micro-credit on poverty: evidence
from Bangladesh. Progress in Development studies, 5(4), 298-309.

Weiss, J., Montgomery, H., & Kurmanalieva, E. (2003). Micro finance and poverty reduction in Asia: what is
the evidence?. ABD Institute Research Paper, (53).

Shastri, R. K. (2009). Micro finance and poverty reduction in India (A comparative study with Asian
Countries). African journal of business management, 3(4), 136-140.

Tilakaratna, G., Wickramasinghe, U., & Kumara, T. (2005). Microfinance in Sri Lanka: A household level
analysis of outreach and impact on poverty. Institute of Policy Studies.

Alemu, B. A. (2006). Microfinancing and Poverty Reduction in Ethiopia. A Paper prepared under the
Internship Program of IDRC, ESARO, Nairobi.

Pitt, M. M., & Khandker, S. R. (1998). The impact of group-based credit programs on poor households in
Bangladesh: Does the gender of participants matter?. Journal of political economy, 106(5), 958-996.

Ghalib, A. K., Malki, I., & Imai, K. S. (2011). Impact of microfinance and its role in easing poverty of rural
households: Estimation from Pakistan. Kobe University.

You might also like