Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC, PHÂN TỬ - PHẦN 2


Chú ý: Đối với các hợp chất vô cơ thường CTPT trùng với CTĐGN, còn hợp chất hữu cơ thường CTPT khác
CTĐGN.
B.1. Bài tập mẫu
Câu 1: Xác định nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học tạo thành và tính nguyên tử khối, phân tử khối: Cr,
10K, Ne, Ca(H2PO 4)2, C6H12O6 , Cl2, Fe2(SO4 )3.
Câu 2: Chỉ rõ đơn chất, hợp chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ: C2H4 , NaCN, Ar, KOH, Ba(HCO3)2 ,
CaCO3, NH3 , CH5N, F2, H2NCH2COOH, CH3COOH.
Câu 3: Cho các nguyên tử với các thành phần cấu tạo sau:
X (6n, 5p, 5e) Y (10p, 10e, 10n) Z (5e, 5p, 5n) T (11p, 11e, 11n)
Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Câu 4: Hãy so sánh xem nguyên tử magnesium nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với:
a) Nguyên tử carbon.
b) Nguyên tử sulfur.
c) Nguyên tử nhôm.
Câu 5: Nguyên tử X nặng gấp bốn lần nguyên tử nitrogen. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc
nguyên tố nào. Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Câu 6: Vẽ sơ đồ sự phân bố các electron của các nguyên tử helium, nitrogen, phosphorus, titanium,
manganese. Xác định số lớp electron, số electron trên mỗi lớp và số electron lớp ngoài cùng của các nguyên
tử trên.
Câu 7: X có 7 electron lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Xác định tên gọi của X, điện tích hạt nhân của X.
Câu 8: X có 5 electron ở phân mức năng lượng cao nhất và có 2 lớp electron. Xác định tên gọi của X, điện
tích hạt nhân của X.
Câu 9: X có 2 electron lớp ngoài cùng và có 4 lớp electron. Xác định tên gọi của X, điện tích hạt nhân của X,
biết 3d44s2 tự động chuyển thành cấu hình bền 3d54s1 và 3d94s2 tự động chuyển thành cấu hình bền hơn
3d104s1.
Câu 10: Tính khối lượng một nguyên tử của Al, Fe, Ag theo amu và gam.
Câu 11: Xác định kí hiệu hóa học và tên của nguyên tử X, biết:
a. Khối lượng nguyên tử của X bằng 24 đvC.
b. Khối lượng của nguyên tử X bằng 39 amu.
c. Điện tích hạt nhân của X bằng +2,56.10-18C.
d. Khối lượng của 5 nguyên tử X bằng 2,242.10-25 kg.
Câu 12: Xác định kí hiệu hóa học và tên của nguyên tử X, biết 5 nguyên tử X có khối lượng 2,657.10-22 gam.
Câu 13: Nguyên tử X có 2 lớp electron, trong đó lớp thứ hai có 5 electron. Tính số proton, nơtron và điện
tích hạt nhân của X.
Câu 14: Nguyên tử X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 6 electron. Tính số proton, điện tích hạt
nhân của X.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 25. Xác định kí hiệu hóa học, tên gọi và số khối của X.
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử
X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định kí hiệu hóa học, tên gọi và số khối
của X.
1
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Câu 12: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 13. Xác định nguyên tử
khối của X, tên và kí hiệu hóa học của X.
Câu 13: Một oxide có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22 hạt. Biết nguyên tử oxi có 8 proton và số khối khối bằng 16. Xác định công thức
hóa học của oxide.
Câu 14: Trong 1 nguyên tử sodium có 12 neutron. Tính số neutron có trong 4,6 gam sodium.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X gồm 3 nguyên tố C, H, O. Biết trong X, phần trăm khối lượng của carbon,
hydrogen lần lượt là 42,10%; 6,43%.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của X bằng 342 amu.
c. Xác định công thức phân tử của X, biết phân tử khối của X nằm trong khoảng 513 đến 855.
Câu 16: X gồm hai nguyên tố Al và O, trong đó phần trăm khối lượng Al bằng 52,94%. Xác định công thức
hóa học của X.
Câu 17: Phân tử MX3 có tổng số hạt bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 60 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong X là 8 hạt. Xác định công thức
của MX3.
Câu 18: Phân tử M có công thức X2Y3. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong X ít hơn trong Y là 8 hạt. Số khối của
nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức
phân tử của M.
Câu 19 (Tuyển sinh vào 10 Lam Sơn Thanh Hóa 2019): Một hợp chất có công thức MX2 trong đó M
chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong
hạt nhân nguyên tử X có số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. Tìm số proton
và số khối của nguyên tử nguyển tố M và X. Xác định công thức phân tử MX2.
B. 2. Bài tập khám phá khoa học
Câu 1.
Để tự pha một cốc nước chanh có gas, ta có thể
pha một cốc nước chanh bình thường rồi thêm vào
cốc một ít muối gì của natri để tạo bọt?
“Các em hãy tự pha 1 cốc nước chanh có gas, chụp
ảnh gửi thầy sau đó thưởng thức tác phẩm của
mình nhé”

Câu 2.

2
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Nguyên tố mặt trăng là nguyên tố hóa học nào?

Câu 3.
Bạn Hoa khi dùng bút bảng trắng trong buổi học đã
quên không đậy nắp. Vài hôm sau bạn Hồng được
giáo viên mời lên bảng làm bài tập, Hồng lấy bút
mà Hoa quên không đậy nắp để viết nhưng không
viết được, mặc dù bút mới viết và còn nhiều mực.
Bạn hãy giải thích giúp Hồng nhé và nêu biện pháp
khắc phục.

Câu 4.
Thời học sinh thật đẹp, tớ (bạn nam) và cậu (bạn nữ) học chung
một lớp. Ngày ngày đến trường, tớ và cậu đều gặp nhau và rất
hợp nhau nên hay học bài nhóm với nhau và thường xuyên trao
đổi bài giải quyết thắc mắc của nhau. Ngoài việc học, tớ và cậu
còn tâm sự với nhau chuyện đời thường, chuyện gia đình, vui
buồn có nhau. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát đã hết 3
năm học cấp 3, nhưng ước mơ hoài bão của tớ và cậu luôn
không thay đổi, ngày bế giảng năm học cuối cấp chúng mình
tâm sự rất nhiều chuyện và cả 2 hứa sẽ cố gắng thi đỗ đại học,
cậu ước mơ FTU cái nôi của những hoa khôi, năng động và hiểu
biết rộng, còn tớ ước mơ HUST cái nôi của những kỹ sư đa tài.
Trước khi mỗi người một phương để chuẩn bị lên Hà Nội thi đại
học, cậu tặng tớ một cây hoa hồng nhỏ và cậu nói rằng trái tim
mình đang đặt ở cây hoa hồng, sau này cây hoa hồng đơm bông
chính là ngày hạnh phúc của tớ và cậu.
Bằng sự cố gắng nỗ lực của tớ và cậu, cuối cùng cánh cửa đại
học mơ ước đã đón chào hai đứa, tớ trở thành kỹ sư IT, còn cậu
trở thành cô nàng xinh xắn IE.
Hằng ngày, tớ chăm sóc cây hoa hồng mà cậu tặng tớ như chăm
bản thân mình, tớ thổi hồn vào cây hoa hồng và tớ cũng đem trái
tím tớ đặt vào cây hoa hồng, từng ngày nhìn cây hoa hồng lớn và
3
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
rất xanh tươi thì lòng tớ vui khôn xiết và đó cũng gần như báo
hiệu ngày tình yêu hai đứa đơm bông sắp đến.
Thấm thoát cũng đã 4 năm, cậu học xong FTU (cử nhân 4 năm),
còn tớ vẫn chưa học xong HUST (bằng kỹ sư cần 5 năm). Bỗng
một ngày tớ nhận được tin cậu đi lấy chồng, tớ rất buồn và nhìn
cây hoa hồng cũng thấy cây đơm bông nhưng bông hoa không
phải màu hồng mà là màu xanh.
Tớ bỗng nhớ đến bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” sao mà giống
mình vậy? Nhưng tớ đủ bản lĩnh, đủ cam đảm để vượt qua và
không giống với nhạc sĩ của bài hát vì tớ hiểu rằng duyên hết thì
duyên đi.
Tuy rằng, chúng ta mỗi người một đường, nhưng trong tim tớ
những kỷ niệm của tớ và cậu mãi mãi không phai và đó là những
kỉ niệm đẹp của thời học sinh.
Với đặc tính của tớ là con người luôn muốn tìm câu trả lời nên tớ
đã đặt ra câu hỏi tại sao cậu lại thay đổi và cây hoa hồng cậu
tặng tớ tại sao nở hoa lại không phải màu hồng? Các bạn hãy
giúp mình tìm câu trả lời nhé.

You might also like