Bài Tập Nhiệt Nhôm (Phần 1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM

Câu 1: Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác
dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng
vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối
đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có
oxi. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,27. B. 0,3. C. 0,28. D. 0,25.
Câu 2: Trộn m gam Al vào 14,96 gam hỗn hợp A gồm CuO, MgO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp rắn.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn B đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp
rắnC. Chia C thành 2 phần bằng nhau. Phần một tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau
phản ứng thấy thoát ra 24V lít (đktc) khí H2 và còn lại một phần rắn không tan. Phần hai tác dụng với
dung dịch HNO3 (dư, đun nóng) thì thấy có 0,69 mol HNO3 đã tham gia phản ứng. Sau phản ứng thu
được dung dịch D chứa 45,43 gam muối; đồng thời thấy thoát ra 29V lít hỗn hợp khí E gồm NO, N2O có
tỷ khối so với H2 bằng 456/29. Cho dung dịch NaOH vào D đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất
thì dừng lại, sau đó lấy kết tủa đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12,7 gam
chất rắn. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn A gần nhất với:
A. 8% B. 6% C. 16% D. 12%
Câu 3: Trộn bột nhôm (dư) với m gam hỗn hợp x gồm CuO, MgO, Cr2O3 và FexOy (trong FexOy oxi
chiếm 27,59% theo khối lượng) rồi nung nóng thì thu được 240 gam hỗn hợp Y. Để tác dụng vừa đủ với
các chất trong hỗn hợp Y thì phải dùng hết 450 ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, lấy 1/2 hỗn hợp Y
cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư) thì thu được 12,32 lít khí NO (spk duy nhất, đktc). Giả
sử sản phẩm của phản ứng giữa Cr với HNO3 là hợp chất Cr3+. Phần trăm khối lượng của FexOy trong
hỗn hợp X là:
A. 58,34% B. 32,27% C. 64,53% D. 20,01%
Câu 4: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 18,76 gam hỗn hợp rắn gồm Al, Fe3O4, CuO, MgO đến khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng
thu được dung dịch Y, hỗn hợp rắn Z và thấy thoát ra 3,75a mol khí H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y
thu được 15,6 gam kết tủa. Hòa tan hết hỗn hợp rắn Z trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng; sau
phản ứng thu được dung dịch T và thấy thoát ra 2,75a mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3–.
Cô cạn dung dịch T thu được 42,22 gam muối khan. Biết các khí đều đo ở đktc và các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với ?
A. 17,1% B. 12,8% C. 8,5% D. 21,3%
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X trong khí trơ, thu
được hỗn hợp Y. Chia Y làm hai phần: – Phần 1 phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít
khí H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan. – Phần 2 (có khối lượng 39,72 gam) phản ứng với dung
dịch HNO3 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với?
A. 50. B. 48. C. 40. D. 39.
Câu 6: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí
thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai phần. Phần một tác
dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần hai tác
dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam
hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 101. B. 102. C. 99. D. 100.
Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân không thu
được 21,69 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần:
– Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan.
– Phần 2: trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung
dịch T chỉ chứa các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc), biết tỉ khối của Z với
He là 6,1. Dung dịch T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu được 147,82 gam kết tủa. Nồng
độ % khối lượng FeCl2 có trong dung dịch T là
A. 3,6% B. 4,1% C. 3,2% D. 4,6%
Câu 8: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 trong khí trơ, thu được
hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít
H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu
được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của
H2SO4). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị gần nhất của m là
A. 10,259. B. 11,245. C. 14,289. D. 12,339.
Câu 9: Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 ( trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng ), thực
hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn
toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,021 mol một
khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng
không đổi thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 14,15 gam B. 15,35 gam C. 15,78 gam D. 14,58 gam
Câu 10: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau
một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần
một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl
loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử
thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
A. 20,00%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 50,00%.
Câu 11: Nung 5,54 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp rắn Y.
Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl dư thì lượng H2 sinh ra tối đa là 0,06 mol. Nếu cho Y vào dung dịch
NaOH dư thì thấy còn 2,96 g chất rắn không tan. % khối lượng của Al trong X là:
A. 29,24% B. 24,37% C. 19,50% D. 34,11%
Câu 12: Nung nóng 19,52 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau một
thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X cần dùng 600 ml dung dịch HCl 1,6M thu được 0,18
mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là.
A. 72,00 gam B. 10,32 gam C. 6,88 gam D. 8,60 gam
Câu 13: Cho 10,8 gam bột Al và m gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe3O4 vào bình chân không rồi nung
nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch
NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol H2, đồng thời thu được 18,08 gam hỗn hợp chất rắn không tan. Phần 2
cho tác dụng hết với HNO3 dư thu được dung dịch Z chứa 106,16 gam muối và thoát ra 0,18 mol khí NO
duy nhất. Khối lượng của Fe3O4 có trong m gam X là
A. 21,92 B. 24,32 C. 27,84 D. 19,21
Câu 14: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa
tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản
ứng tối đa với 0,56 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m
là:
A. 3,24. B. 2,16. C. 2,43. D. 1,62.
Câu 15: Cho 3,78 gam bột Al vào hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cr2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) thu được hỗn hợp X.
Nung nóng X trong khí trơ, sau một thời gian thu được rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng
dư, thấy thoát ra 0,09 mol H2, đồng thời còn lại 9,6 gam chất rắn không tan. Nếu cho Y vào dung dịch
HCl loãng dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch Z chứa 38,92 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,18 B. 0,15 C. 0,16 D. 0,17
Câu 16: Nung nóng 40,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí, sau 1 thời
gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dd NaOH loãng dư, thấy
thoát ra 4,032 lít H2. Phần 2 tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được 0,16 mol khí NO duy nhất và dung
dịch Y có chứa 97,68 gam muối. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Tính
phần trăm khối lượng Fe3O4 phản ứng
A. 66,7% B. 75% C. 58,3% D. 25%
Câu 17: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp A gồm Al và Cr2O3 thu được hỗn hợp chất
rắn B. Chia B thành 2 phần :
Phần 1: Có khối lượng m1 tác dụng với HCl loãng nguội dư thu được V lít khí H2 ở đktc và dung dịch C.
Cô cạn cẩn thận dung dịch C thu được 28,035 gam chất rắn (không xét đến sự thăng hoa của AlCl3).
Phần 2: Có khối lượng m2 tác dụng với NaOH đặc thu được 0,672 lít khí H2, dung dịch D và chất rắn E.
Biết m1 + m2 = 22,76 gam. Giá trị của V gần đáp án nào nhất?
A. 3,36(l) B. 2,24(l) C. 5,6(l) D. 1,12(l)
Câu 18: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một
phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch
chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,5 B. 1,3 C. 1,5 D. 0,9
Câu 19: Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng cho phản ứng xảy ra một thời gian, làm
lạnh được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư
thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là
A. 28,326 B. 18,325 C. 27,965 D. 16,605
Câu 20: Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng), thực
hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn
toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,021 mol một
khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng
không đổi thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 14,15 gam B. 15,35 gam C. 15,78 gam D. 14,58 gam
Câu 21: Nung 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, chia chất rắn thu được thành
hai phần bằng nhau. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc), còn lại chất rắn
Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 2,464 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Phần hai phản ứng tối đa với 64,68 gam H2SO4 (đặc, nóng) trong dung dịch, thu được SO2 là sản phẩm
khử duy nhất của S+6. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%. B. 75%. C. 50%. D. 60%.
Câu 22: Nung nóng 60,8 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X làm hai phần. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng
NaOH phản ứng là 12,8 gam, đồng thời thu được 0,24 mol khí H2 và còn lại 11,84 gam rắn không tan.
Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch 0,38 mol HNO3 và 1,1 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung
dịch chỉ chứa các muối có khối lượng 136,68 gam và hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O, H2 (trong đó H2 có số
mol là 0,05 mol). Tỉ khối của Z so với He là a. Giá trị của a là?
Câu 23: Nung nóng 63,48 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí,
sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 7,2 gam.
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,44 mol HCl, thu được 0,23 mol khí H2 và dung dịch Y chỉ
chứa các muối, trong đó có x gam muối FeCl2. Dung dịch Y tác dụng với tối đa dung dịch chứa 1,7 mol
NaOH. Giá trị của x là?
Câu 24: Nung m gam hỗn hợp (Al, FexOy) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được hỗn hợp X. Chia X làm 2 phần:
Phần 1: Có khối lượng bằng 40,2 gam. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được
20,16 lít SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sau phản ứng thu được 3,36 lit H2 (đktc) và còn lại 5,6
gam chất rắn không tan.
Tìm công thức oxit và giá trị m:
A. Fe3O4 và 26,9 B. Fe2O3 và 28,8 C. Fe2O3 và 26,86 D. Fe2O3 và 53,6
Câu 25: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3, CuO và Al trong khí trơ, chia chất rắn Y thu được
thành hai phần. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 20,4 gam chất rắn Z và a mol khí H2.
Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 5a mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần
hai tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch T chứa 38,22 gam muối và a mol NO (sản
phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 46,65 B. 47,52 C. 53,26 D. 57,15
Câu 26: Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ, đến phản ứng hoàn toàn thu được
hỗn hợp rắn Y. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy
lượng NaOH phản ứng là 6,4 gam; đồng thời thoát ra 0,06 mol H2. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng
dư, thấy thoát ra 0,252 mol H2; đồng thời còn lại 3,456 gam kim loại không tan. Phần trăm khối lượng
Fe3O4 trong hỗn hợp X là.
A. 53,7% B. 44,8% C. 59,6% D. 47,7%
Câu 27: Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí, sau một
thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HCl
loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam chất rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch
HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí
không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn
dung dịch Y thu được 112,24 gam muối. Giá trị của x là
A. 3,84 B. 5,12 C. 1,92 D. 2,56
Câu 28: Hỗn hơp A gồm bột Al và 1 oxit sắt được chia thành 3 phần bằng nhau
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 (l) khí (đktc)
Phần 2 và phần 3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau phản ứng với phần 2 đem hòa
tan trong dung dịch NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí thoát ra. Cho C phản ứng hết với
dung dịch AgNO3 1M thì cần 120ml, sau phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn và dung dịch chỉ có
Fe(NO3)2.
Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm cho vào binh có 2(l) dung dịch
H2SO4 0,095M thu được dung dịch D và một phần Fe không tan.
1) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần.
2) Tính nồng độ mol/l của các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Coi V các chất rắn không đáng kể,
thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 29: Nung nóng 48,12 gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Cr2O3 trong khí trơ, sau một thời gian, thu
được rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau: Phần một cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng
NaOH phản ứng là 13,6 gam; đồng thời thu được 7,68 gam rắn. Hòa tan hết phần hai trong dung dịch
HCl loãng, đun nóng (dùng dư), thu được 2,464 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 61,57 gam muối. Biết
rằng trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 60%. B. 75%. C. 50%. D. 80%.
Câu 30: Nung nóng 36,34 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4 và Cr2O3 trong khí trơ đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản
ứng là 15,2 gam; đồng thời thoát ra 0,09 mol khí H2. Nếu cho 36,34 gam X vào dung dịch chứa 2,0 mol
HCl (dùng dư), thu được 0,5 mol khí H2 và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa
x mol NaOH (không có mặt oxi), thu được 26,16 gam hỗn hợp các hiđroxit. Giá trị của x là.
A. 2,46. B. 2,44. C. 2,48. D. 2,42.
ĐÁP ÁN
1C 2C 3C 4B 5A 6D 7B 8A 9B 10B
11A 12B 13C 14B 15D 16B 17 18B 19C 20B
21D 7,1 11,43 24D 25A 26A 27D Tự luận 29A 30B

28. Fe2O3. Rắn gồm: Al2O3 (0,03), Fe (0,06), Fe2O3 dư (0,03).

mFe không tan = 1,12; Al3+ (0,06), SO42- (0,19), Fe2+ (0,1)

You might also like