Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG 1

HỆ ĐIỀU HÀNH
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Hệ điều hành Window Server

Giảng viên: Đặng Trần Lê Anh


Nhóm học: 06
Tổ: 41
Danh sách sinh viên: Nguyễn Thị Hằng – B20DCVT139
Lê Phúc Chinh – B20DCVT064
Phạm Quang Huy - B20DCVT189
Nguyễn Tất Phúc- B20DCVT293
Đặng Đình Trung - B20DCVT396
Mai Đức Vinh - B20DCVT41
Hệ điều hành

MỤC LỤC
1 Lịch sử Windows Server qua các phiên bản.............................................................................. 4
1.1 Windows NT Server ............................................................................................... 4
1.1.1 Windows NT Advanced Server 3.1 .................................................................. 4
1.1.2 Windows NT Advanced Server 3.1. ................................................................. 4
1.1.3 Windows NT Server 3.5. .................................................................................. 4
1.1.4 Windows NT Server 3.51 ................................................................................. 5
1.1.5 Windows NT Server 4.0 ................................................................................... 5
1.2 Sự phát triển của Windows Server .......................................................................... 5
1.2.1 Windows Server 2000 ...................................................................................... 5
1.2.2 Windows Server 2000 ...................................................................................... 6
1.2.3 Windows Server 2003 ...................................................................................... 6
1.2.4 Windows Server 2003 R2 ................................................................................. 6
1.2.5 Windows Server 2008 ...................................................................................... 6
1.2.6 Windows Server 2008 R2 ................................................................................. 7
1.2.7 Windows Server 2012 ...................................................................................... 7
1.2.8 Windows Server 2012 R2 ................................................................................. 8
1.2.9 Windows Server 2016 ...................................................................................... 8
1.2.10 Windows Server 2019 .................................................................................... 8
1.2.11 Windows Server 2022 .................................................................................... 9
2 Các đặc điểm của hệ điều hành Window Server: ..................................................................... 9
2.1 Quản lý tài nguyên ................................................................................................. 9
2.2 Quản lý người dùng và quyền truy cập ................................................................. 10
2.3 Quản lý mạng ....................................................................................................... 11
2.4 Quản lý ứng dụng ................................................................................................. 12
2.5 Quản lý bảo mật ................................................................................................... 12
2.6 Các tính năng ảo hóa ............................................................................................ 13
2.7 Các tính năng lưu trữ ............................................................................................ 14
3 Một số dịch vụ trên hệ điều hành Window Server ................................................................. 14
3.1 Active Directory ................................................................................................... 14
Hệ điều hành

3.2 DHCP ................................................................................................................... 15


3.3 Tệp và Lưu trữ ...................................................................................................... 15
3.4 Dịch vụ in ấn ........................................................................................................ 15
3.5 Windows Update Services .................................................................................... 15
Hệ điều hành

1. Lịch sử Windows Server qua các phiên bản


Máy chủ cung cấp các service cho các máy tính khác trên một mạng và do đó chúng có
thêm một số yêu cầu từ hệ điều hành so với các PC thông thường. Microsoft nổi tiếng với
hệ điều hành máy tính Windows và hãng này cũng tạo ra các tính năng đặc biệt để hỗ trợ
các máy chủ.
Windows Server là hệ thống hàng đầu để quản lý máy chủ và là đối thủ chính của hệ điều
hành Linux. Microsoft tạo ra các bản viết lại thường xuyên của hệ điều hành này, cho đến
phiên bản mới nhất, đó là Windows Server 2019.

1.1 Windows NT Server


-Microsoft đã sử dụng thương hiệu “NT” cho hệ điều hành Windows thương mại của mình
trong suốt những năm 1990. Có một số phiên bản của hệ điều hành với tên gọi NT.
1.1.1 Windows NT Advanced Server 3.1
- Phiên bản đầu tiên của hệ thống là Windows NT Advanced Server 3.1, được phát hành
vào năm 1993. Đây là hệ thống 32-bit, có phiên bản dành cho thiết bị đầu cuối và một phiên
bản khác dành cho máy chủ. Phiên bản máy chủ được phát triển thành dòng sản phẩm
Windows Server. Việc tách ra phiên bản máy chủ chuyên dụng của hệ điều hành từ phiên
bản NT tiêu chuẩn giải thích lý do tại sao không bao giờ có Windows NT Server phiên bản.
1.1.2 Windows NT Advanced Server 3.1.
- Phiên bản đầu tiên của hệ thống là Windows NT Advanced Server 3.1, được phát hành
vào năm 1993. Đây là hệ thống 32-bit, có phiên bản dành cho thiết bị đầu cuối và một phiên
bản khác dành cho máy chủ. Phiên bản máy chủ được phát triển thành dòng sản phẩm
Windows Server. Việc tách ra phiên bản máy chủ chuyên dụng của hệ điều hành từ phiên
bản NT tiêu chuẩn giải thích lý do tại sao không bao giờ có Windows NT Server phiên bản.
1.1.3 Windows NT Server 3.5.
- Năm 1994, Microsoft đã giới thiệu Windows Server 3.5. Phiên bản này cho phép kết nối
liên thông với các hệ thống Unix và Novell Netware. Vào thời điểm đó, Windows Server
là một tên tuổi mới trên thị trường và hầu hết các mạng đều chạy trên máy chủ Unix hoặc
Novell. Vì vậy, khả năng tương thích với hai hệ thống này là điều cần thiết để Windows
Server được các doanh nghiệp sử dụng mạng chấp nhận.

4
Hệ điều hành

1.1.4 Windows NT Server 3.51


- Năm 1995, Microsoft đã cải thiện rất nhiều giao diện PC Windows với Windows 95.
Hãng này cũng tạo ra Windows NT Server 3.51 để quản lý các máy tính chạy Windows
95. Hệ thống máy chủ có được khả năng quản lý giấy phép phần mềm cho máy khách,
cũng như cài đặt, cập nhật Windows 95 và yếu tố của hệ điều hành qua mạng.
1.1.5 Windows NT Server 4.0
- Đến năm 1996, Windows NT Server đã mang nét đặc trưng trong giao diện của Windows
95, thông qua việc phát hành Windows NT Server 4.0. Phiên bản hệ điều hành này bao
gồm IIS 2.0 miễn phí. Internet Information Server (IIS hay máy chủ thông tin Internet) là
hệ thống máy chủ Web của Microsoft, ngày nay là phần mềm máy chủ Web hàng đầu trên
thế giới, cạnh tranh trực tiếp với đối thủ hàng đầu Apache HTTP Server. IIS chỉ vượt qua
Apache trở thành máy chủ Web được cài đặt rộng rãi nhất vào năm 2018. Tức là Microsoft
đã phải mất 22 năm (kể từ khi bắt đầu tích hợp IIS miễn phí) để buộc hệ thống Apache
miễn phí nhường vị trí số 1.
- Sự phức tạp ngày càng cao của các mạng được thể hiện qua các cải tiến cho Windows
NT Server, thông qua các gói dịch vụ bổ sung và việc tạo ra Windows NT Server Enterprise
vào năm 1997. Những cải tiến này bao gồm tích hợp các dịch vụ mã hóa public key (khóa
công khai) và quản lý hệ điều hành cho các cụm máy chủ. Hai tính năng bổ sung khác có
tính đến những tương tác với các mạng bị tắc nghẽn là Transaction Server và Message
Queue Server.
- Cải tiến cuối cùng cho Windows NT Server là sự ra đời của phiên bản Windows NT
Server 4.0 Terminal Server vào năm 1998. Phiên bản này đã cải thiện khả năng kết nối với
các hệ thống không phải Windows và cũng tạo ra một cầu nối từ các ứng dụng DOS 16bit
để chúng có thể giao tiếp với môi trường Desktop 32bit.

1.2 Sự phát triển của Windows Server


- Microsoft đã từ bỏ thương hiệu “NT” vào năm 2000 với việc phát hành Windows Server
2000. Từ đó trở đi, tên phiên bản của Windows Server được đặt theo năm phát hành.
1.2.1 Windows Server 2000
- Các cải tiến đi kèm với Windows Server đã cung cấp cho hệ điều hành này nhiều tính
năng mà mọi người vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Các tính năng bao gồm hỗ trợ cho
XML, tạo Active Server Pages (ASP) và sử dụng Active Directory để xác thực người dùng.
Hệ điều hành Windows Server 2000 cũng giới thiệu khái niệm về các phiên bản phù hợp

5
Hệ điều hành

(tailored version), cũng như Windows Server tiêu chuẩn. Microsoft cũng đã phát hành
Advanced Server và Datacenter Server.
1.2.2 Windows Server 2000
- Các cải tiến đi kèm với Windows Server đã cung cấp cho hệ điều hành này nhiều tính
năng mà mọi người vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Các tính năng bao gồm hỗ trợ cho
XML, tạo Active Server Pages (ASP) và sử dụng Active Directory để xác thực người dùng.
Hệ điều hành Windows Server 2000 cũng giới thiệu khái niệm về các phiên bản phù hợp
(tailored version), cũng như Windows Server tiêu chuẩn. Microsoft cũng đã phát hành
Advanced Server và Datacenter Server.
1.2.3 Windows Server 2003
- Windows Server 2000 được viết lại và phát hành với tên gọi Windows Server 2003 nhằm
mục đích giảm các sự kiện yêu cầu khởi động lại hệ thống. Tức là có thể cài đặt các bản
sửa lỗi và cập nhật nhanh chóng mà không phải khởi động lại hệ thống. Microsoft cũng
tăng cường các tính năng bảo mật cho hệ điều hành và đây là lần đầu tiên môi trường .NET
được đưa vào hệ điều hành Windows Server.
- Một thời gian ngắn sau khi phát hành Windows Server 2003, Microsoft đã tạo ra một bản
cập nhật chuyển đổi hệ thống sang môi trường chương trình 64bit.
1.2.4 Windows Server 2003 R2
- Windows Server 2003 R2 ra mắt vào năm 2005. Khách hàng đã mua Windows Server
2003 được phép truy cập miễn phí phiên bản mới này. Tất cả doanh số của Windows Server
2003, từ khi phát hành phiên bản này, thực ra là Windows Server 2003 R2.
- Những cải tiến cho hệ thống Windows Server R2 tập trung vào các vấn đề bảo mật. Xác
thực người dùng được dựa trên Active Directory và vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, Microsoft đã phát triển một tính năng bổ sung cho hệ thống xác thực này và
được tích hợp vào R2. Tính năng mới này là Active Directory Federation Services. Mục
đích của tiện ích mở rộng AD này là cho phép các dịch vụ bên ngoài được bao gồm trong
các quyền Single Sign On (xác thực một lần) được quản lý trong mạng.
- Gói R2 cũng cho phép thiết lập các chính sách bảo mật cho nhóm hệ thống thông qua
Security Configuration Wizard. Các cải tiến R2 khác bao gồm nén dữ liệu tốt hơn để truyền
file và quy trình nhân bản cho các mạng WAN multisite.
1.2.5 Windows Server 2008
- Phiên bản tiếp theo của Windows Server mất ba năm để sẵn sàng ra mắt thị trường và nó
bao gồm một cải tiến khác cho Active Directory. Microsof cũng đã thực hiện một số thay

6
Hệ điều hành

đổi cơ bản về cách dịch vụ mạng tương tác với tính năng hỗ trợ phần mềm của hệ điều
hành.
- Một lợi ích lớn cho người dùng Windows Server trong phiên bản này là nó bao gồm hệ
thống ảo hóa Hyper-V của Microsoft. Quyết định này có thể đã được đưa ra để nâng cao
khả năng cạnh tranh của Microsoft trong lĩnh vực ảo hóa. Nhu cầu về một hệ thống ảo hóa
đang ngày càng tăng trong lĩnh vực quản lý CNTT.
- Các tiện ích mới khác được tích hợp trong Windows Server 2008 là Event Viewer và
Server Manager. Đây là những công cụ quản trị hệ thống hữu ích, cho phép các admin kiểm
soát tốt hơn hoạt động của máy chủ.
- Server Core là một sản phẩm ngày càng quan trọng của Microsoft. Đó là phiên bản “trần”
của phần mềm Windows Server và cho phép truy cập dòng lệnh. Nó có thể được chạy mà
không cần GUI Desktop quen thuộc của môi trường Windows và ngày càng trở nên thu
hút hơn đối với các quản trị viên hệ thống (những người thoải mái hơn với môi trường
dòng lệnh đã quen sử dụng trên Unix và Linux).
- Có 4 phiên bản Windows Server 2008: Standard, Enterprise, Datacenter và Web.
1.2.6 Windows Server 2008 R2
- Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009, Windows Server 2008 R2 vẫn được sử dụng cho
đến ngày nay. Hầu hết sự khác biệt của phiên bản này so với Windows Server 2008 ban
đầu là về kỹ thuật và phát sinh trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Cho đến thời điểm này, các
sản phẩm Windows Server đều dựa trên Windows Vista. Tuy nhiên, Windows Server 2008
R2 lại dựa trên Windows 7, giúp đưa hệ thống thực thi chương trình lên môi trường 64bit.
1.2.7 Windows Server 2012
- Vào năm 2012, Microsoft đã nỗ lực hết mình để giành chiến thắng trong lĩnh vực “Đám
mây”, do đó, hãng này đã thêm các tính năng vào Windows Server để cho phép hệ điều
hành này tương tác tốt hơn với các dịch vụ off-site. Microsoft đã tiếp thị Windows Server
2012 với vai trò của một “Cloud OS” (hệ điều hành đám mây). Đây có lẽ là mục tiêu cao
nhất của việc đưa Hyper-V vào phiên bản Windows Server 2008.
- Tất cả các cải tiến cho hệ thống Windows Server trong phiên bản này tập trung vào việc
làm Hyper-V có sẵn trở thành tài nguyên đám mây, dễ dàng tích hợp với tính năng phân
phối onsite (tại chỗ) như các máy chủ cục bộ. Hệ thống lưu trữ, qua trung gian là Hyper-
V, cũng được cập nhật trong phiên bản này. Switch ảo Hyper-V và Hyper-V Replica được
bao gồm trong phiên bản này để tăng cường sự phát triển của các chiến lược mạng hybrid
(mạng lai).

7
Hệ điều hành

- Cả PowerShell và Server Core có vai trò quan trọng hơn với phiên bản này.
- Có 4 phiên bản Windows Server 2012: Essentials, Foundation, Standard và Datacenter.
Phiên bản Essentials nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ.
1.2.8 Windows Server 2012 R2
- Windows Server 2012 R2 đã được phát hành vào năm 2013. Thành phần của hệ điều hành
cho thấy việc sử dụng PowerShell còn được mở rộng hơn nữa. Microsoft tiếp tục nhắm
mục tiêu vào việc đưa ra các chức năng máy chủ onsite tốt hơn, cung cấp khả năng tích
hợp các dịch vụ đám mây. Hệ thống lưu trữ và ảo hóa cũng được đại tu và các Web service
(dịch vụ web) cũng được tăng cường.
- Các tính năng lưu trữ được tăng cường trong bản nâng cấp này bao gồm nhân bản các file
phân tán và cải thiện quyền truy cập cho chia sẻ file. Khả năng phục vụ các thiết bị di động
bằng phần mềm từ máy chủ cũng được cải thiện. Microsoft đã giới thiệu hệ thống Desired
State Configuration dựa trên PowerShell để tăng cường quản lý cấu hình mạng.
1.2.9 Windows Server 2016
- Một hệ thống máy chủ mới quan trọng đã xuất hiện đi kèm với Windows Server 2016.
Đây là Nano Server, một triển khai máy chủ tối thiểu gọn nhẹ, có ít giao diện hơn và do đó
khó tấn công hơn. Phiên bản Windows Server này cũng bao gồm Server Core.
- Microsoft đã giới thiệu Network Controller trong Windows Server 2016, cho phép các
admin quản lý cả thiết bị mạng vật lý và ảo từ một bảng điều khiển.
- Windows Server 2016 đã có sẵn trong phiên bản Standard và Datacenter. Không có phiên
bản R2 của Windows Server 2016.
1.2.10 Windows Server 2019
- Được phát hành vào tháng 10 năm 2018, là một hệ điều hành ổn định, an toàn và có tính năng
đầy đủ để hỗ trợ các ứng dụng, dịch vụ và tài nguyên mạng trong môi trường doanh nghiệp.

- Một số đặc điểm của Windows Server 2019 bao gồm:


+ Tăng cường bảo mật: Windows Server 2019 được cải tiến về bảo mật, cung cấp tính năng
như bảo vệ mạng, bảo mật giảm thiểu, bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ các phần mềm
độc hại và cải tiến về tính năng bảo mật của máy chủ.
+ Tăng hiệu suất: Windows Server 2019 được cải tiến để đáp ứng với các yêu cầu về tốc
độ xử lý, tăng cường hiệu suất và tối ưu hóa tài nguyên máy chủ. Điều này giúp cho các
ứng dụng và dịch vụ chạy trên Windows Server 2019 có thể hoạt động nhanh hơn và hiệu
quả hơn.

8
Hệ điều hành

+ Công cụ quản lý: Windows Server 2019 cung cấp nhiều công cụ quản lý để người quản
trị có thể quản lý và giám sát hệ thống dễ dàng hơn. Các công cụ này bao gồm Server
Manager, PowerShell, Remote Server Administration Tools (RSAT) và Windows Admin
Center.
+ Virtualization: Windows Server 2019 có tính năng ảo hóa được tăng cường, bao gồm
tính năng Hyper-V và các tính năng ảo hóa mới như Virtual Machine Protection và
Shielded Virtual Machines.
+ Storage Spaces Direct: Tính năng Storage Spaces Direct cho phép người quản trị tạo ra
các giải pháp lưu trữ tập trung và dễ dàng mở rộng. Nó cung cấp khả năng kết nối với các
ổ đĩa để tạo một pool lưu trữ đáng tin cậy và hiệu quả cho các ứng dụng.
1.2.11 Windows Server 2022
- Windows Server 2022 là phiên bản mới nhất của hệ điều hành máy chủ của Microsoft
được ra mắt năm 2021. Là hệ điều hành đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về hiệu
suất, bảo mật và khả năng quản lý.
+ Tăng cường bảo mật: Windows Server 2022 có tính năng bảo mật mới như Secured-core
Server và các công cụ để giúp người dùng đối phó với các mối đe dọa mạng.
+ Tăng hiệu suất: Windows Server 2022 có tính năng tối ưu hóa phần cứng và phần mềm
để cải thiện hiệu suất của hệ thống. Nó cũng có tính năng mới để giảm thiểu sự gián đoạn
trong quá trình cập nhật và khôi phục.
+ Công cụ quản lý: Windows Server 2022 có công cụ quản lý như Windows Admin Center
và PowerShell để giúp người dùng quản lý hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả.
+ Ảo hóa: Windows Server 2022 cung cấp tính năng ảo hóa mới như Windows Containers
và tính năng tăng cường Hyper-V.
+ Lưu trữ: Windows Server 2022 cung cấp tính năng mới như Storage Migration Service,
Storage Replica và các tính năng lưu trữ khác để giúp người dùng dễ dàng quản lý và bảo
vệ dữ liệu của họ.
2. Các đặc điểm của hệ điều hành Window Server:
2.1 Quản lý tài nguyên
- Window Server cho phép quản trị viên cấu hình các quyền truy cập cho các tài nguyên
trên hệ thống, bao gồm các thư mục, tập tin, máy in và dịch vụ
- Window Server cung cấp các công cụ quản lý tài nguyên như Task Manager, Resouce
Monitor, Performmance Monitor, Disk Management, Server Manager:

9
Hệ điều hành

+ Resource Monitor: là một cộng cụ giám sát tài nguyên trên trên Window Server, cho
phép hiển thị các thông tin chi tiết về CPU, RAM, ổ cúng và mạng. Có thể sử dụng
Resource Monitor để phát hiện các ứng dụng, tiến trình, dịch vụ hoặc trình điều khiển nào
đang sử dụng quá nhiều tài nguyên
+ Task Manager: là một công cụ quản lý tiến trình trên Window Server, cho phép xem các
tiến trình đang chạy, mức độ sử dụng CPU, RAM và ổ đĩa, cũng như tình trạng kết nối
mạng của máy chủ
+ Performance Monitor: là công cụ giám sát hiệu suất trên Window Server, cho phép theo
dõi các hiệu suất như tốc độ CPU, tốc độ mạng, tốc độ ổ đĩa và dung lượng RAM.
Performance Monitor cung cấp các bộ đếm hiệu suất để phát hiện các vấn đề hiệu suất và
tìm cách khắc phục chúng
+ Disk Management: là một công cụ quản lý ổ đĩa trên Window Server, cho phép tạo, xóa
và quản lý các phân vùng ổ đĩa, định dạng ổ đĩa, thay đổi kích thước phân vùng và kiểm
tra tình trạng sức khỏe ổ đĩa
+ Server Manager: là một công cụ quản lý máy chủ trên Window Server, cho phép quản lý
các vai trò, tính năng và dịch vụ trên máy chủ. Server Manager cung cấp các trình đơn và
công cụ để quản lý tài nguyên, kiểm tra sự cố, cài đặt phần mềm và cập nhật hệ thống
2.2 Quản lý người dùng và quyền truy cập
- Là một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành Window Server, cho phép
quản lý người dùng và phân quyền truy cập vào các tài nguyên trên máy chủ.
- Window Server cung cấp một số công cụ quản lý người dùng và quyền truy cập như:
Local Users and Groups, Active Directory Users and Computers, Group Policy
Management, Permission Wizard, Security Configuration, Remote Desktop Services …
+ Local Users and Groups: Là một công cụ quản lý người dùng và nhóm trên Windows
Server, cho phép tạo, sửa đổi hoặc xóa người dùng và nhóm, quản lý mật khẩu và phân
quyền truy cập vào các tài nguyên.
+ Active Directory Users and Computers: Là một công cụ quản lý người dùng và nhóm
trên Windows Server, cho phép quản lý các tài khoản người dùng và nhóm trong một môi
trường Active Directory. Active Directory Users and Computers cung cấp các tính năng
quản lý như tạo, xóa và sửa đổi tài khoản người dùng và nhóm, phân quyền truy cập và
quản lý các chi nhánh và vùng.
+ Group Policy Management: Là một công cụ quản lý cấu hình trên Windows Server, cho
phép quản lý các thiết lập và chính sách trong một môi trường Active Directory. Group

10
Hệ điều hành

Policy Management cung cấp các tính năng quản lý như tạo, sửa đổi và áp dụng các chính
sách, quản lý tài khoản người dùng và nhóm và phân quyền truy cập vào các tài nguyên.
+ Permission Wizard: Là một công cụ trợ giúp tạo và phân quyền trên Windows Server,
cho phép tạo các quyền truy cập cho người dùng hoặc nhóm trên các tài nguyên như thư
mục, tập tin và ổ đĩa.
+ Security Configuration Wizard: Là một công cụ quản lý bảo mật trên Windows Server,
cho phép cấu hình các cài đặt bảo mật trên máy chủ, bao gồm các quyền truy cập, tường
lửa và cấu hình bảo mật khác.
+ Remote Desktop Services: Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép quản lý truy
cập từ xa vào máy chủ và các tài nguyên của nó. Remote Desktop Services cung cấp các
tính năng quản lý như quản lý người dùng và phiên hội thoại từ xa, phân quyền truy cập và
quản lý các kết nối từ xa.
2.3 Quản lý mạng
- Quản lý mạng là một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành Windows
Server, cho phép quản lý mạng trên máy chủ và thiết lập kết nối mạng giữa các thiết bị.
- Window Server cung cấp một số công cụ giúp người dùng quản lý mạng như: Network
and Sharing Center, DHCP Server, DNS Server, Routing and Remote Access, Network
Load Balancing, Windows Firewall with Advanced Security….
+ Network and Sharing Center: Là một công cụ quản lý mạng trên Windows Server, cho
phép xem và quản lý các kết nối mạng, thiết lập kết nối mạng mới và cấu hình các thiết lập
mạng.
+ DHCP Server: Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép cấp phát địa chỉ IP tự
động cho các thiết bị trong mạng. DHCP Server cung cấp các tính năng quản lý như tạo và
quản lý các phạm vi địa chỉ IP, cấu hình các tùy chọn DHCP và quản lý các kết nối DHCP.
+ DNS Server: Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép quản lý các bản ghi DNS
và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền. DNS Server cung cấp các tính năng quản lý như
tạo và quản lý các bản ghi DNS, cấu hình các tùy chọn DNS và quản lý các kết nối DNS.
+ Routing and Remote Access: Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép kết nối và
quản lý các mạng khác nhau. Routing and Remote Access cung cấp các tính năng quản lý
như tạo và quản lý các kết nối VPN, cấu hình các tùy chọn định tuyến và quản lý các kết
nối mạng.

11
Hệ điều hành

+ Network Load Balancing: Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép phân phối tải
trên các máy chủ trong một mạng. Network Load Balancing cung cấp các tính năng quản
lý như cấu hình rèn luyện và quản lý các kết nối.
+ Windows Firewall with Advanced Security: Là một công cụ quản lý tường lửa trên
Windows Server, cho phép cấu hình các quy tắc tường lửa để bảo vệ máy chủ khỏi các
cuộc tấn công mạng.
2.4 Quản lý ứng dụng
- Quản lý ứng dụng là một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành Windows
Server, cho phép quản lý các ứng dụng trên máy chủ và đảm bảo chúng hoạt động ổn định
và hiệu quả.
- Window Server cung cấp một số công cụ giúp người dùng quản lý ứng dụng:
+ Server Manager: Là một công cụ quản lý trên Windows Server, cho phép quản lý các vai
trò và tính năng của máy chủ, bao gồm cài đặt và quản lý các ứng dụng.
+ Windows PowerShell: Là một công cụ kịch bản trên Windows Server, cho phéptự động
hóa các tác vụ quản lý ứng dụng và hệ thống. Windows PowerShell cung cấp các lệnh và
kịch bản để tạo, cài đặt, gỡ cài đặt và cập nhật các ứng dụng trên máy chủ.
+ Windows Deployment Services (WDS): Là một dịch vụ trên Windows Server, cho phép
cài đặt và triển khai các hệ điều hành và ứng dụng trên các máy khách trong mạng. WDS
cung cấp các tính năng quản lý như tạo và quản lý các hình ảnh cài đặt, tạo và quản lý các
gói phần mềm và triển khai các cập nhật phần mềm.
+ Group Policy: Là một công cụ quản lý trên Windows Server, cho phép cấu hình các thiết
lập máy tính và người dùng trên mạng. Group Policy cung cấp các tính năng quản lý như
cài đặt và cấu hình ứng dụng, quản lý quyền truy cập và quản lý các cập nhật phần mềm.
+ Microsoft System Center Configuration Manager (SCCM): Là một dịch vụ quản lý trên
Windows Server, cho phép quản lý các ứng dụng và hệ thống trên mạng. SCCM cung cấp
các tính năng quản lý như triển khai phần mềm, cập nhật phần mềm, quản lý các thiết bị
và quản lý bảo mật.
2.5 Quản lý bảo mật
- Quản lý bảo mật là một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành Windows
Server, cho phép bảo vệ máy chủ và các dữ liệu quan trọng khỏi các cuộc tấn công mạng
và các mối đe dọa bảo mật khác.
- Window Server cung cấp một số công cụ giúp người dùng quản lý bảo mật:

12
Hệ điều hành

+ Windows Defender: Là một công cụ bảo mật tích hợp trên Windows Server, cho phép
bảo vệ máy chủ khỏi các chương trình độc hại và các mối đe dọa bảo mật khác. Windows
Defender cung cấp các tính năng quản lý như quét hệ thống, cập nhật định kỳ và cấu hình
các tùy chọn bảo mật.
+ Windows Firewall with Advanced Security: Là một công cụ tường lửa tích hợp trên
Windows Server, cho phép cấu hình các quy tắc tường lửa để bảo vệ máy chủ khỏi các
cuộc tấn công mạng. Windows Firewall with Advanced Security cung cấp các tính năng
quản lý như cấu hình các quy tắc tường lửa, quản lý các ngoại lệ và quản lý các trạng thái
tường lửa.
+ BitLocker Drive Encryption: Là một tính năng tích hợp trên Windows Server, cho phép
mã hóa dữ liệu trên ổ đĩa để bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa bảo mật. BitLocker Drive
Encryption cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các chứng chỉ, quản lý khóa mã
hóa và quản lý các cấu hình mã hóa.
+ Active Directory Domain Services (AD DS): Là một dịch vụ quản lý trên Windows
Server, cho phép quản lý các tài khoản người dùng và quản trị viên trên mạng. AD DS c
cung cấp các tính năng quản lý như quản lý quyền truy cập, quản lý chính sách bảo mật và
quản lý các máy tính trên mạng.
+ Group Policy: Là một công cụ quản lý trên Windows Server, cho phép cấu hình các thiết
lập máy tính và người dùng trên mạng. Group Policy cung cấp các tính năng quản lý như
cấu hình các chính sách bảo mật, quản lý quyền truy cập và quản lý các cập nhật bảo mật.
2.6 Các tính năng ảo hóa
- Hệ điều hành Windows Server cung cấp nhiều tính năng ảo hóa để giúp người dùng chạy
nhiều hệ điều hành trên cùng một máy chủ :
+ Hyper-V: Là một tính năng ảo hóa tích hợp trên Windows Server, cho phép tạo và quản
lý máy ảo trên cùng một máy chủ. Hyper-V cung cấp khả năng chia sẻ tài nguyên như
CPU, bộ nhớ và lưu trữ giữa các máy ảo, tăng tính sẵn sàng và hiệu suất của hệ thống.
+ Virtual Machine Manager (VMM): Là một công cụ quản lý ảo hóa trên Windows Server,
cho phép quản lý và triển khai máy ảo trên nhiều máy chủ. VMM cung cấp các tính năng
quản lý như quản lý các máy chủ vật lý, quản lý các mô hình ảo hóa và quản lý các tài
nguyên ảo hóa.
+ Application Virtualization (App-V): Là một tính năng ảo hóa trên Windows Server, cho
phép triển khai các ứng dụng trên một máy chủ và cung cấp chúng cho người dùng từ xa.
App-V cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các ứng dụng, quản lý các phiên bản
ứng dụng và quản lý các chính sách bảo mật.
13
Hệ điều hành

+ Remote Desktop Services (RDS): Là một tính năng ảo hóa trên Windows Server, cho
phép triển khai các ứng dụng và desktop ảo trên một máy chủ và cung cấp chúng cho người
dùng từ xa. RDS cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các phiên kết nối từ xa, quản
lý các thư mục mẫu và quản lý các chính sách bảo mật.
+ RemoteFX: Là một tính năng ảo hóa trên Windows Server, cho phép cung cấp trải
nghiệm desktop ảo tốt hơn cho người dùng bằng cách cung cấp đồ họa 3D và video cao
cấp trên mạng. RemoteFX cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các thiết lập đồ họa,
quản lý các chính sách bảo mật và quản lý các phiên kết nối từ xa.
2.7 Các tính năng lưu trữ
- Hệ điều hành Windows Server cung cấp nhiều tính năng lưu trữ để giúp người dùng quản
lý các dữ liệu và tài nguyên trên mạng:
+ Storage Spaces: Là một tính năng trên Windows Server, cho phép tạo các ổ đĩa ảo từ các
ổ đĩa vật lý có sẵn trên máy chủ. Storage Spaces cung cấp các tính năng quản lý như quản
lý các tài nguyên lưu trữ, quản lý các bộ đệm và quản lý các chính sách bảo mật.
+ Storage Replica: Là một tính năng trên Windows Server, cho phép sao chép dữ liệu giữa
các máy chủ và đảm bảo tính khả dụng và khả năng phục hồi sau sự cố. Storage Replica
cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các kế hoạch phục hồi sau sự cố, quản lý các
kết nối và đồng bộ dữ liệu.
+ Data Deduplication: Là một tính năng trên Windows Server, cho phép giảm thiểu lượng
dữ liệu lưu trữ bằng cách loại bỏ các bản sao của các tệp tin và thư mục trùng lặp. Data
Deduplication cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các kế hoạch giảm thiểu dữ liệu,
quản lý các bộ đệm và quản lý các chính sách bảo mật.
+ Storage QoS: Là một tính năng trên Windows Server, cho phép giới hạn băng thông và
tốc độ I/O lưu trữ của các ứng dụng để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống.
Storage QoS cung cấp các tính năng quản lý như quản lý các chính sách hiệu suất, quản lý
các thông báo lỗi và quản lý các kết nối.
3. Một số dịch vụ trên hệ điều hành Window Server
3.1 Active Directory
Cho phép máy chủ hoạt động như một bộ điều khiển miền, Active Directory là một dịch
vụ quản lý người dùng. Tất cả xác thực tài khoản người dùng được xử lý bởi bộ điều khiển
miền chứ không phải máy tính cục bộ.

14
Hệ điều hành

3.2 DHCP
- Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) là một giao thức cho phép máy chủ tự
động gán địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị mạng. Bộ định tuyến của bạn có thể xử lý việc
này ở nhà, nhưng trong môi trường kinh doanh, nhân viên CNTT sẽ tận dụng chức năng
DHCP nâng cao của Windows Server.
3.3 Tệp và Lưu trữ
- Nếu bạn biết Windows Server là gì, bạn có thể thấy Windows Server phục vụ như một
máy chủ để quản lý và lưu trữ tệp của công ty bạn. Điều này cho phép bạn giữ dữ liệu quan
trọng ở một nơi và kiểm soát quyền truy cập bằng cách đặt quyền.
3.4 Dịch vụ in ấn
- Nếu một công ty có hàng chục máy in trong toàn bộ tòa nhà, nhân viên CNTT sẽ dành
một lượng thời gian đáng kể để cấu hình từng máy trạm mới riêng lẻ. Việc thiết lập máy
chủ in với Windows Server cho phép họ kết nối máy in với máy tính của mình, giảm bớt
sự dư thừa.
3.5 Windows Update Services
- Hầu hết các doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows thường xuyên. Bạn có thể định
tuyến tất cả các bản cập nhật máy trạm thông qua một máy chủ được định cấu hình làm bộ
điều khiển Windows Update và chỉ định cấu hình cho các quy tắc cụ thể để giúp chúng
hoạt động.

15

You might also like