Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 161

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---***---

NGUYỄN ĐÀO NGUYÊN

ĐIỂN CỐ TRONG THƠ CA PHẬT GIÁO THỜI


LÝ TRẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

140tr, bìa mận chín, 6 quyển

HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý học và toàn thể các thầy cô
giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Mộc Lan đã dành nhiều thời
gian, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn này.
Cuối cũng, tôi cũng cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ
tôi về thời gian, ủng hộ tôi trong suốt tiến trình học tập và hoàn thành luận
văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011


Tác giả

Tạ Thị Hằng
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Xin đọc là


ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
QHTD Quan hệ tình dục
QHTDTHN Quan hệ tình dục trước hôn nhân
LTQĐTD Lây truyền quan đường tình dục
TNCS Thanh niên cộng sản
NXB Nhà xuất bản
SD Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
P Mức ý nghĩa
X2 Hệ số tương quan
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrom (Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải)
HIV Human Immune Deficiency Virus (Siêu vi khuẩn gây
suy giảm miễn dịch ở người)
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể.


Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN.
Bảng 3.2: Sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm.
Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về bệnh LTQĐTD và HIV-AIDS.
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân.
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục.
Bảng 3.6 : Sinh viên hiểu về quan hệ tình dục.
Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về QHTD trước khi hứa hôn.
Bảng 3.8: Nhận thức về QHTD sau khi hứa hôn.
Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nam.
Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nữ.
Bảng 3.11: Nhận thức của sinh viên về đạo đức của nữ giới.
Bảng 3.12: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết lên án của xã hội đối với
QHTDTHN.
Bảng 3.13: Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên.
Bảng 3.14: Đối tượng QHTDTHN.
Bảng 3.15: Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên.
Bảng 3.16: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nam có
QHTDTHN.
Bảng 3.17: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nữ có
QHTDTHN.
Bảng 3.18: Biểu hiện nhu cầu của QHTDTHN.
Bảng 3.19: Hoàn cảnh QHTDTHN của sinh viên.
Bảng 3.20: Địa điểm tiến hành QHTD của sinh viên.
Bảng 3.21: Lựa chọn của sinh viên khi QHTDTHN dẫn đến mang thai.
Bảng 3.22: Nguyên nhân sinh viên không QHTDTHN.
Bảng 3.23: Nguyên nhân khách quan QHTTHN của sinh viên.
Bảng 3.24: Nguyên nhân chủ quan QHTDTHN.
Bảng 3.25: Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN.
Bảng 3.26: Những cảm xúc của QHTDTHN theo đánh giá của sinh viên.
Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết tình dục của thanh niên.
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của sinh viên về trinh tiết của người yêu trước khi kết hôn.
Biểu đồ 3.3: Lý do sinh viên không dùng biện pháp tránh thai khi QHTD lần đầu tiên.
Biểu đồ 3.4: Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN.
Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của thanh
niên ...................................................................................................................... 4
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân của
thanh niên ở nước ngoài. ..................................................................... 4
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân của
thanh niên ở trong nước. ..................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 10
1.2.1. Nhận thức .......................................................................................... 10
1.2.2. Sinh viên ........................................................................................... 14
1.2.3. Quan hệ tình dục................................................................................ 19
1.2.4. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ....................................................... 25
1.2.5. Nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân .................................. 30
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ..................................................... 36
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36
2.1. Nghiên cứu lý luận ..................................................................................... 36
2.2. Nghiên cứu thực tiễn.................................................................................. 36
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 36
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 39
2.2.3. Các giai đoạn nghiên cứu ................................................................... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43
3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN ................................................... 43
3.1.1. Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN ............................. 43
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ tình yêu và tình dục ............ 50
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về thực trạng QHTDTHN ............................ 63
3.2. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân và hậu quả QHTDTHN. ........ 79
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân QHTDTHN ....................... 79
3.2.2. Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN ............................... 90
3.3. Cảm xúc và thái độ của sinh viên về QHTDTHN .................................... 92
3.3.1. Cảm xúc sau khi QHTDTHN ............................................................. 92
3.3.2. Thái độ của sinh viên đối với bạn bè và người yêu có QHTDTHN .... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 100
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 100
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 106
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển vượt bậc của
Kinh tế - Văn hoá – Chính trị đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ
thông tin đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận cho nước ta. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu ấy chúng ta phải đối diện với mặt trái của nó đó là sự du nhập
của nhiều quan niệm, khuynh hướng phát triển khác nhau từ Phương Tây. Các vấn
đề xung quanh lối sống của thanh niên đang được nhiều nhà nghiên cứu, các nhà
giáo dục quan tâm, xem xét.
Xã hội có nhiều sự biến đổi theo hướng hiện đại đòi hỏi thế hệ trẻ cũng
phải thay đổi để thích ứng được với sự biến đổi đó. Những quan điểm, lối sống,
thái độ của giới trẻ đã thay đổi rất nhiều so với lối sống truyền thống. Những cái
mới đã xuất hiện, len lỏi vào đời sống của con người. Thậm chí những quan
điểm, lối sống mới du nhập, đan xen ngay cả khi những cái cũ vẫn còn đang tồn
tại, tạo ra những mâu thuẫn trong lòng con người. Trong thời buổi hiện nay,
những quan điểm về quan hệ nam nữ, tình yêu, hôn nhân và gia đình đã có nhiều
sự thay đổi. Dường như mọi cái không còn khắt khe như trước, không phải chịu
nhiều quy định, lễ giáo như trước, mọi người có thể tự do, thoải mái hơn trong
các mối quan hệ. Đó cũng là một lý do khiến cho các giá trị bị bào mòn và mất
đi, không còn được tôn trọng và giữ gìn như trước.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên, đang có những cách nhìn
nhận sai lệch về sự hiện đại của những lối sống mới. Đây cũng là nhóm dễ chịu sự
ảnh hưởng, tác động của những biến đổi nhất định. Hiện nay, do có sự biến đổi
nhanh chóng về nhận thức và tư duy dẫn đến việc nảy sinh nhiều hiện tượng ở giới
trẻ như: Sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, hiện tượng nạo phá thai…
Quan hệ tình dục của học sinh, sinh viên hiện nay đang có xu hướng gia tăng
và trở thành vấn đề được xã hội hết sức quan tâm bởi những hậu quả mà nó gây ra
cho một bộ phận không nhỏ sinh viên. Một thực tế đang được chứng minh, đó là
giới trẻ hiện nay quan hệ tình dục khá sớm, có khi chỉ ở độ tuổi 15 - 16, các em đã
rất “sành điệu” trong lĩnh vực này. Quan hệ tình dục sớm dẫn đến cuộc sống không
an toàn, bỏ học, khép mình, dễ buồn chán, lo lắng, bất an, sức khỏe suy giảm, hung

1
bạo, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, vô sinh… Đó là những hậu quả không tốt
để bản thân mỗi người bước vào ngưỡng cửa cuộc đời.
Những tác động khách quan bên ngoài của đời sống xã hội là nguyên nhân
chính dẫn đến nhiều sinh viên sớm có quan hệ tình dục với bạn khác giới. Ảnh
hưởng từ sách báo, phim ảnh và nhất là internet có nội dung đồi trụy đối với mọi
người là rất lớn. Việc xem những cảnh phim “nóng” không còn lén lút như trước mà
có thể xem công khai trên các website. Công tác giáo dục giới tính vào trong nhà
trường còn thiếu về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên.
Như vậy, quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề cần được quan tâm,
xem xét vì nó dẫn tới gia tăng hiện tượng có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, ảnh
hưởng đến sức khoẻ thể chất, gây ra lo âu, tổn thương tinh thần của thanh niên.
Những thông tin thu được từ việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về quan hệ tình
dục trước hôn nhân sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết của họ về tình dục, giúp họ lựa
chọn lối sống lành mạnh trong tình yêu và có biện pháp phòng tránh các nguy cơ
quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung về lý luận nhận thức của lứa
tuổi thanh niên, sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Chính vì vậy, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân”
để làm đề tài luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện thực trạng nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên lựa chọn
lối sống lành mạnh trong tình yêu, biết cách phòng tránh QHTDTHN.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể là 368 người bao gồm
- Trường ĐHKHXH&NV (184 sinh viên) bao gồm: Khoa Tâm lý học (92
sinh viên), Khoa Du lịch (92 sinh viên).
- Trường ĐHKHTN (184 sinh viên) bao gồm: Khoa Môi trường (92 sinh
viên), Khoa Toán tin (92 sinh viên).

2
+ Trong 368 sinh viên có 184 khách thể là nam, 184 khách thể là nữ. Trong
368 sinh viên có 64 sinh viên đã QHTD.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân diễn ra tương đối phổ biến trong sinh viên.
- Không có sự khác biệt trong nhận thức giữa sinh viên bốn năm học, giữa
sinh viên nam và nữ. QHTDTHN ở nam giới cao hơn nữ giới. QHTDTHN chịu tác
động của các đặc điểm cá nhân sinh viên và các yếu tố bên ngoài như gia đình,
nhóm bạn bè, nhà trường và các phương tiện truyền thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về quan hệ tình dục.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: Nhận thức, quan hệ
tình dục trước hôn nhân, sinh viên, hôn nhân.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về QHTDTHN và một số
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức giúp sinh viên lựa chọn
lối sống lành mạnh trong tình yêu, biết cách phòng tránh QHTDTHN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi địa bàn: Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
- Giới hạn phạm vi nội dung:
+ Nghiên cứu thực trạng QHTDTHN ở sinh viên.
+ Nhận thức về QHTDTHN.
+ Nhận thức về biểu hiện tâm lý của thanh niên sinh viên có QHTDTHN.
+ Nhận thức về hậu quả QHTDTHN.
+ Nhận thức về các yếu tố tác động đến QHTDTHN.
- Giới hạn phạm vi khách thể: Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu 368 sinh
viên thuộc 2 Trường Đại học: Trường Đại học KHXH & NV, Trường Đại học KHTN.
7 . Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp thống kê toán học.

3
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của thanh niên
Nguồn gốc của các nghiên cứu về hoạt động tình dục đã có từ xa xưa trong
lịch sử văn mình của loài người. Có thể kể đến các tác phẩm thần thoại, truyền
thuyết cổ đại và các khảo luận về tình yêu như “Kama – Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ
thuật yêu” của Ovidius, “Bữa tiệc” của Platon…không những đặt cơ sở các chuẩn
mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu mà còn cung cấp những kiến thức nhất
định về sinh học và tâm lý học trong hoạt động tình dục.
Việc nghiên cứu một cách khách quan các vấn đề tình dục chỉ thực sự được tiến
hành ở thời kỳ Phục Hưng khi mà bộ môn giải phẫu sinh lý người bắt đầu phát triển.
Phương diện đạo đức và giáo dục của tình dục đã được người ta nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, các đề tài nghiên cứu được mở rộng. Các nhà
xã hội học nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như J.J. Bachofen (Thụy Sĩ), J. Mac –
Lenan (Anh), E. Westermack (Phần Lan), A. Espinas (Pháp), L.H. Morgan (Mỹ), X.M.
Kovalevsky (Nga)…không những đã gắn sự phát triển quan hệ tình dục với các dạng
hôn nhân, mà còn gắn với những yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá.
Tuy vậy, ngay đến giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về tình dục vẫn
còn vấp phải sự đối kháng của các nhà cầm quyền như ở Nga, Anh và kể cả ở Mỹ.
Các cuộc điều tra tính dục lớn trong sinh viên hầu như đều gặp những trở ngại, điển
hình như việc sáu nghìn bản điều tra do một uỷ ban dưới sự điều khiển của
D.N.Zabanov và V.I. Iakovenko phân phát cho nữ sinh các trường đại học và cao
đẳng ở Maxcơva, phần lớn đã bị cảnh sát tịch thu [17, tr 48].
Ngày nay, trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hoạt động tình dục đã được
nghiên cứu phổ biến hơn và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, xuất phát từ
những mục đích khác nhau.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của
thanh niên ở nƣớc ngoài.
Ở nước ngoài, ngay từ những năm 1930, giáo dục giới tính, giáo dục tính dục
đã được đưa vào nhà trường. Hầu hết các nước châu Âu đều coi vấn đề QHTD thuộc
quyền tự do cá nhân của mỗi người, và điều đó cần phải được tôn trọng. Khi nói đến

4
vấn đề QHTDTHN, điều mà các nước quan tâm trước nhất chính là vấn đề sức khoẻ
chứ không phải là các chuẩn mực, định kiến của xã hội. Các nghiên cứu gần đây
thường đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi tình dục của giới trẻ, các ảnh hưởng
tác hại của QHTD sớm, hiểu biết và việc sử dụng các biện pháp tránh thai, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, nhu cầu cung cấp thông tin về lĩnh vực giới tính, tình
dục cho giới trẻ…Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
- “Hành vi tình dục và sử dụng thuốc tránh thai trong độ tuổi 15 – 24 ở
Uganda” – 1992 của Agyei W.K.A và Elizabeth J. Epema.
- “Thái độ, hành vi tính dục và sử dụng thuốc tránh thai của nữ thanh niên ở
Bangkok”-1996 của Amara Soonthorndhada.
-“Tôn giáo, AIDS và kiến thức, thái độ, niềm tin và thói quen tình dục của
sinh viên đại học năm thứ nhất ở Nam phi” – 1995 của Lionel Nicholas và Kevin
Durrheim…
Từ đó hầu như các nước phát triển đều coi giáo dục tính dục là một vấn đề
lành mạnh, đem lại tự do cho con người, vì thế cần phải nói rõ cho mọi người hiểu
biết những quy luật hoạt động tình dục.
- Nghiên cứu “Giáo dục tình dục đạt tới sức khoẻ trong các trường công ở
Mêxicô” – 1994 của Field Briefings, nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục giới tính
đối với sức khoẻ cộng đồng.
- “Giáo dục giới tính: Những khái niệm và chương trình giảng dạy”- 1970 của
John T.Burt và Linda Brower Meeks định hướng cho giáo dục giới tính và giáo dục
tình dục trong nhà trường, đề cập chủ yếu đến giới tính, quan hệ giới tính, định
hướng giá trị về tình dục.
Ngoài ra còn có một số sách viết về đề tài có liên quan, qua đó các tác giả thể
hiện quan điểm thái độ của mình.
- Khi hai người yêu nhau thực sự và tự nguyện trao thân cho nhau, họ không
có lỗi gì cả. Điều đó mang lại hạnh phúc cho cả hai, anh ấy và cô ấy. Nếu anh ấy
thương yêu săn sóc cô ta, tại sao lại lên án họ. Bởi vậy bản thân hoạt động sinh lý
không phải là xấu. Nó chỉ xấu và thiếu đạo đức khi là kết quả của những cuộc chia
lìa, yêu đương phóng túng. Nó nặng nề cho kẻ chiến bại và không vinh quang cho kẻ

5
chiến thắng. Điều này thể hiện tác giả có thái độ chấp nhận QHTDTHN nếu như đó
là kết quả của tình yêu mãnh liệt.
- Cuốn sách “Đừng dại dột trong tình yêu” dày 275 trang của Dr. Laura
Schlessinger – 1997 là những lời trò chuyện của một bác sĩ tâm lý học dành cho phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ đang yêu trong đó nhà Tâm lí học chỉ ra 10 điều nên tránh bao
gồm những điều như: Sự dâng hiến dại dột, những quyết định mù quáng, sự thụ thai,
sự khuất phục ngu ngốc. Tác giả cho thấy những yếu đuối, dại dột, sai lầm người
phụ nữ thuờng mắc phải và từ đó họ tự làm hỏng cuộc đời của mình. Tác giả muốn
người phụ nữ phải can đảm đối mặt với những yếu đuối hiện tại để rèn luyện trở nên
mạnh mẽ và hạnh phúc trong tương lai.
Như vậy, nếu như trước kia vấn đề tình dục dường như bị người ta kiêng kỵ,
né tránh, coi nó như một cái gì đó rất xấu xa phàm tục thì ngày nay, với sự phát triển
của khoa học, vấn đề tình dục đã được nghiên cứu một cách công khai trên các
phương diện sinh lý, tâm lý và đạo đức. Tuy vậy, xoay quanh vấn đề QHTDTHN đã
có những nhận thức, thái độ đánh giá khác nhau tuỳ theo góc độ và điều kiện khác
nhau. Xã hội ngày nay đã có cách nhìn thoáng hơn về QHTDTHN, nhất là ở các
nước Phương Tây, vấn đề tình dục trong tình yêu nam nữ gần như đã trở thành bình
thường, và ngay cả ở nước ta cũng dần trở nên phổ biến. Nhưng nhìn chung, rất
nhiều người, nhiều tác giả có thái độ không chấp nhận QHTDTHN vì những lý do
như: chuẩn mực đạo đức, giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân sau này…và đặc biệt là
vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam hiện nay, giới trẻ -
thanh niên sinh viên dường như còn rất thờ ơ, chưa quan tâm đúng đắn đến những gì
liên quan đến sức khoẻ tình dục của mình vì họ chưa nhận thức đầy đủ và hiểu biết
còn rất mơ hồ. Mảng đề tài nhận thức nói chung và nhận thức về QHTDTHN của
sinh viên cần phải được nghiên cứu thêm.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của
thanh niên ở trong nƣớc.
Cho đến thời điểm này, nghiên cứu nhận thức về QHTDTHN hầu như rất ít.
Các đề tài nghiên cứu về nhận thức của sinh viên thường hướng vào nghiên cứu
nhận thức liên quan đến học tập, nghề nghiệp.

6
Riêng đối với việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục
trước hôn nhân còn rất ít, thường chỉ là một phần nhỏ trong các nghiên cứu xã hội
học, tâm lý học.
Do bị ảnh hưởng của một số quan niệm Á Đông nào đó, những vấn đề liên
quan đến hoạt động tình dục, sức khoẻ tình dục, giáo dục giới tính theo đúng nghĩa
của nó trước đây hầu như bị né tránh hoặc thả nổi hoặc lãng quên hoặc có đề cập đến
nhưng rất sơ lược, qua loa.
Từ đầu thập niên 90, hoà nhập vào chương trình của Quỹ Dân Số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) về vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, Đảng và Nhà nước ta đã xem
chiến lược dân số, giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lược con người. Từ đó,
những vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi tính dục được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn.
+ Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh “Về hiện tượng mang thai
ngoài hôn nhân” trên sinh viên Hà Nội năm 1994 (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số
1/1997) ghi nhận một tỷ lệ chấp nhận QHTDTHN lên đến 40 % trong đó khối sinh
viên ngành khoa học xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên khối ngành khoa học tự
nhiên (49,3% so với 34 %). Và nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu chuẩn “chữ trinh”
trong vấn đề chọn bạn đời được đặt sau những tiêu chuẩn khác như thông minh,
khoẻ mạnh, hiền, đẹp, trung thực…
+ Nghiên cứu “Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên” của Nguyễn
Linh Khiếu (Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ) năm 1998 cho
thấy quan hệ tình dục vị thành niên nhìn chung là chưa phổ biến nhưng không phải
là hiện tượng hiếm như trước đây. Ở nông thôn thì đa số rơi vào nhóm thôi học, ở
thành phố thì mang tính phổ biến hơn và bước đầu đã có biểu hiện của QHTD lệch
lạc.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học y dược của tác giả Nguyễn Đăng Hanh “Nghiên
cứu kiến thức, thái độ, hành vi tính dục của sinh viên lứa tuổi 18 – 24 chưa lập gia
đình tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 1999. Qua nghiên cứu này, kết quả đáng chú
ý là sự tồn tại một thái độ khá cởi mở về mối QHTDTHN và tỷ lệ các sinh viên có
tham gia vào QHTDTHN trong nghiên cứu này so với trước đây là cao hơn khá rõ.
Tuổi tham gia hoạt động tình dục sớm nhất cho cả nam và nữ là 16 tuổi.

7
+ Báo cáo “Vấn đề tình dục trong thanh thiếu niên” của Phạm Thị Nguyệt
Lãng (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2 – 1995) nêu lên một số hậu quả trong
QHTD của thanh thiếu niên như: Nạo hút thai, phạm tội hiếp dâm của nam thanh
thiếu niên, tình hình yêu đương ở tuổi học sinh, sinh viên. Sau đó đưa ra một số
nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trên. Tuy nhiên chưa có số liệu để chứng
minh cụ thể.
+ Nguyễn Quang Lập, Phạm Khắc Chương có bài viết “Quan hệ giới tính,
tình dục đối với lớp trẻ - nỗi lo của gia đình và xã hội” (Tạp chí Khoa học về phụ
nữ, số 4 – 1995) đã so sánh tuổi dậy thì trong cơ chế thị trường hiện nay với tuổi nữ
thập tam, nam thập lục trước đây. Cuộc sống văn minh tiến bộ, khoa học kỹ thuật
phát triển, kinh tế thị trường du nhập nền văn minh Âu Mỹ mới lạ vào, cùng với
những yếu tố có mục đích hay tự giác đều làm tăng thêm nỗi bùng cháy quan hệ giới
tính và ham muốn tình dục ở tuổi dậy thì nói riêng và ở giới trẻ nói chung. Đây là
vấn đề nổi cộm làm nhiều quốc gia quan tâm lo ngại. Tác giả đã đưa ra một vài kiến
nghị phải kiên quyết loại trừ văn hoá phẩm khiêu dâm kích dục. Cần phải tạo dư
luận xã hội phê phán gay gắt hiện tượng QHTDTHN dù dưới bất kỳ hình thức nào.
+ “Hành vi tình dục ở tuổi vị thành niên”, báo cáo khoa học của Bác sĩ Huỳnh
Thị Trong tại Hội thảo giới và sức khoẻ - 1997. Tác giả nêu lên kinh nghiệm nghiên
cứu của bác sĩ ở Mỹ, đưa ra một vài lý thuyết về tỉ lệ hoạt động tình dục của thanh
thiếu niên Mỹ. Đáng lưu ý, những thanh thiếu niên đã trải qua quá trình giáo dục
tình dục ít có khả năng quan hệ tình dục hơn những người không được giáo dục tình
dục (17% so với 26%). Sự giáo dục ở nhà thờ, bởi cha mẹ và xã hội là những yếu tố
quyết định ảnh hưởng đến thanh thiếu niên nhiều hơn là nhà trường. Hầu hết thanh
thiếu niên QHTD chỉ nghĩ đến hậu quả thai kỳ, không chú ý nhiều đến hậu quả các
bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi những bệnh đó vẫn tang nhanh chưa
từng thấy.
+ Đặc biệt đáng chú ý còn có nghiên cứu “Tình yêu của chúng em không có
giới hạn” (năm 2000), là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu
Thông tin Tư liệu Dân số (CPSI) thuộc Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hoá Gia
đình với trường Đại học Copenhagen, về những vấn đề liên quan tới nạo thai trước
hôn nhân. Những kết quả chính của nghiên cứu là:

8
- Nhiều cô gái trẻ chưa lập gia đình đã có quan hệ tình dục, mà lại không sử
dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả.
- Thanh niên chưa lập gia đình không được giúp đỡ, hướng dẫn về các vấn đề
liên quan đến tình dục và sinh sản.
- Để thanh niên Việt Nam có khả năng tiếp cận quan hệ tình dục an toàn và
có trách nhiệm mà họ cảm thấy đã đầy đủ điều kiện, thì cần phải có được thái độ tích
cực hơn về mặt đạo lý đối với quan hệ tình dục.
- Việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại không được khuyến khích do
quan niệm đạo đức chiếm ưu thế hiện nay đối với vấn đề tình dục.
- Các cô gái có nguy cơ gặp rủi ro do hoạt động tình dục trước hôn nhân gây
ra nhiều hơn.
+ Tài liệu “Tổ chức Y Tế thế giới thúc đẩy việc giáo dục giới tính trong nhà
trường nhằm ngăn chặn AIDS” của Tổ chức Y Tế thế giới (1998) đề cập đến mối
quan hệ giữa thái độ đối với tình dục và việc lây nhiễm HIV.
Theo kết quả của một cuộc thăm dò cho chương trình toàn cầu về AIDS của
Tổ chức Y Tế thế giới tiến hành, việc giáo dục giới tính trong trường học không hề
đưa đến hoạt động tình dục trước tuổi hay gia tăng hoạt động tình dục ở giới trẻ mà
giúp cho họ tự bảo vệ mình không bị nhiễm HIV.
Bác sĩ Merson nói: “Chúng ta có thể có một thay đổi thực sự và ngăn chặn
đúng đường dây lây nhiễm HIV nếu chúng ta biết cởi mở và thẳng thắn về vấn đề
này cho giới trẻ. Những quốc gia nào thẳng thắn nhất khi nói về tình dục thường có
tỉ lệ sinh sản thấp nhất và số người có thai ở thanh thiếu niên cũng ít hơn…Việc phổ
biến rộng khắp chương trình giáo dục giới tính sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ
con em chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm HIV hiện nay”.
+ Năm 1998, Trung tâm Tư vấn tình yêu – tình bạn – hôn nhân – gia đình đã
tiến hành điều tra xã hội học về “Tình bạn – tình yêu – hôn nhân – gia đình” trong
đó có một phần nghiên cứu về nhận thức của thanh niên về quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Đề tài này đã rút ra được kết luận là: Trong điều kiện hiện nay, đã có một
sự biến đổi trong nhận thức và thái độ của giới trẻ về QHTDTHN, biến đổi theo
chiều hướng “thoáng” hơn, nhưng không phải họ hoàn toàn buông thả, nhận thức về

9
quan hệ tình dục trước hôn nhân còn chưa đầy đủ, các hiểu biết về giới tính và an
toàn tình dục của họ còn hạn chế.
+ Ngô Đặng Minh Hằng và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu giáo dục Việt
Nam đã “giới thiệu việc nghiên cứu đưa chương trình giáo dục đời sống gia đình vào
giảng dạy ở nhà trường phổ thông” trong chương trình VIE 88/P09. Tác giả đã trình
bày một số lý luận của việc nghiên cứu để đưa giáo dục đời sống gia đình vào giảng
dạy ở nhà trường. Trong đó có bốn phần nhỏ nói về hiện tượng QHTDTHN, có thai
ngoài ý muốn, tốc độ lây lan các bệnh tình dục như lậu, giang mai, AIDS…Điều
đáng quan tâm là tác giả đưa ra được số liệu nói lên nguyện vọng tha thiết của giới
trẻ (90%) muốn học hỏi chính thức những thông tin về quan hệ lứa đôi.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ đề cập được một số
khía cạnh về QHTDTHN. Hầu hết các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm vi
khảo sát thực tiễn. Mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng những công trình nghiên cứu
này đã có nhiều đóng góp trong giai đoạn bước đầu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nhận thức về QHTDTHN của thanh niên, sinh viên ở Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu vấn đề này là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận
thức, tình cảm và hành động). Nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia nhưng không
ngang bằng về nguyên tắc. Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện với các hiện
tượng tâm lý khác của con người. Một đời sống tâm lý được coi là cân bằng khi có
sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và hoạt động.

Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động thì hoạt động có đối tượng là khái
niệm cơ bản của Tâm lý học, và chính hoạt động có đối tượng cấu thành nên các quá
trình tâm lý trong đó có quá trình nhận thức. Nhận thức là một trong những yếu tố
cấu thành nên ý thức con người. Đó là quá trình khám phá, lĩnh hội, hiểu biết về
những đặc điểm của đối tượng và làm chủ hoạt động cũng như bản thân mình.
Platônôp cho rằng: “Nhận thức là quá trình thu nhận những tri thức chân thực từ thế
giới khách quan thông qua quá trình hoạt động xã hội”.

10
Theo từ điển Tiếng việt: “Nhận thức là sự hiểu biết sự vật ở bên ngoài hay
điều người ta nhận được ở ngoại giới”[16, Tr774].
Dưới góc độ Tâm lý học nhìn nhận khái niệm “nhận thức” như sau: Theo
quan điểm của K.K. Platônôp – nhà Tâm lý học Liên xô: “Nhận thức là quá trình thu
nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan trong quá trình hoạt động
xã hội” [11]. Nói đến nhận thức tức là nói đến tính tích cực của con người, nói đến
khả năng phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ của chúng
trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Con người
sống trong những điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội nhất định, đòi hỏi con
người phải nhận thức được các quy luật của tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ cho mục
đích của con người.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh, tái hiện hiện thực khách quan
vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, qua đó con
người biểu thị thái độ, tình cảm và hành động của mình.
1.2.1.1. Các mức độ của nhận thức
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận
thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ thể. Hoạt động nhận
thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau như:
Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng… Những quá trình này sẽ cho chúng ta sản
phẩm khác nhau như: hình ảnh, biểu tượng, khái niệm [ 7, tr67]. Có thể chia hoạt
động nhận thức thành hai mức độ, nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận
thức lý tính (tư duy và tưởng tượng).
a. Nhận thức cảm tính
Quá trình nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) là mức độ nhận thức đầu
tiên, sơ đẳng của con người, sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh
trực quan, cụ thể về thế giới. Cảm giác là cơ sở của hoạt động tâm lý. Sự nhận thức
hiện thực xung quanh bắt đầu từ cảm giác [18, tr144].
Theo Phạm Minh Hạc, cảm giác được hiểu “là một quá trình tâm lý phản ánh
từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của ta”[12].

11
“Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta” [12, tr119].
Tri giác không phải là số cộng đơn giản các cảm giác, vì tri giác còn bị chế
ước bởi các kinh nghiệm đã có. Chính dựa vào các kinh nghiệm đã có mà người ta
mới có thể kết hợp các thuộc tính riêng lẻ đã cảm giác được thành hình ảnh hoàn
chỉnh. Từ đó, mới xác định được đối tượng hiện có là sự vật gì. Vì thế tri giác không
chỉ là quá trình tạo ra hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng mà còn là hoạt động
tích cực của con người. Tuy nhiên, tri giác cũng chỉ là cảm tính. Vì vậy, nó cũng
thiếu chính xác và không sâu sắc. Khi tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó là ta tạo
ra trong đầu một hình ảnh về nó. Tuy nhiên, hình ảnh đó không phải là hoàn toàn
khách quan, mà nó được chụp thông qua lăng kính “đời sống tâm lý của ta”.
b. Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong những mối liên hệ
bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết.
Do đó, nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất những
mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng tạo điều kiện để con người làm
chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Phương thức phản ánh của nhận thức lý tính
là phản ánh một cách gián tiếp. Đó không chỉ là sự phản ánh hiện tại mà còn cả quá
khứ và tương lai.
Nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng) là mức độ nhận thức cao hơn nhận
thức cảm tính, bao gồm hai quá trình tư duy và tưởng tượng. Sản phẩm của nhận
thức lý tính là những khái niệm, những biểu tượng.
“Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [12, tr149. Tư duy là một mức
độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
“Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có” [12, tr167]
c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ và
tác động lẫn nhau. V.I. Lênin đã từng kết luận rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư

12
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [19, tr189] .
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính lại thống nhất biện chứng với nhau,
liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, không tách rời nhau.
Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì
không có nhận thức lý tính. Trái lại, nếu chỉ có nhận thức cảm tính mà không có
nhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật vận động của sự
vật, hiện tượng. Vì vậy, cần phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính,
nhận thức lý tính sẽ giúp nhận thức cảm tính trở nên chính xác hơn. Trên thực tế, hai
quá trình này diễn ra đan xen bổ sung cho nhau.
Như vậy, nhận thức mang lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi xem xét nhận thức về vấn đề quan hệ
tình dục trước hôn nhân của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Nhận thức của
sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân được đề cập đến như là một quá
trình hiểu biết của họ về thực trạng đó, nhận thức về những hậu quả của việc quan
hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như một số biện pháp nâng cao nhận thức để khắc
phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và các hiện tƣợng tâm lý khác có liên quan
a. Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm
Giữa phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm, tình cảm có mối quan hệ qua
lại chặt chẽ với nhau. Phản ánh nhận thức là tiền đề cho phản ánh xúc cảm, tình
cảm. Ngược lại thì xúc cảm, tình cảm cũng có vai trò tác động, củng cố nhận thức để
nhận thức hoàn thiện và sâu sắc hơn. Xúc cảm, tình cảm là động lực kích thích con
người nhận thức, thúc đẩy mạnh mẽ con người tìm tòi chân lý. Có thể nói, xúc cảm,
tình cảm nảy sinh trên cơ sở nhận thức, nhưng khi đã nảy sinh, hình thành thì xúc
cảm, tình cảm lại tác động trở lại nhận thức, thậm chí có thể làm biến đổi nhận thức.
b. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi
Trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi, có thể nói rằng nhận thức có
vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và thực hiện hành vi của con
người. Nhận thức là tiền đề, là sự định hướng và sự điều chỉnh hành vi của cá nhân

13
trong hoạt động thực tiễn. Giữa nhận thức và hành vi luôn luôn tồn tại một mối quan
hệ qua lại hai chiều. Thông thường, khi con người nhận thức đúng về một vấn đề,
một sự vật, hiện tượng nào đó thì nó sẽ định hướng điều chỉnh, thúc đẩy hành động
của con người theo hướng tích cực phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Nhận thức được biểu hiện ra hành vi. Nhận thức về quan hệ tình dục trước
hôn nhân có vai trò quan trọng trong việc định hướng và quy định hành vi của con
người. Nội dung, phương thức hành vi như thế nào là do hiểu biết về quan hệ tình
dục trước hôn nhân quy định. Trên cơ sở nhận thức và tỏ rõ thái độ đối với vấn đề
quan hệ tình dục trước hôn nhân mà con người có ý thức điều khiển, điều chỉnh hành
vi của con người cho phù hợp. Con người không chỉ có ý thức về thế giới mà còn có
khả năng tự ý thức, tự nhận thức về mình. Nhận thức có vai trò quan trọng trong quá
trình tự ý thức và hình thành tự ý thức. Nhận thức đúng về quan hệ tình dục trước
hôn nhân giúp con người có hiểu biết đúng và vận dụng nó, tác động vào tình cảm,
đến sự hình thành thái độ đúng. Từ đó, có khả năng tự đánh giá, tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi của mình. Nhận thức sai lệch về quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn
đến hiểu sai lệch. Từ đó dễ có thái độ tiêu cực và hành vi sai lệch trong cuộc sống.
Ngược lại, hành vi cũng có sự tác động trở lại nhận thức. Khi con người thực hiện
nhiều lần hành vi đúng nó sẽ củng cố nhận thức của con người về các vấn đề nào đó
một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
1.2.2. Sinh viên

- Theo quan điểm của các nhà tâm lý học [8, tr113-114], [8 tr48] giai đoạn
lứa tuổi thanh niên được chia thành thời kỳ học sinh phổ thông trung học (thời kỳ
cuối tuổi học đầu tuổi thanh niên : từ 14, 15 đến 17, 18 tuổi) và thời kỳ sinh viên (từ
18 đến 23, 24 tuổi).
- Sinh viên là người học ở bậc đại học [15, 1107]
- Về mặt nhân cách thì sinh viên là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân
cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên là được đào tạo một
nghề nhất định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nhân cách
sinh viên là nhân cách của những thanh niên đang được chuẩn bị để trở thành người
chuyên gia có trình độ cao, có phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hoạt động có hiệu quả
trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.

14
1.2.2.1. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên
- Thế giới nội tâm của sinh viên rất phong phú, phức tạp và nhiều mâu thuẫn.
Trong một nghiên cứu gần đây, tác giả Lê Hương [10, tr13 – 16)] đã kết
luận: “Trên thực tế kết quả học tập của sinh viên chịu sự tác động của nhiều nhân
tố khác nhau”.
- Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, của nhu cầu, động cơ và lý tưởng
nghề nghiệp.
- Những phẩm chất ý chí phát triển gắn liền với ý thức về nghề nghiệp tương lai.
+ Khi sinh viên học tập, rèn luyện, phấn đấu trong một khoa cụ thể của một
trường đại học nào đó, nghĩa là họ đã quyết định lựa chọn cho mình một nghề
nghiệp nào đó trong tương lai.
+ Mỗi trường đại học, cao đẳng phải là môi trường tốt nhất tạo điều kiện cho
sinh viên phát triển và thể hiện phẩm chất ý chí của họ. Bằng những số liệu thu được
qua nghiên cứu của mình tác giả Lê Hương đã nhấn mạnh rằng những phẩm chất ý
chí như tính kiên trì, sự quyết tâm, ý thức kỷ luật tự giác…như là những điều kiện
để sinh viên gặt hái được những thành công trong cuộc sống và học tập.
- Tự ý thức của sinh viên phát triển cao
+ Các công trình nghiên cứu về sinh viên đã chỉ ra rằng, hiệu quả của quá trình
giáo dục, đào tạo người chuyên gia tương lai không chỉ phụ thuộc vào khí chất, tính
cách, năng lực, động cơ mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tự ý thức của nhân cách. Tự ý
thức giúp sinh viên có những hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với bản thân để chủ
động tự rèn luyện, phấn đấu theo yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và của nghề nghiệp sau
này. Những sinh viên có thành tích cao trong học tập là những sinh viên chủ động, tích
cực trong việc tự giáo dục, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
+ Đối với sinh viên, tự đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng và sự
tự tin. Chính khả năng tự đánh giá của mỗi cá nhân sẽ hình thành nên lòng tự trọng,
sự tự tin là những yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý, đạo đức của con người và tạo
nên thái độ tốt đối với bản thân.
- Niềm tin, hứng thú nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được hình thành
và phát triển
Qua số liệu nghiên cứu cụ thể trên hai nhóm sinh viên là nhóm sinh viên tài
năng và nhóm bình thường, tác giả Lê Hương, cũng đã khẳng định: Một trong những

15
điều kiện quan trọng để có thể đạt được kết quả tốt trong học tập là sinh viên phải có
niềm tin - niềm tin vào bản thân mình, vào xã hội và hứng thú, say mê với ngành
đang học. Chính niềm tin và hứng thú nghề nghiệp sẽ giúp sinh viên vượt qua mọi
khó khăn, trở ngại để học tập, rèn luyện, qua đó những năng lực cần thiết cho nghề
cũng sẽ được hình thành và phát triển.
- Xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên hiện nay
Tác giả Lương Minh Cừ, trong một nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Xét
trên nhiều phương diện, sinh viên ngày nay có những đặc điểm mới so với các thế hệ
sinh viên trước đây. Họ có kiến thức và hiểu biết rộng, có tính nhạy bén và năng
động do điều kiện khoa học công nghệ thời đại thông tin tạo ra…”[7, tr7-8].
Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, lối sống thực dụng
sa đọa của Phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của
sinh viên.
1.2.2.2. Sự trƣởng thành tính dục của sinh viên
Sự trưởng thành tính dục được ghi nhận qua giai đoạn dậy thì. Ở thiếu niên
nam đặc trưng là hiện tượng xuất tinh về đêm, còn gọi là mộng tinh (hay hiện
tượng “giấc mơ ướt”). Ở thiếu niên nữ được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên.
Thông thường giai đoạn này được ghi nhận vào lúc 13 – 15 tuổi với nữ và 15 –
17 tuổi với nam.
Từ giai đoạn dậy thì với những biến đổi khác về mặt hình thái học, về tâm
sinh lý, giới trẻ dần dần hoàn thiện để trưởng thành về mặt tính dục, để làm thiên
chức của một người cha hay một người mẹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
rằng giới trẻ có đủ khả năng để làm cha làm mẹ vào thời điểm này vì nhiều lý do
khác nhau. Do vậy, vào giai đoạn này giới trẻ cần được cung cấp và hướng dẫn đúng
những kiến thức để tránh những nhận thức, thái độ, hành vi sai lầm có thể ảnh
hưởng đến sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản.
Như vậy, có thể nói, sinh viên - những khách thể nghiên cứu vẫn còn có sự thay
đổi toàn diện trong đời sống tâm – sinh lý và tình cảm, thể hiện ở ba đặc điểm sau:
- Thứ nhất, sự thay đổi hành vi tình dục: Nếu ham muốn tình dục trước đây
vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay nó trở thành một động lực thực sự và được
biểu hiện ra trong các hành vi trong chủ thể.

16
- Thứ hai, sự thay đổi hành vi tâm lý: Đó là sự biểu hiện cá tính, sự hiện diện
các kiểu dạng tâm lý - thần kinh của cá thể đã được xác định.
- Thứ ba, sự thay đổi tình cảm: Những biến đổi của năng lực tình dục và tâm
lý được thể hiện ra thành các sắc thái khác nhau nơi tình cảm của tuổi sinh viên. Với
sự trưởng thành của mình, lứa tuổi sinh viên đã có thể bắt đầu tham gia vào các mối
quan hệ tình dục. Thường có hai khuynh hướng đối với sự chín muồi tình dục ở lứa
tuổi này, có những em có các mặt thể lực tính dục nổi lên, nhưng cũng có những em
bằng mọi cách lảng tránh các mặt đó. Tuy nhiên, tính dục ở lứa tuổi thanh niên có
một đặc điểm quan trọng là nó mang tính chất thử nghiệm. Khi phát hiện thấy mình
có năng lực tính dục, con người hay tò mò, nghiên cứu, thử nghiệm các năng lực ấy
từ mọi phía. Và điều này dẫn đến những hành vi tình dục của lứa tuổi này, họ bắt
đầu chú ý đến những kiến thức có liên quan đến giới tính, tình dục, sinh sản, họ trở
nên quan tâm hơn với những hiện tượng tính dục và có những hành vi tương ứng thể
hiện ra bên ngoài. Những thử nghiệm của thanh niên vào giai đoạn này là có thể có
quan hệ tình dục với người khác giới hoặc tự giải toả bằng “thủ dâm” - một hiện
tượng phổ biến đối với tuổi thanh niên.
Tóm lại, đối với lứa tuổi sinh viên, họ đã có khả năng và trình độ nhận thức
sâu sắc về thế giới xung quanh, họ có tính độc lập, có những suy nghĩ, quan điểm, sự
đánh giá và thái độ riêng. Bên cạnh đó “mỗi cá thể có một số tiềm tàng tình dục tự
nhiên nào đó, nhưng “kịch bản” hành vi tình dục của nó - tức là người đó yêu ai và
yêu như thế nào, thì bị quy định bởi toàn bộ tổ hợp các điều kiện đã hình thành nên
nhân cách người đó” [20, tr18]. Chính vì thế khi đánh giá và nhìn nhận đối với
những vấn đề của quan hệ tình dục trước hôn nhân chắc chắn lần đầu tiên họ phải
dựa trên sự hiểu biết, quan điểm riêng của mình để xem xét nó tích cực hay không
tích cực. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý xã hội và
bản thân tính tế nhị của vấn đề.
1.2.2.3. Hoạt động học tập của sinh viên
- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên
+ Để sinh viên nhận thức được hoạt động học tập là hoạt đông chủ đạo của
mình thì cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức cho sinh viên. Bên cạnh đó cần tạo
mọi điều kiện để sinh viên tiến hành tốt hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.

17
Sinh viên cũng phải được tạo mọi cơ hội để phát huy năng lực và khuyến khích động
lực học tập trong các nhà trường cao đẳng, đại học.
- Mục đích và phương pháp học tập của sinh viên
+ Sinh viên phải học giải quyết vấn đề trong những tình huống thực tế, phát
hiện, khảo sát. Học tích cực, chủ động, tự điều chỉnh các quá trình hành động với ý
thức, trách nhiệm của mình.
- Các hoạt động và giao tiếp ngoài giờ lên lớp của sinh viên
+ Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên việc sử dụng thời gian rỗi của
sinh viên hiện nay có nhiều đổi khác so với sinh viên thời bao cấp. Sinh viên ngày
nay rất nhạy bén với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, với đòi hỏi của sự
tuyển chọn lao động xã hội.
+ Đa số sinh viên có ý thức sử dụng thời gian của mình vào những hoạt động
hữu ích để dáp ứng với những đòi hỏi này như: Học thêm tin học, ngoại ngữ, học ở
một cơ sở đào tạo khác, đồng thời cũng học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.2.2.4. Một số nhu cầu cơ bản của sinh viên
- Nhu cầu về nhận thức: Đó là nhu cầu về thông tin, nhu cầu tri thức. Đây là
nguồn gốc để sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình (học tập,
nghiên cứu khoa học).
- Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu tiếp xúc, trao đổi thông tin, đặc biệt là việc
chia sẻ tâm tư tình cảm của sinh viên với những người xung quanh.
- Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội: Là nhu cầu tham gia vào các hoạt
động xã hội ở trường, lớp hay các tổ chức của thành niên, sinh viên. Đây là điều kiện
để sinh viên chứng tỏ sức trẻ của mình đồng thời là điều kiện để họ tự khẳng định
bản thân.
1.2.2.5. Tình yêu nam nữ của sinh viên
+ Quan điểm tương đối thống nhất của các nhà khoa học hiện nay cho rằng,
tình yêu nam nữ là sự hấp dẫn, rung cảm lẫn nhau giữa hai người khác giới cả về
tinh thần – tâm lý lẫn thể xác – sinh lý. Tình yêu là sự gặp gỡ của hai người thuộc
hai giới, trên cơ sở cùng chung ham muốn về tinh thần và thể xác, trên cơ sở sự liên
kết và giúp đỡ lẫn nhau.

18
+ Tác giả Lê Thị Bừng cho rằng: Yếu tố cơ bản đảm bảo cho tình yêu được
bền vững, đó là tình bạn “tình bạn là trường học giáo dục sự sẵn sàng về tâm hồn
cho tình yêu” [1, tr54].
+ Sinh viên, trước hết họ là những thanh niên, vì thế tình yêu của họ có
những đặc điểm cơ bản của tình yêu nam nữ nói chung. Nhưng là những trí thức,
chuyên gia tương lai của đất nước, họ có môi trường hoạt động, giao tiếp riêng, cũng
như có các đặc điểm tâm lý, nhân cách không giống với thanh niên công nhân, thanh
niên nông dân, thanh niên làm nghề buôn bán nhỏ…
+ Sinh viên là những người có tâm hồn lãng mạn, có nhu cầu được quan tâm,
chăm sóc rất cao, vì vậy đây cũng là yếu tố mà sinh viên rất quan tâm khi lựa chọn
người yêu. Tuy nhiên sinh viên là những người sống xa gia đình nên thiếu vắng sự quản
lý của cha mẹ nên yêu tương tương đối tự do. Nhìn chung, sinh viên là những người có
học vấn, có nhận thức rộng và rất nhạy cảm.
1.2.3. Quan hệ tình dục
Hoạt động tình dục cũng như các hoạt động sinh lý khác của con người (ăn,
uống, thở…) đã ra đời cùng lúc với sự khai sinh ra loài người. Theo bản năng, người
tiền sử đã tự do sinh hoạt tình dục với nhau để bảo tồn nòi giống, đó là “giai đoạn
tình dục truyền giống”, kéo dài cho đến cách đây khoảng mười ngàn năm trước công
nguyên. Nhưng không như các động vậy có vú khác, hoạt động tình dục ở con người
không đơn thuần là sự thể hiện của xu hướng thể xác nhằm thoả mãn các nhu cầu
sinh lý cơ bản và sự thèm khát liên quan đến vùng não động vật (não cũ) tương
đương với vùng dưới đồi, điều khiển các chức năng tự trị của cơ thể, mà nó còn
được xem là biểu hiện của cảm xúc tình yêu, bậc cao nhất trong các cảm xúc, được
chi phối bởi phần não biết suy nghĩ và lý luận gọi là vỏ não. Cùng với thể xác và
tinh thần, hoạt động tình dục là một trong yếu tố cơ bản nhất tạo nên con người.
Như vậy, khi nói đến hoạt động tình dục chúng ta cần xem nó như là một
cái lều bao kín các khía cạnh sinh học, sinh lý, tâm lý, văn hoá và cả đạo đức;
không chỉ xét về mặt cá nhân mà cả khía cạnh xã hội trong hành vi tính dục của
con người. [6, tr 78]
Biểu hiện sớm của hoạt động tình dục ở người là hành vi tính dục. Tính dục
xuất hiện một cách tự nhiên theo bản năng ngay từ nhỏ, hình thành dần dần cùng với

19
sự phát triển cơ thể. Tuy việc làm đó là tự nhiên, vô thức nhưng đó là bước khởi
động một hệ thống cảm giác dẫn đến khoái cảm.
Đến tuổi dậy thì, cơ thể đã đạt đến một sự trưởng thành nhất định về mặt sinh
lý và tâm lý, khi đó mới có hoạt động tình dục. Như vậy, tính dục là bản năng tự
nhiên của mỗi con người. Còn hoạt động tình dục có thể kiểm soát được và thanh
niên nam nữ có thể tự mình quyết định khi nào không nên có quan hệ tình dục.
Trước hết cần có sự phân biệt hai khái niệm dễ có sự nhầm lẫn, đó là “tính
dục” và “tình dục”.
Tính dục (sexuality) là xung lực nội tại của con người muốn có khoái cảm,
muốn thoả mãn những nhu cầu sinh lý, tâm lý, bao gồm cả nhu cầu quan hệ nam -
nữ. Tính dục là bản năng tự nhiên và có sẵn ở mỗi động vật. Con người là một động
vật có vú cao cấp nên tính dục cũng phát triển đa dạng và phong phú hơn các loài
động vật có vú cấp thấp khác.
Theo quan điểm của S.Freud: Tính dục đó là lòng ham muốn thúc đẩy con
người tìm khoái cảm của xác thịt [5, tr 883].
Tính dục là sự đòi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao [15, tr 1283].
Những luận cứ mà S.Freud đưa ra để phát triển khái niệm tính dục gồm:
+ Một số người cảm thấy bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính và bởi
những cơ quan sinh dục của họ.
+ Khoái cảm vẫn mang tính chất tình dục nhưng lại không xuất phát từ những
vùng sinh dục hoặc sử dụng những vùng này không theo lối thông thường (lệch lạc).
+ Một số trẻ bị coi là thoái hóa, quan tâm rất sớm tới cơ quan sinh dục của
chúng.
S.Freud đưa ra những luận điểm chính về tính dục:
+ Đời sống tính dục không phải bắt đầu vào tuổi dậy thì mà được biểu hiện
rất sớm một cách rõ ràng từ khi sinh ra.
+ Cần phân biệt giữa tính dục và sinh dục. Tính dục có nghĩa rộng hơn và bao
gồm nhiều hoạt động không liên quan với cơ quan sinh dục.
+ Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được những khoái cảm từ
những vùng khác nhau của cơ thể; chức năng này về sau phải được phục vụ cho sự sinh
đẻ. Tuy nhiên hai chức năng ấy không phải bao giờ cũng trùng hợp nhau [15, tr 1283].

20
Cũng theo S.Freud, sự phát triển tâm lý – nhân cách cá nhân liên quan rất mật
thiết với sự phát triển tính dục. Luận điểm về sự phát triển tâm – tính dục là một
trong những luận điểm nổi bật trong Tâm lý học S.Freud.
Khái niệm “tính dục” được hiểu theo nghĩa rộng hơn “tình dục”.
Theo Theo quan điểm của S.Freud thì tình dục – quan hệ gần gũi xác thịt của
hai người khác giới chỉ là một dạng và ở đỉnh cao của tính dục [5, tr 883].
Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao [15, tr 1280].
Tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và hành
vi giới tính của một người. Tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc và cũng có thể là
những hoạt động sinh lý. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc
sống: Tất cả mọi người đều có ham muốn tình dục. Giới trẻ khám phá bản năng sinh
dục của mình như một quá trình tự nhiên khi đạt được sự trưởng thành về tình dục.
Tình dục có những khía cạnh khác nhau:
Khía cạnh sinh học: Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng còn phụ nữ tạo ra
trứng. Khi giao hợp xảy ra, dương vật đi vào âm đạo, tinh trùng có thể kết hợp với
trứng để hình thành một cá thể sống mới.
Khía cạnh xã hội: Giữa hai cá nhân, thường là giữa nam và nữ, có thể xuất
hiện sự cuốn hút rất mạnh mẽ về sinh lý (cuốn hút giới tính) hoặc về tình cảm (tình
yêu). Sự lôi cuốn này có thể dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân bền chặt và hình
thành một gia đình.
Điều này cho thấy rằng, đối với con người hiện đại, tình dục không phải chỉ có
một mục đích thô sơ như tổ tiên, không chỉ đơn thuần có chức năng truyền giống mà nó
còn có chức năng khác quan trọng hơn, đó là mang lại cho con người khoái cảm, tình
cảm và hạnh phúc. Tình dục còn là một phương tiện thổ lộ tình cảm. [20, tr 11-14]
Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người. Đó là sự thể hiện tình yêu và
cảm xúc của cơ thể. Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thoả mãn
nhu cầu sinh lý của mỗi người và QHTD chính là việc thực hiện hành vi tình dục,
với sự tham gia ít nhất của hai người. Hầu hết các quan hệ tình dục dù diễn ra giữa
những người khác giới hay cùng giới, đều bao gồm những vuốt ve mơn trớn, kích
thích và cảm xúc. Như đã nói ở trên, tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc và cũng có
thể là những hoạt động sinh lý.

21
“Thuật ngữ quan hệ tình dục dùng để chỉ những hành vi trong đó có sự giao
hợp”[17, tr1]. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa này.
Một số người quan niệm rằng không được phép QHTD với người không phải
là bạn tình hoặc vợ/chồng mình. Những người khác có thể không có một bạn tình cố
định, nên vẫn tiếp tục các mối QHTD khác nhau. Tình dục và tình yêu không hoàn
toàn giống nhau. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người, tình yêu/ hôn nhân và tình dục
đi cùng với nhau.
QHTD có thể mang lại rủi ro. Quan hệ này có thể dẫn tới những hậu quả
không mong muốn như: Có thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua QHTD, kể
cả HIV/AIDS. Quyết định có QHTD là một quyết định hệ quyết định hệ trọng và
điều quan trọng là phải hiểu được những hậu quả của hành động này.
Người ta quyết định QHTD vì nhiều lý do khác nhau: Quá tò mò, do áp lực từ
phía người yêu hay do bạn bè xung quanh đã có QHTD. Có những người quyết định
chờ cho đến khi kết hôn, còn số khác thì chọn cho mình cuộc sống độc thân. Điều
quan trọng mà giới trẻ cần hiểu là họ có thể nói “không” trước đòi hỏi QHTD. Nếu
quyết định “đồng ý”, họ cần phải hiểu thấu đáo về những hậu quả có thể xảy ra.
1.2.3.1. Các tiêu chuẩn của QHTD
QHTD của con người không chỉ đơn thuần là một hoạt động theo bản năng sinh
lý mà nó còn là một hoạt động để cải thiện phẩm giá con người dựa trên sự khống
chế bản năng tình dục bằng hoạt động tư duy của vỏ não, làm cho QHTD không còn
là một hành động thô tục, chà đạp con người dựa trên những ham muốn tình dục
nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý đơn thuần. Hoạt động này phải nói lên được mối
quan hệ giữa con người với con người. QHTD phải thoả mãn bốn tiêu chuẩn sau:
“- Cả hai người bạn tình khi xác định sẽ có mối QHTD với nhau phải chắc
chắn rằng không một ai trong hai người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Và cách tốt nhất để đạt được sự chắc chắn này là thông qua việc khám nghiệm
y học đều đặn.
Quan trọng hơn, điều mà cả hai người bạn tình đồng ý cởi mở cho việc khám
nghiệm phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng chính là một thử
nghiệm nói lên sự trưởng thành trong mối quan hệ giữa người với người mà cả hai
đang tạo ra.

22
- Trước khi tham gia vào QHTD cả hai người bạn tình phải xác nhận trách
nhiệm không những với nhau, với tình yêu mà còn phải xác nhận cả tình thương yêu
và sự quan tâm chăm sóc cho kết quả của mối tình của họ - đó là đứa con. Điều này
không chỉ nói lên sự tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau giữa hai người bạn tình mà nó còn
nói lên trách nhiệm đối với mầm sống mà họ tạo ra.
- Trước khi tham gia vào QHTD cả hai nên quan tâm về hướng đi vào
những mục tiêu trong cuộc sống. Mỗi người cần tự hỏi rằng việc tham gia
QHTD có phù hợp với các mục tiêu của mình và của người bạn tình không. Nói
cách khác QHTD là hoạt động của những con người trưởng thành, cả về cảm
xúc tâm lý và cả về thể xác.
- Trong QHTD người này không được lợi dụng người khác. Để chống lại sự
lợi dụng tình dục, người ta cần phải đồng ý rằng QHTD dành cho sự cải thiện lẫn
nhau về nhiều phương diện giữa hai người trong cuộc” [6, tr 121-124].
Như vậy, trong QHTD không có chỗ cho sự thoả mãn dục vọng của riêng bản
thân hoặc để trả thù một ai đó hoặc trói buộc người bạn tình hoặc để biểu lộ nam
tính…Tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau là cơ sở duy nhất chống lại sự lợi dụng tình
dục. Giáo sư tâm thần học S.L. Halleck ở trường đại học của trung tâm y khoa
Wisconsin đã nói: “Tình dục không tình yêu ngoài việc không thoả mãn cho người
phụ nữ về khía cạnh thể xác thì nó cũng dẫn đến những cảm giác của sự tuyệt vọng,
mất giá trị và cảm giác tội lỗi” [6, tr 121-124].
1.2.3.2. Các yếu tố tác động đến quan hệ tình dục và tác động của tình dục đối
với cơ thể
Yếu tố tâm lý trong hoạt động tình dục có tầm ảnh hưởng khác nhau giữa
nam và nữ. Thông thường, đối với nam giới, đối tượng tình dục của họ có thể là bất
cứ ai, với họ yếu tố tình cảm không đóng vai trò then chốt trong sinh hoạt tình dục,
đối tượng không mấy quan trọng. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi nam giới có tỉ
lệ QHTD trước hôn nhân và ngoài hôn nhân cao hơn nữ. Đối với họ, tình dục là mục
đích cuối cùng của tình yêu. Họ có thể bắt đầu từ một tình yêu lãng mạn, thanh cao
nhưng cuối cùng vẫn phải đi đến tình dục. Tình dục đối với người nam còn có các ý
nghĩa khác như muốn thể hiện nam tính, khả năng chi phối bạn tình, nhằm để xoa
dịu các cơn stress hàng ngày, phá tan sự căng thẳng thần kinh, giúp tái lập trạng thái

23
cân bằng. Ngược lại, đối với nữ giới, yếu tố tâm lý chi phối rất mạnh đến QHTD.
Đối với người nữ, QHTD chỉ là thứ yếu so với tình yêu. Đối với họ, tình yêu quan
trọng hơn, có thể trong một lúc nào đó, họ sẵn sàng QHTD chỉ nhằm đạt được tình
yêu nơi đối tượng và những lúc như vậy, khoái cảm đối với họ chỉ mang vai trò thứ
yếu. Có thể họ sẵn lòng tạo khoái cảm cho bạn tình nam, nhưng họ không cần đòi
hỏi đối tượng tạo khoái cảm cho mình. Và trong cuộc sống bình thường của mình,
nếu chịu đựng sự thiếu vắng đời sống tình dục thì phụ nữ có sức chịu đựng hơn, họ
có thể không sinh hoạt tình dục trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến cuộc
sống. Trái lại, đối với nam giới, đôi lúc cảm giác thiếu vắng sinh hoạt tình dục là
một căng thẳng kéo dài đối với họ. [10, tr 98]
Đồng thời, quan hệ tình dục có những tác động nhất định trên cơ thể của con
người. Các nghiên cứu cho thấy rõ ràng hoạt động tình dục bình thường có những
tác động có lợi cho cơ thể, có lợi đến tinh thần. Đôi lúc, một số bệnh chứng cũng có
thể biến mất, chẳng hạn như các rối loạn về tâm thần, bệnh ngoài da, đau lưng…Sự
vuốt ve sẽ chẳng những tạo hứng thú mà còn có lợi cho cơ thể. Tuần hoàn máu sẽ
tăng nhanh mang theo nhiều khí ôxy và chất dinh dưỡng, máu trở về tim dễ dàng,
tạo cảm giác thoải mái. Ham muốn tình dục, kích thích khoải cảm làm tăng nhịp tim,
nhịp tuần hoàn và hô hấp. Tình dục giữ vai trò quan trọng trong sự quân bình của
hoócmôn. Tình dục cũng có lợi cho giấc ngủ, lợi về da và có lợi cho đường nét cơ
thể. [20, tr 70]
1.2.3.3. QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an toàn”
QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an toàn” là những thuật ngữ phổ biến
hiện nay khi đề cập đến hoạt động tình dục của giới trẻ, là những hình thức mang lại
sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản cho con người.
Tình dục an toàn là “nghệ thuật” đạt cùng lúc hai yêu cầu: Hưởng thụ tình
dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo
của bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Để đạt yêu cầu này, có hai cách: Cách thứ nhất
không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, đụng chạm,
xoa bóp…và kể cả thủ dâm; thứ hai là sử dụng bao cao su hoặc biện pháp khác khi
tiến hành giao hợp tình dục. Tình dục an toàn không những không dẫn đến có thai
ngoài ý muốn mà còn không bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

24
như lậu, giang mai, mồng gà…và đặc biệt là AIDS. Như vậy, muốn có tình dục an
toàn và ngăn ngừa có thai khi chưa muốn có con, cần sử dụng các biện pháp tránh
thai phù hợp và có độ an toàn cao; đồng thời để tránh các bệnh lây truyền qua đường
tình dục cần dùng bao cao su; cần giữ gìn sự chung thuỷ trong tình yêu và trong
quan hệ nam nữ. [20, tr 101]
Trong bối cảnh văn hoá truyền thông của Việt Nam, QHTD có trách nhiệm là
quan hệ chỉ nên có sau khi kết hôn và nằm trong ranh giới của hôn nhân. Trong
trường hợp có những thôi thúc về tình dục, người ta có thể cưỡng lại nhu cầu này.
Như vậy, đối với QHTD có trách nhiệm khi nam nữ còn trong giai đoạn yêu nhau,
họ luôn biết giữ khoảng cách, tự kiềm chế để không có QHTD [20, tr 101].
QHTD có trách nhiệm chẳng qua là cá nhân ý thức được rằng hành vi tình
dục của mình có liên quan đến những người khác. Điều đó thể hiện tình cảm, lòng
tôn trọng, sự quan tâm của cá nhân đối với người khác. Nó còn thể hiện cách cá
nhân nghĩ về bản thân mình, lòng tự trọng, sự quan tâm chăm sóc đến nhân thể, đến
trí óc và cuộc sống của chính họ.
1.2.4. Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân
Ở đây cần làm rõ khái niệm hôn nhân.
Theo Đại từ điển tiếng việt: “Hôn nhân là việc kết hôn giữa nam và
nữ”.[17, tr841]
Ở đây, khái niệm hôn nhân được hiểu “đó là sự ràng buộc giữa hai người nam và
nữ được luật pháp thừa nhận cho phép yêu nhau và xây dựng gia đình” [4, tr 52]
Sự thừa nhận đó được thể hiện bằng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do
chính quyền địa phương cấp. Giấy chứng nhận kết hôn chính là bằng chứng thừa
nhận hợp pháp của quan hệ vợ chồng.
Như vậy, QHTDTHN là QHTD xảy ra trước kh làm đám cưới, giữa hai
người khác giới.
Nó có thể phân thành hai tình huống: Một là giữa hai người không có quan hệ
yêu đương phát sinh QHTD, tức là một người chưa kết hôn này với một người chưa
kết hôn khác hoặc một người đã kết hôn không phải là đối tượng yêu của mình phát
sinh quan hệ nam nữ không chính đáng; một tình huống khác là giữa hai người yêu
nhau, trước khi đăng ký kết hôn đã phát sinh QHTD.

25
1.2.4.1. Nguyên nhân của QHTDTHN
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, có rất nhiều yếu tố - cả khách quan
lẫn chủ quan đều tác động đến sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ
trong quan hệ nam - nữ. Trong số đó có những yếu tố trở thành nguyên nhân làm
phát sinh QHTDTHN ở họ.
Trong xã hội trước đây tuổi kết hôn thường thấp (dưới 20) nên khoảng cách
giữa giai đoạn dậy thì và kết hôn rất ngắn hoặc thậm chí hầu như không có. Điều
này làm hạnh chế rất nhiều việc QHTDTHN. Nhưng xã hội ngày nay với tuổi kết
hôn ngày càng cao thì sự chênh lệch trong khoảng cách giữa mốc trưởng thành và
kết hôn dài ra, kèm theo đó sự phát triển của mối quan hệ giao tiếp xã hội rộng rãi
thông qua học tập, làm việc, du lịch…làm phát sinh mối QHTDTHN.
Nhìn từ quan niệm đạo đức và quan niệm yêu đương, có những thanh niên tu
dưỡng đạo đức không cao, không tuân theo chuẩn mực luân lý xã hội, nhất là trong
quá trình yêu đương. Đồng thời, động cơ yêu đương của loại người này thường
không trong sạch, trong đó phần nhiều có sự hiếu kỳ, một trong những mục đích của
yêu đương chính là sự thoả mãn hiếu kỳ đó. Vì vậy, trong quá trình yêu đương đã
dùng mọi biện pháp để được thoả mãn hoặc là phát sinh quan hệ với đối phương một
cách cưỡng chế. Ngoài ra, ở lứa tuổi thanh niên, có những đối tượng quan niệm
rằng: Sự trải nghiệm tình dục được xem “là phương tiện tự khẳng định trước cặp mắt
của các bạn cùng tuổi” [16, tr 181].
Chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Có những thanh niên ngưỡng mộ
lối sống phương Tây, đối với một số tình huống lối sống phương Tây nào đó mà họ
biết được, họ tưởng rằng đó chính là phương hướng và khuôn mẫu hiện đại hoá lối
sống của mình. Ngoài ra còn tiếp nhận các khẩu hiệu của người phương Tây về “tự
do tình dục là biểu hiện toàn diện của nhân tính”, “giải phóng tình dục là giải phóng
con người thật sự”, hòng thực hiện “tự do tình dục” và “giải phóng tình dục” cho
bản thân. [1, tr 239]. Chịu ảnh hưởng của nhân tố văn hoá và nếp sống xã hội không
tốt. Trong các văn hoá phẩm hiện nay đã thâm nhập những thông tin không lành
mạnh thuộc loại gợi dục đã gây cho thanh niên những ảnh hưởng xấu. Trong tiểu
thuyết, tivi, phim ảnh, hoạ báo và đặc biệt trên mạng thông tin internet có những
cảnh không lành mạnh, không văn minh lịch sự đang gây tác dụng đồi bại đối với

26
thanh niên. Đi đôi đối với điều này là việc công nghiệp hoá, đô thị hoá đã phá vỡ sự
tồn tại của kiểu gia đình mở rộng (trong đó tồn tại ít nhất ba thế hệ với những tôn ti
trật tự mang dáng dấp Á Đông, chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo luôn quan
niệm tình dục là bản năng thấp kém của con người không đáng luận bàn) để chuyển
sang xuất hiện nhiều gia đình hiện đại kiểu hạt nhân chỉ có vợ, chồng và con cái,
hoặc với những mô hình gia đình pha trộn, những gia đình thiếu cha hay thiếu
mẹ…Chính trong bối cảnh đó sự quản lý của cha mẹ đối với con cái trở nên lỏng
lẻo, nền tảng đạo lý bị lu mờ đã tác động xấu đến quan niệm và hành động của giới
trẻ trong lĩnh vực tình dục.
Ngoài ra, việc bàn tán ở những nơi đông người đối với tình dục, bàn luận về
người khác giới trong quần thể cũng tương đối phổ biến, thậm chí “trong “văn minh
tiếng cười” của người lớn cũng có nhiều động cơ tình dục” [16, tr 177]. Một số
người nào đó từ những cuộc bàn tán thông thường này, nhận được những thông tin
sẽ có thể thấm dần trong nhận thức gây nên sự hiếu kỳ, thái độ tò mò đối với người
khác giới, nảy sinh lòng hiếu kỳ, quan tâm đến tình dục, dẫn đến bắt chước.
Việc phát sinh QHTDTHN còn liên quan đến tình huống hay hoàn cảnh hẹn
hò gặp gỡ của những người yêu nhau thắm thiết. Nếu như hai người yêu nhau tha
thiết khi hẹn gặp lại quá thân mật, tự nhiên trong điều kiện riêng tư có thể gây nên
ham muốn tình dục mãnh liệt, dẫn đến hành vi tình dục. Có những người vốn không
có ý đồ phát sinh QHTD từ trước và hiểu biết cả việc đề phòng, nhưng trong cuộc
hẹn hò nào đó lại có khi mất lý trí.
1.2.4.2. Tác hại của QHTDTHN
QHTD là quyền của những cặp vợ chồng được pháp luật thừa nhận, hoàn
toàn không phải là việc có thể xảy ra giữa bất cứ đôi trai gái nào. Tình dục là biểu
hiện không thể thiếu được trong tình yêu trọn vẹn, nhưng trên nền tảng của tình yêu,
tình dục không còn thuần tuý là một bản năng mà nó được nâng lên tầm cao, được
xử sự một cách trân trọng, có trách nhiệm và chung thuỷ. QHTDTHN hoặc trong
giai đoạn tình yêu chưa chín muồi có thể dẫn đến nhiều hậu quả.
QHTDTHN không phù hợp với bản chất của tình yêu. Hành vi tình dục trước
kết hôn là hành vi vượt quá mức độ thông thường trong các giai đoạn của tình yêu,
không có lợi trong yêu đương. Trên cơ sở của việc chọn lựa, nhiệm vụ của tình yêu

27
là hai bên cùng nhận biết nhau hơn nữa, cùng tìm hiểu nhau sâu hơn, quan tâm tới
nhau, tôn trọng nhau và phát triển tình cảm. Nếu như trong giai đoạn yêu nhau mà
phát sinh QHTD sẽ ảnh hưởng đến việc trao đổi tư tưởng và phát triển tình cảm giữa
hai người yêu với nhau. Một khi đã phá bỏ ranh giới tính dục giữa hai người yêu
nhau, hai bên sẽ bị phân tán tinh thần, sức khoẻ, chuyển dịch sự chú ý, trì hoãn việc
hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của họ trong tình yêu.
QHTDTHN không có lợi cho việc phát triển tình cảm sau khi kết hôn. Phát
sinh QHTD trước thì khi kết hôn, sức hấp dẫn giữa hai người với nhau sẽ giảm đi.
Hơn nữa, do trong giai đoạn chưa kết hôn, các nhiệm vụ của tình yêu (tìm hiểu, cảm
thông, chia sẻ…) chưa được hoành thành, những vấn đề vốn cần phải giải quyết mà
chưa được giải quyết đã lưu lại trở thành trở ngại cho việc phát triển tình cảm vợ
chồng sau kết hôn. Ngoài ra, do việc QHTDTHN, những người yêu nhau thường có
thể cưới sớm, dẫn đến chuẩn bị không đầy đủ, sinh hoạt sau kết hôn không hài hoà,
làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn.
Trong giai đoạn yêu nhau, nam giới nói chung đối với bạn gái thường rất tốt
và các cô gái thường đặt niềm tin sâu sắc vào người mình yêu có thể trao tất cả
những gì mình có cho đối phương. Nhưng cá biệt có nam giới sau khi được thoả
mãn thì có tâm lý “thích mới nới cũ”, muốn rời bỏ, chia tay người bạn gái đó để đi
tìm niềm vui mới khác. Như thế, cô gái vừa đánh mất tình yêu lại vừa mất đi trinh
tiết, con đường tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì trong xã hội hiện nay người
ta vẫn còn coi trinh tiết đối với nữ giới là vô cùng quan trọng, có rất nhiều nam giới
không muốn kết bạn với những người con gái đã từng có kinh nghiệm yêu đương,
càng không muốn tìm người phụ nữ từng có QHTD làm vợ của mình.
QHTDTHN làm sụt giảm địa vị xã hội của người thực hiện. QHTDTHN
thường gặp phải sự khiển trách, lên án của dư luận xã hội, người có QHTDTHN sẽ
phải nhận lãnh đủ mọi bàn tán và công kích. Như thế, uy tín cá nhân và thanh danh
xã hội của người đó sẽ bị giảm thấp, lòng tự tôn của họ sẽ có thể bị tổn hại.
QHTDTHN tạo nên tâm lý mất thăng bằng cho người trong cuộc. Những
người đó có thể vì sợ có thai mà cảm thấy hoảng hốt, có thể lo lắng về dư luận xã
hội mà cảm thấy khiếp sợ và buồn rầu. Họ thông thường đều sẽ hối hận bới vì mình
đã phạm vào quy tắc xã hội, vì mình vừa đánh mất một cái gì đó quý giá trong cuộc

28
đời. Đặc biệt có một số cô gái lo lắng bạn trai sẽ ruồng bỏ mình nên luôn sống trong
nỗi lo âu và hoảng hốt.
Ngoài những hậu quả mang lại ảnh hưởng xấu cho đời sống tâm lý, tình cảm,
tình yêu của thanh niên như trên, QHTDTHN còn có thể tác hại lớn đến sức khoẻ
không chỉ của những ông bố bà mẹ tương lai mà còn đến con cái của họ sau này, ảnh
hưởng đến kinh tế, đến nền tảng văn hoá của gia đình và xã hội.
Hậu quả trước hết là chuyện thai nghén ngoài ý muốn và những trường hợp
này tất yếu dẫn đến nạo phá thai. Việc QHTDTHN không ngừa thai dẫn đến có thai
không mong muốn và đi phá thai để lại những hậu qủa lớn đối với bản thân đối
tượng, với gia đình và đối với cả xã hội. Về phương diện bản thân, ngoài những ảnh
hưởng trước mắt như sức khoẻ giảm sút, thậm chí là cái chết và có thể dẫn đến vô
sinh sau này; còn có những tác động về mặt tinh thần với nhũng mặc cảm tội lỗi, lo
sợ gia đình, người yêu ruồng bỏ, bị coi thường. Và nó còn ảnh hưởng đến hạnh phúc
sau này của họ. Về phương diện gia đình và xã hội, những ảnh hưởng có thể có là
chi phí tốn kém, không có lợi về kinh tế, sự xáo trộn nền tảng đạo đức, cách suy
nghĩ, lối sống…
QHTDTHN còn là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan và truyền các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS. Các bệnh lây truyền qua
đường tình dục là những viêm nhiễm được truyền từ người bệnh sang người lành
trong quá trình quan hệ tình dục, chúng do các tác nhân siêu vi trùng, vi trùng và ký
sinh trùng gây ra. Trong quá trình giao hợp, có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau, chính
là môi trường lý tưởng để lây lan bệnh. Những bệnh này nếu không được phát hiện
và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả xấu cho sức khoẻ, kể cả vô sinh. Riêng
HIV/AIDS thì hiện nay không thể chữa được và sẽ dẫn đến cái chết.
Như vậy, những mặt tác hại của việc QHTDTHN dễ dàng cho thấy
QHTDTHN là hoàn toàn không có lợi cho đời sống, tình yêu và sức khoẻ của thanh
niên, thậm chí là có hại.
Tóm lại: Xét dưới góc độ sự thừa nhận của luật pháp về quan hệ vợ chồng và
luân lý xã hội, việc QHTDTHN của thanh niên chẳng những không được luật pháp
bảo hộ mà còn đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội. I.S. Kôn cho rằng: “Thanh
niên càng sớm có quan hệ tình dục lần đầu bao nhiêu, thì mối quan hệ ấy càng ít có

29
tính chất đạo đức bấy nhiêu, và càng ít tình yêu trong mối quan hệ ấy bấy nhiêu”
[16, tr 181].
QHTD sớm sẽ làm cho cơ thể chịu đựng một khối lượng vượt với sức nó có
thể kham nổi. Bởi vì hoạt động tình dục về bản chất chính là chức năng tái sản xuất
và không phải là đặc trưng của tuổi thanh niên. Trong thời kỳ này, con người cần có
mọi sức lực để phát triển có thể cân đối và nhân cách hoàn thiện. Chính vì thế thanh
niên nam nữ cần tránh bước vào con đường tình dục quá sớm. Năng lực ở lứa tuổi
này nên dùng vào học tập, hoạt động thể thao, nghệ thuật, định hướng nghề nghiệp,
tích luỹ thêm vốn kiến thức. Bên cạnh đó, trước hôn nhân, tình yêu dù có đạt tới
đỉnh cao nhất vẫn không hoàn toàn vượt qua giới hạn của tình bạn, không bị ràng
buộc và chịu trách nhiệm với nhau về mặt luật pháp. Quan hệ giữa hai người hoàn
toàn là quan hệ cá nhân, được điều chỉnh bằng những quan hệ đạo đức và thẩm mỹ,
không phụ thuộc vào không gian và các điều kiện vật chất cụ thể, về cơ bản – “đó là
những quan hệ “chưa chính thức” [4, tr 38]. Vì vậy, thanh niên khi chưa kết hôn thì
không nên có QHTD, nên đề phòng và tránh QHTDTHN.
1.2.5. Nhận thức về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, QHTD trước hôn nhân là điều cấm kỵ.
Những người có QHTD trước hôn nhân được coi là những người không có đạo đức.
Chính vì vậy, vấn đề QHTD từ trước tới nay vẫn là một vấn đề ít được nhắc tới ở
Việt Nam và càng ít được nhắc đến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Xã hội, dư luận
lên án rất gay gắt chuyện QHTD trước hôn nhân của học sinh, sinh viên. Nhưng một
thực tế được đặt ra là hiện nay học sinh, sinh viên có hành vi QHTD trước hôn nhân
ngày càng nhiều.
Nhận thức tình dục là cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân mỗi người đối
với vấn đề tình dục. Nhận thức tình dục của mỗi người phụ thuộc vào quan điểm văn
hoá – xã hội và tôn giáo của bản thân người đó như thế nào.
Từ việc tìm hiểu các quan điểm khác nhau về QHTDTHN bản thân tôi xin
được đưa ra khái niệm nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Khái niệm QHTDTHN được hiểu “là một hiện tượng tâm lý phản ánh mối
quan hệ chủ quan của cá nhân đối với tất cả những cảm xúc và hành vi giới tính của

30
một người trong giai đoạn họ đã trưởng thành về mặt tính dục nhưng chưa có sự
thừa nhận mang tính hợp pháp của quan hệ vợ chồng. Nó thể hiện ra ở quá trình
nhìn nhận, thể hiện sự hiểu biết về những hành vi của bản thân mình, của những
người xung quanh có liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân”.
Đặc biệt, trong nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân, do ảnh hưởng
của những cảm xúc giới tính mạnh mẽ, có đôi khi thanh niên không tự mình kiềm
chế được bản thân trong những tình huống dẫn đến QHTD mặc dù họ có sự hiểu
biết, có nhận thức đúng đắn, nhìn nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là đi
ngược lại với những tiêu chuẩn của xã hội, thuần phong mỹ tục. Người Việt Nam
vốn có câu “khôn ba năm dại một giờ” là phản ánh hiện tượng này. Đồng thời ở lứa
tuổi thanh niên, sinh viên có sự tò mò, thử nghiệm cao, họ có thể nghiên cứu năng
lực tính dục của mình từ mọi phía. Những điều này cho thấy nhận thức, cảm xúc,
hành vi đối với QHTDTHN đôi khi không có sự thống nhất, để tìm ra được mối
quan hệ giữa chúng là điều không dễ dàng.
Nhận thức về QHTDTHN được biểu hiện ở các điểm sau:

- Nhận thức thể hiện ở việc quan tâm và tìm hiểu về QHTD.

- Nhận thức thể hiện ở việc chấp nhận/ phản đối QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc sẵn sàng QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc biểu lộ cảm xúc đối với QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu biết về những vấn đề có liên quan đến
QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở hành vi QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu biết các quan niệm của xã hội về
QHTDTHN.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu biết những hậu quả của QHTDTHN.

Nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân đó là việc bản thân mỗi người
có những cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Từ việc nhận thức như thế nào về quan

31
hệ tình dục trước hôn nhân sẽ dẫn đến việc bản thân mỗi người có biểu hiện cảm
xúc, thái độ hành vi tương ứng.
Khi cá nhân có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể sẽ dẫn đến những
cảm xúc sau đây: cáu gắt, mất bình tĩnh, phấn khơi, hào hứng, đau đớn, thương tổn,
buồn phiền, khó chịu, nhức đầu với những chuyện vặt vãnh, thay đổi cuộc sống, xa lánh
bạn bè, người thân, trầm lặng, đau khổ, sợ người yêu bỏ rơi sau khi sinh hoạt tình dục,
cảm xúc bị người khác ghét bỏ, xáo trộn trong giấc ngủ, cảm xúc tội lỗi, ý nghĩ bị phản
bội, giận dữ vì trở thành nạn nhân, sợ hãi phải sống cô độc, bị tổn thương, căng thẳng
hoặc thờ ơ không quan tâm, hứng thú với công việc, học tập.
Các mức độ nhận thức về QHTDTHN
B.S. Bloom – Nhà sư phạm người Mỹ, năm 1956, ông và các đồng sự biên
soạn tài liệu “Hệ phân loại các mục tiêu sư phạm, lĩnh vực nhận thức”. B.S. Bloom
đưa ra 3 khía cạnh đánh giá: Nhận thức, thái độ, hành vi. Ông chia nhận thức thành
nhiều mức khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao.
Mỗi mức độ đặc trưng cho hoạt động trí tuệ.
Mức 1: Biết – đưa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin của cùng một đối
tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, định nghĩa các khái niệm, nội
dung các định luật…
Mức 2: Hiểu – có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh những kiến thức đã
lĩnh hội (phục hồi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tượng khác nhau, thiết lập
liên hệ ở những đối tượng khác nhau).
Mức 3: Vận dụng – có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống mới,
khác với trong bài học (sử dụng các quy tắc, nguyên tắc, những phác đồ giải quyết
một vấn đề nào đó).
Mức 4: Phân tích - biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, một vấn đề
lớn thành những vấn đề nhỏ hơn, làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các bộ phận
(đồng nhất những bộ phận tạo nên cái tổng thể, từ đó phân biệt đối tượng trong ý
tưởng đó).
Mức 5: Tổng hợp - biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thống nhất, ghép
các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới liên kết tất cả
các bộ phận tạo nên tổng thể.

32
Mức 6: Đánh giá – có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của mỗi
kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượng thao tác tạo
nên chất lượng của trí tuệ).
Hai mức độ đầu là nhận thức ở mức độ thấp, bốn mức sau là nhận thức ở mức
độ cao (vì chúng đều là các thao tác tư duy phức tạp hơn, huy động 3 thao tác phân
tích, tổng hợp, đánh giá).
Những ưu điểm của hệ phân loại này đã giúp khá nhiều nhà nghiên cứu tìm
thấy thang đánh giá nhận thức dễ sử dụng, cho phép họ tìm ra các phương pháp tác
động vào chủ thể nghiên cứu một cách hiệu quả.
Trong đề tài này, áp dụng kết hợp nội dung đánh giá của B.S. Bloom và chia
thành 3 mức độ nhận thức, đó là: biết - hiểu - vận dụng, để đánh giá mức độ nhận
thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Mức 1: Biết
Biết là mức độ nhận thức đầu tiên, nhận thức cảm tính bao gồm các mức khác
nhau: cảm giác và tri giác.
Như vậy, biết về quan hệ tình dục trước hôn nhân là việc nhận dạng được,
nhận biết được một số dấu hiệu của khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân
nhưng chưa thật đúng, chưa đầy đủ, phân biệt được quan hệ tình dục trước hôn nhân
và quan hệ tình dục khi đã kết hôn. Chẳng hạn, nhận biết và phân biệt được khái
niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân với các khái niệm khác nhưng chưa hiểu được
bản chất của khái niệm.
Mức 2: Hiểu
Hiểu là kết quả của quá trình nhận thức lý tính. Hiểu là quá trình phản ánh
gián tiếp, độc lập và mang tính khái quát, nảy sinh trên cơ sở biết (nhận thức cảm
tính). Hiểu về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên là hiểu được
nội dung của khái niệm. Hiểu về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh
viên là biểu hiện của việc hiểu chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến sâu sắc,
từ nông đến sâu khái niệm. Hiểu được bản chất cũng như đặc điểm, tính chất của
khái niệm.
Hiểu về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên có nhiều
mức độ:

33
- Hiểu biết được bản chất của khái niệm một cách chung chung (ví dụ quan
hệ tình dục trước hôn nhân là việc người nam và người nữ quan hệ tình dục trước
khi kết hôn).
- Nêu được bản chất, nhưng chưa chỉ đúng các thuộc tính bản chất của khái
niệm. Do đó, dẫn tới hiểu quá rộng hoặc quá hẹp (quan hệ tình dục trước hôn nhân
chỉ liên quan đến tình dục) khái niệm.
- Hiểu những dấu hiệu bản chất khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân,
liên hệ với các khái niệm khác (khái niệm hôn nhân, khái niệm sinh viên) để hiểu
sâu sắc và chính xác hơn khái niệm. Nắm được các biểu hiện của khái niệm.
Hiểu về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân thể hiện ở nhiều dạng
khác nhau: Phân loại được khái niệm; nhận ra được một số dấu hiệu bản chất đặc
trưng nhất của khái niệm (chẳng hạn, khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân
mang những đặc trưng: sự giao hợp của người nam và người nữ trước hôn nhân, sự
tự nguyện, sự ép buộc quan hệ tình dục…).
Hiểu đối tượng đều dựa trên tri thức và những tư tưởng đã có trong kinh
nghiệm mỗi người, chính vì thế mà mỗi người đều có quan điểm và cách đánh giá
khác nhau về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hiểu là một hoạt động phân tích,
tổng hợp. Phân tích là tách ra những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của khái
niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn tổng hợp là kết hợp những dấu hiệu,
những thuộc tính hay khía cạnh của khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hai
quá trình này thường kết hợp chặt chẽ với nhau và đảm bảo kết quả của sự hiểu.
Mức 3: Vận dụng
Vận dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong nhận thức. Vận dụng việc hiểu
khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân có những biểu hiện sau:
- Vận dụng việc hiểu khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân để xem xét
hành vi đó là đúng hay sai? nên hay không nên?
- Vận dụng các nguồn tư liệu, các phương tiện thông tin đại chúng để có thêm
những hiểu biết mới về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Phê phán, bình luận, đánh giá. Biết vận dụng tri thức đã biết để làm sáng tỏ
các vướng mắc xung quanh khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân.

34
- Biểu hiện cao nhất của việc vận dụng khái niệm quan hệ tình dục trước hôn
nhân là điều khiển được hành vi của con người. Con người hiểu được khái niệm này
và biết được bản thân nên làm gì để không có hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Từ việc hiểu, thay đổi nhận thức của bản thân mình thì cũng sẽ giúp cho
những người xung quanh có nhận thức, hành vi đúng đắn với chuyện quan hệ tình
dục trước hôn nhân.
Vận dụng là hành động được thực hiện phù hợp với sự hiểu. Tuy nhiên không
phải hành động được thực hiện đúng đắn cũng đều chứng tỏ đã hiểu về quan hệ tình
dục trước hôn nhân. Lời nói và hành động không chỉ là tiêu chuẩn của sự hiểu mà
còn hỗ trợ cho sự hiểu biết về quan hệ tình dục. Khi đã hiểu rõ khái niệm quan hệ
tình dục thì bản thân mỗi người sẽ có được những kiến thức nhất định, biết khắc
phục những hậu quả xảy ra.
Nhìn chung 3 mức độ nhận thức có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau. Nhận thức không đơn thuần là quá trình tiếp nhận đơn giản những
hiểu biết về quan hệ tình dục trước hôn nhân đã có mà là quá trình hiểu và tư duy
tích cực để con người vận dụng hiểu biết về khái niệm đó vào giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống, làm thay đổi những hiểu biết sai lầm tồn tại lâu trong tư tưởng của
mỗi người, để hiểu đúng bản chất của khái niệm. Hoạt động nhận thức của con
người mang lại hiểu biết cần thiết về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Mỗi người nhận thức về khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân là khác nhau (do
trình độ nhận thức, tích cực hoạt động của mỗi người để chiếm lĩnh tri thức).

35
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu lý luận


Mục đích nghiên cứu lý luận
Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn
đề liên quan đến nhận thức, QHTDTHN, nhận thức về QHTDTHN.
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm nhận
thức, hôn nhân, sinh viên, QHTD, QHTDTHN, làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết
nhằm triển khai nghiên cứu thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về QHTDTHN và nhận thức của thanh niên về vấn đề này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến QHTDTHN. Từ đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại
trong các nghiên cứu để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định được khái niệm công cụ và khái niệm có liên quan.
- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn: chúng tôi dựa vào kết quả tổng
hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và phần các lý thuyết
chung để lựa chọn các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu thông
qua các hoạt động cụ thể như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý
thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan
đến nhận thức, QHTDTHN. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
chuyên gia, thảo luận nhóm, phỏng vấn để làm rõ những khái niệm và bổ sung thông
tin cho đề tài.
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
2.2.1.1. Các bƣớc chọn mẫu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm riêng của khách thể mà việc lựa
chọn khách thể được tiến hành theo các quy định chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan,
trung thực và mang tính đại diện cao. Cụ thể theo 2 bước sau:

36
+ Bước 1: Chọn khu vực Trường Đại học KHTN, Đại học KHXH&NV thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu. Đây là 2 trường đại học nằm ở
nơi đặc trưng cho thành phố cả về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
+ Bước 2: Liên hệ với sinh viên 2 trường đại học trên thuộc Trường Đại học
Quốc Gia Hà Nội để tiến hành lựa chọn thô số khách thể nghiên cứu.
Danh sách số lượng sinh viên được chọn là 368 sinh viên trong đó có 184
sinh viên nam và 184 sinh viên nữ hiện đang theo học tại 2 trường đại học thuộc Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
2.2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu rộng: Chúng tôi lựa chọn 368 khách thể là sinh viên (184 khách
thể là nam và 184 khách thể là nữ), là những sinh viên đang học tại 2 trường Đại học
thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội theo các căn cứ sau:
+ Phần lớn các sinh viên đang theo học tại 2 Trường Đại học thuộc Đại học
Quốc Gia Hà Nội đều là những sinh viên đang thuê trọ, ở nhiều nơi khác nhau.
+ Môi trường đại học nơi các sinh viên học đều lành mạnh tạo điều kiện
thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên.
Khách thể nghiên cứu là những thanh niên học sinh tốt nghiệp các trường phổ
thông trung học đã qua kỳ tuyển sinh đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào
tạo. Phần lớn họ là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Do vậy, họ là những người
có đủ sức, phẩm chất và năng lực.
Bảng phân bố phần trăm các đặc điểm của khách thể:
Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể
Đặc điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Giới tính
Nam 184 50.0%
Nữ 184 50.0%
Trƣờng
Nhân văn 184 50.0 %
Tự nhiên 184 50.0 %
Khóa học
Năm thứ nhất 92 25.0%

37
Năm thứ hai 92 25.0%
Năm thứ ba 92 25.0%
Năm thứ 4 92 25.0%
Khoa
Tâm lý 92 25.0%
Du lịch 92 25.0%
Toán tin 92 25.0%
Môi trường 92 25.0%

Nơi cƣ trú của gia đình


Thành phố 106 28.8%
Thị xã 43 11.7%
Nông thôn 219 59.5%

Hiện nay sinh viên sống cùng


Gia đình 37 10.1%
Ở nhà họ hàng 33 8.9%
Thuê nhà ở 195 53.0%
Ký túc 97 26.0%
Nơi khác 6 2.0%
Sinh viên từng có người yêu 63 17.1%
Sinh viên đang có người yêu 164 44.6%
Sinh viên chưa có người yêu 141 38.3%
Qua bảng số liệu trên ta thấy khách thể có một số đặc điểm sau :
- Số lượng sinh viên của hai trường Nhân văn (50.0%) và Tự nhiên (50.0 %), 4 khoa
học, 4 khoa và tỉ lệ nam nữ là như nhau. Điều đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của luận văn.
- Nơi cư trú phần lớn của gia đình sinh viên là nông thôn ( 59.5%), sau đó đến thành
phố (28.8%). Gia đình sinh viên ở thị xã chiếm 11.7%.
- Sinh viên đang có người yêu chiếm 44.6%, chiếm tỉ lệ cao nhất. Sinh viên chưa có
người yêu chiếm vị trí thứ hai 38.3%. Sinh viên đã từng có người yêu chiếm tỉ lệ
thấp nhất 17.1%.

38
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Mục đích của các phương pháp nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn sử dụng
là để thu thập tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về
QHTDTHN.
Để giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu của đề tại, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
2.2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng
như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
hình thành cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
Những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu có nội dung tập trung vào vấn đề nhận
thức của sinh viên về QHTDTHN. Cụ thể, những tài liệu này bao gồm: một số công
trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh vấn đề nhận thức,
QHTDTHN, nhận thức về QHTDTHN. Ngoài ra, còn có một số bài viết, công trình
đăng trên một số sách báo, tạp chí, internet…
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống, khái quát hóa tư liệu để
nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện thực trạng nhận thức QHTDTHN của sinh
viên ở hai trường đại học.
Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái
niệm cơ bản: nhận thức, hôn nhân, sinh viên, QHTD, QHTDTHN, nhận thức về
QHTDTHN. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung liên quan đến nhận thức
của sinh viên về QHTDTHN. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng công cụ nghiên
cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn sâu).
2.2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm thực hiện được đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành xây dựng bảng hỏi
(Ankét) có sử dụng các dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Đây là phương pháp chủ yếu
sử dụng nghiên cứu đề tài.
Bảng hỏi bao gồm 31 câu được chia làm các phần như sau:
+ Nhận thức về khái niệm tình dục: câu 1.
+ Nhận thức về các phương tiện truyền thông tác động đến nhận thức của
sinh viên về QHTDTHN: Câu 2.

39
+ Những thông tin mà sinh viên chia sẻ về QHTD: Câu 6, câu 10, câu 20, câu
23, câu 24, câu 28, câu 29, câu 30.
+ Nhận thức về nguyên nhân QHTDTHN và nguyên nhân không QHTDTHN
nhân: Câu 4, câu 8.
+ Nhận thức về bản chất của QHTDTHN: Câu 3.
+ Cảm xúc khi QHTDTHN: Câu 11.
+ Nhận thức về biểu hiện nhu cầu của QHTDTHN: Câu 9.
+ Nhận thức về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục: Câu 12.
+ Nhận thức của sinh viên về kiến thức SKSS: Câu 13, câu 14, câu 22.
+ Nhận thức của sinh viên về đối tượng QHTDTHN: Câu 25.
+ Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN: Câu 15.
+ Phản ứng của sinh viên khi có hoàn cảnh QHTDTHN: Câu 17.
+ Nhận thức của sinh viên về hoàn cảnh, địa điểm QHTDTH: Câu 18, câu 19.
+ Nhận thức về biện pháp tránh thai khi QHTDTHN: Câu 21, câu 26, câu 27.
+ Nhận thức về đặc điểm của sinh viên QHTDTHN: Câu 16.
+ Thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN của bạn bè, người yêu: Câu 5,
câu 7.
+ Những thông tin cá nhân: Câu 31.
2.2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích:
Thu thập, bổ sung, kiểm tra và tìm hiểu sâu hơn những thông tin đã thu được
từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
Khách thể gồm có: 10 sinh viên của hai trường ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN
thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Thời gian phỏng vấn sâu:
Từ ngày 10/01 đến ngày 20/01/2011.
- Nội dung phỏng vấn: Quan niệm của sinh viên về tình yêu, tình dục; thái độ
của sinh viên đối với hiện tượng QHTDTHN; những cảm xúc mà sau khi
QHTDTHN; những hậu quả của QHTDTHN.

40
Nội dung phỏng vấn được chúng tôi chuẩn bị trước, tập trung vào các vấn đề
chính mà luận văn tìm hiểu. Chúng tôi tiến hành gặp từng người và phỏng
vấn trực tiếp những nội dung đã được chuẩn bị trước đó.
Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi ghi chép các ý chính của các cuộc
phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác và đầy đủ những ý kiến, suy nghĩ, quan điểm
của khách thể tham gia phỏng vấn. Bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở phần phụ
lục của luận văn.
- Phương pháp: phỏng vấn sâu (tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp từng cá nhân để trao đổi
thông tin).
2.2.2.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Khi xử lý số liệu, đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 For Windows
với mục đích tìm hiểu một số thông tin như: tần suất, giá trị trung bình, mối tương
quan giữa các yếu tố trong nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Trên cơ sở các số liệu thu được chúng tôi lập bảng số liệu tổng hợp. Từ bảng số
liệu này chúng tôi tiến hành lập các bảng phân tích số liệu và biểu đồ nhằm cho công
tác phục vụ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Các chỉ số được sử dụng trong khi phân tích thống kê mô tả:
- Điểm trung bình (mean): được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiên,
của từng nhân tố cũng như nội dung nhận thức về QHTDTHN của sinh viên.
- Độ lệch chuẩn (SD) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập
trung của câu trả lời được lựa chọn.
- Tần số và chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.
Phần thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:
- Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị
trung bình. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê
với xác suất p < 0,05. Đối với các phép so sánh của hai nhóm, chúng tôi sử dụng phép
kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu T – Test. Đối với so sánh giá trị trung bình của 3
nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng phép phân tích phương pháp sai một yếu tố
(ANOVA). Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng so sánh chéo (crosstabs).
Chúng tôi đưa ra thang đo để tính các mức độ nhận thức theo quy ước như sau:
- Hiểu rõ: 5 điểm.

41
- Khá hiểu: 4 điểm.
- Bình thường: 3 điểm.
- Ít: 2 điểm.
- Không hiểu: 1 điểm.
Đánh giá mức độ như sau:
- 1-1,7: Nhận thức kém.
- 1,8-3,5: Nhận thức trung bình.
- 3,6-5: Nhận thức tốt.
2.2.3. Các giai đoạn nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 06 năm
2011 với các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Tháng 10/2009 đến tháng 11/2009 chúng tôi tiến hành xây dựng đề cương
nghiên cứu.
- Tháng 11/2009 đến tháng 12/2009 nghiên cứu tài liệu có liên quan để xây
dựng cơ sở lý luận.
- Tháng 12/2009 đến tháng 01/2010 bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, hoàn
thiện đề cương chi tiết.
- Tháng 02/2010 đến tháng 08/2010 lựa chọn công cụ nghiên cứu, viết xong
phần mở đầu, chương 1: cơ sở lý luận, chương 2: tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Tháng 09/2010 đến tháng 01/2011 thiết kế và hoàn thiện công cụ nghiên
cứu và tiến hành nghiên cứu trên khách thể (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu).
- Tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 xử lý số liệu nghiên cứu, viết chương 3:
kết quả nghiên cứu và phần kết luận, kiến nghị, hoàn thiện và nộp luận văn.

42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN


3.1.1. Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN
Để biết được sinh viên tiếp cận với QHTDTHN qua những nguồn thông tin
nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “bạn tìm hiểu về quan hệ tình dục trước hôn nhân
qua những nguồn thông tin nào?” Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau :
Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN
Các mức độ
Nội dung tóm
STT Rất Khá Bình
tắt Ít Không
nhiều nhiều thƣờng
1 Đài, tivi 12.5 21.5 37.5 23.1 5.4
2 Sách báo 12.5 29.9 35.9 15.5 6.3
3 Người thân 7.3 11.7 28.0 33.7 19.3
4 Bố mẹ 4.9 10.6 26.9 31.5 26.1
5 Bác sỹ 4.1 8.4 19.0 25.0 43.5
Tư vấn qua điện
6 5.7 4.6 12.8 20.4 56.5
thoại
7 Thầy cô giáo 5.7 12.8 24.2 31.5 25.8
8 Internet 24.5 19.6 25.5 20.7 9.8
9 Trường học 9.2 17.9 28.5 29.3 14.9
Việc tìm hiểu quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên qua các nguồn
được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Trong đó, phương tiện mà sinh viên tìm hiểu
nhiều nhất là Internet chiếm tỉ lệ 24.5 % ở mức độ rất nhiều. Điều đó cũng hoàn toàn
phù hợp với thực tế bùng nổ thông tin hiện nay trên mạng Internet. Đó là một
phương tiện cập nhật nhanh nhất và cho những thông tin nhiều nhất. Sinh viên chỉ
cần truy cập trong một thời gian ngắn cũng thu được một lượng kiến thức nhất định,
giá cả lại phải chăng. Nhiều sinh viên có máy tính và lắp đặt mạng nên rất tiện lợi
cho việc truy cập các thông tin trên đó.
Sinh viên tìm hiểu về QHTDTHN qua nguồn đài, tivi, sách báo ở mức độ rất
nhiều chiếm 12.5 %. Những phương tiện này tuy tốc độ truy cập không nhanh bằng
mạng Internet nhưng cũng cung cấp lượng thông tin lớn. Sách báo thì hiện ở thư

43
viện các trường đều có và việc mua sách báo cũng phù hợp với kinh tế của sinh viên.
Thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách báo cũng nhiều vì ngoài việc cung cấp
thông tin thì việc làm đó cũng giúp cho sinh viên tận dụng được thời gian, rèn luyện
tính kiên trì, ham học hỏi.
Như vậy, các nguồn được sinh viên tiếp cận và tìm hiểu nhiều nhất đó là
nguồn Internet, sách báo, đài, tivi. Các nguồn ít sử dụng nhất là tư vấn qua điện
thoại, bác sĩ, người thân.
Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tôi cũng đi vào
tìm hiểu việc sinh viên tiếp xúc với nguồn phim ảnh, sách báo khiêu dâm. Sự tiếp
xúc của sinh viên đối với nguồn phim ảnh, sách báo khiêu dâm sẽ ảnh hưởng đến
nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN.
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “bạn đã xem phim ảnh hoặc sách báo khiêu dâm
chưa?” để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.2: Sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm
Xem phim ảnh, sách báo Tổng
STT
khiêu dâm Tần số Tỉ lệ (%)
1 Chưa xem 256 69.6
2 Xem chung với bạn nam 23 6.3
3 Xem chung với bạn nữ 30 8.2
Xem chung với một nhóm bạn
4 24 6.5
cả nam lẫn nữ
5 Xem một mình 56 15.2
Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông việc xem các
phim ảnh, sách báo khiêu dâm trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần dành vài phút dạo trên
các website chúng ta có thể tiếp nhận hàng loạt các bài viết, hình ảnh có liên quan
đến tình dục, sức khỏe sinh sản. Việc xem các bộ phim mang tính khiêu dâm cũng
không phải là khó. Sách báo có nội dung khiêu dâm cũng được bán la liệt trên thị
trường. Việc tìm hiểu, tiếp cận với chúng là khá thuận lợi, dễ dàng. Những tò mò
cũng sự mong muốn hiểu biết kiến thức về tình dục, sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu
niên ngày càng nhiều. Hiện nay, độ tuổi dậy thì của thiếu niên cũng sớm hơn so với
trước đây. Đến độ tuổi dậy thì nhu cầu tìm hiểu tăng lên. Sự tò mò khám phá cơ thể
bản thân, những vấn đề xung quanh tuổi dậy thì, sự trao đổi kiến thức, sự giải đáp

44
những thắc mắc cũng nhiều hơn. Ở lứa tuổi mới lớn các em còn thụ động tiếp nhận
những kiến thức khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi chuyện này chuyện khác nhưng đến
tuổi sinh viên thì chuyện tìm hiểu hoàn toàn do chủ động.
Sinh viên là những công dân tuổi từ 18 trở lên, đã chịu trách nhiệm trước
pháp luật nếu vi phạm. Chính vì thế, họ có quyền quyết định đối với cuộc đời mình.
Lứa tuổi này cũng biểu hiện sự vững vàng trong suy nghĩ, tính độc lập của bản thân.
Hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của sinh viên chủ yếu là thuê nhà trọ, sống ở ký túc,
ít sinh viên sống cùng gia đình. Việc sinh viên tiếp cận với phim ảnh, sách báo khiêu
dâm cũng rất thuận lợi. Một số sinh viên nói rằng việc xem sách báo, phim ảnh có
nội dung khiêu dâm sẽ không tốt vì nó ảnh hưởng đến công việc học tập. Nhiều khi
bị ám ảnh bởi những nội dung đó, khó mà tập trung cho công việc.
Số sinh viên chưa xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm là 256 người chiếm 69.6%.
Qua đó, có thể thấy tỉ lệ sinh viên chưa xem sách báo khiêu dâm chiếm số lượng lớn.
Số lượng sinh viên đã xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm trong đó bao gồm:
“xem chung với bạn nam”, “xem chung với bạn nữ”, “xem chung với một nhóm cả
nam lẫn nữ”, “xem một mình”. Trong đó, “xem một mình” chiếm số lượng cao hơn
cả. Việc sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm với bạn nam, bạn nữ, xem
chung một nhóm bạn cả nam lẫn nữ chiếm tỉ lệ ngang hàng nhau.
Số lượng sinh viên bao gồm cả nam lẫn nữ xem sách báo, phim ảnh khiêu
dâm ít hơn so với số lượng sinh viên chưa xem. Trong những sinh viên đã xem sách
báo, phim ảnh khiêu dâm có sinh viên nói rằng đã từng xem với cả bạn nam, bạn nữ
hoặc xem một mình. Sinh viên chưa xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm hay xem
sách báo, phim ảnh khiêu dâm đều ảnh hưởng rất rõ đến nhận thức, thái độ của họ
đối với QHTDTHN. Những sinh viên đã xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm có thái
độ chấp nhận QHTDTHN còn những sinh viên chưa xem thì thường tỏ ra phản đối.
Những người xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm cũng nhận thức được ảnh hưởng
của chúng đối với QHTD. Một số người đã chia sẻ với chúng tôi, khi xem những
sách báo, phim ảnh có nội dung khiêu dâm thì dễ bị kích thích hơn.
Trong số khách thể nghiên cứu mặc dù số lượng khách thể chưa xem phim
ảnh, sách báo khiêu dâm nhiều hơn so với số lượng sinh viên có xem thì không
có nghĩa chúng ta không cần quan tâm hay lo ngại. Đó là một thực tế để chúng ta

45
nhìn nhận và có những biện pháp giáo dục, truyên truyền sao cho sinh viên nhận
thức được tác hại, hậu quả của việc xem những phim ảnh, sách báo có nội dung
không lành mạnh. Sinh viên xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm cũng đã phần
nào thể hiện sự mạnh dạn của họ. Việc xây dựng lối sống lành mạnh cả về thể
chất lẫn tinh thần trong sinh viên là một điều rất quan trọng. Sinh viên là những
người đại diện cho trí thức, tương lai của đất nước nên cần có chiến lược giáo
dục. Đặc biệt, việc xem những nội dung phim ảnh, sách báo đó sẽ tác động đến
nhận thức, thái độ cũng như hành vi của họ đối với QHTDTHN. Một hiện tượng
đáng bị lên án trong xã hội hiện nay.
Bên cạnh việc tìm hiểu các nguồn ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về
QHTDTHN, chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu sinh viên đánh giá như thế nào về bệnh
LTQĐTD. Với câu hỏi được đưa ra là “theo bạn những điều liên quan đến bệnh
LTQĐTD và HIV-AIDS dưới đây là đúng hay sai” với ba mức độ là đúng, sai,
không biết. Mức độ nhận thức đúng là 3 điểm. Qua điều tra và xử lý số liệu, kết quả
chúng tôi thu được như sau:
Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về bệnh LTQĐTD và HIV-AIDS

Tỉ lệ trả
Tỉ lệ Tỉ lệ
lời
trả lời trả lời
STT Nội dung không
đúng sai
biết
(%) (%)
(%)
Bạn luôn được biết khi bạn mắc bệnh
1 21.2 48.6 30.2
LTQĐTD hoặc HIV- AIDS
Nếu bạn QHTD với người bạn yêu, bạn sẽ
2 không thể mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV- 9.2 79.9 10.9
AIDS
Khi mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV- AIDS
3 8.2 79.6 12.2
vẫn QHTD thoải mái được, không sao cả
4 Chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS 4.1 88.9 7.1
Nếu người nào đó trông khỏe mạnh thì
5 5.2 84.5 10.3
không thể mắc bệnh AIDS
6 Có cách điều trị khỏi bệnh AIDS 6.8 79.6 13.6

46
Trong số 6 ý kiến được đưa ra cho mức độ đánh giá là đúng, sai, không biết
thì nhìn chung sinh viên tập trung vào mức độ đánh giá sai là cao hơn hai mức độ
đúng và không biết. Điều đó chứng tỏ nhận thức của sinh viên là đúng đắn. Vì
các ý kiến được đưa ra nếu đánh giá sai thì mới là nhận thức đúng đắn. Ý kiến
«chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS» có tỉ lệ sinh viên đánh giá sai nhiều
nhất (88.9%), sau đó đến ý kiến «nếu người nào đó trong khỏe mạnh thì không
thể mắc bệnh AIDS» (84.5%).
Ở mức độ trả lời đúng thì ý kiến «bạn luôn được biết khi bạn mắc bệnh
LTQĐTD hoặc HIV-AIDS » có tỉ lệ cao nhất (21.2%). Đây cũng là ý kiến có tỉ lệ
sinh viên trả lời không biết cao nhất. Còn câu «chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh
AIDS» có tỉ lệ trả lời đúng thấp nhất (4.1%).
Nhìn chung, sinh viên đã nhận thức được tác hại của QHTDTHN cũng như
những bệnh LTQĐTD. Bên cạnh, những sinh viên không lựa chọn phương án sai
hoặc không biết thì vẫn còn những sinh viên lựa chọn phương án đúng. Nghĩa là,
vẫn có những sinh viên không có kiến thức về lĩnh vực đó hoặc đánh giá sự hiểu
biết của mình sai lầm.
Khi nghiên cứu đề tài “nhận thức của sinh viên về QHTDTHN” chúng tôi đã
đưa ra các khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhận thức của sinh viên. Chúng tôi
thấy có những điều sinh viên nhận thức tốt nhưng cũng có những điều sinh viên
nhận thức còn sai lầm, lệch lạc. Nhiều điều sinh viên đã có nhận thức đúng nhưng
chưa đầy đủ, hiểu biết chưa sâu sắc hoặc biết về các vấn đề nhưng thực sự chưa
hiểu được. Chính nhận thức sai lầm, thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết đầy đủ, sâu sắc
sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của sinh viên đối với QHTDTHN.
Việc tìm hiểu những kiến thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân của
sinh viên sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên. Bên cạnh
việc điều tra về các nguồn mà sinh viên tiếp cận, tìm hiểu về quan hệ tình dục và
quan hệ tình dục trước hôn nhân chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi để sinh viên tự
đánh giá về kiến thức sức khỏe sinh sản của mình. Kết quả chúng tôi thu được
bảng số liệu sau:

47
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân
Tần số Tỉ lệ (%)
STT Các ý kiến
Có Không Có Không
Có kiến thức đầy
1 51 317 13.9 86.1
đủ
Có kiến thức khá
2 181 187 49.2 50.8
nhưng chưa đầy đủ
Có ít kiến thức về
3 115 253 31.3 68.8
vấn đề này
Chưa có kiến thức
4 30 338 8.2 91.8
về vấn đề này
Số liệu nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy sinh viên đánh giá về kiến thức sức
khỏe sinh sản của bản thân mình ở mức độ “có kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ”
chiếm tỉ lệ cao nhất 181 khách thể (49.2). Những sinh viên này lý giải rằng hiện nay
do sự tác động của các phương tiện truyền thông nên việc sinh viên có được những
kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản không phải khó khăn. Tuy nhiên, nguồn
kiến thức mà sinh viên có được mới chỉ những khía cạnh nhất định chứ không phải
là tất cả. Thực tế, có những sinh viên kiến thức chưa nhiều, sự hiểu biết còn hạn chế
nhưng do sự chủ quan của bản thân vẫn đánh giá cao sự hiểu biết của mình về kiến
thức sức khỏe sinh sản. Sinh viên có ít kiến thức về vấn đề này chiếm 31.3 %. Như
vậy, có thể thấy sinh viên thừa nhận sự hiểu viết về sức khỏe sinh sản chỉ ở mức độ
tương đối, có biết nhưng chưa đầy đủ, còn biết ít. Số sinh viên tự nhận có kiến thức
đầy đủ về sức khỏe sinh sản chỉ chiếm có 13.9 %. Những đánh giá này của sinh viên
mặc dù mang tính chủ quan nhưng cũng đã phần nào nói lên rằng sự hiểu biết của
sinh viên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản còn rất hạn chế. Chính vì
điều đó cho nên tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng nhiều, tình
trạng nạo phá thai gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập cũng như khả năng sinh
sản của thế hệ trẻ. Chính những hiểu biết còn hạn chế về giới tính, tình dục dẫn đến
việc giải quyết sai lầm vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay. Việc sinh
viên hiểu biết chưa đầy đủ, hiểu biết sai nên sinh viên sẽ vận dụng sai trong cuộc
sống và khi đó việc giải quyết hậu quả là một điều đương nhiên.

48
Ngoài việc tìm hiểu sự hiểu biết của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản
của bản thân chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi để sinh viên đánh giá về mức độ hiểu
biết của thanh niên về tình dục hiện nay. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau :
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết tình dục của thanh niên

13 5 5 20 Hầu như không biết


Biết rất ít
Biết chưa đầy đủ
57 Biết nhiều
Biết quá nhiều

Nhìn qua bảng biểu đồ ta thấy thanh niên hiện nay có kiến thức, những hiểu
biết về tình dục ở mức độ tương đối. Sinh viên đánh giá có 57.0 % thanh niên có
biết những kiến thức về tình dục nhưng chưa đầy đủ. Mức độ như “biết rất ít”
chiếm tỉ lệ thứ hai 20.0 %. Như vậy, có thể thấy hiện nay thanh niên, sinh viên
chưa có hiểu biết nhiều về vấn đề tình dục, sức khỏe sinh sản. Từ đó, dẫn đến
việc sinh viên, thanh niên có những suy nghĩ, nhận thức, thái độ, hành vi lệch lạc
trong quan hệ tình dục.
Sinh viên Đ.T.N.N (ca 9) chia sẻ về kiến thức sức khỏe sinh sản:
“Em cũng thành thật chia sẻ rằng những kiến thức mà em hiểu được về
tình dục cũng như sức khỏe sinh sản cũng chưa đầy đủ . Nhưng đó là cách mà em
bảo vệ chính mình để không rơi vào hoàn cảnh như bao sinh viên khác vì kém
hiểu biết.”
Số sinh viên đánh giá thanh niên biết quá nhiều về vấn đề tình dục có thể
xuất phát từ ý nghĩ chủ quan hoặc chỉ nhìn trên một khía cạnh nào đó mà có nhận
xét như vậy. Nguồn kiến thức rất phong phú, đa dạng nên thanh niên, sinh viên
không thể khẳng định bản thân mình biết quá nhiều. Từ việc luôn nâng cao bản
thân, khẳng định giá trị vượt qua hiện thực mà nhiều sinh viên, thanh niên đã
phải trả giá. Số sinh viên đánh giá thanh niên chưa có kiến thức về vấn đề sức
khỏe sinh sản cũng chiếm tỉ lệ nhỏ.

49
Trên thực tế, khi điều tra chúng tôi cũng bắt gặp những sinh viên, thanh niên
hỏi những câu hỏi rất đơn giản, những kiến thức cơ bản nhưng họ không thể trả lời
được. Là sinh viên đại học, thanh niên ngoài hai mươi tuổi có những bạn vẫn không
biết được quá trình thụ thai diễn ra như thế nào. Hay vẫn chưa biết quá trình rụng
trứng, hiện tượng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng. Đó là một điều rất đáng lo ngại vì
những kiến thức cơ bản nhất, sơ đẳng nhất về chính cơ thể mình các bạn cũng chưa
nắm được nên việc nắm được những biện pháp để tự bảo vệ mình cũng còn rất hạn
chế và khó khăn đối với các bạn sinh viên, thanh niên.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy tỉ lệ sinh viên có hiểu biết nhiều chiếm
13,5%. Sinh viên hiểu khá chiếm 57%. Nhìn chung, đa số sinh viên có nhận hiểu
biết về QHTDTHN.
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ tình yêu và tình dục
Nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về QHTDTHN, chúng tôi đã đưa ra
câu hỏi “theo bạn, tình yêu và tình dục có mối quan hệ như thế nào?” Với 8 phương
án được đưa ra để sinh viên đánh giá, kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục
STT Những suy nghĩ Tần số Tỉ lệ (%)
1 Yêu nhau chưa cần nghĩ đến hôn nhân 183 49.7
2 Không chấp nhận QHTDTHN 101 27.4
3 Giữ gìn trinh tiết cho bạn tình 147 39.9
4 Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau 47 12.8
Yêu thì có QHTD, không nhất thiết là trước
5 77 20.9
hoặc sau hôn nhân
Yêu là sự hòa hợp giữa hai người về tâm
6 103 28.0
hồn và tình dục
7 Có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân 52 14.1
Yêu nhau để lựa chọn lấy một người để
8 152 41.3
đồng cảm làm bạn với mình
Suy nghĩ phổ biến nhất của sinh viên khi yêu nhau chiếm tỉ lệ cao nhất đó là
“yêu nhau chưa cần nghĩ đến hôn nhân” (49.7%). Việc sinh viên có suy nghĩ như
vậy được họ lý giải rằng, khi yêu nhau làm sao biết sau này sẽ lấy nhau. Khi yêu cứ

50
sống vui vẻ, chân thành với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống là đủ không
nên mang hôn nhân ra để gây áp lực cho nhau. Nếu khi mới yêu nhau mà đã nghĩ
đến hôn nhân thì sẽ không được thoải mái.
Sinh viên Đ.T.N.L (ca 4) tâm sự với chúng tôi qua câu chuyện của bản
thân mình :
“Em nghĩ rằng khi yêu chưa cần phải nghĩ đến chuyện sau này có lấy nhau
hay không? Yêu nhau mục đích để lựa chọn xem người đó có phù hợp với mình hay
không chứ không nên ràng buộc nhau bởi hôn nhân. Yêu thì yêu thôi miễn là làm
cho nhau thấy hạnh phúc. Cùng một lúc em có thể yêu hai người con trai. Những
người con trai có tình cảm với em cũng chấp nhận quan điểm đó ở em. Năm nay em
20 tuổi nhưng em đã QHTD nhiều lần.”
Suy nghĩ thứ hai mà sinh viên thường hay nghĩ đến khi yêu nhau đó là “yêu
nhau để lựa chọn lấy một người để đồng cảm làm bạn với mình” (41.3%). Không
phải ai khi yêu nhau cũng nghĩ đến việc lấy người đó làm chồng, làm vợ. Ít người
lấy mối tình đầu, người yêu đầu tiên làm chồng/ vợ. Hầu như họ đều phải trải qua
vài ba mối tình. Ngày nay, khi xã hội hiện đại, nhiều quan niệm đã thay đổi thì việc
sinh viên có những suy nghĩ như vậy cũng không phải là lạ. Họ cho rằng, trải qua
vài ba mối tình cũng là cách để tìm được người hợp với mình thì mới kết hôn.
Nhưng cũng có những sinh viên có suy nghĩ lệch lạc, vì để lựa chọn được một người
hợp với mình, để lấy người đó làm chồng/ vợ họ cùng lúc yêu nhiều người khác
nhau. Thêm vào đó, họ có những tư tưởng, cách sống khó có thể chấp nhận được.
Việc quen biết, yêu thương một người nào đó để có cơ hội tìm hiểu rồi đến với nhau
hay không là một việc cần có thái độ đúng đắn chứ không phải theo cách nghĩ của
nhiều bạn trẻ bây giờ.
Chiếm tỉ lệ 39.9 % là số sinh viên có suy nghĩ “giữ gìn trinh tiết cho bạn
tình”. Đây cũng là một tỉ lệ tương đối. Qua đó, chúng ta nhận thấy sinh viên khi yêu
nhau không phải ai cũng muốn chiếm đoạt người yêu, muốn người yêu chứng tỏ tình
yêu của mình bằng cách QHTDTHN mà vẫn có những sinh viên tôn trọng người
yêu, có suy nghĩ “giữ gìn” cho người mình yêu. Đó là những người có nhận thức,
suy nghĩ đúng đắn trong tình yêu. Việc làm đó của họ không những nhận được sự
đồng tình của người yêu mà cả những người xung quanh. Đó cũng là cách thể hiện
sự tôn trọng bạn tình cũng như việc tôn trọng chính bản thân mình.

51
Sinh viên T.V.Q bộc lộ tâm sự của bản thân khi nói tới những suy nghĩ trong
tình yêu:
“ Em nghĩ rằng khi yêu thì phải hết lòng với người mình yêu, chân thành với
người đó. Tình yêu của chúng em rất đẹp. Em rất yêu M, có những lúc ham muốn có
được M nhưng vì yêu và tôn trọng M, em nghĩ mình nên giữ gìn trinh tiết cho M.
Theo em, khi yêu chỉ cần được bên cạnh nhau, quan tâm, hỏi han, động viên nhau
cùng học tập.”
Đối với suy nghĩ “yêu là sự hòa hợp giữa hai người về tâm hồn và tình dục”
(28.0%) và “không chấp nhận QHTDTHN” (27.7%) thì sinh viên có tỉ lệ lựa chọn
tương đồng nhau. Một số sinh viên nói rằng sự hài hòa về mặt tâm hồn rất quan
trọng. Nó giúp cho việc hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn và hai người dễ tìm
được sự đồng cảm với nhau. Suy nghĩ “không chấp nhận QHTDTHN” khi yêu nhau
cũng ảnh hưởng đến thái độ của họ, sự lựa chọn của họ. Phải chăng những sinh viên
“không chấp nhận QHTDTHN” thì sẽ không QHTDTHN? Nếu những sinh viên có
thái độ không chấp nhận QHTDTHN thì cũng sẽ coi trọng việc giữ gìn trinh tiết của
người yêu. Họ sẽ không QHTDTHN khi hai người chưa cưới nhau.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi cũng thu được một vài ý kiến liên
quan đến vấn đề này thông qua câu chuyện các bạn sinh viên đã kể:
“Đối với em khi yêu có quan hệ tình dục cũng là cách tìm hiểu nhau, tìm sự
hòa hợp. Yêu không chỉ cần sự hòa hợp về mặt tâm hồn mà còn là sự hòa hợp về
mặt tình dục. Em muốn gần gũi với người yêu và không muốn giữa chúng em có một
khoảng cách. ” (ca 2)
Suy nghĩ “có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân” (14.1 %) và “khi yêu cần
dâng hiến tình dục cho nhau” (12.8%) có tỉ lệ sinh viên lựa chọn thấp nhất. Nếu chỉ
vì có QHTD với nhau mà buộc phải dẫn đến hôn nhân thì cũng là nhận thức lệch lạc,
sai lầm. Bởi có những người đến với nhau bởi tình dục chứ không phải tình yêu.
Hôn nhân nếu không dựa trên nền tảng là tình yêu thì khó mà đảm bảo được cuộc
sống hạnh phúc về sau. Việc dâng hiến tình dục cho nhau khi yêu nhau cũng không
phải là điều nên làm. Gần 50% sinh viên (47.8%) sinh viên cho rằng yêu cần có
QHTD. Đây là nhận thức có nguy cơ của QHTDTHN.
Sinh viên P.T.D (ca 8) bộc bạch tâm sự với chúng tôi như sau:
“H chuyển đến sống cùng với em. Em quan niệm khi yêu ai nếu đã hiến dâng sự trong
trắng thì sẽ lấy người đó làm chồng. Em hết lòng hết dạ đối với người em yêu, nấu cơm,

52
giặt giũ quần áo, làm mọi việc cho người yêu. Còn H, hàng tháng đi làm, đóng tiền nhà,
tiền chi tiêu. Cuộc sống của bọn em không khác gì một đôi vợ chồng.”
Sinh viên Đ.T.N.N (ca 9) cũng chia sẻ:
“Sau khi chiếm đoạt được em Q nói sẽ có trách nhiệm với cuộc đời em. Q đã cướp
đi sự trong trắng của đời em thì sẽ lấy em làm vợ nhưng em không thể chấp nhận
một người đàn ông như vậy làm chồng mình.”
“Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau. Đó là cách thể hiện tình yêu với nhau
và tìm hiểu nhau. Q không phải là người con gái đầu tiên mà em quan hệ tình dục,
trước đó em đã quan hệ với một vài người. Việc quan hệ tình dục nhiều lần cũng tạo
thành thói quen.”(Sinh viên N.V.M, ca 7)
Qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những suy nghĩ khi yêu nhau
chúng ta cũng nhận thấy rằng sinh viên đã phần nào ý thức được những giá trị cần
có trong tình yêu, thái độ phản đối QHTDTHN cũng như nhận thức khi yêu không
nhất thiết phải dâng hiến tình dục cho nhau. Chính những suy nghĩ, nhận thức như
vậy đã ảnh hưởng đến thái độ, lựa chọn hành vi của họ đối với QHTDTHN.
Qua câu hỏi này, chúng ta đã nhận thấy sinh viên có những cách hiểu về tình
yêu, tình dục. Những quan niệm được chấp nhận khi yêu nhau. Để biết thêm ý kiến
của sinh viên, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu hiểu biết của sinh viên
về QHTD. Với câu hỏi “bạn hiểu như thế nào về quan hệ tình dục” chúng tôi thu
được kết quả như sau :
Bảng 3.6 : Sinh viên hiểu về quan hệ tình dục
Tần số Tỉ lệ (%)
STT Nội dung tóm tắt
Có Không Có Không
Chỉ sự thỏa mãn
1 đơn thuần cho một 122 246 33.2% 66.8%
đòi hỏi tự nhiên.
Chỉ là một cách để
2 36 332 9.8% 90.2%
có con.
Biểu hiện của sự
3 hấp dẫn về thể xác 199 169 54.1% 45.9%
và tình cảm.
4 Không biết. 97 271 26.4% 73.6%

53
Kết quả cho thấy có 199 sinh viên (chiếm 54.1 %) cho rằng “quan hệ tình dục
là biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm” trong khi đó chiếm tỉ lệ 33.2 %
là 122 sinh viên có ý kiến “quan hệ tình dục chỉ sự thỏa mãn đơn thuần cho một đòi
hỏi tự nhiên”. Ý kiến cho rằng “quan hệ tình dục chỉ là một cách để có con” chiếm
tỉ lệ khiêm tốn là 9.8 % với 36 sinh viên lựa chọn. Đồng thời có 97 sinh viên
(26.4%) không biết quan hệ tình dục nghĩa là gì.
Sinh viên N.V.M (ca 7) chia sẻ sự hiểu biết về QHTD:
“Em nghĩ quan hệ tình dục không đơn thuần chỉ là đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi
tự nhiên mà ở đó đòi hỏi phải có sự hòa hợp về thể xác lẫn tâm hồn. Chính vì vậy,
hai người mới ngày càng gắn bó với nhau.”
Như vậy, có thể thấy sinh viên có những hiểu biết nhất định về quan hệ tình
dục. Việc hiểu quan hệ tình dục là gì có thể thấy được sự nhận thức của sinh viên về
vấn đề này. Hầu hết sinh viên đều đưa ra được ý kiến của bản thân trước câu hỏi.
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN chúng tôi cũng đưa ra
câu hỏi “có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn” với 3
phương án là đồng ý, lưỡng lự, không đồng ý. Kết quả chúng tôi thu được qua bảng
số liệu dưới đây:
Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về QHTD trước khi hứa hôn
Có quyền QHTD khi % % % %
Tổng %
yêu nhau, không cần % Nữ Năm Năm Năm Năm
thể Nam
đợi đến khi hứa hôn thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4
Đồng ý 22.3 19.6 57.6 20.7 16.3 28.3 23.9
Lưỡng lự 14.9 12.5 17.4 14.1 15.2 13.0 17.4
Không đồng ý 62.8 67.9 25.0 65.2 68.5 58.7 58.7
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P = 0.05 P = 0.18

Qua bảng số liệu trên cho thấy có 22.3 % tỉ lệ sinh viên đồng ý việc sinh viên
“có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn”. Tỉ lệ sinh viên
nam đồng ý là 19.6 % còn 57.6 % sinh viên nữ đồng ý. Như vậy, tỉ lệ số sinh viên
nữ đồng ý việc QHTD khi yêu nhau cao hơn nam giới. Ngược lại, tỉ lệ sinh viên nữ

54
không đồng ý thấp hơn ở nam giới. Tỉ lệ sinh viên lưỡng lự ở nam giới và nữ giới là
tương đương nhau.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng giữa hai nhóm đối tượng nam giới và nữ giới
không có sự khác biệt về nhận thức cho rằng “có quyền QHTD khi yêu nhau, không
cần đợi đến khi hứa hôn” với P = 0.05.
Đối với sinh viên ở 4 năm học thì tỉ lệ sinh viên đồng ý với ý kiến trên cao
nhất ở sinh viên năm thứ 3 với 28.3 %. Sinh viên năm thứ 1, thứ 4 có tỉ lệ đồng ý
ngang nhau còn sinh viên năm thứ 2 có tỉ lệ đồng ý thấp nhất. Tỉ lệ đồng ý với ý
kiến trên giữa các năm chênh lệch nhau không đáng kể. Không có sự khác biệt giữa
4 năm học (P = 0.18).
Như vậy, số sinh viên đồng ý với quan niệm có thể QHTD khi yêu nhau,
không cần đợi đến khi hứa hôn chiếm một tỉ lệ tương đối. Đó là khi chưa hứa hôn,
vậy khi đã hứa hôn thì quan niệm của sinh viên như thế nào? Chúng tôi đưa ra ý
kiến “được phép QHTD khi đã hứa hôn để sinh viên lựa chọn theo 3 phương án. Kết
quả thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.8: Nhận thức về QHTD sau khi hứa hôn
% % %
Đƣợc phép QHTD Tổng % % Năm
% Nữ Năm Năm Năm
khi đã hứa hôn thể Nam thứ 4
thứ 1 thứ 2 thứ 3
Đồng ý 26.1 25.0 27.7 23.9 21.7 34.8 23.9
Lưỡng lự 26.9 27.0 26.6 27.2 22.8 26.1 31.5
Không đồng ý 47.0 48.0 45.7 48.9 55.4 39.1 44.6
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P = 0.5 P = 0.25
Tỉ lệ % tổng thể sinh viên đồng ý với ý kiến “được phép QHTD khi đã hứa
hôn” là 26.1 %, 26.9 % lưỡng lự, 47.0 % đồng ý. Như vậy, tỉ lệ sinh viên đồng ý với
ý kiến này tăng lên so với ý kiến “có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến
khi hứa hôn” (22.3%). Khi hai người đã hứa hôn thì được phép QHTD, tỉ lệ đồng ý
cao hơn. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với ý kiến này. Tỉ lệ nam đồng ý
với ý kiến này là 25.0 % trong khi đó nữ đồng ý là 27.7 %. Tỉ lệ nữ đồng ý cao hơn
nam nhưng không đáng kể. Mức ý nghĩa giữa hai đối tượng nam nữ là P = 0.5.

55
Bảng số liệu trên cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa 4 năm học đối với
ý kiến trên. Sinh viên năm thứ 3 có tỉ lệ đồng ý cao nhất là 34.8 % còn sinh viên
năm thứ 2 có tỉ lệ đồng ý với ý kiến trên thấp nhất 21.7%, tỉ lệ chênh lệch là 13.1 %.
Mức ý nghĩa P = 0.25.
Bên cạnh việc tìm hiểu quan niệm của sinh viên đối với QHTDTHN khi
chưa hứa hôn và đã hứa hôn, chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu quan niệm đối với
QHTDTHN liên quan đến giới. Với ý kiến được đưa ra là “QHTDTHN có thể chấp
nhận đối với nam” để sinh viên lựa chọn. Kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nam
QHTDTHN có thể % % % %
Tổng %
chấp nhận đối với % Nữ Năm Năm Năm Năm
thể Nam
nam thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4
Đồng ý 14.7 13.1 16.3 14.0 13.0 15.2 16.3
Lưỡng lự 22.3 22.8 21.7 22.0 26.1 23.9 17.4
Không đồng ý 63.0 64.1 62.0 64.0 60.9 60.9 66.3
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P = 0.55 P = 0.91
Với ý kiến “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam” được đưa ra có 14.7
% sinh viên đồng ý, 22.3 % sinh viên lưỡng lự và 63.0% sinh viên không đồng ý. Tỉ
lệ % sinh viên lựa chọn này chịu ảnh hưởng từ những quan niệm đạo đức truyền
thống cho rằng nam giới có quyền QHTDTHN, được phép QHTD với nhiều người
nhưng nữ giới thì nghiêm cấm điều đó. Mặc dù, đã có những thay đổi trong suy nghĩ
tích cực hơn nhưng qua sự lựa chọn trên cho thấy có một bộ phận sinh viên vẫn tán
thành quan niệm đó. Tỉ lệ sinh viên nữ đồng ý (16.3%) cao hơn so với tỉ lệ sinh viên
nam (13.1%).
Sinh viên H.T.H (ca 2) chia sẻ với chúng tôi về quan niệm này như sau:
“Em thấy xã hội bây giờ dù có thoáng hơn, dễ dàng chấp nhận chuyện quan hệ
tình dục trước hôn nhân nhưng chỉ đối với nam thôi, còn đối với nữ vẫn rất khắt
khe, không thể chấp nhận được. Tình dục là yếu tố không nhất thiết phải có trong
tình yêu, chỉ cần hai người tôn trọng, yêu thương, thấu hiểu cho nhau mới là
quan trọng.”

56
Quan niệm đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức nữ giới, nữ giới luôn
cho rằng bản thân mình phải chung thủy, yêu và lấy một người trong khi họ chấp
nhận được việc người yêu/chồng có những mối quan hệ bên ngoài. Không có sự
khác biệt giữa nam và nữ đối với quan niệm này (P = 0.55).
Qua bảng số liệu cũng cho thấy mức ý nghĩa P = 0.91 chứng tỏ không có sự
khác biệt với ý kiến “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam giới” ở sinh viên 4 năm
học. Tỉ lệ sinh viên đồng ý với ý kiến trên cao nhất ở sinh viên năm thứ 4 (16.3%) và
thấp nhất ở sinh viên năm thứ 2 (13.0%). Tỉ lệ chênh lệch rất thấp là 3.3%.
Đối với nam giới QHTDTHN có thể chấp nhận được còn đối với nữ giới thì
QHTDTHN có được chấp nhận hay không? Với ý kiến được đưa ra là “QHTDTHN
không thể chấp nhận đối với nữ”, chúng tôi thu được bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nữ
% % % %
QHTDTHN không thể Tổng %
% Nữ Năm Năm Năm Năm
chấp nhận đối với nữ thể Nam
thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4
Đồng ý 23.1 21.2 25.0 27.2 23.9 21.7 19.6
Lưỡng lự 24.2 21.2 27.2 21.7 25.0 28.3 21.7
Không đồng ý 52.7 57.6 47.8 51.1 51.1 50.0 58.7
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P = 0.08 P = 0.24
Nhìn qua bảng số liệu trên chúng ta thấy trên toàn thể có 23.1 % sinh viên đồng
ý với quan niệm “QHTDTHN không thể chấp nhận đối với nữ”, lưỡng lự là 24.2 % còn
không đồng ý là 52.7 %. Tỉ lệ % sinh viên đồng ý với quan niệm này lớn hơn so với tỉ
lệ sinh viên đồng ý với quan niệm “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam”
(14.7%). Như vậy, có thể nhận thấy một điều quan niệm đối với nữ giới vẫn còn khắt
khe hơn đối với nam. Đối với nữ giới việc QHTDTHN được ít người đồng ý, nữ giới
không nên QHTDTHN hay không thể chấp nhận nữ giới có QHTDTHN.
Có 25.0 % tỉ lệ sinh viên nữ đồng ý với quan niệm trên và 21.2 % tỉ lệ sinh
viên nam đồng ý. Tỉ lệ đồng ý với quan niệm “QHTDTHN không thể chấp nhận đối
với nữ” ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Ở đây, không có sự khác biệt giữa hai giới
nam và nữ đối với quan niệm này ( P = 0.08).

57
Bảng số liệu cũng cho chúng ta thấy không có sự khác biệt giữa nhóm sinh
viên 4 năm học (P = 0.24). Trong đó, sinh viên năm thứ nhất có tỉ lệ đồng ý với
quan niệm trên cao nhất là 27.2 %. Sinh viên năm thứ tư có tỉ lệ đồng ý thấp nhất
19.6%. Như vậy, có thể thấy rõ rằng, những sinh viên năm thứ nhất có quan niệm
khắt khe hơn những sinh viên năm thứ tư hay năm thứ hai (23.9%), thứ ba (21.7%).
Đối với quan niệm này có sự thay đổi theo từng năm, tỉ lệ % có sự giảm dần từ sinh
viên năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ tư. Càng về những năm học sau tỉ lệ sinh
viên đồng ý với quan niệm này càng ít.
Qua những kết quả nghiên cứu đối với những ý kiến “có quyền QHTD khi
yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn”, “được phép QHTDTHN khi đã hứa
hôn”, “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam”, “QHTDTHN không thể chấp
nhận đối với nữ” cho thấy sinh viên tán thành với các quan niệm khá cao. Vẫn có
những sinh viên chấp nhận đối với QHTDTHN nhất là khi có những lý do như đó là
khi đã hứa hôn, chấp nhận QHTDTHN nếu đó là nam. Nhưng cũng có nhiều sinh
viên không chấp nhận QHTDTHN. Như vậy, đối với QHTDTHN sinh viên có phần
thoáng hơn, cởi mở hơn.
Xã hội ngày càng phát triển, với sự du nhập của các luồng văn hóa phương
Tây nhiều quan niệm đạo dức truyền thống, lối sống cũng có sự thay đổi. Những
quan niệm khác nhau về tình yêu, lối sống, QHTDTHN có sự biến đổi so với trước
đây. Có những quan niệm đúng đắn bày tỏ không nên chấp nhận QHTDTHN nhưng
bên cạnh đó cũng có những quan niệm cổ vũ cho lối sống buông thả, chấp nhận
QHTDTHN, sống thử, yêu nhiều người cùng một lúc. Tất cả những điều đó đã ảnh
hưởng sâu sắc đến nhận thức, suy nghĩ, lối sống của một bộ phận giới trẻ bây giờ.
Ngày nay, việc chúng ta bắt gặp những đôi trai gái sống thử với nhau ở các xóm trọ,
trong giới sinh viên, thanh thiếu niên không phải là khó khăn mà rất phổ biến.
Những người có quan điểm cứng nhắc về QHTDTHN cũng cần được phổ
biến, truyên truyền, giáo dục để họ có cái nhìn đúng đắn hơn. Việc bản thân mỗi
người cần có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn với QHTDTHN rất là cần thiết.
Đó là cách để đảm bảo được một cuộc sống lành mạnh cho giới trẻ hiện nay. Chúng
ta nên trang bị cho giới trẻ cách tự biết bảo vệ chính mình, nhận thức được những
cái sai, cái nên làm để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

58
QHTDTHN ở nam giới được nhiều người chấp nhận còn ở nữ giới thì không
chấp nhận được. Điều đó nói lên khía cạnh giới bởi trong tâm thức, quan niệm của
người Việt Nam nữ giới cần quan tâm đến đạo đức, đức hạnh. Với ý kiến được đưa
ra là “bổn phận của người nữ giới là đề cao quy tắc đạo đức hơn là người nam, nhất
là các vấn đề liên quan đến QHTD”.
Bảng 3.11: Nhận thức của sinh viên về đạo đức của nữ giới
Bổn phận của ngƣời
nữ giới là đề cao quy
% % % %
tắc đạo đức hơn là Tổng %
% Nữ Năm Năm Năm Năm
ngƣời nam, nhất là các thể Nam
thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4
vấn đề liên quan đến
QHTD
Đồng ý 29.9 27.7 32.1 31.5 38.0 26.1 23.9
Lưỡng lự 29.6 26.6 32.6 31.5 27.2 31.5 28.3
Không đồng ý 40.5 45.7 35.3 37.0 34.8 42.4 47.8
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P = 0.08 P = 0.05
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất đồng ý với quan
niệm “bổn phận của người nữ nữ giới là đề cao quy tắc đạo đức hơn là người nam,
nhất là các vấn đề liên quan đến QHTD” là 31.5 %, năm thứ hai là 38.0 %, năm thứ
ba là 26.1 %, năm thứ tư là 23.9 %. Không có sự khác biệt giữa sinh viên các năm
học đối với quan niệm trên (P= 0.05). Số sinh viên không tán thành với quan điểm
trên cao nhất ở sinh viên năm thứ tư (47.8%).
Trên tổng thể có 29.9 % sinh viên đồng ý với quan niệm trên. Đây là một tỉ lệ
không lớn nhưng vẫn có những sinh viên chấp nhận “bổn phận” đó thuộc về nữ giới,
chỉ có nữ giới gánh vác lấy bổn phận được gán cho họ. 29.6 % sinh viên lưỡng lự,
40.5 % sinh viên tỏ thái độ không đồng ý đối với quan niệm trên. Quan niệm này thể
hiện sự thiếu bình đẳng nam nữ, tức là những quyền hạn, nghĩa vụ được giao cho
giới nữ, giới nữ phải có trách nhiệm hoàn thành.
Tỉ lệ sinh viên nam đồng ý với quan niệm trên là 27.7 % còn nữ giới là
32.1 %. Tỉ lệ đồng ý ở nữ giới cao hơn nam giới. 26.6 % sinh viên nam lưỡ ng lự

59
và 32.6 % ở sinh viên nữ tán thành quan niệm trên. Tỉ lệ sinh viên không đồng ý
đối với quan niệm trên ở nam giới là 45.7 % còn nữ giới là 35.3 %. Chúng ta
cũng nhận thấy qua bảng số liệu không có sự khác biệt giữa hai giới nam, nữ đối
với quan niệm trên (P = 0.08).
Ngoài việc xem xét quan niệm của sinh viên đối với khía cạnh giới trong
QHTDTHN, chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với trinh
tiết người con gái trước khi kết hôn. Kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.2.
Đối với quan niệm “trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức
hạnh người con gái” có 29.1 % tỉ lệ sinh viên đồng ý, 31.5 % lưỡng lự, 39.4 %
không đồng ý. Tỉ lệ sinh viên đồng ý là thấp nhất. Đây là một điều đáng mừng vì
sinh viên đã hiểu được đức hạnh của người con gái được xem xét ở những khía cạnh
khác, ở các mặt khác nữa chứ không chỉ dựa vào trinh tiết và càng không nên lấy
trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Xã hội hiện nay đã có sự thay đổi trong quan
niệm về trinh tiết của người con gái.
Sinh viên L.N.D (ca 10) bày tỏ quan điểm của mình đối với vấn đề trinh tiết
người con gái:
“Em thấy chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là một hiện tượng bình thường
trong xã hội bây giờ. Xã hội đã không còn khắt khe với vấn đề này. Giới trẻ ngày
càng thoáng hơn với vấn đề trinh tiết của người con gái. Việc đánh giá đức hạnh
của người con gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ ở trinh tiết.”
Đối với hai giới nam nữ thì tỉ lệ đồng ý với quan niệm “trinh tiết là tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá đức hạnh người con gái” ở nữ giới cao hơn nam giới.
Nếu tỉ lệ % đồng ý với quan niệm trên ở nữ giới là 33.2 % thì ở nam giới chỉ là
25.0%. Chính nữ giới lại có quan niệm khắt khe với chính bản thân mình hơn là
những người nam giới. Ở nam giới đã có sự thay đổi nhiều quan niệm, họ đã thoáng
hơn, cởi mở hơn so với nữ giới. Có sự khác biệt giữa hai giới nam nữ trong việc bày
tỏ thái độ đối với quan niệm này thể hiện qua biểu đồ sau đây.

60
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của sinh viên về trinh tiết của người yêu trước khi kết hôn

45 44.6 44.6

40 39.1
37 37 37
36
35 33.2
34.2
32.6 32.6
31.5
30.4 30.4
30
27
25 25
23.9 23.9
Đồng ý
20 Lƣỡng lự
Không đồng ý
15

10

0
Nam Nữ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ
1 2 3 4

Ở sinh viên bốn năm học, chúng ta nhận thấy không có sự khác biệt đối với
quan niệm này (P = 0.14). Sinh viên năm thứ nhất có tỉ lệ đồng ý cao nhất 36.0 %,
sinh viên năm thứ hai là 32.6 %. Sinh viên năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ đồng ý bằng
nhau. Qua đó, chúng ta cũng thấy càng sinh viên những năm cuối thì có tỉ lệ đồng ý
thấp hơn so với những sinh viên mới vào nhưng sự chênh lệch tỉ lệ không đáng kể.
Tỉ lệ sinh viên không đồng ý với quan niệm trên ở năm thứ ba, thứ tư cao hơn
so với năm thứ nhất, thứ hai. Điều đó chứng tỏ, sinh viên năm thứ ba, thứ tư có nhận
thức, suy nghĩ có phần đúng đắn hơn so với sinh viên năm thứ nhất, thứ hai.
Việc sinh viên QHTDTHN có thể nhận được sự tán thành từ những người
xung quanh và có thể là sự phản đối. Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với
QHTDTHN, chúng tôi cũng đưa ra ý kiến “dư luận xã hội cần lên án hiện tượng
QHTDTHN” để sinh viên đánh giá. Kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

61
Bảng 3.12: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết lên án của xã hội đối với
QHTDTHN
Dƣ luận xã hội cần % % % %
Tổng %
lên án hiện tƣợng % nữ Năm Năm Năm Năm
thể Nam
QHTDTHN thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4
Đồng ý 40.2 37.5 42.9 45.7 41.0 33.0 42.4
Lưỡng lự 29.9 27.2 32.6 25.0 29.0 38.0 27.2
Không đồng ý 29.9 35.3 24.5 29.3 30.3 29.0 30.4
Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Mức ý nghĩa P= 0.06 P= 0.59
QHTDTHN của giới trẻ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như việc có thai ngoài
ý muốn, tỉ lệ nạo phá thai ngày càng tăng. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng đến tư
tưởng, lối sống của họ. Những ảnh hưởng đó không chỉ trên phương diện cá nhân
mà là toàn xã hội. Chính vì điều đó mà xã hội cần lên án hiện tượng QHTDTHN.
Sinh viên Đ.T.N.N (ca 9) đưa ra ý kiến đối với vấn đề này như sau:
“Em nghĩ xã hội nên khắt khe hơn với lối sống, quan điểm của giới trẻ hiện nay về tình
dục trước hôn nhân chứ không nên để thoải mái như bây giờ. Bởi tình dục trước hôn
nhân là điều nên cấm kỵ, chỉ khi hai người đã kết hôn thì chuyện đó mới xảy ra.”
Trên tổng thể có 40.2% tỉ lệ sinh viên đồng ý với quan niệm trên, sinh viên có
thái độ lưỡng lự và không đồng ý đều chiếm tỉ lệ là 29.9 %. So với các quan niệm
khác như: “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam”, “QHTDTHN không thể
chấp nhận đối với nữ”, “trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức hạnh
người con gái”, “bổn phận của người nữ giới là đề cao quy tắc đạo đức hơn là người
nam, nhất là các vấn đề liên quan đến QHTD” thì quan niệm này có tỉ lệ sinh viên
đồng ý cao nhất. Như vậy, có thể thấy sinh viên không tán thành QHTDTHN và họ
đồng tình với việc “dư luận xã hội cần lên án hiện tượng này”.
37.5 % sinh viên có thái độ đồng ý đối với quan niệm trên và 42.9 % sinh
viên nữ đồng ý. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong câu trả lời này (P
= 0.06). Đối với sinh viên bốn năm học cũng không có sự khác biệt trong câu
trả lời (P = 0.59).

62
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về thực trạng QHTDTHN
3.1.3.1. Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên
Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tôi đã đi vào tìm
hiểu các khía cạnh trong nhận thức để thấy được sự khác nhau trong suy nghĩ, quan
điểm cũng như cách đánh giá của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu
nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên. Cụ thể bao gồm hai nhóm giới
tính nam, nữ và bốn năm học. Tiêu chí chúng tôi đưa ra ở đây là những sinh viên đã
QHTDTHN và những sinh viên chưa QHTDTHN.
Bảng 3.13: Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên
Nam Nữ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Nhóm Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
số (%) số (%) số (%) số (%) số (%) số (%)

35 19.0 29 16.0 13 14.0 19 21.0 16 17.0 16 17.0
QHTD
Chưa
149 81.0 155 84.0 79 86.0 73 79.0 76 83.0 76 83.0
QHTD
Tổng 184 100.0 184 100.0 92 100.0 92 100.0 92 100.0 92 100.0
Mức ý
P = 0.4 P = 0.8
nghĩa
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy có 64 sinh viên ở bốn năm đã
QHTDTHN trong đó có 35 nam sinh viên (19.0%) và 29 nữ sinh viên (16.0 %). Tỉ lệ
sinh viên nam có QHTDTHN cao hơn tỉ lệ sinh viên nữ. Tỉ lệ chênh lệch này không
đáng kể. Ở đây, chúng ta cũng nhận thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm nam
nữ (P = 0.4) đối với việc đã QHTDTHN.
Với 64 sinh viên đã QHTDTHN thì số sinh viên năm thứ nhất là 13 người
(chiếm 14.0%), sinh viên năm thứ hai là 19 người (chiếm 21.0%), sinh viên năm thứ
ba là 16 người (chiếm 17.0%) và số sinh viên năm thứ tư cũng là 16 người (17.0 %).
Trong đó, tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất đã QHTDTHN là thấp nhất. Tỉ lệ sinh viên đã
QHTDTHN năm thứ hai là cao nhất còn tỉ lệ sinh viên đã QHTDTHN ở năm thứ ba
và thứ tư có tỉ lệ bằng nhau.

63
Kết quả điều tra này cho thấy, tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đã
QHTDTHN so với năm thứ ba và năm thứ tư chiếm tỉ lệ bằng nhau cùng là 32 sinh
viên. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng không phải sinh viên năm
thứ nhất, thứ hai sẽ QHTDTHN thấp hơn so với sinh viên năm thứ ba, thứ tư. Điều
đó nói lên thực tế, hiện nay độ tuổi mà thanh thiếu niên có QHTDTHN là sớm hơn
trước đây.
Hiện nay, ở độ tuổi thiếu niên nhiều em đã QHTD, đến tuổi sinh viên việc có
QHTDTHN cũng trở nên phổ biến. Lối sống hiện đại cũng như sự tác động của các
phương tiện thông tin đại chúng đã ảnh hưởng đến nhận thức, đến suy nghĩ của thế
hệ trẻ dẫn đến việc họ có những thay đổi trong thái độ, hành vi của bản thân. Việc
bước vào QHTD sớm như hiện nay là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ
huynh, những người làm công tác giáo dục cũng như bản thân thế hệ trẻ rút ra những
bài học cho bản thân mình. Đằng sau việc QHTDTHN là một loạt các hậu quả và
các hệ lụy khác mà thế hệ trẻ phải gánh chịu.
3.1.3.2. Nhận thức về đối tƣợng QHTDTHN
Với câu hỏi được đưa ra là “đối tượng mà bạn QHTD đầu tiên là ai?” để sinh
viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Bảng 3.14: Đối tượng QHTDTHN
Nam Nữ Chung
STT Đối tƣợng Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
Tần số Tần số Tần số
(%) (%) (%)
1 Người yêu 32 91.0 24 83.0 56 88.0
2 Bạn bè 3 9.0 5 17.0 8 13.0
3 Người mới gặp 0 0.00 0.00 0.00 0 0.00
4 Gái mại dâm 0 0.00 0.00 0.00 0 0.00
Tổng 35 100.0 29 100.0 64 100.0
Trong các đối tượng mà sinh viên QHTD thì người yêu là đối tượng chiếm tỉ
lệ chủ yếu. Sinh viên nam có QHTD với người yêu là 32 người chiếm 91.0 % còn
sinh viên nữ là 24 người chiếm 83.0 %. Ở cả sinh viên nam và sinh viên nữ đối
tượng họ có QHTD là người yêu và bạn bè. Đối tượng là người yêu mà sinh viên có
QHTD thì nam cao hơn so với nữ nhưng đối tượng mà sinh viên QHTD là bạn bè thì

64
nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam. Nữ chiếm 17.0 % còn nam chỉ chiếm có 9.0 %. Điều
đáng chú ý ở đây là cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều không QHTD với đối
tượng là người mới gặp hay gái mại dâm.
Như vậy, qua đây cho thấy không có sự khác biệt giữa việc lựa chọn đối
tượng QHTD của sinh viên nam và sinh viên nữ. Đối tượng mà họ lựa chọn chỉ là
người yêu và bạn bè chứ không có đối tượng khác. Quan niệm đạo đức truyền thống
hay những tư tưởng như “trai năm thê bẩy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một
chồng” cũng không ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và việc lựa chọn hành vi của
họ. Theo truyền thống, nam giới được phép QHTD không chỉ với người vợ, người
yêu mà còn có QHTD với những người khác. Trong khi đó, người con gái thì chỉ
được chung thủy với chồng, với người yêu của mình.
Rõ ràng, qua nghiên cứu này, chúng ta nhận thấy sự thay đổi trong quan niệm
của các bạn sinh viên. Cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều có hành vi QHTD với
những đối tượng giống nhau. Điều đó, có cho phép chúng ta khẳng định sự bình
đẳng giới trong quan niệm về QHTDTHN của nam và nữ hay không?
Nếu quan niệm trước đây cho rằng nam giới có quyền được QHTDTHN còn
nữ giới thì không. Nữ giới phải giữ gìn trinh triết vì đó là tiêu chuẩn đánh giá phẩm
hạnh của bản thân họ thì qua việc lựa chọn đối tượng QHTD như vậy đã phần nào
nói lên sự thay đổi trong quan niệm của mọi người.
Việc chấp nhận QHTDTHN là một điều không nên. Dù là sinh viên nam hay
nữ thì việc chung thủy với người mình yêu, (sau này với chồng/ vợ) là điều nên làm
chứ không phải chúng ta cổ vũ, chấp nhận cho những quan niệm, tư tưởng mới dần
thay thế những quan niệm đạo đức truyền thống.
Như vậy, đối tượng mà sinh viên có QHTDTHN chủ yếu là người yêu. Một
vài sinh viên lựa chọn là bạn bè. Ngoài ra, không có đối tượng nào khác.
3.1.3.3. Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên
Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy có 35 nam và 29 nữ đã QHTDTHN.
Con số này nói lên rằng số lượng sinh viên QHTDTHN không nhiều nhưng thực tế
có sinh viên đã QHTD. Những sinh viên QHTDTHN có thể có hoặc không sử dụng
biện pháp tránh thai trong lần quan hệ đầu tiên đó. Và khi được hỏi là sinh viên có
hay không sử dụng biện pháp QHTD chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

65
Bảng 3.15: Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên

Nam Nữ Toàn thể


STT Các ý kiến
Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
Tần số Tần số Tần số
(%) (%) (%)
1 Có 18 51.0 17 59.0 35 55.0
2 Không 17 49.0 12 41.0 29 45.0
Tổng 35 100.0 29 100.0 64 100.0
Qua bảng số liệu ta thấy có 55.0 % sinh viên có sử dụng biện pháp tránh thai
trong lần QHTD đầu tiên, trong đó có 55.9 % là nam và 47.1 % là nữ. Số không sử
dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên là 45.0 %, trong đó có 58.6 % là
nam và 41.4 % là nữ. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một điều cả tỉ lệ có sử
dụng biện pháp tránh thai và không sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD
đầu tiên ở nam cao hơn nữ. Điều đó có nói lên rằng việc phòng tránh có thai ngoài ý
muốn ở các bạn nam cao hơn các bạn nữ hay không? Khi điều tra chúng tôi thu được
các ý kiến, hầu hết các bạn nam đều không muốn bạn nữ mang thai vì sẽ ảnh hưởng
đến công việc học tập cũng như sợ mang tiếng, gánh chịu hậu quả. Những biện pháp
tránh thai được sử dụng rất đa dạng như uống thuốc, tính ngày kinh, bao cao su… thì
biện pháp dùng bao cao su được sử dụng nhiều nhất. Các bạn nam đều lý giải rằng
biện pháp này tiện lợi, kín đáo, vừa tránh được việc mang thai và cũng phòng tránh
được những bệnh lây qua đường tình dục.
Sinh viên P.T.D (ca 8) chia sẻ về biện pháp phòng tránh khi QHTDTHN:
“Em và H ở với nhau, sinh hoạt như vợ chồng nên em thường xuyên phải dùng
thuốc tránh thai hàng ngày, H không muốn dùng bao cao su vì mất cảm giác thật.”
“Vì thi thoảng bọn em mới quan hệ tình dục nên biện pháp tránh thai mà chúng em
thường dùng là bao cao su. Em thấy biện pháp đó vừa an toàn lại thuận tiện.”(Sinh
viên L.N.D, ca 10)
Việc sinh viên có hay không dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu
tiên nói lên ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cho bạn tình của mình.
Nếu như QHTD không dùng biện pháp tránh thai sẽ gây ra những hậu quả không
mong muốn. Việc mang thai ngoài ý muốn sẽ cản trỏ công việc học tập cũng như
sinh viên phải đối mặt với những vấn đề khác xảy ra.

66
Khi hỏi những sinh viên không dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD
đầu tiên thì các bạn có ý kiến không nghĩ lần quan hệ đầu sẽ làm có thai. Một số bạn
thì nói do không thích hay bạn tình không đồng ý sử dụng biện pháp tránh thai…Có
ý kiến còn cho rằng do việc QHTD xảy ra bất ngờ nên bản thân họ không chuẩn bị
trước được.
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: “vì sao bạn không dùng biện pháp tránh thai khi
QHTD lần đầu đó” ở câu 27 thì có đến 30.0 % tỉ lệ sinh viên trả lời do “không tính
trước sẽ có QHTD”, đây là lý do chủ yếu nhất. Ngoài ra, còn có 18.0 % sinh viên
cho rằng họ không sử dụng biện pháp tránh thai vì “không biết về các biện pháp
tránh thai”, số sinh viên “không có sẵn phương tiện tránh thai’ chiếm tỉ lệ là 16.0%.
Các lý do như “không nghĩ là mình có thai” (15.0%), “nghĩ bạn tình sẽ lưu ý điều
đó” (10.0%), “sợ các biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” (11.0%) cũng
là những lý do góp phần dẫn đến việc sinh viên không dùng biện pháp tránh thai.
Những số liệu mô tả việc sinh viên lựa chọn những ý kiến được thể hi ện ở bảng
sau đây:
Biểu đồ 3.3: Lý do sinh viên không dùng biện pháp tránh thai khi QHTD lần đầu tiên
Không tính trƣớc sẽ có
QHTD lúc đó

11 Không biết về các biện


30 pháp tránh thai
15
Không có sẵn phƣơng
10 18 tiện tránh thai
16
Nghĩ là bạn tình sẽ
lƣu ý điều đó

Không nghĩ là sẽ có
thai

S ợ các biện pháp


tránh thai ảnh hƣởng
đến sức khỏe

Như vậy, việc sinh viên không dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD
đầu tiên đều có những lý do được đưa ra. Dù sinh viên biết hay không biết về các
biện pháp tránh thai hay do những lý do này lý do khác thì việc không dùng biện
pháp tránh thai nói lên sinh viên có nghĩ đến sức khỏe, những hậu quả mà QHTD
mang lại hay không? Sinh viên lựa chọn ở tất cả các phương án là do lý do này hay

67
lý do khác, không có một lý do nào mà sinh viên không lựa chọn. Điều đó, cho thấy
những sinh viên đã QHTD đều rơi vào hoàn cảnh như vậy, gặp phải trường hợp như
thế, có và không sử dụng các biện pháp tránh thai. Những biện pháp tránh thai được
sử dụng khi QHTD hầu như sinh viên đều biết, nhưng việc họ có sử dụng hay không
và sử dụng như thế nào phụ thuộc vào chủ quan bản thân mỗi người.
3.1.3.4. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm của sinh viên có
QHTDTHN
Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “xin bạn cho biết một số đặc điểm của những
sinh viên có QHTDTHN”, kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3.16: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nam có
QHTDTHN
STT Các đặc điểm của nam giới Tần số Tỉ lệ (%)
1 Sống dễ dãi, buông thả 290 78.8
2 Tự hào về vẻ bề ngoài 177 48.1
3 Tự tin 96 26.1
4 Cảm thấy bị thất bại trong cuộc sống 94 25.5
5 Thiếu nghị lực 93 25.3
6 Muốn được thừa nhận tình yêu 191 51.9
7 Muốn được thừa nhận về giới tính 168 45.7
Thiếu trách nhiệm với bản thân và người
8 197 53.5
khác
9 Dễ chán nản 101 27.4
10 Cảm thấy bị cô lập trong nhóm 79 21.5
11 Mục đích xây dựng cuộc sống gia đình 111 30.2
12 Thiếu tôn trọng bản thân 134 36.4
13 Cảm thấy vô dụng 102 27.7
Kết quả bảng 3.16 cho chúng ta thấy:
Đặc điểm nổi bật của nam giới QHTDTHN được sinh viên đưa ra đó là “sống
dễ dãi, buông thả” (78.8%). Sinh viên cho rằng những người nam sở dĩ có
QHTDTHN là do cách sống của họ quy định. Đó là những người sống dễ dãi, buông
thả, ít quan tâm đến trách nhiệm của bản thân mình với người khác và với chính

68
mình. Đặc điểm “thiếu trách nhiệm với bản thân và người khác” là đặc điểm được
sinh viên lựa chọn có tỉ lệ % cao thứ hai (53.5 %). Khi sinh viên không quan tâm
hoặc có thái độ quan tâm hời hợt đến cuộc sống của chính bản thân mình và người
khác thì khó mà toàn tâm toàn ý với cuộc sống. Nếu sống thiếu trách nhiệm với bản
thân và người khác thì cách sống rất đơn giản, không cần quan tâm đến ai, thích
sống sao thì sống. Đó là cách sống rất đáng lo ngại ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Sinh viên N.V.M (ca 7) tâm sự với chúng tôi:
“Em là sinh viên năm thứ ba. Gia đình em rất giàu có ở Hà Nội. Những buổi lên lớp
đối với em chỉ là chống đối lại sự quản lý của bố mẹ. Em thích tụ tập cùng bạn bè
chơi những trò chơi trên máy tính, thích tụ tập quán xá. Vì không dành nhiều thời
gian cho việc học tập nên kết quả kỳ nào em cũng chỉ đủ điểm qua các môn.”
“Muốn được thừa nhận tình yêu” (51.9%) là một đặc điểm khác được sinh
viên đánh giá ở những người nam có QHTDTHN. Khi yêu, hầu hết mọi người đều
mong muốn có được tình yêu, được thừa nhận tình yêu và có nhiều cách để họ bộc
lộ tình cảm, tình yêu, để được thừa nhận. Một trong những cách đó là QHTDTHN.
Một bộ phận sinh viên nghĩ rằng nếu khi yêu người đó có QHTDTHN với mình thì
mới chứng tỏ họ yêu mình. Vì điều đó, nhiều người đã mong muốn, đòi hỏi người
yêu thể hiện bằng cách đó. Nhưng trên thực tế, có nhiều người sau khi thừa nhận
tình yêu bằng cách đó đã phải gánh hậu quả như việc có thai ngoài ý muốn, người
yêu chối bỏ. Đó là một bài học cho mỗi người khi yêu nhau.
Sinh viên Đ.T.N.L ( ca 4) đưa ra ý kiến của mình:
“Những người con trai đến với em cũng có lối sống rất thoáng. Đó là những người
muốn được thừa nhận về tình yêu, thừa nhận về giới tính. Em nghĩ yêu nhau có quan
hệ tình dục mục đích để tạo niềm vui cho nhau chứ không có mục đích muốn xây
dựng gia đình, ràng buộc nhau. Như vậy, mối quan hệ mới thoải mái, dễ chịu được.
Mối quan hệ của em với nhữngngười con trai đến rất nhanh và qua đi cũng nhanh
nhưng em cảm thấy mọi cái thoải mái vì không có gì ràng buộc nhau.”
Chiếm tỉ lệ 48.1 % là số sinh viên đánh giá những nam giới có QHTDTHN
thì thường “tự hào về vẻ bề ngoài ” của mình. Đây cũng là một đặc điểm ở nam giới
có QHTDTHN chiếm tỉ lệ tương đối. 45.7 % tỉ lệ sinh viên nói rằng nam giới
QHTDTHN có đặc điểm là muốn được “thừa nhận về giới tính”. Giới tính ở đây là
vấn đề liên quan đến sinh học, chứng tỏ bản thân mình là người “đàn ông” thực sự.

69
Một số sinh viên giải thích rằng, cần phải “thử” để biết bản thân mình có bình
thường không ? có gặp vấn đề gì không ? Từ suy nghĩ đó mà không ít sinh viên đã
dùng cách QHTDTHN như một biện pháp để “kiểm tra” bản thân mình.
Một đặc điểm khác được sinh viên đánh giá ở những nam sinh viên có
QHTDTHN đó là “thiếu tôn trọng bản thân mình” (36.4%). Những đặc điểm khác
như : “mục đích xây dựng cuộc sống gia đình ” (30.2%), “cảm thấy vô dụng”
(27.7%), “dễ chán nản” (27.4%), “tự tin” (26.1%), “cảm thấy bị thất bại trong cuộc
sống” (25.5%), “thiếu nghị lực” (25.3%), “cảm thấy bị cô lập trong nhóm” (21.5%)
cũng là những đặc điểm ở các nam sinh viên có QHTDTHN.
Bảng 3.17: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nữ có
QHTDTHN
STT Các đặc điểm của nữ giới Tần số Tỉ lệ (%)
1 Cả tin 265 72.0
2 Cảm thấy thất bại trong cuộc sống 156 42.4
3 Nghĩ mình có vấn đề về sức khỏe 104 28.3
4 Thiếu tôn trọng bản thân 169 45.9
5 Cảm thấy vô dụng 113 30.7

Nam sinh viên có những đặc điểm nổi bật như “sống dễ dãi, buông thả”,
“thiếu trách nhiệm đối với bản thân, người khác”, “muốn được thừa nhận tình
yêu”…thì đặc điểm nổi bật nhất ở nữ giới lại là “cả tin” (72.0%). Người ta vẫn
thường nói “phụ nữ nhẹ dạ, cả tin”. Phải chăng quan niệm này đã ăn sâu vào suy
nghĩ của mọi người ? Qua nghiên cứu với sự lựa chọn của các bạn sinh viên 265
khách thể đánh giá đây là đặc điểm nổi bật nhất ở nữ giới. Chính do sự nhẹ dạ, cả tin
mà nhiều bạn nữ đã “trao thân gửi phận” cho người khác mặc dù không có cơ sở
đảm bảo một tình yêu, cuộc hôn nhân bền vững.
Đặc điểm thứ hai ở sinh viên nữ được đánh giá nhiều đó là “thiếu tôn trọng bản
thân” (45.9 %). Cũng là đặc điểm này nhưng ở nam giới (36.4%) được đánh giá thấp
hơn nữ giới. Qua đó chúng ta nhận thấy quan niệm đối với nữ giới vẫn còn khắt khe
hơn. Việc một người con gái có QHTDTHN sẽ bị đánh giá về phẩm hạnh, sự thiếu tôn
trọng bản thân nhiều hơn nam giới. Xã hội vốn ưu ái cho nam giới hơn, ít phê phán đối
với họ hơn trong khi nữ giới phải gánh chịu những phê phán đó nhiều hơn.

70
42.4 % tỉ lệ sinh viên lựa chọn đặc điểm “cảm thấy thất bại trong cuộc sống”
ở nữ giới. Tỉ lệ này cũng cao hơn so với ở nam giới (25.5 %). Những đặc điểm khác
như “cảm thấy vô dụng” (30.7%), “nghĩ mình có vấn đề sức khỏe” (28.3 % ) có tỉ lệ
lựa chọn thấp nhất trong số 5 đặc điểm của nữ giới.
Như vậy, qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các đặc điểm của nam/
nữ có QHTDTHN chúng ta cũng thấy được phần nào những đặc điểm vốn được quy
định ở người nam, người nữ cũng ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của
họ đối với QHTDTHN.
3.1.3.5. Nhận thức của sinh viên về biểu hiện nhu cầu của QHTDTHN
Với câu hỏi được đưa ra là: “theo bạn việc QHTDTHN nhằm”…để sinh
viên trả lời. Và kết quả chúng tôi thu được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.18: Biểu hiện nhu cầu của QHTDTHN
STT Các nhu cầu Tần số Tỉ lệ (%)
1 Thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người 240 65.2
2 Biết trước khả năng sinh sản của người yêu 34 9.2
3 Trao đổi để đạt mục đích của bản thân 102 27.7
4 Thể hiện tình yêu với nhau 172 46.7
5 Tạo sự gắn kết giữa hai người khác giới 123 33.4
6 Thể hiện khả năng sinh lý của bản thân 94 25.5
Khẳng định sự hiểu biết của bản thân mình về
7 56 15.2
QHTD

Trong số các nhu cầu được đưa ra thì sinh viên nhận thức nhu cầu của
QHTDTHN là nhằm “thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người” chiếm tỉ lệ cao
nhất (65.2%). QHTD là nhu cầu bản năng của con người. Nó thiết thực như cơm ăn,
nước uống và cần có trong cuộc sống. Đến một độ tuổi nhất định thì việc QHTD
không còn xa lạ với con người nữa. Nhưng việc QHTD như thế nào cho có văn hóa
lại là chuyện khác. Mặc dù là bản năng, là nhu cầu tự nhiên nhưng không phải con
người có thể thực hiện hành vi đó bất cứ khi nào hay ở bất cứ nơi đâu mà cần phải
thực hiện cho có văn hóa, nghiêm túc. Xuất phát từ chính nhu cầu này mà đã ảnh
hưởng đến nhận thức cũng như thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN. Khi khẳng

71
định QHTD là một nhu cầu giới tính thì thái độ chấp nhận QHTDTHN hay có hành
vi QHTDTHN cũng dễ dàng được tán thành hơn.
Nhu cầu thứ hai của QHTDTHN được sinh viên nhận thức đó là để “thể hiện
tình yêu với nhau”. Có nhiều sinh viên nghĩ rằng khi yêu cần phải có QHTD thì mới
thể hiện được tình yêu với nhau. Suy nghĩ đó đã ảnh hưởng đến thái độ của họ đối
với QHTDTHN và cũng là điểm xuất phát để họ chấp nhận QHTDTHN. QHTD như
là minh chứng chứng minh tình yêu. Tức là có QHTD thì mới là yêu nhau còn
không thì không phải. Nhiều người cho rằng tình yêu và tình dục gắn liền với nhau.
Nhu cầu này đã tác động đến thái độ của họ đối với QHTDTHN. Khi yêu nhau luôn
có sự trao đổi tình cảm, cảm xúc để hiểu nhau hơn, tạo sự gắn bó, sự đồng điệu giữa
hai tâm hồn.
Sinh viên T.V.Q (ca 5) chia sẻ:
“Tình yêu của chúng em rất tự nhiên. Mặc dù rất yêu M, có những lúc ham
muốn có được M nhưng vì yêu và tôn trọng M em nghĩ mình nên giữ gìn trinh tiết cho
M. Em nghĩ rằng khi yêu chỉ cần được bên cạnh nhau, quan tâm, hỏi han, động viên
nhau cùng học tập. M cũng rất yêu em nên đã không ngần ngại hiến dâng cho em đời
con gái. M nghĩ rằng đó cũng là cách để thể hiện tình yêu của M đối với em.”
Để có được sự trao đổi đó hay để thể hiện được tình yêu với nhau cần có sự
hợp tác của hai người. Chính vì thế mà một trong những biểu hiện nhu cầu của
QHTDTHN đó là “tạo sự gắn kết giữa hai người khác giới” chiếm tỉ lệ 33.4 %. Nếu
khi yêu nhau có hành vi QHTDTHN thì sẽ thể hiện được tình yêu với nhau, tạo sự
gắn kết giữa hai người.
Sinh viên N.T.D (ca 3) chia sẻ về mục đích bản thân có QHTDTHN:
“Theo em quan hệ tình dục khi yêu nhau tạo được sự gắn kết giữa hai người thì đó
cũng là một việc nên làm. Bạn bè xung quanh em cũng nhiều người quan hệ tình dục
và em thấy việc đó là bình thường, chấp nhận được. Là sinh viên cũng biết cách
quan hệ an toàn, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn nên quan hệ tình dục
không ảnh hưởng gì cả.”
Sinh viên Đ.T.N.L (ca 4) cũng chia sẻ suy nghĩ của bản thân mình:
“Quan hệ tình dục trước khi cưới cũng là một cách tìm được sự hòa hợp ở nhau, thể
hiện được cảm xúc dành cho nhau, tạo sự gắn kết giữa hai người.”

72
Cũng có những người yêu nhau QHTDTHN và dẫn đến kết hôn nhưng cũng
có những người yêu nhau có QHTDTHN nhưng không dẫn đến hôn nhân. Sự gắn
kết giữa hai người ở đây chỉ dừng lại khi họ yêu nhau. Sinh viên nhận thức biểu hiện
nhu cầu của QHTDHN là tạo sự gắn kết giữa hai người yêu nhau chứ không phải sự
gắn kết lâu dài dẫn đến hôn nhân. Biểu hiện nhu cầu này cũng ảnh hưởng đến nhận
thức của họ về những vấn đề khác và có những lựa chọn khác nhau liên quan đến
thái độ và hành vi QHTDTHN.
Một biểu hiện nhu cầu khác của QHTDTHN đó là nhằm “trao đổi để đạt
mục đích của bản thân”. Biểu hiện nhu cầu này chiếm tỉ lệ 27.7 %. Có người chấp
nhận QHTDTHN để thể hiện tình yêu, có người muốn chinh phục người yêu, có
người chỉ vì lời thách đố của người khác, có người để nhằm đạt được tiền tài, danh
vọng... Nói chung, mỗi người một nhu cầu nhưng đều nhằm vào ý muốn chủ quan
của bản thân họ.
Như vậy, xuất phát từ những nhu cầu khác nhau mà mỗi người có những
cách lựa chọn khác nhau cho thái độ và hành vi của bản thân mình. Việc lấy
QHTDTHN để nhằm đạt được những mong muốn, nguyện vọng cá nhân cũng là suy
nghĩ lệch lạc, sai lầm và cần được giáo dục để chấm dứt.
Những nhu cầu khác của QHTDTHN đó là: “thể hiện khả năng sinh lý của
bản thân” (25.5%), “khẳng định sự hiểu biết của bản thân về QHTD” (15,2%) và
“biết trước khả năng sinh sản của người yêu” (9.2%) được sinh viên nhận thức ở
mức độ tương đối thấp. Một số sinh viên cho rằng việc QHTDTHN giúp họ thể hiện
được khả năng sinh lý của bản thân mình, chứng minh mình là người bình thường,
có khả năng sinh lý, có thể làm cha, làm mẹ. Một số khác thì lại cho rằng
QHTDTHN giúp họ chứng tỏ được sự hiểu biết những kiến thức liên quan đến tình
dục với người khác. Những nhu cầu này đều nhằm vào việc nâng cao giá trị của bản
thân họ trước người khác. Xuất phát từ suy nghĩ, quan niệm như vậy mà một phần
sinh viên đã lựa chọn nhu cầu của QHTDTHN là để thể hiện khả năng sinh lý cũng
như khẳng định sự hiểu biết của bản thân mình. Chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số các
nhu cầu được đưa ra thì nhu cầu “biết trước khả năng sinh sản của người yêu” của
QHTDTHN chỉ chiếm có 9.2 %.

73
Qua đây chúng ta thấy rằng sinh viên nhận thức biểu hiện nhu cầu của
QHTDTHN chủ yếu là do nhu cầu sinh lý còn những nhu cầu khác là thứ yếu.
3.1.3.6. Nhận thức của sinh viên về hoàn cảnh QHTDTHN
Với 6 phương án được đưa ra sinh viên đã có sự lựa chọn, đánh giá. Kết quả
chúng tôi thu được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.19: Hoàn cảnh QHTDTHN của sinh viên
STT Hoàn cảnh Tần số Tỉ lệ (%)
1 Những nơi vắng vẻ tạo điều kiện QHTD 183 49.7
2 Sau khi dùng các chất kích thích 173 47.0
Nhìn thấy những hành vi kích thích ở môi
3 144 39.1
trường xung quanh
4 Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo 165 44.8
Sau khi xem băng hình, internet có hành vi
5 223 60.6
QHTD
6 Do người yêu đòi hỏi 263 71.5
Trong số các hoàn cảnh dẫn đến QHTDTHN được đưa ra sinh viên cho rằng
QHTDTHN diễn ra trong hoàn cảnh “do người yêu đòi hỏi” chiếm tỉ lệ cao nhất là
71.5 % với 263 người lựa chọn. Khi yêu hầu như các bạn nam đều có tâm lý đòi hỏi
các bạn nữ phải hiến dâng, phải thể hiện tình yêu của bản thân với người mình yêu.
Nhiều bạn nữ đã miễn cưỡng chấp nhận QHTDTHN mặc dù bản thân không hề
muốn. Trong quá trình điều tra chúng tôi cũng thu được những ý kiến cho rằng nếu
tình yêu có cơ sở bền vững, tiến tới hôn nhân thì việc người yêu đòi hỏi có
QHTDTHN cũng không sao, khi đó các bạn nữ đa phần đồng ý. Nhưng cũng có
trường hợp bạn tình đòi hỏi, bạn nữ không hề muốn nhưng vì sợ chuyện này chuyện
khác, sợ mất lòng người yêu, thậm chí sợ mất người yêu nên chấp nhận QHTDTHN.
Sau khi xem băng hình, internet có hành vi QHTD cũng là hoàn cảnh dễ nảy
sinh QHTDTHN được các bạn sinh viên nhận thức ở mức độ cao thứ hai chiếm tỉ lệ
60.6%. Những nội dung phim ảnh không lành mạnh, mang tính kích thích dễ khiến
sinh viên QHTD. Các bạn cũng chia sẻ rằng việc xem các bộ phim mang tính kích
thích, phim khiêu dâm trong sinh viên cũng khá nhiều. Thậm chí có bạn còn nói đã
có lần xem xong phim họ tìm đến QHTD vì cảm thấy hưng phấn và khó kìm nén

74
bản thân. Như vậy, có thể thấy việc xem băng hình, phim ảnh có hành vi kích thích
QHTD sẽ khiến cho sinh viên dễ có QHTDTHN.
Chiếm tỉ lệ 49.7% sinh viên cho rằng “những nơi vắng vẻ tạo điều kiện
QHTD” cũng là hoàn cảnh được sinh viên nhận thức. Hiện nay, chuyện QHTD trở
nên thoáng, thoải mái hơn so với trước đây nên việc lựa chọn hoàn cảnh để thực
hiện hành vi đó cũng không phải khó khăn. Những chuyện trước đây được cho là
cấm kỵ thì ngày nay lại có thể công khai. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
chúng ta không còn thấy xa lạ, lạ lẫm với những bài viết nói về vấn đề QHTD diễn
ra tại nơi công cộng.
Chiếm tỉ lệ 47.0 % là số sinh viên nhận thức việc “dùng các chất kích thích”
cũng là hoàn cảnh nảy sinh QHTD. Những chất kích thích được sinh viên nhắc đến
như là bia rượu, các loại thuốc…Có bạn sinh viên chia sẻ sau khi dùng các chất kích
thích có cảm giác muốn tìm đến chuyện đó, có người thực hiện hành vi để thỏa mãn
nhu cầu bản thân. Trên đây là bốn hoàn cảnh được sinh viên nhận thức ở tỉ lệ cao.
Những hoàn cảnh này nảy sinh QHTDTHN nhiều nhất.
“Bị bạn bè lôi kéo, rủ rê” (44.8%) cũng khiến nhiều sinh viên vì muốn thể
hiện bản thân mà thực hiện hành vi QHTDTHN. Sinh viên sống trong tập thể, chịu
ảnh hưởng, sự lây lan rất lớn từ nhau. Khi bị bạn bè thách đố, hay lôi kéo nếu là
những người không có lập trường, có chính kiến thì dễ bị đồng lõa. Nhu cầu thể hiện
bản thân mình ai cũng có nhưng mỗi người có những cách thể hiện khác nhau. Nói
chung, việc chơi trong các nhóm bạn, chịu ảnh hưởng, sự tác động từ nhau, bị rủ rê,
lôi kéo cũng là một trong những hoàn cảnh được sinh viên nhận thức dẫn đến
QHTDTHN.
Việc “dùng các chất kích thích”; “xem băng hình, phim ảnh có nội dung
QHTD” hay việc “nhìn thấy những hành vi kích thích ở môi trường xung quanh” là
những hoàn cảnh thuận lợi khiến sinh viên có hành vi QHTD. Khi được hỏi
QHTDTHN nhằm đáp ứng nhu cầu gì thì hầu hết sinh viên đều cho rằng để “thỏa
mãn nhu cầu giới tính của con người”. Đã là nhu cầu giới tính thì cần được thỏa mãn
và việc nhìn thấy những hành vi kích thích ở môi trường xung quanh sẽ khiến họ tìm
đến QHTDTHN một cách thụ động nhưng khó kiểm soát được.

75
Như vậy, việc sinh viên nhận thức được các hoàn cảnh dẫn đến QHTDTHN
sẽ giúp cho sinh viên phòng tránh để bản thân không rơi vào những hoàn cảnh đó.
Để chuyện QHTDTHN phần nào được hạn chế chứ không phổ biến như hiện nay
mặc dù rất nhiều người miễn cưỡng hoặc ép buộc bản thân QHTDTHN.
3.1.3.7. Nhận thức của sinh viên về địa điểm tiến hành QHTDTHN
Trong khi tiến hành điều tra nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tôi
cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu địa điểm sinh viên QHTD. Dựa vào kết quả của
điều tra chúng tôi đưa ra các địa điểm như chỗ trọ của bạn nam, bạn nữ, nhà nghỉ,
khách sạn…để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.20: Địa điểm tiến hành QHTD của sinh viên
STT Địa điểm QHTD Tần số Tỉ lệ (%)
1 Nơi ở của bạn bè 90 24.5
2 Nơi ở của người bạn trai 217 59.0
3 Nơi ở của người bạn gái 185 50.3
4 Quán cà phê 68 18.5
5 Nhà nghỉ, khách sạn 302 82.1
6 Vũ trường 76 20.7
Chúng tôi đưa ra 6 địa điểm sinh viên QHTD và có 3 địa điểm sinh viên tiến
hành QHTD nhiều nhất. Địa điểm sinh viên QHTD nhiều nhất đó là nhà nghỉ, khách
sạn chiếm 82.1 % . Hiện nay, nhà nghỉ, khách sạn rất nhiều thuận lợi cho việc sinh
viên thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Khi sinh viên đến những nơi này sẽ không
ai biết họ là ai?
Sinh viên N.V.M (ca 7) chia sẻ rằng:
“Quen nhau chưa được bao lâu chúng em đã đưa nhau vào nhà nghỉ. Với quan niệm
yêu gắn với tình dục, chúng em rất thoải mái, tự do trong mối quan hệ. Địa điểm
chúng em thường xuyên lui tới là nhà nghỉ với lý do nơi đó vừa thoải mái, kín đáo
lại được phục vụ đầy đủ, điều kiện tốt.”
Sinh viên P.T.D (ca 8) đã chia sẻ:
“Một lần, đi chơi cùng nhau chúng em đã quan hệ tình dục. Sau đó, H thường xuyên
đưa em vào nhà nghỉ. Em là sinh viên nên ngoài thời gian lên lớp cũng có nhiều thời
gian rảnh rỗi. H đi làm về muộn thường phải ăn cơm ngoài quán nên H bàn với em
hai đứa về sống chung.”

76
“Địa điểm mà chúng em quan hệ tình dục với nhau là nhà nghỉ. Em thấy “đến nhà
nghỉ điều kiện tốt, quan trọng hơn là không ai biết mình là ai”. Chúng em quan hệ
tình dục với nhau là hoàn toàn tự nguyện.” (Sinh viên L.N.D, ca 10)
Đáng chú ý là có 59.0 % sinh viên QHTD tại nơi ở của người bạn trai và 50.3
% sinh viên QHTD tại nơi ở của người bạn gái.
Sinh viên T.V.Q (ca 5) chia sẻ:
“Những ngày sau đó, mỗi khi có dịp chúng em lại quan hệ tình dục với nhau, khi
thì ở nhà trọ của em, có lúc ở nhà trọ của M. Em luôn có trách nhiệm với M và
em chưa bao giờ nói nặng lời làm tổn thương M. Em luôn nghĩ M đã hiến dâng
cho em tất cả nên phải đối xử tốt với M, sau này em sẽ lấy M làm vợ. M cũng
luôn luôn làm em vui lòng.”
Sinh viên L.T.T (ca 6) bộc bạch tâm sự của mình:
“Hồi đầu đại học em ở ký túc xá nhưng sau khi nhận lời yêu N, em đã chuyển ra
ngoài thuê một căn phòng trọ. Hàng ngày, N đi làm, buổi tối về ở cùng với em. Việc
ăn học cũng như tiền thuê trọ hàng tháng của em, N đều chu cấp. Chúng em có ý
định sống với nhau đến khi em ra trường rồi sẽ tổ chức đám cưới. Dù sao chúng em
cũng đã ăn ở với nhau như vợ chồng chỉ thiếu một điều là chưa đăng ký kết hôn.”
Những địa điểm như nơi ở của bạn bè (24.5%), vũ trường (20.7%), quán cà phê
(18.5%) chiếm vị trí khiêm tốn. Những nơi này thường đông người, là nơi công cộng
nên hành vi QHTD của sinh viên diễn ra không phổ biến bằng những địa điểm trên.
Khi tìm hiểu về địa điểm tiến hành QHTDTHN thì những địa điểm như nhà
nghỉ, khách sạn, nơi ở của người bạn trai, bạn gái là phổ biến còn những nơi như nơi
ở của bạn bè, vũ trường…còn hạn chế.
3.1.3.8. Lựa chọn của sinh viên khi QHTDTHN dẫn đến mang thai
Hầu hết các sinh viên khi QHTDTHN đều không muốn mang thai vì điều đó
ảnh hưởng đến công việc học tập. Chúng tôi đưa ra câu hỏi giả định các bạn sinh
viên QHTDTHN nếu có thai sẽ lựa chọn cách thức nào.
Với câu hỏi được đưa ra là: “Giả sử bạn có QHTDTHN và có thai, bạn sẽ
chọn giải pháp nào?”. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

77
Bảng 3.21: Lựa chọn của sinh viên khi QHTDTHN dẫn đến mang thai
STT Lựa chọn của sinh viên Tần số Tỉ lệ (%)
1 Phá thai một cách dễ dàng không đắn đo 38 10.3
2 Lưỡng lự khi quyết định phá thai 143 38.9
3 Để đẻ rồi cho người khác nuôi 16 4.3
4 Để đẻ và nuôi 167 45.4
Qua bảng số liệu trên ta thấy có 10.3 % tỉ lệ sinh viên sẽ có quyết định “phá thai
một cách dễ dàng không đắn đo” khi QHTDTHN và có thai ngoài ý muốn. Tỉ lệ sinh
viên “lưỡng lự khi quyết định phá thai” là 38.9%. Như vậy, tỉ lệ sinh viên có quyết định
sẽ phá thai là 49.2 % mặc dù phá thai dễ dàng không đắn đo hay lưỡng lự. Điều đó cho
thấy được trách nhiệm của sinh viên đối với tình yêu, với người yêu, với sức khỏe bản
thân thậm chí với sinh linh bé nhỏ - kết quả của QHTD không lành mạnh.
Những sinh viên chọn giải pháp “để đẻ rồi cho người khác nuôi” chiếm tỉ lệ
nhỏ. Giải pháp này được sinh viên lựa chọn không cao nhưng đã phần nào nói lên
được trách nhiệm của họ với đứa con của mình. Dù sao họ cũng chấp nhận thái độ
có thể là coi thường từ những người xung quanh để mang thai. Nhưng việc họ nuôi
con sẽ ảnh hưởng đến công việc học tập thậm chí họ không đảm bảo được điều kiện
về tài chính để nuôi con và việc cho con là giải pháp giúp họ vượt qua khó khăn.
Tỉ lệ sinh viên lựa chọn giải pháp “để đẻ và nuôi” chiếm cao nhất là 45.4 %.
So với các giải pháp khác thì đây lại là giải pháp được ưu tiên hơn cả. Khi được hỏi
thì sinh viên nói rằng dù sao đứa bé cũng đáng được sống và họ không nhẫn tâm
cướp đi mạng sống của nó. Có sinh viên đưa ra giải pháp đó nhưng có giải thích với
chúng tôi rằng đó là chưa rơi vào hoàn cảnh thực sự chứ việc sinh con rồi nuôi sẽ
gặp nhiều chuyện khác. Sinh viên khó mà đảm bảo được việc sinh con, nuôi con.
Nhiều sinh viên nói việc phá thai cũng là một sự bất đắc dĩ chứ trong thâm tâm họ,
họ cũng không muốn làm vậy.
Sinh viên H.T.H (ca 2) đã chia sẻ cách giải quyết khi phát hiện mình có thai:
“Khi em phát hiện mình có thai, em lo lắng, hoảng loạn vì không biết làm thế nào?
Phá thai thì thật tàn nhẫn mà để sinh con thì nói với bố mẹ thế nào. Em báo tin với
K nhưng K thản nhiên nói rằng sẽ đưa em đi giải quyết hậu quả. Dù em đã nói và
giải thích như thế nào K vẫn không chấp nhận việc chúng em kết hôn, sinh con. Em

78
đau khổ, suy nghĩ đến gầy rộc người vì sự đối xử của K. Kết quả tình yêu của chúng
em cũng chỉ được K coi như vậy mà thôi. Em không muốn mình là một người mẹ
nhẫn tâm phá bỏ đi cái thai nhưng biết phải làm sao khi K có quyết định như vậy.
Một mình em làm sao có thể đối diện được với dư luận xã hội, với lời dèm pha từ
những người xung quanh. Sau những suy nghĩ, đắn đo, dằn vặt, lưỡng lự em đã cùng
với K đến bệnh viện để phá bỏ bào thai.”
Như vậy, giải pháp “để đẻ và nuôi” được sinh viên lựa chọn nhiều hơn cả.
Qua đó, nói lên được lương tâm, trách nhiệm của họ đối với sức khỏe của bản thân
mình, của người yêu cũng như đối với bào thai. Việc nạo phá thai ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và còn gây ra những hệ lụy khác.
3.2. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân và hậu quả QHTDTHN.
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân QHTDTHN
Bên cạnh việc tìm hiểu những nguyên nhân sinh viên QHTDTHN, chúng
tôi cũng đi vào tìm hiểu những nguyên nhân khiến sinh viên không QHTDTHN. Khi
thu thập những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên không QHTDTHN chúng tôi đã
đưa ra những nguyên nhân như “sợ có thai”; “sợ làm ô danh cha mẹ”; “muốn để
giây phút tuyệt vời đó vào đêm tân hôn”…để sinh viên trả lời. Kết quả thể hiện qua
bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.22: Nguyên nhân sinh viên không QHTDTHN
STT Các nguyên nhân Tần số Tỉ lệ (%)
1 Không thích 100 27.2
2 Không nghĩ đến điều đó 103 28.0
3 Vì nó hạ thấp phẩm giá con người 147 39.9
4 Vì sợ có thai 116 31.5
5 Sợ bị lây bệnh 121 32.9
Khi đó không có cơ hội thuận tiện để
6 33 9.0
QHTD
7 Sợ làm ô danh cha mẹ 110 29.9
Muốn để giây phút tuyệt vời đó vào
8 189 51.4
đêm tân hôn

79
Trong số các nguyên nhân sinh viên không QHTDTHN thì nguyên nhân
“muốn để giây phút tuyệt vời đó vào đêm tân hôn” (51.4%) chiếm tỉ lệ cao nhất.
Phần lớn sinh viên đều có suy nghĩ không quan hệ tình dục trước hôn nhân vì muốn
giữ gìn bản thân để đến đêm tân hôn. Suy nghĩ, quan niệm đó ảnh hưởng đến thái
độ, hành vi của sinh viên.
Nguyên nhân thứ hai khiến sinh viên không quan hệ tình dục trước hôn nhân
là do hành vi đó “hạ thấp phẩm giá con người” chiếm 39.9 %. Quan niệm đạo đức
truyền thống, phẩm hạnh của người con gái từ trước đến nay vẫn là giá trị tốt đẹp mà
người Việt Nam theo đuổi, giữ gìn. Những quan niệm đó đã được các thế hệ lưu giữ,
truyền đạt cho nhau. Việc sinh viên hiểu được tác hại của quan hệ tình dục trước hôn
nhân cũng như những hậu quả mà nó gây ra là rất lớn. Khi nhìn vào một người có
hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân thì hình ảnh cũng như phẩm giá của người
đó cũng bị hạ thấp. Mặc dù, hiện nay quan điểm này cũng đã thoáng hơn trước rất
nhiều nhưng thực tế nó vẫn in sâu vào nền văn hóa, phong tục, truyền thống của
người Việt Nam. Một người có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ bị đánh
giá là người dễ dãi, thiếu trách nhiệm và sự tôn trọng bản thân mình.
Những nguyên nhân như “sợ bị lây bệnh” (32.9%), “sợ có thai” (31.5 %), “sợ
làm ô danh cha mẹ” (29.9 %) chiếm vị trí thứ 3, thứ 4, thứ 5. Hiện nay, sinh viên
còn thiếu kiến thức về tình dục, về sức khỏe sinh sản nên việc phòng tránh bệnh tật
lây nhiễm qua đường tình dục hay tránh thai ngoài ý muốn cũng không phải là
chuyện dễ dàng. Nhiều sinh viên không biết phòng tránh thai như thế nào, những
bệnh nào sẽ lây qua đường tình dục, dấu hiệu phát bệnh. Sinh viên đang đi học quan
hệ tình dục dẫn đến việc có thai đồng nghĩa với việc sinh viên phải phá bỏ thai hoặc
nghỉ học. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, tình hình học tập cũng như
cuộc sống tương lai sau này của họ.
Sinh viên H.T.H (ca 2) cũng chia sẻ nguyên nhân khiến bạn không có
QHTDTHN đó là vì: “Em thấy việc quan hệ tình dục khi yêu nhau là không thể chấp
nhận được. Nó sẽ làm mất hình ảnh đẹp mà bấy lâu nay em dày công vun đắp, làm ô
danh cha mẹ mình.”
Xã hội Việt Nam là một xã hội Phương đông nên còn chịu ảnh hưởng rất
nhiều những tư tưởng truyền thống. Con cái phải nghe lời cha mẹ, sống vì gia đình

80
nên còn ảnh hưởng nhiều quan điểm từ cha mẹ. Từ xưa đến nay người Việt Nam vẫn
sống hướng về cộng đồng, về gia đình mình nên những việc làm của con cái nếu
không tốt sẽ ảnh hưởng đến danh dự cũng như truyền thống của gia đình. Chính vì
vậy, sinh viên cũng lựa chọn nguyên nhân khiến họ không quan hệ tình dục trước
hôn nhân là do “sợ làm ô danh cha mẹ”.
Những nguyên nhân khác như “không nghĩ đến điều đó” (28.0%), “không
thích” (27.2, “khi đó không có cơ hội thuận tiện để QHTD” (9.0%). Như vậy, có thể
thấy hầu hết sinh viên đều nhận thức được lí do dẫn đến việc bản thân không có
hành vi quan hệ tình dục. Điều đó chứng tỏ bản thân họ hiểu được động cơ, mục
đích tại sao bản thân lại không có hành vi đó. Về nguyên nhân của hành vi không
QHTDTHN còn có những ý kiến khác được sinh viên đưa ra, ở sinh viên nữ thì có
lý do muốn bạn nam tôn trọng, sợ người yêu bỏ, sợ bị coi thường còn các bạn nam
thì đưa ra lý do sợ trách nhiệm, sợ vướng bận sau này.
Như vậy, chúng ta đã thấy được những nguyên nhân khiến sinh viên không
QHTDTHN. Còn những sinh viên có QHTDTHN là do những nguyên nhân nào?
Chúng tôi đã đưa ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan để sinh viên lựa chọn.
3.2.1.1. Các nguyên nhân khách quan
Bảng 3.23: Nguyên nhân khách quan QHTTHN của sinh viên
STT Các nguyên nhân Tần số Tỉ lệ (%)
1 Quan niệm đạo đức truyền thống 168 45.7
2 Xu thế mới của thời đại 296 80.4
3 Tôn giáo mà gia đình tôi theo 70 19.0
Tiếp xúc với văn hóa phẩm, phim ảnh sách báo
4 314 85.3
khiêu dâm
5 Tác động của bố mẹ 76 20.7
6 Tác động của những người khác 95 25.8
7 Tác động của bạn bè 159 43.2
a. Tiếp xúc với văn hóa phẩm, phim ảnh sách báo khiêu dâm
Trong những nguyên nhân được đưa ra ảnh hưởng đến việc sinh viên
QHTDTHN thì đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ % lớn nhất (85.3 %). Các khách thể
nghiên cứu cho rằng sách báo, phim ảnh ảnh hưởng, tác động đến hành vi

81
QHTDTHN ở mức nhận thức ban đầu. Những người đã xem sách báo, phim ảnh
khiêu dâm đều thừa nhận chúng ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với QHTDTHN.
Phần lớn sinh viên có xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm đều cho rằng khi
xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm dễ dẫn đến QHTDTHN. Tiếp xúc với các loại
sách báo, phim ảnh này quan điểm của sinh viên cũng trở nên thoáng hơn, việc họ
nói chuyện về tình dục, sức khỏe sinh sản cũng thoái mái hơn và chuyện quan hệ
trước khi kết hôn cũng hoàn toàn chấp nhận được. Những hiểu biết của sinh viên về
giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản và việc sinh viên tiếp xúc, tiếp nhận văn hóa
phẩm, sách báo, phim ảnh khiêu dâm là một trong số những nguyên nhân chủ quan
tác động đến nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN.
Bản thân sinh viên biết được những văn hóa phẩm, sách báo, phim ảnh khiêu
dâm ảnh hưởng đến nhận thức của họ đối với QHTDTHN nhưng còn ảnh hưởng như
thế nào thì họ cũng không trả lời được khi chúng tôi tiến hành trò chuyện. Điều đó
cho thấy việc sinh viên tiếp nhận những văn hóa phẩm, phim ảnh, sách báo khiêu
dâm cũng rất thụ động, không hoàn toàn làm chủ được những suy nghĩ của bản thân
mình.
b. Xu thế mới của thời đại
Khi đưa ra nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc QHTDTHN của sinh
viên với nguyên nhân là do “xu thế mới của thời đại” thì có đến 80.4 % tỉ lệ sinh
viên lựa chọn. Hiện nay, do ảnh hưởng của lối sống mới du nhập từ phương Tây các
bạn trẻ đã tiếp thu rất nhanh và áp dụng vào lối sống của bản thân mình. Ngày nay,
chúng ta không còn lạ lẫm gì với những chuyện sống thử trước khi cưới hay việc các
bạn trẻ đưa nhau vào nhà nghỉ, khách sạn. Trước đây, độ tuổi kết hôn cũng sớm hơn
và thường không có hoặc ít chuyện QHTDTHN. Do xu thế mới, mọi người tập trung
vào học tập, công việc nhiều hơn nên độ tuổi kết hôn cũng muộn hơn. Lối sống tự
do cũng được cổ vũ dẫn đến việc nhiều người không kết hôn, có con riêng rồi nuôi
con một mình. Thực tế, chúng ta cũng nhận thấy tại các xóm trọ rất nhiều các bạn
sinh viên “góp gạo thổi cơm chung”, sống với nhau như vợ chồng rồi hàng hoạt hậu
quả xảy ra. Nhiều bạn phải bỏ học, nạo phá thai hay tìm đến cái chết khi bị phụ bạc,
hoang mang không biết giải quyết vấn đề như thế nào.

82
Ảnh hưởng của lối sống hiện đại, xu thế mới đã làm thay đổi căn bản suy
nghĩ, quan điểm của các bạn trẻ dẫn đến việc họ có những thay đổi trong lối sống
của mình. Có nhiều sinh viên có thái độ không thể chấp nhận QHTDTHN nhưng
vẫn có rất nhiều các bạn sinh viên tán thành việc QHTDTHN. Việc dư luận xã hội
cần lên án QHTDTHN cũng có bạn tán thành nhưng cũng có bạn không tán thành.
Họ cho rằng bây giờ quan niệm đã thay đổi cho nên việc QHTDTHN cũng không
còn khắt khe như trước, đã cởi mở hơn.
Như vậy, nguyên nhân xu thế mới của thời đại ảnh hưởng đến QHTDTHN
của sinh viên đã lý giải cho hiện tượng này ngày càng gia tăng trong xã hội.
c. Quan niệm đạo đức truyền thống
Khi đưa ra nguyên nhân do quan niệm đạo đức truyền thống chúng tôi thu
được tỉ lệ là 45.7%. Những bạn sinh viên sống đúng với giá trị truyền thống thì rất
không đồng ý, không tán thành chuyện QHTDTHN. Các bạn cho việc QHTDTHN
là một hành vi đáng lên án, ghê tởm, xấu xa. Chuyện QHTDTHN không thể xảy ra
khi chưa kết hôn. Nó bị đánh giá về mặt đạo đức, những giá trị tốt đẹp, nhân phẩm
của con người cũng được thể hiện qua những điều đó.
Theo quan niệm đạo đức của phương Đông trinh tiết của người con gái là tiêu
chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của người đó nên nếu một người chưa kết hôn đã có
QHTD thì bị coi thường, bị khinh rẻ và cho là hư hỏng. Những sinh viên chịu ảnh
hưởng từ quan niệm đạo đức truyền thống sống rất đúng mực. Họ không giám nói
đến những chuyện QHTDTHN, sợ bị người khác đánh giá, cười chê, chế nhạo. Họ
sống khá kín đáo.
Những yếu tố truyền thống, quan niệm đạo đức này cũng ảnh hưởng đến việc
sinh viên đánh giá trinh tiết của người con gái rất quan trọng và không thể chấp nhận
QHTDTHN. Có thể thấy những sinh viên coi trọng giá trị đạo đức truyền thống thì
sẽ có lối sống đúng chuẩn mực, sống với những bản sắc văn hóa lâu đời và có thái
độ không thể chấp nhận QHTDTHN.
d. Những nguyên nhân khách quan khác
Tác động của bạn bè
Mặc dù sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều từ phương diện bạn bè nhưng khi
được hỏi nguyên nhân ảnh hưởng đến QHTDTHN chỉ có 43.2 % tỉ lệ sinh viên chịu

83
ảnh hưởng. Trong một tập thể sinh viên dễ chịu ảnh hưởng, sự lây lan từ bạn bè. Bạn
bè cũng thường cởi mở, dễ dàng hơn trong việc chia sẽ cảm xúc, những chuyện
riêng tư, thầm kín với nhau.
Khi được hỏi “bạn thấy thế nào khi những người bạn có QHTDTHN” thì có
16.0 % tỉ lệ sinh viên thấy đó là “chuyện hoàn toàn bình thường trong xã hội bây
giờ”, 8.0 % tỉ lệ sinh viên cho rằng “hoàn toàn là chuyện bình thường”, 31.0 % tỉ lệ
sinh viên “không đồng ý lắm”, 18.0 % tỉ lệ sinh viên “rất không đồng ý” và 27.0 %
tỉ lệ sinh viên “không đồng ý”. Như vậy, tỉ lệ sinh viên không đồng ý với việc bạn
bè mình có QHTDTHN cao hơn so với tỉ lệ sinh viên cho rằng là chuyện bình
thường, đồng ý. Như thế cho thấy việc chịu ảnh hưởng từ bạn bè dẫn đến hành vi
QHTDTHN ở sinh viên thấp cũng là sự hợp lý.
Những hiểu biết của sinh viên về tình dục không phải lúc nào cũng chính xác
cho nên việc các bạn trao đổi kiến thức với nhau cũng gây ra những hiểu biết sai.
Sinh viên có thể tán thành những lời bạn nói, việc làm của bạn nhưng cũng có những
người không tán thành. Điều đó ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với QHTDTHN.
Tác động của những ngƣời khác và bố mẹ
Ngoài tác động của bạn bè thì tác động từ những người khác (25.8%), từ bố
mẹ (20.7) chiếm vị trí khiêm tốn cũng ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với
QHTDTHN. Hàng ngày, sinh viên tiếp xúc với bố mẹ, những người xung quanh nên
họ cũng tiếp thu được phần nào những kiến thức về sinh sản, tình dục. Mặc dù, việc
bố mẹ và con cái trao đổi với nhau những kiến thức về tình dục, sức khỏe sinh sản
còn rất hạn chế nhưng cũng ảnh hưởng ở một mức độ nào đó. Việc công khai nói
những chuyện liên quan đến vấn đề này cũng còn hạn chế vì dù sao cũng là chuyện
tế nhị. Đa phần, khi cha mẹ nói đến chuyện QHTDTHN thì đều có thái độ phê phán,
cười chê một người nào đó khi cưới đã mang thai.
Những người xung quanh thường kể những câu chuyện chứ ít khi nói đến
kiến thức tình dục một cách nghiêm túc, khoa học. Tỉ lệ sinh viên chịu ảnh hưởng từ
những nguyên nhân này thấp cũng là điều phù hợp trong hoàn cảnh xã hội hiện nay.
Tôn giáo mà gia đình tôi theo
Trong các nguyên nhân chúng tôi đưa ra ảnh hưởng đến QHTDTHN của sinh
viên thì nguyên nhân do bản thân sinh viên theo tôn giáo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 19.0

84
%. Đây cũng là nguyên nhân đứng vị trí cuối cùng trong tổng thể 19 nguyên nhân
được đưa ra. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy những sinh viên theo tôn giáo tập trung
vào hai đạo là đạo Thiên chúa giáo và Phật giáo. Trong các đạo đều đưa ra những
luật cụ thể cho người theo đạo phải tuân theo. Việc sống theo đúng những quy định
đó rất quan trọng. Điều đó ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN.
Việc QHTDTHN trong các đạo như một điều cấm kỵ không được phép làm.
Những người tu luyện hay sống theo đạo cần phải kìm nén những ham muốn nhục
dục của bản thân. Số lượng sinh viên theo đạo là 70 người trên tổng số 386 người
cho nên tỉ lệ % số sinh viên ảnh hưởng bởi tôn giáo là không đáng kể.
3.2.1.2. Những nguyên nhân chủ quan
Bảng 3.24: Nguyên nhân chủ quan QHTDTHN
STT Các nguyên nhân Tần số Tỉ lệ (%)
1 Hiểu biết của bản thân tôi về tình dục 220 59.8
Chưa lường trước được hậu quả của việc
2 238 64.7
QHTDTHN
3 Những người dễ bị cám dỗ, cả nể 211 57.3
4 Thiếu tôn trọng bản thân mình 185 50.3
Tha hóa về đạo đức (luôn muốn chinh
5 186 50.5
phục người tình)
6 Mất ý thức về giá trị bản thân 171 46.5
Vì muốn thể hiện bản thân với người mình
7 170 46.2
yêu
8 Đã QHTD nhiều lần nhưng chưa kết hôn 132 35.9
9 Vì muốn trả thù người yêu 122 33.2
10 Vì muốn trả thù người thân 91 24.7
11 Do tò mò thử nghiệm cảm giác 120 32.6
Tha hóa về đạo đức (luôn muốn chinh 186 50.5
12
phục người tình)
a. Chƣa lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của việc QHTDTHN
Đây là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về
QHTDTHN. Nguyên nhân do chưa lường trước được hậu quả của việc QHTDTHN
chiếm tỉ lệ là 64.7%. Số lượng sinh viên hiểu biết về các biện pháp tránh thai, những
hậu quả mà QHTDTHN mang lại không phải là nhiều cho nên điều đó cũng ảnh

85
hưởng đến nhận thức của họ đối với QHTDTHN. Do những hiểu biết còn hạn chế
mà có nhiều sinh viên đã có hành vi QHTDTHN và phải gánh chịu hậu quả. Vì vậy,
có thể nhận thấy việc sinh viên chưa lường trước được hậu quả mà QHTDTHN
mang lại sẽ quy định việc sinh viên nhận thức nên hay không nên QHTDTHN.
b. Hiểu biết của bản thân tôi về tình dục
Hiểu biết của bản thân về tình dục (59.8%) là nguyên nhân tiếp theo tác động
đến QHTDTHN. Những hiểu biết về sức khỏe sinh sản, tình dục là cơ sở cho thái độ
và hành vi của một người. Với số liệu này cho thấy việc sinh viên đánh giá bản thân
có những hiểu biết, kiến thức rất tốt, đầy đủ về tình dục và nó ảnh hưởng đến nhận
thức của họ đối với QHTDTHN.
Khi được hỏi bạn đánh giá như thế nào về kiến thức sức khỏe sinh sản của
mình thì có 13.9 % tỉ lệ sinh viên cho rằng họ có kiến thức đầy đủ, 49.2 % tỉ lệ sinh
viên cho rằng học có kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ, 31.3 % tỉ lệ sinh viên cho
rằng có ít kiến thức về vấn đề này, chưa có kiến thức về vấn đề này là 8.2 %. Như
vậy, số người có hiểu biết đầy đủ chiếm tỉ lệ thấp hơn những người có kiến thức khá
nhưng chưa đầu đủ và có ít kiến thức về vấn đề này. Điều đó nói lên rằng sinh viên
tự đánh giá cao những hiểu biết của họ về sức khỏe sinh sản. Có những sinh viên
chưa có một chút kiến thức nào về sức khỏe sinh sản, tình dục.
Qua đó có thể thấy nguyên nhân chủ quan là hiểu biết của bản thân về tình
dục ảnh hưởng lớn tới nhận thức của họ về QHTDTHN. Với nhiều lý do được đưa
ra sinh viên có thể chấp nhận QHTDTHN, nhiều khi cũng là sự biện bạch.
c. Những ngƣời dễ bị cám dỗ, cả nể
Nguyên nhân chủ quan đó “là những người dễ bị cám dỗ, cả nể” chiếm tỉ lệ
57.3 %. Những người sống không có lập trường, quan điểm, chính kiến thường sẽ bị
lôi kéo, rủ rê theo mục đích của người khác. Khi đưa ra nguyên nhân này sinh viên
cũng đã có sự lựa chọn và họ giải thích rằng việc sinh viên sống tập thể nên chịu ảnh
hưởng nhiều từ bạn bè. Việc bị lôi kéo hay thu hút bởi những người xung quanh xảy
ra cũng là điều hợp lý. Điều đó ảnh hưởng đến nhận thức của họ đối với
QHTDTHN. Trước lời nói hay sự thuyết phục của bạn bè, những người xung quanh
họ có thể thay đổi nhận thức, thái độ của mình với vấn đề đó và có thể có thái độ
chấp nhận QHTDTHN một cách dễ dàng.

86
d. Thiếu trách nhiệm trƣớc tƣơng lai của ngƣời khác
Nguyên nhân tiếp theo tác động đến nhận thức của sinh viên đối với
QHTDTHN đó là “thiếu trách nhiệm trước tương lai của người khác” (51.1 %). Đây
cũng là một tỉ lệ ở mức tương đối. Việc một cá nhân có trách nhiệm với chính tương
lai của mình và của người khác cũng sẽ quy định nhận thức, thái độ, hành vi của họ
đối với QHTDTHN. Nếu những người sống luôn có trách nhiệm sẽ cân nhắc việc có
nên QHTDTHN hay không. Nhiều người chỉ vì thỏa mãn sự tò mò của bản thân, hay
những lời thách đố của bạn bè mà bỏ qua nguyện vọng của người khác buộc họ có
hành vi QHTDTHN.
Như vậy, có thể thấy “thiếu trách nhiệm trước tương lai của người khác”
cũng là một trong những nguyên nhân xuất phát từ chủ quan của con người tác động
đến nhận thức QHTDTHN của sinh viên.
e. Tha hóa về đạo đức (luôn muốn chinh phục ngƣời tình)
Nguyên nhân do “tha hóa về đạo đức” chiếm tỉ lệ 50.5 %. Có những người
khi yêu luôn muốn chinh phục người tình thể hiện bằng việc yêu và đã QHTDTHN
với bao nhiêu người. Có người lấy đó như chiến tích, sự lập công để khoe với bạn
bè. Đây thực sự là một suy nghĩ, nhận thức lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời
sống của sinh viên. Từ nhận thức như vậy dẫn đến những tình trạng như yêu đểu,
yêu gấp gáp, khi yêu là phải QHTDTHN. Nếu người yêu không đồng ý có thể bị
cưỡng hiếp, ép buộc. Điều đó thực sự đáng bị phê phán và buộc chúng ta phải có
những cách nhìn đúng đắn về QHTDTHN.
Việc tuyên truyền, giáo dục về QHTDTHN đối với sinh viên không phải dễ
dàng cũng như sự tiếp thu những luồng quan điểm sai lầm, lệch lạc không phải
chúng ta luôn kiểm soát được. Sự biến chất, tha hóa về đạo đức của một bộ phận
sinh viên ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của sinh viên về QHTDTHN.
f. Thiếu tôn trọng bản thân mình
Những người sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng dễ dàng
chấp nhận mọi chuyện, dễ buông xuôi. Họ thường không cố gắng trong cuộc sống.
Khi không tôn trọng bản thân mình thì cũng khó để tôn trọng được người khác. Việc
sinh viên sống quá thoải mái, quá tự do, dễ dãi với chính mình cũng ảnh hưởng đến
cả những người khác. Bởi con người luôn sống trong một tập thể có sự ảnh hưởng

87
qua lại lẫn nhau. Nếu như bản thân mỗi người không vững vàng thì rất dễ bị lôi kéo
vào lối sống của những người xung quanh.
Có thể thấy, nguyên nhân do “thiếu tôn trọng bản thân mình” cũng ảnh
hưởng, tác động đến nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN.
g. Những nguyên nhân chủ quan khác
Mất ý thức về giá trị bản thân
Nguyên nhân “mất ý thức về giá trị bản thân” chiếm tỉ lệ 46.5 %. Những
người mất ý thức về giá trị bản thân tức là họ không nhận thức được giá trị đích thực
của bản thân mình. Là những người đánh giá quá cao hoặc quá thấp bản thân mình.
Thậm chí có người cho rằng họ không có giá trị nào trong cuộc sống hay với những
người khác. Điều đó ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ, cách sống của họ.
Nhiều người tự cho mình là vô tích sự, không đáng để được người khác quan
tâm, không có giá trị gì trong cuộc sống nên họ sống thờ ơ với tất cả và tìm niềm vui
trong những thú vui tiêu khiển khác. Những người biết được giá trị bản thân mình,
mục tiêu sống của cuộc đời họ sẽ biết phải suy nghĩ và hành động như thế nào. Còn
những người sống không nhận thức được giá trị của bản thân mình thì cũng không
đánh giá đúng được những người xung quanh.
Vì muốn thể hiện bản thân với ngƣời mình yêu
Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ 46.2% sau nguyên nhân “mất ý thức về giá trị
bản thân”. Nhiều người khi yêu luôn muốn người yêu thể hiện tình yêu bằng cách
đồng ý QHTDTHN. Nếu người yêu không đồng ý sẽ bị đánh giá là không dành trọn
tình yêu cho đối phương. Vì muốn thể hiện tình yêu của bản thân mình với người
mình yêu nhiều sinh viên chấp nhận QHTDTHN mặc dù nhiều khi không hề muốn.
Khi được hỏi có một số bạn nữ nói rằng sợ bạn trai hiểu lầm bạn nữ không còn yêu,
các bạn nam thì đều muốn chứng tỏ tình yêu với các bạn nữ.
Thể hiện bản thân ở đây có thể là muốn thể hiện sức khỏe thể chất, sức khỏe
tình dục, tình yêu thậm chí là thể hiện bản lĩnh của mình. Mỗi người luôn tìm một
lĩnh vực nào đó để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống. Có người tìm kiếm
niềm vui, sự giải tỏa của bản thân trong những trò chơi, hoạt động thể thao có người
giải tỏa bằng tình dục. Việc cá nhân một người tìm đến tình dục để thể hiện bản thân
mình cũng là một điều hợp lý. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc QHTDTHN
của sinh viên.

88
Đã QHTD nhiều lần nhƣng chƣa kết hôn
Do sự du nhập của lối sống hiện đại nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ,
quan điểm, nhận thức cũng như cách sống của các bạn trẻ hiện nay. Việc
QHTDTHN đã trở nên ngày càng phổ biến. Nếu trong xã hội cũ việc QHTDTHN
không thể chấp nhận được cho nên đến khi kết hôn mới có chuyện QHTD thì ngày
nay đã có sự thay đổi. Nhiều người đến khi kết hôn đã trải qua chuyện QHTD với
những người khác mà không phải là chồng hay vợ.
“Đã QHTD nhiều lần nhưng chưa kết hôn” cũng trở thành nguyên nhân tác
động đến việc QHTDTHN. Nhiều người nghĩ đã từng QHTD rồi thì cũng không sao
nên họ chấp nhận QHTDTHN.
Vì muốn trả thù ngƣời yêu
Những người khi yêu nhau đều mong muốn được đối phương đền đáp lại tình
cảm. Có những người yêu nhau một thời gian rồi chia tay nhau cũng có những người
đến được với nhau. Có người chia tay nhau nhẹ nhàng và vui vẻ khi đối phương tìm
được hạnh phúc mới nhưng cũng có những người mang ý nghĩ bị phản bội nên
muốn trả thù người yêu. Một số người sau khi bị người yêu chia tay thay đổi lối
sống, suy nghĩ. Họ sống thoải mái, buông thả hơn. Nhiều người sẵn sàng yêu hết
người này đến người khác, QHTD cũng thoáng hơn chỉ vì muốn thể hiện cho người
yêu biết, muốn trả thù. Có người dùng thủ đoạn, biện pháp này đến biện pháp khác
để chiếm đoạt được người yêu. Trả thù người yêu là nguyên nhân chủ quan ảnh
hưởng đến nhận thức của họ đối với QHTDTHN.
Do tò mò thử nghiệm cảm giác
Qua phân tích chúng ta nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân tác động đến
nhận thức của sinh viên về QHTDTHN bao gồm những nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân này ảnh hưởng ở mức độ khác nhau
nói lên sự tiếp xúc cũng như chịu ảnh hưởng từ những nguyên nhân đối với sinh
viên. Nguyên nhân “do tò mò thử nghiệm cảm giác” chiếm tỉ lệ 32.6%. Đây là một tỉ
lệ thấp. Nhu cầu biết thêm những cái mới, khám phá bản thân cũng là điều hoàn toàn
phù hợp với các bạn trẻ nhưng việc QHTDTHN để thỏa mãn tính tò mò của mình thì
cũng cần phải xem xét. Nhiều người để thỏa mãn tính tò mò, hiếu thắng của bản
thân mà sẵn sàng làm mọi việc là không nên. Qua nghiên cứu này chúng tôi cũng
nhận thấy việc sinh viên “do tò mò thử nghiệm cảm giác” mà tác động đến nhận
thức về QHTDTHN là một điều cũng cần lưu tâm, xem xét.

89
Vì muốn trả thù ngƣời thân
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan tác động đến nhận thức của
sinh viên đối với QHTDTHN. Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ thấp 24.7 %. Vì những lý
do này hay lý do khác mà một số người có thái độ không tán thành với những việc làm
của người thân. Có người vì bố mẹ, người thân có lối sống không lành mạnh, ly
hôn…mà ảnh hưởng đến suy nghĩ của sinh viên. Từ đó, dẫn đến việc họ không chấp
nhận được lối sống đó. Cũng có những người lại học theo hay muốn trả thù việc làm
của người thân mà có những hành vi không được tán thành. Việc trả thù người thân
cũng trở thành nguyên nhân tác động đến nhận thức của họ đối với QHTDTHN.
3.2.2. Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN
Chúng tôi đưa ra 11 hậu quả với 4 mức độ tương ứng để sinh viên lựa chọn.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.25: Nhận thức của sinh viên về hậu quả QHTDTHN
Các mức độ
Xếp
Nội dung Thƣờng Thi Chƣa ĐTB
Hiếm khi hạng
xuyên thoảng bao giờ
1. Xa lánh bạn bè,
18.2 38.0 26.4 17.4 2.57 9
người thân
2. Trầm lặng 15.5 47.6 25.5 11.4 2.67 6
3. Đau khổ 18.2 38.3 31.9 12.5 2.62 8
4. Ý nghĩ bị phản bội 22.6 34.5 26.6 16.3 2.63 7
5. Sợ hãi cho hạnh
phúc gia đình sau 21.5 40.2 24.2 14.1 2.69 5
này
6. Ghê tởm bản thân
22.6 33.7 32.1 11.7 2.67 6
mình
7. Căng thẳng 27.4 43.5 19.8 9.2 2.89 4
8. Bị tổn thương 28.5 41.8 21.5 8.2 2.91 3
9. Tội lỗi 30.4 41.0 20.7 7.9 2.94 2
10. Sợ bị người khác
32.6 38.3 19.3 9.8 2.94 2
ghét bỏ
11. Sợ bị bỏ rơi 41.6 34.2 14.9 9.2 3.08 1

90
Qua bảng số liệu 3.25 chúng ta nhận thấy rằng những hậu quả mà
QHTDTHN để lại rất nhiều. Trong đó, hậu quả “sợ bị bỏ rơi” đứng thứ nhất, sau đó
đến “sợ bị người khác ghét bỏ” và “tội lỗi”. Những hậu quả khác cũng ảnh hưởng
đến cuộc sống, tâm lý của sinh viên như cảm giác “bị tổn thương”, “căng thẳng”.
Khi có QHTDTHN sinh viên sẽ luôn rơi vào tâm trạng như vậy.
Sinh viên L.N.D chia sẻ :
“Quan hệ tình dục trước hôn nhân khiến chúng em cảm thấy vui vẻ, hào
hứng thể hiện tình cảm với nhau nhưng đôi khi bạn bè bàn về vấn đề này em cũng
cảm thấy có chút xấu hổ. Những khi T nói lỡ lời gì đó cũng làm em thấy tổn
thương.”
Họ sẽ cảm thấy bản thân mình đã làm những việc đáng bị phê phán nên
tâm lý không được thoải mái. Sự cô đơn, trầm lặng, đau khổ cũng là những cảm
xúc luôn xuất hiện trong cuộc sống của họ. Nhưng chính điều này cũng ảnh
hưởng, chi phối đến việc sinh viên có nên tiếp tục duy trì tình yêu hay không.
Nhiều bạn sinh viên khi có QHTDTHN đến lúc nhận ra không còn tình yêu với
người đó nhưng vì đã có QHTDTHN nên các bạn vẫn chung sống hay có quan hệ
với bạn tình. Nhiều bạn bị người yêu đối xử rất tàn nhẫn nhưng vẫn cố gắng chịu
đựng bạn tình. Đó là những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống,
suy nghĩ và tương lai của các bạn sinh viên.
Sinh viên N.T.M (ca 1) đã chia sẻ cảm xúc của mình với chúng tôi sau khi
có QHTDTHN với người yêu:
“Những ngày sau đó thật là tồi tệ đối với em, em luôn cảm thấy xấu hổ, tội
lỗi vì đã đánh mất đời con gái. Em trở nên trầm tư, không muốn nói chuyện với
ai. Đến lớp, em buồn rầu, lặng lẽ chứ không sôi nổi như trước. Đối với L, em chỉ
thấy tức giận, coi thường, em từ chối gặp mỗi khi L gọi điện hay nhắn tin. L nói
em không phải lo chuyện đánh mất đời con gái, L làm ra chuyện đó sẽ có trách
nhiệm với em”.
Sinh viên N.T.G (ca 3) cũng chia sẻ về cuộc sống của mình :
“Cuộc sống của em có nhiều thay đổi từ ngày chúng em “góp gạo thổi
cơm chung”. Em đảm đương mọi việc như một người vợ từ cơm nước, giặt giũ

91
quần áo còn N ngoài học thì chỉ biết giải trí bằng điện tử. Có những lúc chúng
em giận nhau, to tiếng với nhau N không tiếc lời sỉ nhục em. Không những thế em
còn phải đáp ứng nhu cầu tình dục của N. Có lần, em từ chối liền bị N đánh và
còn nói sẽ chia tay em. Tâm trạng của em rất tồi tệ, em luôn luôn phải cố gắng
để làm N vui lòng vì em sợ N sẽ bỏ em. Từ một người con gái hiền lành, có nghị
lực trong cuộc sống em trở thành người luôn cảm thấy mình vô dụng, thất bại
trong cuộc sống và ngay với người em yêu”.
Hậu quả thứ năm mà QHTDTHN gây ra đó là “sợ hãi cho hạnh phúc gia
đình sau này”. Sinh viên đã nhận thức được hậu quả của QHTDTHN không chỉ
ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà còn là tương lai. Ý nghĩ QHTDTHN rồi sẽ
phải lấy người mình không còn yêu, thậm chí ghét bỏ. Những hậu quả khác như
“ghê tởm bản thân mình”, “trầm lặng”, “đau khổ”, “xa lánh bạn bè, người thân”.
Như vậy, những hậu quả “sợ bị bỏ rơi”, “sợ bị người khác ghét bỏ”, “bị
tổn thương”, “căng thẳng” là những hậu quả mà sinh viên cho rằng thường gặp
khi có QHTDTHN. Những hậu quả này là phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý của
sinh viên.
3.3. Cảm xúc và thái độ của sinh viên về QHTDTHN
Khi tìm hiểu “nhận thức của sinh viên về QHTDTHN” chúng tôi cũng đi
vào tìm hiểu mặt cảm xúc và thái độ của sinh viên đối với QHTDTH. Nhận thức,
thái độ cảm xúc có mối quan hệ với nhau. Đó là sự thống nhất bởi một người có
nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc chưa chắc thái độ của họ cũng thống nhất với
nhận thức. Ngược lại, một người có thái độ tốt thì có nhận thức đúng đắn hay
không? Chính vì mối quan hệ này nên chúng tôi đã đưa vào những câu hỏi để
kiểm tra về mặt cảm xúc và thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN
3.3.1. Cảm xúc sau khi QHTDTHN
Với câu hỏi được đưa ra là “xin bạn cho biết QHTDTHN tạo ra những cảm
xúc gì?” để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau đây:

92
Bảng 3.26: Những cảm xúc của QHTDTHN theo đánh giá của sinh viên
STT Các cảm xúc Tần số Tỉ lệ (%)
1 Khó chịu 69 18.8
2 Cáu gắt 52 14.1
3 Phấn khởi 72 19.6
4 Mất bình tĩnh 110 29.9
5 Xấu hổ 202 54.9
6 Tội lỗi 209 56.8
7 Hào hứng 77 20.9
8 Đau đớn 95 25.8
9 Thương tổn 132 35.9
10 Buồn rầu 108 29.3
11 Nhức đầu với những chuyện vặt vãnh 102 27.7
Những cảm xúc của QHTDTH theo đánh giá của sinh viên rất đa dạng. Trong
số 11 cảm xúc được đưa ra thì cảm xúc “tội lỗi” (56.8%) được sinh viên cho rằng là
phổ biến và hay gặp nhất. Họ lý giải rằng việc QHTDTHN khiến bản thân cảm thấy
tội lỗi mặc dù đó là QHTDTHN một cách tự nguyện hay bị ép buộc. Việc một người
con gái chưa lấy chồng đã QHTD là điều cảm thấy tội lỗi và khó tha thứ cho chính
bản thân mình. QHTDTHN là vi phạm vào điều cấm kỵ, đi ngược lại những giá trị
đạo đức truyền thống. Một số sinh viên còn đưa ra ý kiến khác là QHTDTHN cảm
thấy tội lỗi vì sợ ai đó phát hiện ra sẽ không chấp nhận bản thân họ.
Đi liền với cảm xúc “tội lỗi” đó là sự “xấu hổ (54.9 %). Họ không chỉ xấu hổ
với những người xung quanh mà còn với chính bản thân mình. Xấu hổ vì không giữ
được trinh tiết của người con gái, sợ bị đánh giá là sống dễ dãi, buông thả. Do sinh
viên nhận thức được về chuẩn mực xã hội nên cảm thấy hành vi QHTDTHN là xấu
hổ và tội lỗi. Đây là hai cảm xúc điển hình nhất sau khi QHTDTHN.
35.9% tỉ lệ sinh viên cho rằng QHTDTHN đem lại cho con người cảm xúc
“thương tổn”. Sự thương tổn ở đây được họ lý giải là cảm thấy người yêu sẽ
không trân trọng họ nữa, giá trị bản thân bị hạ thấp, cảm giác bị bỏ rơi, sự tủi
thân cũng luôn đi kèm. QHTDTHN khiến họ lo lắng, có những thay đổi về mặt
tâm lý, hay xúc động.

93
Những cảm xúc như “mất bình tĩnh” (29.9%), “buồn rầu” (29.3%), “nhức đầu
với những chuyện vặt vãnh” (27.7%), “đau đớn” (25.8%) chiếm tỉ lệ tương đương
nhau. Đây cũng là những cảm xúc mà những người QHTDTH thường hay gặp phải.
Một số sinh viên nói rằng việc QHTDTHN là một sự mất mát, mặc dù đó là sự tự
nguyện. Đôi khi cũng tạo ra sự hụt hẫng cho con người. Lý giải cho sự hụt hẫng đó
là thái độ đối xử của người yêu đối với họ trước và sau khi có QHTDTHN. Thêm
vào đó là những dằn vặt của bản thân mình, những lo lắng khác. Một số sinh viên
khác còn chia sẻ với chúng tôi rằng, họ cảm thấy coi thường, khinh ghét chính bản
thân mình, muốn chia tay người yêu, muốn sống khép kín.
Cảm xúc “hào hứng” (20.9%), “phấn khởi” (19.6%) chiếm tỉ lệ tương đối
thấp. Đây là hai cảm xúc dương tính mà QHTDTHN tạo ra. Qua sự đánh giá của
sinh viên thì cảm xúc dương tính mà QHTDTHN mang lại không cao. Điều đó cho
thấy, đối với QHTDTHN thì cảm xúc âm tính chiếm tỉ lệ cao hơn cảm xúc dương
tính. Hậu quả mà QHTDTHN mang lại cho con người là rất lớn, nó không chỉ là
việc mang thai ngoài ý muốn, những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, việc học
tập, công việc bỏ bê mà còn là những thay đổi, những tổn thương và chấn động về
mặt tâm lý. Việc sinh viên nhận thức ra hậu quả quả QHTDTHN và có thái độ phê
phán, không chấp nhận, tán thành QHTDTHN là một điều họ nên làm.
Các cảm xúc chiếm tỉ lệ thấp nhất đó là “khó chịu” (18.8%), “cáu gắt”
(14.1%). QHTDTHN tạo ra rất nhiều cảm xúc khác nhau, có sự “mất bình tĩnh” thì
cũng sẽ gây ra sự “cáu gắt”, “sự khó chịu”. Sinh viên giải thích rằng QHTDTHN tạo
ra những cảm xúc hỗn độn nhau. Bản thân họ cảm thấy là người đáng bị khinh rẻ,
chán ghét chính mình, giận hờn vô cớ, cáu gắt với những người xung quanh. Nhiều
khi hay khóc, tủi thân, cảm thấy cuộc sống buồn tẻ.
Những cảm xúc mà QHTDTHN tạo ra đa dạng, có thể là những cảm xúc âm
tính, có thể là cảm xúc dương tính, có thể là tiêu cực và tích cực. Trong đó, cảm xúc
âm tính, tiêu cực nhiều hơn cảm xúc dương tính, tích cực. Như vậy, có thể thấy
QHTDTHN mang lại cho sinh viên những hậu quả tiêu cực nhiều hơn tích cực. Việc
sinh viên nhận thức đúng bản chất của QHTDTHN cũng như hậu quả mà nó mang
lại để từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn là rất cần thiết với cuộc sống của họ.

94
3.3.2. Thái độ của sinh viên đối với bạn bè và ngƣời yêu có QHTDTHN
Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tôi cũng đi vào
tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN cụ thể là tìm hiểu thái độ của họ
đối với bạn bè và người yêu có QHTDTHN.
3.3.2.1. Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN
Việc những người bạn có QHTDTHN được sinh viên nhận thức và biểu hiện
ra bằng thái độ của mình ở việc tán thành hay không tán thành. Câu hỏi được đưa ra
là “bạn thấy thế nào khi biết những người bạn của mình có QHTDTHN” với năm
phương án trả lời: “rất không đồng ý”; “không đồng ý”; “không đồng ý lắm”; “thấy
đó là chuyện bình thường trong xã hội bây giờ”; “hoàn toàn là chuyện bình thường”
để sinh viên trả lời. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4: Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN

Rất không đồng ý

16
8 18 Không đồng ý

31 27 Không đồng ý lắm

Thấy đó là chuyện bình


thƣờng trong xã hội bây giờ
Hoàn toàn là chuyện bình
thƣờng

Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy rằng tỉ lệ sinh viên có thái độ không đồng ý
chuyện QHTDTHN của bạn bè cao hơn so với tỉ lệ đồng ý. Tỉ lệ sinh viên có thái độ
“rất không đồng ý” và “không đồng ý” chiếm 45.0 %. Mức độ này nói lên việc sinh
viên hoàn toàn không tán thành QHTDTHN của bạn bè. Những sinh viên này cho
rằng việc QHTDTHN là không thể chấp nhận được, đáng bị phê phán. Trong quá
trình điều tra chúng tôi cũng thu được những ý kiến nói rằng họ cảm thấy coi thường
những người đã QHTDTHN. Họ cho đó là những người sống dễ dãi với bản thân
mình, có lối sống buông thả, không tôn trọng giá trị bản thân mình và người khác.
Một số bạn sinh viên còn nói sau khi biết bạn mình đã QHTD trở nên xa lánh người
bạn đó. Như thế cho thấy, sinh viên có thái độ không thể chấp nhận QHTDTHN của
bạn bè mình.

95
Có 31.0 % tỉ lệ sinh viên “không đồng ý lắm” với chuyện QHTDTHN của
bạn bè. Mức độ “không đồng ý lắm” nghĩa là sinh viên không hoàn toàn đồng ý
chuyện QHTDTHN của bạn bè nhưng cũng không hoàn toàn phản đối. Mức độ này
sinh viên có phần lưỡng lự, có thể chấp nhận được và cũng có thể không chấp nhận.
Những sinh viên có thái độ lưỡng lự như vậy cũng không biết chính xác bản thân
mình ủng hộ hay phê phán chuyện QHTDTHN. Có một số bạn sinh viên chia sẻ
rằng có lúc họ cảm thấy chuyện QHTDTHN cũng là bình thường, chấp nhận được
nhưng cũng có lúc lại thấy chuyện đó đáng bị phê phán, lên án trong xã hội. Điều đó
cho thấy trong suy nghĩ của các bạn sinh viên cũng chưa có được sự nhất quán,
thống nhất quan điểm.
Sinh viên Đ.T.N.L (ca 4) bộc lộ suy nghĩ của bản thân:
“Bạn bè em nhiều người cũng có quan hệ tình dục khi yêu và em thấy
chuyện đó không sao cả. Khi yêu, nếu hai người tự nguyện, muốn dành cho
nhau những phút giây hạnh phúc thì chuyện đó càng làm tình yêu thêm bền
chặt. Giới trẻ bây giờ hiểu biết nhiều về chuyện này nên có quan hệ tình dục
cũng không có gì phải lo lắng.”
“Em thấy, khi yêu chuyện đó xảy ra cũng là một điều bình thường. Xã hội bây
giờ ai cũng vậy, thế hệ trẻ nếu yêu nhau thì cũng hết lòng kể cả chuyện đó. Điều
quan trọng là hai người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hòa hợp với nhau trong cuộc
sống.”(Sinh viên T.V.Q, ca 5)
“Em nghĩ rằng“đã yêu nhau thì chuyện đó xảy ra là lẽ thường tình quan
trọng gì cưới hay chưa cưới, ở với nhau sao tránh khỏi chuyện đó”. Bây giờ, sinh
viên ở trọ với nhau càng ngày càng nhiều, xã hội cũng chấp nhận chuyện này dễ
dàng hơn, không còn khắt khe như trước.”(sinh viên L.T.T, ca 6)
16.0 % tỉ lệ sinh viên cho rằng chuyện QHTDTHN là “chuyện bình thường
trong xã hội bây giờ”. Nghĩa là sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của bạn
bè mình. Những người này cho rằng QHTDTHN là một hiện tượng tất yếu của xã
hội, do sự phát triển của xã hội, sự du nhập của lối sống phương Tây. Việc
QHTDTHN cũng diễn ra theo vòng quay đó mà khó gạt bỏ ra ngoài xã hội. Có một
số sinh viên cho rằng việc bạn bè hay những người xung quanh có hành vi
QHTDTHN hay không bản thân họ cũng không quan tâm, cho đó là chuyện bình

96
thường nhưng họ sẽ không chấp nhận nếu chuyện đó xảy ra với bản thân họ. Họ
nhận thức được hậu quả của QHTDTHN nhưng hậu quả ấy không ảnh hưởng gì đến
bản thân mình. Một số sinh viên nói rằng việc họ phản đối hay tán thành
QHTDTHN của bạn bè cũng không quan trọng vì bản thân họ có phản đối thì bạn bè
cũng vẫn có QHTDTHN.
“Em thấy chuyện quan hệ tình dục khi yêu nhau là chấp nhận được. Nếu yêu
nhau, có trách nhiệm với nhau thì chuyện đó xảy ra là một điều đương nhiên. Khi
yêu ai cũng muốn làm người yêu mình hạnh phúc. Hơn nữa, xã hội bây giờ cũng rất
thoáng với chuyện quan hệ tình dục của giới trẻ. Việc quan hệ tình dục trước hôn
nhân cũng dễ dàng được chấp nhận hơn.” (sinh viên P.T.D, ca 8)
Số sinh viên cho rằng QHTDTHN “hoàn toàn là chuyện bình thường” chiếm
tỉ lệ nhỏ. Những người này có thái độ hoàn toàn đồng ý, chấp nhận QHTDTHN của
bạn bè.
“Em nghĩ chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là một điều bình thường, có
thể chấp nhận được trong xã hội bây giờ. Bạn bè em cũng có người đã quan hệ tình
dục, có người cũng sống cùng người yêu và em thấy điều đó không sao nếu hai người
yêu nhau và có trách nhiệm với nhau. Em và T cũng đã vượt quá giới hạn cho phép
nhưng chúng em đều cảm thấy hạnh phúc khi trao và nhận.”(Sinh viên L.N.D, ca 10)
Qua câu hỏi này chúng ta nhận thấy rằng có những sinh viên có thái độ phê
phán, không đồng ý với chuyện bạn bè có QHTDTHN nhưng cũng có những bạn
sinh viên đồng ý chuyện QHTDTHN. Thậm chí hoàn toàn đồng ý, chấp nhận bạn bè
có QHTDTHN. Số sinh viên không tán thành bạn bè có QHTDTHN ở nữ cao hơn
nam. Các bạn nữ giải thích rằng xã hội Việt Nam là một xã hội phương Đông cho
nên việc giữ gìn trinh tiết rất quan trọng. Nếu như trước khi cưới mà đã có QHTD
với người khác thì sẽ bị đánh giá về mặt đạo đức, bị cho là những người dễ dãi, hư
hỏng. Các bạn nam thì có quan điểm thoáng hơn, dễ chấp nhận QHTDTHN hơn các
bạn nữ. Việc các bạn có thái độ tán thành, đồng ý QHTDTHN của bạn bè vì lý do
này hay vì lý do khác, vì thấy chuyện đó là chuyện bình thường hay không quan
tâm, không ảnh hưởng đến bản thân mình cũng cho thấy thái độ thiếu tích cực của
họ. QHTDTHN không những là chuyện không thể chấp nhận được mà còn cần phải
lên án trong xã hội bây giờ.

97
3.3.2.2. Thái độ của sinh viên với ngƣời yêu có QHTDTHN với ngƣời khác
Ngoài việc tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN của bạn bè
chúng tôi còn tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với
người khác. Với câu hỏi được đưa ra là: “nếu người yêu của bạn trước khi kết hôn
với bạn đã từng có QHTD thì bạn nghĩ sao?” với 3 phương án trả lời được đưa ra
“có quyền, không sao hết”; “có thể chấp nhận”; “không chấp nhận” để sinh viên lựa
chọn. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác

Có quyền, không sao


12 hết
42

46
Có thể chấp nhận

Không chấp nhận

Trước câu hỏi hỏi về thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN của người yêu
trước khi kết hôn thì có 12.0 % tỉ lệ sinh viên cho rằng “có quyền, không sao hết”.
Nghĩa là họ chấp nhận được việc người yêu của họ khi kết hôn với họ đã QHTD với
một người khác. Có 46.0 % tỉ lệ sinh viên “có thể chấp nhận” người yêu đã từng
QHTDTHN. Như vậy, tỉ lệ những người đồng ý là 58.0 %. Những người này giải
thích rằng ai cũng có quá khứ, việc nhìn lại quá khứ không những cản trở con người
sống tốt ở hiện tại và tương lai thậm chí còn gây ra nhiều chuyện khác. Có người nói
rằng tùy theo hoàn cảnh có thể xem xét để chấp nhận hay không chấp nhận việc
người yêu đã từng có QHTDTHN. Trong tình yêu có sự bao dung, tha thứ nên nhiều
người nói rằng có thể chấp nhận việc người yêu đã từng có QHTDTHN.
Có một số bạn chia sẻ rằng nếu người yêu của mình không may bị cưỡng hiếp
hay bắt buộc phải QHTDTHN thì nên tha thứ và chấp nhận người yêu. Nhưng nếu là
người đã từng có lối sống buông thả, dễ dãi thì khó mà chấp nhận được. Có bạn sinh
viên thì nói tuy vẫn chấp nhận được nhưng vẫn cảm thấy buồn vì người yêu không
còn nguyên vẹn. Một số khác thì nói rằng xã hội hiện nay cũng đã thoáng hơn trong
chuyện QHTDTHN của giới trẻ nên việc chấp nhận chuyện QHTDTHN của người

98
yêu cũng không còn khắt khe như trước, chỉ cần hiện tại người yêu yêu mình, tin
tưởng và có mục đích cho cuộc sống tương lai. Một số bạn nói rằng có thể chấp
nhận được QHTDTHN của người yêu vì người đó đã thật lòng chia sẻ chuyện đã
xảy ra.
Qua đó cho thấy việc sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của người
yêu trước khi kết hôn được họ lý giải với rất nhiều lý do khác nhau. Những lý do ấy
khiến họ có thể tha thứ, chấp nhận người yêu và coi chuyện QHTDTHN như một tai
nạn xảy ra trong cuộc đời người yêu mà thôi. Đối với họ cuộc sống hiện tại, tương
lai mới là điều quan trọng.
Sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của người yêu trước kết hôn ở hai
mức độ khác nhau lên tới 58.0%, đây là một tỉ lệ khá cao. Số sinh viên chấp nhận
QHTDTHN của người yêu cao hơn so với những người không chấp nhận.
Tỉ lệ số sinh viên có thái độ “không chấp nhận” QHTDTHN của người yêu
trước khi kết hôn là 42.0 %. Đây cũng là một tỉ lệ tương đối, mặc dù thấp hơn so với
tỉ lệ đồng ý nhưng cũng nói lên rằng số lượng người không chấp nhận người yêu có
QHTDTHN không phải là ít. Một số bạn nam nói rằng không thể chấp nhận việc
người yêu có QHTDTHN vì không muốn lấy một người vợ không còn trinh tiết.
Một số khác nói sợ phải nghe những lời dèm pha, sợ bị chê cười vì lấy vợ hư hỏng.
Như vậy, số sinh viên chấp nhận người yêu trước khi kết hôn có QHTDTHN
cao hơn số sinh viên phản đối. Sự chấp nhận đó được lý giải bởi những nguyên nhân
khác nhau, bày tỏ được quan điểm của bản thân. Chúng tôi đưa ra câu hỏi giả định
như vậy để xem xét và đánh giá nhận thức cũng như thái độ của sinh viên đối với
QHTDTHN.

99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Về lý luận
1.1.1. Nhận thức là một vấn đề nghiên cứu của Tâm lý học. Đã từ lâu, các
nghiên cứu về nhận thức được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhận thức
cùng với thái độ, nhu cầu, động cơ…và các vấn đề khác đã trở thành một khối thống
nhất, nền tảng lý luận vững chắc của khoa học nói chung và Tâm lý học nói riêng.
1.1.2. Tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và
hành vi của một người. Tình dục là biểu hiện cảm xúc và cũng có thể là những hoạt
động sinh lý. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống. Tất cả
mọi người đều có ham muốn tình dục (trừ những người không có khả năng sinh lý).
Giới trẻ khám phá bản năng sinh dục của mình như một quá trình tự nhiên khi đạt
được sự trưởng thành về tình dục.
- Tình dục không phải là cái gì đó xấu xa hay mang ý nghĩa tiêu cực như một
số người thường nghĩ và gán cho nó. Nhận thức về tình dục, thái độ đối với nó và
việc thực hiện hành vi như thế nào phụ thuộc vào ý thức của từng người. Tình dục
lành mạnh, mang ý nghĩa tích cực khi bản thân con người có những suy nghĩ tích
cực về nó.
- QHTDTHN là việc thực hiện hành vi QHTD thực sự của cá nhân trước khi
họ kết hôn.
- QHTDTHN được xem là một hiện tượng khá phổ biến của xã hội trong
những năm gần đây do sự ảnh hưởng, tác động của lối sống phương Tây, sự nhận
thức sai lầm, lệch lạc của giới trẻ. Những nhận thức, thái độ đã chi phối tới việc lựa
chọn hành vi QHTDTHN. Trước đây, việc kết hôn đảm bảo cho con người trở thành
vợ chồng thì khi đó mới có hành vi QHTD nhưng hiện nay quan niệm này đã bị một
bộ phận giới trẻ thay thế bởi quan niệm khi yêu nhau thậm chí không cần yêu nhau
cũng có QHTD. Hiện tượng QHTDTHN thực sự là một vấn đề cần được quan tâm,
xem xét và có những biện pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm túc để nâng cao nhận
thức cho mọi người.
1.1.3. Nhận thức đối với QHTDTHN được hiểu “là một hiện tượng tâm lý
phản ánh mối quan hệ chủ quan của cá nhân đối với tất cả những cảm xúc và hành vi

100
giới tính của một người trong giai đoạn họ đã trưởng thành về mặt tính dục nhưng
chưa có sự thừa nhận mang tính hợp pháp của quan hệ vợ chồng. Nó thể hiện ra ở
quá trình nhìn nhận, thể hiện sự hiểu biết về những hành vi của bản thân mình, của
những người xung quanh có liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân”.
Nhận thức về QHTDTHN phản ánh sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề này
cũng như ảnh hưởng tới thái độ, lựa chọn hành vi của sinh viên. Nó cũng phản ánh ý
thức xã hội của cá nhân, những hiểu biết liên quan đến tình dục, sức khỏe sinh sản,
các biện pháp phòng tránh cho bản thân và những người xung quanh.
1.2. Về kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN” tại
hai trường: ĐHKHXH & NV và ĐHKHTN với những kết quả thu được chúng tôi
đưa ra những kết luận sau đây:
- Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN là đúng đắn nhưng sinh viên còn
thiếu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến tình dục, sức khỏe sinh sản. Nhìn chung,
sinh viên đã nhận thức được những ảnh hưởng, tác động từ các nguồn, phương tiện
truyền thông đại chúng về vấn đề QHTDTHN. Đối với những hiểu biết, những kiến
thức về sức khỏe sinh sản, tình dục thì hầu hết sinh viên đều đánh giá là họ biết, biết
nhiều nhưng chưa đầy đủ hoặc còn ít. Thậm chí có những sinh viên không biết,
không có kiến thức, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến giới tính, sức khỏe sinh
sản, tình dục.
+ Những vấn đề khác như: sự nhận thức, tìm hiểu về các bệnh LTQĐTD,
HIV-AIDS thì nhìn chung sinh viên có tỉ lệ nhận thức đúng chưa cao, tỉ lệ đó mới
chỉ dừng lại ở mức độ trung bình hoặc thấp. Những hiểu biết sai lầm, lệch lạc còn
nhiều. Kiến thức mới chỉ dừng lại ở mức độ là hiểu nhỏ lẻ, các khía cạnh chứ chưa
có cái nhìn tổng quát, hiểu trên quy mô lớn, tổng thể.
+ Sinh viên có những nhận thức, hiểu biết sai lầm giữa tình yêu và QHTD.
Một bộ phận sinh viên cho rằng khi yêu thì phải có QHTD, nó là cơ sở đảm bảo tình
yêu. Từ đó, dẫn đến việc sinh viên có thái độ chấp nhận đối với QHTDTHN. Những
hiểu biết, nhận thức của sinh viên đối với các quan niệm đạo đức, truyền thống, xã
hội cũng còn nhiều hạn chế. Thể hiện sự hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí sai lệch.
Sinh viên cũng nhận thức được việc sử dụng các chất kích thích hay xem những nội

101
dung phim ảnh, sách báo khiêu dâm sẽ dẫn đến QHTDTHN. Cần nâng cao nhận
thức của sinh viên về vấn đề này hơn nữa để sinh viên có được nhận thức đầy đủ, tốt
hơn.
- Việc xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm cũng ảnh hưởng đến nhận thức,
thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN. Qua điều tra chúng tôi thấy số lượng sinh
viên chưa xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm cao hơn so với những sinh viên đã
xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm. Những sinh viên đã xem phim ảnh, sách báo
khiêu dâm có thái độ chấp nhận QHTDHN hơn là những người chưa xem phim ảnh,
sách báo khiêu dâm.
- Sinh viên đã đánh giá được mức độ hiểu biết của bản thân, của bạn bè về
những kiến thức tình dục, sức khỏe sinh sản. Hầu hết, sinh viên đều cho rằng bản
thân họ có hiểu biết về những vấn đề đó nhưng chưa đầy đủ. Một số khác thì cho
rằng bản thân họ có kiến thức đầy đủ trong khi đó một lượng nhỏ sinh viên đánh giá
bản thân họ chưa có kiến thức về vấn đề này. Như vậy, qua việc sinh viên tự đánh
giá về kiến thức tình dục, sức khỏe sinh sản của bản thân cũng như của bạn bè cũng
là cách họ nhìn nhận sự hiểu biết của mình, cần nâng cao kiến thức để có nhận thức
đúng đắn hơn.
- QHTDTHN là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội nhưng có nhiều sinh
viên vẫn không tỏ sự quan tâm đến vấn đề này hoặc quan tâm nhưng không biểu
hiện cụ thể. Nhiều sinh viên tỏ ra đồng tình với QHTDTHN và đưa ra những lý do
chấp nhận QHTDTHN. Trong nhiều trường hợp sinh viên chấp nhận QHTDTHN
như nếu đó là “tình dục an toàn”; “nếu người có QHTD là nam”; “nếu là những
người đã hứa hôn”…Việc sinh viên không tán thành với một vài quan niệm liên
quan đến đức hạnh, phẩm hạnh của nữ giới hay quan niệm dư luận xã hội cần lên án
hiện tượng QHTDTHN cho thấy sự hiểu biết chưa đúng, chưa đầy đủ của sinh viên.
Số sinh viên nhìn nhận tình dục như là một hiện tượng bình thường, tự nhiên của xã
hội chưa cao.
Việc sinh viên tán thành quan niệm QHTDTHN có thể chấp nhận đối với
nam và không thể chấp nhận đối với nữ thể hiện được tư tưởng phong kiến vẫn còn
ảnh hưởng đến thế hệ bây giờ. Vì những tư tưởng phong kiến đó mà nhiều khi người
nam tự cho mình nhiều quyền hơn người nữ, người nam được phép làm thế này thế

102
khác trong khi người nữ thì không. Sinh viên đồng ý đối với việc dư luận xã hội cần
lên án hiện tượng QHTDTHN cao hơn so với tỉ lệ % ở các quan niệm khác.
- Việc sinh viên có dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên nhiều
hơn những sinh viên không dùng. Những sinh viên không dùng biện pháp tránh thai
lý giải đó là do họ “không tính trước sẽ có QHTD” hoặc nghĩ rằng “bạn tình sẽ chú
ý đến việc này”. Có một số khác nói do “sợ các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến
sức khỏe”…
- Hoàn cảnh, địa điểm, mục đích, hậu quả của QHTDTHN cũng được sinh
viên nhận thức khá đầy đủ. Hoàn cảnh sinh viên có QHTDTHN cao nhất là “do
người yêu đòi hỏi”. Trong khi đó mục đích của QHTDTHN có tỉ lệ sinh viên lựa
chọn nhiều nhất là “thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người”. Địa điểm sinh viên
có hành vi QHTDTHN nhiều nhất đó là “nhà nghỉ, khách sạn”. Những hậu quả của
QHTDTHN liên quan về mặt thể chất cũng như những cảm xúc được sinh viên nhận
thức rõ ràng.
- Về mặt cảm xúc của QHTDTHN cũng được sinh viên nhận thức, đưa ra với
các tỉ lệ khác nhau. Những cảm xúc như: “tội lỗi”, “thương tổn”, “xấu hổ” là phổ
biến, hay gặp khi một người có hành vi QHTDTHN. Ngoài ra, có nhiều cảm xúc
khác của QHTDTHN cũng được sinh viên nhắc đến. Nhìn chung, những cảm xúc
của QHTDTHN thiên về tiêu cực, âm tính nhiều hơn là cảm xúc tích cực, dương tính
(hào hứng, phấn khởi).
- Sinh viên có thái độ khá cởi mở, thoáng với chuyện QHTDTHN của bạn bè
và người yêu trước khi cưới. Nhiều sinh viên tỏ ra tán đồng với chuyện QHTDTHN
của bạn bè, cho rằng chuyện đó là bình thường và chấp nhận được. Thậm chí có
những sinh viên còn cho rằng chuyện QHTDTHN ở người yêu là “có quyền, không
sao hết”. Qua đó, chúng ta nhận thấy so với thế hệ trước đây, sinh viên có quan điểm
khá thoáng, cởi mở. Điều đó cũng nói lên một thực tế, nhiều giá trị tốt đẹp của đạo
đức truyền thống đang dần mất đi và thay thế bởi quan niệm sai lầm, lệch lạc. Đối
với việc mang thai ngoài ý muốn khi QHTDTHN thì phần đông sinh viên lựa chọn
giải pháp là phá thai, trong đó có những sinh viên có ý kiến sẽ phá thai một cách dễ
dàng, những sinh viên khác cũng sẽ lựa chọn phá thai nhưng có đắn đo, lưỡng lự,
suy nghĩ.

103
- Nhận thức của sinh viên về những nguyên nhân không QHTDTHN được sinh
viên lý giải là do “muốn để giây phút tuyệt vời vào đêm tân hôn”, “vì nó hạ thấp phẩm
giá con người”, “sợ làm ô danh cha mẹ”…Điều đó cho thấy, việc sinh viên không
QHTDTHN được nhận thức rõ ràng do đâu. Những sinh viên này ý thức được việc bản
thân mình nên làm cũng như hiểu được tác hại, hậu quả của QHTDTHN. Từ đó, lựa
chọn thái độ và hành vi của bản thân mình liên quan đến QHTDTHN.
- Những nguyên nhân tác động đến QHTDTHN bao gồm những nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan. “Quan niệm đạo đức truyền thống”; “ảnh
hưởng từ cha mẹ”; “bạn bè”; “những người xung quanh”…đã giúp sinh viên nhận
thức được bản thân chịu ảnh hưởng từ những tác động, nguyên nhân nào. Nhìn
chung, sinh viên khá khách quan trong việc đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng,
tác động đến QHTDTHN. Có những nguyên nhân ảnh hưởng ở mức độ cao, sâu sắc,
chi phối hành vi của họ, có những nguyên nhân tác động không đáng kể.
- Qua nghiên cứu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tôi nhận thấy
sự biểu hiện về nhận thức, thái độ cảm xúc rất rõ ràng, cụ thể. Sinh viên đã bộc lộ
được những khía cạnh khác nhau liên quan đến QHTDTHN. Đó là nhận thức còn
hạn chế, sai lầm, lệch lạc, thái độ chưa đúng đắn, hành vi sai trái. Không có sự khác
biệt trong nhận thức về QHTDTHN ở hai giới nam, nữ. Tỉ lệ chênh lệch giữa nam
và nữ rất thấp. Tỉ lệ sinh viên nam QHTDTHN nhiều hơn sinh viên nữ. Sinh viên nữ
đồng ý với các quan niệm cao hơn sinh viên nam. Chúng ta cũng nhận thấy không
có sự khác biệt giữa sinh viên 4 năm học.
2. KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau đây:
- Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của sinh viên về QHTDTHN bằng cách
đưa các chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào giảng dạy ở nhà
trường. Bên cạnh đó, có các đợt kiểm tra kiến thức của sinh viên liên quan đến vấn
đề giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Tổ chức các cuộc thi, trò chơi nhằm tuyên truyền về kiến thức sức khỏe sinh
sản, tình dục. Cổ vũ, động viên, khích lệ các hoạt động tuyên truyền về sức khỏe
sinh sản hơn nữa để sinh viên không còn ngại ngùng, dè dặt trong việc bày tỏ những
kiến thức, hiểu biết của mình. Biến các hoạt động này thành sân chơi để các bạn sinh

104
viên mạnh dạn đưa ra những thắc mắc để được giải đáp nhằm nâng cao hơn nữa
nhận thức của sinh viên.
- Nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cần phải được đảm bảo, nên
đưa vào nhà trường càng sớm càng tốt, thiết thực và có chiều sâu. Để chương trình
giáo dục đó thực sự tác động và làm thay đổi nhận thức, thái độ cũng như hành vi
của họ đối với QHTDTHN.
- Nhà trường và các tổ chức đoàn thể cần ý thức đầy đủ về mục tiêu chung
của xã hội đối với vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Vận động xây dựng
lối sống văn minh, lành mạnh.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng như các tổ chức đoàn thể nên mạnh dạn tổ
chức các hoạt động ngoại khóa để sinh viên có dịp gặp gỡ, trao đổi với nhau về các
kiến thức liên quan đến tình dục, sức khỏe sinh sản. Những hoạt động này nhằm
hướng sinh viên đến việc nâng cao nhận thức của bản thân mình và có thái độ đúng
đắn, tích cực hơn. Việc nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên rất quan trọng.
Sinh viên có một đời sống tinh thần lành mạnh, khỏe mạnh mới có thể học tập, tiếp
thu kiến thức và trở thành thế hệ tương lai của đất nước.
- Mỗi nhà trường nên có những nhà giáo dục học đường để giải đáp những
thắc mắc của sinh viên khi họ có vấn đề. Thực tế, có nhiều sinh viên khi gặp khó
khăn, trở ngại về mặt tâm lý hay những vấn đề khác trong cuộc sống họ khó khăn
trong việc tìm một nơi an toàn để giải tỏa. Hoặc nhà trường nên có đường dây tư vấn
và hỗ trợ tâm lý để khi có vấn đề sinh viên có nơi chia sẻ. Những người làm công
tác này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức, sách báo, tài liệu liên quan đến tình dục,
sức khỏe sinh sản để họ có được nhận thức, hiểu biết tốt hơn về QHTDHN.
- Các bạn sinh viên nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến tình
dục, sức khỏe sinh sản để nâng cao hiểu biết của bản thân. Đó cũng là cách giúp
chính bản thân các bạn biết cách phòng tránh những nguy cơ xảy ra với bản thân
mình. Việc tuyên truyền giúp cho bạn bè và những người xung quanh hiểu được tác
hại, hậu quả của QHTDTHN rất là cần thiết. Đó là cách nâng cao nhận thức của mọi
người về vấn đề này.
- QHTDTHN là một hiện tượng xã hội khá phổ biến trong những năm gần
đây. QHTDTHN là sự điển hình cho một lối sống không lành mạnh, tiêu cực trong
sinh viên nên bị xã hội phê phán, không thể chấp nhận.

105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Bừng. Tình yêu nhìn từ góc độ giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội – 1997.
2. Côvaliốp, A.G. Tâm lý học cá nhân. NXB Giáo dục, Hà Nội, tập III – 1971.
3. Lương Minh Cừ. Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh
viên hiện nay. Tạp chí giáo dục, số 60, tháng 6 – 2003.
4. Cruchetxki, V.A. Những cơ sở của tâm lý học sư phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội,
tập II – 1981.
5. Vũ Dũng (chủ biên). Từ điển Tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa – 2008.
6. Đoàn Văn Điều: Taxonomy of Educational Objective (Phân loại các mục tiêu giáo
dục - bản dịch), 1995. NXB Giáo dục.
7. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ. Tâm lý học (Tập một).
NXB Giáo Dục, 1988.
8. Mã Nghĩa Hiệp (chủ biên). Tâm lý học tiêu dùng. NXB Chính trị Quốc Gia Hà
Nội – 1998.
9. Gia Huy (chủ biên), Hoàng Long. Từ điển tiếng việt, 2004, NXB Từ điển Bách
Khoa – Hà Nội.
10. Lê Hương. Khác biệt trong một số đặc điểm nhân cách của sinh viên khoa
kỹ sư tài năng và sinh viên các lớp bình thường. Tạp chí Tâm lý học, số 4
tháng 4 – 2004.
11. Mai Hữu Khuê. Những khía cạnh tâm lý của quản lý. NXB Lao động 1985.
12. V.I. Lênin. Bút ký triết học. NXB Sự thật, Hà Nội, 1963.
13. Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003.
14. Patriciah, Miller (lược dịch: Vũ Thị Chín): Các thuyết về tâm lý học phát triển.
NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, 2003.
15. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển. Trung tâm Từ điển học Đà Nẵng- Hà Nội – 2010.
16. Nguyễn Quang Uẩn ( Chủ biên): Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Quốc
Gia, 1996.
17. Nguyễn Như Ý. Đại từ điển tiếng việt. NXB Văn hóa thông tin.
18. Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam năm 1998 – 1999 – NXB Thống Kê.
19. Http://vi.wikipedia.org.
20. Nguyễn Văn Đồng. Tâm lý học phát triển. NXB chính trị quốc gia, 2004. Tr 699.

106
PHỤ LỤC

107
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi là những học viên cao học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, đang tiến hành công trình
nghiên cứu với đề tài: “Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân”. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Sự giúp đỡ của các bạn
góp phần rất lớn vào việc nâng cao sự hiểu biết, giúp sinh viên lựa chọn lối sống
lành mạnh cho bản thân. Tất cả ý kiến của các bạn sẽ hoàn toàn được giữ bí mật, bạn
không cần ghi tên của mình vào phiếu trả lời. Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích
khoa học.
Các bạn hãy chọn những ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống mà các bạn
cho là phù hợp với suy nghĩ của các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu 1 : Bạn hiểu nhƣ thế nào về quan hệ tình dục:
 Chỉ sự thỏa mãn đơn thuần cho một đòi hỏi tự nhiên.
 Chỉ là một cách để có con.
 Biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm.
 Không biết.
Ý kiến khác:……………………………………………………………...
Câu 2: Bạn tìm hiểu về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân qua những nguồn
nào?
Mức độ tìm hiểu
Nguồn Rất nhiều Khá nhiều Bình Ít Không
thƣờng
Đài, Ti vi

Sách báo
Người thân

108
Bố mẹ
Bác sỹ
Tư vấn qua điện
thoại
Thầy cô giáo
Internet
Trường học
Câu 3: Bạn vui lòng cho biết bạn: Không đồng ý (1), hay Lƣỡng lự (2), hay
Đồng ý (3) với những nội dung dƣới đây bằng cách ghi chữ số tƣơng ứng vào 
ở mỗi câu:
 Trong tình yêu, sự hấp dẫn về giới tính giữa nam và nữ là yếu tố rất quan trọng.
 QHTDTHN sẽ làm tăng thêm niềm vui và hạnh phúc cho những người yêu nhau
khi họ chưa kết hôn.
 Có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn.
 Được phép QHTD khi đã hứa hôn.
 Không thể chấp nhận QHTDTHN.
 Chỉ mới quen nhau và thích nhau là có thể QHTD được rồi.
 QHTDTHN có thể chấp nhận được nếu đó là tình dục an toàn.
 Tình dục là yếu tố không nhất thiết phải có trong tình yêu.
 Phim ảnh, sách báo khiêu dâm làm cho người ta dễ có QHTD.
 Tôi QHTD với người khác giới để đảm bảo rằng người đó sẽ cưới tôi.
 Tôi sẵn sàng QHTDTHN để kiếm người giúp đỡ tôi.
 Tôi sẵn sàng QHTDTHN vì những người trẻ tuổi hiện nay đều có kinh nghiệm về
điều này.
 QHTDTHN dễ dẫn đến tình trạng bị lây bệnh LTQĐTD.
 QHTDTHN ngẫu hứng rất vui và đó là cách để tôi biểu lộ cảm xúc do không có
phương cách nào khác.
 Đã yêu nhau thì sẵn sàng QHTD (dù chưa kết hôn), bất chấp mọi chuyện.
 Trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức hạnh người con gái.
 QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam.
 QHTDTHN không thể chấp nhận đối với nữ.

109
 Bổn phận của người nữ là đề cao quy tắc đạo đức hơn là người nam, nhất là các
vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục.
 Dư luận xã hội cần lên án hiện tượng QHTDTHN.
 QHTDTHN dễ dẫn đến mang thai, đó là điều mà tôi không muốn.
 Khi bạn nam yêu cầu QHTD thì cũng được thôi, vì tôi cũng thích mà.
 Những người trẻ nên sống thoải mái, ngay cả trong QHTD vì khi lớn tuổi ta sẽ
không còn cơ hội nữa.
 QHTDTHN cũng là một cách tìm hiểu nhau trước khi cưới.
 Chuyện QHTDTHN của người khác là việc riêng tư của họ, tôi không quan tâm
tới điều đó.
Câu 4. Theo bạn, những yếu tố nào dƣới đây có thể đƣợc xem là nguyên nhân
tác động đến QHTDTHN?
 Quan niệm đạo đức truyền thống.  Xu thế mới của thời đại.
 Tôn giáo mà gia đình tôi theo.  Hiểu biết của bản thân tôi về tình dục.
 Tiếp xúc văn hóa phẩm, phim ảnh sách báo khiêu dâm.
 Tác động của bố mẹ.  Tác động của những người khác.
 Tác động của bạn bè.  Vì muốn thể hiện bản thân với người mình
yêu.
 Do tò mò thử nghiệm cảm giác.
 Chưa lường trước được hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Mất ý thức về giá trị bản thân.  Vì muốn trả thù người yêu.
 Vì muốn trả thù người thân.  Đã quan hệ tình dục nhiều lần nhưng chưa
kết hôn.
 Tha hoá về đạo đức (luôn muốn chinh phục người tình).
 Những người dễ bị cám dỗ, cả nể.  Thiếu trách nhiệm trước tương lai của người
khác.
 Thiếu tôn trọng bản thân mình.
Ý kiến khác:………………………………………………………………...
Câu 5: Bạn thấy thế nào khi biết những ngƣời bạn của mình có QHTDTHN?
 Rất không đồng ý.  Không đồng ý.

110
 Không đồng ý lắm.  Thấy đó là chuyện bình thường trong xã hội bây
giờ.
 Hoàn toàn là chuyện bình thường.
Ý kiến khác (xin ghi rõ):...................................................................................
Câu 6. Bạn đã xem phim ảnh hoặc sách báo khiêu dâm chƣa?
 Chưa xem  Xem chung với bạn nam
 Xem chung với bạn nữ  Xem chung với một nhóm bạn cả nam lẫn nữ
 Xem một mình
Câu 7. Nếu ngƣời yêu của bạn trƣớc khi kết hôn với bạn đã từng có QHTD
(không kể ngƣời đã ly dị) thì bạn nghĩ sao?
 Có quyền, không sao hết.  Có thể chấp nhận.
 Không chấp nhận.
Suy nghĩ khác (ghi rõ)………………………………………………………...
Câu 8. Bạn không QHTDTHN vì:
 Không thích.  Không nghĩ đến điều đó.
 Vì nó hạ thấp phẩm giá con người.  Vì sợ có thai.
 Sợ bị lây bệnh.  Khi đó không có cơ hội thuận tiện để
QHTD.
 Sợ làm ô danh cha mẹ.  Muốn để dành giây phut tuyệt vời đó vào
đêm tân hôn.
Lý do khác (ghi rõ)…………………………………………………….
Câu 9: Theo bạn quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân nhằm:
 Thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người.
 Biết trước khả năng sinh sản của người yêu.
 Trao đổi để đạt mục đích của bản thân.
 Thể hiện tình yêu với nhau.
 Tạo sự gắn kết giữa hai người khác giới.
 Thể hiện khả năng sinh lý của bản thân.
 Khẳng định sự hiểu biết của bản thân mình về quan hệ tình dục.
 Không có ý kiến gì.
Ý kiến khác (xin ghi rõ):..............................................................................

111
Câu 10: Giả sử bạn có QHTDTHN và có thai, bạn sẽ chọn giải pháp nào?
 Phá thai một cách dễ dàng không đắn đo.  Lưỡng lự khi quyết định phá thai.
 Để đẻ rồi cho người khác nuôi.  Để đẻ và nuôi.
Ý kiến khác:…………………………………………………………...
Câu 11: Xin bạn cho biết quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân tạo ra những cảm
xúc gì?
 Khó chịu  Cáu gắt  Phấn khởi  Mất bình tĩnh
 Xấu hổ  Tội lỗi  Hào hứng  Đau đớn
 Thương tổn  Buồn rầu  Nhức đầu với những chuyện vặt vãnh
Ý kiến khác (xin bạn ghi rõ)........................................................................
Câu 12. Xin bạn cho biết mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục?
 Yêu nhau chưa cần nghĩ đến hôn nhân.  Không chấp nhận QHTDTHN.
 Giữ gìn trinh tiết cho bạn tình.  Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho
nhau.
 Yêu thì có QHTD, không nhất thiết là trước hoặc sau hôn nhân.
 Yêu là sự hoà hợp giữa hai người về tâm hồn và tình dục
 Có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân.  Yêu nhau để lựa chọn lấy một người.
Câu 13: Bạn tự đánh giá nhƣ thế nào về kiến thức sức khỏe sinh sản của mình:
 Có kiến thức đầy đủ.  Có kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ.
 Có ít kiến thức về vấn đề này.  Chưa có kiến thức về vấn đề này. Ý kiến
khác (xin bạn ghi rõ):.......................................................................
Câu 14. Theo bạn những điều liên quan đến bệnh LTQĐTD và HIV – AIDS
dƣới đây là đúng hay sai:
Ý kiến
STT Nội dung Không
Đúng Sai
biết
Bạn luôn biết được khi bạn mắc bệnh
1
LTQĐTD hoặc HIV – AIDS.
Nếu bạn QHTD với người bạn yêu, bạn sẽ
2 không thể mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV –
AIDS.

112
Khi mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV – AIDS
3
vẫn QHTD thoải mái được, không sao cả.
4 Chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS.
Nếu người nào đó trông khỏe mạnh thì không
5
thể mắc bệnh AIDS.
6 Có cách điều trị khỏi bệnh AIDS.
Câu 15: Xin bạn cho biết sau khi quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân mọi ngƣời
thƣờng?
Nội dung Thường Thỉnh Hiếm khi Chưa bao
xuyên thoảng giờ
Xa lánh, bạn bè, người thân.
Trầm lặng.
Đau khổ.
Ý nghĩ bị phản bội.
Sợ hãi cho hạnh phúc gia
đình sau này.
Ghê tởm bản thân mình.
Căng thẳng.
Bị tổn thương.
Tội lỗi.
Sợ bị người khác ghét bỏ.
Sợ bị bỏ rơi.
Ý kiến khác:…………………………………………………………………
Câu 16: Xin bạn cho biết một số đặc điểm của những sinh viên có QHTDTHN?
Nam Nữ
 Sống dễ dãi, buông thả.  Cả tin.
 Tự hào về vẻ bề ngoài.  Cảm thấy thất bại trong cuộc sống.
 Tự tin.  Nghĩ mình có vấn đề về sức khoẻ.
 Cảm thấy bị thất bại trong cuộc sống.  Thiếu tôn trọng bản thân.
 Thiếu nghị lực.  Cảm thấy vô dụng.

113
 Muốn được thừa nhận tình yêu.
 Muốn được thừa nhận về giới tính.
 Thiếu trách nhiệm với bản thân và
người khác.
 Dễ chán nản.
 Cảm thấy bị cô lập trong nhóm.
 Mục đích xây dựng cuộc sống gia
đình.
 Thiếu tôn trọng bản thân.
 Cảm thấy vô dụng.
Câu 17: Theo bạn, khi rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ quan hệ tình dục trƣớc
hôn nhân sinh viên thƣờng có những hành vi nhƣ thế nào?
 Chấp nhận.  Bỏ chạy.  Làm đau bạn tình.  Làm hại chính mình.
 Xấu hổ.  Tội lỗi.  Hạn chế giao tiếp với người xung quanh.
Ý kiến khác (xin bạn ghi rõ):.......................................................................
Câu 18: Theo bạn, sinh viên hiện nay thƣờng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân
trong hoàn cảnh nào?
 Những nơi vắng vẻ tạo điều kiện quan hệ tình dục.
 Sau khi dùng các chất kích thích.
 Nhìn thấy những hành vi kích thích ở môi trường xung quanh.
 Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
 Sau khi xem băng hình, internet có hành vi quan hệ tình dục.
 Do người yêu đòi hỏi.
Ý kiến khác (xin bạn ghi rõ):.......................................................................
Câu 19: Theo bạn, sinh viên hiện nay thƣờng quan hệ tình dục ở địa điểm nào?
 Nơi ở của bạn bè.  Nơi ở của người bạn trai.
 Nơi ở của người bạn gái.  Quán cà phê.
 Nhà nghỉ, khách sạn.  Vũ trường.
Nơi khác (xin bạn ghi rõ):............................................................................
Câu 20: Bạn có thể chia sẻ thông tin về QHTD với ai? Vì sao bạn chia sẻ vấn đề
này với ngƣời đó?

114
 Với bạn  Với mẹ  Với bố
Với người khác……………………………………………………………….
Vì sao bạn chia sẻ với người đó?…………………………………………….
Câu 21: Theo bạn, sinh viên quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân thƣờng sử dụng
các biện pháp tránh thai nào? Sau đó xin bạn xếp theo thƣ tự tăng dần (biện
pháp hay dùng nhất (1), biện pháp dùng nhiều thứ hai (2), thứ ba (3), thứ tƣ
(4)...)
 Thuốc tránh thai khẩn cấp.  Thuốc tránh thai hàng ngày.
 Bao cao su.  Xuất tinh ngoài âm đạo.
 Tính chu kỳ kinh.  Thuốc tiêm tránh thai.
 Bạn không biết.
Biện pháp khác (xin bạn ghi rõ):.................................................................
Câu 22: Theo bạn mức độ hiểu biết của thanh niên về tình dục hiện nay nhƣ thế
nào?
 Hầu như không biết  Biết rất ít.  Biết chưa đầy đủ.
 Biết nhiều.  Biết quá nhiều.
Câu 23: Bạn đã từng QHTDTHN với bạn khác giới chƣa?
 Đã QHTD  Chưa QHTD
Câu 24: Lúc QHTD lần đầu
Bạn bao nhiêu tuổi?..........................................................................................
Bạn tình bao nhiêu tuổi? ……………………………………………………..
Câu 25. Bạn tình mà bạn QHTD đầu tiên là ai?
 Người yêu.  Bạn bè.  Người mới gặp.  Gái mại dâm.  Những người khác.
Câu 26: Hai bạn có sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) lúc QHTD lần đầu
không?
 Có  Không
Nếu có, đó là phương pháp gì? (ghi rõ) ……………………………………...
Câu 27. Vì sao bạn không dùng BPTT khi QHTD lần đầu đó?
 Vì không tính trước sẽ có QHTD ngay lúc đó.  Không biết về các BPTT.
 Biết nhưng không có sẵn phương tiện tránh thai.  Nghĩ là bạn tình nam sẽ lưu ý
điều đó.

115
 Không nghĩ là sẽ có thai.  Sợ các BPTT sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lý do khác (ghi rõ)…………………………………………………………...
Câu 28: Xin bạn cho biết khoảng bao nhiêu tỉ lệ % số sinh viên lớp bạn có
QHTDTHN?...............................................................................................
Câu 29: Bạn muốn chia sẻ điều gì khiến bạn có QHTD trƣớc hôn nhân?
………………………………………………………………………………..
Câu 30: Xin bạn cho biết bạn có cho rằng có một lúc nào đó bạn sẽ QHTDTHN
không? ……………………………………………………………
Câu 31: Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân:
Bạn sinh năm:..........Là sinh viên năm thứ..........Trường .............................
Bạn ở:
 Thành phố  Thị xã  Nông thôn
Giới tính:  Nam  Nữ
Hiện nay bạn sống cùng
 Gia đình  Không sống cùng gia đình
 Ở nhà họ hàng  Thuê nhà ở
 Ký túc
 Nơi khác:..................................................................................
Bạn:
 Đã từng có người yêu
 Đang có người yêu
 Chưa có người yêu
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

116
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

1. Xin bạn cho biết bạn có quan niệm như thế nào về tình yêu và tình dục?
2. Xin bạn cho biết bạn có suy nghĩ như thế nào khi bạn bè của bạn có
QHTDTHN?
3. Xin bạn cho biết QHTDTHN mang lại những cảm xúc gì?
4. Xin bạn cho biết bạn có suy nghĩ như thế nào về lối sống của thanh niên,
sinh viên hiện nay?
5. Xin bạn cho biết hậu quả của QHTDTHN?
6. Xin bạn cho biết tại sao bạn QHTDTHN (không QHTDTHN)?
7. Xin bạn cho biết bạn có suy nghĩ như thế nào về cuộc sống tương lai đối
với những người có QHTDTHN?

117
PHỤ LỤC 3: CÁC CA PHỎNG VẤN SÂU
Ca 1
M là sinh viên năm thứ hai của một trường đại học. Xuất thân từ một gia đình
trí thức, M luôn sống rất chuẩn mực. Đỗ đại học đối với M đó là một bước ngoặt
trong cuộc đời. Sang năm học thứ hai, M quen biết L qua một lần hai lớp giao lưu
văn nghệ. Vẻ đẹp và sự thông minh của M đã thu hút L. M cũng rất quý mến L. Hai
người trở thành bạn bè của nhau rồi yêu nhau lúc nào không hay
M luôn nghĩ trong tình yêu quan trọng nhất đó là sự hòa hợp, sự thấu hiểu
nhau. Khi yêu cả hai cần phải tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong
cuộc sống nhưng L thì lại không nghĩ vậy, cậu cho rằng đã yêu là phải hết mình.
Quan điểm của hai người dần bộc lộ sự trái ngược nhau. Sau một thời gian, M đã
chủ động nói lời chia tay với L và đề nghị giữa hai người chỉ nên là bạn. Hôm đó, là
sinh nhật M, L đến chúc mừng với tư cách là một người bạn. Sau khi bạn bè của M
ra về chỉ còn lại L và M, hai người đã trò chuyện với nhau rất nhiều. L nói rằng rất
yêu M và không muốn hai người chia tay nhau. Cậu muốn được M chấp nhận, cậu
sẽ tôn trọng ý kiến của M, không đòi hỏi, không làm M khó xử trong tình yêu. M đã
nghe và đã tin những gì L nói, cô chấp nhận đón nhận tình yêu của L thêm một lần
nữa. M rất yêu L nhưng cô luôn giữ gìn bản thân để không vượt quá giới hạn cho
phép. Mặc dù, đã hứa với M nhưng đôi khi L vẫn đòi hỏi M thể hiện tình yêu với
cậu. M nói rằng trong tình yêu không tránh khỏi những nụ hôn, cử chỉ âu yếm, ôm
hôn nhau nhưng chuyện vượt quá giới hạn cho phép thì không nên. Nhưng rồi, một
lần hai người đi chơi L đã không kìm nén được mình đã bắt ép M làm chuyện đó. M
đau khổ lắm, cô khóc mấy ngày trời. Những ngày sau đó thật là tồi tệ đối với M, cô
luôn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi vì đã đánh mất đời con gái.
M trở nên trầm tư, không muốn nói chuyện với ai. Đến lớp, cô buồn rầu, lặng
lẽ chứ không sôi nổi như trước. Đối với L, cô chỉ thấy tức giận, coi thường, cô từ
chối gặp mỗi khi L gọi điện hay nhắn tin. L nói M không phải lo chuyện đánh mất
đời con gái, L làm ra chuyện đó sẽ có trách nhiệm với M. Cậu là người đàn ông đầu
tiên bước vào cuộc đời M, đã quan hệ tình dục với M cậu sẽ cưới M làm vợ khi hai
người học xong đại học. Dù L có nhận lỗi, có trấn an M thế nào nhưng M vẫn quyết
không tha thứ cho L. Tình yêu đầu tiên đối với M là một bài học mà cô ghi nhớ suốt

118
đời. Cô đã quyết định từ bỏ tình yêu đối với L. Theo M, L là người đàn ông không
xứng đáng nhận được tình yêu của cô.
(Sinh viên: N.T.M)
Ca 2
H là sinh viên năm thứ ba. Vào đại học cô đã có một mối tình trước đó với K.
Hai người học cùng cấp 3 với nhau nên tình bạn thân thiết ngày nào đã phát triển
thành tình yêu. H là một cô gái được giáo dục trong một gia đình với những nguyên
tắc đạo đức truyền thống. Bản thân cô cũng luôn nghĩ rằng với người con gái trinh
tiết rất quan trọng, nó là tiêu chuẩn để đánh giá đức hạnh người con gái.
H luôn giữ gìn bản thân mình dù nhiều lần K đòi hỏi cô thể hiện tình yêu. H
thấy việc quan hệ tình dục khi yêu nhau là không thể chấp nhận được. Nó sẽ làm
mất hình ảnh đẹp mà bấy lâu nay cô dày công vun đắp, làm ô danh cha mẹ mình.
Hơn nữa, H nói rằng gia đình cô theo đạo Công giáo nên cô càng không được phép
đánh mất mình. Tình yêu của H dành cho K thực sự đẹp, trong sáng nhưng lại không
làm K hài lòng. Đối với K, anh cho rằng khi yêu có quan hệ tình dục cũng là cách
tìm hiểu nhau, tìm sự hòa hợp. Yêu không chỉ cần sự hòa hợp về mặt tâm hồn mà
còn là sự hòa hợp về mặt tình dục. Càng ngày, K càng muốn gần gũi với H hơn
trong khi H muốn giữa hai người có một khoảng cách. H tâm sự rằng, xã hội bây giờ
dù có thoáng hơn, dễ dàng chấp nhận chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân
nhưng chỉ đối với nam còn đối với nữ vẫn rất khắt khe, không thể chấp nhận được.
Tình dục là yếu tố không nhất thiết phải có trong tình yêu, chỉ cần hai người
tôn trọng, yêu thương, thấu hiểu cho nhau mới là quan trọng. K cho rằng đã yêu
nhau thì có quan hệ tình dục cũng không sao. Nhiều lần, anh tìm cách thuyết phục H
chấp nhận chuyện quan hệ tình dục, nếu không hai người sẽ chia tay nhau. H vẫn
một mực không đồng tình nhưng K đã dùng sức mạnh của mình để bắt ép H. Anh
nói với H rằng, anh yêu H đã từ lâu, nếu anh không có được H thì cũng không người
đàn ông nào có được H.
H rất đau khổ khi K làm vậy với mình. Sau khi chuyện đó xảy ra, K đã xin lỗi
H, anh nói rằng chỉ vì anh yêu H, anh không kìm nén được bản thân nên mới để
chuyện đó xảy ra. Anh mong H sẽ tha thứ cho anh. Trái tim H chỉ thấy đau đớn, tội
lỗi vì cho rằng mình là người con gái hư hỏng. Cô không thể chấp nhận chuyện quan

119
hệ tình dục trước hôn nhân trong xã hội khi mà chuyện đó xảy ra với bạn bè cô hay
với chính bản thân cô. Đó là một sự ghê tởm.
H phát hiện mình có thai, cô lo lắng, hoảng loạn vì không biết làm thế nào?
Phá thai thì thật tàn nhẫn mà để sinh con thì nói với bố mẹ thế nào. H báo tin với K
nhưng K thản nhiên nói rằng sẽ đưa H đi giải quyết hậu quả. Dù H đã nói và giải
thích như thế nào K vẫn không chấp nhận việc hai người kết hôn, sinh con. H đau
khổ, suy nghĩ đến gầy rộc người vì sự đối xử của K. Kết quả tình yêu của hai người
cũng chỉ được K coi như vậy mà thôi. H không muốn mình là một người mẹ nhẫn
tâm phá bỏ đi cái thai nhưng biết phải làm sao khi K có quyết định như vậy. Một
mình làm sao H có thể đối diện được với dư luận xã hội, với lời dèm pha từ những
người xung quanh.
Sau những suy nghĩ, đắn đo, dằn vặt, lưỡng lự H đã cùng với K đến bệnh viện
để phá bỏ bào thai. Tình yêu của H đối với K cũng ra đi từ đó. Cô không muốn dành
tình yêu cho một người ích kỷ, vô tâm, sống chỉ biết đến quyền lợi của bản thân
mình. Về phía K, anh cũng xa lánh H, tỏ thái độ coi thường H.
(Sinh viên: H.T.H)
Ca 3
N và G học cùng một trường đại học. N quê ở Hà Nam còn G quê ở Hưng
Yên. Vốn bản tính hiền lành, thật thà G được rất nhiều bạn bè yêu quý. N học rất
giỏi, lại chân thành với bạn bè nên N rất được lòng mọi người. Cả hai ban đầu là bạn
bè thân của nhau, luôn giúp đỡ nhau trong học tập. G thuê nhà trọ bên ngoài còn N ở
ký túc. Cả N và G đều đồng tình việc khi học đại học có thể yêu một người nào đó,
không nhất thiết phải đợi đến khi ra trường, có công việc. Đó là một đôi bạn tốt, học
hành giỏi giang. Rồi G yêu N, cô thổ lộ tình cảm với N. N cũng rất cảm mến G nên
sẵn sàng đón nhận tình yêu của cô. Cả hai người đều có quan niệm trong tình yêu
quan trọng nhất đó là sự chân thành với nhau. Là bạn thân của nhau trước khi yêu
nhau nên hai người rất hiểu nhau. Mỗi khi G buồn N đều an ủi, giúp G tìm được
niềm vui trong cuộc sống.
G cũng quan tâm, tạo niềm vui cho N. Yêu nhau, luôn bên cạnh nhau nên
không tránh khỏi những cử chỉ âu yếm. G chia sẻ rằng hai người có quan hệ tình dục
khi yêu nhau nhưng đó hoàn toàn do sự tự nguyện của cả hai người. G cho rằng khi

120
yêu nhau, nếu chân thành với nhau thì chuyện quan hệ tình dục cũng không sao cả.
Quan hệ tình dục khi chưa cưới cũng là một cách để tìm được sự hòa hợp với nhau.
Hơn nữa, xã hội bây giờ cũng không còn khắt khe với việc trai gái quan hệ tình dục
khi yêu nhau. Quan hệ tình dục khi yêu nhau tạo được sự gắn kết giữa hai người thì
đó cũng là một việc nên làm. Bạn bè xung quanh cũng nhiều người quan hệ tình dục
và G thấy việc đó là bình thường, chấp nhận được. Là sinh viên cũng biết cách quan
hệ an toàn, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn nên quan hệ tình dục không
ảnh hưởng gì cả. Sau khi G và N có quan hệ tình dục với nhau, N không ở ký túc
nữa mà chuyển đến ở cùng với G trong căn phòng trọ của cô. Hàng ngày, họ đi học
cùng nhau, sinh hoạt như vợ chồng nhưng mọi người chỉ biết hai người yêu nhau
chứ không hề biết họ chung sống với nhau.
Cuộc sống có nhiều thay đổi từ ngày hai người “góp gạo thổi cơm chung”. G
đảm đương mọi việc như một người vợ từ cơm nước, giặt giũ quần áo còn N ngoài
học thì chỉ biết giải trí bằng điện tử. Có những lúc hai người giận nhau, to tiếng với
nhau N không tiếc lời sỉ nhục G. Không những thế G còn phải đáp ứng nhu cầu tình
dục của N. Có lần, G từ chối liền bị N đánh và còn nói sẽ chia tay G. Tâm trạng của
G rất tồi tệ, cô nói rằng luôn luôn phải cố gắng để làm N vui lòng vì cô sợ N sẽ bỏ
cô. Từ một người con gái hiền lành, có nghị lực trong cuộc sống G trở thành cô gái
luôn cảm thấy mình vô dụng, thất bại trong cuộc sống và ngay với người cô yêu.
(sinh viên: N.T.G)
Ca 4
L sinh trưởng trong một gia đình giàu có. Từ nhỏ, cô đã được bố mẹ cưng
chiều. Cuộc sống của L rất đầy đủ. Là sinh viên năm thứ hai nhưng L đã có đầy đủ
các phương tiện mà các sinh viên khác luôn mơ ước như xe máy, laptop…Hàng
ngày, L đến lớp học như bao sinh viên khác còn những giờ khác cô thường đến các
quán bar chơi, đi uống với bạn bè, đi hát. Cô có một lối sống rất thoảng. Quan điểm
của L là sống thoải mái, dù gặp bất cứ chuyện gì cũng luôn luôn mỉm cười. Với
quan điểm sống đó nên L luôn làm mọi người vui vẻ, thấy dễ chịu. L được rất nhiều
bạn bè quý mến nhưng có điều L thích chơi với các bạn trai hơn là các bạn gái. Các
bạn thân của L gần như là con trai. L nói chuyện vói họ không chút ngần ngại, thoải
mái, tự do.

121
L bày tỏ quan điểm khi yêu chưa cần phải nghĩ đến chuyện sau này có lấy
nhau hay không? Yêu nhau mục đích để lựa chọn xem người đó có phù hợp với
mình hay không chứ không nên ràng buộc nhau bởi hôn nhân. Yêu thì yêu thôi miễn
là làm cho nhau thấy hạnh phúc. Cùng một lúc L có thể yêu hai người con trai.
Những người con trai có tình cảm với L cũng chấp nhận quan điểm đó ở L. 20 tuổi
nhưng L đã quan hệ tình dục nhiều lần.
Cô cho rằng, yêu nhau thì chuyện đó xảy ra trước hay sau hôn nhân không
quan trọng. Xã hội bây giờ cũng cởi mở, không còn khắt khe với chuyện đó. Đánh
giá đức hạnh người con gái dựa trên nhiều mặt chứ đâu phải chỉ ở chuyện trinh tiết.
Quan hệ tình dục trước khi cưới cũng là một cách tìm được sự hòa hợp ở nhau, thể
hiện được cảm xúc dành cho nhau, tạo sự gắn kết giữa hai người. Hơn nữa, bây giờ
các biện pháp tránh thai, bảo vệ sức khỏe rất nhiều nên mình cũng không lo ngại đến
hậu quả. Cô cũng không ngần ngại nói rằng bạn bè cô nhiều người cũng có quan hệ
tình dục khi yêu và cô thấy chuyện đó không sao cả. Khi yêu, nếu hai người tự
nguyện, muốn dành cho nhau những phút giây hạnh phúc thì chuyện đó càng làm
tình yêu thêm bền chặt.
Giới trẻ bây giờ hiểu biết nhiều về chuyện này nên có quan hệ tình dục cũng
không có gì phải lo lắng. L chia sẻ rằng những người con trai đến với cô cũng có lối
sống rất thoáng. Đó là những người muốn được thừa nhận về tình yêu, thừa nhận về
giới tính. Yêu nhau có quan hệ tình dục mục đích để tạo niềm vui cho nhau chứ
không có mục đích muốn xây dựng gia đình, ràng buộc nhau. Như vậy, mối quan hệ
mới thoải mái, dễ chịu được. Mối quan hệ của L với những con trai đến rất nhanh và
qua đi cũng nhanh nhưng L cảm thấy mọi cái thoải mái vì không có gì ràng buộc
nhau.
(Sinh viên : Đ.T.N.L)
Ca 5
Q và M yêu nhau đã được một năm. Là sinh viên từ tỉnh lẻ lên Hà Nội học,
hai người đã gặp nhau, quen nhau và yêu nhau. Sự thông minh, hài hước của Q đã
làm trái tim của M xao xuyến. Q cũng bị hấp dẫn bởi vẻ nữ tính, dịu dàng, hiền thục
của M. Hai người yêu nhau rất thắm thiết.

122
Khi yêu Q luôn bên cạnh M, những khi M có tâm sự hay gặp phải chuyện gì
Q đều an ủi khiến M tin rằng cô đã tìm được một tình yêu thực sự. Q có quan điểm
khi yêu thì phải hết lòng với người mình yêu, chân thành với người đó. Tình yêu của
họ rất tự nhiên. Mặc dù rất yêu M, có những lúc ham muốn có được M nhưng vì yêu
và tôn trọng M anh nghĩ mình nên giữ gìn trinh tiết cho M. Q nghĩ rằng khi yêu chỉ
cần được bên cạnh nhau, quan tâm, hỏi han, động viên nhau cùng học tập. M rất yêu
Q, cô không ngần ngại hiến dâng cho Q đời con gái. M nghĩ rằng đó cũng là cách để
thể hiện tình yêu của M với Q. Hơn nữa, khi yêu chuyện đó xảy ra cũng là một điều
bình thường. Xã hội bây giờ ai cũng vậy, thế hệ trẻ nếu yêu nhau thì cũng hết lòng
kể cả chuyện đó. Điều quan trọng là hai người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hòa hợp
với nhau trong cuộc sống.
Q thì nghĩ rằng đã quan hệ tình dục với nhau thì phải có trách nhiệm, không
thể coi chuyện đó đơn giản hay là trò chơi được. Bản thân Q cũng không có nhiều
kiến thức về lĩnh vực này. Hơn nữa, Q sợ quan hệ tình dục với M sẽ làm cô ấy có
thai khi đó chuyện học hành của hai người sẽ lỡ dở, rồi còn tai tiếng, những lời dị
nghị nữa. Nhưng rồi chuyện đó cũng xảy đến với Q và M. Ngày sinh nhật M, khi
bạn bè đã ra về chỉ còn lại Q, hai người đã qua đêm với nhau. Dù không muốn
chuyện đó xảy ra nhưng trước thái độ cũng như sự sẵn sàng của M, Q đã không từ
chối. Q đã đón nhận tình yêu, sự trong trắng của M.
Những ngày sau đó, mỗi khi có dịp hai người lại quan hệ tình dục với nhau,
khi thì ở nhà trọ của Q, có lúc ở nhà trọ của M. Q luôn có trách nhiệm với M và Q
chưa bao giờ nói nặng lời làm tổn thương M. Q luôn nghĩ M đã hiến dâng cho mình
tất cả nên phải đối xử tốt với cô ấy, sau này Q sẽ lấy M làm vợ. Còn về M, cô cũng
luôn luôn làm Q vui lòng, với hai người họ là tất cả của nhau.
(Sinh viên: T.V.Q)
Ca 6
Gặp T- cô sinh viên Khoa Văn với nước da trắng hồng, dáng người mảnh mai
tôi thực sự bị thu hút. Không những thế nụ cười, ánh mắt biết nói của T khiến ai đã
từng gặp cô cũng sẽ rất ấn tượng. Một người con gái đất cảng mang trong mình lối
sống cởi mở, vô tư, luôn vui vẻ.

123
T tâm sự rằng cô đã yêu ngay từ khi bước chân vào năm thứ nhất đại học.
Yêu hết mình và cô đã phải gánh chịu những hậu quả đau lòng của cuộc tình chóng
vánh đó. Quen N qua một người bạn giới thiệu. Khi đó, N đã ra trường và đi làm,
điều kiện cũng khá tốt. Hồi đầu đại học T ở ký túc xá nhưng sau khi nhận lời yêu N,
T đã chuyển ra ngoài thuê một căn phòng trọ.
Hàng ngày, N đi làm, buổi tối về ở cùng với T. Việc ăn học cũng như tiền
thuê trọ hàng tháng của T, N đều chu cấp. Hai người có ý định sống với nhau đến
khi T ra trường rồi sẽ tổ chức đám cưới. Dù sao hai người cũng đã ăn ở với nhau
như vợ chồng chỉ thiếu một điều là chưa đăng ký kết hôn. Khi hỏi T nghĩ như thế
nào về việc hai người chưa cưới đã chung sống với nhau, quan hệ tình dục thì T thản
nhiên nói rằng “đã yêu nhau thì chuyện đó xảy ra là lẽ thường tình quan trọng gì
cưới hay chưa cưới, ở với nhau sao tránh khỏi chuyện đó”.
Bây giờ, sinh viên ở trọ với nhau càng ngày càng nhiều, xã hội cũng chấp
nhận chuyện này dễ dàng hơn, không còn khắt khe như trước. Hỏi về hậu quả của
việc quan hệ tình dục trước hôn nhân T nói “cũng sợ mang thai, sợ lây bệnh này
bệnh kia nhưng có các biện pháp bảo vệ an toàn rồi, mới lại em tin vào sự chung
thủy của người yêu, nếu anh ấy chỉ có em thì làm sao mắc bệnh gì được, em thì hoàn
toàn khỏe mạnh”.
Mặc dù, có biện pháp tránh thai an toàn nhưng T vẫn hai lần dính bầu, sau khi
suy nghĩ, bàn bạc cùng nhau họ đã quyết định phá thai với lý do chưa đủ điều kiện
để kết hôn. Sau hai lần phá thai sức khỏe của T giảm sút, cô thường xuyên đau ốm,
học tập bỏ bê. Nhiều hôm mệt mỏi cô từ chối trước nhu cầu của N thì N tỏ vẻ không
hài lòng. Có hôm hai người còn to tiếng với nhau. T nói rằng, từ ngày chung sống
với nhau biết N rất yêu mình và chăm chút cuộc sống cho cô nhưng cô cũng luôn
phải làm N vui. Nếu mới yêu nhau chưa có quan hệ tình dục với nhau thì mọi
chuyện đã khác nhưng đằng này cô đã hiến dâng tất cả nên lúc nào cũng có tâm
trạng sợ N bỏ. Là người có quan điểm thoáng trong tình yêu, trong chuyện quan hệ
tình dục trước hôn nhân nhưng T cũng không tránh khỏi tâm trạng lo lắng, cảm thấy
tội lỗi khi bản thân vướng vào chuyện đó.
Cuộc sống của T cũng trở nên buồn hơn, trầm lặng, cô ít gặp gỡ bạn bè,
thường xuyên ở nhà một mình. Sau hai năm, T già đi nhiều và tâm trạng thường

124
buồn bã. Lúc nào, T cũng sợ N sẽ phản bội mình để yêu một người khác bởi cô đã
trao cho anh tất cả. Đối với T cô nghĩ rằng đã yêu nhau, quan hệ tình dục với nhau
thì phải có trách nhiệm, phải tiến tới hôn nhân nên T luôn chung thủy, hết lòng vì N.
Cô chăm sóc N như một người vợ hiền tần tảo chăm sóc chồng. Cô là sinh viên năm
thứ hai nhưng suy nghĩ đã chín chắn và già dặn hơn nhiều so với tuổi của cô. Các
bạn xung quanh còn vui vẻ, tự do với cuộc sống sinh viên thì cô đã lo toan với cuộc
sống của một người vợ.
Mỗi khi N nói nặng lời là T cảm thấy bị tổn thương, đau khổ vì cách đối xử
đó của N. Những cuộc cãi vã xảy ra thường xuyên hơn. Cả hai cảm thấy không còn
yêu thương, tôn trọng nhau như hồi đầu nên đã nói lời chia tay. T rất đau khổ khi
phải rời xa N nhưng cô nghĩ rằng nếu tiếp tục chung sống không biết cô sẽ ra sao?
Cô muốn tập trung vào học tập để hoàn thành chương trình học đại học. Cô mong
sao những đau đớn của mối tình đầu sẽ nhanh qua đi để cô tìm lại được niềm vui
trong cuộc sống.
(Sinh viên: L.T.T)
Ca 7
M là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học. Cậu là con của một gia
đình rất giàu có ở Hà Nội. Những buổi lên lớp của cậu chỉ là chống đối lại sự quản
lý của bố mẹ. Cậu thích tụ tập cùng bạn bè chơi những trò chơi trên máy tính, thích
tụ tập quán xá. Không dành nhiều thời gian cho việc học tập nên kết quả kỳ nào M
cũng chỉ đủ điểm qua các môn. Nhưng đối với M đó thực sự là cuộc sống mà cậu
thích. Năm học thứ hai M có quen Q. Q là sinh viên trường Nhân Văn, cô cũng xuất
thân từ đất Hà Thành. Cũng là một cô gái có lối sống thoáng, cởi mở nên hai người
nhanh chóng kết thân với nhau. Họ thường cùng nhau đến các quán bar. Quen nhau
chưa được bao lâu hai người đã đưa nhau vào nhà nghỉ. Với quan niệm yêu gắn với
tình dục, hai người rất thoải mái, tự do trong mối quan hệ. Địa điểm đôi bạn thường
xuyên lui tới là nhà nghỉ với lý do nơi đó vừa thoải mái, kín đáo lại được phục vụ
đầy đủ, điều kiện tốt. Khi yêu thì hết lòng vì tình yêu đó nên chuyện quan hệ tình
dục cũng là đương nhiên, xảy ra trước hay sau khi kết hôn cũng là lẽ thường tình.
Yêu, quan hệ tình dục với nhau đâu nhất thiết phải cưới nhau.

125
Giới trẻ bây giờ ai chẳng quan hệ trước khi cưới, khi yêu có mấy ai giữ gìn
được cho người yêu. Là con trai, ai cũng muốn chiếm được người yêu, nếu mình
không đòi hỏi thì chẳng phải đàn ông. Hơn nữa, trong tình yêu có tình dục mới khiến
tình yêu thêm mặn nồng, mới biết hai người có hòa hợp được với nhau hay không.
Thời buổi công nghệ truyền thông phát triển, sự ảnh hưởng của lối sống phương tây
nếu mình không theo kịp sẽ bị coi là lạc hậu, không phải dân chơi. Việc phòng tránh
các bệnh lây nhiễm cũng như việc tránh thai thì đơn giản vì đã có các biện pháp bảo
vệ. Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau. Đó cũng là cách thể hiện tình yêu với
nhau và cũng là một biện pháp tìm hiểu nhau.
M cũng chia sẻ rằng Q không phải là người con gái đầu tiên mà cậu quan hệ
tình dục, trước đó cậu đã quan hệ với một vài người. Việc quan hệ tình dục nhiều lần
cũng tạo thành thói quen. Quan hệ tình dục không đơn thuần chỉ là đáp ứng nhu cầu,
đòi hỏi tự nhiên mà ở đó đòi hỏi phải có sự hòa hợp về thể xác lẫn tâm hồn. Chính vì
vậy, hai người mới ngày càng gắn bó với nhau. Cả M và Q đều biết phòng tránh cho
bản thân mình và người yêu nên hơn một năm quan hệ tình dục với nhau họ không
phải đưa nhau đi giải quyết hậu quả nhưng kết quả họ cũng chia tay nhau chỉ vì nhận
thấy không còn hòa hợp trong chuyện quan hệ tình dục. Cả hai chia tay nhau nhẹ
nhàng, không có gì níu kéo nhau. Họ nói rằng khi không còn hòa hợp chuyện quan
hệ tình dục, không tìm được niềm vui ở bên nhau thì nên chia tay nhau.
(Sinh viên: N.V.M)
Ca 8
D là sinh viên năm thứ tư. Hiện nay, D đang sống cùng với H, người yêu của
D. Hai người đã chung sống với nhau được hai năm. H hơn D năm tuổi, đã đi làm,
công việc ổn định nên lo cuộc sống cho D. D nói rằng khi nhận lời yêu H cô cũng
không nghĩ hai người sẽ sống chung với nhau vì dù sao như vậy cũng bất tiện, lại có
điều tiếng không hay. Nhưng rồi tình yêu vượt quá giới hạn. Một lần, đi chơi cùng
nhau hai người đã quan hệ tình dục.
Sau đó, H thường xuyên đưa D vào nhà nghỉ. D là sinh viên nên ngoài thời
gian lên lớp cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi. H đi làm về muộn thường phải ăn cơm
ngoài quán nên H bàn với D sống chung. Lúc đầu, D từ chối sống chung chỉ đồng ý
nấu ăn để H về ăn cùng. Nhưng rồi nhiều hôm ăn cơm xong H cũng không ra về nên

126
ngủ lại nhà D. Dần dà, H chuyển đến sống cùng với D. D quan niệm khi yêu ai nếu
đã hiến dâng sự trong trắng thì sẽ lấy người đó làm chồng. Cô hết lòng hết dạ đối
với người yêu, nấu cơm, giặt giũ quần áo, làm mọi việc cho người yêu. Còn H, hàng
tháng đi làm, đóng tiền nhà, tiền chi tiêu. Cuộc sống của họ không khác gì một đôi
vợ chồng. D cũng tâm sự ở với nhau, sinh hoạt như vợ chồng nên cô thường xuyên
phải dùng thuốc tránh thai hàng ngày, H không muốn dùng bao cao su vì mất cảm
giác thật.
Khi được hỏi D nghĩ sao về việc giới trẻ hiện nay quan hệ tình dục trước hôn
nhân quá nhiều và việc sống thử cũng khá phổ biến thì cô có thái độ tán thành. Cô
nói, nếu yêu nhau, có trách nhiệm với nhau thì chuyện đó xảy ra là một điều đương
nhiên. Khi yêu ai cũng muốn làm người yêu mình hạnh phúc. Hơn nữa, xã hội bây
giờ cũng rất thoáng với chuyện quan hệ tình dục của giới trẻ. Việc quan hệ tình dục
trước hôn nhân cũng dễ dàng được chấp nhận hơn. Khi được hỏi về dự định trong
tương lai thì D cũng nói rằng, sau khi D ra trường, hai người sẽ tổ chức đám cưới.
Sống với nhau hai năm hai người cũng thấy hòa hợp, hiểu nhau và họ tin rằng đó sẽ
là nền tảng cho cuộc sống hôn nhân sau này.
(Sinh viên: P.T.D)
Ca 9
N sống ở xóm trọ phần lớn là những người đã lập gia đình và đi làm. Hai chị
em N sống với nhau. N quê ở Hà Nam, xuất thân từ một gia đình nghèo nên cô bạn
rất chăm chỉ học hành. Năm nào cô cũng được học bổng, là một trong những sinh
viên giỏi của Khoa. N được rất nhiều bạn bè trong lớp tín nhiệm, quý mến. Nghe lời
dặn dò của bố mẹ hai năm đầu đại học N quyết tâm không đón nhận tình cảm của
bất cứ người con trai nào mặc dù có nhiều người tỏ tình. Cô bạn nói “bố mẹ chỉ
muốn em tập trung vào học tập, em cũng muốn làm bố mẹ vui lòng”. Hàng ngày, N
chỉ biết đến lớp học.
Thời gian rảnh cô chăm chỉ tìm tòi đọc sách nghiên cứu và đi gia sư. Riêng
học phí cô không phải lo vì đã có học bổng còn tiền ăn tiêu hàng tháng với vốn
ngoại ngữ của mình cô đủ lo được cho hai chị em. Còn tiền học phí của cô em thì bố
mẹ lo. Đối với gia đình N, cô thực sự là niềm tự hào của mọi người. N là người con
gái ngoan ngoãn và hiểu biết. Những người con trai quý mến cô rất mong muốn

127
được cô đáp lại tình cảm. Nhưng lúc nào N cũng giữ một khoảng cách và cô sống rất
mẫu mực. Cô muốn là tấm gương sáng để cho em học tập và làm bố mẹ yên lòng.
Quan điểm của N là khi yêu ai thì phải chân thành với người đó, không được
thực dụng vì mục đích của bản thân. Cô không chấp nhận chuyện sinh viên hiện nay
quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử như hiện nay. Cô nói rằng làm như vậy
là hạ thấp nhân phẩm của bản thân mình, làm người khác coi thường mình. Nếu yêu
ai thì phải quan tâm đến cuộc sống của người đó, chia sẻ những khó khăn nhưng
tuyệt đối không vượt quá giới hạn. Vì thấy hiện nay giới trẻ quá dễ dàng với chuyện
quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng như sống thử nên N quyết tâm không yêu khi
còn là sinh viên. Cô bạn chia sẻ những quan niệm của mình trong cuộc sống. Cô
thực sự là một sinh viên rất hiểu biết. Ai gặp cô cũng đều ấn tượng về cách sống
cũng như kiến thức mà cô có được.
Cô cũng thành thật chia sẻ rằng, những kiến thức mà cô hiểu được về tình dục
cũng như sức khỏe sinh sản cũng chưa đầy đủ . Đó là cách mà cô bảo vệ chính mình
để không rơi vào hoàn cảnh như bao sinh viên khác vì kém hiểu biết. Cô quan niệm
xã hội nên khắt khe hơn với lối sống, quan điểm của giới trẻ hiện nay về tình dục
trước hôn nhân chứ không nên để thoải mái như bây giờ. Bởi tình dục trước hôn
nhân là điều nên cấm kỵ, chỉ khi hai người đã kết hôn thì chuyện đó mới xảy ra.
Cô cũng cho rằng đối với mỗi người con gái thì trinh tiết là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để đánh giá đức hạnh người con gái. Quan hệ tình dục trước hôn nhân
vốn được xã hội dễ dàng chấp nhận với người con trai hơn người con gái. Con gái
phải biết giữ gìn sự trong trắng của bản thân mình. Quan hệ tình dục trước hôn nhân
còn làm ảnh hưởng đến danh dự của gia đình, làm xấu mặt bố mẹ, bạn bè chê cười.
N cũng không phủ nhận hiện nay ảnh hưởng từ truyền thông, mạng internet, lối
sống, quan niệm của bạn bè khiến cho giới trẻ thoáng với chuyện quan hệ tình dục
trước hôn nhân. Đó là quan niệm của N nhưng rồi cô nói bản thân cô cũng không
giữ được sự trong trắng khi bị người yêu chiếm đoạt. Khi rơi vào hoàn cảnh thực tế
bản thân cô không cứu được mình.
Đầu năm thứ 3 cô gặp Q, người bạn trai theo đuổi cô hơn hai năm qua. Cô đã
đón nhận tình cảm của Q nhưng nói rằng hai người cần có thêm thời gian để tìm
hiểu nhau. Ban đầu, cô vẫn giữ một khoảng cách với Q. Hai người chỉ gặp gỡ, nói

128
chuyện với nhau thân thiết hơn những người bạn bình thường mà không có chuyện
quan hệ tình dục. Nhưng rồi N nói khi yêu bất cứ người đàn ông nào cũng muốn
chinh phục người yêu bằng việc quan hệ tình dục với người đó. Nhiều lần, Q đòi hỏi
N chuyện đó nhưng đều bị N gạt bỏ đi. Cô tỏ ra giận dỗi và nói lời chia tay với Q
sau khi đón nhận tình yêu chưa được bao lâu. Những lúc như thế Q đều xin lỗi N,
hứa sẽ không đòi hỏi cô nữa. Nhưng rồi vẫn tính nào tật đấy, Q đã tìm cách chiếm
đoạt N mặc dù cô kêu khóc, cầu xin Q đừng làm vậy với cô.
Sau khi chiếm đoạt được N, Q nói sẽ có trách nhiệm với cuộc đời N. Q đã
cướp đi sự trong trắng của đời N thì sẽ lấy cô làm vợ nhưng N đã không thể chấp
nhận người đàn ông như vậy làm chồng mình. N cảm thấy xấu hổ, nhục nhã ê chề.
Cô ghê tởm bản thân mình, thấy đau đớn, tổn thương và không muốn gặp bất cứ ai.
Những ngày tiếp theo N từ chối không gặp Q mặc dù có nhiều hôm Q đến nhà thăm
N. N không ăn uống, nghỉ học, tự nhốt mình trong phòng khóc. Cô nói sẽ không thể
tha thứ cho mình, vội vàng đón nhận tình yêu để rơi vào hoàn cảnh như bây giờ. Bao
năm cô cố gắng sống tốt, xây dựng một hình ảnh đẹp về bản thân mình nhưng mọi
cái đã tiêu tan khi Q nhẫn tâm chiếm đoạt cô. Cô tự nghĩ đó sẽ là một bài học mà cô
mang theo suốt cuộc đời.
(Sinh viên: Đ.T.N.N)
Ca 10
L và D là hai người bạn gái rất thân với nhau từ ngày còn học cấp 3. L đỗ đại
học còn D học cao đẳng, đôi bạn sống chung với nhau trong một căn phòng khoảng
16 mét vuông ở xóm trọ đa phần là sinh viên. Cuộc sống của đôi bạn rất vui vẻ.
Hàng ngày, họ đi học rồi cùng nhau nấu những bữa cơm sinh viên đầm ấm tình cảm.
Đôi bạn thân luôn giúp đỡ nhau trong học tập và chia sẻ những vấn đề khó khăn
trong cuộc sống. Có điều gì không hài lòng về nhau là hai bạn sẵn sàng chia sẻ,
không để làm mất lòng ai.
Nhưng mọi cái bắt đầu thay đổi khi D có người yêu. T là người ở xóm trọ
ngay bên cạnh của D. T không phải là sinh viên mà là công nhân của một xưởng sửa
chữa ô tô. Học hết cấp 3 T lên Hà Nội làm, tính đến thời điểm quen D cũng đã được
ba năm. Thời gian trước, T là bạn của cả D và L. Cậu cũng thường xuyên sang

129
phòng trọ của D chơi. Đó là những cuộc nói chuyện vui vẻ, trêu đùa. Rồi T có cảm
tình với D. T tỏ tình và D đồng ý đón nhận tình cảm của T.
Ngày T và D mới yêu nhau cũng khiến nhiều người trong xóm trọ phàn nàn
về cách hai người thể hiện tình cảm với nhau. Họ không ngần ngại bộc lộ quá mức
tình cảm với nhau. D nói rằng có lần người trong xóm trọ phải nhắc nhở họ về cách
thể hiện tình cảm nơi công cộng khiến cô rất ngại nhưng rồi vì yêu cô tặc lưỡi cho
qua. Cô cũng chia sẻ rằng dù mới nhận lời yêu T chưa được bâo lâu nhưng cô thấy
tình cảm rất gắn bó. Cô biết bây giờ, sinh viên có người yêu là chuyện bình thường,
không ai cấm đoán chuyện đó cả. Thế hệ trẻ được tự do yêu đương. Khi yêu nên
chân thành với người mình yêu, biết quan tâm, động viên chia sẻ những vấn đề trong
cuộc sống.
Khi được hỏi về suy nghĩ đối với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn
nhân, hiện tượng sống thử thì D cho rằng đó là điều bình thường, có thể chấp nhận
được trong xã hội bây giờ. Cô cũng cho biết bạn bè cô có người cũng đã quan hệ
tình dục, có người cũng sống cùng người yêu và cô thấy điều đó không sao nếu hai
người yêu nhau và có trách nhiệm với nhau. Cô không ngần ngại chia sẻ rằng giữa
cô và T cũng đã vượt quá giới hạn cho phép nhưng cả hai người đều cảm thấy hạnh
phúc khi trao và nhận. Cô cho biết quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là cách tìm
hiểu sự hòa hợp ở nhau. Mối quan hệ giữa hai người từ đó cũng thêm gắn bó hơn.
Khi đã quan hệ tình dục với nhau thì phải có trách nhiệm với nhau, phải dẫn đến hôn
nhân. Cả D và T đều nghĩ như vậy.
Vì thi thoảng mới quan hệ tình dục nên biện pháp tránh thai mà hai bạn sử
dụng là bao cao su. D cho biết biện pháp đó vừa an toàn lại thuận tiện. Lúc đầu, khi
T đề cập đến chuyện quan hệ tình dục D cũng lưỡng lự vì sợ mang thai nhưng sau
khi nghe T nói sẽ dùng biện pháp tránh thai an toàn D đã chấp nhận. Địa điểm mà D
và T quan hệ tình dục với nhau là nhà nghỉ. D nói “đến nhà nghỉ điều kiện tốt, quan
trọng hơn là không ai biết mình là ai”.
Qua những gì D tâm sự thì việc hai người quan hệ tình dục trước hôn nhân là
hoàn toàn tự nguyện. D thấy chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là một hiện
tượng bình thường trong xã hội. Xã hội đã không còn khắt khe với vấn đề này. Giới

130
trẻ ngày càng thoáng hơn với vấn đề trinh tiết của người con gái. Việc đánh giá đức
hạnh của người con gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ ở trinh tiết.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng khiến hai người cảm thấy vui vẻ, hào
hứng thể hiện tình cảm với nhau nhưng đôi khi bạn bè bàn về vấn đề này D cũng
cảm thấy có chút xấu hổ. Những khi T nói lỡ lời gì đó cũng làm D thấy tổn thương.
Đến nay D và T đã yêu nhau được hơn một năm. Hai người hứa hẹn trong tương lai
sẽ là một đám cưới được diễn ra. D mong rằng tình yêu của hai người sẽ luôn bền
chặt như bây giờ.
(Sinh viên: L.N.D)
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS
Bạn hiểu như thế nào về quan hệ tình dục? Chỉ sự thỏa mãn đơn thuần cho một đòi hỏi tự nhiên

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 122 33.2 33.2 33.2
Không 246 66.8 66.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Chỉ là một cách để có con
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 36 9.8 9.8 9.8
Không 332 90.2 90.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 199 54.1 54.1 54.1
Không 169 45.9 45.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không biết

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 97 26.4 26.4 26.4
Không 271 73.6 73.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn tìm hiểu về quan hệ tình dục trước hôn nhân qua những nguồn nào? Đài, ti vi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 46 12.5 12.5 12.5
Khá nhiều 79 21.5 21.5 34.0
Bình thường 138 37.5 37.5 71.5
Ít 85 23.1 23.1 94.6
Không 20 5.4 5.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sách báo

131
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 46 12.5 12.5 12.5
Khá nhiều 110 29.9 29.9 42.4
Bình thường 132 35.9 35.9 78.3
Ít 57 15.5 15.5 93.8
Không 23 6.3 6.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Người thân

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 27 7.3 7.3 7.3
Khá nhiều 43 11.7 11.7 19.0
Bình thường 103 28.0 28.0 47.0
Ít 124 33.7 33.7 80.7
Không 71 19.3 19.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bố mẹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 18 4.9 4.9 4.9
Khá nhiều 39 10.6 10.6 15.5
Bình thường 99 26.9 26.9 42.4
Ít 116 31.5 31.5 73.9
Không 96 26.1 26.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bác sỹ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 15 4.1 4.1 4.1
Khá nhiều 31 8.4 8.4 12.5
Bình thường 70 19.0 19.0 31.5
Ít 92 25.0 25.0 56.5
Không 160 43.5 43.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tư vấn qua điện thoại
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 21 5.7 5.7 5.7
Khá nhiều 17 4.6 4.6 10.3
Bình thường 47 12.8 12.8 23.1
Ít 75 20.4 20.4 43.5
Không 208 56.5 56.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Internet
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 90 24.5 24.5 24.5
Khá nhiều 72 19.6 19.6 44.0
Bình thường 94 25.5 25.5 69.6
Ít 76 20.7 20.7 90.2

132
Không 36 9.8 9.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Trường học
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rất nhiều 34 9.2 9.2 9.2
Khá nhiều 66 17.9 17.9 27.2
Bình thường 105 28.5 28.5 55.7
Ít 108 29.3 29.3 85.1
Không 55 14.9 14.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn vui lòng cho biết bạn không đồng ý (1), lưỡng lự (2) hay đồng ý (3) với những nội dung nào dưới đây
Trong tình yêu, sự hấp dẫn về giới tính giữa nam và nữ là yếu tố rất quan trọng.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 94 25.5 25.5 25.5
Lưỡng lự 106 28.8 28.8 54.3
Đồng ý 168 45.7 45.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 231 62.8 62.8 62.8
Lưỡng lự 55 14.9 14.9 77.7
Đồng ý 82 22.3 22.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Được phép QHTD khi đã hứa hôn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 173 47.0 47.0 47.0
Lưỡng lự 99 26.9 26.9 73.9
Đồng ý 96 26.1 26.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không thể chấp nhận QHTDTHN
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 135 36.7 36.7 36.7
Lưỡng lự 109 29.6 29.6 66.3
Đồng ý 124 33.7 33.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức hạnh người con gái
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 145 39.4 39.4 39.4
Lưỡng lự 116 31.5 31.5 70.9
Đồng ý 107 29.1 29.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 231 62.8 62.8 62.8
Lưỡng lự 82 22.3 22.3 85.1
Đồng ý 55 14.9 14.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
QHTDTHN không thể chấp nhận đối với nữ

133
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 194 52.7 52.7 52.7
Lưỡng lự 89 24.2 24.2 76.9
Đồng ý 85 23.1 23.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bổn phận của người nữ là đề cao quy tắc đạo đức hơn là người nam, nhất là các vấn đề liên quan đến QHTD
Cumulativ
Frequency Percent Valid Percent e Percent
Valid Không đồng ý 149 40.5 40.5 40.5
Lưỡng lự 109 29.6 29.6 70.1
Đồng ý 110 29.9 29.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Dư luận xã hội cần lên án hiện tượng QHTDTHN
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Không đồng ý 110 29.9 29.9 29.9
Lưỡng lự 110 29.9 29.9 59.8
Đồng ý 148 40.2 40.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nguyên nhân tác động đến QHTDTHN? Quan niệm đạo đức truyền thống
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 168 45.7 45.7 45.7
Không 200 54.3 54.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xu thế mới của thời đại
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 296 80.4 80.4 80.4
Không 72 19.6 19.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tôn giáo mà gia đình tôi theo

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 70 19.0 19.0 19.0
Không 298 81.0 81.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Hiểu biết của bản thân tôi về tình dục
Frequenc Valid
y Percent Percent Cumulative Percent
Valid Có 220 59.8 59.8 59.8
Không 148 40.2 40.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tiếp xúc văn hóa phẩm, phim ảnh sách báo khiêu dâm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 314 85.3 85.3 85.3
Không 54 14.7 14.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tác động của bố mẹ

134
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 76 20.7 20.7 20.7
Không 292 79.3 79.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tác động của những người khác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 95 25.8 25.8 25.8
Không 273 74.2 74.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tác động của bạn bè

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 159 43.2 43.2 43.2
Không 209 56.8 56.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Vì muốn thể hiện bản thân với người mình yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 170 46.2 46.2 46.2
Không 198 53.8 53.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Do tò mò thử nghiệm cảm giác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 248 67.4 67.4 67.4
Không 120 32.6 32.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Chưa lường trước được hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 238 64.7 64.7 64.7
Không 130 35.3 35.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Mất ý thức về giá trị bản thân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 171 46.5 46.5 46.5
Không 197 53.5 53.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Vì muốn trả thù người yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 122 33.2 33.2 33.2
Không 246 66.8 66.8 100.0
Total 368 100.0 100.0

135
Vì muốn trả thù người thân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 91 24.7 24.7 24.7
Không 277 75.3 75.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Đã quan hệ tình dục nhiều lần nhưng chưa kết hôn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 132 35.9 35.9 35.9
Không 236 64.1 64.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tha hoá về đạo đức (luôn muốn chinh phục người tình)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 186 50.5 50.5 50.5
Không 182 49.5 49.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Những người dễ bị cám dỗ, cả nể

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 211 57.3 57.3 57.3
Không 157 42.7 42.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thiếu trách nhiệm trước tương lai của người khác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 188 51.1 51.1 51.1
Không 180 48.9 48.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thiếu tôn trọng bản thân mình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 185 50.3 50.3 50.3
Không 183 49.7 49.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn thấy thế nào khi biết những người bạn của mình có QHTDTHN? Rất không đồng ý

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 65 18.0 18.0 18.0
Không 303 82.0 82.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không đồng ý

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 99 27.0 27.0 27.0
Không 269 73.0 73.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không đồng ý lắm
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 113 31.0 31.0 31.0

136
Không 255 69.0 69.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thấy đó là chuyện bình thường trong xã hội bây giờ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 60 16.0 16.0 16.0
Không 308 84.0 84.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Hoàn toàn là chuyện bình thường

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 31 8.0 8.0 8.0
Không 337 92.0 92.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn đã xem phim ảnh hoặc sách báo khiêu dâm chưa? Chưa xem

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 256 69.6 69.6 69.6
Không 112 30.4 30.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xem chung với bạn nam

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 23 6.3 6.3 6.3
Không 345 93.8 93.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xem chung với bạn nữ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 30 8.2 8.2 8.2
Không 338 91.8 91.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xem chug với một nhóm bạn cả nam và nữ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 24 6.5 6.5 6.5
Không 344 93.5 93.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xem một mình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 56 15.2 15.2 15.2
Không 312 84.8 84.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nếu người yêu của bạn trước khi kết hôn với bạn đã từng có QHTD với người khác (không kể người đã ly dị)
thì bạn nghĩ sao? Có quyền, không sao hết

137
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 44 12.0 12.0 12.0
Không 324 88.0 88.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có thế chấp nhận

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 168 45.7 45.7 45.7
Không 200 54.3 54.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không thế chấp nhận

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 154 41.8 41.8 41.8
Không 214 58.2 58.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn không QHTD vì: Không thích

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 100 27.2 27.2 27.2
Không 268 72.8 72.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không nghĩ đến điều đó

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 103 28.0 28.0 28.0
Không 265 72.0 72.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Vì nó hạ thấp phẩm giá con người

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 147 39.9 39.9 39.9
Không 221 60.1 60.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Vì sợ có thai

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 116 31.5 31.5 31.5
Không 252 68.5 68.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sợ bị lây bệnh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 121 32.9 32.9 32.9
Không 247 67.1 67.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khi đó không có cơ hội thuận tiện để QHTD
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 33 9.0 9.0 9.0
Không 335 91.0 91.0 100.0
Total 368 100.0 100.0

138
Sợ làm ô danh cha mẹ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 110 29.9 29.9 29.9
Không 258 70.1 70.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Muốn để dành giây phút tuyệt vời đó vào đêm tân hôn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 189 51.4 51.4 51.4
Không 179 48.6 48.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Theo bạn việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nhằm? Thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 240 65.2 65.2 65.2
Không 128 34.8 34.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biết trước khả năng sinh sản của người yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 34 9.2 9.2 9.2
Không 334 90.8 90.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Trao đổi để đạt mục đích của bản thân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 102 27.7 27.7 27.7
Không 266 72.3 72.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thể hiện tình yêu với nhau

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 172 46.7 46.7 46.7
Không 196 53.3 53.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tạo sự gắn kết giữa hai người khác giới

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 123 33.4 33.4 33.4
Không 245 66.6 66.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thể hiện khả năng sinh lý của bản thân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 94 25.5 25.5 25.5
Không 274 74.5 74.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khẳng định sự hiểu biết của bản thân mình về quan hệ tình dục

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 56 15.2 15.2 15.2
Không 312 84.8 84.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không có ý kiến gì

139
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 72 19.6 19.6 19.6
Không 296 80.4 80.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Giả sử bạn có QHTDTHN và có thai, bạn sẽ chọn giải pháp nào? Phá thai một cách dễ dàng không đắn đo

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 38 10.3 10.3 10.3
Không 330 89.7 89.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Lưỡng lự khi quyết định phá thai

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 143 38.9 38.9 38.9
Không 225 61.1 61.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Để đẻ rồi cho người khác nuôi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 16 4.3 4.3 4.3
Không 352 95.7 95.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Để đẻ và nuôi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 167 45.4 45.4 45.4
Không 201 54.6 54.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Quan hệ tình dục trước hôn nhân tạo ra những cảm xúc gì? Khó chịu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 69 18.8 18.8 18.8
Không 299 81.3 81.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Cáu gắt

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 52 14.1 14.1 14.1
Không 316 85.9 85.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Phấn khởi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 72 19.6 19.6 19.6
Không 296 80.4 80.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Mất bình tĩnh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 110 29.9 29.9 29.9
Không 258 70.1 70.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xấu hổ

140
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 202 54.9 54.9 54.9
Không 166 45.1 45.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tội lỗi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 209 56.8 56.8 56.8
Không 159 43.2 43.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Hào hứng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 77 20.9 20.9 20.9
Không 291 79.1 79.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Đau đớn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 95 25.8 25.8 25.8
Không 273 74.2 74.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thương tổn
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 132 35.9 35.9 35.9
Không 236 64.1 64.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Buồn rầu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 108 29.3 29.3 29.3
Không 260 70.7 70.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nhức đầu với những chuyện vặt vãnh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 102 27.7 27.7 27.7
Không 266 72.3 72.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục? Yêu nhau chưa cần nghĩ đến hôn nhân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 183 49.7 49.7 49.7
Không 185 50.3 50.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không chấp nhận QHTDTHN

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 101 27.4 27.4 27.4
Không 267 72.6 72.6 100.0
Total 368 100.0 100.0

141
Giữ gìn trinh tiết cho bạn tình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 147 39.9 39.9 39.9
Không 221 60.1 60.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 47 12.8 12.8 12.8
Không 321 87.2 87.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Yêu thì có QHTD, không nhất thiết là trước hoặc sau hôn nhân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 77 20.9 20.9 20.9
Không 291 79.1 79.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Yêu là sự hoà hợp giữa hai người về tâm hồn và tình dục

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 103 28.0 28.0 28.0
Không 265 72.0 72.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 52 14.1 14.1 14.1
Không 316 85.9 85.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Yêu nhau để lựa chọn lấy một người để đồng cảm làm bạn với mình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 152 41.3 41.3 41.3
Không 216 58.7 58.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn tự đánh giá như thế nào về kiến thức sức khỏe sinh sản của mình: Có kiến thức đầy đủ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 51 13.9 13.9 13.9
Không 317 86.1 86.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 181 49.2 49.2 49.2
Không 187 50.8 50.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có ít kiến thức về vấn đề này

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 115 31.3 31.3 31.3
Không 253 68.8 68.8 100.0
Total 368 100.0 100.0

142
Chưa có kiến thức về vấn đề này

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 30 8.2 8.2 8.2
Không 338 91.8 91.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Những điều liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV – AIDS dưới đây là đúng hay sai
Bạn luôn biết được khi bạn mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV - AIDS
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 78 21.2 21.2 21.2
Sai 179 48.6 48.6 69.8
Không biết 111 30.2 30.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nếu bạn QHTD với người bạn yêu, bạn sẽ không thể mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV - AIDS
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 34 9.2 9.2 9.2
Sai 294 79.9 79.9 89.1
Không biết 40 10.9 10.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khi mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV – AIDS vẫn QHTD thoải mái được, không sao cả
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 30 8.2 8.2 8.2
Sai 293 79.6 79.6 87.8
Không biết 45 12.2 12.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 15 4.1 4.1 4.1
Sai 327 88.9 88.9 92.9
Không biết 26 7.1 7.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nếu người nào đó trông khỏe mạnh thì không thể mắc bệnh AIDS
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 19 5.2 5.2 5.2
Sai 311 84.5 84.5 89.7
Không biết 38 10.3 10.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Có cách điều trị khỏi bệnh AIDS
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Đúng 25 6.8 6.8 6.8
Sai 293 79.6 79.6 86.4
Không biết 50 13.6 13.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sau khi quan hệ tình dục trước hôn nhân mọi người thường? Xa lánh, bạn bè, người thân
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 67 18.2 18.2 18.2
Thi thoảng 140 38.0 38.0 56.3
Hiếm khi 97 26.4 26.4 82.6

143
Chưa bao giờ 64 17.4 17.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Trầm lặng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 57 15.5 15.5 15.5
Thi thoảng 175 47.6 47.6 63.0
Hiếm khi 94 25.5 25.5 88.6
Chưa bao giờ 42 11.4 11.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Ðau khổ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 67 18.2 18.2 18.2
Thi thoảng 141 38.3 38.3 56.5
Hiếm khi 114 31.0 31.0 87.5
Chưa bao giờ 46 12.5 12.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Ý nghĩ bị phản bội
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 83 22.6 22.6 22.6
Thi thoảng 127 34.5 34.5 57.1
Hiếm khi 98 26.6 26.6 83.7
Chưa bao giờ 60 16.3 16.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sợ hãi cho hạnh phúc gia đình sau này
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 79 21.5 21.5 21.5
Thi thoảng 148 40.2 40.2 61.7
Hiếm khi 89 24.2 24.2 85.9
Chưa bao giờ 52 14.1 14.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Ghê tởm bản thân mình
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 83 22.6 22.6 22.6
Thi thoảng 124 33.7 33.7 56.3
Hiếm khi 118 32.0 32.0 88.3
Chưa bao giờ 43 11.7 11.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Căng thẳng
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 101 27.4 27.4 27.4
Thi thoảng 160 44.0 44.0 71.0
Hiếm khi 73 20.0 20.0 91.0
Chưa bao giờ 34 9.0 9.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bị tổn thương
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 105 28.5 28.5 28.5

144
Thi thoảng 154 41.8 41.8 70.3
Hiếm khi 79 21.5 21.5 91.8
Chưa bao giờ 30 8.2 8.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tội lỗi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 112 30.4 30.4 30.4
Thi thoảng 151 41.0 41.0 71.4
Hiếm khi 76 20.7 20.7 92.1
Chưa bao giờ 29 7.9 7.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sợ bị người khác ghét bỏ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 120 32.6 32.6 32.6
Thi thoảng 141 38.3 38.3 70.9
Hiếm khi 71 19.3 19.3 90.2
Chưa bao giờ 36 9.8 9.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sợ bị bỏ rơi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Thường xuyên 153 41.6 41.6 41.6
Thi thoảng 126 34.2 34.2 75.8
Hiếm khi 55 14.9 14.9 90.7
Chưa bao giờ 34 9.3 9.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xin bạn cho biết một số đặc điểm của những sinh viên có QHTDTHN? Nam sống dễ dãi, buông thả

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 290 78.8 78.8 78.8
Không 78 21.2 21.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam, tự hào về vẻ bề ngoài

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 177 48.1 48.1 48.1
Không 191 51.9 51.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam tự tin

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 96 26.1 26.1 26.1
Không 272 73.9 73.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam cảm thấy thất bại trong cuộc sống

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 94 25.5 25.5 25.5
Không 274 74.5 74.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam thiếu nghị lực

145
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 93 25.3 25.3 25.3
Không 275 74.7 74.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam muốn được thừa nhận tình yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 191 51.9 51.9 51.9
Không 177 48.1 48.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam muốn được thừa nhận về giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 168 45.7 45.7 45.7
Không 200 54.3 54.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam thiếu trách nhiệm với người khác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 197 53.5 53.5 53.5
Không 171 46.5 46.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam dễ chán nản

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 101 27.4 27.4 27.4
Không 267 72.6 72.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam cảm thấy bị cô lập trong nhóm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 79 21.5 21.5 21.5
Không 289 78.5 78.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam mục đích xây dựng cuộc sống gia đình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 111 30.2 30.2 30.2
Không 257 69.8 69.8 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam thiếu tôn trọng bản thân

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 134 36.4 36.4 36.4
Không 234 63.6 63.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nam cảm thấy vô dụng
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 102 27.7 27.7 27.7
Không 266 72.3 72.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nữ cả tin

146
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 265 72.0 72.0 72.0
Không 103 28.0 28.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nữ cảm thấy thất bại trong cuộc sống

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 156 42.4 42.4 42.4
Không 212 57.6 57.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nữ nghĩ mình có vấn đề sức khỏe

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 104 28.3 28.3 28.3
Không 264 71.7 71.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nữ thiếu tôn trọng bản thân mình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 169 45.9 45.9 45.9
Không 199 54.1 54.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nữ cảm thấy vô dụng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 113 30.7 30.7 30.7
Không 255 69.3 69.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khi rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ quan hệ tình dục trước hôn nhân sinh viên thường có những hành vi như
thế nào? Chấp nhận

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 129 35.1 35.1 35.1
Không 239 64.9 64.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bỏ chạy
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 119 32.3 32.3 32.3
Không 249 67.7 67.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Làm đau bạn tình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 49 13.3 13.3 13.3
Không 319 86.7 86.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Làm hại chính mính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 74 20.1 20.1 20.1
Không 294 79.9 79.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Xấu hổ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 116 31.5 31.5 31.5

147
Không 252 68.5 68.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Tội lỗi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 119 32.3 32.3 32.3
Không 249 67.7 67.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Hạn chế giao tiếp với những người xung quanh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 107 29.1 29.1 29.1
Không 261 70.9 70.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sinh viên hiện nay thường quan hệ tình dục trước hôn nhân trong hoàn cảnh nào? Những nơi vắng vẻ tạo điều
kiện quan hệ tình dục
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 183 49.7 49.7 49.7
Không 185 50.3 50.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sau khi dùng các chất kích thích

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 173 47.0 47.0 47.0
Không 195 53.0 53.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nhìn thấy những hành vi kích thích ở môi trường xung quanh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 144 39.1 39.1 39.1
Không 224 60.9 60.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 165 44.8 44.8 44.8
Không 203 55.2 55.2 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sau khi xem băng hình, internet có hành vi quan hệ tình dục

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 223 60.6 60.6 60.6
Không 145 39.4 39.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Do người yêu đòi hỏi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 263 71.5 71.5 71.5
Không 105 28.5 28.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Sinh viên hiện nay thường quan hệ tình dục ở địa điểm nào? Nơi ở của bạn bè

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 90 24.5 24.5 24.5
Không 278 75.5 75.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nơi ở của người bạn trai

148
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 217 59.0 59.0 59.0
Không 151 41.0 41.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nơi ở của người bạn gái

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 185 50.3 50.3 50.3
Không 183 49.7 49.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Quán cà phê

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 68 18.5 18.5 18.5
Không 300 81.5 81.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nhà nghỉ, khách sạn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 302 82.1 82.1 82.1
Không 66 17.9 17.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Vũ trường

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 76 20.7 20.7 20.7
Không 292 79.3 79.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn có thể chia sẻ thông tin về QHTD với ai? Với bạn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 292 79.3 79.3 79.3
Không 76 20.7 20.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Với mẹ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 101 27.4 27.4 27.4
Không 267 72.6 72.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Với bố

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 40 10.9 10.9 10.9
Không 328 89.1 89.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Mức độ hiểu biết của thanh niên về tình dục hiện nay như thế nào? Hầu như không biết

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 28 7.6 7.6 7.6
Không 340 92.4 92.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biết rất ít

149
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 75 20.4 20.4 20.4
Không 293 79.6 79.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biết chưa đầy đủ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 222 60.3 60.3 60.3
Không 146 39.7 39.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biết nhiều

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 46 12.5 12.5 12.5
Không 322 87.5 87.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Biết quá nhiều

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 27 7.3 7.3 7.3
Không 341 92.7 92.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn đã từng QHTDTHN với bạn khác giới chưa? Đã QHTD

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 64 17.4 17.4 17.4
Không 304 82.6 82.6 100.0
Total 368 100.0 100.0
Chưa QHTD

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 304 82.6 82.6 82.6
Không 64 17.4 17.4 100.0
Total 368 100.0 100.0
Hai bạn có sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) lúc QHTD lần đầu không? Có

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 34 9.2 54.0 54.0
Không 29 7.9 46.0 100.0
Total 63 17.1 100.0
Missing System 305 82.9
Total 368 100.0
Không

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 26 7.1 41.3 41.3
Không 37 10.1 58.7 100.0
Total 63 17.1 100.0
Missing System 305 82.9
Total 368 100.0
Vì sao bạn không dùng BPTT khi QHTD lần đầu đó? Vì không tính trước sẽ có QHTD ngay lúc đó

150
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 24 6.5 80.0 80.0
Không 6 1.6 20.0 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Không biết về các BPTT

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 14 3.8 46.7 46.7
Không 16 4.3 53.3 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Biết nhưng không có sẵn phương tiện tránh thai

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 13 3.5 43.3 43.3
Không 17 4.6 56.7 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Nghĩ là bạn tình nam sẽ lưu ý điều đó

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 8 2.2 26.7 26.7
Không 22 6.0 73.3 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Không nghĩ là sẽ có thai

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 12 3.3 40.0 40.0
Không 18 4.9 60.0 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Sợ các BPTT sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 9 2.4 30.0 30.0
Không 21 5.7 70.0 100.0
Total 30 8.2 100.0
Missing System 338 91.8
Total 368 100.0
Bạn có cho rằng có một lúc nào đó bạn sẽ QHTDTHN không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 141 38.3 38.3 38.3
Không 227 61.7 61.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Là sinh viên năm thứ
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

151
Valid Năm thứ nhất 92 25.0 25.0 25.0
Năm thứ hai 92 25.0 25.0 50.0
Năm thứ ba 92 25.0 25.0 75.0
Năm thứ tư 92 25.0 25.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Khoa

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Tâm lý 92 25.0 25.0 25.0
Du lịch 92 25.0 25.0 50.0
Môi trường 92 25.0 25.0 75.0
Toán tin 92 25.0 25.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Trường

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Nhân văn 183 49.7 49.7 49.7
Tự nhiên 185 50.3 50.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thành phố

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 105 28.5 28.5 28.5
Không 263 71.5 71.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thị xã

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 43 11.7 11.7 11.7
Không 325 88.3 88.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nông thôn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 219 59.5 59.5 59.5
Không 149 40.5 40.5 100.0
Total 368 100.0 100.0
Giới tính Nam

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 184 50.0 50.0 50.0
Khống 184 50.0 50.0 100.0
Total 368 100.0 100.0
Giới tính Nữ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 184 50.0 50.0 50.0
Khống 184 50.0 50.0 100.0
Total 368 100.0 100.0

152
Hiện nay bạn sống cùng gia đình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 37 10.1 10.1 10.1
Không 331 89.9 89.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Không sống cùng gia đình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 12 3.3 3.3 3.3
Không 356 96.7 96.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Ở nhà họ hàng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 29 7.9 7.9 7.9
Không 339 92.1 92.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Thuê nhà ở

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 191 51.9 51.9 51.9
Không 177 48.1 48.1 100.0
Total 368 100.0 100.0
Ký túc

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 93 25.3 25.3 25.3
Không 275 74.7 74.7 100.0
Total 368 100.0 100.0
Nơi khác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 10 2.7 2.7 2.7
Không 358 97.3 97.3 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn đã từng có người yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 63 17.1 17.1 17.1
Không 305 82.9 82.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn đang có người yêu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 166 45.1 45.1 45.1
Không 202 54.9 54.9 100.0
Total 368 100.0 100.0
Bạn chưa có người yêu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có 141 38.3 38.3 38.3
Không 227 61.7 61.7 100.0
Total 368 100.0 100.0

153
154

You might also like