TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH
VIETCOMBANK
1. Tình hình tài chính
- Về tài sản:
Tổng tài sản đạt Tổng tài sản đạt 1.074.026.560 triệu đồng, tăng
38.733.27 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 3,74%) so với năm
2017.
- Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn bằng tổng tài sản, do đó nguồn vốn năm 2018
của BIDV cũng tăng 38.733.277 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng
3,74%) so với năm 2017. Trong đó Nợ phải trả chiếm tới
94,21% (tốc độ tăng trưởng 2,96%) và vốn chủ sở hữu chiếm
5,79% (tốc độ tăng trưởng 18,3%) so với năm 2017.
Vietcombank đã trở thành Ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu
lớn nhất tại Việt Nam vào cuối năm 2018.
2. Tình hình kinh doanh
- Thu nhập từ thoái vốn năm 2018 ~1.562 tỷ đồng.
- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) đạt 2,94%, tăng gần 0,3% so với
2017.
- Tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng thu nhập đạt 27,67%.
- Tỷ lệ chi phí quản lý/tổng thu nhập kiểm soát ở mức ~34,65%.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm
2017, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt
137% kế hoạch 2018.
- Lợi nhuận sau thuế đạt 14.622, tăng 60,5% so với năm 2017.
Tóm lại, dựa trên báo cáo tài chính năm 2018, Vietcombank đã ghi nhận kết
quả tích cực về tài chính và kinh doanh, đồng thời duy trì vị thế mạnh mẽ trong
ngành ngân hàng.

II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH
BIDV TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2018
1. Tình hình tài chính
- Về tài sản:
+ Tổng tài sản đạt 1.313.037.674 triệu đồng, tăng
110.753.831 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 9,21%) so với
năm 2017, giúp BIDV tiếp tục là Ngân hàng TMCP có
quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó chủ yếu
tăng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 108,87% so với tổng
tăng tài sản (tăng khoảng 11,81% so với năm 2017).
+ Cơ cấu tài sản bền vững hơn với tỷ trọng tài sản sinh lời
trên tổng tài sản đạt 97%, tăng 0,2% tỷ trọng so với năm
2017.
+ Tài sản BIDV năm 2018 tập chung chủ yếu ở: Cho vay
khách hàng (74,36%), Chứng khoán đầu tư (10.14%) và
Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (7,93%).
- Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn bằng tổng tài sản, do đó nguồn vốn năm 2018
của BIDV cũng tăng 110.753.831 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng
9,21%) so với năm 2017. Trong đó Nợ phải trả chiếm tới 94,84%
(tốc độ tăng trưởng 9,11%) và vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 5,44%
(tốc độ tăng trưởng 11,71%) so với tổng tăng nguồn vốn.
2. Tình hình kinh doanh
- Thu nhập: Tổng thu nhập ròng năm 2018 đạt 44.483.062 triệu
đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP, tăng 5.466.342
triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 14,01%) so với năm 2017. Trong
đó tăng tích cực ở các hoạt động:
+ Thu ròng từ lãi đạt 34.955.864 triệu đồng, tăng trưởng
12,92% so với năm 2017.
+ Cơ cấu thu dịch vụ tiếp tục cải thiện khi lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ đạt 3.550.799 triệu đồng, tăng trưởng
19,73% so với 2017.
+ Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ tiếp tục có bước phát
triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao với tổng lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đạt 1.039.685
triệu đồng, cao nhất trong 10 năm; duy trì vị trí TOP 3
ngân hàng có thị phần mua bán ngoại tệ lớn nhất.
- Chi phí: được kiểm soát hiệu quả nên chỉ tăng 312.685 triệu
đồng (tốc độ tăng trưởng 3,95%) so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó tăng chủ yếu ở chi phí cho nhân viên, chiếm tỷ trọng
khoảng 61,89% so với tổng tăng chi phí.
- Chênh lệch thu chi: đạt mức cao nhất từ trước đến nay với
28.366.140 triệu đồng, tăng trưởng 20,64% so với năm 2017.
- Lợi nhuận trước thuế: đạt 9.472.505 triệu đồng, tăng 807.328
triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 9,32%) so với năm 2017.
- Lợi nhuận sau thuế: đạt 7.541.833 triệu đồng, tăng 596.247
triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 8,58%) so với năm 2017.
III. SO SÁNH QUY MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK VÀ BIDV
1. Tổng tài sản
- Vietcombank: 1.074.026.560 triệu VND
- BIDV: 1.313.037.674 triệu VND
➔ BIDV có tổng tài sản lớn hơn Vietcombank 239.011.114 triệu VND.
2. Tổng nguồn vốn:
- Vietcombank: 1.074.026.560 triệu VND (nợ phải trả:
1.011.847.181 triệu VND)
- BIDV: 1.313.037.674 triệu VND (nợ phải trả: 1.258.486.212
triệu VND)
➔ BIDV có Tổng nguồn vốn lớn hơn Vietcombank 239.011.114 triệu
VND và có Tổng số nợ phải trả nhiều hơn Vietcombank 246.639.031
triệu VND. Điều đó dễ cho ta thấy Tổng vốn chủ sở hữu của
Vietcombank lớn hơn BIDV.
3. Cho vay khách hàng: (đã bao gồm dự phòng rủi ro cho vay khách
hàng):
- Vietcombank: 631.866.758 triệu VND
- BIDV: 988.738.780 triệu VND
➔ BIDV có khoản cho vay khách hàng lớn hơn Vietcombank 356.872.022
triệu VND.
4. Tiền gửi khách hàng
- Vietcombank: 801.929.115 triệu VND
- BIDV: 989.671.155 triệu VND
➔ BIDV có tiền gửi khách hàng lớn hơn Vietcombank 187.742.040 triệu
VND.
5. Lợi nhuận trước thuế:
- Vietcombank: 18.269.226 triệu VND
- BIDV: 9.472.505 triệu VND
➔ Vietcombank có lợi nhuận trước thuế cao hơn BIDV 8.796.721 triệu
VND.

KẾT LUẬN:

➢ Cả hai doanh nghiệp Vietcombank và BIDV đều hoạt động một cách
hiệu quả và phát triển mạnh.
➢ BIDV có quy mô hoạt động lớn hơn Vietcombank về tổng tài sản, tổng
nguồn vốn, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng.
➢ Vietcombank có tổng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận
sau thuế cao hơn BIDV.
➢ Bên cạnh đó, để xem xét đến quy mô công ty, chúng ta cũng có thể kết
hợp so sánh về quy mô tổ chức hoạt động (về số lượng nhân viên, chi
nhánh, dịch vụ,...) để có sự đánh giá khách quan hơn trên nhiều phương
diện.
Nhìn chung, Vietcombank có sự ổn định hơn khi chỉ cần phải lập những nguồn
vốn dự phòng không nhiều như BIDV, vốn chủ sở hữu cũng nhiều hơn và nợ
xấu cũng không chiếm tỷ phần cao. Tuy nhiên, BIDV cũng có tính thận trọng
cao khi lập các khoản dự phòng rủi ro hợp lý, có đầu tư sinh lời, NIM lớn hơn
Vietcombank cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng tốt hơn.
IV. SO SÁNH MỨC ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
1. Mức độ tự chủ tài chính của Vietcombank
- Tổng nợ phải trả là 1.011.847.181 triệu VNĐ
- Tổng vốn chủ sở hữu là 62.179.379 triệu VNĐ
- Tổng nguồn vốn là 1.074.026.560 triệu VNĐ
HSTTT = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn = 0.06
D/E = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn chủ sở hữu = 16.27
2. Mức độ tự chủ tài chính của BIDV
- Tổng nợ phải ko trả là 1.258.486.212 triệu VNĐ
- Tổng vốn chủ sở hữu là 54.551.462 triệu VNĐ
- Tổng nguồn vốn là 1.313.037.674 triệu VNĐ
HSTTT = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn = 0.04
D/E = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn chủ sở hữu = 23.07

KẾT LUẬN
➢ HSTTT (VCB) cao hơn HSTTT(BIDV). Chứng tỏ Vietcombank có khả
năng tự chủ về tài chính tốt hơn BIDV
➢ D/E (VCB) thấp hơn D/E (BIDV). Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
VCB không phụ thuộc nhiều vào vốn đi vay (nợ). Tức là VCB có sự tự
chủ cao hơn về tài chính.

V. SO SÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN


1. Khả năng thanh toán nợ chung:

Vietcombank 2018 2017


Tổng tài sản (Triệu VNĐ) 1.074.026.560 1.035.293.283
Tổng nợ phải trả (Triệu VNĐ) 1.011.847.181 982.735.324
Hệ số khả năng thanh toán nợ 1,0615 1,0535

BIDV 2018 2017


Tổng tài sản (Triệu VNĐ) 1.313.037.674 1.202.283.843
Tổng nợ phải trả (Triệu VNĐ) 1.258.486.212 1.153.448.833
Hệ số khả năng thanh toán nợ 1,0433 1,0423

- Hệ số khả năng thanh toán của BIDV và Vietcombank năm 2018


so với 2017 tăng nhẹ một khoảng lần lượt là 0,001 và 0,008 cho
thấy khả năng thanh toán của hai ngân hàng này được giữ ở mức
ổn định. Năm 2018, hệ số khả năng thanh toán chung của
Vietcombank, BIDV lần lượt là 1,061 và 1,043 > 1 hai doanh
nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ở mức trung bình,
Hệ số khả năng thanh toán chung được coi là tốt khi lớn hơn 1.
Doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán chỉ ở mức trung bình, không quá
cao.
- So sánh giữa ngân hàng Vietcombank và BIDV, ta có thể thấy hệ
số khả năng thanh toán nợ của Vietcombank lớn hơn BIDV,
chứng tỏ khả năng thanh toán xét về tổng thể cả dài hạn và ngắn
hạn thì Vietcombank được đảm bảo tốt hơn BIDV.
2. Khả năng thanh toán nợ tức thời:
- Theo số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ dự trữ tiền mặt của
Vietcombank lớn hơn so với BIDV, điều này thể hiện
Vietcombank có khả năng thanh khoản cao hơn BIDV:
+ Tỷ lệ dự trữ tiền mặt cao thể hiện ngân hàng có nhiều tiền
mặt hơn để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
+ Khả năng thanh khoản cao giúp Vietcombank đảm bảo an
toàn hoạt động và tạo niềm tin cho khách hàng.
+ Với lượng tiền và tương đương tiền hiện có tại một thời
điểm, thì khả năng có thể thanh toán ngay (tức thời) các
khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank tốt hơn so
với khả năng này của BIDV
- Khi tỷ số này giảm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
giảm, do đó là dấu hiện báo trước cho những khó khăn về tài
chính sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu tỷ số tăng thì có nghĩa là doanh
nghiệp luôn sẵn sàng để thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu
tỷ số này quá cao thì sẽ làm kém hiệu quả sử dụng vốn. Nguyên
nhân là do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn
kho kém phẩm chất do tồn động.
VI. SO SÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Hiệu quả hoạt động của Vietcombank
- Năm 2018, tổng tài sản Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đạt 1.074.027 tỷ đồng, tăng 16,1%1 so với năm
2017.
- Tổng thu nhập ròng đạt 39.278 tỷ. Thu nhập lãi thuần đạt 28.408 tỷ
tăng trưởng 29% so với năm 2017.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm
2017, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 137%
kế hoạch 2018.
-Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) đạt 2,94%, tăng gần 0,3% so với
2017.
- Chỉ số ROA, ROE: đạt tương ứng là 1,39% và 25,49%, tăng mạnh
so với 2017 và cao hơn mặt bằng chung.
2. Hiệu quả hoạt động của BIDV
- Năm 2018, tổng tài sản Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt trên 1,313 triệu tỷ đồng, tăng
trưởng 9,2% so với năm 2017, tiếp tục là Ngân hàng TMCP có quy
mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản bền vững hơn với
tỷ trọng tài sản sinh lời trên tổng tài sản đạt 97%, tăng 0,2% tỷ
trọng so với năm 2017 giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có
quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
- Tổng thu nhập ròng đạt 44.483 tỷ. Thu ròng từ lãi đạt 34.956 tỷ,
tăng trưởng 13% so với năm 2017.
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 9.472 tỷ đồng hoàn thành
vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, mục tiêu kế hoạch năm
2018 tại Phương án cơ cấu lại và kế hoạch tài chính năm 2018
được NHNN giao, ROA đạt 0,6%, ROE đạt 14,6%, đảm bảo tỷ lệ
chi trả cổ tức hàng năm theo cam kết với cổ đông.

KẾT LUẬN
➢ ROA(VCB) > ROA(BIDV) → chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của
Vietcombank tốt hơn BIDV. ROE (VCB) > ROE(BIDV) → Tỷ lệ ROE
càng cao chứng tỏ ban điều hành công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, thường là tiêu chí quan trọng để xem xét cơ hội đầu tư vào cổ
phiếu của một doanh nghiệp.
➢ Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA của Vietcombank cao hơn BIDV
➢ Đòn bẩy tài chính giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá một cách chính
xác khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của mình. Nếu đòn bẩy tài
chính ở mức thấp thì khả năng năng sử dụng vốn, sự phát triển của công
ty rất tốt và ngược lại. Những công ty có mức đòn bẩy tài chính cao
thường cần sử dụng đến vốn vay bên ngoài để duy trì việc kinh doanh. Vì
thế, hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng hơn vào việc đẩy mạnh
ROE, giúp cho việc kinh doanh của công ty được ổn định và hiệu quả
hơn.
➢ Tuy nhiên, cũng cần so sánh các yếu tố khác ( lĩnh vực mà doanh nghiệp
đó đang hoạt động, các chỉ số trong quá khứ, quy mô doanh nghiệp,...) để
có thế đưa ra đánh giá một cách khách quan và hiệu quả.

VII. CỔ PHIẾU
Giá cổ phiếu của VCB và BIDV trên sàn HOSE vào ngày 26/03/2024:

Giá Giá
ST Mã
Sàn Ngành cấp 3 KLCPLH
T CK
1 ngày 5 ngày

3 BID HOSE Trung gian tín dụng có nhận 5,700,435 53,000 53,000
tiền gửi ,900 0(0%)

19 VCB HOSE Trung gian tín dụng có 96,300 93,20


nhận tiền gửi 5,589,091,26 +600(+0.63%) 0
2

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/nganh/11-ngan-hang.htm

1. Lịch sử giá của cổ phiếu:


1.1. Lịch sử giá của cổ VCB:
Tính từ khi lên sàn HOSE, giá cổ phiếu VCB đã có những biến động như sau:
- Từ 35.600 đồng -vào ngày 19/12/2016 tăng lên 96.500 đồng vào ngày
17/12/2021.
- Đạt mức giá 74.500 đồng vào ngày 05/03/2018, nhưng giảm xuống còn
62.100 đồng vào ngày 16/03/2020.
- Đỉnh điểm vào ngày 28/06/2021 khi đạt 114.700 đồng.
Biến động giá cổ phiếu VCB từ 2020 đến nay (Nguồn: Tradingview)

1.2. Lịch sử giá của cổ BIDV:


Cổ phiếu BID là một trong những mã cổ phiếu có sự tăng trưởng tốt, ổn định và
được thể hiện rõ ràng trên biểu đồ bên dưới.
- Cổ phiếu BID phát hành lần đầu vào tháng 12/2012 với mệnh giá là
10.000 đồng/ ổ phiếu. Mức giá khởi điểm là 18.500 đồng/cổ phiếu. Đến
năm 2022 thì cổ phiếu của BID đã đạt mức 34.500 đồng/cổ phiếu.
- Trong năm 2021, cổ phiếu BID giao động ở mức 30.000 – 40.000/ cổ
phiếu.
- Giá thấp nhất rơi vào ngày 17/12/2014, 29/12/2014, 31/12/2014 ở mức
12,700 VND/cổ phiếu.
- Giá cao nhất rơi vào ngày 25/01/2022 ở mức 49,000 VND/cổ phiếu.
- Giai đoạn 27/12/2021 -7/2/2022, giá BID lại tăng trưởng mạnh và liên
tục lập đỉnh.
Biểu đồ giá cổ phiếu BID từ năm 2014 đến nay (Nguồn TradingView)

2. Biến động giá hiện nay : tính từ đầu năm 2024 cổ phiếu của BIDV đã tăng giá
gần 23% cao hơn hẳn VCB với 14%.

3. Tình hình kinh doanh :


BIDV: Theo thông tin từ BIDV, đến hết ngày 32/12/2023, tổng tài sản đạt 2,26
triệu tỷ đồng; tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy
mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
- Huy động vốn năm 2023 của BIDV đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng
16,5%.
- Còn dư nợ tín dụng đạt 1,75 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 16,66%, tỉ lệ nợ
xấu theo thông tư 11 kiểm soát ở mức 1,1%.
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2023 đạt trên 27.400 tỉ
đồng. Như vậy, lãi ngân hàng này năm 2023 đã tăng 19% so với năm
2022, đạt mức kỷ lục.
VCB:
- Huy động vốn đạt 1,41 triệu tỉ đồng, tăng 12,1% so với năm 2022; dư nợ
tín dụng đạt khoảng 1,27 triệu tỉ đồng, tăng 10,6% so với năm 2022.
- Dựa trên báo cáo tài chính của VCB quý 4/2023 với lợi nhuận hợp nhất
trước thuế năm 2023 đạt 41.244 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với năm
2022.

4. Về chỉ số EPS ( Earnings Per Share ) : chỉ số EPS của VCB luôn hơn BIDV
1500-2000 đơn vị. Tức là cổ phiếu của VCB sẽ sinh lời nhiều hơn BIDV.
* EPS là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang
được lưu hành ở trên thị trường.
5. Vốn hóa
VCB : lên hơn 509.000 tỷ đồng (21 tỷ USD), tiếp tục củng cố vị trí số 1 toàn sàn
chứng khoán. Vietcombank vẫn là cái tên duy nhất trong lịch sử chứng khoán Việt
Nam vượt ngưỡng nửa triệu tỷ vốn hóa.
BIDV : 302.000 Tỷ đồng, thấp hơn VCB

6. Kết Luận : Cả 2 ngân hàng đều thuộc big 3 của ngành ngân hàng, có kết quả
kinh doanh khả quan, cổ phiếu có tính thanh khoản cao, vốn hóa lớn, nhưng
các chỉ số có lợi vẫn nghiêng về phía VCB. Nếu có đủ tiền để mua 10000 cổ
phiếu, em sẽ mua 8000 chứng khoán của VCB , 2000 cổ phiếu của BIDV. Vì lý
do phải chia nhỏ rủi ro, không nên đặt tất cả trứng vào 1 rổ, và không ai biết
tương lai sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.

You might also like