Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

PHONG CÁCH HỌC

Giáo trình:
1. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb ĐHQG
Hà Nội

Chương 1: Dẫn luận Phong cách học


Bài 1: Phong cách học là gì ?

I. Khái niệm Phong cách học (Stylystic)


- Phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu phong cách sử dụng
NN, quy luật sử dụng NN. Nói khác đi là khoa học về các quy luật nói và
viết có hiệu lực cao.
II. Đối tượng, nhiệm vụ
1. Đối tượng
“PCH là một bộ phận của NNH nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn
và hiệu quả lựa chọn, sử dụng tòa bộ các phương tiện NN nhằm biểu hiện một
nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định, trong những phong cách chức năng NN
nhất định” (Cù Đình Tú)
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khả năng biểu cảm của các phương tiện NN
Cùng một nội dung thông báo nhưng có nhiều cách biểu đạt, tọ ra những
biến thể đồng nghĩa
- Nghiên cứu các quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện NN
- Nghiên cứu các phong cách chức năng NN

III. Một số thuật ngữ của Phong cách học


1. Màu sắc tu từ (đặc điểm tu từ, giá trị tu từ, sắc thái tu từ)
- Khái niệm: Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách học chỉ phần nội dung
biểu hiện bổ sung những hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Phần nội dung
biểu hiện bổ sung này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá, tình cảm với đối
tượng được nói tới, một mặt chỉ rõ phong cách chức năng của hình thức
bieuer đạt cùng nghĩa.

Nội dung bổ
Nội dung cơ sở
sung

Thái độ, đánh


Phạm vi phong
giá tình cảm với
cách được sử
đối tượng được
dụng
nói đến

2. Sắc thái biểu cảm


2.1. Ví dụ
a b
Phu nhân Vợ
Tạ thế Mất
Hậu môn Lỗ đít
Đối sánh nghĩa của những cặp từ ở cột a với cột b
2.2. Khái niệm
- Sắc thái biểu cảm là phần nội dung bổ sung chỉ rõ thái độ đánh giá, tình
cảm với đối tượng được nhận thức và được nói tới trong đơn vị ngôn ngữ.
2.3. Phân loại
- Các đơn vị ngôn ngữ không mang sắc thái biểu cảm (còn gọi là trung hòa
về sắc thái biểu cảm)
- Các đơn vị ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm
+ Đơn vị mang sắc thái biểu cảm dương tính (ngợi ca, tán thành, khen,
lạc quan, phán khởi)
+ Đơn vị mang sắc thái biểu cảm âm tính (chê, không tán thanhg, bi quan
quan, buồn chán)

3. Màu sắc phong cách


3.1. Khái niệm
Màu sắc phong cách là phần nội dung bổ sung chỉ rõ giá trị phong cách
chức năng của đơn vị ngôn ngữ. Nó gợi sự liên tưởng đến phong cách chức
năng ngôn ngữ mà đơn vị ngôn ngữ thường được sử dụng.
3.2. Phân loại
- Đơn vị ngôn ngữ có màu sắc đa phong cách
- Đơn vị ngôn ngữ có màu sắc đơn phong cách
Dựa vào kết quả phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ, ta chia các
đơn vị đơn phong cách thành những loại nhỏ hơn.

IV. Phong cách phân tích sự biểu đạt phong cách học
- Bước 1: Xác định nội dung cơ sở của sự biểu đạt, phân tích cơ chế cấu
tạo của sự biểu đạt đó
- Bước 2: Tìm các sự biểu đạt cùng nghĩa rồi liên hội, so sánh với sự biểu
đạt dược tuyển chọn để rút ra các nét khác biệt của sự biểu đạt được
tuyển chọn
- Bước 3: Kết luận về mức độ hiệu lực của sự biểu đạt

CHƯƠNG 2: CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ

1. Khái niệm
- Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCNN) là dạng tồn tại của NN dân
tộc, biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện, tùy
thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài NN như hoàn cảnh giao tiếp, đề
tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp. Nói cách khác
phong cách chức năng là kiểu diễn đạt thích hợp với mỗi một lĩnh vực
và mục đích giao tiếp cụ thể.
2. Các nhân tố cấu thành PCCNNN
2.1. Nhân tố tiền đề
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Đối tượng giao tiếp
2.2. Ngôn ngữ

3. Phân loại PCCNNN


 Căn cứ để phân loại:
- Sự phân biệt phong cách chúc năng và dạng của lời nói. Đây là hai
phạm trù khác nhau không thể đồng nhất hoặc thay thế. PCCN là
dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc, trong khi đó dạng của lời nói
(nói hay viết) là những hình thức truyền tin, phương tiện truyền tin.
Về nguyên tắc, mọi phong cách đều có thể sử dụng cả hai hình
thức truyền tin nói và viết.
- Giao tiếp xã hội luôn tồn tại một trong hai trạng thái: tính chính
thức xã hội (tính được chuẩn bị, chọn lọc và hướng theo chuẩn
mực), không mang tính chính thức xã hội (tính không được chuẩn
bị, không hướng theo chuẩn mực)
Tiếng Việt toàn dân
Phong Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
cách khẩu
Khoa học Chính Hành chính Báo chí Ngôn ngữ
ngữ tự
luận nghệ thuật
nhiên

You might also like