Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Vật Lí 7

Năm học 2021-2022


I. Lí thuyết
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng những cách nào ? Vật nhiễm điện có những khả năng
gì?
Câu 2: Có mấy loại điện tích ? Nêu sự tương tác giữa các loại điện tích ?
Câu 3: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ? Khi nào vật nhiễm điện âm? Khi nào vật nhiễm điện
dương?
Câu4: Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên 1 số nguồn điện thường dùng.
Câu5: Thế nào là chất dẫn điện, chât cách điện? Lấy VD. Thế nào là electron tự do trong kim
loại?
Câu 6: Dòng điện là gì ? Thế nào là dòng điện trong kim loại ? Nêu qui ước chiều dòng điện
chạy trong mạch kín?
Câu7: Dòng điện gây ra những tác dụng gì? Nêu ứng dụng của từng tác dụng? Mỗi tác dụng hãy
lấy ví dụ.
II/ Bài tập Vận dụng
Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
A. Đinamô lắp ở xe đap. B. Bóng đèn điện đang sáng.
C. Ăc quy. D. Pin.
Câu 2: Nối 2 cực của một ắc quy bằng một dây nhựa thì thấy không có dòng điện chạy qua
dây. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Dây nhựa luôn trung hoà về điện
B. Trong dây nhựa không có êlectron tự do.
C. Trong dây nhựa không có điện tích.
D. Trong dây nhựa không có hạt nhân chuyển động tự do.
Câu 3: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. dịch chuyển của các electron.
B. từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
C. chuyển dời có hướng của các điện tích.
D. từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 4: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách:
A. cho chạm vào nam châm. B. cọ xát vật
C. nhúng vật vào nước nóng. D. hơ vật trên lửa
Câu 5: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang
điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electrôn. C. Mất bớt electrôn.
B. Mất bớt điện tích dương. D. Nhận thêm điện tích dương
Câu 6: Các vật nào sau đây không có các êlectrôn tự do:
A. dây nhôm B. dây đồng C. dây thép D. dây nhựa
Câu 7: Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:
A. đẩy nhau B. hút nhau
C. có lúc đẩy; lúc hút D. không đẩy; không hút
Câu 8: Hạt nhân mang điện tích:
A. không mang điện B. cả hai loại diện tích C. âm D. dương
Câu 9: . Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau
B. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
C. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau
D. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)
Câu 10: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
A. Than chì. B. Nhựa. C. Gỗ khô. D. Cao su.
Câu 11: Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần mặt kính bằng khăn bông khô thì mặt kính
càng dính nhiều bụi vải?
Câu 12 : Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và vẽ chiều dòng điện, trong trường hợp sau:
Hai pin mắc liên tiếp, một bóng đèn Đ 1, một khoá K1 và một số dây dẫn. Sao cho khi K1 đóng
đèn Đ1 sáng.
Câu 13: Cho thước nhựa cọ xát mảnh vải khô. Sau khi cọ xát mảnh vải và thước mang điện
tích gì? Vật nào nhận e, vật nào mất e? Đưa thước nhựa lại gần quả cầu bấc có hiện tượng gì
xảy ra ? vì sao?
Câu 14 : Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C
hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?
Câu 15 : a. Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích
(+ hay -) vào vật chưa ghi dấu?

b. Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b


nhận thêm electron, vật nào mất bớt
electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật
nào nhiễm điện

Câu 17: Cho thanh thủy tinh cọ xát mảnh lụa. Sau khi cọ xát mảnh lụa và thanh thủy tinh
mang điện tích gì? Đưa thước thanh thủy tinh lại chạm vào quả cầu bấc có hiện tượng gì xảy
ra ? vì sao?

You might also like