triết soạn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề: Anh (chị) hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản rút ra từ mối quan

hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức. Theo anh (chị) sai lầm của bệnh
chủ quan, duy ý chí là ở chỗ nào.
1. Định nghĩa
- Bệnh chủ quan duy ý chí là một tình trạng tâm lý mà người bệnh có lối
suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ
quan, không bám sát thực tế, không tuân theo quy luật khách quan,
không coi trọng thực tiễn, không lấy thực tiễn làm cơ sở cho lý luận.
(Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai
trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí,
xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình
cách mạng thay thế cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Đây là lối suy
nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan;
thể hiện rõ trong khi định ra những chủ trương, chính sách và lựa chọn
phương pháp tổ chức họat động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo
tưởng, chủ quan. Ví dụ như : mục tiêu đặt ra quá cao, biện pháp không
có tính khả thi .v.v. Ngòai ra bệnh chủ quan duy ý chí còn do nguồn gốc
lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ chế
quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của căn bệnh này.)
- Một số biểu hiện phổ biến của bệnh này:
1. Lối suy nghĩ và hành động giản đơn: Người bệnh có xu hướng chỉ tập
trung vào một khía cạnh nhỏ của một vấn đề hoặc nhiệm vụ và không
xem xét được các khía cạnh phức tạp hoặc tổng quan của nó. Họ có thể
bỏ qua các thông tin quan trọng hoặc không thể nhìn thấy các giải pháp
khác nhau.
2. Nóng vội: Người bệnh thường hành động mà không suy nghĩ kỹ lưỡng
hoặc cân nhắc các hậu quả của hành động của mình. Họ có thể làm việc
ngay lập tức mà không suy xét và xác định các bước tiếp theo, dẫn đến
quyết định không cân nhắc.
3. Bắt thực tế chạy theo ý chí: Người bệnh có xu hướng phụ thuộc vào ý
chí của họ mà không đánh giá chính xác hoặc mở rộng kiến thức thực tế.
Họ không muốn chấp nhận hoặc chưa sẵn lòng chấp nhận các ý kiến
khác và dễ dàng trở thành người cứng đầu hoặc bất linh.

2. Sai lầm
- Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy
vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí.
Chủ nghĩa chủ quan chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò
của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn hay
phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, của hiện thực
khách quan"
- Căn bệnh này xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan trong việc
nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn, người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan,
xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự
vận động và phát triển.
(Chúng ta đã biết theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa vật chất và
ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của
vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại
của ý thức đối với vật chất. Vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý
thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và
xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không thể có
ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật. Tuy nhiên, mặc dù do
vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối.
Sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ
động chứ không thụ động máy móc nguyên si, vì vậy nó có tác động trở
lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Tuy
vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất
định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật
chất)
- Nếu vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội để xem xét thì rõ ràng, bệnh chủ quan duy ý chí là kết
quả nếu không nói là tất cả của những điều kiện sinh hoạt vật chất - xã
hội, cụ thể là của trình độ phát triển thấp kém về kinh tế. Đó chính là
nguyên nhân của những nguyên nhân sau:
+ Sự yếu kém về trình độ văn hoá, khoa học
(Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học
của chủ thể nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó,
người ta không thể có được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn
hoá, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu kém
về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và
phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí)
+ Ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường
xuyên chủ động nâng cạo năng lực tư duy lý luận (trong đó bao gồm cả
quá trình học tập lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn). Lênin đã gọi căn
bệnh này "là sự mù quáng chủ quan", là sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào
chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác. Về lý luận, bệnh chủ
quan duy ý chí có nhiều biến thể phức tạp và trở thành mầm mống cho
nhiều căn bệnh mới trong nhận thức. Song là một loại bệnh "ấu trĩ tả
khuynh" nên nó vẫn có khả năng được ngăn ngừa và loại bỏ.
+ Do tính bảo thủ hoặc vì lợi ích cá nhân nên chủ thể tìm cách che giấu
khuyết điểm, sai lầm chủ quan, tìm cách thuyết minh cho "sự sáng tạo
hợp quy luật" hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác, hoặc cho nguyên
nhân khách quan... Trong tình hình đó, thay cho việc tìm cách khắc phục
sai lầm thì có thể là thái độ thời ơ, chờ đợi sự may rủi... và do đó, sai lầm
càng trở nên nghiêm trọng.
3. Tác hại
Bệnh chủ quan duy ý chí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng
ngày của người mắc phải?
1. Khả năng đánh giá sai lầm: Người mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí
có xu hướng không nhận ra hoặc tồn tại sự tiểu nhân, như kỳ vọng
không thực tế hoặc đánh giá không chính xác về khả năng và năng lực
của bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự bất mãn và thất vọng khi
không đạt được mục tiêu.
2. Khó khăn trong quan hệ xã hội: Người mắc phải bệnh chủ quan duy ý
chí có thể thiếu khả năng đáp ứng và thích nghi với các môi trường xã
hội khác nhau. Họ có thể không đồng tình với ý kiến của người khác hoặc
không chấp nhận sự thay đổi, dẫn đến khó khăn trong quan hệ với người
khác.
3. Thiếu sự linh hoạt và sáng tạo: Bệnh chủ quan duy ý chí có thể làm
giảm sự linh hoạt và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. Họ có thể
không tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và không mở lòng để thay đổi
những quan điểm và phương pháp hiện tại.
4. Tự cảm thấy bị hạn chế: Bệnh chủ quan duy ý chí có thể khiến người
mắc phải cảm thấy bị hạn chế về khả năng và cơ hội của mình. Họ có xu
hướng tự hạn chế và không mở ra những cơ hội mới.
5. Ứng phó với căng thẳng: Người mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí có
thể gặp khó khăn trong việc ứng phó với căng thẳng hàng ngày. Họ có
thể không có các kỹ năng tự quản lý tốt và không nhìn thấy những cơ hội
để thay đổi hoặc giảm bớt căng thẳng.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã
mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ
quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra
những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến
việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền
sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới,
chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế
thận trọng và khoa học dẫn đường. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi
phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép
biện chứng duy vật.
Là căn bệnh không chỉ do yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ lý luận
mà còn là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu kéo dài, đến lượt
nó, bệnh chủ quan duy ý chí trở thành một trong những nguyên nhân
làm cho nền kinh tế bị đình đốn, sa sút. Do vậy, quá trình khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí phải là sự kết hợp giữa việc nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ lý luận, trong đó bao hàm cả việc nắm vững phép
biện chứng duy vật với việc đẩy mạnh đổi mới và phát triển kinh tế.
Chừng nào căn bệnh này chưa được khắc phục triệt để thì nó sẽ còn gắn
kết chặt chẽ với bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều làm cản trở sự phát
triển đất nước

You might also like