BÁO CÁO THỰC TẬP CSVCKT VŨ THUỲ TRANG LOGISTICS 1 K60

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ


BỘ MÔN VẬN TẢI & KINH TẾ ĐƯỜNG SẮT
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT


Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần Tiếp vận TLC

Sinh viên thực hiện: Vũ Thuỳ Trang

Mã sinh viên: 192144040

Lớp: Logistics 1 K60

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Quân

TS Nguyễn Thị Hoài An

Hà Nội, tháng 04/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
BỘ MÔN VẬN TẢI & KINH TẾ ĐƯỜNG SẮT
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT


Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần Tiếp vận TLC

Sinh viên thực hiện: Vũ Thuỳ Trang

Mã sinh viên: 192144040

Lớp: Logistics 1 K60

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Quân

TS Nguyễn Thị Hoài An

Hà Nội, tháng 04/2022


Lời cảm ơn
Để hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở vật chất và kĩ thuật trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong bộ môn Vận tải & kinh tế Đường sắt, khoa Vận tải – Kinh tế, trường
Đại Học Giao Thông Vận Tải lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê Quân và cô
Nguyễn Thị Hoài An, là những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành học
phần thực tập cơ sở vật chất và kĩ thuật.

Cháu/em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các anh chị phòng ban của công
ty cổ phần Tiếp vận TLC đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho cháu/em trong suốt
quá trình thực tập tại công ty.

Em xin cảm ơn anh Nguyễn Quang Minh – nhân viên phòng điều hành vận tải công ty
cổ phần Tiếp vận TLC cùng các anh chị trong công ty đã hướng dẫn cẩn thận và cung cấp
những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập cở sở vật chất này.

Đồng thời em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cơ hội được thực tập nơi mà em
mong muốn, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô
giáo đã giảng dạy. Qua kỳ thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích từ đó có
thể giúp ích cho công việc sau này của bản thân.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ bộ môn
cũng như quý công ty.

Cuối cùng em kinh chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty cổ phần Tiếp vận
TLC luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Sinh viên

Vũ Thuỳ Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty TLC: Công ty cổ phần Tiếp vận TLC

SV: Sinh viên

NV: Nhân viên

TP: Thành phố

ĐNA: Đông Nam Á

HH: Hàng hoá

KH: Khách hàng

XK: Xuất khẩu

NK: Nhập khẩu

POD: Biển bản giao nhận hàng (Proof of cargo receipt)

CDF: Tờ khai hải quan (Customs declaration form)


ATA: Mô tả thời gian lô hàng đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển (Actual Time
of Arrival)
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Hiện trạng cơ sở hạ tầng đường bộ 2020 – 2021

Bảng 2: Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam

Bảng 3. Tài sản cố định của công ty TLC

Bảng 4: Số lượng và mức tiêu hao nhiên liệu phương tiện vận tải của công ty TLC

Bảng 5: Thông tin xe tải của công ty TLC

Bảng 6: Thông tin xe container của công ty TLC

Bảng 7. Cơ cấu ban giám đốc công ty TLC

Bảng 8. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại các phòng ban của công ty TLC

Bảng 9. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2020

Bảng 10. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2021

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức phòng ban tại công ty TLC

Sơ đồ 2: Quy trình trước khi chuyển tải hàng hoá tại cửa khẩu Hữu Nghị

Sơ đồ 3. Quy trình sau khi chuyển tải hàng hoá tại cửa khẩu Hữu Nghị
Mục lục
Mở đầu................................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần Tiếp vận TLC..............................................3
1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Tiếp vận TLC........................................................3
1.2. Dịch vụ Logistics của công ty cổ phần Tiếp vận TLC.........................................5
1.2.1. Vận chuyển liên vận Quốc tế.............................................................................5
1.2.2. Vận tải nội địa....................................................................................................9
1.2.3. Hàng dự án, hàng siêu trường – siêu trọng.......................................................10
1.2.4. Đại lý Hải quan, dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu......................................10
1.3. Lợi thế cạnh tranh của công ty TLC...................................................................10
Chương 2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực tại công ty cổ phần Tiếp vận
TLC...................................................................................................................................12
2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty TLC..........................................12
2.1.1. Thiết bị văn phòng............................................................................................13
2.1.2. Phương tiện vận tải...........................................................................................13
2.2. Hiện trạng nhân lực tại công ty TLC..................................................................16
2.2.1. Ban giám đốc công ty.......................................................................................16
2.2.2. Các bộ phận trong công ty................................................................................17
Chương 3. Kết quả sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.......24
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TLC..................................................24
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Tiếp vận TLC..............................27
Chương 4. Một số quy trình nghiệp vụ tổ chức logistics cơ bản tại công ty...............29
4.1. Quy trình hoạt động cho các dịch vụ xuyên biên giới giữa TLC và khách hàng
........................................................................................................................................29
4.2. Quy trình giao nhận hàng container...................................................................30
4.2.1. Hàng nhận nguyên container nguyên chì (cẩu container)................................30
4.2.2. Hàng nhận kiểm đếm sang tải..........................................................................32
4.3. Quy trình làm hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị.......................................................35
Kết luận.............................................................................................................................38
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................39
Mở đầu
Môn học thực tập cơ sở vật chất và kĩ thuật nhằm giúp cho SV chuyên ngành logistics,
ngành Khai thác vận tải:

- Gắn kết chặt chẽ những kiến thức đã học trên giảng đường với hoạt động thực tiễn.

- Hình thành kỹ năng tự nghiên cứu tìm hiểu; rèn luyện kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc,
kỹ năng làm việc nhóm, viết báo cáo, kỹ năng giải quyết tình huống

- Hiểu được thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị kỹ ngành logistics: đầu
mối logistics; phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động xếp dỡ, vận tải, kho bãi;
ứng dụng công nghệ trong ngành logistics…

- Tìm hiểu đặc điểm môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động của đơn vị thực tập:
Lịch sử hình thành và phát triển, thông tin và các dịch vụ của công ty; Đặc điểm cơ sở vật
chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động logistics của đơn vị; Mô hình tổ chức quản
lý, chức năng nhiệm vụ các phòng ban và các vị trí công việc cơ bản; Hiện trạng nhân lực
của đơn vị; Kết quả sản xuất kinh doanh gần đây; Định hướng phát triển doanh nghiệp.

- Hiểu được và vận dụng được một số quy trình nghiệp vụ logistics cơ bản: tổ chức vận
tải hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo các phương thức đường biển, đường
hàng không, đường bộ; thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…

Với nguyện vọng sau khi tốt nghiệp được làm việc trong ngành logistics, nên em
đã chủ động đề xuất và được các thầy, cô tạo điều kiện đi thực tập tại một công ty dịch vụ
logistics, cụ thể:

- Tên đơn vị thực tập: Công ty cổ phần Tiếp Vận TLC

- Thời gian thực tập: từ 18/04/2022 đến 01/05/2022

Trong thời gian thực tập, em đã được tìm hiểu tổng quan về công ty, thực hành quy trình
một số nghiệp vụ logistics.

Cuối đợt thực tập em đã làm Báo cáo thực tập. Kết cấu báo cáo thực tập bao gồm:

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần Tiếp vận TLC

1
Chương 2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực tại công ty cổ phần Tiếp vận TLC

Chương 3. Kết quả sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty

Chương 4: Một số quy trình nghiệp vụ tổ chức logistics cơ bản tại công ty

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

2
Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần Tiếp vận TLC
1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Tiếp vận TLC
Công ty cổ phần Tiếp vận TLC (TLC Logistics Joint Stock Company) hoạt động
trong lĩnh vực logistics: Vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, đại lý hải quan, dịch
vụ hậu cần và kho bãi.

Tính đến năm 2019 TLC đã mở rộng mạng lưới hoạt động với các văn phòng đại
diện khắp cả nước, nhân sự trên 50 người, với trên 40 đầu xe vận chuyển các loại. Từ khi
thành lập đến nay công ty đã không ngừng phát triển và trở thành đối tác tin cậy của
nhiều công ty trong và ngoài nước, đặc biệt là khu vực Trung Quốc, ASEAN.

- Thông tin về công ty:

 Tên công ty: Công ty cổ phần Tiếp vận TLC


 Ngày thành lập: 25/03/2015
 Vốn điều lệ: 9 tỷ đồng
 Văn phòng đại diện: Số 352 Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân,
Hà Nội.
 Văn phòng Lạng Sơn: Tầng 2, Toà nhà HTX Hữu Nghị, cửa khẩu Hữu Nghị, TT
Đồng Đăng, Lạng Sơn
 Điện thoại: (+84-4) 36 291 291
 Fax: (+84-4) 32 292 292

3
- Tầm nhìn: Hướng đến trở thành công ty Logistics tích hợp cạnh tranh nhất tại Việt
Nam.

- Sứ mệnh: Xây dựng một công ty Logistics năng động lấy sự cải tiến để tối ưu hoá lợi
ích trong chuỗi cung ứng.

- Tinh thần: Hợp tác và lấy khách hàng làm trọng tâm.

- Key: Chân thành & Tin cậy & Cam kết & Trách nhiệm.

- Khách hàng chính:

(Nguồn: Công ty TLC)

- Cơ cấu tổ chức phòng ban tại công ty bao gồm:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức phòng ban tại công ty TLC

Tổng giám đốc

Phó tổng giám


đốc

Các phòng ban

Điều hành vận


Logistics sales Đội xe Kế toán
tải
4
1.2. Dịch vụ Logistics của công ty cổ phần Tiếp vận TLC
1.2.1. Vận chuyển liên vận Quốc tế
1.2.1.1. Vận chuyển Trung Quốc – Việt Nam

Ngoài thế mạnh tại cửa khẩu Hữu Nghị, TLC còn phát triển vận chuyển qua cửa
khẩu Móng Cái để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xuất – nhập khẩu hàng hoá của khách hàng.

5
Xuất – nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu Bằng Tường /
Hữu Nghị

(Nguồn: Công ty TLC)

Cửa khẩu Hữu Nghị là điểm đầu của Quốc lộ 1, thuộc tỉnh Lạng Sơn; nằm trên biên giới
Việt Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu được điều hành bởi Trung tâm Quản lý cửa khẩu Hữu
Nghị - Bảo Lâm thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đông Đăng – Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.

Tại cửa khẩu Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm
cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của cả hai nước.

=> Cửa khẩu Bằng Tường / Hữu Nghị là cửa khẩu vô cùng quan trọng, phát triển quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Xuất – nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu Đông Hưng /
Bắc Luân.

6
(Nguồn: Công ty TLC)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tại tại thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh. Cửa khẩu Móng Cái thông thương sang cửa khẩu quốc tế Đông Hưng
(Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc). Điểm nối giữa hai thành phố là Cầu Bắc Luân,
đây là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh

giới quốc gia.

- Các tuyến chính từ khu vực phía nam Trung Quốc:

 Thâm Quyến / Hồng Kong / Đông Quảng / Phật Sơn đi cửa khẩu Bằng Tường –
Hữu Nghị.
 Thâm Quyến / Hồng Kong / Đông Quảng / Phật Sơn đi cửa khẩu Đông Hưng –
Móng Cái.

- Các tuyến chính từ khu vực phía đông Trung Quốc:

 Thượng Hải / Nam Kinh / Tô Châu đi cửa khẩu Bằng Tường – Hữu Nghị.
 Thiên Tân / Thanh Đảo / Hà Bắc đi cửa khẩu Bằng Tường – Hữu Nghị.

1.2.1.2. Vận chuyển Trung Quốc – Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài /
Bavet

 Dịch vụ vận chuyển quá cảnh giữa Việt Nam – Campuchia:

7
 Vận chuyển từ cửa khẩu Hữu Nghị đi cửa khẩu Mộc Bài / Bavet.
 Vận chuyển từ cửa khẩu Mộc Bài / Bavet đi các địa điểm tại Campuchia.
 Làm hải quan quá cảnh tại Việt Nam và hải quan nhập khẩu Campuchia.
 Dịch vụ gia tăng khác: Nâng hạ, giấy phép nhập khẩu, …

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu đường bộ tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh
Tây Ninh; thông thương với Cửa khẩu quốc tế Bavet của Campuchia.

8
1.2.1.3. Vận chuyển Trung Quốc – Việt Nam – Lào – Thái Lan

- Vận chuyển Việt Nam – Lào: Qua cửa khẩu Cầu Treo, Chalo và Lao Bảo

- Vận chuyển Việt Nam – Lào – Thái: Qua cửa khẩu Cầu Treo – Vientiane / Sanvanakhet

1.2.2. Vận tải nội địa


- Các tuyến vận tải nội địa chính mà TLC đang cung cấp:

+ Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu Hữu Nghị đi các tỉnh phía Bắc.

+ Vận chuyển hàng hoá Bắc – Nam.

+ Vận chuyển hàng hoá từ Cảng Hải Phòng đi các tỉnh phía Bắc.

- Với đội ngũ xe lớn mạnh, khả năng đáp ứng việc chuyển tải cao:

+ Số lượng lớn các loại xe tải các loại từ 1.25T – 10T của TLC và các nhà thầu

+ Nhiều loại xe container, sơ mi rơ mooc có tải trọng từ 27 – 35T để vận chuyển hàng
quá khổ, quá tải.

=> TLC có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng, đúng hẹn và hiệu quả.

1.2.3. Hàng dự án, hàng siêu trường – siêu trọng


Vận chuyển hàng hoá Bắc – Nam và ngược lại bằng vận tải đa phương thức và đây
cũng là lợi thế của TLC dưới nền tảng đội container / đầu kéo và mạng lưới nhà thầu đa
dạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1.2.4. Đại lý Hải quan, dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu
- TLC thay mặt khách hang xử lý tất cả các chứng từ xuất – nhập khẩu hàng hoá.

- Tư vấn giúp khách hàng áp dụng thuế chính xác và tối ưu nhất.

- Thay mặt khách hàng nộp thuế nhập khẩu, VAT và các loại thuế khác.

- Làm thủ tục hải quan, kiểm hoá và nhận hàng nhanh chóng và hiệu quả.

- Thủ tục cho miễn thuế và hoàn thuế nhập khẩu.

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm thủ tục giấy tờ liên quan đến C/O, giấy chứng nhận của
bộ y tế, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật,…

9
- Các dịch vụ hải quan khác.

1.3. Lợi thế cạnh tranh của công ty TLC


- Hệ thống phương tiện vận tải bao gồm tất cả các loại xe tải và rơ mooc cũng như nhiều
loại máy kéo Container của TLC và nhà thầu phụ.

- Các loại xe thuộc sở hữu của TLC: Container 45FT, rơ mooc bóng hơi, rơ mooc lùn,
các loại xe tải.

- Khả năng vận chuyển hàng hoá lên đến hàng ngàn tấn mỗi ngày từ các trung tâm
logistics và nhà máy đến địa chỉ giao hàng trong thời gian cam kết.

- Bộ phần điều hành hợp lý và kịp thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Bộ phận xe tải và đầu kéo được giám sát bới hệ thống GPS, giá sát hàng hoá qua
CCTV.

10
11
Chương 2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực tại công ty
cổ phần Tiếp vận TLC
2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty TLC
Bảng 3. Tài sản cố định của công ty TLC

STT Tài sản cố định Đơn vị Số lượng

1 Xe container Chiếc 20

2 Xe tải Chiếc 7

Trong đó:

+ Xe tải 10T 3

+ Xe tải 8T 3

+ Xe tải 5T 1

3 Điện thoại cố định Chiếc 3

4 Giá tài liệu cá nhân Chiếc 10

5 Tủ tài liệu chung Chiếc 3

6 Máy in Chiếc 4

7 Máy photocopy Chiếc 1

8 Máy fax Chiếc 1

9 Quạt, điều hóa nhiệt độ Chiếc 10

(Nguồn: Công ty TLC)

12
2.1.1. Thiết bị văn phòng
Thiết bị văn phòng là những thiết bị máy móc, các vật dụng cần thiết cho các hoạt
động hàng ngày và công việc trong lĩnh vực văn phòng. Lựa chọn thiết bị văn phòng phù
hợp sẽ giúp tăng hiệu quả và hứng thú trong công việc.

Tại văn phòng ở Hà Nội, công ty TLC đã trang bị đầy đủ những thiết bị, vật dụng
cho công việc của nhân viên như: máy tính máy in, máy photocopy, máy fax, tủ tài liệu,
… (số liệu cụ thể ở Bảng 3) => Từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả công việc.

2.1.2. Phương tiện vận tải


 Xe container
Bảng 4. Thông tin xe container của công ty TLC

(Nguồn: Công ty TLC)

Xe container của công ty là loại container 45FT. Đây là một trong những loại container
có kích thước lớn nhất trong tất cả container được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.

13
Container 45FT có không gian chứa hàng hoá rộng, độ bền cao và có thiết kế mang tính chuyên
dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau.

(bóng hơi) (nhíp)

Bóng hơi để giảm sóc cho xe Nhíp: giúp tải trọng của xe tốt hơn

 Xe tải

(Nguồn: Công ty TLC)

14
Hiện tại công ty đang có 7 xe tải của dòng xe Dongfeng và Thaco. Xe tải 10 tấn, 8
tấn, 5 tấn là các dòng xe thuộc phân khúc tải trọng lớn, vừa giúp khách hàng vận
chuyển hàng hoá nặng, cồng kềnh mà các dòng xe tải nhỏ không đủ diện tích cùng sự
chắc chắn để vận chuyển.

+ Xe tải 10 tấn Dongfeng là dòng xe tải 2 chân có công thức bánh xe 4x2 đầu tiên có
tại nước ta. Cabin được nhà sản xuất chuyển đổi sang loại cabin có thẩm mỹ cao hơn
trước do nhu cầu thị hiếu của khách hàng tăng. Xe Donfeng chiếm được ưu thế về mặt
tải trọng hàng so với một số loại xe tải 10 tấn khác trong cùng phân khúc.

+ Xe tải 5 tấn, 8 tấn Thaco: Thaco sản xuất và lắp ráp, phân phối ra thị trường đa dạng
về phân khúc, chủng loại, tải trọng. Trong đó, xe 5 tấn là xe phân khúc tải trung, xe 10
tấn là phân khúc tải nặng.

Bảng 6. Số lượng và mức tiêu hao nhiên liệu phương tiện vận tải của công ty TLC

STT Phương tiện vận tải Số lượng Mức tiêu hao nhiên liệu (lít/100km)

1 Xe container 20 35

2 Xe tải 7

Trong đó:

+ Xe tải 10T 3 20

+ Xe tải 8T 3 18

+ Xe tải 5T 1 15

(Nguồn: Công ty TLC)

Mức tiêu hao nhiên liệu của xe trên được xây dựng căn cứ vào thực tế phát sinh như loại
xe, tình trạng xe, loại nhiên liệu, thời gian đã sử dụng, cung đường,…

15
2.2. Hiện trạng nhân lực tại công ty TLC
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức phòng ban

Tổng giám đốc

Phó tổng giám


đốc

Các phòng ban

Điều hành vận


Logistics sales Đội xe Kế toán
tải

2.2.1. Ban giám đốc công ty


Bảng 7. Cơ cấu ban giám đốc công ty TLC

STT Chức vụ Họ tên

1 Tổng giám đốc Ông Trần Bá Thế

2 Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Văn Truyền

(Nguồn: Công ty TLC)

Chức năng và nhiệm vụ:

 Tổng giám đốc sẽ điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
 Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành
công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao hoặc uỷ
quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về các công tác được giao.

16
2.2.2. Các bộ phận trong công ty
Bảng 8. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại các phòng ban của công ty TLC

STT Phòng ban Số lượng nhân sự

1 Logistics Sales 4

2 Điều hành vận tải 8

3 Đội xe 2

4 Kế toán 5

(Nguồn: Công ty TLC)

2.2.2.1. Phòng Logistics Sales

- Vị trí / chức danh: Nhân viên kinh doanh Logistics.

- Chức năng: Quản lý khách hàng, phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải & xuất nhập
khẩu.

- Nhiệm vụ chính:

+ Xây dựng phương án khai thác khách hàng có nhu cầu vận tải quốc tế bằng đường bộ
Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN.

+ Khai thác khách hàng có nhu cầu vận tải quốc tế bằng đường biển hoặc đường hàng
không.

+ Khai thác khách hàng có nhu cầu thông quan hàng hoá tại các khu công nghiệp.

+ Có nhiệm vụ xây dựng phương án kinh doanh vận tải, báo giá cho khách hàng.

+ Xây dựng các quy trình điều hành hàng hoá nhằm đảm bảo đúng cá phương án kinh
doanh.

+ Giám sát việc thực hiện Hợp đồng của bộ phận khách hàng.

+ Tổng hợp, phân tích và báo cáo số liệu kinh doanh hàng tháng.

- Quan hệ trong tổ chức:

+ Báo cáo cho: Ban giám đốc

17
+ Tương tác / phối hợp trong nội bộ: Phối hợp, hỗ trợ với phòng điều hành vận tải / kế
toán.

+ Quan hệ với các đơn vị / tổ chức bên ngoài: Các khách hàng của TLC, các nhà cung
cấp của TLC.

2.2.2.2. Phòng điều hành vận tải

- Vị trí / chức danh: Nhân viên điều hành vận tải

- Nhiệm vụ:

+ Điều hành kế hoạch vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng.

+ Giám sát việc thực hiện vận chuyển các lô hàng.

+ Giao dịch trao đổi thông tin kế hoạch, các sự cố với khách hàng.

+ Lập báo cáo hàng ngày/ tuần/ tháng theo qui định của công ty TLC.

+ Thực hiện việc chăm sóc khách hàng theo nhóm khách hàng đã được phân công.

+ Thực hiện các công việc theo yêu cầu của ban giám đốc.

2.2.2.3. Phòng Đội xe

a. Đội trưởng đội xe

- Đội trưởng đội xe cần có nhiệm vụ:

+ Quản lý lái xe, phương tiện của công ty.

+ Xây dựng phương án vận chuyển theo các tuyến cho hệ thống xe của TLC.

+ Tham gia xây dựng phương án điều hành vận tải cùng phòng điều hành.

+ Xây dựng phương án chi phí khoán cho lái xe và các quy định lái xe phải tuân thủ khi
tham gia giao thông, giao nhận hàng hoá.

- Quan hệ trong tổ chức:

+ Ban giám đốc:

 Nộp các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

18
 Đề xuất các giải pháp điều hành vận tải hàng hoá theo sự biến động chung của thị
trường.
 Cùng Ban giám đốc xây dựng phương án đầu tư phương tiện vận tải phù hợp; sát
hạch định ký lái xe và tuyển dụng lái xe mới.
 Phối hợp cùng Ban giám đốc đào tạo và hướng dẫn lái xe về các quy định của
pháp luật, các quy trình giao nhận hàng hoá.

+ Phòng điều hành vận tải: Phối hợp xây dựng các tuyến vận chuyển, lựa chọn phương
tiện theo kế hoạch của điều hành, kiểm soát phương tiện và lái xe cùng nhân viên điều
hành.

+ Phòng kế toán: Phối hợp kiểm soát và thu hồi chứng từ; theo dõi hoàn ứng công nợ,
chứng từ của nhân viên và lái xe

+ Phòng Logistics Sales:

 Phối kết hợp xây dựng giá vận chuyển chuyên tuyến trên cơ sở phương tiện vận
chuyển của công ty.
 Thu xếp và điều tiết phương tiện TLC vận chuyển các lô đầu cho các khách hàng
mới, được xác định là trọng điểm trong kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Quan hệ ngoài tổ chức:

+ Gara: Ký hợp đồng với các trạm bảo dưỡng, sửa chữa, các nhà thầu cung cấp nguyên
vật liệu phụ tùng có chất lượng, tin cậy và có hoá đơn VAT.

+ Bãi đỗ xe, trạng dừng nghỉ: Lập các Hợp đồng thuê bãi đỗ xe với các nhà thầu đảm bảo
an toàn cho phương tiện và lái xe.

+ Trạm xăng dầu: Lập hợp đồng với các trạm xăng dầu, xây dựng hệ thống cây xăng dầu
cho đội xe an toàn, thuận tiện theo các luồng tuyến vận chuyển.

+ GPS: Lập hợp đồng cung cấp dịch vụ GPS với Công ty Bình Anh hoặc đơn vị khác
(khi có yêu cầu từ Ban giám đốc).

+ Các cơ quan ban ngành:

 Làm việc với các trạm đăng kiểm theo lịch định kỳ của từng phương tiện, nhắc
nhở lái xe chú ý về thời hạn của sổ thông hành hoặc hộ chiếu.

19
 Làm việc với ngân hàng để lấy giấy lưu hành cho từng phương tiện.

b. Nhân viên mua hàng

Mua hàng là một phần của chiến lược công ty, bởi vì khả năng mua tốt để quyết
định sự thành công của các hoạt động khác. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu giá
mua đầu vào cao hơn giá bán ra hoặc không đảm bảo chất lượng, hiểu quả công việc

- Nhiệm vụ của NV mua hàng:

+ Xây dựng kế hoạch, báo giá, lập hợp đồng:

 Tìm kiếm, thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài
nước.
 Lấp kế hoạch, triển khai tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà thầu đảm bảo tiêu chí
cạnh tranh và phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu mở rộng / thay đổi kế hoạch,
nhu cầu mua công cụ, dụng cụ của công ty.
 Xây dựng, cung cấp biểu giá cước vận chuyển cho công ty.
 Lập hợp đồng với các trạm xăng dầu, xây dựng hệ thống cây xăng đầu cho đội xe
an toàn, thuận tiện theo các luồng tuyến vận chuyển.
 Tìm kiếm, ký kết các trạm bảo dưỡng, gara sửa chữa, các nhà thầu cung cấp
nguyên vật liệu phụ tùng có chất lượng, tin cậy và có hoá đơn VAT.

+ Tổng hợp dữ liệu và lập các báo cáo:

 Quản lý và cập nhật danh sách các nhà cung cấp chính / phụ và các nhà cung cấp
tiền năng.
 Gửi báo cáo danh sách nhà cung cấp định kỳ vào hàng tháng.
 Cập nhật thường xuyên biến động về giá cước đối với các tuyến vận chuyển, các
dịch vụ, công cụ, dụng cụ có phát sinh và định kỳ cuối hàng tháng.

+ Giám sát, kiểm tra:

 Giám sát việc thanh toán công nợ cho nhà thầy theo đúng cam kết. Có tổng hợp dữ
liệu và báo cáo.
 Giám sát việc phân bổ kế hoạch vận chuyển của điều hành cho các nhà thầu theo
đúng cam kết.

20
 Cùng kiểm soát phương tiện và lái xe với nhân viên điều hành. Cùng tham gia
triển khai, thực hiện tất cả dịch vụ các tuyến vận chuyển mới.
 Tiếp nhận ý kiến phản hồi của phòng điều hành về chất lượng cung ứng của nhà
thầu. Trao đổi lại với các nhà thầu, nhà cung ứng.

Trực tiếp trao đổi và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhà thầy và báo lại Ban giám đốc.

- Quan hệ với tổ chức

+ Ban giám đốc:

 Căn cứ theo tình hình thực tế và định hướng phát triển của công ty, lập kế hoạch
duy trì, phát triển các nhà cung cấp & cung ứng tiềm năng mới từng quý và cả
năm.
 Xây dựng phương án đầu tư phương tiện vận tải cùng ban giám đốc.

+ Phòng điều hành vận tải: NV mua hàng sẽ chịu trách nhiệm cùng phòng điều hành vận
tải đảm bảo đúng, đủ số lượng phương tiện theo kế hoạch đã đặt ra và đảm bảo về cả chất
lượng phương tiện vận tải, container cũng như lái xe.

+ Đội xe: NV mua hàng cung cấp danh mục các nhà cung ứng dụng cụ, công cụ, gara và
trạm xăng dầu cho đội xe.

+ Phòng kế toán:

 Cung cấp biểu giá cước vận tải, bảng chi phí mua công cụ, dụng cụ cho phòng kế
toán.
 Cùng với phòng kế toán kiểm soát biểu giá cước và việc thực hiện theo các cam
kết trong Hợp đồng, phụ lục hợp đồng với nhà thầy, nhà cung ứng.

+ Phòng Logistics Sales:

 NV mua hàng cung cấp cho phòng kinh doanh danh sách các nhà thầu phù hợp,
chất lượng, uy tín.
 Cùng xây dựng bảng giá cước vận chuyển khi có yêu cầu.

2.2.2.4. Phòng kế toán

Cũng tương tự như kế toán doanh nghiệp các ngành dịch vụ khác, kế toán doanh
nghiệp trong lĩnh vực logistics cũng thực hiện các nghiệp vụ chung. Điểm khác biệt lớn

21
nhất là do tính chất giao dịch với nước ngoài nên kế toán doanh nghiệp logistics cần sử
dụng các định khoản kế toán liên quan đến ngoại tệ.

- Nhiệm vụ của phòng kế toán:

+ Trong hoạt động vận tải: Cần theo dõi được doanh thu, chi phí và cả lãi lỗ trong từng
đầu xe.

+ Trong hoạt động sửa chữa bảo dưỡng: Theo dõi các khoản bảo dưỡng và chi phí của
những lần bảo dưỡng.

+ Trong hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Giám sát về doanh thu, giá vốn và cả
lãi lỗ ở trong từng phương tiện.

+ Trong giao nhận hàng hoá:

 Nhập lại các chứng từ quan trọng chi hộ vận tải và các chứng từ làm hàng
logistics.
 Nhập lại sổ theo dõi vận chuyển hàng hoá.

+ Một số nhiệm vụ khác:

 Lập sổ và theo dõi toàn bộ nội bộ kế toán trong công ty.


 Thực hiện nghiệp vụ kế toán chi phí: Tất cả các chi phí bao gồm chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí nhân viên, lái xe,… => Các chi phí được hình thành trong
doanh nghiệp đều phải được hạch toán và ghi chép vào sổ kế toán.
 Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp.
 Báo cáo thuế.

- Quan hệ trong tổ chức:

+ Ban giám đốc:

 Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về việc chế độ kế toán được thay đổi qua
từng thời kỳ của hoạt động kinh doanh => Lập kế hoạch chi tiêu đảm bảo phù hợp
với các quy định về định mức của doanh nghiệp để đạt được kết quả tốt nhất.
 Theo dõi và phản ánh sự vận động của nguồn vốn kinh doanh để cố vấn cho ban
giám đốc đưa ra những đề xuất hiệu quả nhất.

22
+ Phòng điều hành vận tải: Theo dõi hoàn ứng công nợ, chứng từ của nhân viên và lái xe;
phối hợp kiểm soát và thu hồi chứng từ vận tải.

+ Đội xe: Phòng kế toán cùng với phòng đội xe kiểm soát biểu giá cước và việc thực hiện
theo các cam kết trong Hợp đồng, phụ lục hợp đồng với nhà thầy, nhà cung ứng.

- Quan hệ ngoài tổ chức:

+ Liên hệ ngân hàng về các khoản vay vốn của công ty, trả lãi.

+ Liên hệ khách hàng để thu tiền công nợ.

23
Chương 3. Kết quả sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển
của công ty
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TLC
Mục đích chính của các doanh nghiệp kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận nhất
có thể để nguồn vốn của doanh nghiệp được tăng lên. Vì đây là mục đích quan trọng nhất
của cả doanh nghiệp cũng như những người có quyền lợi liên quan, nên việc cung cấp
đầy đủ thông tin về tình hình kinh doanh là cần thiết.

Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ đánh giá được cụ thể
các chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện được, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan,
chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh
nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch cho tương lai của doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.

Giai đoạn 2019 – 2020: Doanh thu liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua. Năm
2020, doanh thu tăng trưởng 149,78 % so với năm 2019 (tương ứng 57.380.059.863
VND). Lợi nhuận cũng tăng cao so với năm 2019, tăng 145,66% tương ứng
57.340.109.750 VND.

Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2020 (Đơn vị tính: VND)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 115.156.958.816 172.504.140.281


dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0

3. Doanh thu thuần về bán hàng và 115.156.958.816 172.504.140.281


cung cấp dịch vụ (3 = 1 – 2)

4. Giá vốn hàng bán 111.195.912.087 165.644.624.511

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 3.961.046.729 6.859.515.770


cấp dịch vụ (5 = 3 - 4)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 120.100.352 152.978.750

7. Chi phí tài chính 358.302.075 470.362.738

24
Trong đó: Chi phí lãi vay 303.559.939 402.666.055

8. Chi phí quản lý kinh doanh 3.565.052.950 6.414.384.036

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 157.792.056 127.747.746


doanh (9 = 5 + 6 – 7 – 8)

10. Thu nhập khác

11. Chi phí khác 70.298.222 303.799

12. Lợi nhuận khác (12 = 10 – 11) (70.298.222) (303.799)

13. Tổng lợi nhuận trước thuế 87.493.834 127.443.947

14. Tổng lợi nhuận sau thế 69.995.067,2 101.955.157,6

(Nguồn: Công ty TLC)

Giai đoạn 2020 – 2021: Năm 2021 là một năm gặt hái nhiều thành công của công
ty, đây là năm doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong ba năm gần đây. So với năm 2020,
doanh thu năm 2021 tăng 112.610.410.600 VND, tương ứng tăng 165,22 %. Tuy chi phí
liên tục tăng, nhưng lợi nhuận thu được cũng không hề nhỏ. Lợi nhuận năm 2021 tăng
171,40 % so với năm 2020, tương ứng 90.996.115 VND.

Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2021 (Đơn vị tính: VND)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 172.504.140.281 284.951.357.952


dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0

3. Doanh thu thuần về bán hàng và 172.504.140.281 284.951.357.952


cung cấp dịch vụ (3 = 1- 2)

4. Giá vốn hàng bán 165.644.624.511 275.399.965.728

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 6.859.515.770 9.551.392.224


cung cấp dịch vụ (5 = 3 - 4)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 152.978.750 247.282.040

25
7. Chi phí tài chính 470.362.738 790.138.080

Trong đó: Chi phí lãi vay 402.666.055 623.303.244

8. Chi phí quản lý kinh doanh 6.414.384.036 8.793.181.379

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 127.747.746 215.354.805


doanh (9 = 5 + 6 – 7 – 8)

10. Thu nhập khác 68.889.639

11. Chi phí khác 303.799 65.804.382

12. Lợi nhuận khác (12 = 10 - 11) (303.799) 3.085.257

13. Tổng lợi nhuận trước thuế (13 = 9 127.443.947 218.440.062


+ 12)

14. Tổng lợi nhuận sau thuế 101.955.157,6 174.752.049,6

(Nguồn: Công ty TLC)

Các loại hàng hoá mà công ty thường xuyên vận chuyển là hàng dệt may, hàng
thiết bị điện tử,…

Bắt đầu từ tháng 6/2019, công ty TLC đã triển khai dự án hàng nông sản với mặt
hàng củ cải tươi được xuất khẩu sang Việt Nam. Với lợi thế đối với xe container lạnh,
công ty đã vận chuyển thành công các chuyển hàng thực phẩm với khối lượng 8 -10
tấn/xe. Chất lượng hàng hoá trong quá trình vận chuyển hay sang tải được đảm bảo: Hàng
thực phẩm không bị dập, nát sau khi được sang tải và đảm bảo độ tươi ngon.

(Nguồn: Công ty TLC)

26
Thế mạnh của công ty là vận chuyển nội địa; vận chuyển Việt Nam – Trung Quốc. Đầu
năm 2022, công ty gặp phải một số khó khăn trong vận chuyển Việt Nam – Trung Quốc
vì cửa khẩu Đông Luân – Móng Cái đóng, cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn hạn chế thông
biên hàng hoá. Nhưng vận chuyển nội địa vẫn rất phát triển, nên tuy gặp khó khăn nhưng
không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty.

3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Tiếp vận TLC
a. Duy trì các dịch vụ kinh doanh vận tải thế mạnh và phát triển các dịch vụ kinh
doanh vận tải tiềm năng

Công ty tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững và tập trung vào dịch vụ
vận tải cốt lõi của công ty, bên cạnh đó phát triển thêm dịch vụ mới để phù hợp với tình
hình phát triển của các thị trường. Thông qua việc khảo sát thị trường, các mục tiêu và kế
hoạch chủ yếu sẽ thực hiện trong năm 2022 là:

 Tiếp tục phát triển dịch vụ Vận tải nội địa: Vận tải nội địa luôn là dịch vụ thế
mạnh của công ty với phương tiện vận tải có sẵn, nhiều loại, nhiều kích cỡ (xe
container, xe tải,…) phù hợp với vận tải nội địa, phục vụ vận chuyển được nhiều
loại hàng hoá khác nhau.

Tháng 04/2022 vừa rồi, ban giám đốc của công ty đã đi vào TP. HCM khảo sát thị trường
để phát triển thế mạnh của công ty là vận chuyển Bắc Nam => Nhằm nâng cao thị phần
Công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải nội địa cho khách hàng.

 Vận chuyển Việt Nam – các nước ĐNA: Đây là dịch vụ kinh doanh mà công ty
đang hướng tới phát triển trong năm 2022, đặc biệt là vận chuyển sang Lào, Thái
Lan, Campuchia đang được công ty quan tâm và định hướng phát triển mạnh, vì
các thị trường này đang có nhiều tiềm năng mà công ty có thể khai thác.
 Xuất - nhập khẩu Trung Quốc – Việt Nam vẫn là dịch vụ thế mạnh của công ty,
nhưng do ảnh hưởng của đóng biên và hạn chế thông quan hàng hoá nên công ty
cũng đã ảnh hưởng ít nhiều => Bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Chính vì
thế, công ty vẫn duy trì dịch vụ xuất nhập khẩu Trung Quốc – Việt Nam, tuy nhiên
sẽ phát triển thêm cả các dịch vụ xuất nhập khẩu đi các nước khác, và đặc biệt
phát huy triệt để thế mạnh vận tải nội địa.

b. Chính sách đối với nhân viên

27
Chính sách nhân sự vô cùng quan trọng, nó tác động tới từng cá thể trong công ty,
ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người.

 Môi trường làm việc lý tưởng


TLC luôn muốn duy trì đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, có trình độ chuyên
môn cao để đáp ứng được mọi thách thức trong nền kinh tế thị trường. TLC đề cao giá trị
của nhân viên bằng việc cung cấp cho họ môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng vẫn
thoải mái và thân thiện; văn phòng làm việc khang trang, sạch sẽ, tạo cảm giác yên tâm
và tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên khi làm việc tại Công ty và khuyến khích nhân viên
cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, TLC chú trọng xây dựng tinh thần
đồng đội và tăng cường mối quan hệ giữa các đồng nghiệp thông qua các hoạt động
nhóm.

 Đào tạo và phát triển khả năng của nhân viên


Giúp nhân viên mới được tuyển dụng hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Đồng thời, hiểu rõ quy định, nội quy, văn hoá của công ty để nhanh chóng hoà nhập với
đồng nghiệp và nắm bắt công việc nhanh nhất.

TLC Luôn hỗ trợ nhân viên có tinh thần cầu tiến, tích cực học hỏi bổ sung kiến thức,
khuyền khích và cởi mở với những ý kiến đóng góp, ý tưởng mới. Bên cạnh đó, TLC
thực hiện đào tạo nghiệp vụ chuyên môn định kỳ hàng năm theo yêu cầu công việc đối
với từng vị trí làm việc và đào tạo nghiệp vụ nâng cao để phù hợp với định hướng phát
triển.

Công ty luôn quan tâm đào tạo cán bộ quản lý nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt để trở
thành cán bộ quản lý, lãnh đạo, phục vụ nhu cầu phát triển dài hạn của công ty.

 Chế độ lương, thưởng:


Được TLC xây dựng phù hợp với yêu cầu từng vị trí chức danh công việc và khả năng
đáp ứng công việc của nhân viên. Công ty có chế độ thưởng đối với nhân viên tạo hiệu
quả cao trong công việc. Ngoải ra, công ty còn có chế độ khen thương cuối năm nhằm ghi
nhận và động viên những tấm gương tốt.

 Chế độ phúc lợi và cá khoản phụ cấp, bổ sung khác:

28
Công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công
đoàn cho nhân viên theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó. TLC còn thực hiện các chế
độ phúc lợi như: Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp ngày lễ, tết, khám sức khoẻ định kỳ,….

29
Chương 4. Một số quy trình nghiệp vụ tổ chức logistics cơ bản tại
công ty
4.1. Quy trình hoạt động cho các dịch vụ xuyên biên giới giữa TLC và khách hàng

30
4.2. Quy trình giao nhận hàng container
4.2.1. Hàng nhận nguyên container nguyên chì (cẩu container)
 Kiểm tra vỏ container (phía ngoài container)
+ Kiểm tra số container / chì (seal), so sánh với chứng từ.

31
+ Kiểm tra gioăng cửa, trục, chốt, tay quay cửa container.

+ Kiểm tra trên mái, sườn, phía sau container

+ Yêu cầu ghi vào phiếu giao nhận container (EIR – Equipment Interchange Receipt) tình
trạng thực tế của container, đánh dấu các vị trí bất thường lên phiếu.

 Giám sát xếp dỡ / cẩu container

32
+ Nhắc nhở lái cẩu nâng / hạ container nhẹ nhàng, tránh sốc gây hỏng hàng hoặc hư hại
xe.

+ Đặt cửa container đúng hướng để có thể dỡ hàng thuận tiện.

+ Yêu cầu lái cẩu đặt container vào vị trí phù hợp: Giữa, đầu hoặc cuối mooc (Tuỳ loại
hàng, trọng tải, yêu cầu của chủ hàng…)

Đóng chốt gù trước khi vận chuyển

4.2.2. Hàng nhận kiểm đếm sang tải


 Kiểm tra vỏ container
- Kiểm tra phía ngoài container:

+ Kiểm tra số container / chì (seal), so sánh với chứng từ

+ Kiểm tra gioăng cửa, trục, chốt, tay quay cửa container.

+ Kiểm tra trên mái, sườn, phía sau container: Sử dụng cầu thang kiểm tra tại điểm nhận
container; kiểm tra xem có các vết thủng, móp méo, rỉ sét không?

- Kiểm tra bên trong container:

33
+ Kiểm tra sườn, mái, sàn container.

+ Vào trong container, đóng cửa kiểm tra xem có ánh sáng lọt vào không?

+ Đưa xe vào vị trí sang hàng: Kéo phanh tay / lốc kê & chèn lốp

 Kiểm tra vỏ container chứa hàng hoá, hàng hoá trước khi nhận hàng
 Kiểm tra tình trạng bên ngoài của từng kiện hàng
- Giám sát xếp / dỡ hàng hoá:

+ Kiểm đếm số lượng hàng hoá.

+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài từng kiện.

34
+ Chú ý xếp hàng đúng chiều mũi tên & các chỉ dẫn khác.

 Ký nhận biên bản bàn giao:


+ Đọc, kiểm tra kỹ nội dung biên bản giao hàng.

+ Ký xác nhận đúng tình trạng thực tế.

 Đóng cửa kẹp chì


 Vận chuyển, bảo quản hàng về đến điểm trả hàng. Khi đó:
+ Lái xe cẩn thận, tuân thủ luật giao thông, bảo quản hàng hoá.

+ Tuân thủ nội quy nơi trả hàng.

+ Giám sát xuống hàng.

+ Bàn giao giầy tờ, yêu cầu bên nhận hàng ký biển bản.

+ Yêu cầu bên nhận hàng xác nhận tình trạng vỏ container (nếu cần).

Khi xảy ra sự cố: Container bị móp, rách, biến dạng hoặc các dấu hiệu bất thường… lái
xe cần dừng xe thông báo cho: Nhân viên điều hành của TLC; nhân viên đội xe.

Giao nộp chứng từ về công ty đúng hạn: Với mỗi loại hàng, nhân viên điều hành hoặc
nhân viên hiện trường sẽ yêu cầu cụ thể về thời gian phải giao nộp chứng từ.

Một số lưu ý khi chuyển tải hàng hoá:

35
+ Không được xếp dỡ, sang tải hàng hoá nếu điều kiện thời tiết xấu (mưa, bão…) có nguy
cơ ảnh hưởng đến hàng hoá, phương tiện.

+ Các sự cố bất thường phải thông báo ngay cho nhân viên điều hành TLC

4.3. Quy trình làm hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị
a. Bước 1: Nhận kế hoạch hàng (Transport schedule)

 Kiểm tra thông tin:


+ Số lượng xe cần giao nhận, làm hải quan.

+ Chi tiết dịch vụ: Cẩu container, hải quan, chuyển tải,…

+ Số xe, số điện thoại lái xe TLC và nhà thầu.

+ Thông tin về người liên hệ nhận và trả hàng.

+ Thông tin khác (nếu có)

 Chứng từ hàng hoá:


+ Hợp đồng (Contract)

+ Invoice

+ Packing list

+ Biên bản giao nhận (POD)

+ Tờ khai: Các thông tin trên tờ khai có giống chứng từ đi kèm.

b. Bước 2: Khớp nối phương tiện (Arrange truck / trailer)

Mua vé cổng, đóng lệ phí bến bãi và đăng ký cẩu / bốc xếp

+ Kiểm tra lại thông tin trên vé cổng: Viết về TLC hay khách hàng.

+ Kiểm tra lại mã số thuế.

+ Thống báo, hướng dẫn xe vào vị trí bến bãi để chuyển tải hàng.

c. Bước 3: Thực hiện chuyển tải hàng hoá

 Trước khi chuyển tải:

36
Sơ đồ 2: Quy trình trước khi chuyển tải hàng hoá tại cửa khẩu Hữu Nghị

 Trong quá trình chuyển tải:


+ Kiểm tra sơ bộ tình trạng hàng hoá, chụp ảnh hàng ngay sau khi mở cửa thùng xe, cửa
container.

+ Xe đã dừng hẳn và cục chèn vào bánh xe thì mới cho chuyển tải.

+ Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ hàng hoá.

+ Trong quá trình chuyển tải nếu có bất thường thì cho dừng lại và lập biên bản, chụp ảnh
báo về điều hành.

37
+ Xếp hàng theo đúng chiều ghi trên bao bì; xếp hàng nặng ở dưới và xếp hàng nhẹ ở
trên.

+ Kiểm tra xem hàng hoá có được chèn lót chắc chắn không.

+Trường hợp hàng không đầy thì xếp giật cấp và gia cố để tránh xô đổ hàng.

+ Nếu ghép hàng của nhiều chủ hàng khác trên một xe thì xếp theo kiểu LIFO: Hàng trả
sau xếp vào trước, phía bên trong, hàng trả trước xếp sau, xếp ngoài cùng.

 Sau chuyển tải hàng:


Sơ đồ 3. Quy trình sau khi chuyển tải hàng hoá tại cửa khẩu Hữu Nghị

38
Kết luận
Thời gian thực tập hai tuần dù ngắn ngủi, nhưng là cơ hội để em tiếp cận thực tế, tiếp cận
với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là cơ hội để em tìm hiểu và hiểu rõ hơn về
ngành học mà mình đang theo đuổi, hiểu được một số quy trình nghiệp vụ logistics, biết
bản thân yếu kỹ năng gì, cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai.
Ngoài ra, thời gian này cũng là cơ hội rất lớn để em được học hỏi, trau dồi những kĩ năng
mềm như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết CV, kĩ năng làm báo
cáo…không chỉ có học trên sách vở, mà còn cần phải luỵện tập trên thực tế thì mới có thể
nắm bắt rõ hơn về vấn đề.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian không có nhiều và kiến thức chuyên ngành
còn hạn hẹp nên trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em
rất mong nhận được sự nhận xét của các thầy/cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy/cô bộ môn Vận tải &
Kinh tế đường sắt đã tạo điều kiện, đặc biệt là thầy Lê Quân và cô Nguyễn Thị Hoài An
đã hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập này, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt
tình từ các cô/chú, anh/chị phía công ty cổ phần Tiếp vận TLC.
Em xin chân thành cảm ơn!

39
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Danh sách đội xe của công ty TLC

2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, năm 2020, năm 2021

3. Tài liệu về một số quy trình nghiệp vụ tại công ty TLC

40

You might also like