CSR - Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) và SDG - Sustainable Development Goals (Mục tiêu phát triển bền vững) đều liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu xã

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Thị Thảo Nguyên Huỳnh Ngô Như Bình

Liên Khuê Nhã Nguyễn Thị Bình

Phan Khánh Hiền Lê Hoàng Diễm My

1. Sự khác biệt giữa CSR và SDG?


CSR - Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) và SDG - Sustainable
Development Goals (Mục tiêu phát triển bền vững) đều liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu xã
hội và môi trường, nhưng chúng có những khác biệt quan trọng.
CSR là chính sách kinh doanh đóng góp tích cực vào các nguyên nhân xã hội. Doanh nghiệp không
chỉ tập trung vào việc theo đuổi lợi ích tiền tệ mà còn phải theo đuổi mối quan hệ hiệu quả với các bên
liên quan như nhà sản xuất chuỗi cung ứng, cổ đông, người lao động và nhân viên,... CSR thường
được hiểu là cách mà một công ty đạt được sự cân đối giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội
(“Triple-Bottom-Line-Approach”), đồng thời đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông và các bên liên
quan.
SDG là 17 mục tiêu phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc đưa ra vào năm 2015, với hy vọng rằng
“tất cả các quốc gia và mọi người trên thế giới” sẽ nỗ lực hướng tới những mục tiêu này. Những mục
tiêu này thường có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: các mục tiêu SDG cốt lõi được đề cập trong Thỏa
thuận Khí hậu Paris có liên quan đến hành động và tư duy về CSR và ESG. Do đó, xét về phạm vi bao
phủ, SDG là phạm vi rộng nhất trong ba mục tiêu. Trong 17 mục tiêu cốt lõi có 169 mục tiêu phụ.
SDG bao gồm các mục tiêu như không có nghèo đói, không có nạn đói, sức khỏe tốt và hạnh phúc,
giáo dục có chất lượng, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, năng lượng sạch và giá cả phải chăng,
cơ hội việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế, công nghiệp bền vững, cải thiện đổi mới và cơ sở hạ
tầng, giảm bất bình đẳng, thành phố bền vững và cộng đồng, sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm,
kiểm soát khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái biển và đất liền, hòa bình, công lý, thể chế vững mạnh và quan
hệ đối tác bền chặt để đạt được những mục tiêu này.
Vì vậy, trong khi CSR tập trung vào việc doanh nghiệp đóng góp vào các nguyên nhân xã hội, SDG
lại là một hướng dẫn toàn cầu cho sự phát triển bền vững.
2. Với một thương hiệu lớn như Vinamilk chính sách CSR và SDGs của họ như thế nào?
Vinamilk là một công ty lớn hàng đầu Việt Nam, họ luôn cần ý thức với cộng đồng để phát triển bền
vững. Họ nhận thức rằng thành công không chỉ đến từ lợi nhuận hàng năm, mà còn phản ánh ở việc
họ mang giá trị đến cho mọi người:
- Mặt phát triển bền vững (SDG): Vinamilk đã xác định rõ ràng hướng đi của mình: "Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ
tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ". Vinamilk đã xác định rõ ràng hướng đi của mình với kế hoạch
hành động tập trung vào Dinh dưỡng con người, Môi trường và năng lượng, Phát triển kinh tế địa
phương, Hỗ trợ Nhân viên & Phát triển Cộng đồng.

● Mặt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VINAMILK VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI
Vinamilk đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian vừa qua, trở thành một trong những
doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam và đang nỗ lực chinh phục thị trường quốc tế với mục tiêu trở
thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất toàn cầu. Và rõ ràng, sự phát triển của công ty luôn tỷ lệ
thuận với sự ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng của mình
đến xã hội cũng như những thách thức mà toàn xã hội đang đối mặt, Vinamilk xác định nguyên tắc
kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm với xã hội,
hướng đến phát triển bền vững. “Chúng tôi thực hiện trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan và
nỗ lực để mang lại ngày càng nhiều giá trị cho các bên liên quan của mình”.
ĐÓNG GÓP KINH TẾ
Vinamilk hiện là doanh nghiệp sữa duy nhất của Đông Nam Á nằm trong Top 40 thế giới về doanh
thu, là thương hiệu sữa có giá trị nhất Việt Nam và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu của tổ
chức Brand Finance. Không chỉ được xem là hình mẫu của một doanh nghiệp Nhà nước thành công
sau cổ phần hóa mà còn đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành sữa Việt Nam và khu vực,
Vinamilk luôn gắn liền với sự bền vững của cộng đồng và đất nước.
SỰ TIÊN PHONG MÔI TRƯỜNG
Giám đốc Điều hành Vinamilk cho biết, là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng những mô
hình sản xuất, chăn nuôi tiên tiến, Vinamilk đã từng bước cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất
theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và cân bằng phát thải.

3. Theo ý kiến của nhóm tại sao thương hiệu bánh bao Thọ Phát lại phát triển được đến bây
giờ? Hãy phân tích ba điều cơ bản của bánh bao Thọ Phát.
Chiến lược AAAA
Agile: Thường xuyên ra mắt sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng thị trường: bánh bao nhân chảy,
phô mai… Nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích ứng với thay đổi của thị trường:
bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,...
Adaptable: Sử dụng được cho nhiều mục đích khác nhau như bữa sáng, trưa, tối hoặc bữa ăn nhẹ. Kết
hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra nhiều món ăn: bánh bao hấp, nướng, kẹp,..
Aligned: Đảm bảo cân bằng giữa chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Cân bằng giữa lợi ích của doanh
nghiệp và lợi ích của khách hàng.
Architected : Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005, HACCP, quy trình sản xuất hiện
đại đảm bảo vệ sinh, có hệ thống phân phối rộng và đội ngũ marketing hiệu quả.
Chiến lược RRRR
Responsive : Nhanh chóng điều chỉnh sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing... để đáp ứng các thay
đổi của thị trường.
Resilient: Có khả năng thích ứng cao với các biến động của thị trường và vượt qua các khó khăn như
khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh...
Reliable: Thọ Phát khiến khách hàng yên tâm vì họ luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Relationship driven: Thọ Phát luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch
vụ và họ cũng có cho mình một lượng khách hàng trung thành nhất định.
⇒ Thọ Phát đã thực hiện các chiến lược AAAA và RRRR một cách hiệu quả nên họ đã gây dựng và
một thương hiệu phát triển bền vững với sự tin dùng của nhiều khách hàng.
Phân tích về tính bền vững của Thọ Phát dựa trên 3 điều cơ bản:
1) Economic Prosperity
Thọ Phát đã phát triển từ một tiệm bánh nhỏ thành một thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh bao tại
Việt Nam. Hơn 30 năm có mặt trên thị trường, họ tự tin khẳng định là nhà cung cấp hàng đầu về các
sản phẩm bánh bao, bánh giò, điểm tâm (há cảo, xíu mại…).; họ có hơn 4000 điểm bán hàng tại nhiều
tỉnh thành khắp cả nước, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới đóng gói.
2) Social Responsibility
Thọ Phát luôn đặt người tiêu dùng lên hàng đầu, đề cao sức khoẻ người tiêu dùng, nguyên liệu làm
bánh luôn được kiểm tra kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm; họ luôn nỗ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
3) Environmental Stewardship
- Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, quy trình sản xuất khép kín; Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận
về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP Codex) và vệ sinh an toàn thực phẩm (ISO 22000).

You might also like