Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Khái niệm từ Hán Việt


- Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc
Hán, được phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa
các yếu tố gốc Hán.
- Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là
những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào
hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật
ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ
Việt gốc Hán.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ
lệ cao, khoảng 70 phần trăm, 30 phần trăm còn lạilà từ Thuần
Việt.
Ví dụ: An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn
hoá,
V. Lỗi thường gặp trong sử dụng từ Hán Việt.
a. Lỗi về cấu tạo từ
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng
mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về
mặt âm thanh và cấu tạo từ đã được cộng đồng quy ước. Để tránh lỗi về
cấu tạo từ, cần tránh:
– Tự cải biến cấu tạo của từ
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu
hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý
thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ: Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu
như sau:
“Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ” Văn hoa
xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn tuy đảo vị trí
các âm tiết nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là
hình trang trí có tính đặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt,
khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa văn trên thổ cẩm của
người Thái; còn văn hoa có nghĩa “văn vẻ, hoa mĩ”, ví dụ như: lời lẽ
văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa văn sẽ
đúng hơn.
– Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép
Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ
mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được
cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Ví dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa
của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là “quyền tác giả”. hoặc
vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn,
pháp luật, quy định.Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành
theo kiểu lắp ghép và kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.
– Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.
Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo nhất định. Tuy
nhiên, khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.
- Ví dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.Tham quan là
một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán, tham có
hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh
khác nhau. Với nghĩa “tham gia”, tham có mặt trong các từ Hán
Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận… Với
nghĩa “tham khảo”, tham có mặt trong : tham bác, tham khảo,
tham quan, tham vấn… Trong tiếng Việt Nam
quan có nghĩa “xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh
nghiệm”. Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm
quan, vì thăm chỉ là “đến hỏi han, xem xét để biết tình hình”. Dùng
Thăm quan thay cho tham quan là sai.

– Nhầm lẫn các từ gần âm


bàn hoàn – bàng hoàng
bàng quang – bàng quan
b. Lỗi về nghĩa
Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán
Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng
đồng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng
nhiều con đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ
để sử dụng lại là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa
của từ dẫn đến sử dụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp.
- Ví dụ:Từ cứu cánh có nghĩa là “mục đích”, nhưng trên thực tế lại
có rất nhiều người dùng với nghĩa “cứu giúp”. Vì vậy, có cách
dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi.
Và cách dùng đó là sai.
c.Lỗi về phong cách:
Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc
biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong
cách ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách
ngôn ngữ chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
hoặcngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn
vì hai phong cách ngôn ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu
hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.
- Ví dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt
qua khó khăn.
Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
d. Lạm dụng từ Hán Việt:
Mặc dù từ Hán Việt là một lớp từ rất quan trọng, song không nên lạm
dụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này
khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc
hiểu nội dung văn bản.Chỉ dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt không có
hoặc không biểu đạt được ý nghĩa. Tránh dùng những từ Hán Việt cổ
hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa hoặc sai lệnh nội dung văn
bản.
- Ví dụ: Không nên dùng: Học hiệu đã triển khai nhiệm vụ năm học
mới mà nên dùng: Nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học
mới.

You might also like