Thực tập tốt nghiệp - Tìm hiểu về quy trình sản xuất hạt điều rang muối

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đơn vị thực tập : CTY TNHH MTV SẢN XUẤT


THƯƠNG MẠI TỨ LINH

Thời gian thực tập : 16/08/2021 – 07/11/2021

Người hướng dẫn : TẠ THỊ KHÁNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS.NGUYỄN QUỐC DUY

Sinh viên thực tập : NGÔ THỊ HOA

Mã số sinh viên : 1800002559

Lớp : 18DTP1A

Tp.HCM, tháng 3 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tìm hiểu về quy trình sản xuất hạt điều rang muối

Tên đơn vị thực tập : CÔNG TY TNHH MTV SẢN


XUẤT THƯƠNG MẠI TỨ LINH

Thời gian thực tập : 16/08/2021 – 07/11/2021

Người hướng dẫn : TẠ THỊ KHÁNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS.NGUYỄN QUỐC DUY

Sinh viên thực tập : NGÔ THỊ HOA

Mã số sinh viên : 1800002559

Lớp : 18DTP1A

Tp.HCM, tháng 3 năm 2022


LỜI NÓI ĐẦU

Với nền kinh tế ngày một đi lên của các nước hiện nay, xã hội ngày càng một phát
triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và nhu cầu về thực phẩm ngày
càng cao. Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người. Bên
cạnh các sản phẩm từ rau, củ, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại nước giải khát,…
mà chúng ta ăn uống hằng ngày. Trong thực đơn hằng ngày của họ đã có sự thay đổi,
họ bắt đầu chú ý đến những loại thực phẩm dạng hạt như: hạt điều, hạt óc chó, hạt
macca, hạt hạnh nhân,… Hạt có thành phần hóa học bao gồm các chất protein, chất
béo, vitamin, khoáng,…các chất trích ly trong hạt kích thích sự ngon miệng và kích
thích dịch vị tiêu hóa. Vì vậy hạt và các sản phẩm từ hạt có dinh dưỡng rất cao, độ sinh
năng lượng lớn. Như vậy, việc sản xuất hạt các sản phẩm từ hạt là một hướng đi đúng
và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của
Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Thấy được giá trị kinh tế của cây
điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến
cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại thương tổ
chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho
ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên thời kỳ
này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị
ép giá ở nước ngoài.

Trong bối cảnh nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước hiện nay thì các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi luôn phấn
đấu phát huy cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ, phù hợp và góp phần thúc đẩy, nâng
cao hiệu quả sản xuất, năng suất đến mức tối đa của doanh nghiệp.Vì lí do trên, em
nhận thấy được tầm quan trọng của quy trình sản xuất và thiết bị sản xuất chính là
quyết định sự tồn tại của đơn vị sản xuất. Do đó, em chọn đề tài “Tìm hiểu về quy
trình công nghệ sản xuất hạt điều rang muối” của Công Ty TNHH MTV Sản Xuất
Thương Mại Tứ Linh để làm báo cáo thực tập cho mình.

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này trước tiên em xin gửi đến các quý thầy, cô
giáo trường Đại Học Nguyễn Tất Thành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc
biệt, em xin gửi đến thầy Nguyễn Quốc Duy, cô Đặng Thanh Thủy – người đã tận tình
hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn và theo dõi sát sao chúng em trong quá trình đi thực
tập. Đồng thời, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty
TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại Tứ Linh cùng với các anh, chị nhân viên của công
ty đã tạo điều kiện tốt nhất, nhiệt tình hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp
đầy đủ các thông tin và kiến thức thực tiễn trong suốt quá trình thực tập.

Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, em đã có nhiều kinh nghiệm hơn
trong công việc nhưng vẫn không thể tránh khỏi các sai sót. Em rất mong sẽ tiếp tục
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của anh chị cũng như của ban lãnh đạo
công ty để em có thể hoàn thiện mình hơn trong tương lai.

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kỹ Thuật Thực Phẩm & Môi
Trường, ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương
Mại Tứ Linh luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Em xin chân thành cảm ơn!

ii
TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Hoa Mã số sinh viên: 1800002559

Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Lớp: 18DTP1A

1. Tên đề tài

TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU RANG MUỐI

2. Nhận xét

Về hình thức

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Về nội dung

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

3. Đánh giá

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thị Vân Linh ThS. Nguyễn Quốc Duy

iii
iv
NHẬT KÝ THỰC TẬP

Chữ ký người
Tuần Thời gian Nội dung thực tập hướng dẫn của
đơn vị thực tập
- Tham quan và tìm hiểu cách bố
trí các thiết bị trong phân
Từ 16/08/2021
1 xưởng
Đến 22/08/2021
- Tìm hiểu nội quy quy định của
công ty
Từ 23/08/2021 - Cùng công nhân xem và tìm hiểu
2
Đến 29/08/2021 quá trình nhập nguyên vật liệu
- Tiến hành thu nhận nguyên liệu
Từ 30/08/2021
3 đem phơi
Đến 05/09/2021
- Phân loại sàng cỡ hạt
Từ 06/09/2021
4 - Tiến hành hấp hạt điều
Đến 12/09/2021
- Tiến hành đứng máy chẻ tách
Từ 13/09/2021
5 nhân hạt điều và thu nhận hạt
Đến 19/09/2021
điều còn vỏ lụa
Từ 20/09/2021 - Sấy nhân điểu
6
Đến 26/09/2021 - Rang hạt điều
- Thành phẩm hạt điều rang muối
Từ 27/09/2021
7 - Đóng gói và dán nhãn in tem sản
Đến 03/10/2021
phẩm.
- Tiến hành thu nhận nguyên liệu
Từ 04/10/2021
8 đem phơi
Đến 10/10/2021
- Phân loại sàng cỡ hạt
Từ 11/10/2021
9 - Tiến hành hấp hạt điều
Đến 17/11/2021
10 Từ 18/10/2021 - Tiến hành đứng máy chẻ tách
Đến 24/10/2021 nhân hạt điều và thu nhận hạt

v
điều còn vỏ lụa
Từ 25/10/2021 - Sấy nhân điểu
11
Đến 31/10/2021 - Rang hạt điều
- Thành phẩm hạt điều rang muối
Từ 01/11/2021
12 - Đóng gói và dán nhãn in tem sản
Đến 07/11/2021
phẩm.

vi
Nhận xét của người hướng dẫn tại đơn vị thực tập:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thông tin liên hệ:

Họ và tên của người trực tiếp hướng dẫn: ........................................................................

Chức vụ: ...........................................................................................................................

Số điện thoại: ....................................................................................................................

Email: ...............................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022

Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Tạ Thị Khánh Dương Ngô Thị Hoa

vii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................iii

NHẬT KÝ THỰC TẬP.........................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH.......................................................................ix

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................1

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................1

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP...................2

1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................3

Chương 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ..............................................................4

2.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.......................................................................4

2.1.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ...............................................................4


2.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ............................................................5

2.2 MÔ TẢ NỘI DUNG THỰC TẬP..............................................................16

2.2.1 Bộ phận thực tập....................................................................................16


2.2.2 Mô tả công việc.....................................................................................16

2.3 KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC.....................18

2.3.1 Kiến thức...............................................................................................18


2.3.2 Kỹ năng..................................................................................................18
2.3.3 Kinh nghiệm..........................................................................................18

Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................19

3.1 KẾT LUẬN.................................................................................................19

3.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................21


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lí........................................................................................2

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất hạt điều rang muối....................................................4

Hình 2.2 Sân phơi hạt điều..............................................................................................6

Hình 2.3 Máy sàng phân loại..........................................................................................7

Hình 2.4 Sơ đồ công nhệ máy hấp..................................................................................8

Hình 2.5 Xe hấp..............................................................................................................8

Hình 2.6 Bàn đạp...........................................................................................................10

Hình 2.7 Bàn tách nhân.................................................................................................10

Hình 2.8 Sơ đồ công nghệ máy tách nhân thủ công......................................................10

Hình 2.9 Máy tách nhân tự động...................................................................................12

Hình 2.10 Xe gòng........................................................................................................13

Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lí hoạt động lò sấy................................................................13

Hình 2.12 Xe gòng trong lò sấy....................................................................................13

Hình 2.13 Máy rang hạt điều HX-25............................................................................15

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của hạt điều trong 28 gram...........................................15

Bảng 2.2 Thời gian làm việc.........................................................................................16


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Tên công ty: Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Tứ Linh

Tên tiếng anh: Tu Linh One Member Limited Liability Company

Chủ doanh nghiệp: Lê Thị Linh

Địa chỉ: QL14, Thôn 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Số điện thoại: 0974477977

Mã số thuế: 3801118746, Đăng ký & quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Bù Đăng

Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến và bảo quản rau quả

Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Tứ Linh thành lập năm 2016, là nhà
sản xuất hạt điều hàng đầu tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và trở thành một trong
những nhà xuất khẩu hạt điều uy tín trên thị trường quốc tế. Với các sản phẩm chính:

 Hạt điều thô, hạt điều tươi, hạt điều cỡ nhỏ, hạt điều cỡ vừa, hạt điều xuất
khẩu
 Hạt điều nhân trắng, hạt điều rang muối, hạt điều vỡ đôi

Tứ Linh hiện nay đang sở hữu một nhà máy hiện đại với quy mô và công suất 40
containers/ tháng

Với đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm vận hành nhà máy
và các chuyên viên xuất nhập khẩu và kinh doanh có năng lực cao, chúng tôi đã phát
triển mạnh mạng lưới khách hàng mua điều nhân và nhà cung cấp điều thô uy tín với
hơn 100 đối tác ở khắp các thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu (Hà Lan, Anh Quốc,
Đức…), Châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, HongKong, Sri Lanka, Indonesia,
Singapore, Philipine,…), và Châu Phi ( IVC, Ghana, Benin, Nigeria,...)

1
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Để thuận tiện cho việc điều hành, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty,
công ty thiết lập hệ thống quản lý tập trung nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lí

Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty có quyền quyết định và
điều hành mọi hoạt động của công ty.

Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, lập kế hoạch cụ thể sản xuất trực tiếp
quản lý và sử dụng các khoản chi phí.

Phòng tổ chức hành chính: Quản lý mọi mặt nhân sự biên chế cán bộ công nhân
viên toàn bộ công ty tham mưu trực tiếp cho phó giám đốc nội chính để điều động, bố
trí cán bộ công nhân viên cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty.

2
Phòng kế toán tổng hợp: Hạch toán các hoạt động của công ty, kiểm tra giám sát
các hoạt động tài chính kế toán của công ty, theo dõi biến động việc mua bán hàng hoá
và phụ trách chung phòng tổng hợp đó.

 Kế toán viên: Thanh toán kiêm tổ chức công tác, thi đua, nâng lương,…

 Thủ quỹ: kiêm đóng dấu, lưu trữ,…

Phòng vật tư: xây dựng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty, tổ chức sắp xếp
bảo quản kho vật tư nguyên liệu tránh tình trạng thiếu ảnh hưởng đến sản xuất, tránh
thất thoát hư hỏng.

1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Hiện nay, công ty Tứ Linh đang hướng đến cả thị trường Châu Âu. Trong nước,
sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành và trở thành thương hiệu
quen thuộc đối với tiêu dùng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã
xây dựng nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại tại đạt chuẩn Châu Âu.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến
việc quản lý nói chung và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Từ khi đưa
nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín.
Nhưng công suất đang còn ở mức khiêm tốn. Chế biến sản phẩm sau nhân điều (nhân
điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, nhiều cơ sở
chế biến gia công nhỏ lẽ làm chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
cao, gian lận thương mại trong sản xuất điều còn phổ biến, mặc dù ở vùng trung tâm
sản xuất điều chưa có nhà máy, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu của mình, chưa
có cam kết nào với người sản xuất nên còn bị động về nguyên liệu, an toàn thực phẩm
và bị cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh dẫn đến cạnh tranh mua bán,
cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại không nhỏ tới người sản xuất và uy tín
doanh nghiệp trong tỉnh.

3
Chương 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

2.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

2.1.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất hạt điều rang muối

4
2.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Quy trình tổ chức sản xuất của công ty là một quy trình khép kín, chia làm nhiều
công đoạn:

Nguyên liệu (hạt điều thô) được vận chuyển về công ty sau đó phơi khô chuyển về
kho và bảo quản, nguyên liệu này được sau hấp sau đó mới đưa vào các sàng phân cỡ
để phân nguyên liệu thành 5 loại A1, A2, B, C, D (trong giai đoạn này hạt điều vẫn
còn nguyên vỏ cứng) sau đó chuyển tất cả qua khâu cắt tách lấy nhân hạt điều.

Tại đây hạt điều được tách vỏ cứng ra thu được phần nhân bên trong, sau đó
chuyển nhân đến bộ phận sấy để làm khô. Rang hạt điều đây là bước quan trọng nhất,
hạt điều được cho vào lò rang củi với thời gian và lượng muối phù hợp.

Công đoạn cuối cùng là đóng gói. Tại đây, hạt điều từ khâu phân loại đưa đến để
đóng gói, đóng thùng và sau đó xuất kho

2.1.2.1 Quá trình phơi khô

Mục đích: Chuẩn bị

Quá trình phơi khô nhằm mục đích chuẩn bị cho quá trình phân loại cỡ hạt và các
công đoạn tiếp theo. Việc phơi nắng này là để hạt điều tươi không bị ẩm mốc trong
quá trình lưu kho cũng như để hạn chế bể trong quá trình chẻ hạt điều. Phơi khô đến
khi độ ẩm chỉ còn 12 %.

Hình 2.3 Sân phơi hạt điều

5
Biến đổi: Trong quá trình phơi khô hạt điều, quá trình bốc hơi nước diễn ra với tốc
độ rất nhanh vì diện tích mặt sân phơi rộng.

2.1.2.2 Quá trình phân loại cỡ hạt (sàng cỡ)

Mục đích: Chuẩn bị

 Phân cỡ hạt: Hạt điều thô được nạp vào bồn chứa nguyên liệu của máy
sàng, tại đây máy nhận hàng thông qua gầu tải cấp liệu đưa vào các lồng
sàng có cấu tạo hình trụ với các lỗ sàng khác nhau. Phân cỡ hạt có một ý
nghĩa nhất định trong việc sàng lọc sơ bộ hạt Điều theo các cỡ A, A1, B,
C, D…để tiện cho việc cắt tách và loại bỏ tạp chất như đất, đá, rác… lẫn
trong Điều.

Biến đổi: Trong quá trình phân loại cỡ hạt (sàng cỡ), biến đổi quan trọng nhất là
hàm lượng tạp chất giảm. Nguyên liệu hạt điều sẽ đồng đều hơn về kích thước lẫn tỷ
trọng. Các biến đổi khác không đáng kể.

Hình 2.4 Máy sàng phân loại. Các bộ phận chính: 1. Băng tải gàu, 2. Sàng A1, A2, B, C, D,
3. Máng hứng.

Nguyên lí hoạt động của máy cũng rất đơn giản.

6
Công nhân điều khiển máy có trách nhiệm đổ nguyên liệu sau khi hấp vào máng.
Nguyên liệu sẽ được đưa vào lồng phân loại bằng băng tải gàu, nguyên liệu sẽ chạy từ
sàng có kích cỡ nhỏ nhất là D, hạt điều nào rơi qua lỗ trên sàng D (d = 16mm) gọi là
loại D, những hạt điều không rơi qua lỗ ở sàng D sẽ chuyển qua sàng C (d = 18mm),
lần lượt cứ như vậy những hạt lớn hơn sẽ đi qua sàng B(d = 20 mm), A2(d = 21 mm),
hạt có kích cỡ lớn hơn lỗ sàng d = 22 mm gọi là loại A1.

2.1.2.3 Quá trình hấp hơi nước

Mục đích:

 Chuẩn bị: Chuẩn bị cho quá trình chẻ tách nhân và các công đoạn tiếp theo.
 Chế biến: Mục đích của việc hấp hạt điều là nhờ hơi nóng làm cho vỏ cứng
của hạt điều mềm hơn, ít mủ và tách biệt khỏi nhân trắng bên trong. Từ đó,
khi đem đi chẻ, một mặt sẽ giúp vỏ cứng dễ vỡ ra, mặt khác nhân sẽ dễ
bung ra khỏi vỏ cứng hơn, giúp cho quá lọc nhân và vỏ sau này sẽ dễ xử lý
hơn.

Biến đổi:

Thiết bị dùng để hấp hạt điều khô là máy hấp bằng hơi nước. Nguyên liệu dùng để
đốt là gỗ.

7
Hình 2.5 Sơ đồ công nhệ máy hấp. Các bộ phận chính: 1. Buồng hấp, 2. Xe hấp, 3. Ông dẫn
hơi, 4. Buồng đốt hơi nước, 5. Thải hơi nước ngưng tụ, 6. Thải khói, 7. Thải bụi.

Hình 2.6 Xe hấp

Nguyên lí hoạt động của máy hấp hạt điều này tương đối đơn giản.

Nguyên liệu được chứa trong xe xung quanh là những lỗ nhỏ bán kính 0.5 cm.
Một buồng hấp như thế này, chứa được 1 lần 2 xe, và mỗi lần hấp được khoảng 350-
400 kg nguyên liệu khô. Nước khi đun sẽ bốc hơi, hơi nóng được dẫn vào buồng hấp
bằng một ống thép có D = 42mm. Ông sau khi vào buồng sẽ được chia làm 2 ống chạy
song song và nằm ngang trong buồng hấp. Do thiết kế ống có nhiều lỗ nhỏ nên hơi
nóng được phun đều lên 2 xe chứa nguyên liệu. Phần nước ngưng tụ sẽ rơi xuống một
cái rãnh bên dưới chân buồng hấp và chảy ra ngoài. Một lần hấp như vậy kéo dài
khoảng 40-45 phút.

2.1.2.4 Quá trình chẻ tách vỏ ( tách nhân)

Mục đích:

 Chuẩn bị: Chuẩn bị cho quá trình xử lý dầu và các công đoạn tiếp theo.
 Chế biến: Chẻ hay còn gọi là cắt tách nhân là quá trình lấy nhân trắng ra
khỏi vỏ cứng. Quá trình này có thể được thực hiện bằng máy chẻ hoặc thủ
công, nhưng hiện nay nhiều cơ sở chẻ điều đã đầu tư cho mình nhiều dàn
máy chẻ để nâng cao năng suất chẻ hơn. Chẻ bằng tay hay bằng máy gì thì
người chẻ cũng phải hết sức tỉ mỉ để dao không cắt phạm vào phần nhân
trắng bên trong, hạn chế dơ, bể, cấn lưng hạt nhân. Mỗi kích thước hạt điều
thì tương ứng với 1 khung dao nhất định.

8
Biến đổi:

Khi công ty mới thành lập, cơ sở vật chất còn yếu kém, công đoạn tách nhân này
được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Nhưng bây giờ, kĩ thuật tiến bộ hơn nên
người ta còn sử dụng máy tách nhân tự động. Máy tách nhân tự động này ít tốn sức
người, lại đạt hiệu suất cao hơn tách nhân bằng thủ công, tỉ lệ nhân điều gãy (bở) cũng
thấp hơn so với tách nhân bằng thủ công.Nhưng máy tách nhân tự động lại tốn kém
đầu tư và tiêu hao năng lượng, vì vậy mà người ta vẫn sử dụng đồng thời cả 2 loại máy
tự động và thủ công song song nhau để vừa tiết kiệm năng lượng lại đáp ứng nhu cầu
xuất khẩu đang ngày càng tăng của nhà máy.

Vì vậy em sẽ trình bày 2 loại máy: máy thủ công và máy tự động.

a, Máy tách nhân thủ công

Cứ 2 công nhân tách nhân hạt điều được cấp cho một cái bàn tách nhân, trên mỗi
bàn lại có 2 máy tách nhân đặt đối xứng nhau.

Hình 2.7 Bàn đạp Hình 2.8 Bàn tách nhân

Nguyên lí hoạt động của máy tách nhân thủ công: Bộ phận trục có nhiệm vụ chính
là gắn kết máy tách nhân với bàn tách nhân và giữ cố định lưỡi dao cắt. Trong trường
hợp hư hỏng bàn tách nhân có thể tháo trục ra để sửa và nếu dao có cùn hay hư thì
cũng có thể tháo ra để thay lưỡi dao. Mỗi máy tách nhân thủ công như vậy được gắn 2
lưỡi dao, gọi là lưỡi dao cắt và lưỡi dao xoay.

9
Khi công nhân dùng lực để đạp lên bàn đạp phải, đồng thời lưỡi dao cắt sẽ được
kéo tới trong khi lưỡi dao xoay cố định 1 chỗ. Khi lưỡi dao vừa cắt xong, người công
nhân đạp lên bàn đạp chân trái lưỡi dao cố định lúc này sẽ xoay về bên trái và tách
được vỏ hạt điều ra.

Bàn đạp này cũng giống như là bàn đạp của máy may nhưng khác ở chỗ có 2 bàn
đạp riêng biệt và hoạt động khác nhau.

Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ máy tách nhân thủ công. Các bộ phận chính: 1. Trục, 2. Lưỡi dao
cắt, 3. Lưỡi dao xoay, 4. Bàn đạp

b, Máy tách nhân tự động

Máy tách nhân tự động có năng suất làm việc gấp khoảng 16 lần máy tách nhân
thủ công. Nhưng đồng thời lại cần đến 3 công nhân làm việc (1 nhân viên đổ nguyên
liệu, 1 nhân viên phân loại vỏ và nhân ra, 1 nhân viên phân loại nhân nguyên, nhân
gãy) và tiêu tốn nhiều năng lượng và nhiên liệu hơn máy tách nhân thủ công.

10
Hình 2.10 Máy tách nhân tự động. Các bộ phận chính: 1. Băng tải gàu, 2. Bồn chứa, 3. Bộ
phận đặt hạt, 4. Bộ phận xoay hạt, 5. Bộ phận cắt hạt, 6. Băng sàng.

Nguyên lí hoạt động của máy tách nhân tự động: Đầu tiên, 1 người công nhân có
nhiệm vụ khởi động máy, lại vừa có nhiệm vụ đổ nguyên liệu vào bồn chứa cũng như
giám sát hoạt động của máy và ngừng máy khi có sự cố. Nguyên liệu sẽ được đưa lên
1 bồn chứa trên cao bằng băng tải gàu, sau đó nguyên liệu lại được chia đều cho 4 máy
tách nhân nhỏ ở bên dưới thông qua 1 buồng ống. Hạt điều sẽ rơi vào 1 cái lồng quay
có lỗ, khi hạt điều rơi qua lỗ hở thì nó sẽ tiếp xúc với khuôn quay ngược chiều bên
ngoài với lồng quay. Cứ 1 lần như thế sẽ có 4 hạt điều rơi xuống. Khi khuôn đựng hạt
điều rơi quay ngược xuống thì hạt điều cũng rơi theo và rơi xuống 1 cái rãnh vừa khít
với bề ngang của hạt điều, khi đó hạt điều sẽ di chuyển tới gần bộ phận xoay làm hạt
điều đang ở chiều ngang sẽ chuyển sang chiều dọc, khi tới bộ phận dao cắt gồm 1 dao
trên và 1 dao dưới, nên khi qua khỏi rãnh vỏ hạt điều sẽ được tách làm đôi.

11
Bên ngoài 4 máy nhỏ tách nhân người ta đặt 1 cái máng để hứng lấy cả vỏ lẫn
nhân hạt điều, 2 người công nhân còn lai có trách nhiệm phân loại vỏ và nhân

2.1.2.5 Quá trình sấy

Mục đích:

 Chuẩn bị cho quá trình rang muối và các công đoạn tiếp theo.
 Chế biến: Hạt điều sau khi được tách vỏ cứng sẽ còn lại phần nhân bên
trong lẫn phần vỏ lụa. Nên để có thể bóc lấy được phần vỏ lụa thì cần phải
trải qua công đoạn sấy nhân hạt điều.

Biến đổi: Vật lý

 Hạt điều được đưa vào máy sấy gia nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời
giúp hạt khô ráo, sạch sẽ. Thời gian sấy sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 tiếng
đồng hồ.

Thiết bị sấy người ta dùng ở đây là thiết bị buồng sấy. Thiết bị buồng sấy này gồm
6 xe gòng và mỗi xe gòng có 15 tầng để đựng nguyên liệu.

Hình 2.11 Xe gòng Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lí hoạt động lò


sấy. Các bộ phận chính: 1. Calorife, 2. Xe
gòng, 3. Quạt hút.

Nguồn sấy ở đây cũng là hơi nóng được cung cấp từ buồng đốt hơi nước nóng qua.

Nguyên liệu được đựng lên những cái khay và đặt đều lên các các tầng của xe
gòng. Hai bên tường của lò sấy được trang bị các mô tơ để quay những cánh quạt bên

12
trong buồng. Hơi nóng đi vào được các cánh quạt thổi từ bên trái sang thổi vào nguyên
liệu sấy, sau đó sẽ đi ra ngoài qua 1 ống thoát. Mỗi lần sấy kéo dài khoảng 1-2 giờ, sau
khi sấy nguyên liệu được đưa ra ngoài chỗ thoáng

2.1.2.6 Quá trình rang muối

Mục đích:

 Chế biến: Tại công đoạn này nhà máy sử dụng máy rang chuyền động
tròn bên trong có lá đảo để trộn đều muối và hạt nhân, máy rang được
đặt trên 1 lò đốt dùng củi. Trước khi rang muối nhân sống còn vỏ lụa
được sấy khô ráo lớp dầu bên ngoài do quá trình chẻ tách hạt bị dính
phải nhằm mục đích cho ra sản phẩm vệ sinh và an toàn. Thời gian gia
nhiệt có thể kéo dài từ 8 đến 12 phút trong muối với tỉ lệ 2 muối : 1 nhân
điều.
 Chuẩn bị: chuẩn bị cho quá trình làm nguội và các công đoạn tiếp
theo.

Biến đổi:

 Vật lý: Màu sắc thay đổi sự thay đổi rõ ràng nhất xảy ra trong quá trình
rang là màu sắc. Trước khi rang, nhân hạt điều có màu trắng. Sau đó vài phút
nhiệt độ có trong hạt chuyển sang màu vàng.

Đặc điểm của máy rang hạt:

- Có thể rang được nhiều loại hạt khác nhau.


- Thuận tiện, hiệu quả cao, chất lượng đảm bảo.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Có chức năng điều khiển tự động, xoay nhiều chiều, cách nhiệt với môi
trường và có thể tự điều chỉnh nhiệt độ.

Ưu điểm của máy rang hạt điều:

- Toàn bộ phần khung được làm bằng inox, đặc biệt lồng rang làm bằng inox
304, giúp rang các loại hạt có muối như hạt điều, máy cũng không bị rỉ sét
- Hệ thống điều khiển tất cả được đặt trên tủ điện, chỉ cần nhìn vào là ta biết
được hết các thông số. hế độ điều chỉnh nhiệt bằng cài đặt điện tử.

13
Hình 2.13 Máy rang hạt điều HX-25

Thông số kỹ thuật của máy:

- Model: Hx-25
- Kích thước máy:990x470x1030 mm
- Công suất motor: 1,1 kw
- Điện áp: 220V/50Hz
- Năng suất: 10kg/mẻ
- Nguyên liệu đốt: gas hoặc điện trở trên 5 kw

2.1.2.7 Quá trình làm nguội

Mục đích:

 Chuẩn bị: chuẩn bị cho quá trình kiểm tra và công đoạn tiếp theo.
 Hoàn thiện: Sau khi rang, hạt điều vỏ lụa rang muối vẫn còn nóng nên sẽ
được đem vào phòng làm nguội khép kín.

2.1.2.8 Quá trình kiểm tra

Mục đích:

 Chuẩn bị: Chuẩn bị cho quá trình đóng gói sản phẩm.

14
 Hoàn thiện: Sau khi làm nguội, sẽ kiểm tra những hạt vỡ hay những hạt
không đạt chất lượng.

2.1.2.9 Quá trình đóng gói

Mục đích:

 Hoàn thiện: Sau khi đảm bảo chọn lọc được những hạt điều rang muối chất
lượng nhất, tùy theo mục đích sử dụng và đơn hàng của khách mà hạt điều
được đóng gói theo bao bì và kích cỡ phù hợp với yêu cầu của khách. Đây
cũng là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất hạt điều rang muối vỏ lụa

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của hạt điều trong 28 gram

Thành phần Giá trị

Calo 156 calories

Cacbohydrate 9 gram

Canxi 9 mg

Natri 4 mg

Kali 231 mg

Magiê 81 mg

Chất béo 12 gram

Protein 5 gram

Chất xơ 1 gram

Vitamin E 0.2 mg

Vitamin K 12.4 mg

15
Vitamin B6 0.109 mg

Folate 9 mcg

2.2 MÔ TẢ NỘI DUNG THỰC TẬP

2.2.1 Bộ phận thực tập

Thực tập tại xưởng sản xuất hạt điều rang muối với chức danh nhân viên với các
công việc như sau:

 Phân loại hạt điều


 Đứng máy chẻ tách nhân hạt điều:
 Rang muối
 Kiểm tra sản phẩm
 Đóng gói sản phẩm

2.2.2 Mô tả công việc

Bảng 2.2 Thời gian làm việc

Ngày Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

Thời gian 7h30 – 7h30 – 7h30 – 7h30 – 7h30 – 7h30 –


17h 17h 17h 17h 17h 17h

Mô tả công việc làm hằng ngày làm tại phân xưởng như sau:

Hạt điều sau khi thu mua hạt tươi tại nông trại về sau đó sẽ được công nhân đem
phơi khô từ 4 – 5 ngày nắng gắt.

Hạt điều sau khi phơi khô sẽ đem hấp hơi nước khoảng 40 – 50 phút, nhiệt độ 100
℃ . Sau khi hấp hạt điều sẽ để cho nguội, sau đó công nhân sẽ cho các bao tải hạt điều
vào máy sàng phân cỡ hạt.

Đối với hạt điều thô sẽ có 5 kích cỡ như sau:

16
1. A1 kích thước lỗ sàng d =22mm
2. A2 kích thước lỗ sàng d = 21mm
3. B kích thước lỗ sàng d = 20mm
4. C kích thước lỗ sàng d = 18mm
5. D kích thước lỗ sàng d = 16mm

Sau khi phân cỡ hạt điều sẽ chuyển tất cả qua khâu cắt tách lấy nhân hạt điều.

Tại đây hạt điều được có 2 loại máy để chẻ tách hạt lấy nhân:

1. Máy tách chẻ thủ công: Ở loại máy chẻ thủ công này công nhân sẽ dùng cả 2
chân hai tay để đạp và chẻ tách lấy hạt điểu (máy hoạt động chậm mà công
nhân cũng vất vả)
2. Máy tách chẻ tự động: Ở loại máy chẻ tự động này hoạt động gấp 16 lần máy
chẻ thủ công. Nhưng 1 máy tự động cần 3 công nhân/ 1 máy
 1 công nhân cho nguyên liệu vào máy (Tại công đoạn này phải cần đến
các anh công nhân để khuynh các bao tải điều thô cho vào 1 đầu hút
nguyên liệu)
 1 công nhân phân loại nhân và vỏ (Công nhân sẽ dùng 1 cái rổ hứng hạt
nhân ở 1 đầu ống thải ra, còn 1 đầu ống thải vỏ, đôi khi sẽ có các vỏ lẫn
trong rổ hạt thì công nhân phải nhặt vỏ bỏ ra ngoài)
 1 công nhân phân loại hạt nguyên và hạt bị bể (Công nhân sẽ lựa các hạt
không điều và những hạt vỡ hát hay bị phạm do máy chẻ cắt phải)

 Nhưng hầu hết ngày nay các xưởng điều đều chuyển sang dùng máy tách chẻ tự
động mang lại công suất cao, hiệu quả công việc cao hơn.

Hạt điều được chẻ tách nhân công nhân sẽ trải đều hạt điều ra các khây bắt đầu
cho vào máy sấy. Thời gian sấy hạt điều thường kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng để cho hạt
điều được ráo lớp dầu bên ngoài vỏ lụa.

Hạt điều đã được sấy, sau đó công nhân sẽ cân tỷ lệ hạt điều và muối để rang. Tỷ
lệ 2 muối : 1 nhân điều, thời gian 8 – 12 phút. Đây là bước quan trọng nhất, hạt điều sẽ
được rang bằng chảo và bằng than củi sẽ thơm và ngon hơn, công nhân khi rang phải
đảo điều tay và chú ý đến củi lửa để trách bị cháy hạt điều.

17
Hạt điều sau khi rang xong sẽ để nguội tự nhiên, công nhân sẽ xếp các hạt điều
vào hộp rồi cân (quy cách đóng hộp 0,5kg/1 hộp). Tại đây, các hộp hạt điều sẽ chuyển
qua khâu dán nhãn, dán tem, ngày sản xuất và hạn sử dụng,…

Sau khi công nhân đã đóng gói các hộp điều sẽ chuyển qua đóng thùng (quy cách
đóng thùng 20 hộp/ 1 thùng). Sản phẩm sau đó sẽ được xuất kho.

2.3 KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC

2.3.1 Kiến thức

Trong quá trình làm việc tại công ty em đã nắm được quy trình sản xuất hạt điều
rang muối, em đã biết cách rang và cách canh lửa để tránh hạt điều bị cháy. Học được
cách đóng gói bao bì.

2.3.2 Kỹ năng

 Kỹ năng tìm kiếm công việc và kỹ năng giao tiếp với mọi người trong công
ty.
 Kỹ năng tính toán nhanh.
 Tự chịu trách nhiệm trong công việc mình làm.
 Thái độ làm việc nghiêm túc trong công việc.

2.3.3 Kinh nghiệm

Trong quá trình làm việc tại công ty em đã rút kết được kinh nghiệm cho bản thân

 Học hỏi các anh chị công nhân đi trước, hỏi thăm anh chị về cách thức hoạt
động và làm việc của một công xưởng.
 Nhanh nhẹn hơn trong công việc.
 Chủ động nắm bắt cơ hội cho bản thân.
 Khả năng chịu áp lực trong công việc.
 Kinh nghiệm chọn ra 1 hộp hạt điều rang muối ngon và an toàn
 Kinh nghiệm chọn nguyên liệu cho gia đình và bạn bè.

18
Chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 KẾT LUẬN

 Nhận định tổng quát và hướng phát triển của bản thân

Sau hai tháng thực tập tại công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Tứ Linh, bản
thân đã được học hỏi các kiến thức chuyên ngành và phát triển, cải thiện các kỹ năng
cần có cho công việc rất nhiều. Định hướng phát triển bản thân sắp tới: Sau khi tốt
nghiệp, quay lại làm tại công ty thực tập để học hỏi và lấy thêm kinh nghiệm. Những
kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cho CV và phục vụ cho định hướng xa hơn là xin việc vào các
công ty lớn như PepsiCo, Nestlé.

 Đánh giá bản thân (tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ) sau thực tập

Đánh giá bản thân sau thực tập:

 Tư duy: Tư duy hơn trong cách tính toán, có được những trải nghiệm thực
tiễn khác xa so với những kiến thức lý thuyết được học ở trường.
 Kiến thức: Bản thân nắm được cách kiểm tra chất lượng các sản phẩm, được
thực hành với đa dạng sản phẩm của công ty.
 Kỹ năng: trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng không thể thiếu: kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết tình huống cũng như là
kỹ năng giao tiếp.
 Thái độ: Luôn có trách nhiệm cao đối với công việc được giao và tinh thần
học hỏi từ các anh chị và bạn bè.

3.2 KIẾN NGHỊ

 Đề xuất cho đơn vị thực tập:

Khi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn như vậy, ngành điều
của nước ta nếu muốn có một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường thế giới cần phải có
những cải cách để nâng cao về lượng và chất của sản phẩm. Cụ thể là:

19
 Phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ thiết bị, giảm nguồn lao động
thủ công.
 Chú trọng, kiểm soát tốt hơn về cung cầu và hệ thống thu mua, góp phần
làm cho năng suất được ổn định và doanh nghiệp sẽ biết được thị trường
đang cần gì, khả năng đáp ứng của mình tới đâu, từ đó sẽ có những cải tiến
tốt hơn.
 Doanh ngiệp phải đề cao vấn đề an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực
phẩm, tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra, hệ thống chất lượng sản phẩm trong sản
xuất và chế biến điều. Bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế BRC, HACCP,
GMP, IS014000…
 Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm đến rộng rãi các thị trường
trên thế giới nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao hơn trong
tương lai.
 Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa các thiết bị cơ
khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến điều, phù hợp với nhu
cầu thị trường. Hơn nữa, phải đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển
giao kĩ thuật đến người trồng, liên kết chặt chẽ giữa người trồng và doah
nghiệp sản xuất, góp phần mở rộng diện tích trồng điều, tăng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm.
 Cần tiếp tục tiềm hiểu quan tâm đến thị trường nội địa tiềm năng, đồng
thời đa dạng hóa sản phẩm ngày càng phong phú về hình thức lẫn chất
lượng.
 Xây dựng chiến lược bền vững, đặc biệt chú trọng đến vùng nguyên liệu,
chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ thì ngành điều mới có thể đủ sức
cạnh tranh với những ngành khác.
 Đề xuất cho nhà trường

Nhà trường và Khoa nên tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa, các môn học
thực hành tìm hiểu những kiến thức chuyên môn sát với thực tế, rèn luyện thêm các kỹ
năng thực hành, kỹ năng kiểm soát chất lượng thực phẩm.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Tứ Linh

FNFAWJWP2UBao cao dinh huong nghien cuu dieu.pdf (iasvn.org)

21

You might also like