Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

*Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Thờ mẫu chính là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời gắn liền với nềnsản xuất nông nghiệp lúa nước
Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với sự thayđổi của xã hội; là tập tục thờ cúng các vị nữ thần có từ thời
nguyên thuỷ đại diện cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… Bởi trong quá trình mưusinh tìm
nguồn sống, con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên
như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, vớimong muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được
bình an, no ấm.
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
Dưới góc độ dân tộc học: Cho tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta chưabiết chính xác xuất hiện từ khi
nào: Chế độ mẫu hệ để lại dấu tích trong truyềnthuyết họ Hồng Bàng về sự hình thành dân tộc Việt và nhà
nước Văn Lang.
Dưới góc độ văn hóa: Người mẹ đã trở thành biểu tượng đầu tiên cho sự sinhtồn của giống nòi. Vì từ xa
xưa, con người đã có ý thức về sự sinh sôi nảy nở.Người mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng che chở cho con,
bảo vệ người contrước những tác động của ngoại cảnh.
Thần thánh hóa mẹ, coi mẹ như một vị thần: Do trình độ nhận thức và tri thứcthời đó còn thấp, con người
không lý giải được các hiện tượng tự nhiên, nêndẫn đến việc sùng bái thiên nhiên. Đối với cư dân trồng lúa
nước như Việt Nam,đất, cây, nước, trời chính là biểu tượng cho sự sinh tồn. Người phụ nữ đảmnhận hầu hết
những công việc từ nội trợ, đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêutrong gia đình… Cũng chính từ nơi này,
người dân ngoài việc sản xuất nôngnghiệp là chính, còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác. Từ rất sớm,
ởđồng bằng Bắc Bộ đã ra đời những làng nghề truyền thống và cũng chính nhờđó xuất hiện các mẹ là tổ sư
các ngành nghề.
Dưới góc độ tư tưởng: Trong cuộc sống, dân tộc nào cũng va chạm với nhữngcặp đối lập “đực-cái”, “nóng-
lạnh”, “cao-thấp” …. Và đặc biệt là hai cặp đốilập Mẹ-Cha và Đất-Trời.Người ta dần dần nhận ra rằng hai
hình thái sinh sảnnày có cùng một bản chất: Đất được đồng nhất với mẹ, còn trời được đồng nhấtvới cha.
Việc hợp nhất của hai cặp “mẹ-cha” và “đất- trời” chính là sự kháiquát hóa đầu tiên trên con đường dẫn tới
triết lí âm dương. Đối với cư dân nôngnghiệp trồng lúa nước như Việt Nam, đất giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Đấtvà mẹ có cùng sự tương đồng là tính âm. Vì thế, tín ngưỡng thờ thần đất và thờmẹ của người Việt
cổ có liên quan đến tư duy lưỡng hợp của người nguyênthủy và triết lý âm – dương sau này.
*Ý nghĩa tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh người Việt
suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
Thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm bản chất bản địa và hàm chứa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc,
giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm.
Mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là sự xuất hiện truyền
thuyết mẹ u Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này tôn vinh người mẹ đối
với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả
cộng đồng người Việt phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển.
Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, những giá trị trong truyền thống nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vẫn không ngừng được hun
đúc trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương diện văn hóa dân tộc giúp đất nước ta chiến thắng giặc
ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền.
Tôn vinh vai trò của người phụ nữ
Trong cuộc kháng chiến chống Tống, tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định vai trò đối với vận mệnh dân tộc và đã
phát triển gắn với những con người phụ nữ có thật được huyền thoại hóa thành Thánh Mẫu là Nguyên phi Ỷ
Lan. Nguyên phi Ỷ Lan vốn là một thôn nữ, được Vua tuyển dụng làm phi và với đức độ, tài năng giúp Vua
lo việc nước. Với hai lần nhiếp chính dẹp thù trong và chống giặc ngoài cùng một lúc đã nâng tín ngưỡng thờ
Mẫu Việt Nam lên tầm cao mới. Với công đức của Nguyên phi Ỷ Lan, nhân dân ta đã tôn vinh Bà như một vị
thánh bằng việc xây dựng đền thờ và các lễ hội hàng năm để tô thắm giá trị, ý nghĩa văn hóa dân tộc của tín
ngưỡng Mẫu đối với vận mệnh đất nước.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại được huyền thoại hóa khác với Nguyên phi Ỷ Lan. Nguồn gốc lại là một tiên nữ
trên trời do đánh vỡ cái ly ngọc quý và bị đầy xuống trần gian rồi gần gũi, hòa mình vào cuộc sống thực của
người lao động. Sau khi về trời, nhưng vì nhớ cõi trần nên đã giáng thế lần hai. Khác biệt với lần trước, lần
này Liễu Hạnh đi chu du khắp thiên hạ và trừng phạt những kẻ thất đức, trong đó có cả hoàng tử con vua ngỗ
ngược. Mặc dù có nhiều dấu hiệu của huyền thoại thể hiện tư duy trừu tượng của dân chúng tăng lên, nhưng
vẫn mang đặc trưng của cách tạo thần, tạo thành đậm sắc thái Việt Nam. Nó cũng nằm trong cái chung của
niềm tôn kính nữ thần đất Việt và là bậc siêu thoát thanh cao trong sự thống nhất giữa Tiên - Phật - Thánh -
Thần, đồng thời là khát vọng yêu thương nơi trần gian, là cốt cách, tâm hồn, đức hạnh người phụ nữ Việt
Nam trinh - từ - hiếu - thuận. Những phẩm giá đó trở thành bậc “Mẫu nghi thiên hạ”, một trong “tứ bất tử”
của văn hóa tôn giáo dân tộc ta.
Ngoài những dấu ấn lịch sử trên còn có những biểu hiện khác của phát triển Thánh Mẫu Việt Nam. Vẫn theo
mô tuýp tạo thần, tạo Thánh Mẫu của cộng đồng người Việt sống với nền văn minh lúa nước, phải đoàn kết
chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm tàn bạo thì còn biết bao những Thánh Mẫu ở từng
địa phương, từng vùng và từng thời đại cụ thể. Chẳng hạn như: Tiên Dung Công Chúa gắn với Chử Đồng Tử
ở Hưng Yên; Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Bà Chúa núi Bà Đen ở Tây Ninh, Vương Mẫu (Mẹ của Thánh
Gióng) ở Hà Nội...
Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ" khi vào Việt Nam, những quan niệm về coi thường phụ nữ đã
mất đi rất nhiều bởi sự tôn vinh vai trò người mẹ, mà biểu hiện tập trung ở tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Cái nhân của cá nhân bậc quân tử lại mang tính đại chúng, tính dân tộc rất cao và góp phần tích cực vào bảo
vệ độc lập chủ quyền đất nước.
Thiên Chúa giáo với vai trò tối cao của Đức Chúa Giêsu ở nước ngoài, nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì
vị trí Đức Mẹ Maria lại được nâng cao lên. Những sự kiện lịch sử đó cho thấy, mặc dù sự xâm nhập của các
tôn giáo, các đạo nước ngoài vào Việt Nam có sức mạnh rất lớn, được “hộ tống” bởi chính trị, quân sự,
nhưng đều bị “Việt Nam hóa” bởi tín ngưỡng thờ Mẫu.
Hình ảnh Mẹ Việt Nam Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời minh chứng cho sự tôn vinh
người phụ nữ. Sự tôn vinh Mẹ Việt Nam Anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển tín ngưỡng thờ
Mẫu Việt Nam và mang bản sắc văn hóa tôn giáo dân tộc sâu sắc.
Đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người
Thực hành cơ bản của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng. Thông qua các yếu tố văn hóa dân
gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, người Việt
thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý
nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ chính là thỏa mãn nhu cầu và khát vọng về cầu sức khỏe, bình an,
làm ăn phát đạt... hướng con người đến lòng từ bi bác ái như là nền tảng của những nguyên tắc ứng xử giữa
con người với con người.
Bên cạnh tính tâm linh thì nghi lễ hầu đồng có sức hút mạnh mẽ, hấp dẫn đông đảo người dân vì hội tụ nhiều
loại hình nghệ thuật: trình diễn, trang phục, hội họa, âm nhạc, ca từ... đặc biệt tính tương tác cao giữa người
thực hành nghi lễ và những người dự hầu nên đã lôi cuốn người dân đến với tín ngưỡng. Những người thực
hành tin rằng, bằng hình thức diễn xướng này, họ có thể giao tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm,
biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các thầy đồng - người đóng vai trò trung gian
giữa con người và thần linh.

You might also like