Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

2ƯE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


TT ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN & BẰNG 2
-------------
--------------
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: TRIẾT HỌC MAC-LENIN

Đề tài: “Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Làm rõ quan điểm: Điều kiện vật chất thay đổi thì sớm muộn tư
tưởng, tinh thần cũng thay đổi theo”

GVHD : Trịnh Đình Thanh


SVTH : Trương Thảo Ny
Lớp: NAT1
MSSV: 28206232186

1
MỤC LỤC
I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LÀ GÌ ?....................................................3
1.Vật chất:........................................................................................3
2.Ý thức:..........................................................................................3
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC..........................3
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu
hình..................................................................................................4
2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng..............................5
2.1. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện
trên mấy khía cạnh sau:....................................................................5
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất....8
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận:.......................................................9
III. ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT THAY ĐỔI THÌ SỚM MUỘN TƯ
TƯỞNG TINH THẦN CŨNG THAY ĐỔI THEO.............................10
1.Chủ nghĩa Mác-Lênin:................................................................10
2. Kết luận......................................................................................12

2
NỘI DUNG

I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LÀ GÌ ?


1.Vật chất:
- Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại; chụp lại; phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
- Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, nó
chỉ ra tất cả những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu hết các hiện
tượng.
- Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào
cảm giác, ý thức của con người.

2.Ý thức:
 Người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc
con người vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc.
 Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:
- Nguồn gốc tự nhiên:
 Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa
lâu dài của vật chất.
 Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ
phát triển khác nhau của vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp
cao và sự chuyển hóa của phản ánh tâm lý thành phản ánh ý thức
của con người.
- Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thông qua quá trình lao động,
ngôn ngữ và những quan hệ xã hội của loài người.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là ‘Vấn đề cơ bản của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại’. Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau,
khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thức mà hình thành
hai đường hướng cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm. Khẳng định nguyên tắc tính đảng trong triết học, V.I.Lênin đã viết: “Triết

3
học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những
đảng phái đang đấu tranh với nhau, về vật chất, - mặc dù thực chất đó bị che
giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu
xuẩn- là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm”.
- Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau:
Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc,
là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Hay nói cách khác vật
chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi
đến đó.
- Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó có tác dụng tích
cực trở lại với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp:
 Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì có tác dụng thúc đẩy
xã hội phát triển.
 Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh không phù hợp với quy luật khách quan thì
có tác dụng kìm hãm xã hội phát triển.
- Ý thức thuần túy: ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng
cũng không làm thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thông qua hành
động thực tiễn của con người thì mới trở thành hiện thực.

1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các nhà
triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản
chất thật sự của vật chất và ý thức. Khi nghiên cứu các tư tưởng triết học trong
lịch sử, trong Luận cương về L.Phoiơbắc, C.Mác đã chỉ rõ hạn chế của cả chủ
nghĩa duy vật trực quan và chủ nghĩa duy tâm: “Sự vật, hiện thực cái có thể cảm
giác được , chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể, hay hình thức trực
quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực
tiễn- không được nhận thức về mặt chủ quan... Vì vậy, mặt năng động được chủ

4
nghĩa duy tâm phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là
không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được.
- Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị
trừu tượng hóa, tách khỏi con người hiện thực thành một một lực lượng thần bí,
tiên thiên. Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó
sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh
thần là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.Trên thực tế, chủ nghĩa duy tâm là
cơ sở lí luận của tôn giáo, chủ nghĩa ngu dân. Mọi con đường mà chủ nghĩa duy
tâm mở ra đều dẫn con người đến với thần học ,với “đường sáng thế”. Trong thực
tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu hóa vai trò nhân tố
chủ quan, duy ý chỉ, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một
chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập
tương đối của ý thức trong hoạt động thực hiện cải tạo hiện thực khách quan.Do
vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ “khách quan chủ
nghĩa”, thụ động, ỷ lại, trông chờ không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực
tiễn.

2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.


- Kiên trì đường lối duy vật, nắm vững phép biện chứng, luôn theo sát thời
khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục được những sai lầm hạn chế của các quan
niệm duy tâm, siêu hình và nêu lên những quan điểm khoa học, khát quát đúng
đắn về mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất ý thức và mối
quan hệ giữa chúng. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, vật chất và ý thức có
mối quan hệ biện chứng,trong đó vật chất quyết định ý thức,còn ý thức tác động
tích cực trở lại vật chất.

2.1. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:

5
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:

2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.

 Khía cạ nh thứ 3: Ý thứ c chỉ


đạ o hoạ t độ ng thự c tiễn củ a con
ngườ i
 Khía cạ nh thứ 4: Ý thứ c
không thể vượ t quá quy định về
tiền đề vậ t chấ t xác định.
 Khía cạ nh thứ 3: Ý thứ c chỉ
đạ o hoạ t độ ng thự c tiễn củ a con
ngườ i

6
 Khía cạ nh thứ 4: Ý thứ c
không thể vượ t quá quy định về
tiền đề vậ t chấ t xác định.
 Khía cạ nh thứ 3: Ý thứ c chỉ
đạ o hoạ t độ ng thự c tiễn củ a con
ngườ i
 Khía cạ nh thứ 4: Ý thứ c
không thể vượ t quá quy định về
tiền đề vậ t chấ t xác định.
Nếu vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung phản ánh và sự vận động, phát triển
của ý thức thì:
Ý thức cũng có tính dộc lập tương đói và tác động trở lại vật chất. Điều này được
thể hiện thông qua 4 khía cạnh:
 Khía cạnh thứ 1: Tính độc lập tương đối của ý thức
Ý thức tác động trở lại vật chất, thường thay đổi chậm so với sự biến đổi
của thế giới vật chất
 Khía cạnh thứ 2: Sự tác động của ý thức đối với thế giới vật chất thông
qua hoạt doọng thực tiễn của con người
 Khía cạnh thứ 3: Ý thức chỉ đạo hoạt dộng thực tiễn của con người

7
 Khía cạnh thứ 4: Ý thức không thể vượt quá quy định về tiền đề vật chất
xác định

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận:


- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn nhận thức
đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân
nó.
- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng
mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng
mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có
như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và
tìm ra được những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa
III. ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT THAY ĐỔI THÌ SỚM MUỘN TƯ TƯỞNG
TINH THẦN CŨNG THAY ĐỔI THEO.

1.Chủ nghĩa Mác-Lênin:


- Theo Mác-Lênin lý giải tinh thần,ý thức là thuộc tính của một dạng vật
chất sống, có tổ chức cao,là bộ óc con người.Tinh thần, ý thức nằm trong
con người,không thể tách rời con người,quá trình hoạt dộng phản ánh của
tinh thần,ý thức là kết quả của hoạt động chủ động của con người.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong
đó vật chất có trước ý thức có sau,vật chất là nguồn gốc có ý thức và quyết
định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động lại vật chất qua hoạt
động của con người.
- Theo Lênin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách
quan, đem đến cho con người trong cảm giác,được cảm giác của con người
chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
- Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến với vai trò của ý thức là nói
đến vai trò của con người.Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi
được gì trong hiện thực. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức
chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế

8
giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan,
trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng
kế hoạch, lựa chọn phương pháp,biện pháp, công cụ, phương tiện,.. để thực
hiện mục tiêu của mình.Ở đây,ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Như vậy,bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể
quyết định hành động của con người,hoạt động thực tiễn của con người
đúng hay sai,thành công hay thất bại,hiệu quả hay không hiệu quả.

2. Kết luận
- Tìm hiểu về vật chất,về nguồn gốc,bản chất của ý thức,về vai trò của vật
chất,của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức,quyết định nội
dung và khả năng sáng tạo của ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện
ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất,sự tác động ấy
không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản
ánh của ý thức,mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động,
trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất,trong đó con
người hành động theo định hướng của ý thức.

SLIDE 1

You might also like