Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nguyễn Minh Trí – 2321000667

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thời gian: 28 giờ

Từ 15h ngày 02/12 đến 19h ngày 3/12/2023

Họ tên sinh viên: Nguyễn Minh Trí

Mã số sinh viên: 2321000667

Mã lớp học phần: 2331101113425

Mã đề:

Bài làm gồm: 7 trang

BÀI LÀM:
I.

A.

- Luận điểm “nhận xét cán bộ không nên nhận xét ngoài mặt,chỉ xét một lúc, một
việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ” vận dụng bởi quan điểm
toàn diện.
- Bởi vì dựa trên yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn thứ nhất
“cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
“quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa
những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”.
- Phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện:

1
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

1. Nguồn gốc của quan điểm toàn diện.

Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện
tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết
quả khác nhau. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào
cũng tồn tại sự vật, sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng
biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố. Có khả năng tồn tại cô lập,
độc lập với các sự vật khác. Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và
khách quan là rất đa dạng. Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn
đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày
tỏ quan điểm.

2. Khái niệm quan điểm toàn diện.

 Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận
triết học. Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện. Quan điểm
này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối
tượng nhất định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu
phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó mà các đánh giá mới mang
đến tính chất khách quan, hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên
giá trị của nó. Khi mà những cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng.

Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối
tượng. Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc. Chúng ta
phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên
quan đến sự vật. Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan
tâm. Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc. Mà
phải là những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đáng giá chuyên
môn. Như vậy các hướng tác động mới nếu có mới mang đến hiệu quả.

3. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện.


Quan điểm này được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Với các tính chất thể hiện trong tính khách quan,
tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển
của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tác động
lẫn nhau này giúp cách sự vật được phản ánh với tính chất đa dạng trong thực
tế. Một sự vật được nhìn nhận theo các yếu tố tác động và những tác động nên
yếu tố khác.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải
thích và đều cần phải giải thích. Khi những nguyên nhân luôn tồn tại và sự vật
tác động lẫn nhau. Khi đó, việc nhìn nhận và đánh giá muốn mang đến hiệu
2
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy đủ nhất. Xác định đúng đắn
mới mang đến hiệu quả trong quan điểm thể hiện. Do đó mà tính chất toàn
diện là tính chất cần thiết, quan trọng.
Trong tính chát duy vật biện chứng, những nhìn nhận và đánh giá phải được
xây dựng từ nhiều chiều. Nó giải thích cho những phản ánh kết quả tồn tại trên
thị trường. Những nguyên nhân được tìm ra có nguyên nhân trực tiếp hay tác
động không trực tiếp. Và phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn nhiều chiều
của một chủ thể.

4. Nội dung của quan điểm toàn diện.


Khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, việc thực hiện xác định tiêu
chí là cần thiết. Trong xác định những mục tiêu cần xác định trên đối tượng.
Mục tiêu đặt ra càng nhiều thì các tính chất cần đánh giá càng lớn. Từ đó mà
người tiến hành có những hiểu biết đối với bản chất của đối tượng. Khi nhìn
nhận trên khía cạnh nào, họ cũng có thể cho ra những đánh giá.
Xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với
những mối quan hệ ràng buộc và tương tác ra sao. Thực hiện các phân tích để
hiểu rõ về cơ chế hay những mối liên hệ giữa những kết quả phản ánh. Từ đó
có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố.
Mặt khác khi nhìn nhận toàn diện, phải xem xét cả mối quan hệ của sự vật với
các yếu tố xung quanh. Điều này cũng làm cho hướng tiếp cận được thể hiện
hiệu quả hơn khi đánh giá toàn diện các phản ánh từ sự vật. Xem xét sự vật ấy
trong tính mở của nó, trong mối quan hệ với các hệ thống khác. Hay trong mối
quan hệ với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó… Tạo
ra sự toàn diện từ nhìn nhận bên trong đến các tác động bên ngoài.

5. Ý nghĩa của quan điểm toàn diện.


Xem xét sự vật trong tính mở của nó tức xem xét xem trong mối quan hệ với
các hệ thống khác với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát triển
của nó; xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khẩu trung
của nó.
Nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong
quá trình cấu thành sự vật.

6. Yêu cầu của quan điểm toàn diện


Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự
vật khác. Giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Cái nhìn phiến diện không
mang đến hiệu quả cho công tác thực hiện. Ngược lại còn có thể tạo ra những
nhận định hay quan điểm lệch lạc. Cũng như mang đến các quyết định không
đúng đắn cho mục tiêu của thực hiện phản ánh quan điểm.
3
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

Đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ. Các nhìn
nhận trên các khía cạnh khác nhau phản ánh những đặc trưng riêng biệt. Nó
làm nên tính đa dạng của chủ thể trong các thể hiện trên thực tế. Do đó mà
việc quan tâm và phân tích từng yếu tố cũng được thể hiện trên cơ sở của nó.
Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và
bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ
được bản chất của sự việc.
Đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong
tương lai. Những nhìn nhận mang đến phản ánh như thế nào cho mức độ phù
hợp hay cơ sở phát triển trong tương lai. Hoặc những yếu tố biến động cũng có
thể được đánh giá để mang đến nhận định cần thiết. Nó giúp cho việc thực
hiện các hoạt động tác động trên sự vật được tiến hành hiệu quả. Đáp ứng các
mong muốn của chủ thể tiến hành.

B. Một vài ví dụ về việc nhận thức và vận dụng quan điểm trên vào trong học
tập, trong công việc hoặc cuộc sống
- Trong học tập, một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí
tuệ của bản thân mà còn cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến
thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một
cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và
sống tốt.Từ đó ta rút ra được cần phải “học đi đôi với hành”, rèn luyện tinh thần và
sức khỏe tốt.
- Trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam không những chú ý đến
mối liên hệ nội tại mà còn chú đến mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác.
Hơn 20 năm đổi mới Đảng ta đã sử dụng đồng bộ các phương tiện cũng như biện
pháp khác nhau để mang lại hiệu quả đổi mới cao nhất. Không những cần vận
dụng được nguồn lực đất nước mà còn cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước
khác. Vừa tận dụng được yếu tố chủ quan vừa tận dụng được yếu tố khách quan từ
bên ngoài.
- Trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người
họ; không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để
đánh giá tính cách, thái độ và năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một
một hành động để phán xét con người hay phán xét cách sống của họ. Khi đánh
giá cần có thời gian cho quá trình quan sát tổng thể từ những phản ánh trong bản
khôngchất con người; các mối quan hệ của người này với người khác; cách cư xử
cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên
từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ tạo ra những quan điểm toàn diện từ đó mà
cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng; chứ
không phải chỉ là phù phiếm, giả định của nhận định.

4
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

- Trong công việc, khi gặp một vấn đề nào đó, chúng không chỉ tìm nguyên nhân 1
mặt, không nhìn nhận 1 cách phiến diện mà cần tìm hiểu nhiều nguyên nhân, có
cái nhìn sâu rộng để giải quyết vấn đề.
- Trong cuộc sống, khi gặp 1 người thì chúng ta không chỉ nhìn nhận họ qua nhan
sắc mà còn phải dựa trên nhân tính, hành động, suy nghĩ của họ rồi mới nhìn nhận
họ.
II.

1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

-Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành
trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở thể hiện ở
trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của
con người tác động vào tự nhiện để tạo ra của casit vật chất nhằm bảo đảm sự tồn
tại và phát triển của con người.

-Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất xã hội: sản xuất-phân phối-trao đổi- tiêu dùng.

2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Đây là mối quan hệ biện chứng trong đó vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản
xuất, còn quan hệ sản xuất sẽ giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao
hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được
giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với kinh tế Việt Nam.
a.Lực lượng lao động là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

b.Lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công việc
sản xuất và cung cấp dịch vụ. Khả năng lao động, kỹ năng và hiệu suất của
người lao động ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi
lực lao động thấp sẽ trực tiếp làm suy giảm nền kinh tế và ngược lại. Ví dụ
như nước Nhật, với “tinh thần nước Nhật” và sự đồng lòng của toàn thể
nhân dân “xứ Phù Tang”, khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền
kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà kinh tế thế giới
coi đây là sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.Từ một đống đổ

5
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

nát sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế
giới tư bản sau Mỹ.

-Đầu tư vào giáo dục và đào tạo giúp nâng cao chất lượng và kỹ năng của lực
lượng lao động. Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ ở sau thời kì
chiến tranh, nước ta đã mở nhiều trường học, đội ngũ tăng lên nhanh chóng
làm cho nền kinh tế phát triển mạnh.

c.Mối liên kết giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

-Mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cũng đóng vai
trò quan trọng. Các chính sách lao động, chính sách thuế, và các yếu tố
khác có thể ảnh hưởng đến cách mà lực lượng lao động được sử dụng và
đóng góp vào sản xuất. Chẳng hạn như các chính sách hội nhập của Việt
Nam đã xúc tiến mạnh thương mại, đầu tư, mở rộng xuất nhập khẩu.

d.Chuyển đổi cơ cấu nguồn lực.

-Việc chuyển đổi cơ cấu nguồn lực từ nông thôn sang thành thị giúp tăng
cường các ngành công nghiệp và dịch vụ giúp đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa-hiện đại hóa, làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng “nở rộ”.

e.Tạo việc làm và giảm nghèo.

-Lực lượng lao động đủ đầy sẽ giúp cho nền kinh tế giảm tỉ lệ thất nghiệp và
nâng cao thu nhập người lao động, giúp giảm nghèo và nâng cao thị
trường, từ đó làm cho GDP tăng nhanh.

f.Tăng cường sự đổi mới và sáng tạo

-Lực lượng lao động được đào tạo sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, tạo ra những cái
mới và giúp cho lĩnh vực công nghệ khoa học được thúc đẩy phát triển và
ngày càng hiện đại.

 Nguồn nhân lực có vai trò quyết định to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
Nguyễn Minh Trí – 2321000667

https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-dien-la-gi-co-so-ly-luan-noi-dung-va-yeu-cau/
https://luatminhkhue.vn/quan-diem-toan-dien-la-gi.aspx
https://accgroup.vn/vi-du-ve-quan-diem-toan-dien-trong-hoc-tap
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thu-dau-mot/triet-hoc-mac-lenin/
dang-va-nha-nuoc-ta-da-van-dung-moi-quan-he-bien-chung-giua-luc-luong-san-xuat-va-
quan-he-san-suat-vao-thuc-tien-phat-trien-kinh-te-nuoc-ta-tu-nam-1986-den-nay-nhu-the-
nao/43656345
https://luatminhkhue.vn/moi-quan-he-luc-luong-san-xuat-va-quan-he-san-xuat-o-viet-
nam.aspx

You might also like