CPQT - Chương-1 - 2 3 4 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 137

Chương 1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ


Chương 2. Các nguyên tắc cơ bản của LQT
Chương 3. Chủ thể LQT
Chương 4. Lãnh thổ và biên giới quốc gia

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, Nxb Pháp lý, Hà Nội,
1984; PTS. Đoàn Năng (chủ biên),
2. Giáo trình Luật Quốc tế, Khoa Luật Trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân
văn, Hà Nội, 1994;
3.Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2010; PGS.TS.
Nguyễn Bá Diến (chủ biên),
4. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2001; Nguyễn Hồng Thao (2000),
5.Toà án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tòa án hình sự quốc tế
và việc gia nhập của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 25-26/10/2006, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2007;
7.Giáo trình Công pháp quốc tế, George Scelle, Paris, 1948; Introduction to the
Principle of Morals and Legislation, London, 1780;
8. Antonio Cassese, International law divided world, Clarendon Press – Oxford,
1994;
9. Malcolm N.Shaw, International law, Cambridge University Press (Fifth edition),
2003.

I. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ


1. Định nghĩa
Pháp luật là một phạm trù lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển gắn
với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, Nhà nước
đã sử dụng pháp luật như một trong những công cụ để quản lý, điều hành và điều

1
chỉnh các quan hệ xã hội. Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của mình,
Nhà nước đã sử dụng hai công cụ pháp lý khác nhau là luật quốc gia và luật quốc
tế. Các quan hệ xã hội trong một quốc gia được điều chỉnh bởi hệ thống luật quốc
gia, còn quan hệ giữa các quốc gia với nhau lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật
quốc tế.
Trên thực tế, quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia đã có từ thời kỳ cổ
đại nhưng thuật ngữ “luật quốc tế” ra đời muộn hơn. Trong nhà nước chiếm hữu nô
lệ La Mã, để phân biệt pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa những người dân
La Mã với nhau (jus civile), người ta thấy xuất hiện một khái niệm mới luật vạn dân
(jus gentium). “Luật vạn dân” bao gồm: Những quy phạm điều chỉnh quan hệ pháp
lý giữa những người dân La Mã với những người nước ngoài và giữa những người
nước ngoài với nhau trên lãnh thổ La Mã; những quy phạm pháp lý chung cho các
nước; những quy phạm pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các nước với nhau.
Đến thế kỷ XVI, nhà triết học, thần học, luật học người Tây Ba Nha Francisco
de Victoria (1480-1546) đã đưa ra thuật ngữ “Luật các dân tộc” (jus inter gentes).
Năm 1789, nhà triết học, luật học người Anh Jeremy Bentham (1748-1832) trong
tác phẩm “Những nguyên tắc của đạo đức và pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ “Luật
quốc tế” để chỉ hệ thống pháp luật giữa các quốc gia. Từ đó, thuật ngữ luật quốc tế
trở nên thông dụng trong lý luận cũng như trong thực tiễn ngoại giao của các nước.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ La-tinh jus inter gentes được dùng là International Law,
tiếng Pháp là Droit international, tiếng Đức là Volkerrecht. Ngoài ra, một số thuật
ngữ tương đồng khác như “Pháp luật quốc tế”, “Luật quốc tế chung”… cũng đang
được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý.
Các thuật ngữ trên đều có sự tương đồng về những nội dung cơ bản với ý
nghĩa dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan
hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên,
cần phân biệt các thuật ngữ trên với “luật quốc tế khu vực”. Luật quốc tế khu vực là
tổng thể các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong cùng một khu
vực địa lý hoặc cùng xu hướng chính trị, tôn giáo hay các liên kết khu vực như:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU)…
Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa luật quốc tế với khoa học luật quốc tế. Khoa
học luật quốc tế là môn khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn đặt ra trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể quốc
tế khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.

2
Luật quốc tế được phân chia thành luật xung đột (hay đôi khi còn được gọi
là tư pháp quốc tế) và công pháp quốc tế (thường được gọi là luật quốc tế) 1. Đối
tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại,
quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngoài (yếu tố
quốc tế). Ngoài ra, Tư pháp quốc tế còn tham gia nghiên cứu việc xác định thẩm
quyền xét xử của cơ quan tư pháp đối với các vụ án kiện dân sự, lao động, hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài; xác định địa vị pháp lý của công dân, pháp nhân
nước này trước cơ quan tư pháp của nước khác; quy định nguyên tắc và thủ tục ủy
thác tư pháp; vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài; công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nước
ngoài…2 Trong khi đó, công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc
gia, các quan hệ mang tính liên chính phủ phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị,
kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế. Thuật ngữ “luật quốc tế” trong cuốn giáo
trình này được dùng để chỉ công pháp quốc tế.
Luật quốc tế đã trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển. Theo
từng giai đoạn và bối cảnh lịch sử, xã hội mà luật quốc tế có những đặc điểm khác
nhau. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới, Luật
quốc tế hiện đại là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện
hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về mọi
phương diện, cấp độ, tuân theo quy luật vận động khách quan ở từng quốc gia cũng
như trên phạm vi toàn cầu. Pháp luật quốc tế hiện đại thể hiện xu thế phát triển và
kết quả đấu tranh chung của các lực lượng vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ trên thế giới.
Xét trên bình diện chung, vấn đề định nghĩa “luật quốc tế” là một vấn đề
phức tạp bởi đây không thuần túy là vấn đề học thuật mà là vấn đề mang tính chính
trị, pháp lý.
Dựa trên chủ nghĩa duy tâm siêu hình, các học giả và luật gia các nước
phương Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế.
Luật gia người Pháp – Ch.Routsseau cho rằng: “Luật quốc tế là ngành luật
điều chỉnh quan hệ giữa các nước hay đúng hơn giữa các chủ thể của luật quốc tế
với nhau”.

1
This term was fisrt used by J.Bentham: see Introduction to the Principle of Morals and Legislation,
London, 1780.
2
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 200.

3
Trong giáo trình Công pháp quốc tế xuất bản tại Paris năm 1948, Giáo sư
người Pháp George Scelle đã định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm
hay quy tắc của cộng đồng các dân tộc” 3.
Còn theo luật gia người Áo – Verdross: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy
phạm có tính chất điều ước hay tập quán cũng như các nguyên tắc pháp lý thông
thường nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế ”.
Như vậy, theo quan điểm của một số luật gia nêu trên, luật quốc tế là tổng
hợp những quy phạm (hay quy tắc) pháp lý nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia với nhau. Những định nghĩa này đã nêu lên được một số đặc trưng quan trọng
của luật quốc tế như đặc điểm về chủ thể, đặc điểm về chức năng, đối tượng điều
chỉnh tuy nhiên chúng vẫn chưa nêu bật và thể hiện được bản chất của luật quốc tế.
Trong khi đó, các nhà luật học tại của hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại
nhận định: “Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp lý, được các
quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp lý quốc tế xây dựng trên cơ sở
tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh thương lượng, nhằm điều chỉnh mối
quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế
với nhau (chủ yếu là các quốc gia) và trong những trường hợp cần thiết, được đảm
bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các
chủ thể của luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận
tiến bộ thế giới”. Có thể thấy bản chất của luật quốc tế đã được khắc họa rõ nét qua
định nghĩa này. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề cho việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về
luật quốc tế trong các giai đoạn sau.
Từ góc độ lý luận và thực tiễn, ta có thể định nghĩa: “Luật quốc tế là hệ
thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm
điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế”.
2. Đặc điểm
Luật quốc tế có những điểm khác biệt so với hệ các hệ thống pháp luật khác.
Những nét đặc trưng cơ bản này được thể hiện qua các khía cạnh cụ thể như sau:
- Thứ nhất, luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, thể hiện ý chí
của các chủ thể. Trong cộng đồng quốc tế, không có cơ quan lập pháp tối cao đứng
trên các quốc gia để đặt ra các quy tắc, quy phạm pháp luật quốc tế. Chính các quốc

3
Giáo trình Công pháp quốc tế, George Scelle, Paris, 1948.

4
gia vừa là đối tượng chịu sự chịu sự chi phối của luật quốc tế vừa là thực thể đặt ra
những nguyên tắc, quy định của luật. Thông qua quá trình thỏa thuận, các quốc gia
đã soạn thảo các điều ước quốc tế, thiếp lập những quy tắc của luật quốc tế trong
những lĩnh vực nhất định. Những quy tắc này chỉ có hiệu lực nếu có sự chấp thuận
của các quốc gia. Bằng việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, các quốc
gia cam kết thực hiện các quy phạm pháp luật quốc tế và chịu sự ràng buộc từ chính
những cam kết đó.
- Thứ hai, Luật quốc tế không có hệ thống cơ quan tư pháp như trong pháp
luật quốc gia (không có hệ thống cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan
thi hành án được tổ chức theo tầng cấp, theo khu vực như trong pháp luật quốc gia).
Trong luật quốc tế, Tòa án chỉ có thẩm quyền xét xử nếu được sự chấp nhận
thẩm quyền của các quốc gia thành viên. Theo Điều 36 Quy chế Tòa án quốc tế:
“Tòa có thẩm quyền tiến hành xét tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như
tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các
hiệp ước, các công ước đang có hiệu lực”. Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Tòa dựa trên cơ sở sự đồng ý, chấp thuận một cách rõ ràng của các quốc
gia. Điều này cũng được Tòa án Công lý quốc tế khẳng định lại trong rất nhiều phán
quyết của mình: “Phán xử về trách nhiệm quốc tế của Anbani mà không có sự đồng
ý của nước đó là hành động đi ngược lại một nguyên tắc của luật quốc tế đã được
xác lập rõ ràng và được thể hiện trong Quy chế của Tòa. Đó là Tòa không thể thực
hiện thẩm quyền tài phán của mình đối với một quốc gia nếu không có sự đồng ý
của quốc gia đó”4.
Tương tự như Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật biển quốc tế cũng chỉ có
thẩm quyền xét xử khi được sự chấp thuận của các quốc gia hữu quan. Theo Điều
21 Mụ 2 Phụ lục VI Công ước Luật biển 1982 về Quy chế của Tòa án quốc tế về
luật biển thì: “Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các
yêu cầu được đưa ra Tòa theo đúng công ước, và đối với tất cả các trường hợp được
trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án”.
Ngoài ra, bên cạnh Tòa án, trong quan hệ quốc tế, Tòa trọng tài (giải quyết
tranh chấp phát sinh từ các quan hệ mang tính liên quốc gia) là một trong những
thiết chế tài phán khác, thuộc sự lựa chọn của các quốc gia. Cơ sở xác định thẩm
quyền của tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh
chấp ra giải quyết tại tòa trọng tài.

4
Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

5
- Thứ ba, Luật quốc tế có hệ thống chế tài đa dạng, phong phú. Trước đây,
xuất phát từ sự so sánh những điểm khác biệt giữa pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia, nhiều người cho rằng luật quốc tế không có chế tài. Tuy nhiên, những
quan điểm này không chuẩn xác. Trên thực tế, luật quốc tế có cơ chế đảm bảo thi
hành và hệ thống chế tài đặc thù rất đa dạng.
+ Cơ chế đảm bảo thi hành luật quốc tế
Cơ chế kiểm soát quốc tế là một trong những phương thức đảm bảo hiệu quả
thực thi pháp luật quốc tế, phòng ngừa những hành vi vi phạm của các quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo
cáo, thanh tra về báo cáo của các quốc gia và hoạt động bảo vệ báo cáo của các quốc
gia về một lĩnh vực nhất định của luật quốc tế trước các cơ quan, thiết chế quốc tế
(VD: Cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên Công ước của Liên
hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAW).
Cơ chế các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành những nghĩa vụ quốc
tế đã cam kết, thảo luận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế được áp
dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của luật quốc tế (như trong khuôn
khổ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO…).
Trong một số lĩnh vực đặc thù (như lĩnh vực vũ khí hạt nhân…), các thiết
chế quốc tế có thể tiến hành thanh tra về tính xác thực trong các thông tin do các
quốc gia đưa ra trong báo cáo (VD: Cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân5).
+ Chế tài trong luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở sự cam kết, tự nguyện thực hiện các
nghĩa vụ quốc tế của các chủ thể. Tuy nhiên trong trường hợp các chủ thể vi phạm
các cam kết và nghĩa vụ quốc tế thì họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý
tương ứng. Vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế được đặt ra để cưỡng chế buộc các
chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật quốc tế hoặc tuy thực hiện hành vi mà
pháp luật quốc tế không cấm nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải thực hiện

5
Cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo
thực hiện các điều ước quốc tế. Hiện nay, việc thanh tra được tiến hành theo các phương thức sau: i) Thanh
tra của tổ chức quốc tế (VD: Thanh sát của cơ quan năng lượng nguyên tử IAEA); ii)Thanh tra được thực
hiện bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của điều ước quốc tế thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan
quốc tế; iii) Thanh tra chéo giữa các quốc gia do các thành viên điều ước quốc tế thực hiện (VD: Hoạt động
thanh tra được ghi nhận trong Hiệp ước về Nam Cực năm 1959).

6
một số yêu cầu để khắc phục và phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt nhất
định trên cơ sở pháp luật quốc tế.
Như vậy, khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ thành viên và vi phạm quy định
của luật quốc tế thì luật quốc tế sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm
pháp lý cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự
pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.
Luật quốc tế có những chế tài để đảm bảo luật được thực thi một cách hiệu
quả tuy nhiên chế tài trong luật quốc tế có những điểm đặc thù sau:
▪ Thứ nhất, chế tài của luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện theo
những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể. Trong một số trường hợp do cơ
quan tài phán quốc tế thực hiện. Do luật quốc tế không có một cơ quan
hành pháp thường trực riêng biệt, không có quân đội và cảnh sát riêng
nên những chế tài của luật quốc tế do chính quốc gia thực hiện. Quân
đội, lực lượng thi hành pháp luật tiến hành các biện pháp cưỡng chế
khi cần thiết được huy động từ quân đội của chính các quốc gia thành
viên.
▪ Thứ hai, các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp
có vi phạm pháp luật quốc tế của một chủ thể khác.
Chủ thể của luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để
đảm bảo cho việc thực thi luật quốc tế. Bên cạnh các biện pháp mang tính pháp lý,
các chủ thể của luật quốc tế còn dùng những yếu tố chính trị - xã hội để tạo hiệu quả
cho việc thi hành luật (VD: tác động vào quan hệ ngoại giao, cấm vận, cắt đứt quan
hệ ngoại giao…).
Chế tài của luật quốc tế có thể khái quát gồm những hình thức chủ yếu sau:
- Các chế tài phi hình sự (VD: công khai xin lỗi, cắt đứt quan hệ ngoại giao,
cấm vận, buộc bồi thường thiệt hại…);
- Các chế tài hình sự (áp dụng với cá nhân gây ra tội ác chống loài người, tội
diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội xâm lược…).
- Chế tài quân sự (áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng lực lượng vũ trang
đối với quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình…).
Trong các chế tài nêu trên của luật quốc tế, chế tài quân sự là hình thức truy
cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế mang tính nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với
các vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể.
Chế tài này được thực hiện trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an trong khuôn

7
khổ của Liên hợp quốc. Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng
Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội
đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh
quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong
tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành
viên Liên hợp quốc thực hiện. Từ năm 1948, Liên hợp quốc liên tục cử các phái bộ
gìn giữ hòa bình tới các “điểm nóng” về an ninh trên thế giới (VD: Tháng 7/1960,
Liên hợp quốc đã tổ chức chiến dịch gìn giữ hòa bình ở Công-gô. Hoạt động này
nhằm đảm bảo sự rút quân của Bỉ, trợ giúp Chính phủ Công-gô trong việc duy trì
luật pháp và trật tự; đồng thời trợ giúp về kỹ thuật, từ đó giúp duy trì sự toàn vẹn
lãnh thổ và nền độc lập của Công-gô, ngăn chặn chiến tranh tiếp tục xảy ra, đảm
bảo sự rút quân của quân đội và nhân viên bán quân sự nước ngoài…).
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có thẩm
quyền xác định sự tồn tại mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi
xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng
phù hợp với luật pháp quốc tế để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc
tế.
Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của
Hội đồng Bảo an và phù hợp với những hiệp ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần
thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các nước thành viên Liên
hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự
yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả việc cho phép quân đội Liên hợp quốc đi
qua lãnh thổ của mình (Điều 43 khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc).
Trên thực tế, nhiều năm qua, với những nỗ lực không ngừng, lực lượng gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc, những lính mũ nồi xanh mang sứ mệnh gìn giữ hòa
bình đã góp phần đáng kể vào việc duy trì, lập lại hòa bình, an ninh quốc tế, giải
quyết nhiều lò lửa xung đột ở Apganixtan, Campuchia, Iran, Irắc hay sự bế tắc lâu
dài ở Nammibia, xung đột ở Trung Mỹ, nội chiến ở Awngola, Mô dăm bích…
Ngoài biện pháp quân sự, Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những
biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để
thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên
hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ
hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện
tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại
giao.
Bên cạnh những biện pháp cưỡng chế, biện pháp quân sự áp dụng đối với các
quốc gia nêu trên, Luật quốc tế cũng quy định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự
8
đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đe dọa đến hòa bình và an
ninh quốc tế. Khi quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế thì
quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế, các cá nhân có liên quan phải gánh
chịu trách nhiệm hình sự quốc tế. Theo Điều 5 khoản 1 Quy chế Rome, Tòa án Hình
sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét xử đối với các cá nhân phạm các tội ác nghiêm
trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế. Đó là các tội: tội diệt chủng; tội chống loài
người; tội ác chiến tranh; tội xâm lược. Những cá nhân này có thể là công dân của
các quốc gia thành viên hoặc công dân của các quốc gia phi thành viên Quy chế
(Điều 12, và Điều 13) khi:
- Họ thực hiện tội phạm trên lãnh thổ quốc gia thành viên hoặc trên tàu bay,
tàu thuyền được đăng ký tại quốc gia thành viên;
- Quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi họ thực hiện tội phạm
đã chấp nhận quyền tài phán của Tòa án;
- Vụ việc do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông báo cho ICC theo thẩm
quyền quy định tại Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc.
Đặc biệt việc cá nhân được hưởng quyền miễn trừ theo luật quốc gia hoặc
luật quốc tế không cản trở Tòa án thực hiện quyền tài phán đối với họ (Điều 27 Quy
chế Rome)6. Việc cá nhân thực hiện hành vi tội phạm với tính chất thừa hành công
vụ không là cơ sở pháp lý để giải thoát cho cá nhân khỏi trách nhiệm hình sự. Sự
trừng phạt được tiến hành trên cơ sở phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế (VD:
Phán quyết của Tòa án quốc tế) hoặc theo thẩm quyền tài phán quốc gia. Địa vị pháp
lý của cá nhân (nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
ngoại giao) không là cơ sở để loại trừ trách nhiệm hình sự của những người này khi
họ có những hành vi vi phạm mang tính chất là tội ác quốc tế.
3. Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, điều chỉnh một số quan
hệ xã hội nhất định. Luật quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong phạm
vi của quốc gia. Còn luật quốc tế có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong đời sống quốc tế. Quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn quốc tế gồm:
quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia và
các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau. Không giống với các quan hệ do luật
quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế là những

6
Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 25-26/10/2006, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, 2007.

9
quan hệ mang tính liên quốc gia, liên chính phủ phát sinh trong mọi mặt của đời
sống quốc tế.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế là các quan hệ liên quốc
gia (liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong
mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Tính chất liên quốc gia, liên chính phủ là đặc trưng quan trọng của quan hệ
pháp luật quốc tế, là căn cứ xác định tính pháp lý quốc tế của mối quan hệ giữa các
quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Đồng thời, đây là cơ sở để phân biệt quan
hệ pháp luật quốc tế của quốc gia với các quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là
một bên chủ thể, ví dụ quan hệ pháp luật thuộc phạm vi tư pháp quốc tế hay các
quan hệ pháp luật thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, quan hệ giữa quốc gia với
các tổ chức quốc tế phi chính phủ... Việc phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế với
các quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là chủ thể có ý nghĩa quan trọng vì nó liên
quan đến vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của quốc gia cũng
như cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh.
4. Chủ thể của luật quốc tế
4.1. Khái niệm
Bản chất của luật quốc tế thể hiện qua các bộ phận cấu thành quan hệ pháp lý
quốc tế. Một trong các bộ phận quan trọng cấu thành quan hệ pháp lý đó chính là chủ
thể của luật quốc tế.
Trên thực tế, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng có các chủ thể pháp luật
nhất định vốn có của nó. Các chủ thể này phụ thuộc vào đối tượng được hệ thống
pháp luật đó điều chỉnh và trong một mức độ nhất định, phụ thuộc vào phương pháp
điều chỉnh đặc thù cho từng hệ thống pháp luật. Ngoài ra, các chủ thể của một hệ
thống pháp luật còn thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử, theo những biến
chuyển trong đối tượng và phương pháp điều chỉnh pháp luật.
Hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong phạm vi
quốc gia nên chủ thể của pháp luật quốc gia nói chung là cá nhân, thể nhân (công
dân, người nước ngoài) và các tổ chức nhất định của cá nhân, các cơ quan nhà nước...
được pháp luật công nhận có quyền năng chủ thể. Hệ thống pháp luật quốc tế điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tiễn quốc tế (các quan hệ quốc tế) nên chủ thể
của nó bao gồm các quốc gia, các tổ chức đại diện cho nhiều quốc gia (tổ chức quốc
tế).
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, số lượng chủ thể, vị trí chủ thể, quan
niệm về chủ thể của pháp luật quốc tế cũng khác nhau. Ở giai đoạn chiếm hữu nô lệ,
10
chủ thể của pháp luật quốc tế là các quốc gia chủ nô, các liên đoàn chính trị, tôn giáo
của các quốc gia thành bang, các quốc gia “chư hầu” và địa vị của các chủ thể là
không bình đẳng. Trong thời kì phong kiến, chủ thể của luật quốc tế lại là các quốc
gia phong kiến, các đế chế thiên chúa giáo, những tiểu quốc của các nhà quý tộc, các
quốc gia “chư hầu”... Địa vị của chủ thể trong thời kỳ này cũng vẫn mang tính chất
không bình đẳng. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa có thay đổi rất lớn về số lượng và
vị thế của các chủ thể. Trong giai đoạn này, khi các cuộc cách mạng tư sản ở Anh,
Pháp, Mỹ... nổ ra và phong trào giải phóng dân tộc phát triển, vấn đề bình đẳng chủ
quyền giữa các quốc gia, quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của các bên tham
chiến và của các quốc gia có chủ quyền bị hạn chế đã được đặt ra. Tuy nhiên trên
thực tế, sự bình đẳng giữa các bên còn mang tính hình thức.
Ngày nay, với nhiều biến đổi lớn lao trong xã hội quốc tế, cũng như trong lý
luận về pháp luật quốc tế, quá trình dân chủ hóa đã có những tác động làm thay đổi
chủ thể và vị thế chủ thể pháp luật quốc tế. Trong lý luận và thực tiễn về pháp luật
quốc tế đã xuất hiện nhiều trường phái, học thuyết, nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề phạm vi, số lượng chủ thể của luật quốc tế hiện đại. Có trường phái chỉ coi
luật quốc gia là chủ thể duy nhất của pháp luật quốc tế. Có trường phái lại coi tập
đoàn các quốc gia, các cá nhân cũng là chủ thể của pháp luật quốc tế bên cạnh các
chủ thể khác.
Thực tế trên thế giới hiện nay ngoài quan điểm truyền thống cho rằng quốc gia,
các dân tộc đang đấu tranh, tổ chức liên chính phủ, chủ thể đặc biệt khác là chủ thể của
luật quốc tế thì còn có quan điểm hiện đại cho rằng cá nhân, các công ty xuyên quốc gia,
tổ chức phi chính phủ cũng nên được xem là chủ thể của luật quốc tế. Đây là quan điểm
mới và cũng được một số nước trên thế giới công nhận.
Theo lý luận Mác – Lênin về chủ thể của pháp luật, các chủ thể của pháp luật,
tuy có sự khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng, bản chất... nhưng chúng thường có
dấu hiệu chung, dấu hiệu cơ bản, đặc trưng mà các thực thể khác không thể có. Xuất
phát từ cơ sở lý luận đó, chúng ta nhận định chủ thể của pháp luật quốc tế cũng có
các dấu hiệu cơ bản phân biệt với các thực thể khác. Các dấu hiệu đó là:
- Có sự tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế;
- Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong quan hệ quốc tế;
- Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc tế;
- Độc lập chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

11
Khi xác định chủ thể của luật quốc tế hiện đại, chúng ta cần lưu ý xem thực
thể đang xét có hội đủ các dấu hiệu cơ bản của một chủ thể của luật quốc tế như đã
nêu trên hay không. Nếu thiếu một trong những dấu hiệu cơ bản đó thì không thể
được coi là chủ thể của luật quốc tế hiện đại.
Xuất phát từ những dấu hiệu xác định tư cách chủ thể của luật quốc tế, có thể
đưa ra một định nghĩa tổng quát về chủ thể của pháp luật quốc tế như sau:
Chủ thể của luật quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật
quốc tế, là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào những quan hệ đó
một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý
quốc tế về những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.
Từ định nghĩa trên, ta thấy chủ thể đầu tiên, chủ yếu của pháp luật quốc tế là
quốc gia. Quốc gia chính là trung tâm của xã hội quốc tế.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ do các quốc gia thỏa thuận thành lập phù
hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là chủ thể hạn chế của luật
quốc tế, vì tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có một số quyền và nghĩa vụ hạn chế
do các quốc gia thành viên thỏa thuận giao cho.
Về quan điểm cho rằng cá nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế phi chính phủ
cũng là chủ thể của luật quốc tế hiện đại, ta thấy rằng:
Cá nhân là chủ thể mang tính tự nhiên, là một thực thể sinh học chiếm số lượng
lớn nhất trong xã hội. Cá nhân là chủ thể thường xuyên và quan trọng nhất của nhiều
ngành luật như: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai…bởi đây là chủ
thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
các quốc gia chưa công nhận cá nhân là chủ thể của luật quốc tế.
Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng có quyền và nghĩa vụ. Đây là
những quyền do nhà nước quy định và không ai được tự hạn chế nghĩa vụ của mình
cũng như quyền và nghĩa vụ của người khác. Mọi cá nhân sinh ra không phân biệt
giới tính, thành phần dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo…đều có năng lực pháp luật như
nhau và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này được công nhận tại Điều 6
Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948.7
Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách
nhiệm về hành vi của mình. Khả năng này được xác định dựa theo độ tuổi và khả

7
Điều 6, Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.

12
năng nhận thức của con người. Năng lực hành vi của cá nhân ở các quốc gia khác
nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau là khác nhau.
Tính chủ thể pháp lý của cá nhân được thể hiện ở chỗ cá nhân cũng gánh vác
trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như hưởng lợi các quyền lợi mà luật quốc tế quy định,
bởi suy cho cùng hành vi của từng cá nhân trong một quốc gia là cách thức quốc gia
đó thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế.
Pháp nhân
Pháp nhân xem xét ở đây được hiểu là các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia
và các công ty xuyên quốc gia. Xét về mặt tài chính hay kinh tế, các khái niệm này có
sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, khi đặt chúng trong quan hệ quốc tế thì việc hoạt động
trên quy mô quốc tế cho phép chúng ta dùng thuật ngữ công ty xuyên quốc gia để gọi
chung cho loại pháp nhân này.
Như vậy, công ty xuyên quốc gia là khái niệm để chỉ những tổ chức kinh doanh
có quyền sở hữu sản xuất, hoạt động và cung cấp dịch vụ trên địa bàn nhiều quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia, đang ngày càng chiếm được vị thế vững chắc
trong quan hệ quốc tế. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng của chúng trong việc
kiến tạo các quan hệ xuyên quốc gia và khả năng gây ảnh hưởng cho nền kinh tế
quốc gia hay thế giới. Thông qua quá trình hoạt động và mạng lưới kinh doanh quốc
tế của mình, các công ty xuyên quốc gia đã mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển quan
hệ kinh tế quốc tế, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy toàn cầu hóa, hình
thành luật lệ trong quan hệ quốc tế, chuyển tải các giá trị xuyên biên giới và củng
cố hệ thống quốc tế, thúc đẩy xu hướng thống nhất thế giới. Việc các công ty này
hợp tác với các quốc gia hay các tổ chức khác để thực hiện các dự án kinh doanh đã
không còn quá mới mẻ. Nguồn gốc quốc tế là một yếu tố cơ bản của loại hình công
ty này. Vì vậy, có nhiều quan điểm cho rằng nên coi pháp nhân là chủ thể của luật
quốc tế.
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ tổ chức, hiệp hội, ủy ban văn
hóa xã hội, hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác theo quy
định của pháp luật được thành lập hợp pháp và tự nguyện, không phụ thuộc vào Nhà
nước và không hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức phi chính phủ khá tương
đồng với công ty xuyên quốc gia bởi chúng đều có tư cách pháp nhân. Năng lực chủ
thể của các tổ chức này phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm
thành lập và chấm dứt nó.
13
Năng lực chủ thể của tổ chức phi chính phủ được quyết định bởi mục đích hoạt
động của tổ chức đó. Các tổ chức phi chính phủ ra đời nhằm mục đích khác nhau, thông
thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên
nhiên, khuyến khích việc tôn trọng quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những
người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một đoàn thể.
Và cũng tương tự như các chủ thể khác của pháp luật quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ cũng có các quyền và gánh vác những nghĩa vụ tương ứng. Năng lực chủ thể
của các tổ chức phi chính phủ sẽ do quốc gia nơi nó được hình thành hoặc hoạt động
công nhận.
Xuất phát từ những đặc điểm của cá nhân, pháp nhân, tổ chức phi chính phủ nêu
trên, chúng ta có cơ sở để nhận định các thực thể này mang những đặc trưng và dấu
hiệu của chủ thể luật quốc tế. Tuy nhiên, sự công nhận tư cách chủ thể của chúng còn
phụ thuộc vào sự thừa nhận của các quốc gia.
4.2. Quyền năng chủ thể của luật quốc tế hiện đại
Quyền năng chủ thể của luật quốc tế là thuộc tính cơ bản, là khả năng pháp
lý đặc biệt của những chủ thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm
pháp lý trong quan hệ pháp luật quốc tế. Quyền năng chủ thể bao gồm hai phương
diện và chỉ khi có đầy đủ hai phương diện này thì mới được coi là chủ thể của luật
quốc tế.
Năng lực pháp luật quốc tế là khả năng chủ thể của luật quốc tế có những
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, khả năng này được ghi nhận trong các quy
phạm pháp luật quốc tế.
Năng lực hành vi quốc tế là khả năng thực hiện quyền và khả năng gánh vác
nghĩa vụ pháp lý quốc tế trên thực tế của các chủ thể. Năng lực hành vi quốc tế thể
hiện qua sự thực hiện có ý thức các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế.
5. Nguồn của luật quốc tế
5.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế hiện đại
Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật. Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật nói chung và của luật quốc tế nói
riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định
sự hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế và quá trình thực thi luật quốc tế.
Hiện nay, trong khoa học luật quốc tế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn
đề khái niệm nguồn luật.

14
Theo nghĩa hẹp, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng, ghi nhận các
nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ quốc tế. Theo đó, luật quốc tế gồm
hai loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Theo nghĩa rộng, nguồn của luật quốc tế là tất cả những nguyên tắc và quy
phạm mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp
luật.
5.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn
Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo
cách xác định truyền thống như khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc quy định: Tòa
án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được
chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
▪ Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc
được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
▪ Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận
như những quy phạm pháp luật;
▪ Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
▪ Với những điều kiện phán quyết của Tòa án chỉ có hiệu lực đối với các quốc
gia tham gia vào vụ tranh chấp và coi trọng vụ tranh chấp đó, các án lệ và
các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế
của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các quy
phạm pháp luật.
5.3. Phân loại nguồn luật
Căn cứ vào những quy định của Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc tế, luật quốc
tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn
(tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điều
chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể luật quốc tế.
Án lệ, học thuyết của các luật gia có trình độ cao, các nguyên tắc pháp luật
chung và một số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc
tế như nghị quyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương
của quốc gia không được coi là nguồn của luật quốc tế. Chúng chỉ là những phương
tiện để xác định các quy phạm luật quốc tế (phương tiện bổ trợ nguồn).

15
*a Điều ước quốc tế
Khái niệm
Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các
quốc gia thì điều ước quốc tế được xác định là: “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận
quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn
kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và
chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau,
thông qua các quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là quy phạm điều ước.
Điều ước quốc tế có thể phân chia thành điều ước phổ cập hoặc không phổ
cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.
Điều ước quốc tế phổ cập là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham
gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới (VD: Hiến chương Liên hợp quốc,
Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về Quan
hệ lãnh sự, Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển).
Điều ước quốc tế song phương là văn bản pháp lý được ký kết giữa hai quốc
gia.
Điều ước quốc tế đa phương là văn bản pháp lý có sự ký kết hoặc tham gia
của từ ba quốc gia trở lên. Trong số các điều ước quốc tế đa phương có điều ước đa
phương toàn cầu và khu vực. Điều ước đa phương khu vực thường được ký kết trong
phạm vi các quốc gia hoặc có cùng chung khu vực địa lý, hoặc có chế độ chính trị,
kinh tế - xã hội gần gũi nhau (VD: Điều ước quốc tế trong khuôn khổ các nước
ASEAN, giữa các nước thuộc khối NATO hoặc khối VARSAVA trước đây).
Điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế, vì phần
lớn quy phạm của Luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia
xây dựng lên. Nếu như từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước hầu như
chỉ có điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thì ngày nay xuất hiện ngày
càng nhiều điều ước quốc tế giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau, cũng
như giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, nhưng về mặt lý luận
không phải mọi điều ước quốc tế đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của luật. Một

16
điều ước quốc tế được coi là nguồn của Luật quốc tế nếu nó đáp ứng được các yêu
cầu sau đây:
- Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, tổ chức
quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết). Một thỏa
thuận quốc tế được ký kết với một chủ thể của luật quốc tế với thể nhân, pháp nhân...
không xem là một điều ước quốc tế.
- Điều ước phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
- Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các
quy phạm Jus cogens của luật quốc tế.
- Điều ước phải được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan
của pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
Giá trị pháp lý
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận các chủ thể của luật quốc
tế, điều ước quốc tế có những giá trị pháp lý cơ bản sau:
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để tạo
cơ sở pháp lý cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
- Là công cụ, phương tiện để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc
tế giữa các chủ thể.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể.
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại và tiến hành pháp
điển hóa luật quốc tế.
* bTập quán quốc tế
Khái niệm
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình
thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng
rãi là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
Theo định nghĩa này, một tập quán quốc tế được coi là quy phạm, là nguồn
của Luật quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các
quốc gia, được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.

17
Thông thường trong quan hệ quốc tế có rất nhiều tập quán với tính chất là
quy tắc xử sự chung, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải (VD: Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền lần thứ hai trở lại thực hiện chức năng sẽ được Bộ trưởng hoặc
thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước nhận đại diện đón tiếp. Trong thực tiễn quan hệ
quốc tế đây chỉ là quy tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được
các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện).
Thứ hai, quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế phải lặp đi lặp lại nhiều
lần, trải qua quá trình dài lâu và được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hiệu lực
pháp lý bắt buộc đối với mình. Kể từ khi được thừa nhận hiệu lực pháp lý, một tập
quán quốc tế mới trở thành quy phạm pháp lý quốc tế và được coi là nguồn của pháp
luật quốc tế.
Thứ ba, phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế. Những tập quán quốc tế có nội dung không phù hợp với những nguyên tắc cơ
bản, những quy phạm Jus cogen của luật quốc tế không thể là nguồn của luật quốc
tế.
Tập quán quốc tế được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau,
lúc đầu được thể hiện thành những quy tắc xử sự chung, do một hay một số quốc
gia đưa ra thông qua tuyên bố của các cơ quan nhà nước hoặc những người lãnh đạo
cao nhất của quốc gia, sau đó được các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và
trở thành tập quán pháp lý quốc tế.
Quá trình hình thành tập quán pháp lý quốc tế là một quá trình dài và liên
tục. Luật quốc tế không chỉ rõ thời gian cần thiết là bao lâu để hình thành một quy
phạm tập quán. Trong những thế kỷ trước người ta vẫn thường cho rằng thời gian
cần thiết là 50 - 100 năm hoặc nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, không có một ranh giới
cụ thể về mặt thời gian, trên thực tế, một quy phạm tập quán được ra đời phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng
thời kỳ.
Giá trị pháp lý
Tập quán quốc tế có vị trí độc lập so với điều ước quốc tế và các hình thức
tồn tại khác của luật quốc tế. Về pháp lý, tập quán quốc tế có tầm quan trọng trong
việc:
- Hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế.
- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể
luật quốc tế.

18
Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại với nhau, không loại trừ giá trị áp dụng của nhau. Mối quan hệ này được
biểu hiện trên các phương diện như sau:
- Tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước quốc tế và cá
biệt có trường hợp, điều ước bị thay đổi hay hủy bỏ bằng tập quán quốc tế (VD:
Hình thành quy phạm Jus cogen mới của luật quốc tế dưới dạng tập quán quốc tế).
- Tập quán quốc tế tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế (VD:
Hiệu lực của điều ước quốc tế với bên thứ ba do việc viện dẫn quy phạm điều ước
dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế).
* c Nguyên tắc pháp luật chung
Theo Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc, cùng với điều ước và
tập quán quốc tế, Tòa án áp dụng “những nguyên tắc pháp luật chung, được các
dân tộc văn minh thừa nhận”.
Những quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế hiện hành không đưa ra
giải thích về khái niệm những nguyên tắc pháp luật chung. Do đó, trong khoa học
pháp lý tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Vì luật quốc tế và luật
quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau nên nguyên tắc pháp luật chung phải
được hiểu là nguyên tắc áp dụng cho cả hai hệ thống. Các nguyên tắc này không
phải là quy phạm pháp luật, bởi không có quy phạm pháp luật cho cả pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia. Do vậy, các nguyên tắc pháp luật chung đôi khi là các quy
tắc kỹ thuật pháp lý, như: “ai có quyền ưng thuận thì cũng không có quyền không
ưng thuận” (Ejus est nolle qui potest velle), “Không ai có thể trao quyền cho người
khác hơn những quyền mà mình có” (nemo plus juris transfere potest quam inpse
habet), “Ai làm ra luật thì có quyền giải thích luật” (Ejus est interpretari legem
cujus est condere), “luật sau thay thế luật trước” (lex posteriori derogat priori)...
Như vậy, các nguyên tắc pháp luật chung có thể được hiểu là các nguyên tắc
pháp lý được cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thừa nhận và được áp dụng
để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (Theo điều 38, khoản 1 Quy chế tòa án
công lý quốc tế) (VD: nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường). Nguyên tắc
pháp luật chung chỉ áp dụng sau điều ước quốc tế và tập quán quốc tế với ý nghĩa
để giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật quốc tế.
* d Phán quyết của Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc d. Án lệ trang 45 gt

19
Các quyết định của cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) cũng như học thuyết
của các chuyên gia không phải là nguồn chính của luật quốc tế. Chúng chỉ là những
giải pháp của các cơ quan tài phán về những vấn đề pháp luật cụ thể. Các quyết định
tài phán này chỉ có giá trị res inter alios acta (chỉ có giá trị đối với bên cam kết).
Theo điều 59 Quy chế của Tòa án Quốc tế:
“Quyết định của Tòa có giá trị bắt buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án
và chỉ đối với các vụ án cụ thể đó”.
Tuy nhiên các giải thích của cơ quan tài phán quốc tế chứa đựng một thẩm
quyền đã được giải thích, nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi các quốc gia tham gia vụ
kiện. Từ một quy tắc, quy phạm chưa được giải thích, còn chung chung, mơ hồ, khó
hiểu, sau khi được giải thích, chúng được định hình là các quy tắc, quy phạm đã
được giải thích và có tác động nhất định cả với các quốc gia ký kết điều ước nhưng
không tham gia kiện. Các phán quyết sau này thường căn cứ vào những án lệ đã có
từ trước để xác định những quy tắc. Vì vậy, chúng là những nguồn bổ trợ để xác
định các quy tắc luật8.
Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc (theo
Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc). Tòa án Công lý quốc tế với sứ mệnh giải
quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và giúp các tổ chức quốc tế hoạt
động có hiệu quả, đã có những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của
luật quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như vào quá trình phát triển của luật quốc
tế. Bằng việc giải thích luật quốc tế thực định và áp dụng chúng vào hoàn cảnh đặc
thù, các quyết định của Tòa đã làm sáng tỏ thêm luật quốc tế (VD: Trong phán quyết
vụ Eo biển Corfou năm 1946, Tòa đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý eo
biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế).
Các phán quyết quan trọng đã làm sáng tỏ nội dung một số quy phạm pháp
luật quốc tế, tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác
động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế
đồng thời có tác dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế. Chính
vì vậy, phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế được coi là phương tiện bổ trợ nguồn
luật.
* e Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

8
Nguyễn Hồng Thao (2000), Toà án công lý quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20
Khi thành lập Tòa án Công lý Quốc tế, vào thời điểm đó, các văn kiện quốc
tế không nhiều nên Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế đã không đề cập đến loại văn
kiện cực kỳ quan trọng là nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực không
đồng nhất gồm: các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và các nghị quyết không có hiệu
lực bắt buộc đối với các thành viên. Nhiều nghị quyết của tổ chức quốc tế là kết quả
thỏa thuận giữa các thành viên. Quá trình thỏa thuận này diễn ra trên cơ sở quy chế
của tổ chức và đưa đến kết quả là hình thành các nghị quyết có tính chất khuyến
nghị (trừ những nghị quyết bắt buộc của tổ chức đó).
Những nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trò nhất định trong việc giải
thích và áp dụng các quy phạm luật quốc tế, chúng tạo tiền đề cho việc ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế. Trong khi đó, những nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là
nguồn luật được viện dẫn để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia
thành viên của tổ chức đó.
Trong thực tiễn quốc tế, khi xác định hoặc giải thích quy phạm luật quốc tế,
các quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, những
Nghị quyết có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế (VD: Tuyên bố của Đại hội
đồng Liên hợp quốc năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc
địa; Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên tắc của
luật quốc tế; Tuyên bố năm 1974 về định nghĩa xâm lược...). Những Nghị quyết của
Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thường được Tòa án quốc tế viện dẫn và coi đó là
bằng chứng thực tiễn của sự tồn tại vi phạm tập quán (VD: trong vụ Nicaragoa kiện
Mỹ, Tòa cho rằng sự đồng tình các bên đối với nghị quyết 2625 (XXV); “tuyên bố
về các nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia”
là hình thức thể hiện sự công nhận hiệu lực pháp lý đối với nguyên tắc không sử
dụng vũ lực với tư cách là nguyên tắc của luật tập quán).
* f. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Đây là sự thể hiện ý chí của một chủ thể luật quốc tế một cách độc lập. Hành
vi pháp lý đơn phương thể hiện ở một số dạng sau:
- Hành vi công nhận: Là hành vi thể hiện một cách minh thị hay mặc thị xác
nhận một sự kiện hay một yêu cầu nào đó là phù hợp với pháp luật (VD: hành vi
công nhận một quốc gia mới).
- Hành vi cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn
phương chấp nhận ràng buộc với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

21
- Hành vi phản đối: là cách thức để quốc gia thể hiện ý chí không công nhận
một hoàn cảnh, một yêu cầu hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác (VD: Bộ Ngoại
giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung
Quốc phản đối việc tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh
2, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thềm lục địa của Việt Nam ngày
26/5/2011).
- Hành vi từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ
các quyền hạn chế nhất định. Kết quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của
chủ thể luật quốc tế đối với một đối tượng hay một lĩnh vực. Hành vi từ bỏ bắt buộc phải
được thực hiện một cách minh bạch, công khai để không tạo nghi ngờ, thiếu chắc chắn.
* g. Các học thuyết về luật quốc tế
Học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong công
trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý
luận cơ bản của luật quốc tế. Đôi khi trong học thuyết, các học giả đưa ra những lý
giải làm sáng tỏ về nội dung của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, giúp cho việc
áp dụng một cách đúng đắn các quy phạm luật quốc tế vào từng trường hợp cụ thể.
Học thuyết về luật quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến
quá trình hình thành nhận thức của con người về luật quốc tế, tác động đến quan
điểm của quốc gia về các vấn đề pháp lý quốc tế.
Trước thế kỷ XX, các công trình của các luật gia, nhà luật học nổi tiếng
thường được coi là nguồn của luật quốc tế. Các chính khách, nhà ngoại giao thường
sử dụng công trình lý luận về luật quốc tế của các học giả nổi tiếng để làm bằng
chứng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia mình và coi đó là nguồn của luật quốc
tế. Các kết luận, quan điểm của những chuyên gia luật quốc tế đôi khi còn được các
bên liên quan viện dẫn trong các vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, theo Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì học thuyết của các
chuyên gia danh tiếng về luật quốc tế không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế,
bởi vì:
+ Thứ nhất, học thuyết về luật quốc tế không phải là văn bản pháp lý ràng
buộc các quốc gia, không thể hiện ý chí của các quốc gia được nâng lên thành luật;
+ Thứ hai, tự bản thân, học thuyết không sinh ra quy phạm pháp lý quốc tế,
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ ràng buộc các quốc gia;

22
+ Thứ ba, học thuyết về luật quốc tế không có sự công nhận hay không công
nhận chính thức từ phía các quốc gia và không được áp dụng thường xuyên trong
quan hệ quốc tế.
Như vậy, học thuyết của các chuyên gia, nhà luật học có uy tín cao về luật
quốc tế chỉ có thể là “phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm pháp lý”.
5.4. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế
Khái niệm
Pháp điển hóa là một thuật ngữ đặc thù trong khoa học pháp lý. Pháp điển
hóa là quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tập
hợp các quy định pháp luật hiện có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy
định không còn phù hợp (với thực tiễn, với các quy định khác...), xây dựng những
quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những
khoảng trống pháp lý trong thực tiễn, trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các
quy phạm hiện hành.
Kết quả của việc Pháp điển là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời.
Đó là một bộ luật, điều ước, quy chế... tương ứng với một ngành luật nhất định hay
một lĩnh vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp logic, chặt
chẽ và nhất quán. Sau khi tiến hành Pháp điển hóa, một văn bản pháp luật mới, hoặc
có hiệu quả pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh,
hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt được tất cả các yêu cầu đó,
sẽ được hình thành.
Như vậy, nội hàm của khái niệm Pháp điển hóa bao gồm:
- Tập hợp các quy định trong cùng một lĩnh vực.
- Chọn lọc để loại bỏ quy định không còn phù hợp.
- Đưa ra những quy định mới.
- Sửa đổi những quy định hiện hành theo hướng ngày càng nâng cao hiệu lực
pháp lý, tính hệ thống, tính hoàn chỉnh về cả mặt nội dung và kỹ thuật của chúng.
Pháp điển hóa trong pháp luật quốc tế là một khái niệm được nghiên cứu và
đề cập tới chưa nhiều trong các giáo trình về pháp luật quốc tế hiện nay ở Việt Nam
cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thuật ngữ “Pháp điển hóa” đã được
nêu trong Điều 13(1) (a) Hiến chương Liên hợp quốc và được giải thích tại Điều 15
Quy chế Ủy ban pháp luật quốc tế (sau đây gọi tắt là Ủy ban). “Pháp điển hóa” được
sử dụng phù hợp để chỉ việc hệ thống hóa và thể hiện cụ thể, chính xác hơn các quy

23
định của pháp luật quốc tế trong những lĩnh vực đã tồn tại thực tiễn, tiền lệ hoặc học
thuyết rộng rãi chính thức.
Điều 13 quy định: “1. Đại hội động Liên hợp quốc sẽ khởi xướng các nghiên
cứu và đưa ra các khuyến nghị nhằm:
a) ... thúc đẩy sự phát triển tiến bộ và việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế”.
Như vậy, theo Ủy ban pháp luật quốc tế thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc,
Pháp điển hóa pháp luật quốc tế được hiểu là việc thể hiện, hệ thống hóa cụ thể hơn,
chính xác hơn các quy phạm của pháp luật quốc tế tồn tại trong thực tiễn, những
tiền lệ hoặc học thuyết trong lĩnh vực cụ thể.
Điều 13 Hiến chương Liên hợp quốc cũng có đề cập tới một khái niệm có
liên quan mật thiết với Pháp điển hóa là khái niệm “Phát triển tiến bộ”. Điều 15 Quy
chế Ủy ban Pháp luật quốc tế Liên hợp quốc đã giải thích “phát triển tiến bộ của
pháp luật quốc tế” được hiểu là việc chuẩn bị các dự thảo điều ước quốc tế về những
vấn đề hiện vẫn chưa được pháp luật quốc tế điều chỉnh hoặc những vấn đề mà pháp
luật vẫn chưa được phát triển đầy đủ trong thực tiễn ở các quốc gia”. Cách hiểu về
phát triển tiến bộ của pháp luật quốc tế như vậy có phần hơi hạn hẹp và có lẽ chỉ
đúng trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban pháp luật quốc tế. Cách hiểu này cũng
gây ra sự nhầm lẫn với khái niệm Pháp điển hóa. Và thực tế là trong công việc của
Uỷ ban, người ta không thể xác định được rõ ràng ranh giới giữa hai khái niệm này.
Về cơ bản, pháp điển hóa luật quốc tế có thể hiểu là việc hệ thống hóa các
quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thực hiện nhằm sắp xếp
các quy phạm pháp luật quốc tế hiện hành vào một hệ thống phù hợp, nâng cao hiệu
lực pháp lý, tính hệ thống, tính hoàn chỉnh về cả mặt nội dung và kỹ thuật của chúng.
Tuy nhiên, có những văn kiện sau khi được Pháp điển hóa lại chứa đựng nội
dung kém tiến bộ hơn những quy định trước đó. Một ví dụ điển hình trong trường
hợp này là trong hai năm 2002 và 2003, Mỹ dùng sức ép về kinh tế chính trị để buộc
một số quốc gia ký kết các điều ước về việc không dẫn độ công dân Mỹ ra trước
Tòa án tội phạm quốc tế. Các điều ước này đi ngược lại sự phát triển tiến bộ mà
pháp luật quốc tế đã đạt được trong Quy chế Roma về Tòa án Hình sự quốc tế.
Pháp điển hóa pháp luật quốc tế có thể được tiến hành ở ba cấp độ:
- Song phương (các điều ước song phương như các Hiệp định FTA (Hiệp
định tự do thương mại song phương, các hiệp định hữu nghị và hợp tác, bảo hộ đầu
tư, tránh đánh thuế hai lần, tương trợ tư pháp...).

24
- Khu vực (các điều ước khu vực như Hiệp định AFTA của Khối ASEAN,
Hiệp định về Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ...).
- Quốc tế phổ cập (các điều ước mang tính phổ cập toàn cầu như Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Hiến chương về các quyền dân sự và chính
trị...).
Ở cả ba cấp độ, việc Pháp điển hóa đều có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong tiến trình thống nhất của việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế. Khó có thể xác
định việc Pháp điển hóa ở cấp độ song phương hay đa phương là quan trọng hơn vì
ở mỗi cấp độ đều được tiến hành trên cơ sở những yêu cầu riêng của thực tiễn. Có
những vấn đề chỉ có thể Pháp điển hóa ở cấp độ song phương (vấn đề phân định
biên giới lãnh thổ, phân định biển...). Có những vấn đề chỉ có thể áp dụng Pháp điển
hóa ở cấp độ toàn cầu (vấn đề bảo vệ tầng Ozon, Nam Cực...).
Ở cấp độ song phương, vai trò chủ yếu trong việc pháp điển hóa thuộc về các
quốc gia. Ở cấp độ khu vực, ngoài các quốc gia còn có vai trò của các tổ chức khu
vực. Ở cấp độ quốc tế, phổ cập, vai trò của các tổ chức quốc tế là vô cùng quan
trọng. Trong những năm sau Đại chiến thế giới thứ II, Liên hợp quốc ra đời và đã
ghi dấu ấn quan trọng trong việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế.
Quá trình Pháp điển hóa pháp luật quốc tế hiện nay
Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại đạt được những bước tiến lớn trong việc pháp
điển hóa. Số lượng các điều ước quốc tế được ký kết tăng lên theo cấp số nhân,
nhiều hơn toàn bộ số điều ước được ký kết trong suốt lịch sử xã hội quốc tế trước
đó. Quá trình này phát triển đồng đều ở cả ba cấp độ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng thư ký Liên hợp quốc, với tư cách là cơ
quan lưu chiểu các điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên theo quy định của
Hiến chương Liên hợp quốc, đã lưu chiểu hơn 500 điều ước quốc tế đa phương. Bên
cạnh đó, nhiều điều ước được lưu chiểu tại các chính phủ, tổ chức quốc tế khu vực
và tổ chức quốc tế toàn cầu khác.
Liên hợp quốc, các tổ chức thành viên đã có nhiều sáng kiến và hoạt động
nhằm Pháp điển hóa pháp luật quốc tế như sáng kiến về Thập kỷ pháp luật quốc tế
(1990-1999), đưa ra các sáng kiến lập ước, tổ chức việc soạn thảo, đàm phán, ký kết
điều ước quốc tế, tổ chức các chương trình đào tạo về pháp luật quốc tế, lưu chiểu
và xuất bản ấn phẩm các điều ước ...
Đến nay, một loạt các nội dung lớn của pháp luật quốc tế đã được pháp điển
hoá, trong đó phải kể đến các điều ước lớn như: Công ước về chống Diệt chủng năm
1948, 02 Công ước về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền
25
kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị), Công
ước về Luật Điều ước Quốc tế năm 1969, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế 1998…
Nhiều tổ chức quốc tế như WTO, AFTA, OAU, ILO,... cũng đã có những nỗ
lực trong việc pháp điển hóa pháp luật kinh tế quốc tế, pháp luật lao động quốc tế…
Có thể nói, Thập kỷ Pháp luật quốc tế (1990 – 1999) của Liên hợp quốc đã
đưa đến một giai đoạn pháp điển hóa đỉnh cao trong lịch sử phát triển luật quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, pháp điển hóa đang tiếp tục được tiến hành sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, ở
những cấp độ và hình thức khác nhau.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Luật quốc tế xuất hiện khi giữa các Nhà nước có sự thiết lập các quan hệ ngoại
giao với nhau. Thời kỳ sơ khai là quan hệ giữa các quốc gia láng giềng dần dần mở rộng
vượt phạm vi khu vực và phát triển thành các quan hệ có tính chất liên khu vực. Có thể
khái quát lịch sử hình thành, phát triển của Luật quốc tế qua 4 giai đoạn:
1. Luật quốc tế cổ đại
Luật quốc tế cổ đại được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai
con sông Tigơrơ và Ơphơmát) và Ai Cập vào khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 trước
Công nguyên. Sau đó, luật quốc tế được hình thành ở phương Đông như Ấn Độ, Trung
Quốc và ở phương Tây như: Hy Lạp và La Mã...
Do nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, lại bị cản trở
bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội hạn chế nên luật quốc tế thời kỳ
này chủ yếu mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là các luật lệ và tập
quán về chiến tranh và ngoại giao, giải quyết các vấn đề về tù binh, bồi thường chiến
tranh, quan hệ chư hầu...
Ở khu vực Châu Âu và Bắc Phi, các nền văn minh lớn như sông Nin (Ai Cập),
sông Tiber (La Mã, Hy Lạp) đã tạo thành một cộng đồng các quốc gia... Pháp luật quốc
tế khu vực này chủ yếu gồm các nguyên tắc và quy phạm về chiến tranh, hòa bình và
mang đậm tính chất bất bình đẳng, thể hiện và bảo vệ lợi ích của các quốc gia lớn như
Ai Cập, Đế chế La Mã... Các quốc gia nhỏ (được gọi là các thị quốc, thành bang) và
các chủ thể khác ở vị thế yếu hơn. Các quy phạm pháp luật quốc tế phần lớn do các
quốc gia lớn (các đế chế) đưa ra. Chính vì vậy, pháp luật quốc tế giai đoạn này phản
ánh lợi ích của các quốc gia lớn mà thực chất là của giai cấp chủ nô nắm quyền tại các
quốc gia đó. Đáng lưu ý là ở giai đoạn này cũng đã có nhiều quy định pháp luật quốc

26
tế mang tính chất nhân đạo như quy định cấm dùng thuốc độc và vũ khí tẩm thuốc độc
ở La Mã.
Cùng với những nguyên tắc và quy phạm pháp luật về chiến tranh, hòa bình, các
quy phạm pháp luật về các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, điều ước quốc tế… cũng
bắt đầu được hình thành, mặc dù còn rất thô sơ và mang đậm tính tập quán. Với sự phát
triển của các quốc gia, các điều ước quốc tế đầu tiên đã xuất hiện. Một trong những
điều ước quốc tế đầu tiên sớm nhất được ghi nhận lại là hòa ước kí kết bằng tiếng
Sumerian giữa Eannatum, đại diện cho thành bang Lagash với đại diện của Thành bang
Umma khoảng năm 3100 trước Công nguyên9. Một hòa ước nổi tiếng khác là hòa ước
giữa vua Ai Cập Ramdec II và vua Hattusin III ký năm 1287 trước Công nguyên.
Khu vực này cũng là nơi xuất hiện thuật ngữ Luật vạn dân (jus gentium), một
thuật ngữ được người La Mã để chỉ các quy định pháp luật áp dụng cho quan hệ giữa
các quốc gia ngoài La Mã với đế chế La Mã và các quan hệ giữa công dân La Mã với
các công dân các nước chư hầu, ngoại bang...
Tại khu vực Châu Á, các nền văn minh lớn như văn minh sông Hằng, sông Hoàng
Hà, sông Dương Tử, vùng Lưỡng Hà (sông Tigrơ và Ơphơrát)… cũng hình thành lên
cộng đồng các quốc gia khu vực với một bộ quy phạm điều chỉnh các quan hệ giữa các
quốc gia. Về cơ bản, các quy phạm pháp luật quốc tế tại khu vực này cũng có những
tính chất giống với khu vực Châu Âu và Bắc Phi: mang đậm tính khu vực, chủ yếu là
các tập quán quốc tế hình thành trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia. Phần lớn các
quy phạm pháp luật quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm về chiến tranh, hòa bình và
mang đậm tính chất bất bình đẳng, thể hiện và bảo vệ lợi ích của các quốc gia lớn như
Hạ, Thương, Chu, Babylon, Ấn Độ... Khu vực châu Á đã xuất hiện những điều ước
quốc tế đầu tiên giữa các quốc gia như các “minh ước” giữa các quốc gia về quan hệ
đồng minh, tương trợ lẫn nhau khi có hoạn nạn, không xâm phạm lẫn nhau, trao trả tù
binh chiến tranh... Ở khu vực Trung Quốc ngày nay, các điều ước thường được các
quốc gia thời đó ký kết bằng hình thức không thành văn mà theo hình thức “tuyên cáo
trước trời đất” được tổ chức trang trọng (Đôi khi các lời tuyên cáo được ghi nhận lại
thành văn bản). Cũng tại khu vực này đã hình thành nên nhiều quy phạm pháp luật quốc
tế mà cho đến nay vẫn còn ít nhiều được sử dụng như các tập quán đối xử nhân đạo với
tù binh chiến tranh, “hai nước giao tranh không giết sứ giả”... Việc thi hành pháp luật
quốc tế được bảo đảm bằng nguyên tắc chữ “tín”, một nguyên tắc gần giống với nguyên
tắc Pacta sunt servanda ở các nước phương Tây.

9
Antonio Cassese, International law divided world, Clarendon Press – Oxford, 1994, tr. 3.

27
2. Luật quốc tế trung đại
Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định, do nhu
cầu phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật nên tính khu vực dần bị phá vỡ và thay
vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực giữa các quốc gia. Bên cạnh vấn đề chiến
tranh, ngoại giao, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang lĩnh vực kinh tế,
chính trị…
Luật quốc tế bắt đầu có sự xuất hiện của các quy phạm, chế định về luật biển,
về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường
trực của quốc gia tại quốc gia khác.
Luật quốc tế thời kỳ này có những bước phát triển mới. Một số trung tâm
luật quốc tế đã được hình thành tại Châu Âu, Nga, Tây-Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ,
Trung Hoa. Khoa học luật quốc tế được hình thành với sự xuất hiện của nhiều học
giả, tác phẩm tiêu biểu như: “Tự do biển cả” của Huy gô G.Rotius. Đây là tiền đề
quan trọng cho quá trình phát triển luật quốc tế hiện đại sau này.
3. Luật quốc tế cận đại
Thời kỳ này, với mối quan hệ quốc tế phát triển vượt bậc ra ngoài khuôn khổ
của khu vực và liên khu vực, luật quốc tế được ghi nhận có những bước phát triển
khá rực rỡ. Luật quốc tế cận đại phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và
khoa học pháp lý quốc tế.
Các nguyên tắc mới của luật quốc tế như: nguyên tắc nguyên tắc bình đẳng về
chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… đã được hình thành.
Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu
tiên đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia
như: Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879)… Các
tổ chức quốc tế này đã đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế
của các quốc gia.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, luật quốc tế cận đại vẫn tồn tại những
học thuyết, những quy chế pháp lý mang tính phản động, bất bình đẳng trong quan
hệ quốc tế như chế độ thuộc địa, tô giới…
4. Luật quốc tế hiện đại
Do tác động của cuộc đấu tranh của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội, pháp luật quốc tế hiện đại có những thay đổi theo hướng
tiến bộ. Cách mạng Tháng Mười Nga đã có những đóng góp hết sức lớn lao vào sự
phát triển luật quốc tế. Bằng sắc lệnh hòa bình của Lê-nin ngày 26 tháng 10 năm

28
1917, tuyên ngôn về quyền của các dân tộc Nga và các văn bản pháp luật khác, Nhà
nước Xô viết đã đưa quan điểm, tiếng nói tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản vào trong
pháp luật quốc tế bằng việc đưa đưa nội dung dân chủ vào những nguyên tắc và quy
phạm pháp luật quốc tế, đề xuất những nguyên tắc và quy phạm có nội dung mới,
tiến bộ (VD: định nghĩa về xâm lược, lên án và cấm chiến tranh xâm lược, bình đẳng
giữa các dân tộc và quyền dân tộc tự quyết, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh
chấp quốc tế...).
Đặc biệt, trong thời kỳ này luật quốc tế đã bắt đầu xuất hiện những chế định
mới không mang tính truyền thống như hợp tác chống khủng bố quốc tế. Đây cũng
là thời kỳ ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực
hay liên khu vực như: Liên hợp quốc, ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), ICAO (Tổ
chức hàng không dân dụng quốc tế), FAO (Tổ chức lương thực thế giới), WHO (Tổ
chức Y tế thế giới), WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới), EU (Liên minh Châu
Âu), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)…
Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI,
pháp luật quốc tế chịu ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xu
hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực đã đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn,
gia tăng sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng
làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các chủ thể trên phương diện phát triển kinh tế -
xã hội.
Mặc dù vẫn còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, nhưng luật
quốc tế hiện đại đang phát triển theo xu hướng ngày càng bình đẳng tạo tiền đề quan
trọng cho các chủ thể của luật quốc tế tham gia một cách rộng rãi vào các quan hệ
quốc tế.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC
GIA
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia là vấn đề lý luận truyền thống
của luật quốc tế. Trong khoa học pháp lý quốc tế tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề này, tiêu biểu là học thuyết nhất nguyên luận và học thuyết nhị nguyên
luận.
- Thuyết nhất nguyên luận quan niệm pháp luật là một hệ thống thống nhất
bao gồm hai bộ phận cấu thành là luật quốc tế và luật quốc gia. Trong đó, quy phạm
pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia được xếp theo thứ bậc trên, dưới.
Thuyết nhất nguyên luận phân chia thành hai trường phái: Trường phái ưu tiên luật
quốc tế (nhận định pháp luật quốc tế phải được đặt trên pháp luật quốc gia, giữ vai

29
trò chi phối pháp luật quốc gia, pháp luật quốc gia phải phục tùng luật quốc tế) và
trường phái ưu tiên luật quốc gia (nhận định luật quốc gia phải được đặt trên pháp
luật quốc tế, chi phối pháp luật quốc tế).
Thực tiễn lịch sử quan hệ quốc tế chứng minh rằng, xuất phát từ nhu cầu bảo
vệ lợi ích của quốc gia tư bản chủ nghĩa trong từng giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể,
các nhà lý luận tư sản đề cao chủ quyền của quốc gia mình bằng cách đặt pháp luật
quốc gia lên trên luật quốc tế hoặc hạn chế chủ quyền của quốc gia khác bằng cách
đặt quốc tế lên trên pháp luật quốc gia.
Cả hai quan điểm của trường phái nhất nguyên luận đều sai lầm vì pháp luật
quốc gia và luật quốc tế tuy có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau, nhưng là
những hệ thống pháp luật độc lập. Pháp luật quốc tế không thể được đặt lên trên
pháp luật quốc gia hoặc ngược lại. Đặt pháp luật quốc tế lên trên hay xuống dưới
pháp luật quốc gia đều thể hiện nhận thức thiên lệch về bản chất của hệ thống pháp
luật này.
- Thuyết nhị nguyên luận quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ
thống pháp luật khác nhau, tồn tại độc lập và không có tác động qua lại với nhau.
Quan điểm này nhận thức được tính độc lập của hai hệ thống luật quốc tế và luật
quốc gia. Nhưng nó lại sai lầm vì phủ nhận mối quan hệ, tác động qua lại giữa pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Hai học thuyết nêu trên đã nhìn nhận và đánh giá mối quan hệ giữa luật quốc
tế và luật quốc gia một cách phiến diện. Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, luật
quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập nhưng có mối quan hệ, tác
động qua lại đối với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Mọi sự thay đổi, phát triển
tiến bộ của pháp luật quốc gia đều tác động thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp
luật quốc tế và ngược lại.
Thực tiễn quốc tế cho thấy rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia với
tính chất với đối tượng điều chỉnh khác nhau, không chỉ dừng ở chỗ tác động lẫn
nhau, thúc đẩy nhau phát triển mà còn là điều kiện đảm bảo cho nhau trong quá trình
thực hiện. Do sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu quốc tế, của quá trình quốc tế hóa
mọi mặt đời sống, nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, trở thành vấn đề
mang tính toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề chống tội phạm có tính
quốc tế… Đây là những vấn đề phát sinh trong đời sống quốc tế và để có thể giải
quyết hiệu quả cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. Việc xây dựng và thực hiện
tốt các quy phạm của pháp luật quốc tế là điều kiện bảo đảm thực hiện có hiệu quả
có quy phạm tương ứng của pháp luật quốc gia và ngược lại.

30
Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện trên
hai phương diện:
- Luật quốc gia ảnh hưởng tới sự hình thành của luật quốc tế:
Khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia luôn là mối quan tâm
hàng đầu của các bên. Trong quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế, các
quốc gia đã đưa ý chí của mình vào các nội dung của luật quốc tế. Vì vậy, ý chí quốc
gia được phản ánh trong các quy phạm luật quốc tế và sự hình thành luật quốc tế
chịu ảnh hưởng bởi ý chí của các quốc gia (VD: Phần lớn các quy tắc trong WTO
là các quy định của Mỹ và các nước phát triển. Chúng phản ánh các lợi ích của các
quốc gia này trong thương mại toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển chỉ đưa được
một số quy tắc bảo đảm quyền lợi cho mình). Bên cạnh đó, thực tiễn pháp lý quốc
tế đã cho thấy nhiều quy phạm của Luật quốc tế (Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại
giao, lãnh sự, Luật biển quốc tế)… và các nguyên tắc của luật có nguồn gốc từ những
quan điểm, quan niệm của luật quốc gia (VD: nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng
của Na Uy đưa ra trong vụ Ngư trường nghề cá giữa Anh và Na Uy năm 1951 đã
trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thể hiện trong Công ước Giơnevơ về
lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 và Điều 4 Công ước Luật biển 1982).
- Luật quốc tế có tác động tích cực tới tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật quốc gia
Khi quốc gia tham gia vào các tổ chức quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế
đa phương và song phương, quốc gia phải thực thi các nghĩa vụ thành viên và thi
hành các cam kết quốc tế. Việc đảm bảo thực thi các quy phạm của luật quốc tế
bằng quy phạm pháp luật quốc gia là một việc làm không thể thiếu của mỗi quốc
gia nhằm bảo đảm hiệu lực của pháp luật quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế
mà quốc gia ký kết hoặc tham gia nói riêng. Quốc gia có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với các cam kết quốc tế của mình.
Chính trong quá trình này, luật quốc tế đã có tác động tới luật quốc gia. Sau khi điều
ước quốc tế được phê chuẩn hoặc phê duyệt, quốc gia ký kết phải bảo đảm các quy
định của điều ước quốc tế đó được các công dân, cá nhân, tổ chức thuộc quyền tài
phán của mình tuân thủ. Việc thực hiện thường thông qua các hình thức sau:
- Quốc gia trực tiếp tiến hành các biện pháp thực hiện các nghĩa vụ của mình.
- Quốc gia ban hành các quy định pháp luật quốc gia có các quy định tương
thích về nội dung với điều ước quốc tế, sao cho khi áp dụng các quy định này
thì có nghĩa là các quy định của điều ước đã được đảm bảo thực thi. Cũng có
trường hợp quốc gia chỉ bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành của mình

31
cho phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết
hoặc tham gia.
- Quốc gia ban hành các quy định về nguyên tắc vị trí của pháp luật quốc tế so
với các quy định của pháp luật quốc gia: Trong trường hợp điều ước quốc tế
mà quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định khác so với quy định của pháp
luật quốc gia thì phải tuân thủ quy định của điều ước quốc tế. Trong trường
hợp này, pháp luật quốc tế được áp dụng thông qua quy định có tính nguyên
tắc của pháp luật quốc gia, nghĩa là, nó vẫn chỉ được áp dụng thông qua pháp
luật quốc gia. Việc áp dụng này không trái với nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia, vì quốc gia tự nguyện đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn
hoặc phê duyệt điều ước quốc tế.
- Trong một số trường hợp (Mỹ, Anh, Áo…). Hiến pháp (thành văn hoặc bất
thành văn) thường có điều khoản quy định pháp luật quốc tế là một phần của
pháp luật quốc gia. Trên cơ sở điều khoản này, pháp luật quốc tế sẽ được áp
dụng tại các quốc gia đó.
Như vậy, các quốc gia có cách thức khác nhau trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia.
Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế ở Việt Nam được
quy định tại Luật số 41/2005/QH11 về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước công bố ngày 24/6/2005 và
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, pháp luật Việt Nam chưa
quy định rõ ràng, trực tiếp về vị trí của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc gia nhập so với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Tuy
nhiên, theo quy định tại Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế năm 2005, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế (Khoản 1). Vì vậy, các quy
định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia sẽ được thực
thi kể cả trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định đầy đủ… Pháp luật
Việt Nam thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế trong tương quan với pháp luật
Việt Nam.
Về việc áp dụng điều ước quốc tế, khoản 3 Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết

32
định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết
để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật trong nước để thực hiện điều ước quốc tế đó. Quy định này
thể hiện Việt Nam chấp nhận cả hai phương pháp thực hiện điều ước quốc tế: áp
dụng trực tiếp và chuyển hoá điều ước vào văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Một ví dụ điển hình là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định
thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trong đó quyết định: "2. Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam
được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam
với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư,
các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp
định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong trường hợp quy định của pháp
luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương
mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp
định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm."
Việc nội luật hoá (hay chuyển hoá điều ước quốc tế) được thực hiện theo các
phương thức phổ biến sau:
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện điều ước quốc
tế.
- Tiến hành chuyển hoá quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong
nước.
IV. HIỆU LỰC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Hiệu lực và hiệu quả áp dụng của pháp luật quốc tế
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ
thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Cũng giống như bất kỳ ngành luật
nào, luật quốc tế cũng đặt ra yêu cầu của việc phải được thực thi bởi các chủ thể.
Vấn đề hiệu quả và hiệu lực của luật quốc tế luôn là vấn đề được các quốc gia quan
tâm. Trong khoa học pháp lý và thực tiễn quốc tế hiện nay chưa có quan điểm thống
nhất về vấn đề này.
Một số quan điểm cho rằng pháp luật quốc tế không phải là “pháp luật” nên
không cần bàn đến chuyện hiệu lực. Những người theo quan điểm này cho rằng
không có một cơ quan lập pháp quốc tế để làm luật, không có cơ quan hành pháp để
cưỡng chế thi hành luật và không có một hệ thống tòa án quốc tế có thẩm quyền bắt
33
buộc để giải quyết các tranh chấp quốc tế, vì vậy pháp luật quốc tế không phải là
“luật” thực sự mà chỉ là các nguyên tắc đạo đức được thừa nhận chung. Các quốc
gia chỉ tuân theo pháp luật quốc tế khi họ muốn, khi họ thấy việc tuân thủ pháp luật
quốc tế có lợi cho quốc gia họ. Và những người theo quan điểm này đưa ra khái
niệm “luật mềm” (soft law) để chỉ tính chất của pháp luật quốc tế.
Quan điểm này sai lầm vì nó xuất phát từ nhận thức hạn hẹp về pháp luật và
từ sự so sánh một cách khập khiễng giữa pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia.
Những người đưa ra qua điểm này đã lấy pháp luật quốc gia là xuất phát điểm để
đánh giá pháp luật quốc tế mà không hiểu rằng pháp luật quốc gia cũng chỉ là một
dạng pháp luật, nó không thể đại diện cho pháp luật nói chung. Pháp luật luôn có sự
biến đổi theo tiến trình phát triển của xã hội. Tại những thời điểm và bối cảnh lịch
sử khác nhau, sẽ có nhiều dạng pháp luật khác nhau ra đời phù hợp với những thay
đổi trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Pháp luật quốc tế được hình
thành khi các quốc gia có sự mở rộng quan hệ ngoại giao, giao thương với nhau. Về
bản chất, pháp luật quốc tế mang những đặc trưng riêng.
Hơn nữa, những người theo quan điểm này cũng không nhận thấy rằng, vấn
đề có hiệu lực hay không khác hẳn với vấn đề hiệu lực bị xâm phạm do hành vi vi
phạm pháp luật. Việc pháp luật không được tôn trọng không chỉ là vấn đề của pháp
luật quốc tế mà cả pháp luật quốc gia. Thực tiễn pháp lý ở nhiều quốc gia cho thấy
nhiều quy định của pháp luật quốc gia cũng thường xuyên bị vi phạm, và không
phải lúc nào những vi phạm đó cũng bị xử lý. Thậm chí trong nhiều trường hợp, xã
hội quốc gia còn bị rơi vào tình trạng vô chính phủ, pháp luật hoàn toàn mất hiệu
lực. Do vậy, việc pháp luật quốc tế nhiều khi bị vi phạm và nhiều vi phạm không bị
xử lý không có nghĩa là pháp luật quốc tế không có hiệu lực.
Như vậy, pháp luật quốc tế là một hệ thống pháp luật thực sự. Do đó, về
nguyên tắc chúng có hiệu lực. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng của mình, hiệu lực
của pháp luật quốc tế không dựa trên sức mạnh cưỡng chế như của một quốc gia với
các bộ máy như cảnh sát, tòa án. Hiệu lực của pháp luật quốc tế dựa trên sự cam kết,
chấp nhận và tôn trọng pháp luật quốc tế của tất cả các quốc gia, các chủ thể khác
của pháp luật quốc tế. Đôi khi, hiệu lực của pháp luật quốc tế cũng được bảo đảm
bằng các biện pháp cưỡng chế của các chủ thể, việc cưỡng chế có thể là hành vi đơn
lẻ hoặc tập thể, cũng có thể do một tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, NATO v.v..)
tiến hành trong khuôn khổ những quy định của luật quốc tế (VD: Tháng 11/1989,
Nhóm quan sát viên của Liên hợp quốc ở Trung Mỹ được thành lập để thẩm tra sự
tuân thủ của Chính phủ nước này trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ là ngừng
giúp đỡ các lực lượng bất hợp pháp và không cho phép sử dụng lãnh thổ Trung Mỹ

34
để tấn công các nước khác. Bên cạnh đó, Nhóm quan sát viên còn thực hiện vai trò
nhất định liên quan đến vấn đề giải ngũ tự nguyện của lực lượng chống đối, giám
sát lệnh ngừng bắn…).
Sự phát triển vượt bậc của pháp luật quốc tế trong thế kỷ XX chính là sự
khẳng định tính hiện hữu của pháp luật quốc tế. Ngày nay không một quốc gia nào,
kể cả quốc gia hùng mạnh nhất, có thể hành động chỉ theo ý mình mà phớt lờ những
nguyên tắc và quy định của luật quốc tế.
2. Nguyên tắc đảm bảo thực thi hiệu lực của pháp luật quốc tế
Cũng như pháp luật quốc gia nói riêng và pháp luật nói chung, pháp luật quốc
tế không đương nhiên có hiệu lực mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hành vi của các
chủ thể. Khi đề cập tới nguyên tắc đảm bảo thi hành luật quốc tế, ta không thể không
nhắc đến nguyên tắc tự nguyện thực thi các cam kết quốc tế. Về mặt lịch sử, nguyên
tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế được hình thành và phát triển từ thời
La Mã với tên gọi bằng tiếng Latinh là Pacta Sunt Servanda. Từ thời Trung cổ, các
quốc gia đã tiến hành ký kết với nhau nhiều thoả thuận quốc tế và coi việc tôn trọng
những điều đã cam kết như là sự biểu thị của mối giao bang thân thiện. Việc vi phạm
những điều đã cam kết thường dẫn tới xung đột và chiến tranh.
Do đó, việc thực thi các cam kết quốc tế được các quốc gia rất quan tâm.
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2 khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “tất
cả các thành viên của Liên hợp quốc tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ do Hiến
chương đặt ra”. Ngoài ra, nguyên tắc còn được quy định tại Điều 26 Công ước Viên
1969 về Luật Điều ước và nhiều điều ước quốc tế, nghị quyết của các tổ chức và hội
nghị quốc tế khác.
Bản chất pháp lý của luật quốc tế là dựa trên sự tự nguyện thoả thuận. Các
quốc gia tự nguyện, cùng nhau thỏa thuận nên các quy tắc của luật đồng thời chính
các quốc gia lại là chủ thể thi hành luật. Do vậy, nguyên tắc Pacta Sunt Servanda là
một nguyên tắc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của
luật quốc tế.
Nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong Tuyên bố Thiên
niên kỷ của Liên hợp quốc được thông qua ngày 8/9/2000.
Bước sang thế kỷ 20, đặc biệt trong giai đoạn từ sau đại chiến thế giới lần
thứ II trở lại đây, nguyên tắc này đã được Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên
coi trọng và phát triển. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như các hoạt động
pháp điển hóa pháp luật quốc tế, việc các chủ thể tự nguyện tuân thủ các quy định,
việc Liên hợp quốc thực hiện việc cưỡng chế một số trường hợp, việc nâng cao vai

35
trò của Tòa án Công lý Quốc tế, thành lập Tòa án Hình sự quốc tế Roma… Nhưng
hành động tập trung nhất và ở cấp cao nhất được thể hiện trong Tuyên bố Thiên niên
kỷ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
8/9/2000 với một số mục tiêu sau:
- Tăng cường pháp quyền trong xã hội quốc tế như trong xã hội quốc gia, đặc
biệt là, phải bảo đảm các quốc gia tuân theo các quyết định của Tòa án Công
lý Quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc trong các vụ việc mà
quốc gia là một bên tham gia.
- Làm cho Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả hơn trong việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp.
- Đảm bảo sự thực thi các điều ước quốc tế từ các quốc gia thành viên trong
các lĩnh vực như giải trừ quân bị, pháp luật quốc tế về nhân đạo, quyền con
người; xem xét việc thông qua và phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa án Hình
sự Quốc tế.
- Phối hợp hành động trong chống khủng bố quốc tế và xem xét gia nhập tất
cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố ngay khi có thể.
“Chúng ta sẽ không ngừng nỗ lực để thúc đẩy dân chủ và củng cố pháp
quyền cũng như sự tôn trọng tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ
bản đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, trong đó có các quyền được
phát triển”.
Đoạn 25 – 26 Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia, các chủ thể khác của pháp luật quốc tế
phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật quốc tế, thi hành các nghĩa
vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế, các phán quyết của cơ quan tài phán quốc
tế trong các vụ việc liên quan đến quốc gia…
Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda luôn gắn liền với sự phát triển của pháp luật
quốc tế, là tiền đề cũng như là kết quả của quá trình pháp điển hóa, quá trình thực
thi, hiệu lực và hiệu quả của pháp luật quốc tế.
Theo tiến trình phát triển của luật quốc tế, các quốc gia ngày càng biểu hiện
sự ủng hộ nguyên tắc. Điều này được thể hiện thông qua hành động của các quốc
gia. Khi ký kết các điều ước quốc tế, các quốc gia đều cố gắng nỗ lực thực thi, tuân
thủ theo các cam kết của mình. Trong trường hợp có tranh chấp, các quốc gia đều
nỗ lực giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Khi một quốc gia bị cho là vi phạm
pháp luật quốc tế, quốc gia này không thể phớt lờ và chối bỏ trách nhiệm pháp lý
quốc tế của mình. Trong trường hợp quốc gia có những hành động thiếu thiện chí,

36
công luận trong và ngoài nước sẽ lên tiếng, trước tác động đó, uy tín quốc tế và sự
tín nhiệm của công chúng với chính phủ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Như việc Mỹ
và Anh cùng một số quốc gia xâm lược Irag đã bị công luận chỉ trích mạnh mẽ và
Chính phủ hai nước đã phải đối mặt với những cuộc điều tra.
Về cơ bản, sự đảm bảo và tăng cường thực thi pháp luật quốc tế phụ thuộc
rất lớn vào nhận thức và hành động của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, để bảo
đảm thực hiện, cộng đồng quốc tế cần phải:
- Ủng hộ, thúc đẩy và phát triển những phương thức giải quyết hòa bình các
tranh chấp.
- Khuyến khích sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc tế và thúc đẩy tiến
trình pháp điển hóa (tăng cường sự tham gia, ký kết các điều ước quốc tế,
bảo đảm việc thực thi…).
- Khuyến khích việc giảng dạy, nghiên cứu, phổ biến nâng cao nhận thức về
pháp luật quốc tế.
Trong những năm qua, cộng đồng quốc tế đã có rất nhiều nỗ lực trong việc
thúc đẩy thực thi pháp luật. Những nỗ lực lớn nhất và đáng ghi nhận nhất thuộc về
Liên hợp quốc. Có thể nói, Liên hợp quốc đã ghi một dấu ấn “văn hóa pháp lý Liên
hợp quốc” vào hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên
đã rất chú trọng đến nguyên tắc đảm bảo thực thi hiệu lực của luật quốc tế. Lời nói
đầu Hiến chương Liên hợp quốc đã xác định quyết tâm “tạo mọi điều kiện cần thiết
để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do điều ước quốc tế và nguồn khác
của pháp luật quốc tế đặt ra”. Điều 1 khoản 1 Hiến chương cũng tuyên bố một
trong những sứ mệnh, tôn chỉ, mục đích của Liên hợp quốc là “…điều chỉnh hoặc
giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa
đến sự phá hoại hòa bình, bằng phương pháp hòa bình theo đúng nguyên tắc của
công lý và pháp luật quốc tế”. Tất cả các cơ quan của Liên hợp quốc đều có nhiệm
vụ trong việc thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc yế. Điều 13 khoản 1 điểm a Hiến
chương Liên hợp quốc trao cho Đại hội đồng Liên hợp quốc quyền nghiên cứu ban
đầu và thông qua những kiến nghị nhằm “phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực chính trị, và thúc đẩy việc pháp điển hóa và sự phát triển của pháp luật quốc tế
theo hướng tiến bộ”.
Hai chương trình lớn của Liên hợp quốc trong thời gian gần đây đã thể hiện
những quyết tâm và nỗ lực này của cộng đồng quốc tế.

37
▪ Chương trình thứ nhất: Thập kỷ Pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc (1990
– 1999) với các hoạt động lớn như sáng kiến về các buổi lễ ký kết, gia nhập
phê chuẩn các điều ước quốc tế đa phương nhằm nhân rộng hiệu lực ràng
buộc của các điều ước với các chủ thể, hỗ trợ các quốc gia thành viên trong
việc chuẩn bị các điều kiện để thực thi các cam kết (biên soạn luật mẫu, hỗ
trợ quá trình lập pháp, đào tạo cán bộ thực hành).
▪ Chương trình thứ hai: Kế hoạch hành động Kỷ nguyên Áp dụng pháp luật
quốc tế: Đây là một chương trình lớn của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy pháp
quyền trong xã hội quốc tế. Chương trình được xây dựng trên cơ sở những
kết quả của Thập kỷ pháp luật quốc tế. Nội dung chính bao gồm:
- Khuyến khích việc tham gia vào các điều ước, tư vấn một cách bài bản việc
ký kết các điều ước, nâng cao nhận thức các nghị sỹ, các trung tâm nghiên cứu chính
sách công, các hội nghị về luật, về những nội dung chính của 25 điều ước chủ yếu
được nêu trong Hội nghị thượng đỉnh 2000 cũng như tình hình ký kết và thực thi
chúng, hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia trong việc hoàn tất thủ tục cần thiết đối với
các điều ước.
- Hỗ trợ quốc gia trong việc soạn thảo các văn kiện cần thiết để thực thi.
- Đào tạo thẩm phán và luật sư.
- Đào tạo những người liên quan đến việc áp dụng pháp luật quốc tế.
- Giáo dục và phổ cập kiến thức pháp luật quốc tế.

38
CHƯƠNG 2
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường. Cơ chế giải quyết tranh chấp trên
biển theo Công ước Luật biển 1982, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học
25(2009)19-26;
2. Nguyễn Bá Diến. Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc
tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông. http://nghiencuubiendong.vn;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội, 2004;
4. Khoa Luật ĐHQGHN, Giáo trình Luật quốc tế, NXB DHQGHN,1997;
5. Brownlie J., Principles of Public International Law. Sixth ed. Oxford, 2003;
Evans M., International Law, Oxford University Press, 2007;
6. Ignatenco G.V., Tuinov O.I., Luật quốc tế. Matxcơva, 2006;Malcom N.Shaw,
International Law, Cambridge University Press, Fifth ed. 2004;
7. O’Brien J., International Law. London-Sydney, 2006;
8. Wallace R., International Law. Fifth ed. London.2005. Luật quốc tế - Lý luận
và thực tiễn,

I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT


QUỐC TÊ
1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Hiện nay, trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, các công trình khoa học về
luật quốc tế và trong thực tiễn đời sống quốc tế, thường bắt gặp những thuật ngữ
như “các nguyên tắc của luật quốc tế”, “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế”
hoặc “các nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận” 10. Về phương
diện pháp lý quốc tế, thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế” dùng để
chỉ các nguyên tắc được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc ngày
24/10/1945 và được ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên Hợp Quốc, ngày 24/10/1970 (hay còn gọi là Tuyên bố ngày
24/10/1970). Đây được coi là văn bản pháp lý quốc tế nền tảng, mang tính định

10
Điểm c, khoản 1, Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế

39
hướng cho hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế hiện đại. Phần lớn các nguyên tắc
cơ bản này đều đã được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên,
theo tinh thần của Điều 2, thì đây là các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
chứ không sử dụng thuật ngữ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: “…Liên hợp
quốc và các Thành viên sẽ hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây…” và
đến Tuyên bố ngày 24/10/1970, hệ thống các nguyên tắc tại Điều 2 Hiến chương
mới được chính thức ghi nhận là “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê”.
Như vậy, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu là những
tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, nền tảng, bao trùm và có giá trị bắt
buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể của luật quốc tế áp dụng trong mọi
điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực của quan hệ quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế đặt nền tảng và khuôn khổ pháp lý cho việc pháp điển hóa và thực thi hệ
thống pháp luật quốc tế, nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các quốc gia; bảo vệ quyền con người.
Trong hệ thống pháp luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong
đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ở phạm vi toàn cầu, có các nguyên tắc điều
chỉnh quan hệ ở phạm vi khu vực, đồng thời có cả các nguyên tắc điều chỉnh quan
hệ trong từng ngành luật cụ thể của luật quốc tế. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất, khái quát nhất và cơ
bản nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc
giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế.
Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản, mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật
quốc tế đều có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc đặc thù này đóng vai trò
nền tảng, đồng thời là hạt nhân chi phối quá trình hình thành, tồn tại và phát triển
của ngành luật đó. Ví dụ: ngành luật biển quốc tế có nguyên tắc tự do hàng hải,
,nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển,…; ngành luật điều ước quốc
tế có nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế…
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và các nguyên tắc chuyên ngành của luật
quốc tế đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế và đều có
giá trị bắt buộc đối với các chủ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên, hai hệ thống nguyên
tắc này khác nhau cơ bản ở giá trị pháp lý và phạm vi chủ thể chịu sự chi phối. Các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế tồn tại dưới dạng các quy phạm Jus cogens, có
giá trị pháp lý bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ pháp luật và
mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế. Tất cả các chủ thể đều phải chịu sự tác động của các
nguyên tắc cơ bản, không cho phép có sự thảo thuận giữa các chủ thể về việc có
thực hiện hay không và thực hiện như thế nào. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc

40
tế là thước đo tính hợp pháp của các quy phạm luật quốc tế. Các nguyên tắc chuyên
ngành chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Bởi vậy, các
nguyên tắc chuyên ngành phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và chỉ tác động
khi chủ thể luật quốc tế tham gia vào các quan hệ thuộc phạm vi, lĩnh vực đó.
2. Quá trình hình thành hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Như đã đề cập ở trên, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế chủ yếu được
quy định tập trung trong hai văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng: Hiến chương Liên
Hợp Quốc ngày 24/10/1945 và Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu
nghị và hợp tác của các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Vì vậy,
có thể chia quá trình hình thành các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thành hai
giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Các nguyên tắc được ghi nhận lần đầu tiên trong Điều 2 Hiến chương
Liên hợp quốc ngày 24/10/1945 bao gồm:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia (khoản 1 Điều 2)
- Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (khoản 2 Điều 2)
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế (khoản 3 Điều 2)
- Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
(khoản 4 Điều 2)
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia (khoản 7 Điều
2)
* Giai đoạn 2: Các nguyên tắc được bổ sung trong Tuyên bố ngày 24/10/1970.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến chương LHQ, Tuyên bố
ngày 24/10/1970 còn ghi nhận các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
Đồng thời, nhiều điều ước quốc tế đa phương khác cũng đã ghi nhận các
nguyên tắc cơ bản, như Định ước cuối cùng của Hội nghị an ninh và hợp tác châu
Âu năm 1975 (gọi tắt là Định ước Henxinki ngày 1/8/1975)11: bên cạnh việc ghi
nhận bảy nguyên tắc trên, Định ước còn bổ sung ba nguyên tắc: bất khả xâm phạm

11
Tên gốc: La Conférence sur la sécurité et la coopération en Europe: Acte fianl d’Helsinki (1975)

41
biên giới quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nguyên tắc tôn trọng quyền con
người,v.v…
3. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có bốn đặc điểm cơ bản sau:
* Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính mệnh lệnh chung
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quy phạm có tính mệnh lệnh
(Jus cogens), có giá trị pháp lý cao nhất và bắt buộc đối với mọi chủ thể của luật
quốc tế, theo đó, các chủ thể của luật quốc tế đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên
tắc này trong mọi hoàn cảnh, mọi quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm
chủ thể nào của luật quốc tế có quyền không thực hiện hay thực hiện không đúng
các nguyên tắc cơ bản này. Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để
các nguyên tắc cơ bản đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Các quy
phạm điều ước, tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia có nội dung trái với các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý.
* Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính bao trùm nhất
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mang tính bao trùm, xuyên suốt toàn
bộ hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia. Các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế tổng quát hóa toàn bộ nội dung hệ thống các quy phạm pháp luật
quốc tế; đồng thời chúng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc
tế giữa các chủ thể của luật quốc tế; góp phần định hướng cơ bản cho hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật quốc gia.
* Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính phổ cập
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong nhiều văn kiện
quốc tế, được áp dụng trên phạm vi toàn cầu và được thừa nhận rộng rãi trong quan
hệ quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quan
trọng: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố ngày 24/10/1970, Định ước Henxinki
1/8/1975 về an ninh và hợp tác các nước châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á,… và trong rất nhiều điều ước song phương giữa các nước như Hiệp
định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, Hiệp định biên giới Việt –
Trung năm 1999…
* Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có mối quan hệ tương tác trong một chỉnh
thể thống nhất
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có quan hệ mật thiết với nhau trong
một chỉnh thể thống nhất, có tác động qua lại lẫn nhau về nội dung và yêu cầu thực

42
hiện thực hiện những nội dung đó. Do vậy, khi giải thích và áp dụng các nguyên tắc
cơ bản, chúng ta không thể tách rời nội dung từng nguyên tắc mà phải xem xét, áp
dụng chúng trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác. Có như vậy, các nguyên
tắc cơ bản mới có khả năng hoàn thành chức năng là “xương sống”, là nền tảng của
hệ thống pháp luật quốc tế.
4. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tác cơ bản của luật quốc tế là cơ sở, nền tảng của toàn bộ hệ
thống luật quốc tế và trật tự pháp lý quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản là cơ sở pháp
lý quan trọng nhất để các chủ thể giải thích và áp dụng luật quốc tế, đồng thời giới
hạn ý chí và quyền tự quyết của các chủ thể luật quốc tế. Các quan hệ quốc tế được
thiết lập giữa các chủ thể của luật quốc tế đều bị coi là bất hợp pháp, là vô hiệu nếu
nội dung của các quan hệ đó đi ngược lại nội dung và tiêu chuẩn pháp lý được quy
định trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là căn cứ pháp lý để giải quyết các
tranh chấp quốc tế và là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản còn là nền tảng pháp lý cho tất cả
các quốc gia, dân tộc, các thực thể khác của pháp luật quốc tế tuân thủ và thực hiện
pháp luật quốc tế một cách hiệu quả nhất. Các nguyên tắc cơ bản luôn đóng vai trò
là khuôn mẫu xử sự và là thước đo giá trị pháp lý của tất cả các quy phạm luật quốc
tế, kể cả pháp luật quốc gia. Các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung
trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý.

II – HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


Cũng như sự hình thành luật quốc tế, phạm trù các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế cũng là một phạm trù mang tính xã hội – lịch sử. Vì vậy, nó cũng có
quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện gắn liền với các giai đoạn hình thành và
phát triển của luật quốc tế. Căn cứ vào sự ra đời của các nguyên tắc, luật quốc tế
chia chúng thành hai nhóm cơ bản:
- Nhóm các nguyên tắc truyền thống của luật quốc tế: Đây là các nguyên tắc
ra đời chủ yếu trong thời kỳ trung đại và cận đại, khi các quan hệ quốc tế mới chỉ
dừng lại ở thời kỳ sơ khai và tồn tại chủ yếu dưới dạng các tập quan quốc tế, bao
gồm hai nguyên tắc: nguyên tắc bình đảng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên
tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.
- Nhóm các nguyên tắc hình thành trong luật quốc tế hiện đại: Đây là các
nguyên tắc hình thành trong thời kỳ hiện đại khi sự hình thành các tổ chức quốc tế
43
và quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại hầu hết quốc gia trên thế
giới. Nhóm này bao gồm năm nguyên tắc: Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay
dùng vũ lực; nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế; nguyên tắc không
can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nguyên tắc các quốc gia có nghĩa
vụ hợp tác và nguyên tắc dân tộc tự quyết
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
1.1 Sự hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đã xuất hiện từ sớm
trong đời sống quốc tế. Nó được hình thành trong giai đoạn loài người chuyển từ
chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa và trở thành nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng giống như các nguyên tắc
khác trong thời kỳ đó, nguyên tắc này chỉ được dùng để điều chỉnh mối quan hệ
giữa các quốc gia nhất định: bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia “văn minh”.
Hiến pháp tư sản đã ghi nhận nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
như một tôn chỉ của mình, tuy nhiên, trên thực tế, giai cấp tư sản không hề tôn trọng
nguyên tắc này. Các cuộc đấu tranh đầu thế kỷ XIX, chiến tranh thế giới lần thứ
nhất, lần thứ hai… liên tiếp nổ ra nhằm phân chia lại thị trường thế giới là những
minh chứng rõ ràng nhất cho sự vi phạm thô bạo nguyên tắc này của các nước tư
bản thời bấy giờ.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, quan niệm về chủ quyền và
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đã có sự thay đổi căn bản. Trong chính
sách đối ngoại của mình, Nhà nước Nga Xô Viết đã thừa nhận tất cả các quốc gia
trên thế giới không phân biệt lớn bé, giàu nghèo, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa
– xã hội đều là chủ thể của luật quốc tế, đều bình đẳng về chủ quyền. Từ đó, nội
dung pháp lý của nguyên tắc này đã được nâng lên và hoàn thiện đúng ý nghĩa pháp
lý của nó.
Khi soạn thảo và xây dựng Hiến chương Liên hợp quốc, với tôn chỉ và mục
đích giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, nguyên tắc này đã được ghi nhận là một
trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và được đặt ở vị trí đầu tiên trong
số các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Liên Hiệp
Quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các Thành
viên”.
Đến năm 1970, Đại hội đồng Liên hợp quốc một lần nữa khẳng định bình
đảng về chủ quyền giữa các quốc gia là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế và được ghi nhận một cách đầy đủ nội dung pháp lý trong Tuyên bố ngày

44
24/10/1970. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Định ước Henxinki
1/8/1975 về an ninh và hợp tác các nước châu Âu và nhiều văn bản pháp lý quan
trọng khác của Liên minh châu Âu, ASEAN, Liên minh châu Phi…
1.2 Nội dung nguyên tắc
Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của một quốc
gia, bao gồm hai nội dung cơ bản là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh
thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có toàn quyền quyết định mọi
công việc đối nội của quốc gia mình, theo đó, quốc gia thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua
những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là quyền tối
cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, quyền tối cao này
phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân sống trên lãnh thổ đó, phải xem “ý
chí của nhân dân là nền tảng quyền lực của Chính phủ”12.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tự
quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia, không có sự áp đặt từ chủ thể
khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Quốc gia có toàn quyền quyết định chính sách đối ngoại của mình. Mọi hành vi
cưỡng bức, áp đặt hoặc cản trở các quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc
tế hợp pháp đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng được hiểu theo nghĩa tương
đối: khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, các quốc gia bình đẳng với nhau về chủ
quyền nên chủ quyền của mỗi quốc gia bị giới hạn bởi chủ quyền của các quốc gia
khác.
Có quan điểm cho rằng luật quốc tế hạn chế chủ quyền quốc gia, trong số đó
có cả những nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng trước đây như cựu Tổng thư ký Liên
hợp quốc Kurt Waldheim bởi theo họ chủ quyền là sự tự do tuyệt đối của mọi hành
động. Cách hiểu này là không phù hợp với lý luận và thực tiễn về luật quốc tế hiện
hành. Luật quốc tế không hạn chế chủ quyền quốc gia mà ngược lại, luật quốc tế
bảo đảm khả năng thể hiện và áp dụng ngyueen tắc này cả bên ngoài biên giới quốc
gia.
Bình đẳng là một trong hai bộ phận cấu thành không thể tách rời của nguyên
tắc. Để được bình đẳng, quốc gia phải có chủ quyền; và để tồn tại chủ quyền, các
quốc gia phải được bình đẳng. Luật quốc tế là luật của những quốc gia bình quyền

12
Khoản 3 Điều 21 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10/12/1948

45
(Jus interpares). Không ai có thể phủ nhận thực tế bất bình đẳng giữa các quốc gia,
nhưng sự bình đẳng thể hiện ở chỗ các quốc gia có địa vị pháp lý ngang nhau trong
quan hệ quốc tế, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các lĩnh vực của
đời sống quốc tế.
Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nên tảng của quan hệ quốc tế
hiện tại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các
quốc gia tham gia trật trự đó được hoàn toàn đảm bảo. Theo Tuyên bố ngày
24/10/1970, mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền trong quan hệ quốc tế, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, không phân biệt chế độ kinh tế, chính
trị, văn hóa – xã hội. Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia bao gồm các
nội dung chính sau:
a. Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
b. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
c. Mỗi quốc gia có nghãi vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia
khác;
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
e. Mối quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã
hội, kinh tế và văn hóa của mình;
g. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc
tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng
sau:
a. Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa;
b. Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;
c. Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có
giá trị ngang nhau;
d. Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan;
e. Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với
các quốc gia khác;
g. Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ
như các quốc gia khác.

46
1.3 Ngoại lệ của nguyên tắc
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể luật quốc tế đã thừa nhận một
số trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này:
* Trường hợp các quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình:
Đây là trường hợp các quốc gia lựa chọn vì lợi ích của chính mình hoặc họ
tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho một thể chế khác (như tổ
chức quốc tế, quốc gia khác…) được thay mặt mình trong các hoạt động liên quan
đến lợi ích của quốc gia Ví dụ như trường hợp Công quốc Mônacô cho phép Pháp
thay mặt họ trong mọi quan hệ đối ngoại dù đây là một quốc gia độc lập có chủ
quyền. Hay trong việc thông qua những vấn đề thông thường (không thuộc về thủ
tục) của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải có 9/15 phiếu thì nghị quyết sẽ được
thông qua. 9 phiếu này là 9 phiếu của bất kỳ thành viên nào của Hội đồng bảo an,
không phân biệt giữa phiếu của ủy viên thường trực và ủy viên không thường trực.
Tuy nhiên, đối với các vấn đề không thông thường (vấn đề liên quan đến thủ tục),
trong 9 phiếu này phải có 5 phiếu thuận của 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an
thì mới hợp lệ. Nếu có 1 trong 5 ủy viên thường trực phản đối thì nghị quyết đó
không được thông qua. Đây đều là những trường hợp không vi phạm nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
Pháp luật quốc tế thừa nhận các quốc gia có quyền tham gia vào các tổ chức
quốc tế, tuy nhiên có một số quốc gia đã tự hạn chế quyền này của mình như trường
hợp của Thụy Sỹ khi tuyên bố mình là quốc gia trung lập vĩnh viễn. Điều này đồng
nghĩa với việc họ không được tham gia vào bất kỳ tổ chức quốc tế nào nhằm theo
đuổi mục đích quân sự hay các liên minh kinh tế, chính trị trên thế giới.
* Trường hợp các quốc gia bị hạn chế chủ quyền
Trường hợp này chỉ đặt ra đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm
trọng pháp luật quốc tế, và việc bị hạn chế chủ quyền là một biện pháp trừng phạt
từ phía cộng đồng quốc tế đối với quốc gia vi phạm. Ví dụ: Irắc tấn công Cô-oét
năm 1990 là một hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Do đó,
Hội đồng bảo an đã tiến hành áp dụng một loạt các biện pháp cấm vận về kinh tế
đối với Irắc.
Ngày nay, quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội, sự hội nhập khu vực và hội
nhập toàn cầu đã xuất hiện nhiều tổ chức quốc tế phổ cập và khu vực. Khi tham gia
tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế một số
thẩm quyền thuộc chủ quyền của mình. Sự trao quyền này không có nghĩa là quốc
gia bị hạn chế chủ quyền của mình. Quốc gia khi tự nguyện tham gia tổ chức quốc

47
tế, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên, chịu sự chi phối nhất
định của tổ chức quốc tế cũng tức là đang triển khai thực hiện chính chủ quyền của
mình. Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn
nhau, bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở để trật tự thế giới phát triển
theo xu hướng ổn định, hội nhập và tiến bộ.
2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực
2.1 Sự hình thành nguyên tắc
Luật quốc tế thời kỳ cổ đại coi chiến tranh là một phương tiện hữu hiệu để
giải quyết mọi xung đôt, mọi tranh chấp quốc tế, được thừa nhận như “quyền” của
mỗi quốc gia, dân tộc – “quyền được tiến hành chiến tranh”. Tại Điều 12 Hiệp ước
Hội quốc liên có quy định: “các nước thành viên không được sử dụng chiến tranh
khi chưa áp dụng các biện pháp hòa bình”. Điều này có nghĩa là, khi các quốc gia
sử dụng các biện pháp hòa bình mà không giải quyết được các tranh chấp quốc tế
thì các quốc gia có quyền sử dụng chiến tranh như là một biện pháp cuối cùng. Công
ước LaHaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và Công ước năm
1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế là những
công ước quốc tế toàn cầu đầu tiên đã không coi chiến tranh là quyền của quốc gia,
nhưng cũng chưa đưa ra quy định ngăn cấm chiến tranh mà chỉ kêu gọi các quốc gia
“với khả năng có thể” thì ngăn ngừa nguy cơ dùng vũ lực.
Sau khi ra đời, Nhà nước Xô Viết đã ký hàng loạt điều ước với các quốc gia
láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Ápganixtan, Trung Quốc, Nhật Bản và Iran, trong đó,
nội dung cấm phát động chiến tranh xâm lược được ghi nhận như một nguyên tắc
chủ đạo trong quan hệ quốc tế của Nga với các nước nói trên. Ngày 27/8/1928, Bộ
trưởng Ngoại giao của Cộng hòa Pháp là Briand và Bộ trưởng Ngoại giao của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ là Kellog đã ký Hiệp ước về “khước từ chiến tranh với tư cách
là công cụ của chính sách Nhà nước” tại Paris. Hiệp ước này sau đó đã được thừa
nhận rộng rãi và trở thành điều ước quốc tế đa phương. Điều 1 Hiệp ước Pari 1928
đã quy định: “Các bên tham gia ký kết, nhân danh các dân tộc mà mình đại diện,
trịnh trọng tuyên bố lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp
quốc tế, và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như chính sách quốc gia trong quan hệ
giữa họ với nhau”. Điều 2 của Hiệp ước này cũng nói: “Các bên tham gia ký kết
công nhận rằng, việc điều chỉnh hay giải quyết mọi tranh chấp hay xung đột phát
sinh giữa họ, bất kể tính chất hay nguồn gốc như thế nào, sẽ chỉ được giải quyết
bằng biện pháp hòa bình”.
Để đảm bảo mục đích giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế của mình, khoản 4
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Tất cả các thành viên Liên hợp
48
quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống
lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc
nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hợp Quốc”. Tuy
nhiên, với quy định này, Hiến chương mới chỉ dùng lại ở việc đưa ra tên gọi của
nguyên tắc, còn việc giải thích định nghĩa “vũ lực” và “đe dọa dùng vũ lực” thì tùy
thuộc vào cách hiểu của các quốc gia. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong một
loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc
như Tuyên bố ngày 24/10/1970; Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm
1974 về định nghĩa xâm lược, Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về an
ninh và hợp tác của các nước châu Âu; Tuyên bố năm 1987 về việc nâng cao hiệu
quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh
trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên kết, tổ chức
ASEAN… Trong Phán quyết ngày 27/6/1986 về “các hoạt động quân sự và bán
quân sự tại Ni-ca-ra-goa và chống lại nước này” (Vụ Ni-ca-ra-goa kiện Mỹ), Tòa
án Công lý quốc tế (Tòa án Lahaye) đã nhấn mạnh rằng cả Hiến chương LHQ và
luật tập quán quốc tế đều xuất phát từ một nguyên tắc cơ bản là cấm sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế.
2.2 Nội dung nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực
2.2.1. Nội dung nguyên tắc
Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, tên gọi đầy đủ của nguyên tắc này là:
“Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực trong
các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị
của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những
mục đích của Liên hợp quốc”. Theo đó, việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng nhất. Tất
cả quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của
bất kỳ quốc gia nào bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với những mục đích
của Hiến chương Liên hợp quốc. Các cá nhân phát động chiến tranh xâm lược được
coi là phạm tội ác quốc tế, và các quốc gia gây ra các cuộc chiến tranh xâm lwocj
phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Mặt khác, các quốc gia cũng không được sử
dụng và đe dọa sử dụng vũ lực như một biện pháp để giải quyết tranh chấp.
2.2.2. Khái niệm vũ lực
Thuật ngữ “vũ lực” (force) theo nguyên tắc này bao gồm hai nghĩa. Theo
nghĩa hẹp, thuật ngữ này được hiểu là hành động sử dụng sức mạnh vũ trang để
chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền. Đồng thời, vũ lực còn bao hàm cả
49
việc quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác
nhằm đạt được mục đích chính trị của mình.
Định ước Henxinki năm 1975 quy định, các quốc gia tham gia sẽ “khước từ
sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác,
khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “vũ
lực” trong luật quốc tế hiện đại được hiểu là tất cả những biện pháp kinh tế, chính
trị, quân sự mà quốc gia này sử dụng để chống lại quốc gia khác trong quan hệ quốc
tế.
Theo Điều 2 và Điều 4 Hiến chương LHQ “Các thành viên của LHQ từ bỏ đe
dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất
khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào, cũng
như sử dụng bất kỳ cách thức nào khác trái với các mục tiêu của LHQ”. Tuy nhiên,
Hiến chương lại không đưa ra định nghĩa về “sử dụng vũ lực”. Trong khi đó, điều 2
khoản 4 không chỉ cấm quốc gia trực tiếp sử dụng vũ lực. Trong Phán quyết ngày
27/7/1986, Tòa án quốc tế La Haye đã suy từ nguyên tắc không sử dụng vũ lực để
khẳng định quốc gia có nghĩa vụ “không tổ chức hay khuyến khích tổ chức các lực
lượng không chính quy hoặc các băng nhóm vũ trang, đặc biệt là các băng nhóm
đánh thuê nhằm mục đích xâm nhập vào lãnh thổ một nước khác cũng như không
tổ chức hay khuyến khích các hoạt động nội chiến hay hoạt động khủng bố trên lãnh
thổ một nước khác, không giúp đỡ hay tham gia các hoạt động kể trên hoặc cho
phép các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ nước mình nhàm thực hiện các hoạt động
trên, nếu các hoạt động được nêu trong đoạn này có liên quan tới đe dọa hoặc sử
dụng vũ lực”.
Theo nguyên tắc này, trên cơ sở phân tích các văn kiện của Liên hợp quốc,
các quy phạm pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, “sử dụng vũ lực” trước tiên
được hiểu là sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia độc lập có chủ quyền.
Việc một quốc gia sử dụng vũ lực vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trước
hết là việc quốc gia đó sử dụng lực lượng vũ trang tấn công vào lãnh thổ quốc gia
khác nhằm mục đích xâm lược dài lâu hoặc chiếm đóng trong một thời gian nhất
định, nhằm buộc quốc gia khác phải phục tùng mình, phục vụ cho các lợi ích của
mình.
Việc sử dụng các phương tiện khác như kinh tế, chính trị cũng có thể được
coi là sử dụng vũ lực trong nguyên tắc cấm dùng vũ lực nếu ảnh hưởng của nó dẫn
đến kết quả là các biện pháp quân sự được áp dụng. Chúng ta có thể gọi những biện
pháp này là “gián tiếp” sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp “phi vũ trang”.
2.2.3. Những hành vi đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
50
Theo nguyên tắc này, đe dọa sử dụng vũ lực được hiểu là hành vi mà các chủ
thể luật quốc tế sử dụng không nhằm tấn công xâm lược nhưng để gây sức ép, đe
dọa quốc gia khác hoặc các hành vi được sử dụng hàm chứa nguy cơ, mầm mống
dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Trong luật quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực bao gồm các
hành vi sau đây:
- Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác;
- Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia trái với thỏa
thuận giữa các bên hữu quan;
- Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác.
2.2.4. Khái niệm xâm lược
Để làm sáng tỏ nội dung nguyên tắc thì chúng ta còn cần làm rõ khái niệm
“xâm lược”. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3314 (XXIX) ngày
12/4/1974 về định nghĩa xâm lược đã đưa ra các danh mục hoạt động được coi là
thực hiện hành vi xâm lược, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố chiến tranh hay
không và tuyên bố ở nơi nào:
- Hành vi xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia (hoặc
nhóm quốc gia) tiến quân hoặc tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác. Hành vi xâm
lược bao gồm cả việc bao vây quân sự, dù ngắn hay dài, nếu đó là kết quả của việc
tiến công hoặc tấn công vũ trang; hoặc là việc dùng lực lượng vũ trang chiếm đóng
(thôn tính) toàn bộ hay một phần lãnh thổ quốc gia khác.
- Hành vi xâm lược là sự không kích hoặc sử dụng bất kỳ vũ khí nào chống
lại lãnh thổ quốc gia khác, ngay cả khi nó không kèm theo sự tấn công bằng lực
lượng vũ trang.
- Hành vi xâm lược là các hành vi tấn công bằng lực lượng vũ trang của quốc
gia này vào lực lượng vũ trang của quốc gia khác.
- Hành vi xâm lược là việc một quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) sử dụng lực
lượng vũ trang đóng trên lãnh thổ quốc gia khác theo thỏa thuận, nhưng đã vi phạm
các điều kiện nêu trong thỏa thuận cũng như kéo dài thời hạn đóng quân ở nước ấy.
- Hành vi xâm lược bao gồm các hoạt động của quốc gia đã tạo điều kiện cho
phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại lãnh thổ nước thứ ba
- Hành vi xâm lược là việc quốc gia đưa các nhóm vũ trang, các băng đảng
phiến loạn có vũ trang hoặc lính đánh thuê vào lãnh thổ nước khác với mục đích
chống lại quốc gia này.

51
Trong Phán quyết ngày 27/7/1986, Tòa án quốc tế La Haye cũng cho rằng cần
phải phân biệt các hình thức sử dụng vũ lực nghiêm trọng nhất (xâm lược vũ trang)
với các dạng thức khác ít nghiêm trọng hơn và không thể bị xem là xâm lược vũ
trang. Từ đó suy ra là không phải tất cả mọi vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
đều được coi là hành vi xâm lược. Trong Phán quyết về Vụ Ni-ca-ra-goa kiện Mỹ,
Tòa án cho rằng “việc trang bị và huấn luyện các nhóm vũ trang nổi dậy chắc chắn
bị coi là sử dụng vũ lực chống lại Ni-ca-ra-goa”. Nhưng Tòa án cũng bác bỏ quan
điểm cho rằng “theo tập quán quốc tế, việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở một
nước đồng nghĩa với hành động xâm lược vũ trang chống lại nước đó”. Như vậy, để
xem xét một hành vi có phải là hành vi xâm lược, Tòa án cần phải tiến hành đánh
giá hành vi đó về mặt pháp lý và chính trị. Chẳng hạn, hoạt động quân sự do các lực
lượng quân đội chính quy tiến hành có thể bị xem là một hành động xâm lược vũ
trang mà cũng có thể là không, tùy vào mức độ và các điều kiện tiến hành.
Hội đồng bảo an khi thực hiện chức năng xác định hành vi xâm lược sẽ căn
cứ vào hai tiêu chí cơ bản: sử dụng lực lượng vũ trang và hậu quả mang tính chất
nghiêm trọng. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà tiêu chí “xâm lược có chủ
định” cũng sẽ được Hội đồng bảo an xem xét đến.
2.3 Ngoại lệ của nguyên tắc
Mọi hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp trừ
hai trường hợp ngoại lệ sau đây:
Thứ nhất, trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc đe dọa hòa bình và an
ninh quốc tế đã được Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt
đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, cắt
đứt quan hệ ngoại giao…, và Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp đó “là
không thích hợp, hoặc không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp
dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần
thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động
này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch
khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành viên Liên Hiệp Quốc
thực hiện”13.
Xuất phát từ mong muốn thiết lập nên một hệ thống an ninh tập thể, Hiến
chương đã quy định rằng các điều khoản của Hiến chương sẽ được “ưu tiên áp dụng”
so với các cam kết quốc tế khác. Hiến chương cũng quy định những thể thức sử
dụng vũ lực do LHQ khởi xướng. Theo quy định của chương VII của Hiến chương,

13
Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc

52
HĐBA có thể khuyến nghị hoặc quyết định triển khai các biện pháp kinh tế hoặc
quân sự nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới (xem bài về HĐBA). Trong khi
những khuyến nghị không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý thì theo quy định tại
điều 25 của Hiến chương, các quyết định của HĐBA lại có giá trị ràng buộc đối với
các quốc gia thành viên LHQ. Ngoài ra, điều 53 (chương VIII) còn cho phép HĐBA
“sử dụng các hiệp định hoặc các tổ chức khu vực (nếu có) để thực hiện các biện
pháp cưỡng chế dưới sự chỉ huy của HĐBA”. Các hành động cưỡng chế không thể
được thực hiện theo các hiệp định khu vực hoặc theo các tổ chức khu vực nếu không
có sự cho phép của HĐBA. Hành vi sử dụng vũ lực trong trường hợp này không
được coi là vi phạm nguyên tắc. Cũng cần lưu ý rằng, thực tế là tất cả các thành viên
thường trực của HĐBA đều có quyền vô hiệu hóa Nghị quyết của Hội đồng. Vì vậy,
việc sử dụng vũ lực cũng có thể không bị trừng phạt nếu HĐBA không thể thông
qua được Nghị quyết của mình.
Thứ hai, là trường hợp quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tập thể
trong trường hợp bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng
được những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 51
Hiến chương). Khi thực hiện quyền tự vệ, quốc gia bị tấn công cần tuyên bố về sự
kiện bị tấn công và thông báo ngay cho Hội đồng bảo an. Nếu thiếu sự thông báo
này thì việc sử dụng vũ lực của quốc gia bị tấn công không được xem là thực hiện
quyền tự vệ. Trong thực tiễn, các quốc gia thường viện dẫn điều khoản quyền tự vệ
chính đáng để biện minh cho hành động vũ trang của mình. Các nước gửi tới Tổng
thư ký LHQ một thông báo về tình hình đã buộc họ phải sử dụng đến Điều 51 của
Hiến chương và thông báo này sẽ được đưa ra xem xét tại HĐBA. Nếu có một hoặc
một số nước thành viên yêu cầu, HĐBA sẽ tiến hành thảo luận về tính hợp pháp của
thông báo được gửi tới.
Hiến chương không quy định rõ những điều kiện tiến hành quyền tự vệ tập thể,
nhưng những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng kiến sự ra đời của
nhiều hiệp định hợp tác an ninh, đánh dấu ưu thế của chính sách thực dụng (Real
politik) so với chủ nghĩa lý tưởng về hệ thống an ninh tập thể được quy định trong
Hiến chương. Có thể lấy ví dụ về Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương ra đời ngày
4/4/1949, trong đó điều 5 của Hiệp ước gắn với các điều khoản của Hiến chương:
“Các bên ký kết thỏa thuận rằng một cuộc tấn công vũ trang xảy ra bất ngờ ở Châu
Âu hoặc ở Bắc Mỹ chống lại một hoặc nhiều nước thành viên sẽ bị coi là chống lại
tất cả các bên tham gia Hiệp ước và vì vậy, các bên thỏa thuận rằng nếu một cuộc
tấn công như vậy diễn ra, căn cứ vào các quy định về quyền tự vệ chính đáng cá
nhân hay tập thể được ghi nhận trong điều 51 của Hiến chương LHQ, mỗi bên sẽ

53
hỗ trợ bên bị tấn công, một cách đơn phương hoặc trên cơ sở phối hợp với các nước
khác, bằng các biện pháp cần thiết, kể cả sử dụng vũ lực nhằm tái lập và đảm bảo
an ninh trong khu vực Bắc Đại Tây Dương.
Mọi cuộc tấn công vũ trang thuộc loại này và tất cả các biện pháp đáp trả phải
được thông báo ngay lập tức cho HĐBA. Các biện pháp tự vệ này sẽ chấm dứt khi
HĐBA quyết định can thiệp tái thiết và duy trì hòa bình và an ninh thế giới”.
Như vậy, rõ ràng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được đặt trong khuôn khổ của
Hiến chương LHQ, đồng thời thừa nhận trong Điều 7 vị trí ưu tiên của Hiến chương
LHQ, cũng như vai trò chủ đạo của HĐBA. Sở dĩ Hiến chương LHQ có vị trí ưu thế
so với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là nhờ những quy định tại điều 103 Hiến
chương và vì tất cả các thành viên của NATO là thành viên của LHQ. Điều 4 Hiệp
ước Vác-xa-va cũng có những quy định tương tự.
Hành động tự vệ tập thể vẫn được coi là hợp pháp ngay cả khi không được
quốc gia bị xâm lược chấp thuận trước. Tất cả các nước đều có quyền trợ giúp một
quốc gia bị xâm lược, ngay cả khi yêu cầu giúp đỡ chỉ được đưa ra vào thời điểm
của cuộc tấn công hoặc sau đó. Tòa án quốc tế đã chỉ rõ trong Vụ Ni-ca-ra-goa kiện
Mỹ rằng “trong luật quốc tế {…} không một quy định nào cấm thực hiện quyền tự
vệ tập thể chính đáng khi không có yêu cầu giúp đỡ của quốc gia bị coi là nạn nhân
của cuộc xâm lược vũ trang. Do vậy, Tòa án kết luận rằng tuyên bố bị xâm lược đã
bao hàm cả yêu cầu được giúp đỡ của quốc gia bị xâm lược”14.
Cuối cùng, theo Điều 51, quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể chỉ
được sử dụng “cho đến khi HĐBA quyết định triển khai những biện pháp cần thiết
để giũ gìn hòa bình và an ninh thế giới”. Các quốc gia viện dẫn Điều 51 phải ngay
lập tức thông báo tới HĐBA tất cả các biện pháp đã tiến hành và những biện pháp
này không hề ảnh hưởng đến “quyền hạn và nghĩa vụ của HĐBA, nhân danh Hiến
chương, hành động tại bất kỳ thời điểm nào và bằng bất kỳ cách thức nào mà cơ
quan này cho là cần thiết để duy trì hoặc tái thiết hòa bình và an ninh thế giới”. Nói
cách khác, theo tinh thần của Hiến chương, quyền tự do hành động của quốc gia
trong phạm vi tự vệ chính đáng chỉ là tạm thời. Một khi HĐBA đã quyết định hành
động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này. Trong thực
tiễn, quyền tự vệ chính đáng là cách duy nhất cho phép các quốc gia sử dụng vũ lực
một cách hợp pháp. Do đó, sự can thiệp của HĐBA được coi như cơ chế kiểm soát

14
ICJ Report 1948 – 1999, Tuyển tập các phán quyết, kết luận tư vấn, quyết định của Tòa án quốc tế, tr.
199

54
tránh lạm dụng vũ lực. Sự can thiệp này chỉ thực sự có tác dụng khi các nước lớn
thỏa thuận cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ lực.
2.4 Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng vũ lực
Trong khi các quy định liên quan đến khả năng sử dụng vũ lực (jus ad bellum)
là nhằm ngăn ngừa hay ít ra là hạn chế chiến tranh, thì mục tiêu chính của luật thì
chiến (jus in bello) lại nhằm các mục tiêu nhân đạo trong thời chiến. Đó là việc han
chế những hậu quả của việc sử dụng vũ lực đối với những bên tham chiến hoặc
không tham chiến. Mục tiêu nhân đạo giải thích vì sao luật chiến tranh lại được áp
dụng cho cả bên gây chiến lẫn bên bị tấn công.
Nếu những nguyên tắc cơ bản liên quan tới quyền sử dụng vũ lực được các
quốc gia áp dụng một cách linh hoạt, thì luật lệ về chiến tranh tỏ ra khá rõ ràng và
được ghi nhận trong hơn 30 điều ước. Các quy định điều chỉnh hành vi thời chiến
rất chi tiết, đặc biệt là các quy định về đối xử với những người không trực tiếp tham
chiến như thương binh, bệnh binh, tù nhân chiến tranh và thường phạm, đặc biệt là
dân thường sống ở những khu vực bị chiếm đóng. Đồng thời, luật chiến tranh cũng
có những quy định liên quan đến những người trực tiếp tham chiến.
Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi sử dụng vũ lực bao gồm:
- Nguyên tắc theo đó không được phép tấn công thường dân, còn gọi là nguyên
tắc “phân biệt” (Nghị định thư số 1 năm 1997). Nguyên tắc này là một nguyên tắc
tập quán, theo đó dân thường không phải là mục tiêu tấn công hợp pháp.
- Nguyên tắc tỷ lệ, theo đó không được phép tấn công một mục tiêu quân sự nếu
như chiến dịch quân sự đó có thể gây ra tổn thất cho dân thường và các thiệt hại đối
với các công trình dân sự là quá lớn so với những thiệt hại về quân sự. Nguyên tắc
phân biệt vấp phải khó khăn trong cách thức phân biệt giữa mục tiêu quân sự và
công trình dân sự trên thực tế.
- Nguyên tắc cấm sử dụng các loại vũ khí, đạn dược hay các dụng cụ khác có
thể gây ra đau đớn cho binh lính (điều 23 Bộ quy tắc La Haye năm 1977 và điều 35
Nghị định thư I năm 1977). Nguyên tắc này ra đời từ rất sớm, nhưng việc tuân thủ
lại không phải dễ dàng.
- Nguyên tắc theo đó các bên tham gia xung đột không có quyền vô hạn trong
việc lựa chọn các phương tiện chiến tranh (điều 22 Phụ lục của Công ước La Haye
IV năm 1907 về luật và tập quá chiến tranh; điều 35 khoản 1 Nghị định thư I năm
1977). Đây là một nguyên tắc tập quán.

55
- Nguyên tắc cấm sử dụng các chất độc, vũ khí hóa học, các chất lỏng và phương
tiện tương tự, đã được ghi nhận trong rất nhiều điều ước như Tuyên bố Xanh Pê-
téc-bua ngày 29/11- 11/12/1986 về việc sử dụng một số loại súng trong thời chiến;
Hiệp ước Giơ-ne-vơ ngày 17/6/1925 về cấm sử dụng khí độc gây ngạt hay các chất
tương tự và các vũ khí vi khuẩn; Hiệp ước 10/4/1972 về cấm sản xuất, tàng trữ vũ
khí sinh học hay chất độc sinh học; Công ước ngày 10/10/1980 về cấm hoặc hạn
chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể bị coi là gây tổn thương trầm
trọng hoặc bị coi là tấn công không phân biệt được mục tiêu; Công ước 13/1/1993
về cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ
khí này. Các loại vũ khí nhằm mục đích lần đầu là gây ngạt hoặc đầu độc đối phương
đều bị cấm, nhất là theo luật tập quán.
- Điều khoản Martens, được ghi nhận trong lời mở đầu Công ước La Hay IV
năm 1907 và điều 1 Nghị định thư năm 1977. Điều khoản này quy định các bên
tham chiến cam kết tuân thủ “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các nguyên
tắc nhân đạo và những đòi hỏi của lương tri”. Điều khoản này nhằm bù vào các lỗ
hổng pháp lý trong một số lĩnh vực.
- Một số điều ước mới đây (như CIAC- Hiệp ước về cấm mìn sát thương năm
1997) điều chỉnh cả các vuộc nội chiến lẫn xung đột quốc tế.
3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh các tranh chấp quốc tế
3.1 Sự hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc này là hệ quả pháp lý tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, bởi nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực sẽ không có giá trị pháp ý ràng buộc các chủ thể luật quốc tế nếu như không
có nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Mặc dù luật quốc tế ngay từ buổi bình minh đã không còn xa lạ với các biện
pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như ngoại giao, đàm phán, trung gian,… nhưa
chưa có những quy phạm bắt buộc các quốc gia phải giải quyết tranh chấp chỉ bằng
phương pháp hòa bình mà không bằng vũ lực. Trong hệ thống Công ước Lahaye
1899 và 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, tuy nhiên, Công
ước cũng chỉ kêu gọi các quốc gia “với khả năng có thể thì ngăn ngừa việc dùng vũ
lực” và “sử dụng tối đa các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ khí”.
Hiệp ước Paris năm 1928 về khước từ chiến tranh đã tuyên bố cấm chiến
tranh xâm ược và nêu rõ trách nhiệm cảu các quốc gia chỉ giải quyết tranh chấp bằng
phương pháp hòa bình. Điều 2 của Hiệp ước đã khẳng định các bên “công nhận rằng
việc điều chỉnh hoặc giải quyết mọi tranh chấp, xung đột phát sinh với bất kỳ tính

56
chất và nguyên nhân nào chỉ có thể tiến hành bằng các phương pháp hòa bình”.
Trước khi có Hiệp ước Paris 1928, các biện pháp hòa bình chỉ là một trong những
khả năng để giải quyết tranh chấp quốc tế. Sau khi Hiệp ước ra đời, việc giải quyết
mọi tranh chấp hay bất đồng chỉ được thực hiện thông qua các biện pháp hòa bình.

Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các Thành viên giải
quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm
nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý” (khoản 3 Điều 2 Hiến
chương), đồng thời, tại Điều 33, Hiến chương cũng đã xây dựng hệ thống các biện
pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế:

“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh
chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm
cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa
giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc
bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.

2. Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh
chấp của họ bằng các biện pháp nói trên.”

Nội dung của nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định và quy định cụ
thể trong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nhiều văn
kiện pháp lý khác như Định ước Henxinki 1975, Tuyên bố Madrite về hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế năm 1982, Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu Mỹ
Latinh,…
3.2 Nội dung nguyên tắc
3.2.1 Tranh chấp quốc tế và tình thế
Để hiểu nội dung của nguyên tắc, trước hết ta cần nắm rõ khái niệm “tranh
chấp quốc tế”. Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác được thừa nhận rộng rãi về
tranh chấp quốc tế, tuy nhiên, đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là
những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể luaatjq uốc tế và những bất đồng về các
vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như các ý kiến khác nhau trong việc giải
thích điều ước quốc tế.
“Tình thế” là một khái niệm rộng hơn nhưng lại được xác định ít hơn so với
“tranh chấp”. Thông thường, khái niệm “tranh chấp mang tính chất pháp lý nhiều
hơn, còn khái niệm “tình thế” thường thiên về chính trị hơn. Vì vậy, Tòa án quốc tế
57
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chứ không giải quyết tình thế. Việc xác
định vấn đề nào đó có là tranh chấp hay tình thế thuộc thẩm quyền của Hội đồng
bảo an. Trong thực tiễn haotj động cua mình, Hội đồng bảo an không đưa ra các tiêu
chí cụ thể mà vấn đề chỉ được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể. Trong hoạt động của
mình, Hội đồng bảo an đã ra nhiều nghị quyết về vá tình thế có thể đe dọa hòa bình
và an ninh quốc tế như nghị quyết về tình hình Nam Phi năm 1960, về tình hình
Nam Tư cũ năm 1993, 1994,…
Tóm tại, sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp và tình thế là mọi tranh chấp
đều có các bên chủ thể luật quốc tế tham gia, còn trong mọi tình thế không phải bao
giờ cũng có sự tham gia của các bên chủ thể. Hai khái niệm này có sự gắn bó và tác
động qua lại bởi mọi tranh chấp hay tình thế kéo dài đều có thể đe dọa việc duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế. và đôi khi tình thế có thể gây ra tranh chấp quốc tế.
3.2.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
Theo tinh thần của Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp
hòa bình, không phương hại đến hòa bình, an ninh, và công lý quốc tế. Các biện
pháp hòa bình có thể là đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án…
- Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp
với các biện pháp nêu trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp
hòa bình khác để giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận.
- Các quốc gia trong tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể
làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại và gây nguy hiểm cho việc giữ gìn hòa bình
và an ninh thế giới, có nghĩa vụ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên
tắc của Liên hợp quốc
- Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia và phù hợp và tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp
- Không có điều nào nói trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều
khoản có thể áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến
việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Thực tiễn cho thấy, đàm phán trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết
nhanh chóng tranh chấp quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên và dễ đi đến
thỏa thuận nhượng bộ lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế cũng quan tâm đến các

58
biện pháp thông qua tổ chức để giải quyết tranh chấp quốc tế như EU, ASEAN,…
và Liên hợp quốc.
4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
4.1 Sự hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc này hình thành trong thời kỳ cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII,
với mầm mống là quy định trong bản Hiến pháp của Nhà nước tư sản Pháp năm
1793: “Nhân dân Pháp không can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc khác,
đồng thời cũng không cam chịu để các dân tộc khác can thiệp vào công việc nội bộ
của mình”. Tuy nhiến, những quy định liên quan đến vấn đề này thời kỳ đó còn rất
nhiều hạn chế, chưa được thừa nhận rộng rãi là nguyên tắc chung của cộng đồng
quốc tế.
Là một điều ước quốc tế đa phương toàn cầu, Hiến chương Liên hợp quốc
lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã ghi nhận “không can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia khác” là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện
đại, tuy nhiên Hiến chương chưa quy định đầy đủ về nội dung của nó. Nguyên tắc
không can thiệp công việc nội bộ và nội dung của nó từng bước phát triển sâu sắc
và toàn diện trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc. Năm 1970, bằng Nghị
quyết spps 2625 (XXV), Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của các quốc gia
phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ việc cấm các hoạt động
được coi là can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ cảu mỗi quốc
gia. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế khu vực
như: Định ước Henxinki 1975, Tuyên bố Kuala Lumpur 1971, tuyên bố Bali 1976,
Hiến chương của tổ chức thống nhất châu Mỹ,…
4.2 Nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
4.2.1. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970 thì nguyên tắc không can thiệp là việc câm
can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc
gia dưới bất kỳ nguyên do nào. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhau
nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của
quốc gia.
- Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị,… để buộc quốc gia khác phụ thuộc
vào mình.

59
- Cấm tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động
phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền của nước đó.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình hệ thống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác
Nguyên tắc không can thiệp không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay
nhỏ, giàu hay nghèo, văn minh hay lạc hậu có quyền được can thiệp vào các lĩnh
vực thuộc thẩm quyền riêng biệt xuất phát từ chủ quyền quốc gia của mỗi quốc gia.
4.2.2 Khái niệm công việc nội bộ của mỗi quốc gia
Để hiểu đúng nội dung thực chất của nguyên tắc này, ta cần làm sáng tỏ nội
dung khái niệm “công việc nội bộ của mỗi quốc gia”. Theo từng giai đoạn phát triển
của lịch sử xã hội loài người, khái niệm này cũng được hiểu khác nhau. Tựu chung
lại, công việc nội bộ của quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của
mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình. Đó là quyền tối cao của quốc
gia trong lãnh thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế.
Công việc nội bộ của quốc gia bao gồm cả công việc đối nội và đối ngoại.
Về đối nội, mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn, xây dựng và phát triển chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong
lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối thượng trong việc thiết lập và thực thi
quyền lực bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có sự can
thiệp bất kỳ từ quốc gia khác nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc và quy phạm
của luật quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia có quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với
bất kỳ quốc gia nào, có quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu,
có quyền tham gia ký kết hoặc không tham gia vào các điều ước quốc tế.
Vấn đề công việc có thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia hay không
cũng chỉ mang tính chất tương đối, điều này tùy thuộc vào sự phát triển của quan hệ
quốc tế15. Bởi tính chất này, nên khái niệm “công việc nội bộ” khác với khái niệm
“lãnh thổ”, không phải tất cả những gì xảy ra trên lãnh thổ của mỗi quốc gia đều
thuộc thẩm quyền của quốc gia đó. Ví dụ, một quốc gia nào đó thực hiện chính sách
phân biệt chủng tộc, tiến hành thực hiện tội ác diệt chủng hay vi phạm thô bạo quyền
con người thì đây không còn là công việc nội bộ nữa. Tuy nhiên, dù quan hệ quốc

15
Kết luận tư vấn của Pháp viện thường trực quốc tế về các đạo luật dân sự của Tuyni và Marốc năm 1923
– PCIJ (1923), Ser. V, No.4, P.24.

60
tế có thay đổi như thế nào thì việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết, việc Nhà nước
lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội… của mình mãi mãi là công việc nội bộ
của quốc gia.
4.2.3. Khái niệm “can thiệp”
Do mục tiêu chính trị nên khái niệm can thiệp được hiểu không giống nhau
trong thuyết pháp ở các nước khác nhau. Có hai dạng hành vi can thiệp là can thiệp
trực tiếp và can thiệp gián tiếp.
Can thiệp trực tiếp là việc một (hoặc một nhóm) quốc gia dùng áp lực quân
sự, kinh tế, chính trị,… và các biện pháp khác khống chế quốc gia khác trong việc
thực hiện các quyền thuộc về chủ quyền nhằm ép buộc quốc gia đó phụ thuộc vào
mình Sự can thiệp có thể thông qua hình thức vũ trang, đe dọa sử dụng vũ trang
hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nào khác nhằm mục đích xâm phạm vào công việc
nội bộ của quốc gia.
Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế, tài chính… do quốc gia
tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội của nước này. Trong Phán quyết năm 1986 của Tòa án quốc tế về
vụ Nicaragoa kiện Mỹ về “các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và
chống lại Nicaragoa” đã chỉ rõ: sự ủng hộ của Mỹ trong các hoạt động quân sự và
bán quân sự cho lực lượng contras ở Nicaragoa về tài chính, đào tạo, huấn luyện,
cung cấp vũ khí và thám báo, ủng hộ vật chất là một sự can thiệp gián tiếp vào công
việc nội bộ của Nicaragoa.
Luật quốc tế không ngăn cấm từng quốc gia quyền được giúp đỡ chính phủ
nước ngoài về quân sự, kinh tế… trong trường hợp có âm mưu lât đổ bằng vũ lực.
Sự giúp đỡ chính phủ hợp pháp trong cuộc đấu tranh với các phái vũ trang độc lập
dựa vào sự ủng hộ của nước ngoài không phải là sự can thiệp. Bởi việc làm này
không nhằm mục đích ép buộc quốc gia khác phải phục tùng quyền lợi của mình.
Khác với chính phủ hợp pháp được bầu cử dân chủ, mọi sự giúp đỡ lực lượng đối
lập có ý dịnh lật đổ chính quyền đều được coi là sự can thiệp gián tiếp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi việc chống chính phủ có sự tham gia của
phần lớn nhân dân và dẫn đến nội chiến ở phạm vi toàn quốc thì vấn đề giúp đỡ
chính phủ trở nên rất phức tạp. Nhiều cường quốc thường lợi dụng “can thiệp theo
lời mời”, thông qua các “thỏa thuận” cho phép nước ngoài can thiệp trong thường
hợp có nội chiến hoặc có thỏa thuận hình thức của chính phủ bị chống đối bắt đầu
từ một cuộc cách mạng. Ủy ban quốc tế của Liên hợp quốc coi những hành vi can

61
thiệp như vậy là cực kỳ nghiêm trọng, vì nó biểu hiện như một sự châm ngòi hoặc
đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc nội chiến ở quốc gia khác, là một trong các tội ác
chống lại hòa bình và an ninh quốc tế.
4.3 Ngoại lệ của nguyên tắc
Về nguyên tắc, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là vi phạm luật
quốc tế trừ các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm
trọng và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc
tế thì cộng đồng quốc tế - thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc – được quyền
can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột này (Điều 39 Hiến chương). Ví
dụ như sự “can thiệp hợp pháp” của Liên hợp quốc vào việc làm dịu tình hình và
chấm dứt xung đột vũ trang ở Nam Tư (cũ) từ năm 1991 đến năm 1994. Một ví dụ
nữa về trường hợp này liên quan đến cướp biển Somalia. Tại phiên họp dặc biệt của
Hội đồng bảo an thảo luận các giải pháp mang tính chất ràng buộc pháp lý trừng
phạt các tội phạm cướp biển hiện đang hoành hành mạnh mẽ ở ngoài khơi Somalia,
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã chính thức toàn cầu hóa vấn đề chống
nạn cướp biển Somalia, xác định cướp biển Somalia đang ảnh hưởng đến an ninh
quốc tế. Và Hội đồng bảo an đã thông qua với sự nhất trí cao một nghị quyết cho
phép lực lượng hải quân của các quốc gia có tiềm lực có quyền riêng lẻ hoặc phối
hợp với nhau để truy bắt cướp biển Somalia khi chúng đang thực hiện hành vi tội
phạm ngay tại vùng biển Somalia. Nghị quyết trên là phù hợp với những quy định
của Hiến chương, không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của Somalia, không vi
phạm nguyên tắc cấm can thiệp công việc nội bộ quốc gia khác. Nghị quyết trên là
đúng đắn và cấp thiết với tình hình thực tế nhằm tiêu trừ vấn nạn cướp biển Somalia,
đem lại hòa bình và an ninh cho khu vực vùng biển ngoài khơi Somalia nói riêng và
cho toàn thế giới nói chung.
Thứ hai, Liên hợp quốc được quyền can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi
phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt
chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác đe dọa hòa bình
và an ninh quốc tế. Tại Nam Phi cũ, việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Apacthai là “công việc nội bộ của Nam Phi. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách
phân biệt chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chủng là vô cùng dã mang, vi phạm nghiêm
trọng luật quốc tế về quyền con người”. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ và
áp dụng các biện pháp cần thiết để “can thiệp” phù hợp và ngăn cản chính sách này
của Nam Phi.

62
Như vậy, chỉ duy nhất một thực thể được quyền can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia là Liên hợp quốc, cụ thể là Hội đồng bảo an. Bất kỳ sự can thiệp
của một liên minh quân sự , tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào cũng đều là sự vi
phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
4.4. Vấn đề “can thiệp nhân đạo”
Do bối cảnh quốc tế đã có những thay đổi đáng kể từ những năm cuối của thế
kỷ 20, các hoạt động can thiệp bằng vũ lực với lý do vì mục đích nhân đạo ngày
càng phổ biến và nghiêm trọng. Đặc biệt, bên cạnh những lý do khác, lý do "nhân
đạo" có xu hướng trở thành chiêu bài cho một số thế lực quốc tế sử dụng để vi phạm
chủ quyền, can thiệp vào quốc gia khác. Trong khi đó, pháp luật quốc mà mà cốt lõi
là Hiến chương Liên hợp quốc lại chưa có những quy định đầy đủ, rõ ràng về vấn
đề này.

Trên thực tế, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” đã từng được Mỹ thử nghiệm
rất lâu trước năm 1999. Trong số nhiều cuộc chiến tranh và hành động quân sự mà
Mỹ thực hiện trên thế giới sau khi ra đời Hiến chương Liên hợp quốc, có thể kế đến
những hoạt động quân sự của họ ở Grê-na-đa, Pa-na-ma, sau này, ở Nam Tư và I-
rắc.

Ở Grê-na-đa, năm 1983, Tổng thống Mỹ hồi đó ra lệnh tiến hành chiến dịch
quân sự tiến công phủ đầu, chống lại nhà nước Grê-na-đa ở vùng biển Ca-ri-bê, với
danh nghĩa sử dụng sức mạnh quân sự đã được Tổ chức các quốc gia phía đông biển
Ca-ri-bê thông qua. Nguyên cớ để mở đầu chiến dịch quân sự là do các sinh viên
Mỹ bị bắt làm con tin. Tuy nhiên sự thật là nhà cầm quyền Grê-na-đa chỉ đơn giản
là tổ chức lực lượng để bảo vệ các sinh viên Mỹ trước các hành động của một số
phần tử quá khích trong các cuộc đụng độ vũ trang sau cuộc đảo chính bất thành của
một thủ lĩnh địa phương.

Ở Kosovo, năm 1999, chiến dịch không quân của NATO tiến công Nam Tư
được tiến hành dưới danh nghĩa ngăn chặn “thảm họa nhân đạo”. Hội nghị thượng
đỉnh của NATO tổ chức ở Mỹ tháng 5-1999 đã thông qua “Chiến lược quân sự mới”
của NATO, trong đó đưa ra luận điểm mới về quyền của Liên minh này thực hiện
các chiến dịch “can thiệp nhân đạo” trên toàn thế giới, mà không cần được phép của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đến cuộc chiến tại Nam Ô-xê-ti-a vừa qua, xung đột được mở đầu bằng đòn
tiến công ồ ạt của quân đội Gru-di-a nhằm vào dân thường tại thủ phủ Tơ-hin-van

63
và lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga tại đây. Theo quy định của Liên hợp quốc,
lực lượng gìn giữ hoà bình không được phép trang bị vũ khí tiến công, chỉ được
mang theo vũ khí nhẹ để phòng thân. Vì thế, trong những giờ phút đầu tiên, dân
thường Nga và lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga ở thủ phủ Tơ-hin-van phải phơi
mình trước giàn pháo phản lực bắn cấp tập và hoả lực từ pháo xe tăng của quân đội
Gru-di-a, nên chịu tổn thất rất lớn về sinh mạng. Hành động đó của phía Gru-di-a
được Tổng thống Đ.Mét-vê-đép và Thủ tướng Nga V.Pu-tin gọi một cách chính xác
là “diệt chủng”.

Lẽ ra, nếu hành động theo đúng nghĩa “can thiệp nhân đạo”, phía Mỹ phải
ngăn chặn ngay hành động có tính diệt chủng của phía Gru-di-a nhằm vào lực lượng
gìn giữ hoà bình của Nga tại đây. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Mỹ
lại là phía ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với hành động của Tổng thống Gru-di-a Sa-a-
ca-svi-li. Ngay cả sau khi các bên đã ký kết Thoả thuận dàn xếp hoà bình, phía Mỹ
vẫn là bên “nhiệt tình nhất” yêu cầu Nga nhanh chóng rút quân khỏi Nam Ô-xê-ti-
a, nếu không sẽ bị khai trừ khỏi Nhóm G8. Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ còn răn đe
rằng, thoả thuận vừa được ký kết giữa Mỹ và Ba Lan về việc Vác-sa-va cho phép
Oa-sinh-tơn bố trí trận địa tên lửa đánh chặn trên lãnh thổ của họ là “do hành động
xâm lược của Nga ở Gru-di-a”.

Như vậy, có thể hiểu can thiệp nhân đạo là hoạt động sử dụng vũ lực vào một
quốc gia khác không có sự đồng ý của quốc gia đó, có hoặc không có sự cho phép
của Hội đồng bảo an, vì mục đích nhân đạo hoặc nhằm đẩy lùi những vi phạm thô
bạo luật nhân đạo hoặc luật nhân quyền quốc tế. Mục đích nhân đạo là cơ sở tồn
tại và cơ sở pháp lý cho hoạt động can thiệp nhân đạo. Sự vi phạm nghiêm trọng
quyền con người là căn cứ để thực hiện can thiệp nhân đạo.
Theo các luật gia, khái niệm “can thiệp nhân đạo” có thể bao hàm hai nội dung
khác nhau. Thứ nhất, khái niệm này chỉ hành động vũ trang đơn phương do các
nước thực hiện nhằm bảo vệ kiều dân của mình và nhân đó, bảo vệ kiều dân của các
nước thứ ba. Các hành động can thiệp loại này, có thể diễn ra hoặc theo yêu cầu
hoặc với sự đồng ý của quốc gia nơi diễn ra hoạt động can thiệp (như sự can thiệp
của Pháp vào Saba năm 1978 hay sự can thiệp của quân đôi Đức ở sân bay Mô-da-
đi-su năm 1977). Can thiệp cũng có thể tiến hành mà không có sự đồng ý của quốc
gia có liên quan (chẳng hạn như việc Mỹ can thiệp vào Saint-Dominic năm 1965, I-
xra-en can thiệp vào Entebbe năm 1975, và sự can thiệp của Mỹ vào I-ran năm
1980).

64
Thứ hai, khái niệm “can thiệp nhân đạo” có thể được dùng để chỉ hoạt động do
một nước tiến hành ở một nước khác nhằm chấm dứt những vi phạm luật nhân đạo
ở nước đó, dù nạn nhân có là công dân của nước mình hay không. Sự can thiệp này
không nhất thiết phải được chính phủ hợp pháp của nước sở tại cho phép. Các can
thiệp dạng này thường được thực hiện trong những cuộc nội chiến, khi mà chính
phủ hợp pháp không thể thực thi quyền lực của mình trên toàn bộ lãnh thổ. Có thể
dẫn ra một ví dụ, đó là sự can thiệp của các nước Châu Âu đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào
thế kỷ 19.
Theo một số luật gia quốc tế, mục tiêu của các cuộc can thiệp có thể chỉ là
ngụy biện, nhằm che đậy tính bất hợp pháp của chúng (Virally, trang 13). Một số
luật gia khác lại thừa nhận rằng quốc gia có quyền bảo vệ công dân của mình, trong
trường hợp tính mạng và sự an toàn của họ bị đe dọa (nhưng chỉ được can thiệp để
cứu người chứ không phải tài sản). Tuy nhiên, trong trường hợp này, quốc gia chỉ
có thể can thiệp nếu chính quyền địa phương không muốn hoặc không thể đảm
nhiệm vai trò bảo vệ dân thường, và can thiệp là giải pháp duy nhất (Oppenheim’s
international Law, từ trang 439).
Cuối cùng, một số học giả khác cho rằng trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này
còn chưa ngã ngũ, “khái niệm can thiệp nhân đạo chưa được thừa nhận một cách
chính thức, nhưng những ý kiến bác bỏ nó cũng chưa đủ thống nhất để tạo thành
một opinio juris, cho phép hình thành nên một tập quán quốc tế” (Nguyễn Quốc
Đinh).
Theo Serge Sur, có thể tiến hành can thiệp nhân đạo nếu những quy phạm cơ
bản của luật quốc tế bị vi phạm, theo như nhận định của Tòa án quốc tế trong Ý kiến
tư vấn ngày 8/7/1996 về tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Mặc dù
Tòa án không định nghĩa thế nào là các quy phạm cơ bản, nhưng có thể dẫn ra điều
3 chung cho bốn Công ước Giơ-ne-vơ về các cuộc xung đột vũ trang không mang
tính quốc tế. Điều 3 liệt kê những vi phạm mà một quốc gia có thể gây ra đối với
người dân của mình như xâm hại đến tính mạng dân thường, tra tấn, đối xử tàn bạo,
bắt cóc, xúc phạm nhân phẩm con người.
Về nguyên tắc, giải pháp sử dụng vũ lực có thể được chấp nhận khi tiến hành
can thiệp nhân đạo nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau: (i) các biện pháp phi vũ
lực phải được thực hiện triệt để trước tiên; (ii) việc sử dụng vũ lực phải dựa trên sự
tương xứng cần thiết đối với mục đích cần thực hiện.
Như vậy, vấn đề can thiệp nhân đạo vẫn chưa được quy định rõ ràng trong luật
quốc tế, dù rằng nó được các Quốc gia viện dẫn ngày càng nhiều. Trên thực tế,
quyền can thiệp nhân đạo đáp ứng mong đợi ngày càng lớn từ phía công chúng ở
65
các nước phát triển nhất, vốn rất nhạy cảm với những hình ảnh được phát đi phát lại
trên các phương tiện nghe nhìn. Khi các phương tiện truyền thông trực tiếp mang
đến cho công chúng những hình ảnh vi phạm các chuẩn mực cơ bản về nhân đọa,
họ mong đợi và gây sức ép để chính phủ của mình can thiệp nhằm chấm dứt những
vi phạm này. Ngược lại, khi chính phủ tiến hành can thiệp, cũng chính những
phương tiện thông tin đại chúng lại săm soi hoạt động của họ xem có lạm dụng hay
không. Do vậy, chính phủ các nước này, bị đặt dưới những sức ép trái chiều, thường
rất khó để đi đến quyết định có can thiệp hay không.
5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
5.1. Sự hình thành nguyên tắc
Ngay từ thời kỳ đầu xuất hiện nhà nước, sự liên kết và hợp tác giữa các quốc
gia đã được thiết lập ở các khu vực địa lý khác nhau. Tuy nhiên, sự hợp tác mới chỉ
dừng lại ở các lĩnh vực cơ bản như phân dịnh lãnh thổ - biên giới; hợp tác nhằm giải
quyết các vấn đề về chiến tranh, hòa bình, về ngoại giao, lãnh sự, kinh tế… và hợp
tác chính là quyền của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đứng trước các
ấn đề mang tính toàn cầu như chiến tranh, hòa bình, y tế, nhân đạo, môi trường,
thương mại quốc tế, chống đói nghèo…, cộng đồng quốc tế đã xác định hợp tác
quốc tế để giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng là một nghĩa vụ pháp lý quốc
tế. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp
tác với nhau đã trở thành một nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế.
Ý tưởng về hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản
3 Điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc bởi mục đích của tổ chức là “thực hiện sự hợp
tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và
nhân đạo, và trong việc khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con
người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc,
giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương không ghi nhận nghĩa vụ
của các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khaonr của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp
tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế.
Đến Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này cùng nội dung pháp lý của
nó mới được xác lập một cách chính thức. Trong bối cản hội nhập quốc tế hiện nay,
nguyên tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế giữa
các chủ thể của luật quốc tế.
5.2. Nội dung nguyên tắc

66
Về nguyên tắc, hợp tác quốc tế là quyền và nhu cầu tất yếu của các chủ thể
luật quốc tế. Các quốc gia có quyền tự do thiết lập và thực hiện các quan hệ hợp tác
quốc tế để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội quốc tế từ trước đến nay có
nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà một quốc gia dù lớn mạnh đến đâu cũng
không thể đơn phương giải quyết được như chiến tranh, hòa bình, nhân quyền, môi
trường, y tế, thương mại quốc tế… Vì vậy, tất cả các quốc gia cần cùng nhau hợp
tác giải quyết, làm cho thế giới ngày cang tốt đẹp hơn.
Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này bao gồm các nội dung:
- Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế.
- Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền
con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân
biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.
- Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyêng, không can thiệp vào công việc nội bộ.
- Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung hay
riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương.
- Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học,
công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế
trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.16
6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
6.1. Sự hình thành nguyên tắc
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết này
chỉ là một nguyên tắc có tính chính trị trong phạm trù ý thức pháp luật của các dân
tộc. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nguyên tắc này đã trở thành một
nguyên tắc của luật quốc tế nhưng vẫn chưa được phổ cập rộng rãi. Sau chiến tranh
thế giới thứ hai, nguyên tắc này đã được khẳng định và ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp lý quốc tế và là cơ sở pháp lý cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới mà đỉnh điểm là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1945-196017.

16
Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2005.
17
Luật quốc tế, sách chuyên khảo, ThS. Ngô Hữu Phước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

67
Nội dung pháp lý của nguyên tắc được thể hiện vụ thể lần đầu tiên tại Tuyên
bố ngày 24/10/1970 và Nghị quyết 1514 (XV) ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc về trao trả dộc lập cho các dân tộc thuộc địa.
6.2. Nội dung nguyên tắc dân tộc tự quyết
6.2.1. Khái niệm “quyền dân tộc tự quyết”
Chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong đời
sống quốc tế, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của
mỗi dân tộc, được ghi nhận tại các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế, bao gồm:
quyền được độc lập của dân tộc; quyền bình đẳng với các dân tộc khác; quyền tự
quyết của dân tộc; quyền được sống trong hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và
quyền được định đoạt tài nguyên thiên nhiên.
Quyền dân tộc tự quyết là một trong những nội dung quan trọng của quyền
dân tộc cơ bản. Quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là việc một dân tộc
hoàn toàn tự do trong việc tiến hành đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể
chế chính trị, đường lối phát triển đất nước… Trong Tuyên bố ngày 22/10/1970
cũng đã chứa đựng những nội dung của phương thức thực hiện quyền dân tộc tự
quyết: “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do sáp nhập vào
nhà nước độc lập khác hoặc liên kết ới quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ
chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện của
quyền dân tộc tự quyết”. Nghị quyết 1514 ( XV) của Đại hội đồng về Tuyên bố về
việc trao trả độc lập cho các lãnh thổ và dân tộc thuộc địa khẳng định rằng “tất cả
mọi dân tộc đều có quyền không thể chuyển nhượng, đó là quyền tự do hoàn toàn,
thực thi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” và “tất cả các dân tộc đều có
quyền tự quyết, thông qua quyền này họ được tự do quyết định chế độ chính trị của
dân tộc mình và tự do theo đuổi phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của dân tộc
mình.”18
Một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh luận trong khoa học pháp lý là
quyền của các dân tộc thiểu số được hiểu như thế nào trong nguyên tắc quyền dân
tộc tự quyết và nguyên tắc này có cho phép các dân tộc thiểu số tự quyết hay không?
Hai Công ước quốc tế năm 1966 về quyền con người ghi nhận rằng các dân
tộc thiểu số, các bộ tộc trong mỗi quốc gia có quyền có tiếng nói, chữ viết, tôn giáo
riêng của mình. Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1962 về quyền cá
nhân thuộc dân tộc thiểu số nói rằng: các quốc gia có nghĩa vụ giữ gìn “sự tồn tại

18
14 tháng 12 năm 1960, UN Doc A/4684 (1960), GAOR phiên họp 15, Supp 16, tr.66

68
và bản sắc riêng của các dân tộc thiểu số trên đất nước mình và khuyến khích việc
tạo ra các điều kiện để phát triển bản sắc này”, đồng thời Tuyên bố nhấn mạnh
không nên hiểu điều đó là sự cho phép hoạt động nào đó trái với mục đích và các
nguyên tắc của Liên hợp quốc trong đó có các nguyên tắc tôn trọng quyền bình
đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia.
Hơn nữa, theo Nghị quyết của Đại hội đồng 1541 ( XV) 15/12/1960, các
nguyên tắc VI- IX, một lãnh thổ không tự trị có thể được xem là đã đạt được tự trị
hoàn toàn khi: (a) Xuất hiện một nhà nước độc lập có chủ quyền; (b) Tự do liên hiệp
với một quốc gia độc lập; hoặc (c) Hợp nhất với một quốc gia độc lập19. Trong Báo
cáo cuối cùng về kiến nghị một hội nghị quốc tế các chuyên gia về việc nghiên cứu
sâu khái niệm quyền dân tộc đệ trình lên UNESCO (22/2/1990, SNS- 89/CÒN.
602/7), một dân tộc với các quyền dân tộc trong luật pháp quốc tế, bao gồm cả quyền
tự quyết, có những đặc điểm sau:
a. Một nhóm cá thể con người có một số hoặc tất cả các đặc điểm chung sau:(i)
Một truyền thống lịch sử chung; (ii) Một bản sắc về chủng tộc hoặc dân tộc; (iii) Sự
thuần khiết về văn hóa; (iv) Sự thống nhất về ngôn ngữ; (v) Sự gần giũ về tôn giáo
hoặc ý thức hệ; (vi) Sự gắn kết về lãnh thổ; (vii) Một đời sống kinh tế chung.
b. Nhóm người đó phải đạt được một số lượng nhất định mặc dù không nhất
thiết phải lớn ( như dân cư của những nước rất nhỏ) nhưng không chỉ là sự liên hiệp
thuần túy giữa các cá nhân trong một quốc gia.
c. Toàn thể nhóm người đó phải có ý chí muốn được coi là một dân tộc hoặc
có ý thức họ là một dân tộc, tuy rằng có thể một số nhóm người hoặc một số thành
viên trong những nhóm này không có ý chí hoặc ý thức như vậy mặc dù có cùng
chung những đặc điểm nêu trên.
d. Nhóm người đó có thể có những thể chế hoặc những phương thức khác để
thể hiện những đặc điểm chung và ý chí về một bản sắc của nhóm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng quyền dân tộc tự quyết không có nghĩa là
các dân tộc thiểu số trong từng quốc gia có quyền tự quyết định vận mệnh của mình
trong đó có quyền thành lập Nhà nước độc lập. Quyền dân tộc tự quyết chỉ thuộc về
nhân dân – tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia
nhất định là chủ thể của luật quốc tế. Từng dân tộc trong mỗi quốc gia chỉ có quyền
được giữ gìn tiếng nói, chữ viết, văn hóa và bản sắc riêng của mình.

19
Nguyên tắc VI, UN Doc A/4684 ( 1960), GAOR 15 th Session, Supp 16, p.29

69
Ở một số quốc gia thường có hiện tượng các dân tộc thiểu số muốn tách ra
thành lập quốc gia riêng với khẩu hiệu “quyền dân tộc tự quyết” như các trường hợp
ở Nam Tư, Liên bang Nga, Pháp, Canada, Indonesia, ở một số nước châu Phi… làm
phức tạp thêm tình hình đối nội của các quốc gia này. Cựu Tổng thư ký Liên hợp
quốc B.Gali trong báo cáo về “Chương trình hòa bình” đã nhấn mạnh: “nếu như
từng dân tộc thiểu số, từng nhóm tôn giáo hoặc từng nhóm ngôn ngữ riêng đều đòi
hỏi thành lập Nhà nước thì sẽ không còn ranh giới, sẽ trở thành vô cùng khó khăn
cho hòa bình, an ninh và lợi ích kinh tế”.
6.2.2. Nội dung của nguyên tắc
Theo Nghị quyết của Đại hội đồng số 2625 ( XXV) 24/10/1970 Tuyên bố về
các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc thì nội dung nguyên tắc về
quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc như sau:
Theo nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc được ghi nhận
trong Hiến chương, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định thể chế chính trị
của dân tộc mình và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà không
phải chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, và mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn
trọng quyền này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Các quốc gia có nghĩa vụ thông qua những hành động chung, hoặc riêng rẽ,
phải thúc đẩy việc thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các
dân tộc phù hợp với các quy định của Hiến chương và hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong
việc thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức này mà Hiến chương quy định về việc thực
hiện nguyên tắc này nhằm:
a. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa các quốc gia; và
b. Nhanh chóng chấm dứt chủ nghĩa thực dân theo ý chí được thể hiện một
cách tự do của các dân tộc đó; và ghi nhớ rằng việc đặt các dân tộc dưới sự nô dịch,
áp bức, bóc lột của nước ngoài là vi phạm nguyên tắc này, đồng thời là sự khước từ
các quyền cơ bản của con người và đi ngược lại với Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ, thông qua các hành động chung hoặc riêng rẽ,
thúc đẩy sự tôn trọng trên toàn cầu đối với việc tuân thủ các quyền và tự do cơ bản
của con người, phù hợp với Hiến chương.
Việc thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền, việc tự do liên hiệp hoặc
hợp nhất với một quốc gia độc lập hoặc việc thành lập nên bất kỳ thể chế chính trị
nào khác do người dân tự do quyết định đều là những hình thức thực thi quyền tự
quyết của dân tộc đó.
70
Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ phải tự kiềm chế, không được có những hành
động cưỡng bức nhằm tước đoạt của những dân tộc được đề cập ở trên quyền tự
quyết, tự do và độc lập của họ. Khi chống lại những hành động cưỡng bức để có
thêt thực hiện được quyền tự quyết của mình, các dân tộc này được quyền tìm kiếm
và tiếp nhận sự trợ giúp phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên
Hợp Quốc.
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, những lãnh thổ thuộc địa và lãnh thổ không
tự trị có địa vị riêng biệt và tách rời độc lập so với lãnh thổ của quốc gia đang quản
lý và địa vị tách rời riêng biệt đó vẫn tiếp tục được tồn tại theo quy định của Hiến
chương cho đến khi nào nhân dân ở lãnh thổ thuộc địa và không tự trị đó thực hiện
được quyền tự quyết của mình phù hợp với Hiến chương và đặc biệt là với mục đích
và nguyên tắc của Hiến chương.
Không điểm nào trong đoạn nói trên có thể được giải thích với mục đích cho
phép hoặc khuyến khích bất kỳ hành động nào nhằm chia cắt hoặc làm phương hại
đến một phần hay toàn bộ sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất về chính trị của các
quốc gia độc lập có chủ quyền trong việc hành xử phù hợp với nguyên tắc quyền
bình đẳng và tự quyết của các dân tộc như đã nói trên và có một chính phủ đại diện
cho toàn thể nhân dân trên lãnh thổ đó, không phân biệt chủng tộc, màu da, tín
ngưỡng.
Mỗi quốc gia đều phải kiềm chế, không được có bất kỳ hành động nào nhằm
phá hoại một phần hoặc toàn bộ tình đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của bất
kỳ quốc gia nào hoặc bất kỳ đất nước nào khác.
6.3. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc
Trên thực tế, có nhiều quan điểm phủ nhận sự tồn tại của nguyên tắc dân tộc
tự quyết trong luật quốc tế, tiêu biểu là các ủy viên Ủy ban luật quốc tế của Liên
hợp quốc Dudu Tiam và A.Iacovides. Hoặc một số luật gia cho rằng dân tộc tự quyết
là vấn đề chính trị chứ không phải là nguyên tắc pháp lý, vì vậy không nên là một
trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.Tuy nhiên, với những lập luận khẳng
định tính pháp lý của nguyên tắc, trong hàng loạt các phán quyết của mình, Tòa án
quốc tế Liên hợp quốc luôn nhấn mạnh rằng nguyên tắc dân tộc tự quyết là một
trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và khẳng định sự tồn tại thực
tế của nó như một minh chứng hùng hồn không thể phủ nhận được. Sự ghi nhận
trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong Tuyên bố 1970, trong các công ước và
trong hàng loạt các nghị quyết chung và riêng của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
càng khẳng định giá trị pháp lý và tính hiện thực của nguyên tắc này.

71
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã khẳng định quyết định nêu trong bản Quan
điểm về Na-mi-bi-a và nhấn mạnh rằng việc áp dụng quyền tự quyết đòi hỏi sự thể
hiện ý chí của dân tộc đó một cách tự do và chân thật… Giá trị của nguyên tắc tự
quyết là ý chí được thể hiện một cách tự do của một dân tộc, không hề bị ảnh hưởng
Đại hội đồng hay bất cứ quốc gia, tổ chức nào...
Thẩm phán Dillard nhận định rằng những tuyên bố của tòa án cho thấy một
quy phạm của luật pháp quốc tế đã hình thành và được áp dụng cho việc phi thực
dân hóa tại những lãnh thổ không tự trị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc… Hạn
chế chủ yếu của quyền tự quyết có thể tóm gọn trong một câu: chính dân tộc quyết
định vận mệnh của lãnh thổ chứ lãnh thổ không quyết định vận mệnh của dân tộc.
Xét theo quan điểm này rõ ràng sự tồn tại của các “mối quan hệ pháp lý” cổ xưa
như được mô tả trong bản Quan điểm tuy có thể có ảnh hưởng đến thủ tục của quá
trình phi thực dân hóa nhưng chỉ có thể có tác động không đáng kể đến những lựa
chọn của dân tộc…Do đó, có thể cho rằng quyền tự quyết chịu ảnh hưởng của sự
lựa chọn tự nguyện chứ không phải xét đến hệ quả của lựa chọn đó hay một phương
thức nhất định để thực hiện sự lựa chọn đó.20
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết được vận
dụng khá phổ biến. Có thể nói, một trong những thủ đoạn chiến lược của Chủ nghĩa
đế quốc dẫn đến làm tan rã Liên Xô, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là
chúng đã sử dụng thành công con bài dùng các lực lượng cực đoan trong dân tộc
đòi quyền dân tộc tự quyết. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục áp dụng kinh
nghiệm này đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây
Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo… và với Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác không có. Các thế lực
xâm lược vẫn luôn muốn dựa trên sự khác biệt giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc
Kinh để chia cắt đất nước ra thành những quốc gia tự trị theo nguyên tắc quyền dân
tộc tự quyết. Những đòi hỏi thành lập nhà nươc tự trị, như Nhà nước Đề Ga, Nhà
nước Mông, Nhà nước Khmer Krom… trong những năm qua chỉ là một trong chiến
lược “Diến biến hòa bình”, gây mất ổn định xã hội của các thế lực chống Cộng trong
và ngoài nước nhằm xóa bỏ Nhà nước CHXHCN Việt Nam mà thôi.
7. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt
servanda)
7.1. Sự hình thành nguyên tắc

20
ICJ Rep 1975 12, Tòa án công lý quốc tế

72
Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế là nguyên tắc có tính lịch sử lâu
đời nhất trong số các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nguyên tắc này được hình
thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Tiền thân của nó là nguyên tắc tuân thủ điều ước
quốc tế (Pacta sunt servanda) xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và tồn tại hàng nghìn
năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế. Nguyên tắc này tồn tại có lợi cho các nước
lớn, bởi trước đây điều ước quốc tế thường có các quy phạm bất bình đẳng do sự áp
đặt của các nước lớn cho các nước nhỏ phải ký kết. Các cường quốc thường quan
tâm duy trì nguyên tắc này để điều ước quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh trong
thực tiễn.
Tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc tận tâm, thiện
chí thực hiện cam kết quốc tế được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế: “tất cả các Thành viên đều phải thực hiện một cách có thiện ý những nghĩa vụ
mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này, nhằm đảm bảo hưởng toàn bộ các
quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có”, đồng thời nguyên tắc cũng được ghi
nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quan trọng khác như Công ước Viên 1969 về
Luật điều ước quốc tế, tuyên bố ngày 24/10/1970…
Ý kiến pháp lý của các Tòa án quốc tế đều nhấn mạnh rằng trong bối cảnh
hiện tại, nguyên tắc thiện chí là nguyên tắc thiện chí là nguyên tắc cơ bản và là thành
phần không thể thiếu của quy tắc Pacta sunt servanda. Vì vậy, đánh giá về điều 95
và điều 96 của Đạo luật Algeciras, trong vụ Quyền của người mang quốc tịch Mỹ
tại Ma-rốc ( phán quyết ngày 27 tháng 8 năm 1954), Tòa án cho rằng: “Quyền đánh
giá thuộc về cơ quan hải quan, nhưng đây là một quyền cần được thực thi một cách
hợp lý và thiện chí”. Tương tự như vậy, Tòa án Công lý quốc tế, khi áp dụng các
quy định của điều ước về cấm phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số, đã nhấn
mạnh trong nhiều vụ kiện, rằng các điều ước này cần được áp dụng với thiện chí để
đảm bảo không xảy ra các trường hợp phân biệt đối xử trong pháp luật cũng như
trên thực tế; nói cách khác, không thể căn cứ vào việc áp dụng quy định này trong
những điều khoản của pháp luật để bỏ qua việc thực thi nghĩa vụ này. Tiền lệ của
trường hợp này cũng được thể hiện trong ý kiến của nhiều tòa án trọng tài. Trong
vụ đánh cá ở bờ biển Bắc Đại Tây Dương, khi xét xử về quyền của Anh điều chỉnh
việc đánh cá ở vùng lãnh hải của Ca-na-da, trong đó Anh đã chuyển giao một số
quyền đánh cá nhất định cho công dân Mỹ thông qua Hiệp ước Ghent, Tòa án kết
luận: “… Hiệp ước này đã tạo nên quan hệ nghĩa vụ theo đó quyền của Anh thực thi

73
quyền chủ quyền qua việc đặt ra các quy định đã bị hạn chế; quy định này phải được
thực hiện với thiện chí, không vi phạm nội dung Công ước”21.
7.2. Nội dung nguyên tắc
Theo các văn kiện pháp lý quốc tế hiện hành, nguyên tắc bao gồm các nội
dung sau:
Thứ nhất, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, thiện chí, trung
thực và đầy đủ các nghĩa ụ điều ước quốc tế của mình:
- các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc;
- các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của
luật quốc tế;
- nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Thứ hai, mọi quốc gia phải tuân thủ tuyệt đối việc thực hiện nghĩa vụ điều
ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Các sự kiện khách quan xảy
ra như thay đổi chính phủ, thay đổi hình thức quản lý hay chế độ xã hội, biểu tình,
thiên tai, thay đổi lãnh thổ hay sự thay đổi hoàn cảnh quốc tế không thể là lý do để
quốc gia không thực hiện điều ước quốc tế.
Thứ ba, các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các
quy định của pháp luật trong nước làm nguyên nhân từ chối thực hiện nghĩa vụ của
mình. (Điều 27 Công ước Viên năm 1969)
Thứ tư, các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với
nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia đã
ký kết hoặc tham gia trước đó với quốc gia khác.
Thứ năm, không cho phép quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét
lại điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện bằng phương thức đình chỉ và
xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các thành viên điều ước.
Thứ sáu, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước
thành viên của điều ước quốc tế không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh
giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự là cần
thiết cho việc thực hiện điều ước.
7.3. Ngoại lệ của nguyên tắc

21
Niên giám của Ủy ban luật pháp quốc tế ( năm 1966), quyển 2, 172, trang 211.

74
Nguyên tắc này cho phép các quốc gia có thể không phải thực hiện điều ước
quốc tế mà mình là thành viên trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên hợp
quốc, trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế.
Điều này xuất phát từ quy định tại Điều 103 Hiến chương: “Trong trường hợp có
sự xung đột giữa những nghĩa vụ của các thành viên Liên Hiệp Quốc, chiếu theo
Hiến chương này và những nghĩa vụ, chiếu theo bất cứ một điều ước quốc tế nào
khác thì những nghĩa vụ của các thành viên Liên Hiệp Quốc phải được coi trọng
hơn”. Điều 53, 64 Công ước Viên 1969 quy định rằng diều ước quốc tế sẽ là vô hiệu
nếu nó trái với các quy phạm mệnh lệnh của luật quốc tế.
Thứ hai, các quốc gia không phải thực hiện điều ước quốc tế nếu trong quá
trình ký kết các điều ước quốc tế, các bên đã vi phạm các quy định của pháp luật
quốc gia về trình tự, thủ tục và thẩm quyền ký kết.
Thứ ba, quốc gia có quyền từ chối thực hiện điều ước quốc tế nào đó khi điều
kiện để thực hiện đã thay đổi căn bản (Rebus sic stantibus – điều khoản về sự thay
đổi cơ bản của hoàn cảnh) hoặc mục đích ký kết điều ước đã không còn phù hợp với
tình hình chính trị và kinh tế xã hội của quốc gia. Ngoại lệ này chỉ đặt ra trong một
số trường hợp khi có sự thay đổi chủ thể mới của luật quốc tế, nhưng không phải
mọi sự xuất hiện chủ thể mới của luật quốc tế đều là cơ sở để quốc gia từ chối thực
hiện điều ước quốc tế. Hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong Điều 62 Công
ước Viên 1969 phải là cơ sở chủ yếu tạo nên sự thỏa thuận của các bên, hoàn cảnh
này các bên không thể dự liệu trước vào thời điểm ký kết điều ước quốc tế.
Sự thay đổi căn bản của hoàn cảnh được hiểu là hoàn cảnh đó bị xáo trộn lớn
đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn
còn phải thi hành theo điều ước. Sự thay đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các
bên khiến các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ
điều ước. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh không thể là lý do để chấm
dứt hoặc rút khỏi quan hệ điều ước đó nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết
lập biên giới quốc gia hoặc sự thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm
trọng của chính bên nêu lên nó. Khi đó, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản
Rebus sic stantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị
coi là vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda nhưng phải báo cho bên kia biết về
việc áp dụng điều khoản về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
Khi xuất hiện điều khoản Rebus sic stantibus, các quốc gia có thể viện dẫn
để thực hiện một trong ba hành vi sau: (i) Chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
(làm mất hoàn toàn hiệu lực của điều ước quốc tế); (ii) Tạm đình chỉ hiệu lực của
75
điều ước quốc tế (tạm thời làm mất hiệu lực của điều ước quốc tế); (iii) Rút khỏi
quan hệ điều ước quốc tế (chỉ mất hiệu lực với quốc gia viện dẫn, vẫn còn hiệu lực
đối với các quốc gia thành viên khác của điều ước).
Thứ tư, khi một bên cam kết không thực hiện nghĩa vụ điều ước của mình thì
(các) bên khác có quyền từ chối thực hiện vì nghĩa vụ theo điều ước quốc tế chỉ có
thể thực hiện trên cơ sở có đi có lại.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam
kết quốc tế là nguyên tắc cần thiết để luật quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh
trong thực tế, trật tự pháp lý được duy trì. Bởi trong quan hệ quốc tế không tồn tại
bộ máy hoàn toàn thực hiện chức năng cưỡng chế tuân thủ quy phạm luật quốc tế,
việc thực hiện nó phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào thiện chí và sự tự giác của các
bên chủ thể luật quốc tế./.
8. Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người
8.1. Quá trình hình thành và phát triển các nguyên tắc tôn trọng quyền con người
Từ thời xa xưa nhất của trật tự xã hội và tôn giáo của loài người thì người ta
vẫn có thể nhận thấy ít nhiều có sự thừa nhận rằng mỗi người đều có giá trị cá nhân
bẩm sinh đòi hỏi cần có một mức độ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhất định. Tư
tưởng quyền con người được khởi thủy từ khi tráu đất xuất hiện những nền văn minh
cổ đại, mà một trong số đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm
3.000-1.500 TCN). Các đạo luật có đề cập đến vấn đề quyền con người được ban
hành trong thời kỳ này có thể kể đến như Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780
TCN), Bộ luật của vua Cyrus Đại đế (khoảng các năm 576-529 TCN), Hiến pháp
Medina do nhà tiên tri Muhammad sáng lập năm 622... Nguồn gốc của quan niệm
hiện đại về quyền con người là từ thời kỳ "Khai sáng" vào thế kỷ 17 và 18 ở châu
Âu. Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu khẩu hiệu bảo vệ quyền con người nhằm
phục vụ cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giành và bảo vệ chính quyền
của giai cấp tư sản.
Đề cập đến lịch sử quyền con người, không thể không nói đến Tuyên ngôn
nhân quyền của Cách mạng Pháp và Bộ luật về các quyền (1789) của Mỹ . Đây là
khởi điểm cho việc thiết lập danh sách các quyền lợi căn bản của con người trong
các thế kỷ kế tiếp. Cũng dựa trên sơ sở này, luật quốc tế ngày nay coi bảo vệ quyền
con người là mục tiêu cuối cùng, cao hơn cả những lợi ích đã được tuyên bố của
quốc gia có chủ quyền nếu có sự đụng độ giữa hai vấn đề này. Việc nêu vấn đề bảo
vệ quyền con người, các quyền công dân, quyền tự do, bình đẳng, bác ái được quy
định trong Hiến pháp tư sản là một bước tiến lịch sử vĩ đại. Nhưng bước sang giai

76
đoạn đế quốc chủ nghĩa, chính giai cấp tư sản lại là người chà đạp thô bạo quyền
con người. Các quy định về quyền con người mà giai cấp tư sản ghi nhận chỉ được
áp dụng cho giai cấp của họ mà thôi.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai đã có một số điều ước quốc tế về bảo vệ
quyền con người hoặc liên quan đến bảo vệ quyền con người trong một số lĩnh vực.
Song việc bảo vệ quyền con người vẫn chưa được đề cập một cách tổn thể như một
nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế
Trong suốt thế kỷ XX, quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo
đức, chính trị, pháp lý. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt là sự
ra đời của Liên hợp quốc năm 1945 đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa
quan trọng nhất đối với luật quốc tế về quyền con người. Trong quá trình soạn thảo
Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia thảo thuận đưa vấn đề bảo vệ quyền con
người vào Hiến chương. Điều 1 của Hiến chương quy định rằng một trong những
mục tiêu của Liên hợp quốc là "thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế có tính chất kinh tế, xã hội, văn hóa hay nhân đạo, và trong việc thúc
đẩy, khuyến khích tôn trọng các quyền con người và tự do căn bản cho tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo". Các Điều 13
và 62 tập trung nhấn mạnh trách nhiệm của Đại hội đồng và Hội đồng kinh tế - xã
hội "xúc tiến việc thực hiện quyền con người và những tự do cơ bản đối ới tất cả
mọi người". Điều 55 và 67 quy định một trong những nhiệm vụ của Liên hợp quốc
là xúc tiến "sự tôn trọng và thực hiện một cách phổ biến quyền con người và những
tự do cơ bản cho tất cả mọi người". Đồng thời, Điều 56 đặc biệt nhấn mạnh nghĩa
vụ của các thành viên Liên hợp quốc bằng những hành động chung hoặc hành động
riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc để bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con
người. Như vậy, có thể hiểu, với việc thông qua Hiến chương, việc tôn trọng quyền
cơ bản của con người thực tế cũng được công nhận là một trong những nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế hiện đại, bởi tôn trọng quyền cơ bản của con người cũng là
điều kiện quan trọng đảm bảo hòa bình, an ninh cho mỗi quốc gia và cả cộng đồng
quốc tế.
Sau Hiến chương Liên hợp quốc, hàng trăm ăn kiện pháp lý quốc tế quan
trọng về quyền con người đã được xây dựng và thông qua. Cho đến nay, công đồng
quốc tế xem 3 văn kiện: (i) Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) năm
1948; (ii) Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cùng với hai nghị
định không bắt buộc năm 1966; và (iii) Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966 là những văn kiện cơ bản và quan trọng nhất
về quyền con người, được gọi là Bộ luật 1uốc tế về quyền con người (The

77
International Bill of Human Rights). Ngoài ra còn có các văn kiện pháp lý quốc tế
quan trọng khác như: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng
tộc (CERD), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (CEDAW), Công ước về quyền trẻ em (CRC), Công ước chống tra tấn và các
hình thức đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (CAT)...
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ quốc tế, cuộc đấu tranh xung
quanh vấn đề nhân quyền đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành một trong
những vấn đề quan tâm số một của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế.
8.2. Nội dung của nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người
8.2.1. Khái niệm quyền con người
Trên thực tế không có một định nghĩa duy nhất, toàn diện và đạt được sự
đồng thuận tuyệt đối về quyền con người. Ta có thể định nghĩa "Quyền con người
là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) cso tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc
(omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản
(fundamental freedoms) của con người"22. Cũng có thể định nghĩa như sau: Quyền
con người là các khả năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật (luật quốc
tế và luật quốc gia) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất,
văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và
quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác dựa trên cơ sở pháp
luật.
Nhân phẩm vốn có của cá nhân được coi là hạt nhân của khái niệm quyền
con người. Điều này có nghĩa là, mặc dù mang những đặc trưng khác nhau về giới,
độ tuổi, năng lực và không đủ năng lực hành vi, văn hóa, tôn giáo, bối cảnh kinh tế,
vị trí địa lý..., mọi cá nhận đều xứng đáng nhận được sự tôn trọng một cách bình
đẳng như là kết quả của việc họ đã chia sẻ các đặc tính chung cơ bản của loài người.
Học giả người Ấn Độ HO Agarwal đã nói rằng: "Không có những quyền con người
khác nhau cho các quốc gia phương Tây và phương Đông, cũng như cho các quốc
gia phát triển và các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Quyền con người là không có
màu sắc và không định hướng. Quyền con người không phân biệt phải, trái, mà chỉ
gắn với chủ thể duy nhất là con người".
Có hai vấn đề cốt yếu chi phối việc hình thành ý niệm cơ bản về nguyên tắc
thừa nhận và tôn trọng các quyền con người: (i) bình đẳng - mọi cá nhân được thừa
nhận giá trị con người một cách bình đẳng và bởi vậy, xứng đáng được tôn trọng

22
United Nations, Human rights: questions and answes, New York and Geneva, 2006, tr.4

78
như nhau dù có những khác biệt về tính cách và hoàn cảnh cá nhân; và (ii) tự do -
mọi ng đều tự do trong việc lựa chọn cách sống phù hợp hoàn cảnh và mong muốn
của mình miễn là không xâm phạm đến quyền tương tự hợp lý của người khác.
8.2.2. Nội dung nguyên tắc
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, tôn trọng các quyền cơ bản của con
người là tôn trọng các quyền không thể thiếu để cá nhân, con người có thể tồn tại
và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Những quyền này bao gồm các quyền dân sự và
chính trị (chẳng hạn như quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do
tôn giáo, tự do lập hội và các quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được tôn trọng danh dự và phẩm giá, quyền tự quyết, quyền về sáng tạo văn hóa,
quyền bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, quyền về sự riêng tư, quyền tham
gia đời sống chính trị, quyền kết hôn và lập gia đình) và các quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa (như quyền về sức khỏe, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ
xã hội, quyền được an toàn ở nơi làm việc, quyền có đủ lương thực, nước uống và
được sống trong môi trường trong lành).
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của con
người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội và văn hóa, hợp tác
với các quốc gia khác trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, thực hiện
các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc tôn
trọng các quyền cơ bản của con người phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản khác của luật quốc tế hiện đại như nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các
quốc gia, nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác... Sẽ không
thể bảo đảm tốt các quyền con người nếu không có hòa bình, an ninh, nếu không có
nền dân chủ chân chính, pháp chế nghiêm minh, nếu không đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, xóa bỏ áp bức, bóc lột và mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Các quốc gia trong phạm vi quyền tài phán của mình phải tôn trọng, bảo vệ
và hỗ trợ thực hiện các quyền (và các tự do) của con người - những yếu tố cơ bản ,
quan trọng nhất của địa vị pháp lý của cá nhân
8.3. Ngoại lệ của nguyên tắc
Việc thực thi các quyền cụ thể trong nội dung của quyền con người như quyền
tự do thể hiện, tự do lập hội, tự do đi lại, được tôn trọng cuộc sống, thư tín riêng và
gia đình...thường đi kèm với những hạn chế chung có thể được ấn định, như an ninh
quốc gia, đạo đức dân tộc, bảo đảm quyền và tự do của người khác... Hạn chế này
là kết quả của sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi chung của xã hội,

79
với điều kiện là phù hợp với luật pháp và mục tiêu nhất định của xã hội dân chủ.
Việc hạn chế nêu trên phải: i) được pháp luật quy định; ii) được áp dụng cho một
hoặc nhiều mục đích hợp pháp chuyên biệt; iii) cần thiết nhằm phục vụ cho một
hoặc nhiều mục tiêu hợp pháp trong một xã hội dân chủ.
Trong một số trường hợp nhất định, theo Công ước quốc tế về quyền dân sự
và chính trị (Điều 4), Công ước quyền con người châu Mỹ (Điều 27), Công ước
quyền con người Châu Âu (Điều 15), quốc gia có thể không thực hiện nghĩa vụ pháp
lý quốc tế của mình trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người, hay nói cách
khác là ngoại lệ của nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong
những tình huống đặc biệt nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của quốc gia (được gọi
là tính cấp thiết của tình thế yêu cầu). Điều kiện về tình trạng khẩn cấp công đe dọa
sự tồn vong của dân tộc là tình trạng về mối đe dọa đặc biệt làm phương hại đến sự
tồn vong của dân tộc. Do vậy, điều này không làm ảnh hưởng tới hoạt động của thiết
chế dân chủ của Nhà nước hoặc cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, nếu xuất hiện
tình trạng khẩn cấp, thì sự việc này cần phải được công bố chính thức, nhằm ngăn
chặn các quốc gia lạm quyền. ICCPR cũng liệt kê một số quyền không được phép
áp dụng chế định xâm phạm kể cả trong những tình huống khắc nghiệt nhất, đó là :
quyền sống (Điều 6), quyền tự do không bị đối xử tàn bạo (Điều 7), quyền tự do với
chế độ nô lệ và lao động khổ sai (Điều 8), quyền về tư cách pháp lý (Điều 16), quyền
tự do lý tưởng, lương tâm và tôn giáo (Điều 18)...
Vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người từ lâu đã là mối quan
tâm và khát vọng của toàn nhân loại, đây không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia hay
nhà nước nào mà luôn là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước
hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của các nhà nước, song cũng là quyền và là trách nhiệm
của mọi tổ chức, cá nhân. Nhờ có sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế, các giá trị của
con người ngày càng được đề cao, quyền cơ bản của con người ngày càng được đảm
bảo. Tuy nhiên, thế giới vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến các cuộc chiến tranh
sắc tộc, các hoạt dộng khủng bố và rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm
các quyền tự do và cơ bản nhất của con người ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau.
Vì vậy, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người
là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
sách pháp luật quốc gia và là khuôn mẫu đánh giá tính hợp pháp của các văn kiện
pháp lý cũng như các xử sự trong quan hệ quốc tế hiện nay./.

80
CHƯƠNG 3
CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt
– Trần Văn Thắng & Lê Mai Anh (Chủ biên), Luật quốc tế - lý luận và thực tiễn,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.
– Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
– Học viện quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Hà Nội, 2007.
Tài liệu tiếng Anh
– Crawford J., "The criteria for statehood in international law", British YearBook
of International Law, 1976-1977, tr. 93-182.
– Shaw M. N., "Territory in international law", Netherlands Yearbook of
International Law, 1982, tr. 69-91.
– Shaw M. N., International Law, Cambridge University Press, Cambridge,
2008.
Tài liệu tiếng Pháp
– Barberis J. A., "Les liens juridiques entre l'Etat et son territoire", Annuaire
Français de droit international, 1999, tr. 132-147.
– Carreau D., Droit international, Pedone, Paris, 2004.
– Charpentier C., "Le principe mythique des nationalités: tentative de
dénonciation d'un prétendu principe", Revue belge de droit international,
1992, tr. 531-589.
– Combacau J. & Sur S., Droit international public, Montchrestien, Paris, 2004.
– Daillier P. & Pellet A., Droit international public, L.G.D.J., Paris, 2002.
– Salah M. & Mahmoud M., "Mondialisation et souveraineté de l'Etat", Journal
du droit international, 1996, tr. 611-662.

81
KHÁI QUÁT CHUNG
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm do các chủ thể của luật
quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh các
quan hệ phát sinh giữa những chủ thể đó. Như vậy, chủ thể luật quốc tế có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là thực thể độc lập có quyền và nghĩa vụ pháp lý
quốc tế, mà trực tiếp thiết lập, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, bao gồm cả
việc xây dựng và thực thi các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.
Với cách tiếp cận trên, không phải mọi thực thể đều được xác định là chủ thể
của luật quốc tế. Đó phải là những thực thể độc lập, có khả năng nhân danh bản
thân để thiết lập và tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, có quyền và nghĩa
vụ pháp lý quốc tế cũng như khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ
những hành vi do mình thực hiện.
Như vậy, một thực thể được xác định là chủ thể luật quốc tế phải có tư cách
chủ thể và quyền năng chủ thể luật quốc tế.
– Tư cách chủ thể luật quốc tế cho phép chủ thể này (i) tồn tại một cách độc lập,
không lệ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào, (ii) có năng lực thiết lập quan hệ với
các chủ thể khác, (iii) đồng thời tự quyết định, nhân danh mình tham gia vào
một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể và (iv) tự chịu trách nhiệm pháp lý quốc
tế do những hành vi mà chủ thể đó thực hiện.
– Quyền năng chủ thể luật quốc tế được thể hiện thông qua năng lực pháp luật
quốc tế, tức khả năng chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế (quyền
ký kết điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với các chủ thể khác,
nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, nghĩa vụ hòa bình
giải quyết các tranh chấp quốc tế…) và năng lực hành vi quốc tế, tức khả năng
mà chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, thiết
lập hay tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể.
Phù hợp với những tiêu chí đánh giá nói trên, thực tiễn cho thấy tồn tại các chủ
thể luật quốc tế chủ yếu sau: (i) Quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế; (ii) Tổ
chức quốc tế là chủ thể phái sinh của luật quốc tế; (iii) Các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền dân tộc tự quyết và (iv) một số chủ thể đặc biệt (Tòa thánh Vatican…).
I. QUỐC GIA – CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm quốc gia và vấn đề chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế
1.1 Định nghĩa

82
Quốc gia là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của luật quốc tế. Sự xuất hiện
của các quốc gia cũng như việc thiết lập quan hệ giữa những chủ thể này là cơ sở,
nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế. Tuy nhiên, khái niệm quốc gia
vẫn luôn là vấn đề tranh luận và, cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên
bình diện quốc tế về quốc gia. Quốc gia được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ
với các yếu tố cấu thành.
Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và
nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải
thỏa mãn những điều kiện sau: (i) Dân cư thường xuyên; (ii) Lãnh thổ được xác
định; (iii) Chính phủ và (iv) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc
tế khác. Trong Ý kiến tư vấn số 1 và số 8 của Uỷ ban trọng tài về thiết lập hòa bình
tại Nam Tư (cũ), quốc gia được định nghĩa là "một thực thể hình thành trên cơ sở
có lãnh thổ, dân cư và đặt dưới sự kiểm soát của một quyền lực chính trị có tổ chức"
và "được đặc trưng bởi chủ quyền".
Nhìn chung, có thể quan niệm quốc gia là thực thể bao gồm các cá nhân tạo
nên một cộng đồng dân cư cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, có chính
quyền đại diện cho dân cư và có thuộc tính chính trị-pháp lý bao trùm là chủ quyền
quốc gia. Như vậy, quốc gia được xác định trên cơ sở ba yếu tố vật chất: dân cư,
lãnh thổ, chính quyền. Chủ quyền được quan niệm là thuộc tính vốn có của quốc
gia.
1.2 Các yếu tố vật chất cấu thành quốc gia
1.2.1 Lãnh thổ
Mối quan hệ quốc gia – lãnh thổ: Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng
La tinh "Terra", có nghĩa là đất đai, trái đất. Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh
thổ đóng vao trò đặc biệt quan trọng, bởi đó là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất
cho sự tồn tại của từng quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Quốc gia sẽ không tồn
tại nếu không có lãnh thổ - đây là nguyên tắc được thiết lập chắc chắn, bền vững
trong luật quốc tế.
Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia,
tại đó quốc gia thực hiện quyền tối cao đối với lãnh thổ của mình. Sự tồn tại của
quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lãnh thổ. Một số quốc gia có diện tích lãnh
thổ rộng như Mỹ, Nga, Trung Quốc…. Ngược lại, nhiều quốc gia có diện tích rất
nhỏ như Lúc-xăm-bua, Singapore, Malta, Fiji…. Luật quốc tế cũng không có quy
định bắt buộc quốc gia phải xác lập đường biên giới rõ ràng, cụ thể và giải quyết
triệt để các tranh chấp liên quan. Trên thực tế, tranh chấp về biên giới quốc gia là

83
loại tranh chấp tương đối phổ biến, phức tạp và có khả năng dẫn đến xung đột vũ
trang, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Theo quy định tại điều 1 Luật Biên giới
quốc gia năm 2003, "Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất
liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Việt Nam có chung đường biên giới với ba nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Lào được ký kết năm 1977. Đối
với Campuchia, Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ và trên biển. Trên cơ
sở Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983, hai nước đã ký kết
Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ năm 1985. Dù chưa giải quyết triệt để vấn đề
hoạch định đường biên giới trên biển, Việt Nam và Campuchia cũng đã bước đầu
thiết lập cơ sở pháp lý chung thông qua việc ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử
chung giữa hai nước năm 1982. Với Trung Quốc, Việt Nam đã ký kết Hiệp ước biên
giới đất liền năm 1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000. Tuy nhiên,
tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn là vấn đề phức tạp, đòi hỏi
các bên liên quan tiến hành các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Như
vậy, sự tồn tại của quốc gia không phụ thuộc vào việc giải quyết tranh chấp về biên
giới, lãnh thổ.
Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm nhưng không bất biến mà
có thể thay đổi trong một số trường hợp nhất định. Với tư cách chủ thể luật quốc tế,
quốc gia có quyền thụ đắc lãnh thổ để mở rộng bờ cõi hay chuyển nhượng một phần
lãnh thổ cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi lãnh thổ phải được tiến
hành trên cơ sở và theo phương pháp phù hợp với luật quốc tế. Khoa học pháp lý
quốc tế ghi nhận một số phương thức sau để xác lập hợp pháp danh nghĩa chủ quyền
lãnh thổ của một quốc gia: chuyển nhượng, thời hiệu, mặc nhiên thừa nhận, chiếm
cứ hữu hiệu và mở rộng lãnh thổ.
Các bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia: Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ
phận sau:
– Vùng đất là bộ phận lãnh thổ quan trọng nhất và không thể thiếu của mỗi quốc
gia. Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền nằm bên trong biên giới quốc gia và
các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Đối với quốc gia quần đảo thì vùng đất bao
gồm toàn bộ các đảo thuộc chủ quyền quốc gia đó. Trong một số trường hợp
đặc biệt, quốc gia có các vùng lãnh thổ kín, nằm trọn vẹn và bị bao bọc bởi
lãnh thổ của một quốc gia khác: ví dụ, vùng Llívia là một bộ phận thuộc lãnh
thổ Tây Ban Nha nhưng nằm trọn trong lãnh thổ Pháp.

84
– Vùng nước bao gồm toàn bộ phần nước nằm phía trong biên giới quốc gia, có
thể được chia thành (i) vùng nước nội địa và (ii) các vùng biển thuộc chủ quyền
quốc gia. Vùng nước nội địa gồm nước sông, hồ, ao, kênh, rạch…, kể cả biển
nội địa được bao bọc bởi lãnh thổ đất liền của một quốc gia. Về nguyên tắc,
những vùng này có quy chế pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền, có nghĩa
quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Tuy nhiên, một số vùng
do tính chất đặc biệt về vị trí địa lý, lợi ích kinh tế, chính trị… như vùng nước
nằm trong khu vực biên giới chung giữa hai hay nhiều quốc gia, sông quốc tế,
kênh quốc tế thường có quy chế pháp lý riêng và được xác định trong các điều
ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Các vùng biển thuộc chủ quyền
quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải và vùng nước quần đảo (áp dụng đối với
quốc gia quần đảo). Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải và tiếp giáp với bờ biển của quốc gia ven
biển. Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng
không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Vùng nước quần đảo là vùng nước
nằm phía bên trong đường cơ sở quần đảo. Các vùng biển nêu trên đều thuộc
chủ quyền quốc gia nhưng tính chất chủ quyền trong từng vùng là khác nhau
phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982.
– Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc
gia, được xác định bởi đường biên giới bao quanh và đường biên giới trên cao.
Tuy nhiên, đường biên giới trên cao chưa được quy định cụ thể và thống nhất
trong luật quốc tế.
– Vùng lòng đất là phần lãnh thổ nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ
quyền quốc gia. Luật quốc tế không có quy định giới hạn chiều sâu mà mặc
nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm trái đất.
Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi
lãnh thổ là cơ sở để duy trì và thực hiện quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân
cư nhất định, đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế hoà bình và
ổn định trong quan hệ quốc tế.
1.2.2 Dân cư
Khái niệm dân cư: Được thừa nhận là một trong những bộ phận quan trọng
cấu thành quốc gia, khái niệm dân cư vẫn đang là vấn đề tranh luận và có thể được
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

85
– Theo nghĩa hẹp, dân cư bao gồm tất cả các cá nhân gắn bó với nhà nước bằng
mối liên hệ pháp lý là quốc tịch. Đây là mối quan hệ pháp luật tồn tại một cách
bền vững, ổn định và ràng buộc các cá nhân với nhà nước mà họ là công dân
về quyền và nghĩa vụ mang tính chất hai chiều. Chính mối quan hệ pháp luật
về quốc tịch tạo cho quốc gia có được những thẩm quyền nhất định đối với
công dân của quốc gia đó cho dù người này cư trú trên lãnh thổ của một quốc
gia khác hay tại vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý là lãnh thổ quốc tế.
– Theo nghĩa rộng, dân cư là tập hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh
thổ của một quốc gia nhất định. Căn cứ vào địa vị pháp lý, dân cư sẽ bao gồm
hai bộ phận chủ yếu: (i) công dân của quốc gia sở tại là những người mang
quốc tịch của quốc gia đó và chiếm đại đa số trong dân cư của quốc gia; (ii)
người nước ngoài là những người cư trú trên lãnh thổ nước sở tại nhưng không
có quốc tịch hoặc có quốc tịch của quốc gia khác không phải là quốc tịch của
quốc gia sở tại.
Mối quan hệ quốc gia – dân cư: Về nguyên tắc, quốc gia không tồn tại nếu
không có dân cư. Vì vậy, quốc gia sẽ biến mất nếu dân cư biến mất hay di cư toàn
bộ. Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư không ảnh hưởng đến sự tồn tại của
quốc gia.
Dân cư có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ. Trong những năm trước đây,
một lãnh thổ không có dân cư được xác định là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ
rơi, trừ một số lãnh thổ mà điều kiện tự nhiên (diện tích quá nhỏ, thiếu các nguồn
tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại của con người như không có nước ngọt…) không
cho phép sự hiện diện thường xuyên của dân cư (ví dụ: Clipperton là một đảo nhỏ
ở đông Thái Bình Dương, không có người sinh sống và thuộc chủ quyền của Pháp;
Okinotorishima thuộc Nhật Bản; Pulau Ligitan và Pulau Sipadan thuộc Malaisia;
Pedra Branca/Pulau Batu Puteh là bộ phận lãnh thổ của Singapour…).
1.2.3 Chính quyền
Mối quan hệ quốc gia – chính quyền: Cùng với dân cư và lãnh thổ, chính
quyền là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành quốc gia. Một lãnh thổ có sự
hiện diện của dân cư nhưng thiếu vắng tổ chức đại diện cho dân cư và thực thi quyền
lực nhà nước sẽ không tạo nên cơ sở đầy đủ cho việc hình thành quốc gia. Trong
Kết luận tư vấn ngày 16/10/1975 về vấn đề Tây Sahara, Tòa công lý quốc tế của
Liên hợp quốc đã có quan điểm rằng mối liên hệ giữa các bộ tộc và các thủ lĩnh Hồi
giáo Sahara vào thế kỷ thứ 19 cho phép khẳng định đây không phải là lãnh thổ vô
chủ (terra nullius). Tuy nhiên, Mauritania vào thời kỳ đó chưa có một tổ chức chung
đại diện cho tất cả các bộ tộc và thủ lĩnh Hồi giáo. Vì vậy, trong điều kiện thiếu
86
vắng tổ chức quyền lực chính trị, không thể đề cập khái niệm quốc gia (Tuyển tập
các phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1975, tr. 39, 63).
Với tư cách chủ thể của luật quốc tế, quốc gia cần một chính quyền đại diện
hợp pháp và đảm bảo thực thi quyền lực. Tuy nhiên, luật quốc tế không điều chỉnh
hình thức và phương thức tổ chức quyền lực. Vì vậy, chính quyền có thể được tổ
chức một cách đơn giản hay tiến đến mức độ tương đối hoàn thiện, bao gồm hệ
thống các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong mọi trường hợp, chính
quyền phải thực hiện quyền kiểm soát đối với dân cư và lãnh thổ, đảm bảo thực thi
trên thực tế quyền lực nhà nước.
Tính hữu hiệu của việc thực thi quyền lực nhà nước: Tính hữu hiệu thể hiện
thông qua việc tiến hành liên tục, trên thực tế và trong một thời gian dài các hoạt
động mang tính quyền lực nhà nước, về mặt đối nội (các hoạt động quản lý hành
chính, đảm bảo an ninh trật tự công cộng trên phạm vi lãnh thổ…) cũng như đối
ngoại (đại diện cho quốc gia tham gia quan hệ quốc tế và thực thi các cam kết quốc
tế).
Trong mối quan hệ với dân cư, chính quyền giữ vai trò đại diện, được đông
đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ. Trong mối quan hệ với lãnh
thổ, chính quyền phải có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc
gia một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của nhà nước.
Nói cách khác, chính quyền phải có khả năng duy trì và thực hiện quyền lực nhà
nước đối với dân cư trên lãnh thổ quốc gia; quyền lực này mang tính hoàn toàn,
riêng biệt, không chia xẻ và loại trừ mọi sự can thiệp từ phía các chủ thể khác của
luật quốc tế.
1.3 Chủ quyền – thuộc tính chính trị-pháp lý đặc thù của quốc gia
Một quốc gia được hình thành trên cơ sở có dân cư, lãnh thổ và chính quyền
đủ năng lực thực thi và duy trì quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, không phải mọi thực
thể hội đủ ba yêu tố trên đều đương nhiên trở thành quốc gia. Khác với các chủ thể
khác, quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thù là chủ quyền.
1.3.1 Khái niệm chủ quyền quốc gia
Thuyết chủ quyền tuyệt đối: Vào thế kỷ XV – XVI, để chống lại chế độ phong
kiến và quyền lực vô hạn của Giáo Hoàng, một số học giả châu Âu như Machiavel,
Grotius, Bodin… đã khởi xướng thuyết chủ quyền tuyệt đối, theo đó chủ quyền quốc
gia phải được đặt trên tất cả các quyền lợi khác. Về phương diện đối nội, chủ quyền
quốc gia chỉ bị giới hạn bởi luật lệ của thiên nhiên. Về phương diện đối ngoại, chủ

87
quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, không có bất kỳ quyền lực nào trên
chủ quyền quốc gia.
Quan điểm tuyệt đối hóa chủ quyền quốc gia khó có thể được chấp nhận trong
thực tiễn quan hệ quốc tế. Với quan điểm này, chỉ một quốc gia là thực sự có chủ
quyền tuyệt đối, có khả năng không chế và áp đặt mệnh lệnh cho các quốc gia khác.
Không thể song song tồn tại trong cộng đồng quốc tế các quốc gia cùng có chủ
quyền tuyệt đối. Vì vậy, để thực hiện chủ quyền của mình, một quốc gia có thể tiến
hành mọi biện pháp, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực để xâm lược và thôn tính các
nước khác. Chủ nghĩa phát xít ở Đức và Ý được xây dựng trên cơ sở ý niệm về chủ
quyền tuyệt đối.
Việc áp dụng thuyết chủ quyền tuyệt đối đồng thời dẫn đến hệ quả pháp lý là
quốc gia không bắt buộc phải tôn trọng và thực thi luật quốc tế. Nói cách khác, các
nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế chỉ có giá trị như những quy tắc lễ nghi ngoại
giao thông thường, không mang tính cưỡng chế. Do đó, thuyết chủ quyền tuyệt đối
đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan
niệm tuyệt đối hóa về chủ quyền quốc gia là không phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế, phủ nhận chủ quyền của các quốc gia khác, đồng thời đi ngược
lại lợi ích và sự phát triển của cộng đồng quốc tế.
Đồng nhất hai khái niệm chủ quyền – độc lập: Quan điểm đồng nhất hai khái
niệm chủ quyền – độc lập được trọng tài Max Huber ghi nhận và khẳng định trong
phán quyết nổi tiếng về Đảo Palmas: "Trong quan hệ giữa các quốc gia, chủ quyền
quốc gia đồng nghĩa với độc lập" (Tuyển tập các phán quyết của trọng tài quốc tế,
Tập II, 1928, tr. 838). Có nghĩa rằng, quốc gia có quyền tự chủ, không lệ thuộc vào
các chủ thể khác của luật quốc tế, thể hiện thông qua hai nội dung chủ yếu là đối
nội và đối ngoại: (i) về đối nội, quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ
của mình; (ii) về đối ngoại, quốc gia có quyền quyết định thiết lập hay tham gia các
quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, thực hiện mọi quyền hạn phù hợp với những
nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.
Chủ quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia: Quốc gia chỉ có thể thực
hiện chủ quyền một cách trọn vẹn khi quyền và lợi ích của quốc gia đó được đảm
bảo mà không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác. Vì
vậy, luật quốc tế ghi nhận và khẳng định nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các
quốc gia. Các quốc gia dù có diện tích lớn hay nhỏ, sự phát triển kinh tế và chế độ
chính trị khác nhau… đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Một quốc gia không
phải lệ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào của luật quốc tế. Nói cách khác, không có chủ
thể siêu quốc gia, đứng trên quốc gia để ấn định cho quốc gia các quy tắc xử sự.

88
Chính vì vậy, khái niệm chủ quyền thường gắn liền với khái niệm độc lập. Cũng
chính khái niệm này dẫn đến một hệ quả pháp lý tất yếu là quốc gia phải gánh chịu
trách nhiệm pháp lý quốc tế do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân danh
quốc gia đó gây ra.
Chủ quyền quốc gia trong mối quan hệ với các nguyên tắc, quy phạm luật
quốc tế: Việc thực hiện chủ quyền quốc gia luôn gắn bó chặt chẽ với yêu cầu tôn
trọng và tuân thủ luật quốc tế, bởi luật quốc tế tạo ra một trật tự pháp lý, đảm bảo
cho các quốc gia thực hiện chủ quyền một cách hoàn toàn và đầy đủ. Nếu trật tự
pháp lý quốc tế bị phá vỡ, sẽ diễn ra tình trạng nước lớn sử dụng sức mạnh để xâm
chiếm nước nhỏ, do đó không còn tồn tại sự bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia. Trong phán quyết giải quyết tranh chấp liên quan đến Eo biển Corfou (1949),
Tòa công lý quốc tế của Liên hợp quốc từng khẳng định rằng "giữa các quốc gia
độc lập, việc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là một trong số những cơ sở chủ yếu cho
quan hệ quốc tế" (Tuyển tập các phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1949, tr. 35).
Vì vậy, bên cạnh việc khẳng định nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, luật
quốc tế đồng thời ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc các quốc
gia có nghĩa vụ hợp tác và hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế, không sử dụng
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và không can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác.
1.3.2 Thực hiện chủ quyền quốc gia
Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia: Quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi
lãnh thổ của mình, thể hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện thẩm quyền mang tính
hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt. Chủ quyền quốc gia được thực hiện một cách
hoàn toàn, tuyệt đối trên hai phương diện quyền lực và vật chất.
– Về phương diện quyền lực, quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
quyết định đường lối phát triển đất nước, lựa chọn các phương thức thích hợp
để thực hiện quyền lực trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…;
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua hệ thống cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện thẩm quyền đối với các cá
nhân và tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia.
– Về phương diện vật chất, quốc gia có quyền khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn tài nguyên nằm phía bên trong biên giới quốc gia, bao gồm tài nguyên
vùng lòng đất, tài nguyên đất, nước, không khí…. Quốc gia thực hiện quyền
lực của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn, trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cộng
đồng dân cư sinh sống trên vùng lãnh thổ đó, đồng thời phù hợp với các quyền
dân tộc cơ bản.
89
Trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia thực hiện chủ quyền một cách riêng biệt,
không chia sẻ với các chủ thể khác của luật quốc tế. Thông qua hệ thống các cơ
quan nhà nước, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng lãnh thổ của mình và
thực hiện quyền lực trên lãnh thổ đó. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng, không
được áp đặt quyền lực của họ và không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc
gia.
Trên thực tế, tồn tại một số hạn chế đối với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ
quốc gia: Quốc gia không được sử dụng hoặc cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh
thổ của mình để tiến hành xâm lược quốc gia thứ ba; Quyền tối cao của quốc gia
đối với lãnh thổ không loại trừ việc quốc gia đó không thực hiện thẩm quyền tài
phán đối với một bộ phận công dân nước ngoài được hưởng quy chế pháp lý đặc
biệt như nhân viên ngoại giao, lãnh sự; Trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế, các
quốc gia có thể thỏa thuận về hạn chế một phần chủ quyền lãnh thổ (Áp dụng pháp
luật nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia; đặt một bộ phận lãnh thổ dưới chế độ trung
lập hoặc phi quân sự hóa; cho thuê hoặc thực hiện chế độ khai thác chung một phần
lãnh thổ, cho phép quốc gia khác lập căn cứ quân sự, đóng quan trên lãnh thổ của
mình…); Trong mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, việc hạn chế chủ quyền được
thực hiện trên cơ sở ý chí, chấp thuận của các quốc gia thành viên (Theo quy định
tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, đối với quốc gia thành viên
trong trường hợp quốc gia này thực hiện hành vi đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa
bình hay có hành vi xâm lược. Trong một số trường hợp, Hội đồng bảo an có thể
triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trên lãnh thổ các quốc gia
thành viên).
Ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia: Quốc gia hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc
vào bất kỳ chủ thể nào trong việc tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ
thể. Việc ký kết các điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự hay gia
nhập các tổ chức quốc tế… là những biểu hiện điển hình của việc thực hiện chủ
quyền đối ngoại của quốc gia.
Trong một số trường hợp, quyền lực của quốc gia được mở rộng ra ngoài phạm
vi lãnh thổ quốc gia. Quốc gia có thể thực hiện thẩm quyền đối với cá nhân mang
quốc tịch của mình khi cá nhân đó đang ở nước ngoài hoặc tại vùng lãnh thổ nằm
ngoài phạm vi tài phán của các quốc gia.
Mối liên hệ quốc tịch là cơ sở pháp lý cho phép quốc gia thực hiện
hoạt động bảo hộ công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân nước mình đang ở nước ngoài (Phán quyết của Pháp viện

90
thường trực quốc tế giải quyết vụ Mavrommatis, Serie A, No 2, 1924, tr.
12; vụ Panevezys – Saldutiskis, Serie A/B, No 76, 1939, tr. 16).
Trong lĩnh vực hình sự, bên cạnh việc xác định thẩm quyền tài phán của quốc
gia trên cơ sở quốc tịch người thực hiện hành vi tội phạm, luật quốc tế đồng thời ghi
nhận nguyên tắc quốc tịch thụ động, tức xác định thẩm quyền tài phán thuộc về quốc
gia có công dân là nạn nhân có quyền và lợi ích bị xâm hại.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền theo quốc tịch cũng đồng thời được áp dụng
đối với tàu thuyền và phương tiện bay. Theo quy định của Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982, "các tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà chúng
được phép treo cờ" (Điều 91); "các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc
gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các điều ước
quốc tế và Công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển quốc tế"
(Điều 92). Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 cũng quy
định tương tự về quốc tịch của phương tiện bay, theo đó mỗi phương tiện bay chỉ
có một quốc tịch, được xác định theo nơi đăng ký. Quốc gia có thẩm quyền riêng
biệt trong việc quy định các điều kiện, thủ tục tiến hành đăng ký phương tiện bay.
2. Công nhận quốc gia
2.1 Khái niệm
Theo nghĩa chung nhất, công nhận là hành vi pháp lý đơn phương của chủ
thể luật quốc tế, thể hiện ý chí mong muốn hợp thức hóa một tình trạng vật chất, đặt
thực trạng đó vào khuôn khổ pháp lý.
Theo quan điểm của Viện pháp luật quốc tế, "công nhận là hành vi pháp lý
do một hay nhiều quốc gia thực hiện trên cơ sở tự nguyện, nhằm xác nhận sự hiện
diện trên lãnh thổ nhất định một cộng đồng dân cư có tổ chức về phương diện chính
trị, độc lập đối với các quốc gia hiện hữu, có khả năng tham gia và thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật quốc tế – trên cơ sở đó khẳng định sự tồn
tại của thành viên mới này trong cộng đồng quốc tế" (Điều 1 – Nghị quyết ngày
23/4/1936 thông qua tại phiên họp ở Brúc-xen).
Điều 14 của Hiến chương Bogota về Tổ chức các nước Châu Mỹ (30/4/1948)
cũng đưa ra định nghĩa "công nhận là hành vi thể hiện ý chí của quốc gia tiến hành
công nhận, nhằm khẳng định sự tồn tại của một quốc gia mới có tư cách chủ thể
luật quốc tế với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ do luật quốc tế quy định".
Có thể hiểu khái quát, công nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương của
quốc gia thừa nhận sự hiện diện của một quốc gia mới trong cộng đồng quốc tế.

91
2.2 Thực hiện hành vi công nhận – quyền và nghĩa vụ của quốc gia
Quốc gia được hình thành trên cơ sở có lãnh thổ, dân cư, chính quyền đủ
năng lực thực hiện đối nội và đối ngoại, với thuộc tính chính trị - pháp lý bao trùm
là chủ quyền quốc gia. Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền loại bỏ quyền lực
siêu quốc gia và khả năng áp đặt cho những chủ thể này các nghĩa vụ quốc tế. Đây
cũng là đặc điểm lý giải sự thiếu vắng cơ chế quyền lực chung có chức năng điều
chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế thiết lập giữa các quốc gia. Việc tham gia vào
một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể của mỗi quốc gia đều xuất phát từ ý chí, sự tự
nguyện của chính quốc gia đó. Vì vậy, các quốc gia không có nghĩa vụ thừa nhận
sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế. Việc thực hiện hành vi
công nhận là quyền của mỗi quốc gia, bằng hành vi của mình thể hiện ý định có hay
không thiết lập quan hệ với quốc gia mới hình thành. Trong Nghị quyết ngày
23/4/1936, Viện pháp luật quốc tế đã khẳng định công nhận là hành vi đơn phương,
thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia. Luật quốc tế không hề có quy định về nghĩa vụ
công nhận hay không công nhận. Uỷ ban trọng tài về thiết lập hòa bình tại Nam Tư
(cũ) cũng đưa ra kết luận tương tự trong bản Kiến nghị số 10, theo đó "công nhận
là hành vi tùy ý do các quốc gia thực hiện vào thời điểm thích hợp, với hình thức
do họ lựa chọn và quyết định".
Trên thực tế, công nhận được thực hiện chủ yếu trên nền tảng các động cơ
mang tính chính trị, nhằm hướng đến và vì lợi ích của quốc gia tiến hành công nhận.
Có thể lấy ví dụ về trường hợp tách khỏi Liên Xô (cũ) của các quốc gia vùng Baltic.
Năm 1991, khi Lituani tuyên bố độc lập, các nước phương Tây, đặc biệt là Anh,
Pháp và Mỹ không tiến hành công nhận với lý do chính phủ mới thành lập chưa đủ
năng lực thực hiện và duy trì quyền lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ Lituani.
Tuy nhiên, ẩn đằng sau là sự tính toán, xem xét đường lối chính trị của Tổng thống
Liên Xô (cũ) Gorbatchev. Họ chờ đợi thời điểm thích hợp, bởi nếu công nhận quá
sớm, có thể sẽ gây bất hòa với Liên Xô (cũ). Sau đó, trước sự suy yếu của chính
quyền Tổng thống Gorbatchev, cùng với tuyên bố độc lập của hai quốc gia khác
thuộc vùng biển Baltic là Estoni và Lettoni, các nước phương Tây đã ngay lập tức
công nhận ba quốc gia trên.
Với tính chất là hành vi đơn phương, tùy ý, các quốc gia sẽ lựa chọn thời điểm
thích hợp để tiến hành công nhận, phù hợp với đường lối chính trị và chính sách đối
ngoại của mình. Trong một số trường hợp, hành vi công nhận được thực hiện khi
quốc gia còn đang trong quá trình hình thành. Năm 1778, Pháp cho rằng nước Anh
không còn sự kiểm soát trên thực tế nên tiến hành công nhận nước Mỹ độc lập. Năm
1903, vài ngày sau khi Panama tiến hành cuộc đấu tranh đòi tách khỏi lãnh thổ

92
Colombia, Mỹ đã thừa nhận Panama có tư cách chủ thể luật quốc tế, đồng thời ký
kết với nước này Hiệp định về vấn đề sử dụng kênh đào Panama trong tương lai.
Ngược lại, một số nước không tiến hành công nhận ngay cả khi quốc gia mới đã tồn
tại trên thực tế. Trường hợp này thường xảy ra đối với các quốc gia hình thành do
kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, do giải thể quốc gia liên bang
hay chia tách lãnh thổ. Trong thế kỷ trước, sau khi tan rã hệ thống thuộc địa tại châu
Mỹ, Tây Ban Nha đã mất từ 10 đến 70 năm để công nhận những quốc gia này. Năm
1971, Bangladesh tuyên bố độc lập, tách khỏi lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, nước
này chỉ chỉ công nhận Bangladesh vào tháng 2/1974 và dưới áp lực của Hội nghị
các quốc gia hồi giáo (Lahore – Pakistan, 1974).
Trong một số trường hợp đặc biệt, một quốc gia được hình thành do kết quả
của việc thực hiện những hành vi vi phạm luật quốc tế. Các quốc gia khác có nghĩa
vụ không công nhận thành viên mới này hay không? Khẳng định quyền tùy ý của
mỗi chủ thể đối với hành vi công nhận, luật quốc tế cũng đồng thời có khuynh hướng
thừa nhận nghĩa vụ không công nhận một quốc gia thành lập trên cơ sở sử dụng vũ
lực bất hợp pháp. Vấn đề trên được nêu ra lần đầu tiên khi Nhật tiến hành chiếm
đóng các tỉnh ở vùng Mãn Châu của Trung Quốc vào năm 1931. Nhật không có ý
định thôn tính Mãn Châu nhưng dùng vũ lực để tách vùng này ra khỏi Trung Quốc
và thành lập quốc gia Mãn Châu độc lập thân Nhật. Hành vi xâm chiếm của Nhật là
sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực được ghi nhận trong Hiệp
ước Paris ngày 26/8/1928 (còn gọi là Hiệp ước Briand-Kellogg), trong đó Nhật là
quốc gia thành viên. Vì vậy, ngày 7/1/1932, Chính phủ Mỹ đã gửi công hàm cho
Chính phủ Nhật tuyên bố "Mỹ không có ý định công nhận một tình trạng, một điều
ước hay một thỏa thuận có thể đạt được do vi phạm các cam kết và nghĩa vụ của
Hiệp ước Paris ngày năm 1928". Công hàm này khai sinh ra một học thuyết mới,
lấy tên của Ngoại trưởng Mỹ đã gửi công hàm thời điểm đó là Stimson - không công
nhận các quốc gia thành lập trên cơ sở sử dụng vũ lực bất hợp pháp.
Bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ, ngày 1/3/1932, Mãn Châu tuyên bố độc lập
và tách khỏi Trung Quốc. Ngay lập tức, ngày 11/3/1932, Đại hội đồng Hội quốc liên
đã thông qua Nghị quyết về vấn đề Mãn Châu, khẳng định nội dung học thuyết
Stimson "Các nước thành viên Hội quốc liên có trách nhiệm không công nhận bất
kỳ một tình thế nào, một hiệp ước hay thỏa thuận nào có được bằng các phương
tiện đi ngược lại Hiến ước Hội Quốc Liên hay HIệp ước Paris". Tuy nhiên, một số
quốc gia, dù là thành viên của Hội quốc liên, vẫn thiết lập quan hệ với Mãn Châu.
Năm 1935, Italia đã tiến hành chiến tranh xâm lược Ethiopi và thành lập "Vương
quốc Italia và Ethiopi". Hội quốc liên đã không thể thông qua bất kỳ nghị quyết nào

93
trước sự kiện trên. Khoảng 40 quốc gia đã tiến hành công nhận "Vương quốc Italia
và Ethiopi", thành lập do kết quả sử dụng vũ lực bất hợp pháp.
Mặc dù chỉ đạt được kết quả khiêm tốn trong việc giải quyết vấn đề Mãn Châu
và những tình huống tương tự xảy ra cùng thời điểm, học thuyết Stimson dần được
khẳng định trong thực tiễn và nhận được sự ủng hộ của các quốc gia cũng như các
tổ chức quốc tế. Năm 1945, sau thất bại của Nhật và Italia trong Chiến tranh thế giới
lần thứ II, Mãn Châu trở lại là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc và Ethiopi
quay trở về với tư cách quốc gia. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an
đã thông qua nghị quyết 541 (1983) khẳng định tuyên bố độc lập của chính phủ
miền Bắc đảo Síp là không có giá trị pháp lý bởi đó kết quả của việc sử dụng vũ lực
của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Síp. Trên cơ sở đó, Hội đồng
bảo an yêu cầu các quốc gia không tiến hành công nhận quốc gia này. Năm 1990,
trước sự kiện Irắc tiến hành chiến tranh xâm lược Cô-oét, Hội đồng bảo an thông
qua nghị quyết 662 yêu cầu các quốc gia và tổ chức quốc tế không công nhận hành
vi xâm lược của Irắc đồng thời không tiến hành bất cứ hành động nào có thể được
giải thích như sự công nhận ngầm định.
Cùng với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế, luật quốc tế thừa nhận và khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia
trong việc không công nhận một quốc gia thành lập trên cơ sở thực hiện hành vi vi
phạm nguyên tắc trên. Nghĩa vụ này được quy định trong nhiều văn bản pháp lý
quốc tế. Theo quy định tại điều 21 Hiến chương Bogota về Tổ chức các nước Châu
Mỹ (30/4/1948), việc xác lập chủ quyền lãnh thổ do thực hiện hành vi sử dụng vũ
lực bất hợp pháp sẽ không được công nhận. Nghị quyết 2625 của Đại Hội đồng Liên
hợp quốc ngày 24/10/1970 về Tuyên bố các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh
quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc nhấn
mạnh nghĩa vụ của các quốc gia không tiến hành chiến tranh xâm lược, đồng thời
không công nhận việc chiếm đóng lãnh thổ là kết quả của hành vi sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực.
Ngoài trường hợp nêu trên, luật quốc tế không quy định nghĩa vụ không công
nhận một quốc gia thành lập do kết quả của việc thực hiện hành vi vi phạm luật quốc
tế nói chung. Trên thực tế, trường hợp duy nhất mà Liên hợp quốc yêu cầu các quốc
gia thành viên không tiến hành công nhận là đối với quốc gia thành lập trên cơ sở
vi phạm nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Theo quan điểm ghi nhận trong Ý kiến
tư vấn số 10 của Uỷ ban trọng tài về thiết lập hòa bình tại Nam Tư (cũ), các quốc
gia có quyền tùy ý công nhận thành viên mới của cộng đồng quốc tế với điều kiện
tôn trọng các quy phạm luật quốc tế mang tính mệnh lệnh, bắt buộc chung (jus

94
cogens) . Đây là những quy phạm có giá trị pháp lý cao nhất và là cơ sở để xác định
tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm khác của luật quốc tế. Mọi chủ
thể của luật quốc tế đều có nghĩa vụ tuân thủ triệt để các quy phạm jus cogens.
2.3 Các hình thức và phương pháp công nhận
Công nhận de jure và công nhận de facto: Công nhận là hành vi pháp lý
đơn phương, tùy ý của mỗi quốc gia nên không bắt buộc thực hiện theo một hình
thức hay phương pháp nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các quốc gia thường
tiến hành công nhận thông qua hai hình thức là de jure (công nhận pháp lý) và de
facto (công nhận thực tế). Hai hình thức trên có cùng bản chất và chỉ khác biệt ở
mức độ công nhận.
– Công nhận de jure là hình thức công nhận mang tính chất hoàn toàn, đầy đủ,
theo đó quốc gia công nhận thể hiện ý chí thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện
đối với quốc gia được công nhận. Vì vậy, công nhận de jure thường dẫn đến
việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia liên quan.
– Công nhận de facto là hình thức công nhận mang tính chất tạm thời, không
đầy đủ, toàn diện và chỉ tạo ra các hệ quả pháp lý hạn chế. Trên thực tế, công
nhận de facto thể hiện thái độ không hoàn toàn chắc chắn của quốc gia công
nhận đối với quốc gia được công nhận. Hình thức này thường được áp dụng
đối với các thực thể đang trong quá trình hình thành quốc gia. Với công nhận
de facto, quốc gia tiến hành công nhận mới đi bước đầu tiên, căn cứ vào tình
hình cụ thể để điều chỉnh thái độ và chính sách. Nếu thực thể được công nhận
khẳng định năng lực đối nội và đối ngoại, công nhận de facto sẽ được chuyển
thành công nhận de jure. Ngược lại, nếu chính quyền mới thành lập không có
đủ khả năng thực hiện và duy trì quyền lực nhà nước, công nhận de facto có
thể bị hủy bỏ.
Công nhận minh thị và công nhận mặc thị: Công nhận quốc gia thường được
thực hiện theo hai phương pháp minh thị và mặc thị.
– Theo phương pháp minh thị, hành vi công nhận được thể hiện một cách rõ
ràng, công khai thông qua các hành vi cụ thể của quốc gia tiến hành công nhận
và được cụ thể hóa bằng văn bản: hành vi pháp lý đơn phương (công hàm
ngoại giao công nhận quốc gia mới thành lập…); điều ước quốc tế song
phương ký kết giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận hay trong
khuôn khổ điều ước quốc tế đa phương (Điều 10 Hiệp ước Dayton – Paris năm
1995, điều 2 Hiệp ước hòa bình Israel – jordani năm 1994…).

95
– Công nhân mặc thị được thực hiện một cách kín đáo, ngầm định, trên cơ sở
thái độ xử sự hoặc quan hệ cụ thể giữa quốc gia công nhận và quốc gia được
công nhận. Không được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể nên vấn đề bằng
chứng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định công nhận theo phương
pháp mặc thị. Thực tiễn cho thấy, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự…
là những ví dụ điển hình của công nhận mặc thị dù không có bất kỳ tuyên bố
nào về công nhận.
2.4 Hệ quả pháp lý của công nhận
Công nhận và tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia: Mối quan hệ giữa
công nhận và tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia mới thành lập được xem xét
và giải quyết theo nhiều chiều hướng khác nhau, với hai học thuyết chính là thuyết
cấu thành và thuyết tuyên bố.
Các học giả tiêu biểu cho thuyết cấu thành (Triepel, Jellinek, Cavaglieri)
quan niệm rằng quốc gia mới thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể luật quốc tế và
tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế khi được các quốc gia khác công nhận. Có
nghĩa rằng công nhận là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành quốc gia, theo
đó một thực thể hình thành trên cơ sở có dân cư, lãnh thổ, chính quyền, với thuộc
tính chính trị - pháp lý là chủ quyền, chỉ có thể trở thành quốc gia khi được các nước
khác công nhận. Học thuyết trên đề cao vai trò của các quốc gia tiến hành công
nhận, khẳng định vị trí và quyền định đoạt của những quốc gia này trong việc xác
định tư cách chủ thể của những quốc gia mới thành lập. Hiện nay, quan điểm theo
thuyết cấu thành được xác định là đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Ngược lại với thuyết cấu thành, thuyết tuyên bố được xây dựng trên cơ sở
xem xét khách quan sự ra đời và tồn tại của quốc gia. Tất cả các quốc gia mới thành
lập đều là chủ thể của luật quốc tế bởi quốc gia đã xuất hiện và đang tồn tại trên
thực tế, không phụ thuộc vào sự công nhận của những nước khác. Trong trường hợp
này, hành vi công nhận chỉ đóng vai trò xác định và tuyên bố một sự kiện thực tế,
không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia. Viện pháp luật quốc tế có
quan điểm tương tự khi quy định "công nhận có hiệu lực tuyên bố. Sự tồn tại của
một quốc gia mới thành lập (…) không bị ảnh hưởng bởi việc từ chối không công
nhận của một hay nhiều quốc gia khác" (Điều 1 – Nghị quyết ngày 23/4/1936 thông
qua tại phiên họp ở Brúc-xen). Quan điểm này được ghi nhận trong nhiều điều ước
quốc tế (Điều 3 – Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ngày
26/12/1933; Điều 13 – Hiến chương Bogota về Tổ chức các nước Châu Mỹ ngày
30/4/1948) và được khẳng định bởi các cơ quan tài phán quốc tế. Trong Ý kiên tư

96
vấn số 1 ngày 29/11/1991, Uỷ ban trọng tài về thiết lập hòa bình tại Nam Tư (cũ)
cũng nêu rõ "sự tồn tại hay biến mất của một quốc gia là một vấn đề hiện thực; sự
công nhận của các quốc gia khác chỉ có hiệu lực tuyên bố". Như vậy, công nhận
không được coi là yếu tố cấu thành quốc gia và cũng không có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại của một quốc gia.
Công nhận và khả năng tham gia quan hệ quốc tế của quốc gia: Công
nhận không tạo ra quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng có thể làm
thay đổi tình thế của quốc gia trước và sau khi công nhận.
– Trong quan hệ với các quốc gia công nhận, quốc gia được công nhận có điều
kiện thiết lập và tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể: ký kết
điều ước quốc tế, tham gia các hội nghị quốc tế, gia nhập tổ chức quốc tế, thiết
lập quan hệ ngoại giao…, trong đó thiết lập quan hệ ngoại giao là một trong
những hệ quả quan trọng nhất của công nhận. Ngoài ra, công nhận tạo điều
kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện các quyền và nghĩa vụ
quốc tế, có khả năng thực tế trong việc bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và
miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia
công nhận.
– Trong trường hợp không được nhiều nước công nhận, quốc gia mới thành lập
sẽ gặp những hạn chế nhất định trong việc ký kết các điều ước quốc tế hay gia
nhập tổ chức quốc tế (do không nhận được đa số phiếu ủng hộ hoặc, trong
khuôn khổ Liên hợp quốc, do thực hiện quyền phủ quyết (veto) của thành viên
thường trực Hội đồng bảo an). Quốc gia mới thành lập cũng không thể thiết
lập quan hệ ngoại giao với các nước từ chối công nhận và, do đó, có thể gặp
khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình cư trú
tại những quốc gia này.
3. Kế thừa quốc gia
Hoạt động pháp điển hóa trong lĩnh vực kế thừa quốc gia được tiến hành chủ
yếu trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Trên cơ sở dự thảo của Ủy ban Luật quốc tế
của Liên hợp quốc, hai điều ước quốc tế về kế thừa quốc gia đã được thông qua là
Công ước Viên về kế thừa điều ước quốc tế (22/8/1978) và Công ước Viên về kế
thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia (7/4/1983). Công ước Viên về kế
thừa điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực ngày 6/11/1996 nhưng cũng chỉ có 20 quốc
gia thành viên. Cho đến nay, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và
công nợ quốc gia vẫn chưa có hiệu lực và ít có khả năng phát sinh hiệu lực trên thực
tế.

97
3.1 Khái niệm
Theo quy định tại điều 2, khoản 1 (b) của Công ước Viên về kế thừa điều ước
quốc tế và điều 2, khoản 1 (a) của Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ
và công nợ quốc gia, kế thừa quốc gia là "sự thay thế của một quốc gia này cho một
quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối
với một lãnh thổ nhất định". Quan điểm tương tự cũng được ghi nhận trong nhiều
quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế như Phán quyết trọng tài ngày 31/7/1989
giải quyết tranh chấp về hoạch định biên giới trên biển giữa Guinee-Bissau và
Senegal và Ý kiến tư vấn số 1 ngày 29/11/1991 của Uỷ ban trọng tài về thiết lập hòa
bình tại Nam Tư (cũ). Đặc biệt, trong Phán quyết ngày 11/9/1992 giải quyết tranh
chấp về biên giới giữa El Salvador và Honduras, Tòa công lý quốc tế của Liên hợp
quốc đã khẳng định "kế thừa quốc gia là một trong các phương thức mà chủ quyền
lãnh thổ được chuyển giao từ quốc gia này sang quốc gia khác" (Tuyển tập các
phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1992, tr. 597-598).
Như vậy, vấn đề kế thừa quốc gia được đặt ra và giải quyết trước hết trong
quan hệ giữa quốc gia để lại quyền kế thừa và quốc gia hưởng quyền kế thừa. Đối
tượng kế thừa thường là các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế ràng buộc các quốc
gia trên cơ sở điều ước quốc tế, liên quan đến lãnh thổ, tài sản quốc gia, quốc tịch
và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế. Kế thừa quốc gia phát sinh trong
trường hợp có sự thay đổi triệt để về chủ quyền quốc gia tại một lãnh thổ nhất định,
có nghĩa sự hiện diện của một quốc gia thay thế quốc gia khác trên vùng lãnh thổ
đó:
– Sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ có thể là kết quả của việc chuyển nhượng,
sáp nhập, phân tách, trao đổi một phần lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp
này, vấn đề kế thừa quốc gia chỉ đặt ra đối với bộ phận lãnh thổ được chuyển
giao cho quốc gia khác theo nguyên tắc giữ nguyên các đường ranh giới của
lãnh thổ đã được xác định bởi các điều ước quốc tế.
– Sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ cũng có thể dẫn tới việc xuất hiện một quốc
gia mới, thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau: quốc gia thành lập do
kết quả của phong trào giải phóng dân tộc, hợp nhất quốc gia hoặc giải thể
quốc gia liên bang.
Quốc gia được hình thành trên cơ sở ba yếu tố vật chất là lãnh
thổ, dân cư, chính quyền có khả năng kiểm soát và thực thi quyền
lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, với thuộc tính chính
trị - pháp lý là chủ quyền. Tuy nhiên, không phải mọi sự thay đổi
các yếu tố cấu thành quốc gia đều làm phát sinh quan hệ kế thừa.
98
Quá trình di cư hay nhập cư chỉ làm thay đổi thành phần dân cư
nhưng không dẫn đến sự thay đổi về chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên,
sự thay đổi chính quyền do kết quả của cách mạng xã hội đặt ra
trong thực tiễn nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới quan hệ kế thừa.
Sau cách mạng xã hội, một giai cấp khác lên nắm chính quyền,
đoạn tuyệt với chế độ cũ, xây dựng một nhà nước với chế độ chính
trị - xã hội hoàn toàn mới. Điều này cho phép chính quyền mới xóa
bỏ các cam kết của chính quyền cũ, đồng thời xác lập các quyền và
nghĩa vụ với tư cách chủ thể mới. Tuy nhiên, nếu xem xét quốc gia
dưới góc độ chủ thể của luật quốc tế, có thể thấy rằng chủ quyền
quốc gia và các yếu tố cấu thành quốc gia như dân cư, lãnh thổ
không thay đổi. Mặt khác, trên cơ sở nguyên tắc liên tục của quốc
gia và phù hợp với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội
bộ của những nước khác, tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia
luôn tồn tại cho dù có sự thay đổi chính quyền. Vì vậy, một chính
quyền mới thành lập do kết quả của cách mạng xã hội không làm
xuất hiện chủ thể mới của luật quốc tế.
Luật quốc tế không có các quy phạm cụ thể điều chỉnh vấn đề
nói trên. Vấn đề kế thừa của sau cách mạng xã hội cũng không được
ghi nhận trong hai điều ước quốc tế về kế thừa quốc gia năm 1978
và 1983. Trên thực tế, các giải pháp đưa ra phụ thuộc vào từng
trường hợp trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể (Cách mạng tư sản
Pháp năm 1789 và cách mạng tháng 10 Nga năm 1917). Vì vậy,
không có thể kết luận một cách chắc chắn rằng thực tiễn trên phản
ánh những quy định của luật quốc tế về kế thừa quốc gia.
3.2 Kế thừa trong quan hệ giữa quốc gia được hưởng quyền kế thừa và quốc
gia để lại quyền kế thừa
Vấn đề kế thừa giữa quốc gia để lại kế thừa và quốc gia hưởng quyền kế thừa
chủ yếu liên quan đến tài sản và công nợ quốc gia.
3.2.1 Giải quyết vấn đề kế thừa đối với tài sản thuộc sở hữu quốc gia
Khái niệm "tài sản thuộc sở hữu quốc gia": "Tài sản thuộc sở hữu quốc gia"
được hiểu là các loại tài sản, bao gồm động sản và bất động sản, quyền và lợi ích tài
sản mà theo quy định của pháp luật quốc gia để lại kế thừa thuộc về quốc gia đó vào
thời điểm kế thừa (Điều 8 – Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công
nợ quốc gia).

99
Nguyên tắc chung: Trong Phán quyết ngày 15/12/1933 giải quyết tranh chấp
giữa Tiệp Khắc (cũ) và Hung-ga-ri, Pháp viện thường trực quốc tế khẳng định: trong
trường hợp kế thừa, việc chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của quốc gia để lại quyền
kế thừa cho quốc gia hưởng quyền kế thừa được thực hiện một cách tự động, không
bắt buộc các quốc gia liên quan phải có thỏa thuận cụ thể về vấn đề trên (Tuyển tập
các phán quyết trọng tài quốc tế, Serie A/B, No 61, 1933, tr. 237). Nguyên tắc này
được ghi nhận và khẳng định trong Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ
và công nợ quốc gia, theo đó tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia để lại quyền
kế thừa được chuyển giao cho quốc gia hưởng quyền kế thừa, trừ trường hợp các
bên thỏa thuận khác (Điều 11).
Giải quyết trong các trường hợp cụ thể về kế thừa quốc gia: Theo quy định
của Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia, vấn đề kế
thừa về tài sản thuộc sở hữu quốc gia được giải quyết như sau:
– Đối với trường hợp kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc, quốc gia hưởng quyền kế thừa có quyền sở hữu bất động sản
của quốc gia để lại quyền kế thừa đang ở trên lãnh thổ của mình. Động sản của
quốc gia để lại quyền kế thừa liên quan đến hoạt động của quốc gia đó trên
lãnh thổ của quốc gia hưởng quyền kế thừa cũng thuộc về quốc gia này. Các
quốc gia hữu quan có thể thỏa thuận các giải pháp khác nhưng không được
ảnh hưởng đến quyền sở hữu hoàn toàn của quốc gia hưởng quyền kế thừa đối
với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình (Điều 15).
– Trong trường hợp hợp nhất hai hay nhiều quốc gia, tài sản của các quốc gia để
lại quyền kế thừa sẽ thuộc về quốc gia hưởng quyền kế thừa (Điều 16).
– Trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia (một phần hay một
số phần lãnh thổ quốc gia tách ra thành quốc gia mới hoặc được chuyển
nhượng cho quốc gia khác) hay giải thể quốc gia, vấn đề kế thừa về tài sản
được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa quốc gia để lại quyền kế thừa và
các quốc gia hưởng quyền kế thừa. Nếu các bên không có thỏa thuận, bất động
sản trên lãnh thổ quốc gia nào sẽ thuộc về quốc gia đó. Động sản của quốc gia
để lại quyền kế thừa có liên quan đến hoạt động của quốc gia đó trên lãnh thổ
của quốc gia hưởng quyền kế thừa sẽ thuộc về quốc gia hưởng quyền kế thừa;
Các loại động sản khác được phân chia cho các quốc gia hưởng quyền kế thừa
theo tỷ lệ hợp lý và công bằng (Điều 17, 18).
3.2.2 Giải quyết vấn đề kế thừa đối với công nợ quốc gia

100
Khái niệm "công nợ quốc gia": Theo quy định tại điều 33 Công ước Viên
về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia, "công nợ quốc gia" được hiểu
là các nghĩa vụ tài chính quốc tế của quốc gia để lại quyền kế thừa đối với các quốc
gia khác, các tổ chức quốc tế hay các chủ thể khác của luật quốc tế.
Giải quyết trong các trường hợp cụ thể về kế thừa quốc gia: Công ước Viên
về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia phân biệt trường hợp kế thừa
do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với các trường hợp khác về
kế thừa quốc gia. Nhìn chung, trong trường hợp đặt ra vấn đề kế thừa về công nợ
quốc gia, Công ước ghi nhận việc chuyển giao các nghĩa vụ tài chính của quốc gia
để lại quyền kế thừa cho quốc gia hưởng quyền kế thừa theo tỷ lệ công bằng và hợp
lý, có tính đến các tài sản, quyền và lợi ích mà quốc gia này có được trên cơ sở kế
thừa (Điều 37, 40, 41). Tuy nhiên, nguyên tắc trên không áp dụng đối với kế thừa
quốc gia do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Quốc gia mới
thành lập không kế thừa các nghĩa vụ tài chính của quốc gia để lại quyền kế thừa,
trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác (Điều 38).
3.3 Kế thừa trong quan hệ giữa quốc gia được hưởng quyền kế thừa và các
chủ thể khác của luật quốc tế
3.3.1 Giải quyết vấn đề kế thừa điều ước quốc tế
Kế thừa trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lãnh thổ: Trong trường hợp
có sự chuyển giao chủ quyền một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia
khác, vấn đề kế thừa điều ước quốc tế được giải quyết phù hợp với quy định tại điều
15 Công ước Viên năm 1978: các điều ước ký kết bởi quốc gia để lại kế thừa sẽ
chấm dứt hiệu lực thi hành đối với vùng lãnh thổ được chuyển giao; các điều ước
ràng buộc quốc gia hưởng quyền kế thừa sẽ áp dụng tại lãnh thổ đó. Trên thực tế,
nguyên tắc này là hệ quả của việc xác định hiệu lực của điều ước theo không gian,
quy định tại điều 29 của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế.
Kế thừa trong trường hợp xuất hiện quốc gia mới: Trong một số trường hợp,
sự thay đổi chủ quyền tại một lãnh thổ nhất định dẫn đến sự hình thành quốc gia
mới. Vấn đề kế thừa điều ước quốc tế trở nên phức tạp bởi ảnh hưởng trực tiếp tới
việc thực hiện chủ quyền của quốc gia hưởng quyền kế thừa, đồng thời đến quyền
và lợi ích của các quốc gia liên quan, thậm chí đến cộng đồng quốc tế trong trường
hợp kế thừa các điều ước đa phương.
Theo nguyên tắc chung hình thành trong thực tiễn giải quyết kế thừa điều ước
quốc tế, quốc gia hưởng quyền kế thừa có quyền tùy ý quyết định việc thực hiện
hay từ chối các nghĩa vụ điều ước ràng buộc quốc gia để lại quyền kế thừa. Nói cách

101
khác, quốc gia mới thành lập không bắt buộc phải thực hiện các điều ước quốc tế
do quốc gia để lại quyền kế thừa ký kết (nguyên tắc table rase). Nguyên tắc table
rase đặc biệt được áp dụng với trường hợp các quốc gia thành lập do kết quả của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong Phán quyết về hoạch định biên giới
trên biển giữa Guinea-Bisaus và Senegal (31/7/1989), Tòa trọng tài quốc tế đã khẳng
định "một quốc gia thành lập từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc có quyền
chấp nhận hay không các điều ước do quốc gia thực dân ký kết (…). Trong lĩnh vực
này, quốc gia mới được hưởng một sự tự do hoàn toàn và tuyệt đối (…)" (Tuyển tập
các Phán quyết trọng tài quốc tế, 1989, tr. 136, § 44).
Theo quy định tại điều 34 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế,
điều ước không tạo ra quyền và nghĩa vụ cho quốc gia thứ ba. Vì vậy, trong trường
hợp áp dụng nguyên tắc table rase, quốc gia hưởng quyền kế thừa được xác định là
bên thứa ba, không có nghĩa vụ nhưng đồng thời không được hưởng quyền từ điều
ước ràng buộc quốc gia để lại quyền kế thừa. Kế thừa điều ước đa phương thường
dẫn đến hệ quả thu hẹp phạm vi áp dụng về không gian của điều ước hay về số lượng
thành viên. Đối với điều ước song phương, trong trường hợp quốc gia để lại quyền
kế thừa không còn tồn tại, điều ước sẽ chấm dứt hiệu lực thi hành, trừ trường hợp
các quốc gia liên quan có thỏa thuận khác.
Thực tiễn cũng đồng thời ghi nhận một số ngoại lệ về kế thừa điều ước quốc
tế.
– Đối với các điều ước về biên giới lãnh thổ, các điều ước tạo ra hoàn cảnh
khách quan như điều ước liên quan đến việc thiết lập khu vực trung lập, khu
vực phi quân sự hay quyền tự do qua lại trên các sông quốc tế và kênh đào
quốc tế…, quốc gia hưởng quyền kế thừa có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện,
phù hợp với các quy định của luật điều ước quốc tế.
– Quốc gia hưởng quyền kế thừa cũng có nghĩa vụ tôn trọng, đồng thời có thể
viện dẫn, áp dụng những điều ước pháp điển hóa các quy phạm tập quán quốc
tế hay các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (Jus cogens) như các quy định
của Công ước La Hay năm 1907 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế,
của Hiệp ước Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand-Kellogg) ghi nhận nguyên tắc
cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, của
Công ước năm 1948 về trừng trị tội diệt chủng.
– Thực tiễn giải quyết kế thừa quốc gia trong trường hợp giải thể Nam Tư (cũ)
và Liên Xô (cũ) chỉ ra xu hướng kế thừa đương nhiên đối với các điều ước
trong lĩnh vực nhân quyền và giải trừ quân bị. Ủy ban về quyền con người đã
có quan điểm rằng các quốc gia mới hình thành trên cơ sở giải thể quốc gia
102
liên bang là thành viên của Hiệp ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên
hợp quốc có quyền được hưởng các bảo đảm quy định trong Hiệp ước. Trên
thựa tế, đó là các quốc gia thành lập do kết quả giải thể của Nam Tư (cũ) và
Liên Xô (cũ) như Armeni, Georgie, Kazakhstan, Kyrgistan, Tadjikistan. Năm
1996, tại giai đoạn xác định thẩm quyền trong vụ tranh chấp về áp dụng Công
ước trừng trị tội diệt chủng, Bosni đưa ra quan điểm, khẳng định sự tồn tại
quy phạm tập quán về kế thừa đương nhiên đối với các điều ước bảo vệ quyền
con người. Bosni việc dẫn thực tiễn và cách giải quyết của Ủy ban về quyền
con người để làm cơ sở pháp lý cho lập luận của mình. Tuy nhiên, Tòa công
lý quốc tế không trực tiếp giải quyết vấn đề trên mà chỉ thừa nhận tư cách
thành viên điều ước của Bosni.
Theo quy định của Công ước Viên về kế thừa điều ước quốc tế, vấn đề kế
thừa điều ước quốc tế song phương đặt ra trong trường hợp xuất hiện quốc gia mới
được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa quốc gia hưởng quyền kế thừa và quốc
gia thành viên của điều ước liên quan. Đây là giải pháp phù hợp với thực tiễn giải
quyết kế thừa quốc gia. Đối với kế thừa điều ước quốc tế đa phương, điều 17 của
Công ước quy định quốc gia hưởng quyền kế thừa có thể xác định tư cách thành
viên của mình trên cơ sở đơn phương ra thông báo về sự kế thừa. Quy định này
không thực sự tôn trọng ý chí của các quốc gia là thành viên điều ước liên quan.
3.3.2 Giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia và các chủ
thể khác của luật quốc tế. Các quốc gia không tham gia vào quá trình thành lập tổ
chức quốc tế có thể gia nhập tổ chức đó. Thông thường, các tổ chức quốc tế điều có
quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục gia nhập. Quốc gia muốn trở thành thành
viên phải làm đơn xin gia nhập và phải được sự chấp thuận của các thành viên khác
của tổ chức quốc tế. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại tổ
chức quốc tế không thể chỉ căn cứ vào ý chí của quốc gia để lại quyền kế thừa và
quốc gia hưởng quyền kế thừa mà phụ thuộc vào sự chấp thuận của các thành viên
khác.
Về nguyên tắc, quốc gia mới thành lập không thể đương nhiên kế thừa tư
cách thành viên của quốc gia để lại quyền kế thừa mà phải thực hiện thủ tục gia
nhập tổ chức quốc tế. Đối với các quốc gia hình thành do kết quả của phong trào
đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, việc tiến hành thủ tục gia nhập mang tính
bắt buộc bởi bởi quốc gia để lại quyền kế thừa vẫn tồn tại và là thành viên của các
tổ chức quốc tế liên quan. Trong trường hợp giải thể hay hợp nhất quốc gia, vấn đề
kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế được giải quyết dựa vào từng

103
hoàn cảnh cụ thể. Khi Vương quốc Ấn Độ tan rã, hình thành hai quốc gia mới là Ấn
Độ và Pakistan, Ấn Độ được xác định là quốc gia hưởng quyền kế thừa duy nhất
nên không phải làm thủ tục gia nhập Liên hợp quốc; chỉ Pakistan mới phải thực hiện
thủ tục trên. Đối với trường hợp Liên Xô (cũ), các quốc gia thành viên của Cộng
đồng các quốc gia độc lập (CIS) họp tại Alma-Ata đã ra Tuyên bố ngày 23/12/1991
thống nhất để Liên bang Nga kế thừa Liên Xô (cũ) trong việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc. Tuyên bố trên được Nga
chuyển đến Tổng thư ký Liên hợp quốc. Trên cơ sở không có phản đối từ phía các
quốc gia thành viên khác, Nga đã chính thức kế thừa Liên Xô (cũ) với tư cách thành
viên của Liên hợp quốc. Khác với trường hợp của Liên Xô (cũ), các quốc gia thành
lập do tan rã Liên bang Nam Tư (cũ) không đạt được thỏa thuận, do đó đều phải làm
đơn xin gia nhập Liên hợp quốc (Nghị quyết 777 ngày 19/12/192 của Hội đồng bảo
an). Trong trường hợp hợp nhất Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức,
nước Đức thống nhất chỉ thông báo cho các tổ chức quốc tế mà Cộng hòa liên bang
Đức là thành viên về việc kế thừa quy chế thành viên của nước này với phạm vi lãnh
thổ được mở rộng. Mặc dù khả năng kế thừa quy chế thành viên của Cộng hòa dân
chủ Đức tại các tổ chức quốc tế được quy định trong Hiệp định ngày 31/8/1990
(Điều 12, § 3), nước Đức thống nhất đã không thực hiện khả năng này trên thực tế.
Ngược lại, Yemen đã kế thừa quy chế thành viên tại tất cả các tổ chức quốc tế mà
một trong hai quốc gia để lại quyền kế thừa là thành viên.
II. TỔ CHỨC QUỐC TẾ - CHỦ THỂ PHÁI SINH CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm tổ chức quốc tế
1.1 Khái quát lịch sử hình thành các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế theo nghĩa hiện đại được hình thành đầu tiên ở Châu Âu
vào đầu thế kỷ XIX. Trên thực tế, quá trình tái thiết Châu Âu sau thất bại của
Napoleon không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của các tổ chức quốc
tế. Trong giai đoạn này, từ 1815 đến 1914, Châu Âu có một thời gian tương đối dài
để ổn định và phát triển. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ
giữa các quốc gia, thúc đẩy sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế: Ủy ban thường trực
sông Ranh (thành lập trên cơ sở Định ước Viên năm 1815 và Công ước Mayence
năm 1831), Ủy ban Châu Âu sông Đanuýp (Hiệp định Paris năm 1856), Hiệp hội
điện tín quốc tế (1865), Hiệp hội chung về bưu điện (1878) tiền thân của Tổ chức
bưu chính viễn thông quốc tế, Hiệp hội đường sắt (1890), Văn phòng quốc tế về y
tế công cộng (1904)…
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, tổ chức quốc tế chính trị đầu tiên được
thành lập là Hội quốc liên (1919) với mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
104
Tuy nhiên, Hội quốc liên đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu đề ra bởi một
số lý do sau: (i) không được trao quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế; (ii) một
số quốc gia có đường lối và chính sách hoàn toàn trái với mục tiêu và nguyên tắc
của Hội quốc liên (chế độ phát xít Đức, chính sách thôn tính của Nhật); (iii) không
có sự tham gia của các cường quốc như Mỹ (Thượng nghị viện Mỹ từ chối không
phê chuẩn Hiến ước Hội quốc liên dù chính Tổng thống Wilson đã đưa ra sáng kiến
thành lập tổ chức này), Liên Xô (cũ) (Liên Xô gia nhập năm 1934 nhưng sau đó bị
khai trừ vào năm 1939 do tiến hành xâm lược Phần Lan).
Sự bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ II là minh chứng cho thấy sự thất bại
của Hội quốc liên trong việc đảm bảo hòa bình trên thế giới, và đặt ra yêu cầu khách
quan thành lập một tổ chức an ninh tập thể mới. Tại Hội nghị San Francisco, các
quốc gia đã thông qua và ký vào bản Hiến chương ngày 26/6/1945, chính thức thành
lập Liên hợp quốc. Sau Liên hợp quốc, một loạt các tổ chức quốc tế được thành lập
đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Một số
lượng lớn tổ chức quốc tế đã trở thành các Tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên
hợp quốc (Tổ chức y tế thế giới (1946); Tổ chức lao động quốc tế (1946); Hiệp hội
viễn thông quốc tế (1947); Tổ chức khí tượng quốc tế (1947); Tổ chức tư vấn hàng
hải quốc tế (1948)…) hoặc nằm trong Hệ thống Liên hợp quốc thông qua việc ký
kết các điều ước riêng biệt với tổ chức này (Tổ chức du lịch thế giới (1970); Cơ
quan quyền lực đáy đại dương (1997)…). Cùng với các tổ chức quốc tế đa phương
toàn cầu, các tổ chức khu vực cũng được thành lập: Liên minh Châu Âu, Tổ chức
các nước Châu Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á…. Hiện nay, đã có khoảng
trên 300 tổ chức quốc tế được thành lập. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan
trọng của các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
1.2 Định nghĩa và đặc điểm của tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế, có tư cách chủ thể và quyền năng chủ
thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên nhằm
thực hiện các mục tiêu của tổ chức đó.
Định nghĩa trên bao quát tương đối đầy đủ các đặc điểm cơ bản của tổ chức
quốc tế:
Đặc điểm về chủ thể: Tổ chức quốc tế là liên minh của các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế. Trên thực tế, thành viên của các
tổ chức quốc tế chủ yếu là quốc gia và được quy định rõ trong điều
ước quốc tế thành lập tổ chức đó (Liên hợp quốc, Liên minh Châu

105
Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á…). Ngoài ra, một số tổ chức
quốc tế thừa nhận tư cách thành viên của một số lãnh thổ hải quan
đặc biệt như Tổ chức thương mại thế giới thừa nhận tư cách thành
viên của Hồng Kông.
Đặc điểm về chủ thể cho phép phân biệt tổ chức quốc tế với các tổ chức quốc
tế phi chính phủ cũng như các nhà nước liên bang. Mặc dù tham gia và có
nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ môi
trường (tổ chức hòa bình xanh), quyền con người (Hội chữ thập đỏ)…, các tổ
chức quốc tế phi chính phủ là tập hợp các cá nhân, các đoàn thể, tổ chức và
không có tư cách chủ thể luật quốc tế.
Đặc điểm về cơ sở pháp lý thành lập tổ chức quốc tế: Tổ chức quốc
tế được hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế ký kết giữa các
thành viên tham gia tổ chức đó (sau đây gọi chung là điều lệ của tổ
chức quốc tế): Liên hợp quốc thành lập trên cơ sở Hiến chương Liên
hợp quốc (1945), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập trên
cơ sở Tuyên bố Băng Cốc (1967), Tổ chức thương mại thế giới thành
lập trên cơ sở Hiệp định Marrakech (1994)….
Điều lệ của tổ chức quốc tế chịu sự điều chỉnh đồng thời của luật tổ chức quốc
tế và luật điều ước quốc tế, bởi về bản chất đây là một điều ước quốc tế đa
phương. Tuy nhiên, khác với một điều ước thông thường, điều lệ của tổ chức
quốc tế không chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên mà
còn quy định mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức quốc tế, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, mối quan hệ giữa tổ chức với các thành
viên và với các chủ thể khác của luật quốc tế…. Với tính chất là văn kiện pháp
lý quốc tế quan trọng, là cơ sở pháp lý thành lập tổ chức quốc tế, điều lệ của
tổ chức quốc tế thường có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản
do tổ chức đó thông qua.
Đặc điểm về tư cách chủ thể và quyền năng chủ thể của tổ chức quốc
tế: Về mặt pháp lý, tổ chức quốc tế là chủ thể luật quốc tế, tham gia
vào quan hệ quốc tế với tư cách độc lập, có khả năng hưởng các
quyền, thực hiện các nghĩa vụ cũng như gánh vác trách nhiệm pháp
lý quốc tế. Mỗi tổ chức quốc tế có những quyền và nghĩa vụ khác
nhau, do các thành viên thỏa thuận và thường quy định cụ thể trong
điều lệ của tổ chức quốc tế. Nói chung, quyền năng chủ thể của tổ
chức quốc tế bị giới hạn bởi tôn chỉ và mục đích hoạt động của tổ
chức đó.
106
Đặc điểm này cho phép phân biệt tổ chức quốc tế với các mô hình hợp tác khác
của quốc gia như các hội nghị quốc tế. Đây là diễn đàn cho phép các quốc gia
trao đổi, thảo luận, giải quyết những vấn đề cấp bách tại khu vực hay trên phạm
vi toàn cầu: về an ninh, chính trị, hợp tác kinh tế, thương mại…. Các hội nghị
quốc tế thường được tổ chức định kỳ, bắt đầu và kết thúc theo thời gian được
ấn định trước và không có tư cách chủ thể luật quốc tế, đại diện cho các quốc
gia tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể.
Đặc điểm về tổ chức, hoạt động của tổ chức quốc tế: Các tổ chức
quốc tế đều có hệ thống cơ quan với các chức năng nhiệm vụ khác
nhau để đảm bảo hoạt động và thực hiện mục tiêu đề ra. Trong một
số trường hợp, những cơ quan này có thể thông qua quyết định có giá
trị pháp lý ràng buộc các quốc gia thành viên.
1.3 Phân loại tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế có thể được phân thành nhiều loại khác nhau trên cơ sở
các tiêu chí về phạm vi và lĩnh vực hoạt động.
Theo tiêu chí phạm vi hoạt động, có thể phân biệt tổ chức quốc tế toàn cầu
với tổ chức quốc tế khu vực. Các tổ chức quốc tế toàn cầu bao gồm thành viên chủ
yếu là các quốc gia (thành viên của một số tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại
thế giới bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế), không phụ thuộc
vào vị trí địa lý, hình thức tổ chức nhà nước…, đáp ứng được những điều kiện nhất
định về gia nhập (ví dụ: Liên hợp quốc, Tổ chức y tế thế giới…). Các tổ chức quốc
tế khu vực được thành lập trong phạm vi những khu vực địa lý nhất định (ví dụ:
Liên minh Châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á…).
Theo tiêu chí lĩnh vực (mục tiêu) hoạt động, các tổ chức quốc tế được chia
thành tổ chức quốc tế chung và tổ chức quốc tế chuyên môn. Tổ chức quốc tế chung
có mục tiêu hoạt động bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế như kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội… (ví dụ: Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á…). Các tổ chức quốc tế chuyên môn có mục tiêu hoạt động giới hạn trong một
hoặc một số lĩnh vực hợp tác quốc tế cụ thể như hàng không, hàng hải… (ví dụ: Tổ
chức hàng không dân dụng quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế…).
Việc phân loại các tổ chức quốc tế chỉ mang tính chất tương đối. Một tổ chức
quốc tế có thể thuộc nhiều nhóm trên cơ sở các tiêu chí phân loại khác nhau (ví dụ:
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế toàn cầu nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động, đồng
thời là tổ chức quốc tế chung theo tiêu chí mục tiêu hoạt động).
2. Địa vị pháp lý của tổ chức quốc tế

107
2.1 Tư cách chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế
Cơ sở xác định tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế có
tư cách chủ thể ngay từ khi thành lập. Tư cách chủ thể cho phép tổ chức quốc tế
nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, đồng thời thực hiện
các quyền và nghĩa vụ một cách độc lập với các quốc gia thành viên. Tư cách chủ
thể của tổ chức quốc tế thường được ghi nhận trong điều ước thành lập tổ chức đó
(Điều 39 Hiến chương Tổ chức lao động quốc tế, điều 4 Quy chế Tòa hình sự quốc
tế…). Trong trường hợp không có quy định cụ thể, tư cách chủ thể của tổ chức quốc
tế được xác định thông qua thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức quốc tế. Trong kết luận tư vấn liên quan tới vụ
ám sát Bá tước Béc-na-đốt (1949), Tòa công lý quốc tế đã khẳng định rằng "để có
thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên hợp quốc cần được trao tư cách
chủ thể luật quốc tế và quyền năng chủ thể cần thiết trong việc tham gia vào quan
hệ quốc tế. Các quốc gia thành viên, bằng cách giao phó các chức năng, nhiệm vụ
cụ thể cho Liên hợp quốc, với những nghĩa vụ và trách nhiệm đi kèm, đã trao cho
tổ chức này các thẩm quyền cần thiết để thực hiện có hiệu quả công việc của mình"
(Tuyển tập các phán quyết của Tòa công lý quốc tế, 1949, tr. 179). Như vậy, tư cách
chủ thể là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động của tổ chức quốc tế và cho
phép tổ chức nàythực hiện các mục tiêu đề ra.
Công nhận tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế trên lãnh thổ các quốc gia
thành viên: Khác với quốc gia, tổ chức quốc tế không có lãnh thổ riêng. Vì vậy,
trong nhiều trường hợp, các hoạt động của tổ chức quốc tế được thực hiện trên lãnh
thổ của các quốc gia thành viên (nước có trụ sở của tổ chức quốc tế và các nước liên
quan). Những hoạt động này sẽ không thể triển khai nếu quốc gia không thừa nhận
tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế. Thực tiễn cho thấy, các tổ chức này luôn được
thừa nhận tư cách chủ thể, có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách
độc lập, nhân danh chính bản thân mình thiết lập và tham gia vào các quan hệ pháp
luật cụ thể trên lãnh thổ của quốc gia thành viên.
Theo quy định tại điều 104 Hiến chương Liên hợp quốc, "Liên hợp quốc được
hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên quyền năng chủ thể cần thiết để
thực hiện tốt các chức năng và đạt được những mục đích của mình". Mặc dù không
đề cập trực tiếp, điều 104 được giải thích và áp dụng trên thực tế với tính chất là cơ
sở pháp lý để xác định tư cách chủ thể của Liên hợp quốc, cho phép tổ chức này
triển khai các hoạt động cụ thể trên lãnh thổ các quốc gia thành viên, thông qua bộ
máy tổ chức với những cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt. Trên cơ sở
quy định của Hiến chương, Liên hợp quốc đã tiến hành ký kết các điều ước quốc tế

108
nhằm đảm bảo và xác định tư cách chủ thể ở mức độ rộng nhất (Công ước năm 1946
về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc, Công ước năm 1947 về quyền ưu
đãi và miễn trừ của các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc…). Cho đến
nay, giải pháp quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc được áp dụng rộng rãi
trong thực tiễn hoạt động của các tổ chức quốc tế và được ghi nhận trong điều lệ
của nhiều tổ chức quốc tế (Điều 282 (điều 211 trước khi Hiệp định Amsterdam có
hiệu lực) Hiệp ước Cộng đồng Châu Âu; điều XV Hiệp định thành lập Tổ chức nông
nghiệp và lương thực thế giới…).
Tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế trong mối quan hệ với các chủ thể khác
của luật quốc tế: Về nguyên tắc, tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế chỉ có hiệu lực
đối với các quốc gia thành viên. Các quốc gia khác không có nghĩa vụ thừa nhận tư
cách chủ thể của tổ chức quốc tế. Điều này phù hợp với tính tương đối của luật quốc
tế, được ghi nhận tại điều 34 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế,
theo đó một điều ước quốc tế (bao gồm cả điều ước là cơ sở thành lập tổ chức quốc
tế) không tạo ra quyền và nghĩa vụ cho quốc gia thứ ba nếu không được sự đồng ý
của quốc gia đó.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia thường thừa nhận tư cách chủ
thể của các tổ chức quốc tế mà họ không phải là thành viên. Một trong những biểu
hiện rõ nét là việc quốc gia ký kết với tổ chức quốc tế các điều ước quốc tế hay cho
phép các cơ quan và nhân viên của tổ chức đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn
trừ. Điều này thể hiện ý chí của quốc gia thừa nhận tổ chức quốc tế là chủ thể độc
lập, có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế,
đồng thời tự gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của mình gây
thiệt hại cho chủ thể khác.
2.2 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế
Đặc điểm quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế: Về mặt pháp lý, tổ chức
quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật quốc tế, có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như gánh vác trách
nhiệm pháp lý quốc tế. Từ việc được thừa nhận tư cách chủ thể, các tổ chức quốc tế
đồng thời có quyền năng chủ thể độc lập, cho phép tổ chức đó thực hiện tốt các chức
năng, nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế nên quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế không phải là thuộc tính
vốn có, mà do các thành viên thừa nhận trao cho. Vì vậy, khác với quyền năng chủ
thể của quốc gia mang tính chất tự nhiên, nguyên thuỷ, quyền năng chủ thể của tổ
chức quốc tế là quyền năng mang tính phái sinh.
109
Hiện nay, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế thường được quy định trong
điều lệ của tổ chức đó. Nội dung cụ thể các quyền và nghĩa vụ, phạm vi thẩm quyền,
chức năng, giới hạn hoạt động… của mỗi tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở
ý chí của các thành viên. Vì vậy, các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng
chủ thể không giống nhau, phù hợp với mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của từng tổ
chức. Các tổ chức quốc tế chỉ được hoạt động trong phạm vi quyền năng đã được
các thành viên thoả thuận và xác định trong điều lệ. Ở góc độ này, ngoài đặc điểm
phái sinh, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế còn mang tính hạn chế.
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức quốc tế: Mặc dù có quyền năng
chủ thể khác nhau, các tổ chức quốc tế thường được ghi nhận một số quyền và nghĩa
vụ cơ bản sau:
– Ký kết điều ước quốc tế với các chủ thể khác của luật quốc tế về các vấn đề
liên quan đến hoạt động của tổ chức và trong phạm vi quyền hạn được trao.
– Thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
– Hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ (Những quyền này thường được ghi nhận
trong một điều ước quốc tế riêng biệt hay trong điều ước về đặt trụ sở của tổ
chức quốc tế).
– Tiếp nhận và trao đổi đại diện với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.
– Yêu cầu chủ thể khác bồi thường thiệt hại khi chủ thể này thực hiện hành vi
gây thiệt hại cho tổ chức quốc tế.
Các tổ chức quốc tế đồng thời có những nghĩa vụ quốc tế tương ứng như: tận
tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ
của các quốc gia, chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của mình gây thiệt
hại cho các chủ thể khác…. Với tính chất là chủ thể phái sinh của luật quốc tế,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở ý chí của các quốc
gia thành viên, nhưng mang tính độc lập tương đối, không đồng nhất với quyền và
nghĩa vụ của các thành viên.
III. CÁC CHỦ THỂ KHÁC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Bên cạnh quốc gia và tổ chức quốc tế, thực tiễn quan hệ quốc ghi nhận một số
thực thể đặc biệt có tư cách chủ thể và có quyền năng nhất định trong việc thiết lập
và tham gia quan hệ quốc tế.
1. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết

110
Mỗi dân tộc đều có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình. Các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết là những dân tộc đang bị đặt dưới ách thống trị của chính
quyền thực dân, chưa có một chế độ chính trị độc lập nên đấu tranh nhằm thực hiện
trên thực tế quyền dân tộc tự quyết. Về bản chất, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
nhằm chống lại sự thống trị của nước ngoài, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân với hệ thống
thuộc địa của chúng.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, phong trào đấu tranh giành quyền dân tộc tự
quyết diễn ra từ thế kỷ XIX và bùng nổ mạnh mẽ vào thế kỷ XX, đặc biệt trong
những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. Song song với phong trào nói trên, luật quốc tế
thừa nhận và khẳng định nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. Theo quy
định tại điều 1 khoản 2 của Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia cam kết theo
đuổi mục đích "phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp
phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới". Trong khuôn khổ Liên hợp quốc,
nguyên tắc này đã từng bước được cụ thể hóa qua nhiều văn kiện quốc tế quan trọng.
Nghị quyết 1514 (XV) ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc
trao trả nền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa nêu rõ rằng mọi hành
động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lại các dân tộc
phụ thuộc sẽ phải chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ giành
độc lập một cách hoà bình, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng. Nghị
quyết 2625 (XXV) ngày 24/10/1970 nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia trong
việc tôn trọng và thừa nhận quyền của các dân tộc tự quyết định chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội, tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử
văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý… mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên
ngoài. Các dân tộc này có quyền đấu tranh vì nền độc lập chính trị của mình, thành
lập quốc gia hay liên kết, hợp nhất với một quốc gia khác.
Như vậy, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết không ngừng được cụ thể hóa và
ngày càng củng cố trong quá trình phát triển của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Với nguyên tắc này, cuộc đấu tranh của các dân
tộc nhằm giành quyền tự quyết là phù hợp với luật quốc tế. Các dân tộc có quyền
tiến hành mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang để
chống lại nước đang cai trị mình. Theo nguyên tắc dân tộc tự quyết, cuộc đấu tranh
không bắt buộc dẫn đến sự ra đời một quốc gia mới trong cộng đồng quốc tế. Nghị
quyết 2625 ghi nhận quyền của mỗi dân tộc trong việc liên kết với các dân tộc và
quốc gia khác, tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển cho riêng mình.
Đó chính là các hình thức thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Tuy nhiên, trong trường
111
hợp không nhằm mục đích hình thành một quốc gia mới, việc thể hiện ý chí của dân
tộc cần được thực hiện thông qua trưng cầu dân ý (Kết luận tư vấn của Tòa công lý
quốc tế trong vụ Tây Sahara, 1975, tr. 33, 68).
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết được luật quốc tế
thừa nhận tư cách chủ thể luật quốc tế. Trong quá trình đấu tranh, các dân tộc có thể
thành lập thiết chế chính trị đại diện của mình, qua đó thực thi quyền dân tộc tự
quyết (ví dụ: Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), Tổ chức dân tộc Tây Nam Phi
(nay là Namibia) (SWAPO)…). Những tổ chức này tham gia vào quan hệ quốc tế
để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập chính trị của dân tộc mình, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ quốc tế trong quan hệ với các quốc gia có chủ quyền: đại diện
cho dân tộc ký kết điều ước quốc tế, tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc với
tư cách Quan sát viên, gia nhập các tổ chức quốc tế khu vực…. Cho đến nay, hầu
hết các dân tộc đã hoàn thành quá trình đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Palestine là cuộc đấu tranh duy nhất còn
tồn tại và đang diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp.
2. Tòa thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của luật quốc tế
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Vatican chính thức được thành lập trên cơ sở
3 điều ước quốc tế ký kết giữa Thủ tướng Bonito Mussolini (đại diện cho Vua Italia
Victor-Emmanuel II) và Hồng y Pierre Gasparri (đại diện cho Giáo Hoàng Pie XI)
ngày 11/2/1929: (i) Hiệp ước Lateran công nhận "chủ quyền" (Điều 2) của "quốc
gia thành phố Vatican" (Điều 26); (ii) Hiệp định (Concordat) xác định quan hệ giữa
Chính phủ Italia với Giáo hội Thiên chúa, quy chế của Giáo hội trên lãnh thổ Italia
(Hiệp định này được sửa đổi ngày 18/2/1984) và (iii) Hiệp định liên quan đến vấn
đề tài chính. Nội dung các điều ước quốc tế trên được ghi nhận và khẳng định trong
Hiến pháp của Italia năm 1947.
Vatican là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế, có tư cách chủ thể và được xác
định là "quốc gia về hình thức". Vatican nằm lọt trong thành phố Rome của Italia,
có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trên thế giới, khoảng 0,44 km2, với biên giới là tường
cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km2. Dân cư của Vatican chỉ vào khoảng 800
người, trong đó trên 450 người có "quốc tịch Vatican". Tuy nhiên, "quốc tịch
Vatican" không thực sự là mối liên hệ pháp lý hai chiều, bền vững giữa công dân
với nhà nước, mà được xác định mang tính tạm thời, trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ của cá nhân đó tại Vatican. Một cá nhân có quy chế "công dân Vatican" trong
thời gian làm việc cho Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao.
Bộ máy chính quyền của Vatican được tổ chức tương đối đặc biệt. Giáo Hoàng là
người đứng đầu nhà nước Vatican, nắm quyền lực tối cao, bao gồm quyền lập pháp,

112
hành pháp và tư pháp. Giáo Hoàng được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị
Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các thành viên quan trọng của chính phủ đều
do Giáo Hoàng bổ nhiệm, bao gồm Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo phận và
Thủ hiến (Thủ tướng) Vatican. Hiện tại, Vatican có hai lực lượng gìn giữ an ninh:
(i) Body of the Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng
cảnh sát của vùng và (ii) Swiss Guards (Lính Thụy Sĩ) gồm những người đàn ông
Công giáo Thụy Sĩ tự nguyện. Lính Thụy Sỹ là quân đội chính thức của Vatican,
chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng, canh gác các lối ra vào Vatican, các địa điểm
Giáo Hoàng thường lui tới, làm cận vệ cho Giáo Hoàng trong các chuyến công du.
Đây cũng là điểm đặc biệt của Vatican, sử dụng quân đội chính quy có quy mô nhỏ
nhất (khoảng hơn 100 người) và lâu đời nhất trên thế giới (là lính của Thụy Sỹ, có
từ thế kỷ XV). Vatican không có lực lượng hải quân và không quân. Việc phòng thủ
bên ngoài do Italia chịu trách nhiệm.
Vatican có quyền lực hoàn toàn và riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Theo Hiệp ước Lateran, Italia có nghĩa vụ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của Vatican (Điều 4). Các phương tiện bay nước ngoài
phải xin phép khi bay qua vùng trời bên trên lãnh thổ của Vatican (Điều 7). Trong
quan hệ đối ngoại, Vatican tham gia ký kết và gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa
phương (ví dụ, các Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước
về quan hệ ngoại giao năm 1961, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển,
khoảng không vũ trụ và dưới nước năm 1963, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân năm 1968...), thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới,
tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên (Liên hợp
quốc, Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới, Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa của Liên hợp quốc) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác (Cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới).
3. Cá nhân – chủ thể tham gia hạn chế vào quan hệ pháp luật quốc tế
Các quan điểm về tư cách chủ thể luật quốc tế của cá nhân: Việc xác
định cá nhân có hay không là chủ thể của luật quốc tế là vấn đề còn gây nhiều
tranh cãi. Các học giả có quan điểm không thừa nhận tư cách chủ thể luật quốc
tế của cá nhân thường dựa trên các lập luận sau: (i) trong đa số các trường hợp,
luật quốc tế điều chỉnh chủ yếu mối quan hệ giữa các quốc gia: tư cách chủ thể
luật quốc tế, quyền năng chủ thể và trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc
gia…. Vì vậy, luật quốc tế bảo vệ quyền và lợi ích của các quốc gia, trong đó
bao gồm các cá nhân là công dân của quốc gia đó; (ii) các cá nhân không thể
tự mình thiết lập quan hệ với quốc gia trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý;

113
(iii) cá nhân không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng luật quốc tế. Các
quyền và nghĩa vụ quốc tế của cá nhân do chính các quốc gia xác lập và trao
cho. Vì vậy, cá nhân được quốc gia bảo đảm về quyền và lợi ích, và những
quy phạm luật quốc tế liên quan được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động
của quốc gia.
Bên cạnh quan điểm nêu trên, nhiều tác giả ủng hộ việc xem xét tư cách
chủ thể luật quốc tế của cá nhân: (i) cùng với quá trình phát triển của quan hệ
quốc tế, luật quốc tế đã ghi nhận và có xu hướng khẳng định địa vị pháp lý của
cá nhân; (ii) Trong quá trình xây dựng các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế
(ký kết điều ước quốc tế…), các quốc gia đã trao cho các cá nhân nhưng quyền
và nghĩa vụ nhất định trên bình diện quốc tế. Trong trường hợp này, dù quyền
năng chủ thể của cá nhân mang tính chất phái sinh và hạn chế, có thể khẳng
định rằng quốc gia đã xem các cá nhân như chủ sở hữu các quyền và nghĩa vụ
quốc tế, và trong khuôn khổ đó công nhận cá nhân là một chủ thể của luật quốc
tế; (iii) các cá nhân có thể là chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế, phải
gánh chịu các biện pháp trừng phạt do luật quốc tế quy định do thực hiện hành
vi vi phạm luật quốc tế (ví dụ, thực hiện hành vi cướp biển, tội phạm chiến
tranh, tội chống loài người…); (iv) trong một số trường hợp, quyền và nghĩa
vụ của cá nhân được xác lập trực tiếp trên cơ sở các quy phạm luật quốc tế. Ý
chí của quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn hình thành nhưng
khi các quy phạm trở thành quy phạm jus cogens, những quy phạm này có hiệu
lực bắt buộc đối với tất cả các chủ thể của luật quốc tế. Trong những thập niên
gần đây, sự xuất hiện các quy phạm jus cogens ngày càng phổ biến hơn trong
lĩnh vực luật bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế.
Các yếu tố xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của cá nhân: Việc
xuất hiện ngày càng nhiều các quy định của luật quốc tế điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ của các cá nhân không cho phép đưa ra kết luận về tư cách chủ thể
luật quốc tế của cá nhân. Tuy nhiên, không thể áp dụng các tiêu chí về chủ thể
trong hệ thống pháp luật quốc gia để xác định chủ thể luật quốc tế, bởi giữa
hai hệ thống này tồn tại những điểm khác biệt về cơ bản. Vì vậy, ba yếu tố sau
thường được xem xét để xác định mức độ thực hiện quyền năng chủ thể luật
quốc tế của cá nhân, từ đó kết luận về tư cách chủ thể luật quốc tế của cá nhân:
(i) việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình xây dựng các nguyên tắc,
quy phạm luật quốc tế ràng buộc cá nhân đó; (ii) quyền yêu cầu các chủ thể
khác tôn trọng và thực hiện các quy phạm luật quốc tế và (iii) quyền yêu cầu
bên thứ ba đảm bảo việc thực thi các quy phạm luật quốc tế (ví dụ các cơ quan
tài phán quốc tế).
114
Luật quốc tế điều chỉnh trước hết và chủ yếu quan hệ giữa các quốc gia
và, trong một số trường hợp, các tổ chức quốc tế. Các quốc gia thiết lập và
tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể (quan hệ ngoại giao, lãnh
sự, ký kết điều ước quốc tế…) trên cơ sở chủ quyền quốc gia, bình đẳng với
các chủ thể khác. Chình vì vậy, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các cá nhân
chỉ có thể tham gia rất hạn chế vào một số loại quan hệ pháp luật quốc tế xác
định (chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm quốc
tế, nhân đạo và quyền con người).
Theo quy định tại điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc
tế, điều ước được hiểu là thỏa thuận giữa các quốc gia và được luật quốc tế
điều chỉnh. Cá nhân không có quyền ký kết và không thể trở thành thành viên
của các điều ước quốc tế. Cá nhân chỉ có thể tham gia một cách gián tiếp vào
quá trình xây dựng quy phạm luật quốc tế. Một số quan điểm cho rằng có thể
áp dụng tương tự cơ chế đại diện trong hệ thống pháp luật quốc gia: cơ quan
lập pháp xây dựng pháp luật được trên cơ sở đại diện cho các cá nhân là công
dân của một quốc gia đó. Tuy nhiên, rất khó có thể áp dụng cơ chế này vào
quan hệ pháp luật quốc tế.
Không thể nhân danh bản thân thiết lập quan hệ với các quốc gia, tham
gia một cách gián tiếp vào việc xây dựng các quy phạm luật quốc tế, các cá
nhân cũng chỉ đóng vai trò rất hạn chế trong quá trình thực thi luật quốc tế.
Quá trình áp dụng các biện pháp hợp pháp, phù hợp nhằm đảm bảo tôn trọng
và chấp hành đầy đủ các quy phạm luật quốc tế được thực hiện chủ yếu bởi
các quốc gia thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc tự điều chỉnh của từng chủ thể.
Vì vậy, khác với quá trình thực thi luật quốc gia, không có cơ chế mang tính
quyền lực siêu quốc gia, "đứng trên" các quốc gia khi tiến hành các hoạt động
liên quan đến quá trình thực thi luật quốc tế. Dù có những quyền và nghĩa vụ
do luật quốc tế quy định, các cá nhân vẫn phải thông qua quốc gia trong việc
yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng và thực hiện những nghĩa vụ quốc tế đã
cam kết.
Xét về bản chất, các quy phạm luật quốc tế thể hiện ý chí, thỏa thuận của
các quốc gia và, ở mức độ hạn chế, của các chủ thể khác của luật quốc tế. Vì
vậy, không tồn tại cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền chung giải quyết
các tranh chấp quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, những tranh chấp này
được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan, hoặc thông
qua một cơ quan tài phán quốc tế do các bên thỏa thuận trao quyền. Những
trường hợp cá nhân có thể trực tiếp yêu cầu cơ quan tài phán quốc tế giải quyết

115
tranh chấp tồn tại mang tính ngoại lệ và giới hạn trong một khu vực địa lý nhất
định hay trong một lĩnh vực nhất định. Tại Châu Âu, cá nhân có quyền gửi đơn
kiện lên Tòa công lý Cộng đồng Châu Âu và Tòa án Châu Âu về quyền con
người. Theo quy định tại điều 190 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, các cá nhân có thể yêu cầu Tòa án quốc tế về luật biển giải quyết
các tranh chấp liên quan đến khai thác Vùng (Phần XI của Công ước). Một số
cơ quan tài phán quốc tế khác cũng cho phép sự tham gia trực tiếp của các cá
nhân như Trọng tài giải quyết tranh chấp giữa Iran và Mỹ, Trung tâm quốc tế
giải quyết tranh chấp về đầu tư (ICSID). Tuy nhiên, sự tồn tại ngoại lệ không
cho phép giải thích theo hướng mở rộng, chuyển hóa thành quy định chung áp
dụng cho tất cả các trường hợp.
Nhìn chung, trong một vài thập niên trở lại đây, luật quốc tế có xu hướng
ghi nhận và khẳng định vị trí, vai trò của các cá nhân trong việc tham gia vào
một số quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể. Tuy nhiên, việc cá nhân có được
những quyền và nghĩa vụ quốc tế nhất định và, trong một số trường hợp, có
thể trực tiếp yêu cầu các cơ quan tài phán quốc tế đảm bảo thực hiện các quy
phạm luật quốc tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của quốc gia. Trên cơ sở
tính toán về lợi ích và tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế, những chủ
thể này thỏa thuận trao cho một số nhóm cá nhân địa vị pháp lý khác biệt so
với các cá nhân khác. Bên cạnh đó, quốc gia ngày càng tham gia tích cực và
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, khó có
thể đưa ra kết luận chắc chắn về tư cách chủ thể luật quốc tế của cá nhân.

116
CHƯƠNG 4
LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ (GT chương 15)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Công ước Liên hợp quốc về luật biển, năm 1958 và năm 1982;
2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001);
3. Luật Biên giới quốc gia, năm 2003;
4. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải, ngày 12/11/1982;
5. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, ngày 12/5/1977;
6. Khoa Luật ĐHQGHN, Giáo trình Luật quốc tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
1997;
7. Lê Mai Anh (chủ biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế.
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004;
8. Nguyễn Bá Diến. Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế
giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông. Tạp chí Nghiên cứu biển Đông,
http://nghiencuubiendong.vn;
9. Nguyễn Trung tín, Nguyễn Đăng Dung, Lê Mai Thanh và Nguyễn Hoàng Vân,
Tìm hiểu luật quốc tế (chủ biên). NXB Đồng Nai, 2000;
10.Canal-Forgues E. and Patrick R. Droit International Public. Paris, 2007;
11. Gianfranco T. (ed.). The Antarctic Legel Sistem and Environmental / Issues.
Milan, 2006;
12. Lowe V. International Law. Oxford, 2007;
13.Rosenne Sh. Essays on International Law and Practice. Leiden, 2007;
14. Baburin C.N. Lãnh thổ quốc gia. Các vấn đề pháp lý và địa chính trị. Matxcova,
1997;
15. Valova L.I. Nguyên tắc toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ trong luật quốc
tế hiện đại. Matxcova, 1981.

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LÃNH THỔ


1. Khái niệm lãnh thổ

117
Theo luật quốc tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có các yếu tố cơ bản cấu thành
quốc gia, đó là: dân cư thường xuyên; lãnh thổ xác định; chính phủ hợp pháp; và có
năng lực tham gia vào các quan hệ quốc tế với các chủ thể khác của luật quốc tế
(điều 1 Công ước Matevidio năm 1933).
Như vậy, theo điều 1 Công ước Matevidio năm 1933, mọi quốc gia đều có
lãnh thổ xác định, điều đó cũng có nghĩa là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là hai
vấn đề thiêng liêng, quan trọng nhất và bất khả xâm phạm đối với mỗi quốc gia, dân
tộc. Lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố không tách rời với chủ quyền
quốc gia. Điều đó đã được công nhận thông qua các tập quán quốc tế và đã được
ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Lịch sử phát triển của nhân loại đã minh chứng rằng lãnh thổ là cội nguồn của
mọi cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế, chính vì vậy để duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế thì sự can thiệp của luật quốc tế vào vấn đề lãnh thổ có ý nghĩa quan
trọng trong việc giải quyết hòa bình các xung đột và tranh chấp quốc tế.
Lãnh thổ tồn tại nhiều loại với các quy chế pháp lý khác nhau và việc giải
quyết các tranh chấp liên quan đến lãnh thổ cũng dựa trên các cơ sở pháp lý khác
nhau. Ví dụ, lãnh thổ của một quốc gia do quốc gia đó tự định đoạt, tuy nhiên có
những vùng hoặc khu vực có sự can thiệp nhất định của luật quốc tế hoặc có sự điều
chỉnh bằng các điều ước quốc tế giữa các bên liên quan; còn lãnh thổ quốc tế do luật
quốc tế điều chỉnh v.v...
Luật quốc tế hiện đại đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo và công
nhận tính chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ, đồng thời tham gia điều chỉnh
nhiều vấn đề liên quan đến các loại lãnh thổ. Ví dụ, luật quốc tế tham gia điều chỉnh
quá trình phân định, giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở các nguyên tắc tiến bộ
và bình đẳng; công nhận chế độ pháp lý lãnh thổ và biên giới quốc gia; điều chỉnh
lãnh thổ không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia,
cũng như công nhận tính hợp pháp của lãnh thổ vô chủ v.v... Ví dụ, sự tham gia của
Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 vào các quan hệ pháp lý quốc tế,
trong đó có việc ký kết các điều ước về biên giới và lãnh thổ v.v...
Vậy, lãnh thổ bao gồm lục địa, mặt nước, lòng đất và không gian trên nó.
2. Phân loại lãnh thổ theo chế độ pháp lý
Theo góc độ pháp lý, lãnh thổ được chia ra thành ba loại: 1) Lãnh thổ quốc
gia; 2) Lãnh thổ quốc tế; 3) Lãnh thổ với chế độ pháp lý hỗn hợp.
1) Lãnh thổ quốc gia
118
Lãnh thổ quốc gia là lãnh thổ mà trong phạm vi đó quốc gia thực hiện quyền
lực tối cao, tức là thực hiện chủ quyền quốc gia. Trong thành phần của lãnh thổ quốc
gia bao gồm một phần của quả đất, vùng nước nội thủy và lãnh hải, khoảng không
trên chúng. Quốc gia với chủ quyền của mình có quyền quy định quy chế pháp lý
cho toàn bộ lãnh thổ quốc gia nói chung và cho từng thành phần cấu thành lãnh thổ
quốc gia nói riêng.
Như vậy, chế độ pháp lý của lãnh thổ quốc gia được xác định bởi pháp luật
quốc gia, tuy nhiên có một số vấn đề về lãnh thổ quốc gia có thể là đối tượng điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật quốc tế. Ví dụ, các quy định đã được thỏa thuận
và ghi nhận trong các điều ước quốc tế của quốc gia đó, chẳng hạn như các điều ước
quốc tế quy định về hàng không, cầu cảng biển và vùng nước nội thủy, lãnh hải và
các khu vực giao thông trên bộ giữa các quốc gia có liên quan.
2) Lãnh thổ với quy chế pháp lý quốc tế
Lãnh thổ với quy chế pháp lý quốc tế là lãnh thổ nằm ngoài biên giới của các
quốc gia, là lãnh thổ không thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào, đó là lãnh
thổ chung của cả cộng đồng quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền khai thác và sử
dụng phù hợp với các quy phạm pháp luật quốc tế. Lãnh thổ có quy chế pháp lý
quốc tế nói trên có thể ví dụ như: biển cả (hay còn gọi là biển quốc tế), khoảng
không nằm trên biển cả, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục
địa, Nam Cực (the Antarctic) và khoảng không trên Nam Cực.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, đối với một số lãnh thổ với quy chế pháp lý quốc
tế ngày càng được khẳng định là của chung của nhân loại (common heritage of
mankind), ví dụ như: Điều 11 Điều ước về hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng
và các thiên thể khác năm 1979 đã quy định rằng mặt trăng và tài nguyên thiên nhiên
của nó là của chung của nhân loại. Trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm
1982 đã khẳng định Vùng đáy biển quốc tế và tài nguyên của Vùng này là di sản
chung của loài người (Điều 136). Ngoài ra, các quốc gia tham gia hội nghị về luật
biển năm 1982 đã thỏa thuận và thống nhât rằng họ sẽ không sửa đổi nội dung có
liên quan đến nguyên tắc di sản chung của loài người và họ sẽ không là một bên của
bất kỳ một điều ước nào mà vi phạm đến nguyên tắc trên.
3) Lãnh thổ với chế độ pháp lý hỗn hợp
Lãnh thổ với chế độ pháp lý hỗn hợp có những đặc điểm riêng, tức là tại đó
quốc gia không thực hiện chủ quyền quốc gia riêng biệt mà thực hiện các quyền chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia mình. Ví dụ, các quốc gia ven biển thực hiện
119
các quyền chủ quyền của mình về thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trong giới
hạn của các vùng nhất định trong điều kiện tất cả các quốc gia khác đều có quyền
được tự do hàng hải và thực hiện một số các quyền khác phù hợp với quy định của
pháp luật quốc tế và các quy định của quốc gia ven biển. Các vùng có chế độ pháp
lý nói trên ví dụ như vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường
cơ sở và thềm lục địa.
Riêng đối với Bắc Cực (the Arctic), đây là phần cực bắc của Trái Đất, ở Bắc
Cực theo quy chế pháp lý hiện nay đang tồn tại các lãnh thổ khác nhau: lãnh thổ
quốc gia, lãnh thổ theo quy chế hỗn hợp và lãnh thổ theo chế độ pháp lý quốc tế.
Các quốc gia Bắc Cực như Liên bang Nga, Đan Mạch, Canada, Na Uy và Hoa
Kỳ, bên cạnh một phần Đại lục thuộc các quốc gia đó, các quốc gia này còn có vùng
nội thủy, lãnh hải trong đó bao gồm cả đất-lãnh thổ và các đảo nằm trong các vùng
cực của các quốc gia này.
Phần lớn băng tuyết bao phủ Bắc Băng Dương (bao quanh Bắc Cực) quanh
năm, theo luật quốc tế không có quốc gia nào có chủ quyền ở Bắc Cực. Năm quốc
gia tiếp giáp Bắc Cực là Liên bang Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch (đảo Greenland)
và Hoa Kỳ (Alaska) đã đưa ra các tuyên bố khác nhau về chủ quyền. Theo Công
ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, các quốc gia tiếp giáp Bắc Băng Dương
khi gia nhập Công ước23, có quyền thông qua các đạo luật và đảm bảo tuân thủ các
đạo luật đó với mục đích phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển ở các khu vực tuyết
bao phủ trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, khi ban hành các luật cần
chú ý đến lợi ích hàng hải và bảo vệ môi trường biển.
Ngoài ba loại lãnh thổ nói trên, trong luật quốc tế hiện đại còn tồn tại loại lãnh
thổ phi quân sự. Lãnh thổ phi quân sự là lãnh thổ do luật quốc tế điều chỉnh về việc
cấm hoặc hạn chế các hoạt động quân sự (ví dụ như việc phân bổ lực lượng quân
sự, xây dựng các cơ sở hoặc công trình quân sự, phân bổ hoặc cất dấu vũ khí, tiến
hành tập trận …), hoặc theo sự thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan.
Theo luật quốc tế, lãnh thổ phi quân sự có thể tồn tại dưới các hình thức khác
nhau, ví dụ như: 1) Lãnh thổ phi quân sự toàn bộ hoặc từng vùng, phụ thuộc vào
từng điều ước quốc tế cụ thể; 2) Lãnh thổ trung lập như khu vực hoặc vùng giới

23
Na Uy phê chuẩn Công ước (năm 1982) về luật biển năm 1996; Liên bang Nga phê chuẩn Công ước (năm
1982) về luật biển năm 1997; Canada phê chuẩn Công ước (năm 1982) về luật biển năm 2003; Đan Mạch
phê chuẩn Công ước (năm 1982) về luật biển năm 2004; Hoa Kỳ hiện nay chưa phê chuẩn Công ước Liên
hợp quốc về luật biển năm 1982.

120
tuyến tạm thời do các bên thỏa thuận và ký kết với nhau điều ước (hoặc hiệp định)
ngừng bắn. Ví dụ, Triều Tiên năm 1953, Việt Nam năm 1954, vùng Cận Đông-
Trung Đông năm 1949; 3) Các đảo và quần đảo phi quân sự hoặc trung lập. Ví dụ,
Điều ước quốc tế giữa Liên Xô và Phần Lan được ký kết ngày 11/10/1940, trong đó
Điều 1 quy định về đảo phi quân sự Alanxki, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới
thứ lại được khẳng định tại Điều 5 của Điều ước quốc tế năm 1947; và 4) Mười ba
quốc gia Nam Thái Bình Dương đã ký kết điều ước quốc tế (tháng 8/1985) về việc
tuyên bố khu vực tự do không có vũ khí hạt nhân (Điều ước Rarroton), trong đó quy
định các quốc gia được tự do hàng hải, cấm sở hữu và vận chuyển vũ khí hạt nhân,
việc tàu thuyền nước ngoài ghé cảng có mang vũ khí hạt nhân do quốc gia có tàu
ghé cảng tư giải quyết; hoặc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký
kết Điều ước SEANWFZ năm 1995 (có hiệu lực năm 1997), trong đó quy định
ASEAN là khu vực phi vũ khí hạt nhân, SEANWFZ đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong việc xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do và trung lập.

II. LÃNH THỔ QUỐC GIA


1. Khái quát chung về lãnh thổ quốc gia
Quyền lực tối cao của quốc gia và quyền thống trị lãnh thổ сủa quốc gia là
thuộc tính của lãnh thổ quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của quả đất với lòng đất và khoảng không trên
nó thuộc chủ quyền của một quốc gia tương ứng. Lãnh thổ quốc gia được tạo thành
từ: vùng đất trên bộ (với lòng đất); vùng nước (biên giới, nội thủy, lãnh hải); vùng
lòng đất và vùng trời (trên không). Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định rằng nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời24.
Lãnh thổ trên bộ bao gồm tất cả không gian lục địa và dưới lòng đất trong
phạm vi biên giới quốc gia, kể cả các đảo ven bờ và xa bờ (nằm ngoài lãnh hải)
thuộc chủ quyền quốc gia, các quyền đó đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp
luật quốc tế và trong văn bản pháp luật quốc gia. Ví dụ, hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa ở biển Đông là của Việt Nam và thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó
đã được ghi nhận trong điểm 4 của Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt

Luật Tổ chức Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí
24

Minh, 2002. tr.26.

121
Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; trong Điều 1 Luật Biên giới
quốc gia năm 2003 và trong Điều 1 Luật biển Việt Nam năm 2012 25 (luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013).
Lãnh thổ trên nước là vùng nội thủy bao gồm sông, hồ, vịnh, hải cảng và kể
cả vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở có quy chế đặc biệt.
Ngoài ra, cần chú ý đến quyền chủ quyền có tính đặc quyền của quốc gia ven biển
đối với bề mặt và lòng đất của thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982 (điều đó đã được ghi nhận tại Điều 1 Luật biển Việt
Nam năm 2012; Điều 2, Điều 7 và Điều 9 Luật Biên giới quốc gia Việt Nam năm
2003). Điều 18 Luật biển Việt Nam năm 2012 đã khẳng định quyền chủ quyền đối
với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên là có tính đặc quyền, không ai có
quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm
lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
Lãnh thổ trên không là khoảng không nằm bên trên lãnh thổ trên bộ và trên
nước, kể cả trên vùng lãnh hải. Hiện nay chưa có thống nhất về giới hạn độ cao cho
lãnh thổ trên không, tuy nhiên trong thực tiễn quốc tế người ta thường giới hạn độ
cao của vùng không phận vào khoảng từ 100 đến 110 km, tức là tới tầm hoạt động
của các con tàu vũ trụ.
Ngoài các loại lãnh thổ quốc gia nói trên, trong luật quốc tế đôi khi còn tồn tại
một loại lãnh thổ “có điều kiện” thuộc thẩm quyền của quốc gia (hay còn gọi là
“lãnh thổ quốc gia có điều kiện”) nằm bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Đó là khu đại
sứ quán, lãnh sự quán và các cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước ở nước
ngoài; các loại phương tiện như: tàu, thuyền đang hoạt động trên công hải (biển cả)
và các tàu thám hiểm trên không và tàu vũ trụ ... có cắm hoặc treo cờ quốc gia tương
ứng.
Chế độ pháp lý của lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự quy định. Tuy nhiên, như
trên đã phân tích một số vấn đề về lãnh thổ quốc gia có thể là đối tượng điều chỉnh
của pháp luật quốc tế, bên cạnh đó bản chất pháp lý của lãnh thổ quốc gia trong
khoa học pháp lý quốc tế cũng có các quan đểm khác nhau.
Lãnh thổ quốc gia là một yếu tố cơ bản nhất của mỗi quốc gia có chủ quyền.
Do đó, quốc gia có chủ quyền có thể cho thuê lãnh thổ, tức là việc một quốc gia có
chủ quyền cho một quốc gia khác thuê lãnh thổ trên cơ sở của điều ước quốc tế. Tuy

25
Luật biển Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ
ba thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

122
nhiên, quốc gia thuê lãnh thổ phải sử dụng lãnh thổ thuê với mục đích không chống
lại chủ quyền và an ninh quốc gia của quốc gia cho thuê. Trong thực tiễn quan hệ
quốc tế, lãnh thổ cho thuê thường được sử dụng để xây dựng các căn cứ quân sự,
hoặc vì các mục đích dân sự khác.
2. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Quốc gia có quyền lực tối cao đối với lãnh thổ của mình. Trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau đã có các quan điểm khác nhau về quyền lực tối cao của quốc gia
đối với lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên trong khoa học luật quốc tế có ba học thuyết
cơ bản, đó là: thuyết tài vật, thuyết cai trị; và thuyết thẩm quyền.
Hình thành vào thời kỳ phong kiến, học thuyết tài vật xem lãnh thổ quốc gia
như một loại tài sản của quốc gia, quốc gia có quyền tối cao đối với lãnh thổ được
thể hiện thông qua quyền sở hữu của quốc gia đối với lãnh thổ.
Học thuyết cai trị được hình thành vào thời kỳ tư bản, theo đó học thuyết cai
trị xem lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất mà ở đó tồn tại quyền lực nhà
nước, quyền lực tối cao đối với lãnh thổ, bao gồm: vùng đất, vùng nước và vùng
trời trên lãnh thổ đó.
Hình thành vào đầu thế kỷ XX, thuyết thẩm quyền xem lãnh thổ quốc gia là
khoảng không gian mà trong đó có cả thẩm quyền quốc gia sở tại và các quốc gia
khác, tức là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ không là tuyệt đối. Học
thuyết này có thể tạo ra cơ sở pháp lý cho sự can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác.
Theo luật quốc tế hiện đại, quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là
quyền tối thượng mà quốc gia có toàn quyền thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia mình trên hai bình diện: một là, quyền lực của quốc gia là tối cao đối với
mọi người, mọi tổ chức trên lãnh thổ quốc gia, ngoại trừ các hoạt động về quyền lực
hợp pháp của quốc gia khác; và hai là, chỉ quốc gia chủ nhà có quyền sở hữu, sử
dụng và tự định đoạt đối với lãnh thổ quốc gia mình.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thể hiện quyền lực tối cao của đối
với mọi người, mọi tổ chức, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, kể cả các tổ
chức quốc tế có trụ sở trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Các chủ thể này phải có
nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của quốc gia sở tại, ví dụ như quốc gia sở tại có quyền
bắt giữ hoặc trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ quốc gia của mình v.v...
Trên thực tế, một số quốc gia khác có thể thực hiện một phần quyền lực của mình
đối với một phần lãnh thổ cụ thể của quốc gia sở tại trong một thời gian hạn định
123
theo thỏa thuận với quốc gia sở tại. Ví dụ các quốc gia nước ngoài thực hiện quyền
quản lý đối với trụ sở đại sứ quán, hoặc đối với các phần đất thuê của quốc gia sở
tại theo các điều ước quốc tế đã được ký kết với quốc gia sở tại. Tuy nhiên, quyền
lực tối cao đối với lãnh thổ là của quốc gia sở tại chứ không thuộc về quốc gia nước
ngoài trên thực tế đang quản lý vùng đất (hoặc lãnh thổ) đó.
Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ còn thể hiện thông qua việc
quốc gia có quyền quản lý hành chính và định đoạt đối với lãnh thổ. Quốc gia khác,
trên cơ sở đồng ý của quốc gia sở tại, chỉ có thể có quyền quản lý hành chính song
không có quyền định đoạt, một lãnh thổ không thuộc quyền tực tối cao của bất kỳ
một quốc gia nào thì lãnh thổ đó là lãnh thổ của cộng đồng quốc tế.
Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ khác với quyền chủ quyền của
quốc gia đó đối với một số lãnh thổ nhất định, quyền quản thác lãnh thổ hoặc quyền
sử dụng lãnh thổ. Ví dụ như quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình
đối với tài nguyên thiên nhiên ở vùng đặc quyền kinh tế, ở thềm lục địa, hoặc quyền
tài phán hạn chế ở vùng tiếp giáp lãnh hải. Việc thực hiện quyền chủ quyền quốc
gia đối với các vùng này khác với việc quốc gia thực hiện quyền lực tối cao đối với
lãnh thổ quốc gia, vì vậy quốc gia ven biển không thể tuyên bố các vùng đó là một
bộ phận lãnh thổ của quốc gia.
Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ cũng khác với quyền quản
thác. Quyền quản thác đối với lãnh thổ là quyền quản lý, là sự gánh vác trách nhiệm
pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ được giao quản thác với tư cách là người đại diện
hợp pháp trên vùng lãnh thổ không thuộc ai, ví dụ các vùng lãnh thổ do Liên hợp
quốc giao cho một hoặc một số quốc gia nào đó quản thác.
Quyền sử dụng không phải là quyền lực tối cao đối với lãnh thổ của quốc gia
đang sử dụng và khai thác. Ví du theo các Điều ước năm 1901 và năm 1903 giữa
Mỹ và Panama về đào kênh; và các Điều ước năm 1977 giữa Mỹ và Panama về kênh
Panama và về trung lập vĩnh viễn và khai thác kênh đào Panama, Mỹ có quyền quản
lý kênh đào với các điều kiện nhất định được ghi nhận trong các điều ước quốc tế
đó, trong khi đó Panama vẫn giữ quyền lực tối cao đối với toàn bộ lãnh thổ của quốc
gia mình (ngoại trừ những điều khoản trong các điều ước quy định cho Mỹ có quyền
sử dụng và khai thác kênh đào theo hạn định). Điều đó đã được minh chứng trong
thực tiễn vì đến năm 2000 (ngày 01/01/2000) kênh đào Panama và các công trình
có liên quan đến kênh đã chuyển chủ quyền cho Panama (tức là sau khi các điều
ước quốc tế nói trên hết hiệu lực). Trường hợp kênh đào Xu-ê (Ai Cập) nối Địa
124
Trung Hải và Hồng Hải cũng là một ví dụ tương tự. Anh đã chiếm Ai Cập và khống
chế kênh đào từ năm 1882 đến năm 1956, sau 74 năm Anh rút và Tổng thống Ai
Cập đã quốc hữa hóa kênh đào vào năm 1956 (ngày 26/7/1956).
Như vậy, quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ quốc gia của mình
được thể hiện trên các quyền cơ bản, như: quyền tự xác định chế độ chính trị-kinh
tế; quyền sở hữu đối với mọi tài nguyên thiên nhiên; quyền tài phán đối với mọi
người và mọi tổ chức; và quyền được đảm bảo bất khả xâm phạm biên giới quốc gia
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong đó, quyền bất khả xâm phạm biên giới quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý
quốc tế quan trọng, ví dụ như: Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu
năm 1975; Điều ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ngày
08/12/1991 và Tuyên bố Alma Ata về thành lập SNG ngày 21/12/199126; và Hiến
chương ASEAN năm 2007 v.v...
3. Vấn đề thụ đắc lãnh thổ
Thụ đắc lãnh thổ là một vấn đề có tính lịch sử, có nhiều hình thức thụ đắc lãnh
thổ trong lịch sử, thụ đắc lãnh thổ phụ thuộc vào thời gian, điều kiện, hoàn cảnh đối
với mỗi quốc gia. Thực tiễn quốc tế đã tồn tại các hình thức thụ đắc lãnh thổ khác
nhau, ví dụ như: thụ đắc bằng chiếm hữu thực sự; thụ đắc bằng chuyển nhượng; thụ
đắc bằng xâm chiếm; và thụ đắc bằng sự tác động của thiên nhiên.
Mỗi một hình thức thụ đắc lãnh thổ nói trên đều có những đặc điểm riêng, phụ
thuộc vào thời gian, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như thụ đắc bằng chiếm
hữu thực sự là việc một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình đối với
một lãnh thổ vô chủ, tức là lãnh thổ này không thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc
gia nào; hoặc thụ đắc bằng chuyển nhượng được hiểu là sự chuyển giao chủ quyền
một vùng lãnh thổ nào đó từ một quốc gia này sang một quốc gia khác thông qua
việc ký kết điều ước quốc tế, trong đó ghi nhận về các điều kiện chuyển nhượng. Ví
dụ, Nga Hoàng bán vùng đất Alaska cho Hoa Kỳ năm 1867 v.v...
Chiếm hữu thực sự là một tập quán quốc tế, là một nguyên tắc trong Định
ước Berlin về châu Phi được ký kết năm 1885 (26/6/1885) giữa 13 quốc gia châu
Âu và Hoa Kỳ. Sau khóa họp của Viện pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm

26
SNG có 11 thành viên gồm Nga, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mondova,
Tajikistan, Uzebekistan, Turkmenistan và Ukraine. Trong đó, Turkmenistan đã ký kết nhưng chưa phê chuẩn
Tuyên bố Alma Ata về thành lập SNG, nên được coi là thành viên không chính thức và Ukraine, mặc dù là
quốc gia sáng lập, nhưng cũng chưa phê chuẩn Tuyên bố này.

125
1888, nguyên tắc chiếm hữu thật sự đã trở thành quan điểm chiếm ưu thế trên thế
giới. Các Điều 3 và từ Điều 34-35 của Định ước Berlin ký kết năm 1885 đã xác định
nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và quy định các điều kiện chủ yếu cần
có cho việc chiếm hữu thật sự như sau:
Một là, phải có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước thành viên ký
Định ước Berlin;
Hai là, phải duy trì trên những vùng lãnh thổ mà quốc gia ấy chiếm hữu sự
tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà quốc gia ấy đã giành, được
tôn trọng.
Tuyên bố của Viện pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh rằng
"Mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền ... thì phải là
thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa".
Sau Hiệp ước Saint Germain năm 1919, "Nguyên tắc chiếm hữu thật sự" không
còn giá trị pháp lý (nguyên tắc này đã bị hủy bỏ) vì trên thế giới không còn lãnh thổ
vô chủ nữa.
Việt Nam đã chiếm hữu thực sự đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa ở biển Đông ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Nhà nước Việt Nam trên thực tế đã làm chủ
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động khác nhau, ví dụ như: tổ
chức khai thác, khảo sát, đặt bia, xây miếu, trồng cây, bảo vệ ngư dân...; đặt ra các
quy định về các hình thức thưởng phạt, thực hiện việc bảo đảm an toàn hàng hải
quốc tế, cứu hộ người gặp nạn v.v... Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng được đầy đủ
các tiêu chuẩn của việc thụ đắc lãnh thổ vô chủ từ thời kỳ đó.

III. BIÊN GIỚI QUỐC GIA


1. Khái niệm và các loại biên giới
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với quốc
gia khác, gồm trên bộ, trên biển, trên không và biên giới dưới lòng đất. Vấn đề biên
giới quốc gia luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Biên giới trên bộ là đường ranh giới giữa các quốc gia trong châu lục hoặc
ngoài hải đảo. Đường biên giới này thường được xác định bởi các mốc biên giới
trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia liên quan.
Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền giữa các quốc
gia có liên quan trên cơ sở các điều ước quốc tế. Dựa vào đặc điểm địa hình của
sông, hồ, kênh, núi v.v... biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh
126
dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Hiện nay, đa số đường biên giới trên
bộ của các quốc gia trên thế giới là đường biên giới theo điạ hình. Ví dụ, đường biên
giới trên bộ của Việt Nam với các quốc gia: Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài khoảng 1350
km, 6 tỉnh của Việt Nam là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh tiếp giáp với hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây. Phần
lớn đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc chạy theo địa hình
núi cao phức tạp theo hướng chung Tây Bắc và Đông Nam, trong đó địa hình ở phần
phía đông là núi đá vôi. Một phần đường biên giới đi theo các sông suối (sông Hồng,
sông Quy Sơn, sông Kỳ Cùng, sông Đồng Mô, sông Ka Long, sông Bắc Luân v.v...)
và phần lớn các sông suối này hẹp, tàu thuyền không đi lại được. Ngoài ra, biên giới
trên bộ còn được xác định theo hình học, tức là đường biên giới trên bộ được xác
định bởi hai điểm cách xa nhau thành một đoạn thẳng, kiểu biên giới này thường
được áp dụng đối với các vùng sa mạc.
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ
trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải (bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của của đảo, lãnh hải của quần đảo được xác định theo Công ước Liên hợp quốc về
luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa các quốc gia có liên quan). Đường
biên giới thuỷ trên sông thường được phân định giữa các quốc gia liên quan bằng
các điều ước quốc tế. Đường biên giới này thường được xác định theo giữa sông,
giữa dòng chảy. Đường biên giới thuỷ trên mặt hồ thường được xác định theo cách
nối hai điểm của bờ hồ trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia liên quan.
Đường biên giới trên biển là ranh giới ngoài của vùng lãnh hải (hoặc của các vùng
nội thuỷ hoặc vùng lãnh hải nếu các quốc gia hữu quan có bờ biển đối diện hay liền
kề) của các quốc gia ven biển. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật
biển năm 1982, ranh giới ngoài của lãnh hải không được vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở. Các quốc gia ven biển tự xác định đường cơ sở của mình trên cơ sở
phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Đường biên giới phân
chia vùng nội thuỷ hoặc vùng lãnh hải giữa các quốc gia ven biển có liên quan do
các bên tự thỏa thuận và được xác định bằng việc ký kết các điều ước quốc tế.
Chú ý rằng các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định để khẳng định quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về luật
biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa các quốc gia liên quan.
127
Theo luật quốc tế, biên giới trong lòng đất được xác định và thừa nhận dưới
dạng các tập quán quốc tế. Biên giới quốc gia trong lòng đất được hiểu là mặt thẳng
đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống tâm
trái đất.
Chú ý rằng ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các
đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xuống dưới
lòng đất để xác định quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển phù
hợp với Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế
giữa các quốc gia liên quan.
Biên giới trên không được xác định và thừa nhận dưới dạng các tập quán
quốc tế. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
bộ và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời tới độ cao mà các vệ tinh có thể bay
được, tức là khoảng trên (hoặc dưới) 100 km.
Như vậy, biên giới trên bộ và trên biển được xác định trên cơ sở ký kết các
điều ước quốc tế giữa các quốc gia có liên quan. Biên giới trên biển được xác định
theo văn bản pháp luật của quốc gia ven biển, phù hợp với luật quốc tế, với Công
ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa các quốc gia
có liên quan. Việc xác định biên giới thường thực hiện theo các bước nhất định.
Trên bộ các quốc gia liên quan ký kết điều ước quốc tế, phân giới và cắm mốc. Trên
biển trước hết cần vạch đường cơ sở để phân định vùng lãnh hải, nếu bờ biển kề
nhau hoặc đối diện nhau thi phân định bằng đường cách đều hoặc đường trung tuyến
nếu các bên không có thỏa thuận khác. Biên giới trên không và lòng đất do luật quốc
tế quy định theo các quy phạm tập quán quốc tế. Ví dụ, trên cơ sở luật quốc tế, pháp
luật Việt Nam hiện hành (Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003) đã xác định
biên giới quốc gia, theo đó “biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đủ để xác định giới hạn lãnh thổ
đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong việc xác định biên giới quốc gia, vấn đề xác định đường biên giới
trên bộ và trên mặt nước là quan trọng nhất. Đường biên giới cần xác định một
cách ổn định và rõ ràng và ghi nhận trong điều ước quốc tế, đặc biệt là các
tuyến đường biên giới giữa hai quốc gia liên quan27. Nếu đường biên giới được

27
Ví dụ, Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực ngày 6/7/2000. Ngày
9/6/2000, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt

128
xác định trên cơ sở các quy phạm tập quán thì việc tuân thủ các tập quán đó
cũng là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia liên quan, điều đó đã được ghi nhận
trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và cụ thể hóa trong nội dung của
các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
2. Chế độ pháp lý của biên giới quốc gia
Chế độ pháp lý của biên giới quốc gia được điều chỉnh chủ yếu bằng các văn
bản pháp luật quốc gia và trên cơ sở các điều ước quốc tế giữa các quốc gia liên
quan. Để củng cố quan hệ hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia có chung đường
biên giới, các quốc gia có liên quan thường ký kết các điều ước quốc tế quy định
một số vấn đề liên quan tới đường biên giới, ban hành các văn bản pháp luật quốc
gia quy định về chế độ pháp lý khu vực biên giới.
Các điều ước về biên giới quốc gia thường tập trung giải quyết các vấn đề cơ
bản như: nội dung của biên giới quốc gia; quy định các hoạt động kinh tế-thương
mại; các biện pháp bảo đảm trật tự ở biên giới; nhằm phòng ngừa sự vượt biên trái
phép; phục vụ công tác điều tra các trường hợp vi phạm chế độ biên giới; điều tra
và giải quyết các vi phạm ở biên giới quốc gia v.v...
Trong nội dung của các điều ước quốc tế về biên giới thường quy định quyền
và nghĩa vụ của các đại diện của các quốc gia nhằm giúp họ thực hiện tốt các quy
định trên. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của họ, các vấn đề biên giới được
giải quyết bằng con đường ngoại giao. Ngoài ra, các điều ước quốc tế về biên giới
còn quy định về các vấn đề như chế độ qua lại của người và hàng hoá; chế độ qua
lại của các phương tiện giao thông, thuỷ, bộ; chế độ khai thác, hành nghề ở vùng
biên giới; chế độ vệ sinh dịch tễ; vấn đề bảo vệ môi trường v.v...
Các điều ước quốc tế về biên giới thường là những điều ước không xác định
thời hạn (đặc biệt là các hiệp định về hoạch định biên giới). Các điều ước quốc tế
về biên giới thường không có các quy định về đình chỉ hiệu lực và về vấn đề sửa đổi
điều ước. Thậm chí khi trong quan hệ giữa hai nước có chung đường biên giới xẩy
ra chiến tranh, điều ước về biên giới không thể bị đình chỉ hiệu lực. Việc đơn phương
thay đổi điều ước quốc tế về biên giới là một hành vi trái luật quốc tế hiện hành.

Nam và Trung Quốc. Ngày 6/7/2000 tại Bắc Kinh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu cấp Chính phủ Việt Nam về
đàm phán biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng và Trưởng
đoàn đàm phán cấp Chính phủ của Trung Quốc về đàm phán biên giới – lãnh thổ với Việt Nam, Trợ lý Bộ
trưởng Bộ Ngóại giao Vương Nghị đã trao đổi Văn kiện phê chuẩn do Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam Trần Đức Lương và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa ký. Theo quy định của Hiệp ước, kể từ ngày đó
Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có hiệu lực. Báo Nhân Dân ngày 7/7/2000.

129
Tuy nhiên, việc ký kết lại (ký kết mới) các điều ước quốc tế về biên giới giữa hai
quốc gia liên quan sẽ là cơ sở để thay đổi các quy định về biên giới trong các điều
ước quốc tế đã tồn tại trước đó. Một vấn đề tranh luận ở đây là liệu một quốc gia có
quyền tuyên bố huỷ bỏ điều ước quốc tế về biên giới khi quốc gia liên quan vi phạm
cơ bản điều ước quốc tế về biên giới (ví dụ, xâm lược để lấn chiếm biên giới) hay
không?. Thực tiễn sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy rằng đã có một
số trường hợp như vậy được thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay việc tuyên bố huỷ bỏ
điều ước quốc tế về biên giới là không có cơ sở.
Trên cơ sở các điều ước quốc tế về biên giới, các quốc gia quy định chế độ
pháp lý về các vùng biên giới trong phạm vi lãnh thổ của mình. Ví dụ, Điều 15 Luật
Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 đã quy định về các nội dung:
Một là, việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên
giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ
đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên
giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở
ra cho qua lại biên giới;
Hai là, người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ
giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm sóát của các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật”.
Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 đã quy định về việc khôi
phục, sửa chữa các mốc quốc giới và việc giải quyết các vụ việc xảy ra liên quan
đến biên giới quốc gia phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết (Điều 30).
3. Biên giới Việt Nam
1) Biên giới Việt Nam - Lào
Trên cơ sở bản đồ của Pháp và Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký kết ngày 18/7/1977 về hoạch định
biên giới (Hiệp định này được bổ sung ngày 24/01/1986), hai nước (Việt Nam và
Lào) đã ký kết Nghị định thư ngày 16/10/1987 về ghi nhận kết quả phân giới, cắm
mốc.
Theo Hiệp định về hoạch định biên giới năm 1977 nói trên, Việt Nam đã triển
khai phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam với Lào. Sau 10 năm, hai nước đã

130
hoàn thành cơ bản cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào với chiều dài hơn 2.000 km
và 199 cột mốc.
Trên cơ sở Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia được ký kết giữa Việt
Nam và Lào ngày 01/3/1990 (Hiệp định có hiệu lực ngày 06/11/1990), hai nước đã
ký kết Nghị định thư ngày 31/8/1997 về việc sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy
chế biên giới quốc gia (Nghị định thư có hiệu lực ngày 02/7/1998).
Theo các Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và Lào, toàn bộ đường biên giới
giữa Việt Nam và Lào, từ ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc đến ngã
ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia dài hơn 2.000 km đã được hoạch định và
phân giới.
Hiện nay, hai nước Việt Nam và Lào đang thực hiện Dự án tăng dày và tôn
tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam–Lào (ví dụ, ngày 19/5/2010, đã khánh thành
mốc biên giới 790 Việt Nam-Lào tại vị trí mốc biên giới 790 - mốc cửa khẩu quốc
tế Bờ Y, Việt Nam - Phu Cưa, Lào).
Đường biên giới Việt Nam-Lào là đường biên giới hữu nghị, hoà bình, ổn
định, hợp tác và phát triển lâu dài. Hai nhà nước đã thành lập Ủy ban Liên hợp cắm
mốc biên giới Việt Nam – Lào, năm 2011 Việt Nam và Lào đã đàm phán và thống
nhất được nhiều vấn đề về mốc giới, đưa tổng số vị trí mốc đã xác định trên thực
địa lên đến 622 và đã xây dựng xong 489 cột mốc quốc giới trên toàn tuyến biên
giới. Hai bên đã khẳng định quyết tâm đến cuối năm 2012, sẽ xác định và xây dựng
xong toàn bộ số mốc còn lại.
2) Biên giới Việt Nam - Campuchia
Việt Nam và Campuchia có chung biên giới đất liền và biên giới trên biển.
Hai nước đã ký kết một số văn kiện quan trọng về biên giới, như: Hiệp định về
nguyên tắc giải quyết biên giới ngày 20/7/1983; Hiệp định về quy chế biên giới năm
1983 và Hiệp định về hoạch định biên giới trên đất liền ngày 27/12/1985.
Sau khi Hiệp định về hoạch định biên giới trên đất liền ngày 27/12/1985 có
hiệu lực, hai nhà nước đã thực hiện việc phân giới được hơn 200 km trong tổng số
1.137 km đường biên giới và đã thực hiện cắm được 72 mốc giới.
Để giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới, tháng 10/2005, hai nước Việt Nam
và Campuchia đã ký kết Hiệp định bổ sung cho Hiệp định về hoạch định biên giới
trên đất liền ngày 27/12/1985. Hiệp định bổ sung năm 2005 là cơ sở pháp lý quan
trọng để Việt Nam và Campuchia hoàn thành vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai
nước. Theo tinh thần của Hiệp định bổ sung năm 2005, hai bên dự kiến sẽ cắm trên
131
toàn tuyến biên giới 375 mốc giới và sẽ hoàn thành vào năm 2012 đúng theo tiến độ
thỏa thuận giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Việc hoàn thành việc phân giới và cắm mốc biên giới giữa hai nước Việt
Nam và Campuchia sẽ góp phần xây dựng biên giới Việt Nam và Campuchia là biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
3) Biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết giữa Pháp (nhân
danh Việt Nam) với nhà Thanh năm 1887 và giữa Bắc Kỳ với nhà Thanh năm 1895.
Để giải quyết các vấn đề về biên giới trên vùng biên giới giữa hai nước Việt
Nam và Trung Quốc, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định tạm thời về
việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước ngày 07/11/1991. Trong nội
dung của Hiệp định tạm thời này, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã
đề ra khuôn khổ nối lại đàm phán về biên giới giữa hai nước.
Trên cơ sở các Hiệp định nói trên và sau nhiều năm đàm phán, hai nước Việt
Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định biên giới ngày 31/12/1999 và đã trao đổi
thư phê chuẩn ngày 06/7/2000. Vấn đề biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã được giải quyết trên cơ sở ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000 và hai nước Việt
Nam và Trung Quốc đã trao đổi thư phê chuẩn ngày 30/6/2004.
Việt Nam đã hoàn thành phân giới cắm mốc với Trung Quốc năm 2009, hai
bên đã ký kết ba Hiệp định quan trọng khác về biên giới và lãnh thổ, đó là: Nghị
định thư về phân giới cắm mốc; Hiệp định về quản lý biên giới; và Hiệp định về cửa
khẩu. Các nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề phân giới trên biển đã được hai
bên đàm phán nhiều lần trong năm 2010, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất
cùng dựa trên cơ sở của luật quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về luật biển
năm 1982 để giải quyết vấn đề biên giới trên biển. Hiện nay, hai nhà nước Việt Nam
và Trung Quốc đang triển khai đàm phán phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

IV. SÔNG VÀ KÊNH QUỐC TẾ


1. Sông quốc tế
Sông quốc tế là sông chảy qua lãnh thổ của hai hoặc nhiều hơn hai quốc gia.
Sông quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giao thông thủy. Việc sử dụng
sông quốc tế không nhất thiết chỉ dành cho các quốc gia ven sông hoặc các quốc gia
132
có lãnh thổ mà sông chảy qua, mà sông quốc tế còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với các quốc gia không ven sông. Xuất phát từ vị trí địa lý như thế nên chế độ
pháp lý của sông quốc tế được điều chỉnh bằng quy chế pháp lý quốc tế.
Mỗi quốc gia thực hiện chủ quyền của mình trên phần sông nằm trong phạm
vi lãnh thổ của mình. Quốc gia cũng có trách nhiệm sử dụng, khai thác phần sông
đó với tính chất không gây bẩn hoặc làm ô nhiễm môi trường, hoặc gây thiệt hai cho
các quốc gia ven sông khác. Quốc gia cũng không có quyền tự mình làm thay đổi
dòng chảy của sông quốc tế, bởi vì việc làm đó có thể làm hạn chế khả năng sử dụng
và khai thác của các quốc gia ven sông khác hoặc làm hại môi trường của các quốc
gia đó.
Để đảm bảo khả năng sử dụng và khai thác sông quốc tế một cách bình đẳng
và hiệu quả, các quốc gia liên quan thường ký kết các điều ước song phương hoặc
đa phương, trong đó định chế các quy tắc sử dụng sông cho giao thông thủy, hoặc
xây dựng các công trình, đập chắn nước, thủy điện, công trình tưới tiêu, đi bè gỗ và
phục vụ cho các mục đích dân sự khác.
Tự do đi lại trên trên các con sông chính ở Tây Âu đã được công nhận tại
Hội nghị Viên năm 1815, trong đó đã nói về quyền của các quốc gia ven sông xây
dựng các quy tắc giao thông thủy. Ví dụ như trường hợp sông Đuna, Điều ước về
hòa bình (Paris) năm 1856 đã giao cho các quốc gia ven sông có quyền trực tiếp
thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Hiện nay, sông Đuna được điều chỉnh bằng Công
ước “Về chế độ thủy vận trên sông Đuna” được thông qua năm 1948.
Công ước “Về chế độ thủy vận trên sông Đuna” năm 1948 đã ghi nhận các
đặc điểm về chế độ pháp lý của sông quốc tế, quy định việc tự do vận tải trên sông
“tự do cho mọi công dân, mọi tàu thuyền thương mại và hàng hóa trên cơ sở bình
đẳng thông qua thuế hàng hóa và vận tải”.
Các quốc gia ven sông có quyền hạn chế hoặc cấm qua lại đối với tàu thuyền
quân sự của các quốc gia không ven sông hoặc các tàu thuyền có các mục đích quân
sự khác. Ví dụ, Điều 30 của Công ước “Về chế độ thủy vận trên sông Đuna” năm
1948 ghi nhận rằng: cấm tất cả các tàu thuyền quân sự của tất cả các quốc gia không
ven sông qua lại trên sông Đuna. Tàu thuyền quân sự của các quốc gia ven sông khi
ra khỏi phạm vi quốc gia mình phải treo cờ và chỉ được thực hiện theo thỏa thuận
giữa các quốc gia ven sông có liên quan.
Tự do giao thông thủy không chỉ trên sông Đuna, mà còn bao gồm cả ra vào
cảng, nhận và bốc dỡ hàng hóa, nhận hành khách lên và xuống tàu thuyền. Các quốc
133
gia ven sông có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, kể cả các vấn đề về
cầu cảng để đảm bảo tốt nhất cho việc tự do giao thông trên sông Đuna.
Để đảm bảo thực hiện tự do giao thông trên sông quốc tế, các quốc gia có
liên quan thành lập ra một số cơ quan chuyên môn trên cơ sở các điều ước quốc tế,
nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác nhau trong việc phối hợp sử dụng sông quốc
tế (ví dụ như các Ủy ban về cầu cảng quốc tế sông Đuna).
Một ví dụ về sông quốc tế khác như sông Mê Kông. Sông Mê Kông là một
trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua
Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam (đổ ra biển Đông). Để quản lý và
khai thác sông, các quốc gia hạ lưu ven sông đã thành lập Uỷ hội sông Mê Công
quốc tế ngày 5/4/1995 (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam)28 trên cơ sở ký kết
Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm 1995.
Theo Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm
1995, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên Uỷ hội sông Mê
Công quốc tế là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, sử dụng
nước theo nguyên tắc công bằng và hợp lý. Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng,
quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên
trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác
trong vùng hạ lưu sông Mê Công. Ngoài ra, Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững
lưu vực sông Mê Công năm 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường quan
hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Công và các quốc
gia khác trong khu vực.
Ðối với Việt Nam, Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê
Công năm 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối
với vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

2. Kênh quốc tế
Kênh quốc tế là công trình nhân tạo nối biển với đại dương và được sử dụng
làm vận tải quốc tế, ví dụ như kênh đào Xu-e và kênh đào Panama.
Kênh đào Xu-e nối Địa Trung Hải và Hồng hải là đường giao thông trọng
yếu giữa các Đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Kênh
đào Xu-e khởi công xây dựng ngày 25/5/1859 và hoàn thành ngày 17/11/1869. Năm

28
Trung Quốc và Myanmar tham gia là đối tác đối thoại của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế.

134
1882 Anh chiếm Ai Cập và khống chế kênh đào Xu-e. Năm 1956, người Anh rút
khỏi kênh đào này sau 74 năm chiếm đóng. Tổng thống Ai Cập quốc hữu hóa kênh
đào Xu-e ngày 26/7/1956.
Theo quy định tại Công ước về đảm bảo tự do kênh Xu-e năm 1888, tất cả
các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải trên kênh đào Xu-e. Chính phủ Ai Cập có
trách nhiệm áp dụng các biện pháp để đảm bảo thủy vận tự do trên kênh.
Kênh đào Panama được thực hiện trên cơ sở các Điều ước về đào kênh được
ký kết giữa Hoa Kỳ và Panama vào các năm 1901 và năm 1903. Việc đào kênh bắt
đầu thực hiện từ năm 1904 và kết thúc vào tháng 8/1914. Kênh đào Panama nối Thái
Bình Dương với biển Caribê và Đại Tây Dương. Kênh có quy chế tự do cho tất cả
tàu thuyền kể cả tàu thuyền quân sự và phi quân sự. Hoa Kỳ trực tiếp quản lý kênh,
năm 1977 Hoa Kỳ và Panama đã ký kết hai điều ước quốc tế: Điều ước về kênh đào
Panama và Điều ước về chế độ trung lập vĩnh viễn và khai thác kênh. Các điều ước
quốc tế này thay thế cho các điều ước quốc tế trước đó. Điều ước về kênh đào
Panama có hiệu lực đến hết ngày 31/12/1999, sau đó kênh đào Panama và các công
trình có liên quan đến kênh đào Panama đã chuyển chủ quyền cho Panama kể từ
ngày 01/01/2000, tức là thời điểm Điều ước về kênh đào Panama năm 1977 hết hiệu
lực.
Ngoài ra, có thể kể tên kênh quốc tế khác như kênh Kinxki, kênh này được
quy định bằng các văn bản pháp luật của Đức và các thỏa thuận giữa Đức với các
quốc gia có liên quan. Kênh Kinxki có quy chế pháp lý tự do đi lại cho tàu thuyền
các quốc gia. Riêng tàu quân sự nước ngoài qua lại kênh Kinxki cần xin phép và
cắm cờ quốc gia mình và tuân thủ các quy định về hàng hải.

V. NAM CỰC
Nam Cực là lãnh thổ chung của quốc tế, là châu lục lạnh nhất, nhiệt độ trung
bình hàng năm là -280oC, so với Bắc Cực, nhiệt độ của Nam Cực thấp hơn 200oC.
Nam Cực có bão tuyết mạnh nhất, tốc độ gió tối đa là 100m/s. Vì thế, Nam Cực
được coi là “cực gió của thế giới”.
Diện tích bề mặt của Nam Cực khoảng 1,4 triệu km2, chiếm 1/10 diện tích
lục địa toàn thế giới. Khối lượng băng của của Nam Cực tính cả phần lục địa chính
và các đảo nhỏ ước tính chiếm tới khoảng 95% lượng băng toàn thế giới. Nam Cực
là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên

135
gia khoa học thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng
thời gian ngắn.
Về chế độ pháp lý, cộng đồng quốc tế đã ký kết Điều ước về Nam Cực ngày
01/12/1959 (còn được gọi là Điều ước năm 1959), trong đó Điều 1 quy định rằng
Nam Cực chỉ sử dụng vào mục đích hòa bình, nghiêm cấm các hoạt động vũ trang,
xây dựng các căn cứ, công trình quân sự dùng để thử các loại vũ khí.
Điều ước năm 1959 quy định không công nhận chủ quyền cho bất cứ quốc
gia nào nào đối với Nam Cực. Hơn 30 quốc gia ký kết Điều ước năm 1959, kể cả
các quốc gia không ký kết hoặc gia nhập đều có quyền nghiên cứu khoa học, tất cả
các quốc gia đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Điều ước năm 1959 đã nhấn
mạnh rằng, các chính phủ, các tổ chức và công dân của mọi quốc gia trên thế giới
đều có quyền nghiên cứu khoa học trên cơ sở bình đẳng.
Ngoài ra, chế độ pháp lý của Nam Cực còn được quy định bằng các điều ước
chuyên ngành khác, ví dụ như các Công ước quy định về bảo vệ Hải Cẩu năm 1972;
Công ước về bảo vệ tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực năm 1980; Công ước về
điều chỉnh nghiên cứu tài nguyên khoáng sản ở Nam Cực năm 1988; Nghị định thư
năm 1991 (có liên quan đến Điều ước về Nam Cực ngày 01/12/1959) quy định Nam
Cực là khu bảo tồn thiên nhiên vì hòa bình và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa
học.

136
137

You might also like