BÌA TIỂU LUẬN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


_________________

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Phương pháp học tập “học tập tự chủ”; vận dụng phương pháp
này vào chuyên môn và ngoại ngữ bản thân.

Sinh viên : Đỗ Lệ Thu

Mã số sinh viên : 23014390

Khóa : K17

Ngành : Ngôn Ngữ Anh

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Hương Lan


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................01
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................02

I. Phương pháp học tập tự chủ .........................................................................03


1. Khái niệm tự chủ........................................................................................03
2. Đặc điểm phương pháp học tập tự chủ.......................................................03
Đặc điểm phương pháp học tập tự chủ.......................................................04
Đặc điểm phương pháp học tập tự chủ.......................................................05
3. Những lợi ích của phương pháp học tập tự chủ..........................................05
Những lợi ích của phương pháp học tập tự chủ..........................................06
4. Vận dụng………………………………………………………………….06
II. Sự tương ứng giữa nội dung với phương pháp dạy học ngoại ngữ..............06
II. Sự tương ứng giữa nội dung với phương pháp dạy học ngoại ngữ..............07
III. Những yêu cầu đối với sinh viên để trở thành cử nhân ngoại ngữ tại
trường Đại học Phenikaa...................................................................................07
1. Giới thiệu khái quát ngôn ngữ mình đang theo học……………………....07
Giới thiệu khái quát ngôn ngữ mình đang theo học……………………....08
2. Cơ hội và thách thức....................................................................................08
a. Cơ hội…………………………………………....……………………....08
b. Thách thức…………………………………………………………….....09
3. Mong muốn của bản thân đối với việc học tiếng Anh và ngoại ngữ
khác.....................................................................................................................09
IV. Kết luận…………………………………………………………………….10
V. Tài liệu tham khảo……………………..………………………………..….10
LỜI NÓI ĐẦU

Học tập là một trong những mục tiêu quan trọng mà mỗi người cần phải xác
định trong suốt cuộc đời của mình, đặc biệt là với mỗi học sinh, sinh viên. Trái
Đất liên tục vận hành xoay chuyển xung quanh Mặt trời, cũng như quy luật của
tự nhiên, thì hành tinh xanh mà con người cùng hàng triệu loài sinh vật khác
cùng
sinh sống cũng sẽ liên tục thay đổi và phát triển. Vì thế, để có thể chuyển mình
theo xu hướng của thời đại và vươn tới một tương lai hạnh phúc, chúng ta phải
luôn coi trọng và tiếp thu tri thức. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng một xã hội
học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi
người. Người Gruzia có câu "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là
hạt
giống của hạnh phúc".
Kiến thức không đến một cách tự nhiên. Đây là quá trình tích lũy trong quá
trình đổi mới, học tập, rèn luyện ở các nền văn minh và thời kỳ khác nhau của
loài người, học tập là quá trình tích lũy kiến thức. Câu tục ngữ trên giới thiệu
hình ảnh “hạt giống” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. Tại sao là
"hạt giống" mà không phải cái gì khác? Bởi vì tuy nhỏ bé nhưng chúng tượng
trưng cho sự ra đời, trưởng thành và hình thành một thứ gì đó lớn lao hơn tất cả.
Quá trình học tập giống như gieo hạt giống cho trí óc và tâm hồn khi hạt giống
nảy mầm và lớn thành cây. Kho tàng kiến thức càng phong phú bao nhiêu thì
niềm hy vọng rằng những hạt giống tích lũy được sẽ mang lại một mùa màng
bội thu càng lớn bấy nhiêu. Kiến thức hay, đầy đủ và phong phú sẽ gieo mầm
cho tương lai của mỗi người. Tuy nhiên, một khi không chuẩn bị hạt giống tốt,
cây sẽ phát triển yếu ớt và sinh ra nhiều bệnh tật, cũng giống như sự chuẩn bị
sai lầm, hời hợt, việc học tập và tiếp thu kiến thức sẽ khiến chúng ta gặp vô số
khó khăn, thử thách và dần dần rơi vào rắc rối, nhàm chán trong học tập. Ngoài

1
ra, người học biết lập kế hoạch hợp lý và tiếp thu những điều hay hợp lý cũng là
người tích lũy được những

2
hạt giống chất lượng cao. Những kiến thức sai lạc, sai trái cũng giống như
những hạt giống kém chất lượng, khó tránh khỏi việc hủy hoại trí óc và tâm
hồn. Để tránh gây tổn hại đến tính mạng. Vì vậy, chỉ bằng cách liên tục chinh
phục, cập nhật nền tảng kiến thức hữu ích, bổ ích, chúng ta mới có thể hướng
tới một tương lai rộng mở hiện đại, an toàn và hạnh phúc.

Không chỉ vậy, nó còn giúp cho quá trình tích lũy “hạt giống” tốt để đảm bảo
chất lượng cao trở nên khoa học và dễ dàng hơn. Đặc biệt đối với học sinh, sinh
viên cần tìm cho mình những kỹ năng, phương pháp, phương pháp học tập phù
hợp với khả năng, sở thích, mục tiêu của mình. Nhờ đó, bạn có thể tiếp thu dễ
dàng, học hỏi nhanh hơn, phát triển kiến thức, có định hướng đúng đắn, từ đó
thúc đẩy sự phát triển của bản thân ngày càng cao hơn. Trên thế giới ngày nay
có hàng trăm phương pháp học tập khác nhau và hệ thống giáo dục của mỗi
quốc gia sẽ có những mô hình, phương pháp riêng phù hợp với từng lứa tuổi, sở
thích, khả năng và mục tiêu mong muốn phát triển cá nhân, quốc gia. Ngoài ra,
phương pháp nghiên cứu có thể giúp chúng ta có thêm kiến thức và rèn luyện
những kỹ năng cần thiết. Vì vậy, mỗi người nên tìm những phương pháp học
tập và nghiên cứu phù hợp với sự nghiệp học tập của mình.

2
I) Phương pháp học tập tự chủ.

Đối với sinh viên năm thứ nhất, sự khác biệt giữa môi trường phổ
thông và môi trường đại học sẽ khiến các bạn bối rối, không thích nghi
kịp, thậm chí ảnh hưởng đôi chút đến việc học và nhu cầu học tập, đòi
hỏi các bạn phải chủ động và có phương pháp học tập phù hợp. Vì
vậy, việc phương pháp học tập tự chủ là một trong những chìa khóa
giúp bản thân tiến bộ.

1. Khái niệm tự chủ.

Tư học là quá trình tìm hiểu và phát triển kỹ năng một cách chủ động,
tích cực và độc lập. Tự học có nghĩa là tự mình nghiên cứu và học hỏi
để có kỹ năng. Có thể bạn không cần sự hướng dẫn của người khác để
tự học.

2. Đặc điểm.

Tính Vai trò Biểu hiện Yêu cầu khi nghiên cứu
khoa học

Tính mới Là thuộc tính Những kết quả của Cần trả lời cấc câu hỏi:
quan trọng nhất nghiên cứu khoa học là - Vấn đề nghiên cứu này
của nghiên cứu những điều chưa từng đã có ai làm chưa?
khoa học có - Có kết quả chưa ?

Tính tin cậy Là tính tất yếu Kết quả nghiên cứu Cần phải đặt câu hỏi để
của nghiên cứu phải có khả năng kiểm tìm câu trả lời:
khoa học chứng lại nhiều lần do
- Kết quả nghiên cứu ấy
3
nhiều người khác nhau có chính xác không ?
thực hiện trong điều - Có đúng không ?
kiện giống nhau

Tính thông Là tính quy định Là các định luật, quy Cần trả lời câu hỏi:
tin của nghiên cứu luật, nguyên lý, quy tắc, - Kết quả khiên cứu khoa
khoa học công thức, định lí, học được thực hiện dưới
accas sản phẩm mới,… hình thức nào?

Tính khách Là bản chất của Các kết quả của nghiên Cần đặt các câu hỏi
quan nghiên cứu khoa cứu khoa học luôn luôn ngược lại:
học. Là tiêu cho câu trả lời đúng sau - Kết quả có khác
chuẩn về tính những lần kiểm chứng ( không?
trung thực của không chấp nhận những - Nếu đúng thì đúng
người nghiên kết luận vội vã, cảm trong điều kiện nào?
cứu khoa học và tính ) - Có phương pháp nào
một chuẩn mực tốt hơn không ?
giá trị nghiên
cứu khoa học.

Tính kế Là tính bắt buộc Khi nghiên cứu khoa Cần nắm vững các quy
thừa của nghiên cứu học phải ứng dụng hết luật và biết cách tìm
khoa học các kết quả nghiên cứu kiếm và sử dụng chúng
của loài người dù lĩnh trong nghiên cứu
vực khoa học đó không
liên quan với lĩnh vực
đang nghiên cứu

Tính cá Là tính phổ biến Thể hiện trong tư duy Cần đánh giá đúng năng
nhân của nghiên cứu cá nhân và chính kiến lực của mình để nhận
khoa học riêng của các cá nhân những đề tài khoa học

4
phù hợp đẻ có kết quả
nghiên cứu tốt hơn

Tính rủi ro Là tính đương Khi tìm kiếm, khám Cần nắm vững các
nhiên của phá những cái mới sẽ nguyên nhân để tránh
nghiên cứu khoa gặp những khó khăn, xảy ra rủi ro
học thử thách nên dẫn đến
việc thất bại

3. Những lợi ích của phương pháp học tập tự chủ.

Khi học tập tự chủ, học sinh sẽ nhận thấy rõ những lợi ích chính của việc học:

- Đầu tiên và quan trọng nhất, người học có tính chủ động. Thực tế là
việc học hiện đang dần chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào giáo
viên sang xu hướng tăng cường khả năng tự học của học sinh và khả năng
tìm kiếm kiến thức của họ. Sinh viên phải tự chủ và có ý thức tự kiểm
soát phương pháp học tập thời gian. Hiện nay, nó cũng là nền tảng cho
các phương pháp học tập tích cực.

- Thứ hai, người học tự chủ hơn. Học tập mang tính độc đáo và tập trung ,
cho phép học sinh tiếp thu kiến thức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
theo cách riêng của họ.

- Thứ ba, những kỹ năng mà bạn cần để học tập tự chủ cũng là những kỹ
năng mà bạn sẽ cần trong tương lai, chẳng hạn như khi bạn bắt đầu làm
việc . Người học sẽ có thêm động lực để học tập và phát triển ý thức tự
lập cả trong trường học và trong công việc.

5
- Thứ tư, cải thiện khả năng khám phá bản thân. Cách con người bắt đầu
học từ thuở sơ khai được gọi là khám phá. Theo quan điểm này, trước
khi bắt đầu vào môi trường giáo dục chính thức, nơi mà việc học tập diễn
ra theo các khuôn khổ của trường học, con người đã có quyền tự do
khám phá.

4. Vận dụng.

Bên cạnh việc nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giáo viên, bạn cũng
phải cố gắng cải thiện khả năng tự chủ của mình. Tăng cường khả năng
học ngoại ngữ của bạn chủ yếu liên quan đến việc bảo vệ ý thức tự chủ.
Nếu một người cảm thấy được trao quyền tự chủ để học và hiểu lợi ích
của việc tự chủ đối với sự phát triển, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm cơ hội
học tập một cách độc lập. Chiến lược học phải thấm nhuần ý thức tự chủ
trong người học để họ chịu trách nhiệm hoặc mong muốn chịu trách
nhiệm về việc học của mình.

Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng học tự chủ cho phép học sinh tăng cường sự
tích cực, chủ động và sáng tạo khi học ngoại ngữ. Học sinh cần có kế
hoạch và phương pháp học tập. Học ở đâu ? Học phần nào đầu tiên, phần
nào tiếp theo?...). Người học nên bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ cụ thể đến khái quát và trừu tượng để tạo hứng thú. Học sinh
cũng phải tự nghiên cứu tài liệu và ghi lại đánh giá và nghiên cứu của họ.
Những người học ngoại ngữ trong thời đại công nghệ được khuyến khích
học tập một cách tự chủ. Người học có thể tự do sử dụng các công cụ
công nghệ ngày nay mà không bị ràng buộc bởi người hướng dẫn. Chúng
có thể lựa chọn hình thức học như trực tuyến, chọn nội dung và thời điểm
học phù hợp.

6
II) Sự tương ứng giữa nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ.

Phương pháp dạy - học ngoại ngữ


Nội dung Truyền Nghe Giao Nhúng Nhấn Dự
thống - Nói tiếp chìm án
1. Chủ yếu là nghe và ghi chép; được giảng
X
giải kĩ về quy tắc ngôn ngữ.
2. Người dạy đưa ra một dự án/ chủ đề,
X
người học xây dựng kịch bản và thực hiện.
3. Dạy - học ngoại ngữ có sử dụng bản
X
ngữ.
4. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, năng lực
X
giao tiếp gắn với bối cảnh giao tiếp.
5. Hoàn toàn sử dụng ngoại ngữ trên lớp. X
6. Nhấn mạnh vào kĩ năng nói - nghe;
người học bắt chước mẫu do người dạy X
cung cấp.

III. Những yêu cầu đối với sinh viên để trở thành cử nhân ngoại ngữ tại
trường Đại học Phenikaa.

1. Giới thiệu khái quát ngôn ngữ mình đang theo học.

- Trong thời đại phát triển, hội nhập quốc tế như hiện nay, thiếu ngoại ngữ là
một thiếu sót rất lớn bởi vì không học ngoại ngữ sẽ không có cơ hội việc làm tốt
và mối quan hệ tốt nên đã chọn tiếng Anh để phát triển. Ban đầu theo đuổi tiếng
Anh là vì em mê những bộ phim khoa học viễn tưởng của nước Mỹ sau đó thì
em vô tình thấy được phiên dịch viên Khang Nguyễn qua trang báo 24h, sau khi

7
tìm hiểu em vô cùng ngưỡng mộ ông và từ đó em quyết tâm trau dồi thêm kiến
thức về tiếng Anh của mình để trở thành một phiên dịch viên tài giỏi như ông.
- Giới thiệu một chút về tiếng Anh thì tiếng Anh hiện nay khá phổ biển trên
toàn cầu và có thể được coi là một ngôn ngữ bắt buộc ở một số quốc gia. Do
phần lớn người nước ngoài sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Tiếng Anh là ngôn
ngữ có số lượng người nói nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau tiếng Trung Quốc
và tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh là ngôn ngữ được học nhiều nhất trên thế giới
và nó là ngôn ngữ chính thức hoặc đồng chính thức ở 59 quốc gia. Hiện nay số
người biết nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã áp đảo hơn số người nói tiếng
Anh bản ngữ.
- Giới trẻ Việt đã thể hiện rõ ràng trong nhiều năm gần đây rằng họ muốn có cơ
hội vươn lên và thực hiện nhiều hơn những ước mơ. Em cũng là một trong số
đó. Em đã chọn học tiếng Anh tại Khoa Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học
Phenikaa hiện tại.

2. Những cơ hội, thách thức và mong muốn của bản thân đối với việc học
ngoại ngữ.
a. Cơ hội
- Học tiếng anh giúp bạn thăng tiến trong công việc
Với thời đại giao thương kinh tế và hội nhập toàn cầu hiện nay,
việc sử dụng tiếng Anh tại nơi làm việc đã trở nên phổ biến. Đặc
biệt, những người trẻ luôn mong muốn được làm việc trong một
nơi năng động, sáng tạo và có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy
nhiên, trong hầu hết những môi trường này, vẫn có sự trao đổi
ngoại ngữ.Tự trang bị vốn tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn và
tiếp cận thông tin hiệu quả hơn khi làm việc. Tiếng Anh sẽ giúp
bạn thành công, tạo ấn tượng và hợp tác với đối tác nước ngoài.

8
- Học tiếng anh giúp nâng cao trình độ học vấn và tạo cơ hội học
tập.
Tiếng Anh là cần thiết nếu bạn muốn đi du học. Nâng cao khả năng
tiếng Anh liên tục sẽ giúp bạn có thể nhận được học bổng và đăng
ký vào các trường danh tiếng. Hãy luôn sẵn sàng trong mọi tình
huống. Biết nói tiếng Anh sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều nguồn
tham khảo. Tham khảo trực tiếp từ nhiều nguồn tư liệu tiếng Anh
sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích hơn so với việc phụ
thuộc vào sách đã dich thuật.

b. Thách thức
- Không tìm được động lực khi học.
Mọi hành động được thực hiện bởi động lực và sự quyết tâm. Động
lực là rất quan trọng để giúp bạn vượt qua khó khăn, đặc biệt là
trong công việc hay học tập sau này. Nhiều người bắt đầu học tiếng
Anh mà không có mục tiêu. Nhiều người chỉ cố gắng học để đủ
điểm qua môn hoặc không biết tại sao họ cần học tiếng Anh.

- Không có môi trường luyện tập.


Nhiều học sinh ở Việt Nam gặp khó khăn khi học tiếng Anh do
thiếu môi trường giao tiếp và thực hành. Khả năng phản xạ tự
nhiên và khả năng giao tiếp phải được cải thiện liên tục, đặc biệt là
khi học một ngôn ngữ. Học lý thuyết và phương pháp học thụ động
đã khiến nhiều học sinh "ám ảnh" với kĩ năng Nghe- Nói.

3. Mong muốn của bản thân đối với việc học tiếng Anh và ngoại ngữ khác

Em mong muốn rằng trường và khoa sẽ hỗ trợ em để em có thể có nhiều


kinh nghiệm và trao dồi bản thân trong việc học tiếng Anh để giúp em

9
học ngoại ngữ và tiến bộ nhật định. Đồng thời, em rất mong muốn trường
tổ chức các sự kiện giao lưu với giảng viên Tiếng Anh để em có cơ hội
tiếp xúc và cải thiện những thiếu sót của mình về ngôn ngữ.

IV. Kết luận.

Có thể nói rằng việc không học ngôn ngữ là một sự thiếu sót không chỉ
đối với học sinh sinh viên mà còn đối với bất kỳ cá nhân nào không có
ngoại ngữ trong thời đại hiện nay. Do đó, chúng ta nên học một ngoại
ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình nếu chúng ta muốn có nhiều cơ hội
việc làm, trải nghiệm quốc tế và bạn bè quốc tế. Học một ngoại ngữ khác
ngoài tiếng mẹ đẻ của mình có thể giúp chúng ta có nhiều cơ hội việc làm
tốt và mối quan hệ.

V. Tài liệu tham khảo.

https://anhnguathena.vn/thach-thuc-khi-hoc-tieng-anh-nao-khien-ban-nan-
long-id766

https://www.24h.com.vn/nhip-song-tre/phien-dich-vien-khang-nguyen-dam-
me-la-chia-khoa-thanh-cong-trong-nganh-ngon-ngu-c685a1255634.html

https://ames.edu.vn/tin-tuc/20684/tieng-anh-quan-trong-nhu-the-nao-
#:~:text=Ti%E1%BA%BFng%20Anh%20hi%E1%BB%87n%20nay
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,l%C3%A0%20ng%C3%B4n%20ng
%E1%BB%AF%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BB%A9c.

10
11

You might also like