Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Web: toanthcstv.

com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV


CHUYÊN ĐỀ 16 :
ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ DIRICHLET
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
- Nguyên lý Dirichlet do nhà toán học người Đức nổi tiếng là Dirichlet đề xuất từ thế kỷ XX đã được
áp dụng để chứng minh sự tồn tại nghiệm trong nhiều bài toán tổ hợp. Nguyên lý này được phát triển
từ một mệnh đề rất đơn giản gọi là nguyên lý “nguyên lý quả cam” hay là nguyên lý “chuồng chim bồ
câu”: Giả sử có một đàn chim bồ câu bay vào chuồng. Nếu số chim nhiều hơn số ngăn chuồng thì chắc
chắn có ít nhất một ngăn có nhiều hơn một con chim.
- Một cách tổng quát, nguyên lý Dirichlet được phát biểu như sau: Nếu xếp nhiều hơn n+1 đối tượng
vào n cái hộp thì tồn tại ít nhất một hộp chứa không ít hơn hai đối tượng.
- Việc chứng minh nguyên lý này có thể tiến hành bằng lập luận phản chứng rất đơn giản: Giả sử
không hộp nào chứa nhiều hơn một đối tượng thì chỉ có nhiều nhất là n đối tượng được xếp trong các
hộp, trái với giả thiết là số đối tượng lớn hơn n.
- Nguyên lí Dirichlet mở rộng: Nếu nhốt n con thỏ vào m cái chuồng thì tồn tại một chuồng có ít nhất
 n + m − 1
 m  con thỏ .

* Một số chú ý:
1. Các bài toán áp dụng nguyên tắc Đirichle thường là các bài toán chứng minh sự tồn tại của sự vật,
sự việc mà không cần phải chỉ ra một cách tường minh sự vật, sự việc đó.
2. Nhiều bài toán, nguyên tắc Đirichle chỉ xuất hiện sau khi biến đổi qua một bước trung gian, hoặc
thành lập các dãy số mới.
3. Để giải bài toán áp dụng nguyên tắc Đirichle, nhiều khi ta phải kết hợp với phương pháp chứng
minh phản chứng.
4. Khi giải các bài toán mà ta đã biết phải áp dụng nguyên tắc Đirichle hoặc dự đoán sẽ phải dùng
nguyên tắc này, chúng ta cần suy nghĩ hoặc biến đổi bài toán để làm xuất hiện khái niệm "thỏ" và
"lồng", khái niệm "nhốt thỏ vào lồng" và thỏa mãn các điều kiện:
+ Số thỏ phải nhiều hơn số lồng.
+ Thỏ phải được nhốt hết vào các lồng, nhưng không bắt buộc lồng nào cũng phải có thỏ.
5. Cũng có thể có những bài toán phải áp dụng 2, 3 lần nguyên tắc Đirichle.

6. Trong suy nghĩ khi giải toán ta cố gắng làm xuất hiện các khái niệm "thỏ" và "lồng", nhưng trong
trình bày phần lời giải ta cố gắng diễn đạt theo ngôn ngữ toán học thông thường.
7. Khi giải xong các bài toán áp dụng nguyên tắc Điriclê, chúng ta cố gắng suy nghĩ để sáng tạo ra
được các bài toán tổng quát hơn hoặc cụ thể hơn. Vì chỉ có như thế ta mới thật nắm chắc bài toán mà
mình đã làm.
II.CÁC DẠNG BÀI TẬP:
DẠNG 1. SỰ TƯƠNG HỖ
Bài 1. Có 5 đấu thủ thi đấu cờ, mỗi người đấu một trận với mỗi đấu thủ khác. Chứng minh rằng trong
suốt thời gian thi đấu, luôn tồn tại hai đấu thủ có số trận đã đấu bằng nhau.
Phân tích: Ta thành lập được các cái lồng đó là các lồng chứa số trận đã đấu của các đấu thủ (có 4
lồng), số đấu thủ ta coi là các con thỏ.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Lời giải
Gọi 5 lồng 0,1, 2,3, 4 thứ tự chứa các đấu thủ đã đấu 0,1, 2,3, 4 trận. Cũng chú ý rằng hai lồng 0 và
4 không thể cùng chứa người. Như vậy chỉ có 4 lồng, mà có 5 người, tồn tại 2 người trong cùng một
lồng tức là tồn tại hai đấu thủ có số trận đấu bằng nhau.
Bài 2. Cho 5 người tùy ý. CMR trong số đó có ít nhất 2 người có số người quen như nhau (hiểu rằng
A quen B thì B quen A).
Phân tích: Chú trọng đến câu hỏi “ 2 người có số người quen như nhau”
Từ đó hiểu rằng 5 người đóng vai trò là số thỏ. Ta có thể tạo ra các lồng như sau:
Lồng 1 chứa số người không quen ai, lồng 2 chứa số người có số người quen là 1 ,…
Lời giải
Gọi lồng 0 chứa những người có số người quen là 0 .
Gọi lồng 1 chứa những người có số người quen là 1 .

Gọi lồng 4 chứa những người có số người quen là 4 .
Như vậy ta có 5 lồng. Nếu lồng 0 có chứa ai đó thì lồng 4 phải trống. Ngược lại nếu lồng 4
có chứa ai đó thì lồng 0 phải trống.
Vậy thực chất chỉ có 4 lồng nhốt 5 thỏ nên có ít nhất 2 người ở cùng một phòng tức là hai
người đó có số người quen như nhau.
Bài 3. Có 10 đội bóng thi đấu với nhau mỗi đội phải đấu một trận với các đội khác. CMR vào bất cứ
lúc nào cũng có hai đội đã đấu số trận như nhau (kể cả số trận đấu là 0).
Phân tích: Hiểu tương tự như bài toán trên.
Lời giải
Gọi A0 là phòng chứa các đội có số trận đấu là 0 .

Gọi A1 là phòng chứa các đội có số trận đấu là 1 .


Gọi A9 là phòng chứa các đội có số trận đấu là 9 .

Nếu phòng A0 có ít nhất 1 đội thì phòng A9 không có đội nào và ngược lại phòng A9 có ít nhất

1 đội thì phòng A0 không có đội nào.

Vậy thực chất chỉ có 9 phòng được sử dụng mà lại có 9 đội nên có ít nhất 2 đội vào chung
một phòng hay có ít nhất 2 đội có cùng số trận đấu như nhau.
Bài 4. Có 6 đội bóng thi đấu với nhau (mỗi đội phải đấu 1 trận với 5 đội khác). CMR vào bất cứ lúc
nào cũng có 3 đội trong đó từng cặp đã đấu với nhau hoặc chưa đấu với nhau trận nào.
Phân tích: Coi 6 đội bóng là 6 con thỏ vậy ta tìm cách thành lập các lồng. Vì bài toán yêu cầu tận 3
đội tức 3 con thỏ trong một lồng nên trước tiên ta cần chọn ra 1 con thỏ rồi xét các con thỏ khác cùng
tính chất (đã đấu hay chưa đấu) với con thỏ đã chọn. Như vậy, khi đó ta tạo ra các lồng như sau :
Lồng 1 chứa các đội chưa đấu với đội chọn ra trận nào, lồng 2 chứa các đội đã đấu với đội đã chọn.
Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1
Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Lời giải
Giả sử 6 đội bóng đó là A, B, C, D, E, F . Xét đội A :
Theo nguyên lý Dirichlet ta suy ra: A phải đấu hoặc không đấu với ít nhất 3 đội khác.
Không mất tính tổng quát, giả sử A đã đấu với B, C, D .
+ Nếu B, C, D từng cặp chưa đấu với nhau thì bài toán được chứng minh.
+ Nếu B, C, D có 2 đội đã đấu với nhau, ví dụ B và C thì 3 đội A, B, C từng cặp đã đấu
với nhau.
Như vậy bất cứ lúc nào cũng có 3 đội trong đó từng cặp đã đấu với nhau hoặc chưa đấu với
nhau trận nào.
Bài 4. Trong 45 học sinh làm bài kiểm tra không có ai bị điểm dưới 2 và chỉ có 2 học sinh được điểm
10 . Chứng minh rằng ít nhất cũng tìm được 6 học sinh có điểm kiểm tra bằng nhau ( điểm kiểm tra là
một số tự nhiên từ 0 đến 10).

Lời giải
Số học sinh có điểm kiểm tra từ 2 đến 9 là : 45 – 2 = 43
Ta có : 43 = 8.5 + 3
Như vậy , khi phân chia 43 học sinh vào 8 loại điểm kiểm tra ( từ 2 đến 9 ) thì theo nguyên lí Dirichlet
luôn tồn tại ít nhất 5 + 1 = 6 học sinh có điểm kiểm tra giống nhau (đpcm )
Bài 5. Có 17 nhà toán học trao đổi với nhau về 3 vấn đề. Mỗi người tra đổi với một người về 1 vấn đề.
CMR cũng có ít nhất 3 nhà toán học trao đổi với nhau về cùng một vấn đề (I và II, II và III, III và I).
Phân tích: Tương tự như 17 điểm được nối với nhau bằng 3 màu à luôn tồn tại một tam giác
với 3 cạnh cùng màu tức là 3 nhà toán học trao đổi với nhau về cùng một vấn đề.
Lời giải
Một nhà toán học trao đổi với 16 nhà toán học khác về 3 vấn đề nên theo nguyên lý Dirichlet
có ít nhất 6 người sẽ được một người trao đổi về cùng một vấn đề, giả sử đó là vấn đề I.
6 người này lại trao đổi với nhau về 3 vấn đề:
+ TH1: Nếu có 2 người nào đó cùng trao đổi về vấn đề I thì bài toán được chứng minh.
+ TH2: Nếu không có 2 người nào cùng trao đổi về vấn đề 1 thì 6 người này chỉ trao đổi về 2
vấn đề II và III.
Một người trao đổi với 5 người còn lại về 2 vấn đề II và III. Theo nguyên lý Dirichlet có ít nhất
3 người cùng được một người trao đổi về 1 vấn đề, giả sử đó là vấn đề II. Ba người này lại tiếp tục trao
đổi với nhau:
+ TH1: Nếu có 2 người nào đó cùng trao đổi với nhau về vấn đề II thì bài toán được chứng
minh.
+ TH2: Nếu không có 2 người nào cùng trao đổi với nhau về vấn đề II thì cả 3 người này trao
đổi với nhau về vấn đề III suy bài toán cũng đã được chứng minh.
Vậy luôn có ít nhất 3 nhà toán học trao đổi với nhau về cùng một vấn đề

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
DẠNG 2. SỰ SẮP XẾP
Bài 1. Cho một bảng vuông 4 x 4. Trên 16 ô của bảng, ta đặt 16 số tự nhiên từ 1 đến 16. Chứng minh
rằng tồn tại hai ô kề nhau (tức là hai ô có một cạnh chung ) sao cho hiệu các số ở hai ô đó lớn hơn hoặc
bằng 3.
Phân tích: Vì yêu cầu liên quan đến hiệu hai ô cạnh nhau (hiệu 2 số trong hai ô) nên ta coi số các
hiệu có thể của hai ô cạnh nhau là số thỏ, số các cặp ô cạnh nhau từ ô ghi số 1 đến ô ghi số 16 là các
lồng.
Lời giải
Xét hàng có ô ghi số 1 và cột có ô ghi số 16. Hiệu giữa hai số này là 15 (coi như là 15 thỏ). Số cặp ô kề
nhau từ ô ghi số 1 đến ô ghi số 16 nhiều nhất là 6 (gồm 3 cặp ô chung cạnh tính theo hàng và 3 cặp ô
chung cạnh tính theo cột) (coi như có 6 lồng). Ta có: 15 = 6.2 + 3.
Vậy theo nguyên lý Dirichlet luôn tồn tại hai ô vuông chung cạnh mà hiệu các số ghi trong chúng
không nhỏ hơn 3.
Cách khác:
Chuyển từ một ô bất kì sang ô kề nó gọi là một bước. Xét hai
ô ghi số 1 và số 16 chuyển từ ô ghi số 1 đến ô ghi số 16 chỉ cần
không quá 6 bước chuyển (nhiều nhất là 3 bước theo hàng ngang,
3 bước theo hàng dọc). Tồn tại một bước chuyển có hiệu lớn hơn
hoặc bằng 3. Thật vậy giả sử tất cả các bước chuyển đều nhỏ hơn
hoặc bằng 2 thì từ số 1, qua không quá 6 bước chuyển tăng thêm
không quá 12, không đạt được đến số 16.
Vậy tồn tại hai ô kề nhau có hiệu các số của hai ô đó lớn hơn hoặc bằng 3.
Bài 2. Viết 16 số, mỗi số có giá trị bất kỳ là 1, 2,3, 4 . Ghép thành từng cặp 2 số được 8 cặp số. Chứng
minh rằng tồn tại hai cặp số mà tồng các số trong hai cặp đó bằng nhau.
Phân tích: Ta sắp xếp các tổng của các cặp theo thứ tự từ lớn đến bé thì lớn nhất là 8 còn bé nhất là 2
được dãy các tổng 2,3, 4,5,6,7,8 . Ta coi các tổng này là các lồng, còn các con thỏ là các cặp có thể.

Lời giải
Tổng hai số của mỗi cặp trong 8 cặp số có giá trị nhỏ nhất là: 1 + 1 = 2 , có giá trị lớn nhất là:
4 + 4 = 8 . Như vậy 8 tổng đó nhận 7 giá trị: ( 2,3, 4,5, 6, 7,8 ) . Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại hai tổng
bằng nhau, tức là tồn tại hai cặp có tổng bằng nhau.
Bài 3. Người ta chia một hình vuông thành 16 hình vuông nhỏ bằng cách chia mỗi cạnh thành 4 phần
bằng nhau. Người ta viết vào mỗi ô của bảng một trong các số −a; 0; a sau đó tính tổng các số theo
từng cột, từng hàng và từng đường chéo. Chứng minh rằng trong tất cả các tổng đó luôn tồn tại 2 tổng
có giá trị bằng nhau.
Phân tích: Có bao nhiêu tổng theo cột, theo hàng, theo đường chéo đó chính là “số thỏ”. Mỗi tổng có
thể có giá trị bao nhiêu. Số giá trị của tổng sẽ là số “lồng”.
Lời giải

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Số hàng: 4; Số cột: 4; Số đường chéo: 2. Như vậy sẽ có 10
tổng.
Các giá trị có thể có khi cộng các số trong mỗi hàng, cột
hoặc đường chéo là −4a; − 3a; − 2a; − a; 0; a; 2a; 3a; 4a.

Có 10 tổng, mỗi tổng nhận 1 trong 9 giá trị mà 10 = 9.1 + 1 .


Theo nguyên lý Dirichlet tồn tại hai tổng có giá trị bằng
nhau.
Bài 4. a) Trên một bảng ô vuông kích thước 6  6 ta viết vào mỗi ô của bảng một trong các số −1; 0; 1
sau đó tính tổng của các số theo từng cột, theo từng dòng và theo từng đường chéo. Chứng minh rằng
luôn tồn tại hai tổng có giá trị bằng nhau.
b) Trên bảng ô vuông kích thước 6  6 ấy ta viết các số tự nhiên từ 1 đến 36, mỗi số viết vào một ô
một cách tùy ý. Chứng minh rằng luôn tồn tại hai ô vuông chung cạnh mà hiệu các số ghi trong chúng
không nhỏ hơn 4.
Phân tích: a) Bài toán yêu cầu kết quả liên quan đến tổng nên ta coi các tổng là các con thỏ còn các
hàng, cột, đường chéo là các lồng.
b) Vì yêu cầu liên quan đến hiệu hai ô cạnh nhau (hiệu 2 số trong hai ô) nên ta coi số các hiệu có thể
của hai ô cạnh nhau là số thỏ, số các cặp ô cạnh nhau từ ô ghi số 1 đến ô ghi số 36 là các lồng.
Lời giải
a) Bảng ô vuông kích thước 6  6 có 6 dòng, 6 cột và 2 đường chéo nên sẽ có 14 tổng của các số được
tính theo dòng, theo cột và theo đường chéo. Mỗi dòng, mỗi cột và đường chéo đều ghi 6 số thuộc tập
−1;0;1 . Vì vậy giá trị mỗi tổng thuộc tập hợp −6; −5; −4; −3; −2; −1;0;1; 2;3; 4;5;6 có 13 phần tử. Có
14 tổng nhận trong tập 13 giá trị khác nhau nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất hai tổng có
cùng một giá trị.
b) Xét hàng có ô ghi số 1 và cột có ô ghi số 36. Hiệu giữa hai số này là 35 (coi như là 35 thỏ). Số cặp ô
kề nhau từ ô ghi số 1 đến ô ghi số 36 nhiều nhất là 10 (gồm 5 cặp ô chung cạnh tính theo hàng và 5 cặp
ô chung cạnh tính theo cột) (coi như có 10 lồng). Ta có: 35 = 10.3 + 5.
Vậy theo nguyên lý Dirichlet luôn tồn tại hai ô vuông chung cạnh mà hiệu các số ghi trong chúng
không nhỏ hơn 4.
Bài 5. Mỗi ô vuông của bảng kích thước 10 10 (10 dòng, 10 cột) được ghi một số nguyên dương
không vượt quá 10 sao cho bất kỳ hai số nào ghi trong hai ô chung một cạnh hoặc hai ô chung một
đỉnh của bảng là hai số nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng có số được ghi ít nhất 17 lần.
Lời giải
Phân tích đề bài ta tạo ra các con thỏ và các cái lồng như sau: Số các con thỏ chính là các số cách c
Trên mỗi hình vuông con kích thước 2  2 có không quá 1 số chia hết cho 2, không quá 1 số chia hết
cho 3.
Lát kín bảng bởi 25 hình vuông, kích thước 2  2 , có nhiều nhất 25 số chia hết cho 2, có nhiều nhất 25
số chia hết cho 3. Do đó, có ít nhất 50 số còn lại không chia hết cho 2 và cũng không chia hết cho 3. Vì
vậy chúng phải là một trong ba số 1;5;7 . Ta có 50 = 3.16 + 2 . Từ đó theo nguyên lý Dirichlet có một
số xuất hiện ít nhất 17 lần.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Bài 6. Có 20 người quyết định đi bơi thuyền bằng 10 chiếc thuyền đôi. Biết rằng nếu hai người A và B
mà không quen nhau thì tổng số những người quen của A và những người quen của B không nhỏ hơn
19. Chứng minh rằng có thể phân công vào các thuyền đôi sao cho mỗi thuyền đều là hai người quen
nhau.
Lời giải
Nếu trong 20 người không có hai người nào quen nhau thì tổng số người quen của hai người
bất kì là 0. Điều này mâu thuẫn với giả thiết là tổng số người quen của hai người không nhỏ hơn 19.
Vậy tồn tại một số cặp quen nhau.
Ta xếp mỗi cặp quen nhau đó vào một thuyền đôi.
Gọi k là số lượng thuyền lớn nhất mà trong đó ta có thể xếp được những cặp quen nhau vào
một thuyền và kí hiệu thuyền thứ i xếp hai người Ai và Bi quen nhau (1  i  k ) .

Giả sử k  9 , kí hiệu tập hợp M gồm những người chưa được xếp vào thuyền nào, tức là gồm
những người đôi một không quen nhau.
Chọn hai người A và B trong tập hợp M. Theo bài ra thì tổng số người quen của A và số người
quen của B không nhỏ hơn 19 và những người quen A hoặc quen B đã được xếp vào thuyền rồi.
Như vậy có 19 người quen A hoặc B được xếp vào nhiều nhất là 9 thuyền đôi (trừ 1 thuyền vì
A, B chưa được xếp), nên theo nguyên lí Dirichlet tồn tại ít nhất một thuyền chở 2 người quen cả A và
B (thuyền thứ i nào đó).
Nhưng khi đó ta có thể xếp lại như sau: giữ nguyên k − 1 thuyền, còn thuyền thứ i xếp Ai và B,
còn thuyền thứ k + 1 xếp A và Bi . Điều này mâu thuẫn với giả sử k  9 .

Theo cách xếp này ta tiếp tục xếp đến hết 10 thuyền sao cho mỗi thuyền hai người đều quen
nhau.
Bài 7. Cho tập A = 1; 2;3;...;16 . Hãy tìm số nguyên dương k nhỏ nhất sao cho trong mỗi tập con
gồm k phần tử của A đều tồn tại hai số phân biệt a, b mà a2 + b2 là một số nguyên tố.
Lời giải

Nếu a, b chẵn thì a2 + b2 là hợp số. Do đó nếu tập con X của A có hai phần tử phân biệt a, b

mà a2 + b2 là một số nguyên tố thì X không thể chỉ chứa các số chẵn. Suy ra k  9 . Ta chứng tỏ k = 9
là giá trị nhỏ nhất cần tìm. Điều đó có ý nghĩa là với mọi tập con X gồm 9 phần tử bất kỳ của A luôn
tồn tại hai phần tử phân biệt a, b mà a2 + b2 là một số nguyên tố.

Để chứng minh khẳng định trên ta chia tập A thành các cặp hai phần tử phân biệt a, b mà

a2 + b2 là một số nguyên tố, ta có tất cả 8 cặp


(1; 4 ) , ( 2;3) , ( 5;8 ) , ( 6;11) , ( 7;10 ) , ( 9;16 ) , (12;13) , (14;15 ) . Theo nguyên lý Dirichlet thì 9 phần tử của X
có hai phần tử cùng thuộc một cặp và ta có điều phải chứng minh.

DẠNG 3. ỨNG DỤNG NGUYÊN LÍ ĐIRRICHLE VÀO TOÁN CHIA HẾT


Khi chia số a cho số m  0 luôn có m khả năng về số dư là 0,1,…., m −1 (“m chuồng “).Do vậy
, khi chia m + 1 số khác nhau a1 , a2 ,....., am+1 cho m ta sẽ có m + 1 số dư (“ m + 1 thỏ”) và do đó luôn

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV

có hai phép chia có cùng số dư.Giả sử hai số bị chia trong hai phép chia đó là ai và a j (với
1  j  i  m + 1 ).Ta có ( ai − a j ) m .

Bài 1. Chứng minh rằng trong số 39 số tự nhiên liên tiếp bất kì luôn tồn tại ít nhất một số có tổng các
chữ số chia hết cho 11.
Lời giải

Xét tập hợp 39 số tự nhiên liên tiếp S = a1 ; a2 ;...; a39  , ( ai +1 = ai + 1,1  i  38 )

Trong tập a1 ; a2 ;...; a20  luôn tồn tại hai số có tận cùng là 0 và hơn kém nhau 10.

Do đó trong hai số này tồn tại ít nhất một số có chữ số hàng chục nhỏ hơn 9, kí hiệu số đó là:

A = Bc0 ( 0  c  8, c  , B  )
Xét 11 số:
Nhận xét rằng: A; A + 1; A + 2;...; A + 9; A + 10

+ 11 số trên thuộc tập S


+ 11 số đó có tổng các chữ số là 11 số tự nhiên liên tiếp vì tổng đó là:

s ( A ) ; s ( A ) + 1; s ( A ) + 2;...; s ( A ) + 9; s ( A ) + 10 , với s ( A ) là tổng các chữ số của A.

Trong 11 số tự nhiên liên tiếp luôn tồn tại một số chia hết cho 11.
Do vậy, ta có điều phải chứng minh.
Bài 2. Cho 2021 số tự nhiên bất kì. Chứng minh rằng trong các số đó có một số chia hết cho 2021 hoặc
một tổng các số trong các số đã cho chia hết cho 2021.
Lời giải
Gọi 2014 số tự nhiên đã cho là a1; a2 ;...; a2021

Xét dãy S1 = a1; S2 = a1 + a2 ;...; S2021 = a1 + a2 + ... + a2021

Chia tất cả các số hạng của dãy cho 2021 ta có các trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Nếu có một số hạng nào của dãy chia hết cho 2021 thì bài toán được chứng
minh.
• Trường hợp 2: Nếu không có số hạng nào của dãy chia hết cho 2021 thì vì có tất cả 2021 phép
chia mà số dư chỉ gồm 1, 2, ..., 2020 do đó theo nguyên lý Dirichle có ít nhất hai số hạng của
dãy có cùng số dư khi chia cho 2021. Gọi hai số hạng đó là: Si ; S j

Không mất tính tổng quát, giả sử 1  i  j  2021


Với Si = a1 + a2 + ... + ai ; S j = a1 + a2 + ... + ai + ... + a j

 Si − S j 2021  ai +1 + ... + a j 2021

Từ đó ta có điều phải chứng minh.


Bài 3. Cho 12 số tự nhiên khác nhau có hai chữ số. Chứng minh rằng tồn tại hai số có hiệu là một số
có hai chữ số như nhau.
Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1
Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Lời giải
Có 12 số tự nhiên khác nhau, mà chỉ có 11 số dư trong phép chia cho 11 , do đó tồn tại hai số có
cùng số dư trong phép chia cho 11 . Hiệu của chúng là một số chia hết cho 11 , đó là số có hai chữ số
như nhau.
Bài 4. Chứng minh rằng trong 11 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng tồn tại ít nhất 2 số có hiệu chia hết
cho 10 .
Lời giải
Với 11 số tự nhiên khi chia cho 10 ta được 11 số dư, mà một số tự nhiên bất kì khi chia cho 10
có 10 khả năng dư là 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ... ; 9.

Vì có 11 số dư mà chỉ có 10 khả năng dư, theo nguyên lí Đi-rích-lê, tồn tại ít nhất 2 số khi chia
cho 10 có cùng số dư do đó hiệu của chúng chia hết cho 10 (đpcm).
Bài 5. Chứng minh rằng tồn tại số có dạng 19941994...199400...0 chia hết cho 1995.
Lời giải
Xét dãy số có dạng: 1994 ; 19941994 ; ... ; .
+) Các số ở dãy trên đều không chia hết cho 1995 thì khi chia từng số cho 1995 sẽ chỉ có 1994
khả năng dư là 1 ; 2 ; 3 ; ... ; 1994.

Vì có 1995 số dư mà chỉ có 1994 khả năng dư, theo nguyên lí Đi-rích-lê tồn tại ít nhất 2 số khi
chia cho 1995 có cùng số dư, hiệu của chúng chia hết cho 1995 .
Khi đó 1994...199400...0 chia hết cho 1995 (đpcm).

Bài 6. Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên k sao cho (1999k − 1) chia hết cho 104.

Lời giải

Xét dãy số có dạng: 19991;19992 ;...;1999104

Lấy tất cả các số trên chia cho 104 sẽ chỉ có 103 khả năng dư là 1 ; 2 ; 3 ; ...; 103 (chú ý: sẽ
không có số dư 0 vì 1999 và 104 là hai số nguyên tố cùng nhau nên 1999 mũ bao nhiêu cũng không
chia hết cho 104)
Mà dãy số trên có 104 số nên sẽ có ít nhất hai số khi chia cho 104 có cùng số dư.
a b
Gọi hai số có cùng số dư khi chia cho 104 là 1999 và 1999 (với a > b)

Ta có: 1999a −1999b 104 = 1999b [1999( a−b) −1] 104

Mà ƯCLN( 1999b , 104 ) là 1 (vì là hai số nguyên tố cùng nhau) nên 1999( a−b) −1 104 . Đặt
k = a – b , ta có 1999k −1 104 (đpcm)
Bài 7. Chứng minh rằng tồn tại một số chỉ viết bởi hai chữ số chia hết cho 2003 .
Lời giải
Xét dãy 2003 số có dạng 1;11;111;...;

+) Nếu có một số chia hết cho 2003 thì 11...1100..00 2003 (đpcm).
+) Nếu không có một số nào chia hêt cho 2003 thì sẽ có 2002 khả năng dư là 1;2;3;...;2002.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Mà dãy số trên có 2003 số hạng nên sẽ có ít nhất hai số khi chia cho 2003 có cùng số dư
Gọi hai số có cùng số dư khi chia cho 2003 là 11...11 và 111...111 (với n  m )
m chu so 1 n chu so 1

Khi đó 111...111 - 11...11 = 11...110...00000 2003 (đpcm).


n chu so 1 m chu so 1 n − m chu so 0

Bài 8. Chứng minh rằng tồn tại một số tự nhiên chỉ được viết bởi chữ số 2 và chữ số 0 mà số đó chia
hết cho 2018 .
Lời giải
Khi chia lần lượt các số trong dãy cho 2018 thì số dư của các phép chia nằm trong khoảng từ 1
đến 2017 ( 2017 số dư)
Theo nguyên lý dirichlet có ít nhất 2 số khi chia cho 2018 có cùng số dư
Giả sử có 2 số khi chia cho 2018 có cùng số dư là là

An = 222.......22 ( n chữ số 2 ).

Am = 22222...22222 ( m chữ số 2 ); n  m .

Khi đó hiệu của hai số mà khi chia cho 1 số có cùng số dư thì hiệu đó chia hết cho số chia
= Am − An = 22222..22 − 2222...2 = 222222...0000 (n chữ số 0 và m − n chữ số 2) chia hết cho
2018 (đpcm).
Bài 9. Chứng minh rằng trong 19 số tự nhiên liên tiếp bất kì ta luôn tìm được một số có tổng các chữ
số chia hết cho 10.

Lời giải
Trong 19 số tự nhiên liên tiếp luôn tồn tại 10 số tự nhiên liên tiếp có chữ số hàng chục giống nhau ,
kí hiệu chữ số hàng chục đó là a ( các chữ số hàng trăm , hàng nghìn , ….(nếu có ) cũng giống nhau) ,
còn các chữ số hàng đơn vị là dãy 0;1;2;3;…;9.Do đó tổng các chữ số của mỗi số cũng là một dãy 10
số tự nhiên liên tiếp , vì thế tồn tại số có tổng các chữ số chia hết cho 10.
Bài 10. Cho dãy số gồm 5 số tự nhiên bất kì a1 , a2 , a3 , a4 , a5 . Chứng minh rằng tồn tại một số chia
hết cho 5 hoặc tổng của một số số trong dãy chia hết cho 5.
Lời giải
Ta sẽ thành lập dãy số mới gồm 5 số sau đây:

S1 a1

S2 a1 a2

S3 a1 a2 a3

S4 a1 a2 a3 a4

S5 a1 a2 a3 a4 a5

- Nếu một trong các số Si ( i = 1, ... 5 ) chia hết cho 5 thì bài toán đã được chứng minh.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
- Nếu không có số nào chia hết cho 5 thì khi đem chia các số Si cho 5 sẽ được 5 số dư có giá trị
từ 1 đến 4.
Có 5 số dư mà chỉ có 4 giá trị (5 thỏ, 4 lồng). Theo nguyên tắc Điriclê ít nhất phải có 2 số dư
có cùng giá trị. Hiệu của chúng chia hết cho 5. Hiệu này chính là tổng các ai liên tiếp nhau hoặc là ai
nào đó.
Bài 11. Với 39 số tự nhiên liên tiếp, hỏi rằng ta có thể tìm được một số mà tổng các chữ số của nó chia
hết cho 11 hay không ?
Lời giải
Từ 20 số đầu tiên của dãy bao giờ ta cũng có thể tìm được 2 số mà chữ số hàng đơn vị là 0, và
trong hai số đó ít nhất phải có một số có chữ số hàng chục khác 9. Giả sử N là số đó, và ta gọi S là
tổng các chữ số của N.
Ta có dãy số mới N ; N 1; N 2;... N 9; N 19 là 11 số vẫn nằm trong 39 số cho trước
mà tổng các chữ số của chúng là x . Mà S ; S + 1; S + 2; ... ;S + 9; S + 10; là 11 số tự nhiên liên tiếp, ắt
phải có một số chia hết cho 11.
Bài 12. Chứng minh rằng trong 52 số tự nhiên tùy ý, chí ít cũng có một cặp gồm hai số sao cho hoặc
tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 100 .
Lời giải
Để làm xuất hiện số "thỏ" và số "lồng ta làm như sau:
Trong tập hợp các số dư trong phép chia cho 100 ta lấy ra từng cặp số sao cho tổng các cặp đó
bằng 100 và thành lập thành các nhóm sau:

( 0;0 ) , (1;99 ) , ( 2;98 ) , ( 3;97 ) , ( 4;96 ) , ( 5;95 ) , ( 6;94 ) ... ( 49;51) , ( 50;50 ) . Chú ý rằng sẽ có 50 cặp
như vậy, ta thêm vào cặp ( 0, 0 ) sẽ có 51 cặp ( 51 lồng).

- Đem chia 52 số tự nhiên cho 100 sẽ có 52 số dư ( 52 thỏ).


- Có 52 số dư mà chỉ có 51 nhóm, theo nguyên tắc Đirichle ít nhất cũng phải có 2 số dư cùng
rơi vào một nhóm.
Rõ ràng là cặp số tự nhiên ứng với cặp số dư này chính là hai số tự nhiên có tổng hoặc hiệu
chia hết cho 100 (đpcm).

Bài 13. Cho dãy m số tự nhiên bất kì a1 , a2 ,...., am .Chứng minh rằng tồn tại một số hạng chia hết cho
m hoặc tổng của một số số trong dãy chia hết cho m(m *) .
Lời giải

Xét dãy số b1 a1, b2 a1 a2 ,......., bm a1 a2 .... am

Khi chia các số hạng của dãy này cho m thì xảy ra một trong hai trường hợp sau :
• Có một phép chia hết , chẳng hạn : bk m , thì ta có điều phải chứng minh :
(a1 a2 .... ak ) m

• Không có phép chia hết nào .Khi đó tồn tại hai phép chia có cùng số dư , chẳng hạn là bi , b j

chia cho m ( vơi 1  j  i  m ).

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV

 (bi − b j ) m hay (a j +1 + a j + 2 + .... + ai ) m , ta có điều phải chứng minh .

Nhận xét : Phương pháp “tạo thỏ “ trong ví dụ này là dựa vào phép toán cộng và yêu cầu về
tính liên tiếp của các số hạng trong dãy ban đầu của đề bài .

Bài 14. Cho bốn số tự nhiên phân biệt a b c d .Chứng minh rằng :
P (a b)(a c)(a d )(b c)(b d )(c d ) 12

Lời giải
Chia bốn số phân biệt a, b, c, d cho 3 luôn có hai phép chia có cùng số dư

 hiệu hai số bị chia đó chia hết cho 3  tồn tại hiệu hai số trong bốn số a, b, c, d chia hết cho 3.

Do vậy P chia hết cho 3. (1)


Trong bốn số a, b, c, d nếu có hai số có cùng số dư khi chia cho 4 thì P chia hết cho 4;trái lại ,khi
chia bốn số đó cho 4 có đủ bốn trường hợp về số dư là 0,1, 2,3  trong bốn số a, b, c, d có hai số chẵn
, hai số lẻ , giả sử a, c chẵn và b, d lẻ (a c) 2 và (b d) 2

Do vậy P chia hết cho 4 (2)


Từ (1),(2) và (3,4)=1 suy ra P 3, 4 hay P 12 (đpcm)

DẠNG 4. ỨNG DỤNG NGUYÊN LÍ ĐIRRICHLE VÀO HÌNH HỌC


Bài 1. Trong hình vuông cạnh bằng 1, đặt 51 điểm bất kì, phân biệt. Chứng minh rằng có ít nhất 3
1
trong số 51 điểm đó nằm trong một hình tròn bán kính .
7
Lời giải
1
Chia hình vuông đã cho thành 25 hình vuông con bằng nhau có cạnh bằng .
5
Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại ít nhất một hình vuông con a chứa ít nhất ba điểm trong số 51
1 1
điểm đó. Đường tròn ngoại tiếp hình vuông a có bán kính  .
5 2 7
1
Vậy ba điểm nói trên nằm trong hình tròn đồng tâm với hinh vuông a, có bán kính .
7
Bài toán tổng quát: Dựa vào bài giải bài toán trên ta có thể tổng quát hóa bài toán trên với a là
kích thước của cạnh hình vuông, m là số điểm đặt bất kì, phân biệt. Chứng minh rằng có ít nhất n
a2
trong số m điểm đó nằm trong một hình trong bán kính . ( trong đó kí hiệu [x] là phần
 m 
2. 
 n − 1 
nguyên của x).
Lời giải

m a2
Chia hình vuông đã cho thành [ ] hình vuông con bằng nhau có cạnh bằng . Theo
n −1  m 
 n − 1 
nguyên lí Dirichlet , tồn tại ít nhất một hình vuông con P có chứa ít nhất n điểm trong số m điểm đó.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV

a2
Đường tròn ngoại tiếp P có bán kính Vậy n điểm trên nằm trong hình tròn đồng tâm
 m 
2. 
 n − 1 
với hinh vuông P có bk
a2
.
 m 
2. 
 n − 1 
Bài 2. Cho một hình vuông và 13 đường thẳng, mỗi đường thẳng đều chia hình vuông thành hai tứ
giác có tỉ số diện tích 2 : 3 . Chứng minh rằng trong số 13 đường thẳng đã cho, có ít nhất 4 đường
thẳng cùng đi qua một điểm.
A M B

I
E F

D N C

Lời giải
Gọi d là đường thẳng chia hình vuông ABCD thành hai tứ giác có tỉ số diện tích là 2 : 3
Đường thẳng d không thể cắt hai cạnh kề nhau của hình vuông
Giả sử d cắt hai cạnh AB và CD tại M và N, khi đó nó cắt đường trung bình EF tại I
2 2
Giả sử S AMND = S BMNC thì EI = IF . Như vậy mỗi đường thẳng đã cho chia các đường
3 3
trung bình của hình vuông theo tỉ số 2 : 3
Có 4 điểm chia các đường trung bình của hình vuông ABCD theo tỉ số 2 : 3
Có 13 đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua một trong 4 điểm
Vậy theo nguyên lý Dirichlet có ít nhất 4 đường thẳng cùng đi qua 1 điểm
Bài 3. Trong hình chữ nhật 3x4 đặt 6 điểm. Chứng minh rằng trong số đó luôn tìm được hai điểm
có khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 5 .

Lời giải
B C K M

D F

A N
E

S Q R

Chia hình chữ nhật đã cho thành năm hình ABCD, DCKEF , KFNM , NFEQR, QEDAS. Vì
có 6 điểm nên theo nguyên lí Dirichlet tồn tại một trong năm hình trên, mà hình này chứa ít
nhất hai trong 6 điểm đã cho.
Ta đưa vào khái niệm sau: Giả sử P là một hình trong năm hình trên .

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV

Đặt d ( P ) là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm trong P.

Dễ thấy cả năm hình trên đều có d = 5 .


( Thí dụ: d ( ABCD ) = AC = 5 , d ( DCKFE ) = CE = KE = CF = DK = 5 )

Từ đó suy ra luôn tìm được 2 điểm trong số 6 điểm đã cho có khoảng cách không
lớn hơn 5 . Đó là điều phải chứng minh.
Bài 4. Bên trong tam giác đều ABC cạnh 1 đặt 5 điểm. Chứng minh rằng tồn tại 2 điểm có khoảng
cách nhỏ hơn 0,5
Lời giải
A

B
C

Các đường trung bình của tam giác đều cạnh 1 sẽ chia nó ra làm 4 tam giác đều cạnh 0,5. Do
đó có một tam giác nhỏ có ít nhất 2 điểm đã cho và các điểm đó không thể rơi vào các đỉnh
của tam giác. Vậy khoảng cách giữa hai điểm đó nhỏ hơn 0,5.
Bài 5. Trong 1 tam giác đều cạnh bằng 1 (kể cả trên các cạnh) ta đặt 17 điểm. Chứng minh rằng
1
tồn tại hai điểm mà khoảng cách giữa chúng lớn hơn hoặc bằng .
4

Lời giải

1
Chia tam giác đó thành 16 tam giác đều bằng nhau cạnh . Theo Dirichlet tồn tại 2 điểm cùng
4
1
thuộc 1 tam giác và khoảng cách giữa chúng không lớn hơn .
4

Bài 6. Trong tam giác đều có cạnh bằng 4 lấy 17 điểm. Chứng minh rằng trong 17 điểm đó có ít
nhất hai điểm mà khoảng cách giữa chúng không vượt quá 1.
Phân tích: Từ điền kiện “khoảng cách giữa chúng không vượt quá 1 ” và cạnh của tam giác
đều bằng 4 gợi cho ta tìm đến một đối tượng hình học khác tập hợp 17 điểm đã cho.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Để có được “ít nhất hai điểm mà khoảng cách giữa chúng không vượt quá 1 ” thì ta coi tập
hợp 17 điểm là tập hợp “thỏ” suy ra tập hợp các đối tượng mới là tập hợp “lồng”. Suy ra số phần tử
của tập hợp các đối tượng mới này phải nhỏ hơn 17. Bằng các suy luận trên hãy tìm cách tạo ra các
“lồng” để nhốt “thỏ”.
Lời giải
Chia tam giác đều có cạnh bằng 4 thành 16 tam giác đều có cạnh bằng 1 (luôn chia được).
Vì 17  16, theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại ít nhất một tam giác đều cạnh bằng 1 có chứa ít nhất hai
điểm trong số 17 điểm đã cho. Khoảng cách giữa hai điểm đó luôn không vượt quá 1.
Ta chứng minh rằng khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ nằm trong tam giác đều không lớn
hơn cạnh tam giác.

Ta ký hiệu hai điểm K , L nằm trong tam giác ABC đều, khi đó ta có KAL  600.

Một trong hai góc còn lại của tam giác AKL không nhỏ hơn 600 , chẳng hạn
ALK  600  AK  KL. Gọi E là giao điểm của AK với cạnh BC , ta có AE  AK . Trong tam
giác ABE , AEB  600 (Nó là góc ngoài của AEC ), nên AB  AE. Kết hợp các kết quả trên ta suy
ra điều cần chứng minh.
Để rèn cho học sinh có khả năng linh hoạt và tư duy sáng tạo, ta tiếp tục giới thiệu các bài tập
tương tự, học sinh phải tạo tập hợp các “lồng” bằng các cách khác nhau như trong các ví dụ sau đây.
Bài 7. Trong mặt phằng cho 2009 điếm sao cho cứ 3 điểm bất kỳ có ít nhất 2 điểm cách nhau một
khoảng không vượt quá 1. Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn bán kính bằng 1 chứa ít nhất 1005
điểm.
Lời giải
Lấy điểm A bất kỳ trong 2009 điểm đã cho, ví dụ đường tròn C1 tâm A bán kính bằng 1.

+ Nếu tất cả các điểm nằm trong hình tròn C1 thì bài toán hiển nhiên đúng.

+ Nếu tất cả các điểm B mà khoảng cách giữa A và B lớn hơn 1 thì ta vẽ đường tròn C2 .
tâm B bán kính bằng 1.

Khi đó, xét điểm C tùy ý trong số 2007 điểm còn lại. Xét ba điểm A, B, C vì AB  1 nên
theo giả thiết thì có AC  1 và BC  1. Nói cách khác, điểm C phải thuộc C1 hoặc C2 . Theo nguyên
lý Dirichlet, có một hình tròn chứa ít nhất 1004 điểm. Tính thêm tâm hình tròn này thì hình tròn này
chính là hình tròn bán kính bằng 1 chứa ít nhất 1005 điểm trong 2009 điểm đã cho.

Bài 8. Trong hình tròn có diện tích bằng 1 ta lấy 17 điểm bất kỳ, không có ba điểm nào thẳng hàng.
1
Chứng minh rằng có ít nhất 3 điểm lập thành 1 tam giác có diện tích nhỏ hơn .
8

Phân tích: Trước hết cần phân tích nguyên lý Dirichlet mở rộng

Dựa vào đề bài hãy xác định xem đối tượng nào trong bài toán được coi là tập hợp “thỏ”
1
Từ các điều kiện “hình tròn có diện tích bằng 1 ” và “tam giác có diện tích nhỏ hơn ” gợi
8
cho ta nghĩ đến đối tượng hình học nào?
Vậy đối tượng nào được coi là “lồng” trong bài toán này?

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Mỗi “lồng” chứa bao nhiêu con “thỏ”?
1
Xác định số “lồng”? (17 –1) : ( 3 − 1) = 8 hoặc 1: = 8
8
1
Hãy chia hình tròn có diện tích bằng 1 thành các hình có diện tích bằng nhau và bằng ?
8

Lời giải

1
Chia hình tròn thành 8 phần bằng nhau. Mỗi phần có diện tích là
8
Do 17 :8 = 2 (dư 1 ) nên theo nguyên lý Dirichlet có 1 phần chứa ít nhất 3 điểm. Ba điểm
này là 3 đỉnh của một tam giác có diện tích nhỏ hơn diện tích mỗi hình quạt.
1
Vậy có ít nhất 3 điểm trong 17 điểm đã cho lập thành 1 tam giác có diện tích nhỏ hơn
8
Câu hỏi tổng quát hóa: Kết quả bài toán thay đổi thế nào nếu ta lấy trong hình tròn n điểm
( n  N , n  3) ?

Bài toán tổng quát:

Trong trường hợp lấy n điểm trong hình tròn ( n  N , n  3) ta xét hai trường hợp sau đây

Trường hợp 1: Nếu n = 2k + 1( k  N , k  1) ta chia hình tròn thành k phần bằng nhau, mối

1
phần là một hình quạt có diện tích bằng
k
Trường hợp 2: Nếu n = 2k ( k  N , k  2 ) ta chia hình tròn thành k –1 phần bằng nhau, mối

1
phần là một hình quạt có diện tích bằng
k −1
Lập luận tương tự ta cũng suy ra kết quả như trên.
Trong một số bài tập hình học ngoài sử dụng nguyên lý Dirichlet ta còn phải kết hợp với các
phương pháp khác giải bài toán cực trị, xấp xỉ, …

Bài 9. Trong hình vuông có cạnh bằng 1 cho 33 điểm bất kỳ. Chứng minh rằng trong các điểm đã cho
1
có thể tìm được 3 điểm lập thành tam giác có diện tích không lớn hơn
32

Lời giải
Chia hình vuông cạnh bằng 1 thành 16 hình vuông có diện tích bằng nhau (mỗi cạnh chia
1
làm 4 phần bằng nhau). Vì 33  2.16 nên theo nguyên lý Dirichlet có một hình vuông con (cạnh )
4
chứa ít nhất 3 trong 33 điểm đã cho. Ta chứng minh 3 điểm này lập nên một tam giác có diện tích
1
không lớn hơn
32

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
1
Giả sử ba điểm A, B, C nằm trong hình vuông DEFG cạnh Ta xét hai trường hợp sau đây:
4
Trường hợp 1: Có một cạnh của tam giác nằm trên cạnh của hình vuông.
Giả sử cạnh AB của tam giác nằm trên cạnh DG của hình vuông. Kẻ đường cao CH . Ta có
1 1 1
S ABC = CH  AB  CH  DG =
2 2 32
Trường hợp 2: Không có cạnh nào của tam giác nằm trên cạnh của hình vuông.
Qua đỉnh B, ta kẻ đường thằng song song với cạnh hình vuông và cắt cạnh AC tại M . Gọi
AH , CK lần lượt là đường cao tam giác ABM , CBM .
Xét S ABC = S AMB + SCBM

1 1
= AH .BM + CK .BM
2 2

1 1
= BM . ( AH + CK )  BM .ED  DG.ED =
2 32
1
Vậy trong mọi trường hợp ta luôn có S ABC 
32
Bài 10. Trong một hình vuông cạnh bằng 7, lấy 51 điểm. Chứng minh rằng có 3 điểm trong 51
điểm đã cho nằm trong một hình tròn có bán kính bằng 1.

Phân tích: Trước hết cần phân tích nguyên lý Dirichlet mở rộng

Dựa vào đề bài hãy xác định xem đối tượng nào trong bài toán được coi là tập hợp “thỏ” tập
hợp “lồng”. Mỗi “lồng” chứa bao nhiêu con “thỏ”?
Xác định số “lồng”: ( 51 − 1) : ( 3 − 1) = 25
Tìm cách chia hình vuông cạnh 7 thành 25 “lồng”?
Lời giải
Chia hình vuông cạnh bằng 7 thành 25 hình vuông bằng nhau, cạnh của mỗi hình vuông
7
nhỏ bằng .
5
Vì 51 điểm đã cho thuộc 25 hình vuông nhỏ, mà 51  2.25 nên theo nguyên lý Dirichlet, có
một hình vuông có chứa ít nhất 3 điểm ( 3 = 2 + 1) trong số 51 điểm đã cho. Hình vuông cạnh bằng

7
có bán kính đường tròn ngoại tiếp là:
5
2 2
7 7
  + 
5 5 98
= 1
2 100

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
Vậy bài toán được chứng minh. Hình tròn này chính là hình tròn bán kính bằng 1, chứa hình
vuông ta chỉ ra ở trên.
Để giải Ví dụ 7 ta cần sử dụng phép xấp xỉ nhằm làm tròn số vô tỉ

98
thành 1, kỹ thuật lấy xấp xỉ rất quan trọng và cần thiết khi tìm lời giải của nhiều bài tập. Đôi khi
100
ta còn lấy xấp xỉ dựa vào hình dạng của các hình trong từng trường hợp cụ thể. Sau đây là một ví dụ
điển hình:

Bài 11. Cho 13 điểm phần biệt nằm trong hay trên cạnh một tam giác đều có cạnh bằng 6cm. Chứng
minh rằng luôn tồn tại hai điểm trong số 13 điểm đã cho mà khoảng cách giữa chúng không vượt
quá 3 cm
(Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán trường ĐHSP Hà Nội năm học 2008 - 2009)

Phân tích:

Từ câu hỏi của bài toán, em hãy xác định xem đối tượng nào được coi là “thỏ”?
Có 13 con thỏ, muốn nhốt ít nhất hai con thỏ vào cùng một lồng thì số lồng nhiều nhất là bao
nhiêu ?
Số lồng nhiều nhất là: (13 − 1) : ( 2 − 1) = 12
Tìm cách chia tam giác đều thành 12 phần mà khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm trong mỗi
phần không vượt quá 3 cm.
Lời giải
Giả sử tam giác đã cho là ABC. Gọi M , N , P là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB và G
là trọng tâm của tam giác ABC. Lấy A0 , B0 , C0 , X , Y , Z , T , S , R lần lượt là các trung điểm của các

đoạn thẳng GA, GB, GC, BM , CM , CN , AN , AP, BP. Tam giác ABC được chia thành 12 phần bằng
nhau.
Theo nguyên lý Dirichlet, trong số 13 điểm đã cho tồn tại hai điểm cùng thuộc một phần. Do
cạnh của tam giác ABC bằng 6cm nên GA0 = AA0 = GB0 = BB0 = CC0 = GC0 = 3cm. Do đó hai

điểm nói trên thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Bài 12. Trong hình vuông có cạnh bằng 4, lấy 33 điểm phân biệt. Chứng minh rằng có 3 điểm

nằm trong phần chung của ba hình tròn có bán kính là 2


( Đề thi vào lớp 10 chuyên toán ĐHSP TP. Hồ Chí Minh năm học 2008-2009)
Lời giải
Chia hình vuông đã cho thành 16 hình vuông đơn vị (các cạnh song song với các cạnh của
hình vuông đã cho và có độ dài bằng 1 ). Do 33  16.2 nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất 3
điểm nằm trong hoặc trên cạnh của một hình vuông đơn vị. Giả sử đó là ba điểm A, B, C ở trong
hoặc nằm trên cạnh của một hình vuông đơn vị MNPQ.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV

Ta có MP = 2 và với mọi điểm E thuộc hình vuông MNPQ thì

( )
2 = MP  AE. Từ đó hình tròn A, 2 phủ toàn bộ hình vuông MNPQ. Tương tự các

( ) ( )
hình tròn B, 2 , C , 2 cũng phủ toàn bộ hình vuông MNPQ.

Vậy ba hình tròn ( A, 2 ) , ( B, 2 ) , ( C , 2 ) đều chứa hình vuông MNPQ nên ba điểm

A, B, C nằm trong phần chung của ba hình tròn nói trên.


Bài 13. Trong hình vuông cạnh bằng 1 cho 5 điểm bất kỳ. Chứng minh rằng trong các điểm đã cho

2
có thể tìm được 2 điểm sao cho khoảng cách giữa chúng không lớn hơn .
2
Lời giải
1
Chia hình vuông cạnh bằng 1 thành 4 hình vuông con cạnh như hình vẽ. Có 5 điểm nằm
2
trong 4 hình vuông, nên phải có một hình vuông chứa ít nhất 2 trong 5 điểm đã cho. Hai điểm này
nằm trong đường tròn có đường kính là đường chéo của hình vuông con chứa nó nên khoảng cách giữa
2
chúng không vượt quá đường kính đường tròn có độ dài .
2

Bài 14. Cho hình vuông ABCD có AB = 14 cm. Trong hình vuông có đánh dấu 76 điểm phân
biệt. Chứng minh rằng tồn tại một đường tròn có bán kính 2 cm chứa trong nó ít nhất 4 điểm trong
số các điểm nói trên.
(Đề thi vào lớp 10 chuyên toán ĐH Vinh năm học 2005-2006)
Lời giải
14
Chia hình vuông ABCD thành 25 hình vuông nhỏ có cạnh bằng cm. Vì 76 : 25 = 3 (dư 1 ) nên
5
theo nguyên lý Dirichlet tồn tại một hình vuông nhỏ IJKH chứa ít nhất 4 điểm trong số 76 điểm đã
14 14 7
cho. Gọi O là tâm hình vuông IJKH . Ta có IJ = cm nên IK = 2 cm. Suy ra OI = 2 cm.
5 5 5
Do đường tròn ngoại tiếp hình vuông IJKH có tâm O bán kính OI chứa tất cả các điểm trong
7
hình vuông IJKH và 2  2 nên đường tròn tâm O bán kính 2cm thỏa mãn điểu kiện đề bài cho.
5

Bài 15 . Cho một hình vuông có cạnh bằng 10. Bên trong hình vuông ta đánh dấu 201 điểm. Chứng
minh rằng luôn tìm được một tam giác mà các đỉnh là điểm được đánh dấu có diện tích không lớn
1
hơn . (Nếu 3 điểm đánh dấu thẳng hàng, thì ta coi tam giác với đỉnh là các điểm có diện tích bằng
2
0 ).
Lời giải
Thỏ là tập hợp điểm 201, lồng được xác định như sau: Ta chia hình vuông ban đầu thành 100 hình
vuông nhỏ bằng các đường thẳng song song và hai cạnh liên tiếp của hình vuông đó. Mỗi hình vuông
nhỏ có cạnh bằng 1. Vì các điểm được đánh dấu nằm trong hình vuông ban đầu, nên các điểm đó phải

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1


Web: toanthcstv.com Fanpage: TOÁN THCS TV Youtube: TOÁN THCS TV
thuộc vào một trong các hình vuông nhỏ. Ta coi 100 hình vuông nhỏ là lồng. Có 201 thỏ được nhốt
vào 100 lồng, suy ra có một lồng được nhốt không ít hơn 3 thỏ. Giả sử A, B, C là 3 điểm thuộc hình
1
vuông MNPQ có cạnh MN = 1. Ta chứng minh được rằng S ABC  .
2

Bài 16. Cho ABC đều có cạnh AB = 1. Bên trong tam giác ta đánh dấu 5 điểm phân biệt. Chứng
minh rằng tồn tại hai trong 5 điểm đánh dấu cách nhau một khoảng bé hơn 0,5.

Lời giải
Trước hết ta chứng minh rằng khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ nằm trong tam giác đều không lớn
hơn cạnh tam giác. Ta ký hiệu hai điểm K , L nằm trong ABC đều, khi đó ta có KAL  600. Một
trong hai góc còn lại của AKL không nhỏ hơn 600 , chẳng hạn KAL  600  AK  KL. Gọi E là
giao điểm của AK với cạnh BC , ta có AE  AK. Trong ABE , AEB  600 (nó là góc ngoài của
AEC ), nên AB  AE. Kết hợp các kết quả trên ta suy ra điều cần chứng minh.
Nhận xét đó cùng với số 0,5 đã gợi cho ta tìm một tập hợp các đối tượng hình học khác tập hợp 5
điểm đánh dấu. Ta ký hiệu M , N , P lần lượt là trung điểm các cạnh của ABC. Các đoạn thẳng
MN , MP, NP chia tam giác ban đầu thành 4 tam giác đều {AMN , BMP, CNP, MNP} có cạnh
bằng 0,5. Ta coi tập hợp  A gồm các điểm là thỏ, tập  B gồm 4 tam giác đều đã liệt kê ở trên là
lồng. Theo nguyên tắc Dirichlet tồn tại một lồng chứa ít nhất hai thỏ. Điều đó có nghĩa là tồn tại ít nhất
hai điểm được đánh dấu nằm bên trong hoặc trên cạnh của một trong 4 tam giác đều đã liệt kê. Ta ký
hiệu K , L là hai điểm đánh dấu và xét trường hợp sau:

a) K , L nằm trong AMN . Theo nhận xét đã nêu ở trên KL  MN = 0,5


b) K , L nằm trên đoạn thẳng MN, vì các điểm đó không thể trùng với các điểm M , N do đó
KL  MN .
Bài 17. Trong một mặt phẳng cho 6 điểm, trong đó không có bất kì ba điểm nào thẳng hàng mỗi đoạn
thẳng nối từng cặp điểm được tô bởi màu đỏ hoặc xanh. Chứng minh rằng tồn tại 3 điểm trong số 6
điểm đã cho, sao cho chúng là 3 đỉnh của một tam giác mà các cạnh của nó được tô cùng một màu
(Đề thi học sinh giỏi Quận Tây Hồ năm học 2012-2013)
Lời giải
Xét A là 1 trong 6 điểm đã cho. Khi xét 5 đoạn thẳng (mỗi đoạn thẳng nối điểm A với 5 điểm
còn lại). Vì mỗi đoạn thẳng được tô chỉ mầu đỏ hoặc xanh, nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất
3 trong 5 đoạn thẳng nói trên cùng màu. Giả sử chúng là các đoạn AB1 , AB2 , AB3 và có thể cho rằng
chúng cùng màu xanh chỉ có 2 khả năng xảy ra:
1) Nếu ít nhất 1 trong 3 đoạn B1B2 , B2 B3 , B3 B1 màu xanh thì tồn tại một tam giác với 3 cạnh màu
xanh và kết luận bài toán đúng trong trường hợp này.
2) Nếu không phải vậy tức là B1B2 , B2 B3 , B3 B1 màu đỏ thì 3 điểm phải tìm là B1 , B2 , B3 vì B1B2 B3
là tam giác với 3 cạnh màu đỏ.

Thầy: Phạm Văn Viết Nguồn: ST - tổng hợp Trang 1

You might also like