Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Giáp Thị An

Ngày sinh: 06/11/1980


Lớp: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học (K06.2023)

LIÊM CHÍNH TRONG HỌC THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Liêm chính khoa học, liêm chính học thuật là một giá trị đạo đức cốt lõi của hoạt
động học hỏi, đào tạo, nghiên cứu khoa học; là phẩm chất đạo đức hàng đầu của người
làm khoa học. Liêm chính thể hiện ở sự trung thực, cẩn trọng, có trách nhiệm ở tất cả các
bước của một công trình nghiên cứu. Cụ thẻ là trung thực trong báo cáo dữ liệu thu thập
được, quá trình thực hiện, kết quả nghiên cứu, phương pháp đã sử dụng, và công bố kết
quả nghiên cứu. Nguyên tắc này qui định các nhà khoa học không được chế tạo, làm sai
lệch, xuyên tạc dữ liệu, không lừa dối đồng nghiệp, nhà tài trợ nghiên cứu hoặc cộng
đồng. Đồng thời coi trọng tính chính trực, đàng hoàng, sự tôn trọng sở hữu trí tuệ, tính
chính xác, minh bạch, chịu trách nhiệm giải trình và thúc đẩy môi trường nghiên cứu
trong sạch. Ngược lại sẽ bị coi là hành vi không liêm chính khoa học và vi phạm đạo đức
nghiên cứu như: Đạo văn, nộp công bố công trình khoa học không phải của mình. Trích
dẫn từ người khác mà không đưa tên và tên công trình được trích dẫn; Dùng lại hay nộp
lại công trình đã công bố mà không thông báo rõ ràng, đầy đủ; Chế tạo thông tin đề tài
đang nghiên cứu, đưa các dẫn chứng, số liệu không có thực do chế ra; Gian lận trong
nghiên cứu.
Một trong những cách thức đảm bảo sự tôn trọng phương pháp khoa học, đó là
đánh giá công trình nghiên cứu thông qua cơ chế bình duyệt (peer-review). Đây là điểm
khác biệt giữa khoa học so với nhiều lĩnh vực khác của xã hội, giúp bảo đảm tính khách
quan và xác thực của các khám phá khoa học, hoặc kiểm chứng những kết quả bất
thường, thiếu tính thuyết phục. Nhưng cũng chính trong cơ chế bình duyệt này vẫn có
những lỗ hổng khiến cho chất lượng bình duyệt không phải lúc nào cũng đạt được mức
độ kì vọng. Nhiều hình thức gian lận tinh vi trong chế biến dữ liệu, nguỵ tạo kết quả, đạo
văn khoa học,… đã xuất hiện và vẫn đang tồn tại dai dẳng trong cộng đồng khoa học.
1
Để xây dựng một nền khoa học có trách nhiệm, cần phải quan tâm đầy đủ đến cả
ba cột trụ: đạo đức nghiên cứu khoa học, tính liêm chính của nhà khoa học, và đạo đức
nghề nghiệp của viên chức nghiên cứu. Như một chiếc ghế ba chân, bất cứ chân nào yếu
đều có thể làm chiếc ghế đổ sụm. Các nguyên lí đạo đức nghiên cứu do cộng đồng khoa
học và cộng đồng xã hội định ra. Các quy tắc liêm chính học thuật do mỗi nhà nghiên cứu
thực hành vận dụng trong công việc của mình. Và các quy định đạo đức nghề nghiệp
dùng để kiểm soát và phòng ngừa các mối xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi viên chức
nghiên cứu thực hiện hoạt động khoa học đồng thời với nhiều cơ quan, tổ chức khác
nhau.
Trong ba cột trụ đó, tính liêm chính của cá nhân nhà nghiên cứu biểu hiện qua bốn
tiêu chí: độ tin cậy (reliability), tính trung thực (honesty), sự tôn trọng (respect) và tính
trách nhiệm (accounability). Đây là các nguyên tắc cốt lõi của Bộ Quy tắc ứng xử châu
Âu về liêm chính trong nghiên cứu khoa học, ban hành lần đầu vào năm 2005.
Nếu như đạo văn khoa học, giả mạo và nguỵ tạo dữ liệu là các hành vi sai phạm
hiển nhiên, thì trong thực tế hiện nay tồn tại một “vùng xám” (grey area) có biên độ khá
rộng, bao gồm hàng loạt các vi phạm về tính trung thực, độ tin cậy, sự tôn trọng hoặc khả
năng truy xuất nguồn gốc kết quả nghiên cứu. Các hành vi sai phạm phổ biến nhất là xé
lẻ kết quả nghiên cứu (salami-slicing), tô hồng kết quả (beautification), lạm dụng chữ kí
(undue signatures), trích dẫn thiên vị (biased references), che giấu dữ liệu (withholding
results), dùng sai dữ liệu thống kê (statistical misuse)... Tuy nhiên, trên bình diện chung
thì mức độ vi phạm trong cộng đồng khoa học toàn cầu vẫn ở một biên độ rất thấp, với tỉ
lệ các bài báo bị rút lại do sai phạm ở mức dưới 1/1.000.
Một trong các sai phạm nêu trên được các đại biểu Việt Nam quan tâm, đó là vấn
đề lạm dụng chữ kí. Nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh một tình huống giả định rằng khi
một nhà nghiên cứu thuộc biên chế chính thức của một trường này, nhưng khi công bố
kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế thì khai báo nhiệm sở (affiliation) là một
trường khác, thì các trường đại học và viện nghiên cứu Pháp xử lí như thế nào. Tương tự,
nếu nhà nghiên cứu đó hợp tác bán thời gian với một trường khác, thì khi công bố có

2
được quyền khai báo nhiệm sở ở trường hợp tác thay cho trường chủ quản được hay
không.
Ở nước Pháp có quy định rất rõ ràng về việc khai báo nhiệm sở công tác khi công
bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế. Theo đó, nhà nghiên cứu phải có
nghĩa vụ khai báo nhiệm sở công tác chính của mình trong các ấn phẩm khoa học. Khi có
hợp tác với các trường hay tổ chức nghiên cứu khác trong quá trình thực hiện các hoạt
động nghiên cứu, tác giả có thể khai báo đồng thời nhiệm sở chính và nhiệm sở hợp tác,
nhưng nếu bỏ qua hẳn nhiệm sở chính thì đó là điều không thể chấp nhận được.
Trong trường hợp một đối tác bên ngoài chỉ hỗ trợ tài chính mà không có vai trò gì
khác trong quá trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thì tác giả có thể ghi lời cảm ơn,
nhưng không thể xem đó là nhiệm sở của tác giả khi đứng tên đăng bài báo. Đây là
nguyên tắc xuyên suốt, vì nhiệm sở kèm theo tên tác giả của các công trình khoa học là
việc do các trường đại học hay viện nghiên cứu quy định, chứ không phải do cá nhân tác
giả lựa chọn. Nếu có sự hợp tác giữa hai trường hay viện nghiên cứu, việc khai báo
nhiệm sở công tác của tác giả sẽ do hai tổ chức thoả thuận với nhau, chứ không phải do
tự nhà nghiên cứu quyết định khai báo bên này hay bên kia.
Giá trị cốt lõi nhất mà nhà khoa học cần đảm bảo trong công việc của mình là tính
trung thực. Tập trung vào chất lượng tự thân trong công việc nghiên cứu, đòi hỏi cao ở
chính bản thân về sự liêm chính, không thoả hiệp với những hành vi gian dối khi xuất bản
kết quả nghiên cứu, đó chính là lời khuyên dành cho mọi nhà nghiên cứu trẻ muốn phát
triển và củng cố tinh thần liêm chính học thuật của mình.
Có hai yếu tố quan trọng trong vấn đề đảm bảo tính liêm chính học thuật và
nghiên cứu khoa học. Thứ nhất là văn hoá nghiên cứu khoa học của từng nhà nghiên cứu
và cơ sở nghiên cứu. Mỗi người cần phải xác định được ranh giới mà một nhà khoa học
trung thực, ngay thẳng không thể bước qua. Thứ hai, ngay tại mỗi cơ sở nghiên cứu cần
phải có các quy định cụ thể về liêm chính học thuật, trên cơ sở đó mới từng bước hoàn
thiện các quy định pháp luật liên quan.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trước tiên nhờ nâng cao chất lượng
người thực hiện chúng về cả kiến thức lẫn đạo đức. Một văn bản chính thống quy định về
3
luật lệ và sự chính trực trong thực hiện nghiên cứu cần được ban hành, và nó bám sát quy
định chung của quốc tế. Dựa trên văn bản này, các đơn vị áp dụng, điều chỉnh cho phù
hợp với mình. Bên cạnh đó, việc huấn luyện và thực thi văn hóa liêm chính trong khoa
học không bao giờ thừa để cải thiện chất lượng nghiên cứu của Việt Nam.

You might also like