Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÂU10:NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY

LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG


THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI?
BẰNG KIẾN THỨC QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT, ANH (CHỊ)
ĐÃ VẬN DỤNG VÀO HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG NHƯ THẾ
NÀO?
 Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận
-Quy luật này nghiên cứu về về cách thức chung của sự phát triển (hình thức phát
triển thì đa dạng, muôn vẻ), phải có sự tích lũy có đủ về lượng thì mới dẫn đến sự
biến đổi về chất. Ngược lại chất đổi sẽ dẫn đến lượng đổi.
1. Các phạm trù Chất và Lượng:
a. Phạm trù chất:
-Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là
nó, chứ không phải là cái khác.
-Chất của sự vật luôn luôn gắn liền với các thuộc tính của nó, nhưng chất và
thuộc tính không đồng nhất với nhau: Thuộc tính chỉ là một mặt, một trạng thái,
một tính chất nào đó của sự vật được biểu hiện ra thông quan mối quan hệ của sự
vật ấy với những sự vật khác. Do đó thuộc tính có tính bộ phận, trong khi Chất của
sự vật là toàn bộ sự vật, là sự thống nhất của tất cả các thuộc tính, nên Chất có tính
chỉnh thể. Thuộc tính là cái quy định Chất. Tuy nhiên những thuộc tính khác nhau
quy định Chất cho sự vật một cách khác nhau, chỉ những thuộc tính cơ bản mới
quy định chất cho sự vật và thuộc tính cơ bản cho Chất này có khi lại là không cơ
bản đối với Chất khác. (thuộc tính cơ bản thay đổi thì Chất thay đổi: ví dụ cái cốc
thủy tinh có những thuộc tính làm bằng thủy tinh, trong suốt, đáy lành, không
thủng, miệng không ghồ ghề, không sứt mẻ => cái cốc có Chất: đựng nước; có thể
làm cái chặn giấy: thuộc tính cơ bản là nó nặng; có thể úp đựng các con vật
-Chất của sự vật là khách quan, tuy nhiên nó không thể tồn tại bên ngoài sự vật
mà phải tồn tại thông qua sự vật mang nó và một sự vật có vô vàn Chất.

b. Phạm trù Lượng:


-Định nghĩa: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có về mặt số lượng, khối lượng, kích thước, quy mô, nhịp điệu... của quá
trình vận động phát triển của các sự vật hiện tượng, cũng như của các yếu tố tạo
nên chúng. Như vậy khái niệm Lượng trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy như thế nào
(lớn – bé, cao – thấp...).
Để xác định Lượng cho sự vật người ta thường sử dụng 2 loại chỉ số: con số và
đại lượng. Có những Lượng được xác định bằng con số chính xác, nhưng có những
-Lượng chỉ xác định được bằng một đại lượng tương đối (trên đầu ta có rất nhiều
tóc – không thể đếm cụ thể là bao nhiêu; cô ta rất đẹp; bà ấy rất ghen...).
-Lượng cũng có tính khách quan và sự phân biệt giữa Chất và Lượng cũng chỉ là
tương đối vì cùng một cái xét trong quan hệ này có thể là Chất, nhưng xét trong một quan hệ
khác lại là Lượng. Ví dụ: xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8,
bình phương của 4, tứ thừa của 2, 16 tổng khác nhau...

2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: (diễn biến của
quy luật)
-Chất và Lượng luôn luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau bởi vì mỗi sự
vật hiện tượng đều phải phải có tính quy định về Chất lại vừa vừa có tính quy định
về Lượng, nên không có Chất thiếu Lượng và ngược lại.
-Lượng có xu hướng biến đổi liên tục, nó được tích lũy dần dần. Còn Chất có xu
hướng ổn định, ít thay đổi. Do đó không phải mọi sự thay đổi về Lượng đều làm
cho Chất thay đổi. Khi Lượng biến đổi trong một giới hạn nhất định nào đó thì
-Chất của sự vật về cơ bản vẫn giữ nguyên. Giới hạn đó gọi là độ. Ví dụ: nước ở
điều kiện thường ở 0°C ->100°C nó là chất lỏng (trạng thái lỏng)... (có có độ cụ
thể, có độ tương đối) Như vậy độ là như là một khoảng giới hạn mà trong đó
những thay đổi về Lượng chưa dẫn đến những biến đổi căn bản về Chất.
-Trong quá trình phát triển của sự vật thì Lượng phát triển trước. Sự tích lũy dần
dần về lượng đến một lúc nào đó sẽ vượt quá độ cho phép, khi đó chất của sự vật
sẽ thay đổi theo. Như vậy phải có sự tích lũy đủ về Lượng thì mới dẫn đến sự biến
đổi về Chất. Điểm giới hạn mà tại đó diễn ra sự biến đổi về Chất của sự vật được
gọi là điểm nút.
-Khi Lượng biến đổi đạt đến đến điểm nút thì quá trình biến đổi về chất sẽ diễn
ra, nhưng không diễn ra tức thời, mà nó được thực hiện thông qua một giai đoạn
được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là giai đoạn biến đổi Chất của sự vật do những
thay đổi về Lượng của chất đó gây nên. Các bước nhảy diễn ra theo những quy mô
và nhịp điệu khác nhau.
+ Theo quy mô: thì có bước nhảy cục bộ (quy mô nhỏ), bước nhảy toàn bộ
(bước nhảy quy mô lớn).
+ Theo nhịp điệu: có bước nhảy đột biến (bùng nổ - diễn ra nhanh. Ví dụ phản
ứng Hóa học...), bước nhảy dần dần (thời gian tương đối dài, diễn ra rất chậm. Ví
dụ hạt thóc nảy mầm, trứng nở thành gà, cải cách xã hội, thực hiện một cuộc cách
mạng, sự tiến hóa của loài người).
- Sau khi chất mới ra đời thay thế cho chất cũ thì nó sẽ tác động trở lại sẽ làm
cho Lượng thay đổi theo. Bởi vì tương ứng với chất mới phải là một lượng mới,
lượng này sẽ biến đổi với một quy mô, một tốc độ mới (quá trình học tập của trẻ từ
tiểu học đến bậc cao hơn). Đây là nói sự tác động trở lại của Chất đối với Lượng.
Như vậy cứ mỗi khi Chất thay đổi thì nó đòi hỏi Lượng cũng phải thay đổi theo.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật Lượng – Chất:
-Phải có sự tích lũy đủ về lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Do đó chúng ta phải
kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng tả khuynh, tức là tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội
khi chưa có sự chuẩn bị về Lượng đã muốn làm thay đổi về Chất (theo xu hướng này không
thể thành công được, trái quy luật, mang tính duy tâm, duy ý chí).
-Khi Lượng đã tích lũy đủ thì phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy, do đó cũng phải đấu
tranh để khắc phục tư tưởng hữu khuynh, tức là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, trông chờ vào
thực tế, bằng lòng với sự tích lũy thuần túy về Lượng mà không chịu tác động để làm thay
đổi về Chất.
-Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy khác nhau, biết kết hợp
bước nhảy cục bộ với bước nhảy toàn bộ, bước nhảy đột biến với bước nhảy dần
dần.
 Vận dụng quy luật lượng và chất vào vào đời sống học tập và lao động:
-Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng.
Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất
mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Cho nên, khi nghiên cứu, học tập và biết cách vận dụng quy
luật Lượng – Chất vào quá trình học tập cũng là một trong những phương thức thúc đẩy, thay
đổi quá trình học tập của sinh viên. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp học tập một cách
hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên nâng cao khả năng vận dụng những tri thức lý luận
vào các hoạt động thực tiễn của bản thân. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy
luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình học tập của
sinh viên hiện nay:
-Thứ nhất, em nhận thức được sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và đại
học. So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng
kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế
khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở đại
học một môn chỉ kéo dài khoảng 10 đến 15 buổi học (từ 2 đến 3 tháng). Rõ ràng sự tăng lên
đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì bản thân
e cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác
biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến
thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên
lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức
cho e. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy
có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng
thành chất. Chính vì vậy mà e cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh
hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với đại học. Chỉ khi nào làm được như
vậy e mới đạt được những thành tích, kết quả tốt trong quá rình học tập và nghiên cứu của
mình.
- Thứ hai, trong quá trình học tập, e cũng từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác,
đầy đủ. Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về
chất và việc học tập của e cũng không nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng đại học chúng
ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là
quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định
quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt
động nhận thức, học tập của e phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về
chất (kết quả học tập) theo quy luật. E học tập đều đặn hàng ngày để lượng được thấm sâu.
Tránh việc gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong
quá trình học tập.
-Thứ ba, trong học tập và nghiên cứu e cũng đã tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt
cháy giai đoạn. Trong quá trình học tập và rèn luyện e biết cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức
là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Bởi khi học đủ những kiến
thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn.
Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta
đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều bạn trong quá
trình học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi
“nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi
là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó e học tập chăm chỉ trong thời
gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều bạn có ý
thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác,
chưa học cơ bản đã đến nâng cao, chưa học xong đại cương đã muốn học chuyên ngành luôn.
Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh
viên chúng e cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến
đổi về chất.
- Thứ tư, e phải liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan. Khi bước
chân vào đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt
được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Xét
theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động
đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự
vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn,
sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức
(tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, kỹ sư, nhà quản lý văn hóa, họa sỹ có trình
độ...đóng góp cho xã hội. Trong quá trình học tập, e phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt
của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai
đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy,
e cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn.
Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
-Thứ năm, e đã tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động. Ngạn ngữ Trung quốc có câu”
Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói
đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng - chất trong triết học, rõ ràng là, những
thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi
lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính
cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Trong cuộc
sống cũng như trong quá trình học tập e phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói
quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, chăm chú nghe giảng, ghi chép
bài đầy đủ khi tham gia các tiết học trên lớp, về nhà chăm chỉ làm bài tập, nghiên cứu sách
tham khảo, học tập nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần
hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
-Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện
của mỗi sinh viên Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự
vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, do đó
trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và
đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín
muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con người, bao giờ cũng tổng hợp những
việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên cũng như e phải luôn tích cực học tập, chủ động
trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát
triển toàn diện. Nắm rõ và vận dụng đúng quy luật lượng và chất vào quá trình học tập, cuộc
sống hằng ngày của bản thân sẽ giúp bản thân chúng ta có được kết quả học tập tốt hơn.

CÂU 11:NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY LUẬT


THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP? TẠI SAO
NÓI MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN? BẰNG KIẾN THỨC QUY LUẬT MÂU THUẪN, ANH (CHỊ) ĐÃ
VẬN DỤNG VÀO HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO.
 Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập:
1.Nội dung:
-Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhautạo
nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.-Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là
khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc:
 Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại.
 Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
 Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là
sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của
chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển làm mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc
và khi đến một mức độ nhất định, trong điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải
quyết, sự vật, hiện tượng chuyển hóa.
- Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối lập mới, có mâu thuẫn mới, có quá
trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
 Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng...
đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát
triển,làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời
-Quy luật mâu thuẫn hay quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong
những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật, chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.
Mỗi hai mặt đối lập sẽ tạo thành mâu thuẫn. Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng
những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng.
Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ
đó mâu thuẫn được giải quyết. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập không tách rời
nhau mà tác động tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ
thay thế bởi cái mới tốt hơn, phù hợp hơn. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và
vận động.
- Phân loại mâu thuẫn:
+ Dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn gồm mâu thuẫn bên trong và mâu
thuẫn bên ngoài.
+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật, mâu thuẫn gồm mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn không cơ bản.
+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định, mâu
thuẫn gồm mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn gồm mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng.
2.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu
thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra
phương hướng, gải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn và nhận thức.
- Thứ hai, vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên khi phân tích mâu thuẫn, phải
xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối
quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể
một mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
- Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu
thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì :


+ Mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
+ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên
trạng thái cũ.
+ Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành. Sự vật, hiện tượng cũ được
thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận
của thế giới khách quan. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động,
phát triển của sự vật và hiện tượng.

 Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào học tập, cuộc sống của bản thân:
-Mỗi cá thể, mỗi người đều có quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau, không
phải trong mọi trường hợp hoàn cảnh chúng ta đều đồng quan điểm hay có biện
pháp, cách giải quyết giống nhau. Vì vậy khi thấy có sự mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn trong chính bản thân mình: điều em hiểu ra được khi thấy bản thân
mình có sự mâu thuẫn đó chính là em sẽ không làm gì cả, tìm một nơi thật yên
tĩnh và ngồi một chỗ, đây là lúc em tự vấn đáp bản thân mình. Nghe qua thì có
hơi lạ nhưng nó rất hiệu quả. Tự hỏi bản thân mình là cách mà bản thân em thấy
hiệu quả nhất để phát triển tư duy cũng như thế giới quan của bản thân về sự vật,
hiện tượng.
VÍ DỤ: như khi em bị điểm kém vì một bài kiểm tra hay kì thi thì đây là
lúc bản thân xẩy ra mâu thuẫn. Tại sao lại như vậy? Đây là lúc em phải tự ngồi
xuống nhìn nhận lại bản thân mình. Em đặt ra vô số câu hỏi cho bản thân như:
Em có thực sự cố gắng chưa? Em có dành nhiều thời gian với môn học này
chưa? Em đã có tìm hiểu bài và học bài kĩ chưa? Thì khi đó là lúc em nhận ra
bản thân em đã không làm được, em chưa cố gắng, em còn sự xao nhãn, còn
lướt mạng xã hội quá nhiều, mà cái cần ưu tiên và quan trọng hơn là việc học bài
và ôn tập cho bài kiểm tra. Qua nhiều lần tự hỏi và phê bình bản thân em đã thấy
được mặt hạn chế cũng như mâu thuẫn của bản thân (muốn điểm cao nhưng lại
lười biếng) vì thế mà em có động lực, có cái để sửa sai và rút kinh nghiệm trong
những bài kiểm tra sau
- Mâu thuẫn giữa bản thân với người khác: khi cả hai người bất đồng quan điểm
và có những ý kiến trái nhau.
VÍ DỤ: Em đã từng xảy ra mâu thuẫn với người khác. Ở trường hợp đó,
nếu như cả hai đều không hạ cái tôi xuống thì sẽ xảy ra cãi nhau to tiếng, dùng
những lời lẽ không hay, thậm chí là nhục mạ. Vì thế nhờ quy luật mâu thuẫn mà
tư duy bên trong em có sự khác hơn. Khi mâu thuẫn điều đầu tiên cần có chính
là sự bình tĩnh, vì thế mà em tập bản thân trở nên bình tĩnh trong mọi trường
hợp, bắt đầu tôn trọng ý kiến cá nhân của nhau, ngồi lại cùng nhau xem xét cái
đúng cái sai của từng người rồi chọn lọc ra những cái tốt và hợp lí rồi cùng đi
đến hướng giải quyết chung.
-Mâu thuẫn là thứ có thể giúp ta trưởng thành vì thế mà ta nên giải quyết mâu
thuẫn ngay từ đầu, không nên bỏ qua mâu thuẫn. Phải giải quyết và xem xét nó
một cách triệt để nhất để có thể rút kinh nghiệm. Em nghĩ chúng ta sẽ trưởng
thành hơn sau những lần vấp ngã, và biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
-Tùy theo từng mâu thuẫn mà sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Không phải lúc
nào cũng nhịn, để cho qua mâu thuẫn, không phải cứ im lặng là mâu thuẫn sẽ
được giải quyết mà phải tìm cách khắc phục phù hợp. Mâu thuẫn sẽ dần lớn lên
nếu không được giải quyết phù hợp.
VÍ DỤ: khi em thấy mình mệt mõi vì việc học thì em sẽ nghỉ ngơi,
nhưng nếu em mệt mõi vì chơi game quá nhiều thì em sẽ phạt bản thân mình.
-Dấu hiệu để nhận biết một mâu thuẫn là khi ta cảm thấy có chịu, nóng nảy, giận
dữ, hay mệt mỏi vì một vấn đề gì đó. Mâu thuẫn phải được giải quyết từ nhiều
gốc độ như xem xét với khó khăn này thì mình và ba mẹ sẽ giải quyết khác nhau
như thế nào, từ đó có thể chọn ra hướng khắc phục an toàn nhất.
-Khi bản thân em gặp phải mâu thuẫn em sẽ giữ bình tĩnh, im lặng và nói khi cần
thiết, tôn trọng quan điểm của nhau, nhìn nhận mâu thuẫn từ nhiều gốc độ(gia
đình, xã hội, công việc, học tập, tương lai, hậu quả, hệ lụy) và xin ý kiến của
người khác nếu cần thiết.
-Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức:
-Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ
mình có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết
các vấn đề mới. Để làm được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới,
sáng tạo ra các tri thức mới. Đồng thời, quy luật mẫu thuẫn cũng buộc chúng ta
phải biết vượt qua mọi định kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và
tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen thuộc. Có thể nói quy luật mâu thuẫn
chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú
hơn qua mỗi ngày của nhân loại. Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học
hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất
định nào đó. Điều đó giúp cho sinh viên thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích
cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì thế mà qua mỗi năm, các
trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho
các sinh viên.
-Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy
đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển. Đối với sinh
viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà
trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế
hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt
được mục tiêu bản thân.

You might also like