Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 198

1

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG


Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP.HCM
MÔN: HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI
HỢP ĐỒNG
PHẦN HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA
VỤ DÂN SỰ
CHƯƠNG 4 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
PHẦN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BTTH NGOÀI


HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG 2 BTTH TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
MÔN: HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI
HỢP ĐỒNG

PHẦN HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Trường Đại học luật Tp.HCM, Giáo trình pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án (tập 1, 2) (tái bản, xuất bản lần thứ 8)
4. Trường Đại học Luật Tp.HCM, Sách tình huống hợp đồng
và BTTH ngoài hợp đồng
5. Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Huệ, Bình luận khoa học
BLDS năm 2015 Việt Nam
5
Một số bài viết tham khảo thêm

1. Lê Thị Diễm Phương, kiemsat.vn/ban-ve-viec-xac-dinh-giao-


dich-dan-su-co-dieu-kien-vo-hieu-trong-giai-quyet-tranh-chap
2. Lê Thị Diễm Phương, ttps://tapchitoaan.vn/hop-dong-co-dieu-
kien-huy-bo-do-tac-dong-cua-dich-covid-19
3. Lê Thị Diễm Phương, Hội thảo cấp khoa, Bài viết quyền hoãn
thực hiện hợp đồng do tác động của Covid – 19.
4. Lê Thị Diễm Phương, Điều kiện trong hợp đồng có điều kiện
(vấn đề 14), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng
(PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
5. Lê Thị Diễm Phương, Những điểm mới của quy định về giao kết
hợp đồng trong BLDS 2015, Sách bình luận khoa học những điểm
mới của BLDS năm 2015 (Đỗ Văn Đại chủ biên), NXB Hồng Đức
–Hội Luật gia Việt Nam, năm 2023.
6
Một số bài viết tham khảo thêm
5. Lê Thị Diễm Phương, Giải thích hợp đồng có lợi cho người yếu thế
(vấn đề 15), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng
(PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
6. Lê Thị Diễm Phương, Căn cứ phát sinh phạt vi phạm và giảm mức
phạt vi phạm (vấn đề 23), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài
hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ biên), Nxb. Hồng Đức- Hội
Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
7. Lê Thị Diễm Phương, Không thực hiện đúng hợp đồng do sự kiện
bất khả kháng (vấn đề 24), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH
ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ biên),Nxb. Hồng Đức-
Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1. Những vấn đề chung về nghĩa vụ dân sự

1.1. Khái niệm, đặc điểm của NVDS

NVDS được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa vụ là một quan Nghĩa vụ cụ thể của các bên


hệ pháp luật tham gia quan hệ pháp luật
nghĩa vụ
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.1. Khái niệm, đặc điểm của NVDS


(Xem xét dưới
nhiều góc độ:
Phân biệt nghĩa vụ và trách nhiệm? Tiếng Việt,
pháp lý, tôn
TNDS và NVDS ? giáo, đạo đức
v.v…
TNDS là hệ quả của
việc không thực hiện
hoặc thực hiện không Nghĩa vụ được xác lập
vi phạm trách nhiệm
đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ của mình
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Phân biệt nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự


Khái niệm: Nghĩa vụ dân sự Trách nhiệm dân
là việc mà theo đó, một hoặc nhiều sự là hậu quả pháp
chủ thể (sau đây gọi chung là bên lý bất lợi mà chủ
có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, thể xác định phải
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc gánh chịu khi vi
giấy tờ có giá, thực hiện công việc phạm nghĩa vụ dân
khác hoặc không được thực hiện sự.
công việc nhất định vì lợi ích của
một hoặc nhiều chủ thể khác
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Phân biệt nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự


Căn cứ phát sinh:
Nghĩa vụ dân sự: Trách nhiệm dân
- Hợp đồng dân sự; sự:
- Hành vi pháp lý đơn phương; Hành vi vi phạm
- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi
luật dân sự hoặc
về tài sản không có căn cứ pháp luật; khi chủ thể có
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; nghĩa vụ vi phạm
- Những căn cứ khác do pháp luật quy nghĩa vụ dân sự đó.
định.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Phân biệt nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự
Đặc điểm : TNDS là quan hệ giữa hai chủ thể độc lập có địa
Nghĩa vụ dân sự: vị pháp lý bình đẳng, bên vi phạm phải gánh
- Các bên chủ thể chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp
trong nghĩa vụ dân sự pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách
được xác định cụ thể. nhiệm trước Nhà nước
- TNDS sự thông thường là trách nhiệm tài sản.
- Là một loại quan hệ
- TNDS được áp dụng đối với bên vi phạm phải
tài sản.
tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm
- Có sự ràng buộc - TN DSphải được áp dụng thống nhất và như
pháp lý giữa các chủ nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật
thể. dân sự.
- Vì lợi ích bên có
quyền.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Phân biệt nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự:
Loại:
- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng:
Nghĩa vụ dân sự:
+ Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
- Nghĩa vụ dân sự
+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao
trong hợp đồng.
vật;
- Nghĩa vụ dân sự
+ Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
ngoài hợp đồng.
+ Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được
+ Nghĩa vụ dân sự
thực hiện một công việc;
riêng rẽ
+ Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện
+ Nghĩa vụ dân sự
nghĩa vụ;
liên đới
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
+ Nghĩa vụ hoàn lại
nghĩa vụ.
+ Nghĩa vụ bổ sung
- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Phân biệt nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự

Mục đích:
Trách nhiệm dân
Nghĩa vụ dân
sự: Khắc phục hậu quả
sự:
xấu xảy ra do hành vi vi
Vì lợi ích của
phạm pháp luật dân sự.
chủ thể có
quyền.
Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

Thứ nhất, nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc pháp lý

Thứ hai, nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp


luật dân sự tương đối
Thứ ba, bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ
cụ thể
Thứ tư, trường hợp thực hiện nghĩa vụ đối với người
thứ ba do người có quyền chỉ định.

Thứ năm, các quan hệ nghĩa vụ dân sự đều có kèm theo


một chế tài
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.2. Các yếu tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ dân sự

Chủ thể Khách thể Nội dung

A cho B vay 5 triêụ. Thời hạn trả nợ là 2


tuần. Đã quá hạn 1 tuần nhưng B không
trả. Xác định nghĩa vụ dân sự và trách
nhiệm dân sự của B?
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

1. Hợp đồng dân sự


2. Hành vi pháp lý đơn phương
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
6. Những căn cứ khác do luật định
Căn cứ phát sinh NVDS

Hợp đồng dân sự (Điều 385 BLDS)


Căn cứ phát sinh NVDS

Hợp đồng dân sự (Điều 385 BLDS)

Một số loại hợp đồng dân sự thông


dụng:
Hợp đồng mua bán
Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng vận chuyển
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng uỷ quyền...
Căn cứ phát sinh NVDS)

Hành vi pháp lý đơn phương


Điều kiện
- Sự thể hiện ý chí của một bên trong QHPLDS
- Phải được thực hiện bởi người có năng lực chủ thể
phù hợp với quy định của pháp luật
- Mục đích của hành vi không vi phạm điều cấm,
trái đạo đức
- Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình
thức nhất định mà sự biểu lộ đó do ý chí của chủ
thể có hành vi quyết định
Căn cứ phát sinh NVDS)

Thực hiện công việc không có ủy quyền

- Người không có nghĩa vụ thực hiện công việc


nhưng tự nguyện thực hiện;

- Vì lợi ích của người của người có công việc


được thực hiện (người này không biết hoặc biết
mà không phản đối);

- Quyền và nghĩa vụ của người có công việc


được thực hiện và người thực hiện công việc
Căn cứ phát sinh NVDS)
Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật

***Tiêu chí nhận diện trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài
sản mà không có căn cứ pháp luật
+ Có việc chiếm hữu, sử dụng tài sản
+ Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản là không có căn cứ pháp
luật
*** Tiêu chí nhận diện trường hợp được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật
+ Có sự gia tăng giá trị tài sản hoặc sự thụ hưởng lợi ích
+ Có sự thiệt hại về tài sản mà người khác gánh chịu
+ Có mối liên hệ nhân quả giữa việc một người được lợi và
một người khác chịu thiệt hại
*** Nghĩa vụ hòan trả tài sản
Căn cứ phát sinh NVDS

Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

- Phải có thiệt hại xảy ra


- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái
pháp luật
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại
Căn cứ phát sinh NVDS

Xác định căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự


trong tình huống sau:

Chị Văn bán cho anh Võ một cây bàng Đài Loan 3 năm
tuổi. Anh Võ đã trả tiền và hai bên thoả thuận anh Võ tự
chặt cây mang về. Ngày 1.10.2021, trong lúc đang chặt
cây thì có gió to nên cây bị ngã làm đỗ vỡ, gãy 3 chậu
cây cảnh quý của nhà anh Toàn, trị giá 6 triệu đồng. Anh
Toàn yêu cầu chị Văn bồi thường nhưng chị không đồng
ý. Hãy xác định căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự trong
tình huống trên.
3. Phân loại nghĩa vụ
(nghĩa vụ nhiều người, nghĩa vụ hoàn lại
và nghĩa vụ bổ sung)

- Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ


Nghĩa vụ
nhiều người
bao gồm - Nghĩa vụ dân sự liên đới.
3. Phân loại nghĩa vụ
(nghĩa vụ nhiều người, nghĩa vụ hoàn lại
và nghĩa vụ bổ sung)

+ Trường hợp do các bên thỏa thuận


Các trường
hợp phát sinh
nghĩa vụ dân + Trường hợp các bên không thỏa thuận,
sự riêng rẽ pháp luật không quy định là TN liên đới.

Ví dụ: A là chủ sở hữu công trình đầu tư xây dựng. A ký hợp đồng
hoàn thiện thi công với B, C, D. Theo đó, B thi công lăn sơn; C thi
công lắp đặt đường điện, nước; D thi công phần nội thất. Khi giao kết
hợp đồng A đã xác lập nghĩa vụ thực hiện công việc với B,C,D,và
theo đó họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ làm công việc riêng của mình.
3. Phân loại nghĩa vụ
(nghĩa vụ nhiều người, nghĩa vụ hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung)

3.1. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ (nghĩa vụ theo phần)

Khái niệm (Điều 287)

Cách thức thực hiện: Nhiều người có nghĩa vụ


trước một người có quyền: mỗi người có nghĩa vụ
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi phần
nghĩa vụ của mình

Lưu ý: Nếu mỗi người có quyền đã được thực hiện nghĩa vụ


hoặc mỗi người có nghĩa vụ đã thực hiện xong phần nghĩa vụ
của mình thì quan hệ nghĩa vụ của người đó chấm dứt. Quan hệ
nghĩa vụ chung của các chủ thể vẫn tồn tại
3. Phân loại nghĩa vụ

3.1. Nghĩa vụ nhiều người

Khái niệm
(điều 288)
Nghĩa vụ dân sự liên đới
(Trách nhiệm liên đới)
Cách thức
thực hiện
(điều 288)
3. Phân loại nghĩa vụ
3.1. Nghĩa vụ nhiều người: Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
và nghĩa vụ dân sự liên đới
Do thỏa thuận của các bên. Ví dụ: A và B vay
của C 700 triệu đồng để mở hiệu thuốc tây và
Nghĩa vụ họ thỏa thuận sẽ liên đới chịu trách nhiệm với C
dân sự
liên đới Do pháp luật quy định (Điều 587 BLDS )

Phân biệt:
Nghĩa vụ riêng rẽ: bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ
thực hiện từng phần nghĩa vụ đã được xác định, không có quyền yêu
cầu một người có nghĩa vụ trong số những người có nghĩa vụ thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ
Nghĩa vụ liên đới: bên có quyền có thể yêu cầu tất cả những người có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu bất cứ ai trong số những
người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
3. Phân loại nghĩa vụ
Tình huống :
A là người quen với chị H qua nhiều lần đến chơi A
phát hiện nhà chị H nhiều đồ giá trị. Ngày 16.5.2022 vào lúc
nửa đêm A rủ B vào nhà chị H trộm cắp tài sản. A đứng ngoài
canh gác và tiếp nhận tài sản, còn B trèo tường vào nhà thực
hiện việc trộm cắp (theo sơ đồ A chỉ dẫn). Khi đang trộm cắp
tài sản thì bị chị H phát hiện. Hai bên chống cự, vì có sức
khỏe B đẩy chị H và mang theo một số tài sản tẩu thoát. A khi
biết bị lộ đã bỏ chạy. Hành vi của B gây thiệt hại sức khỏe
cho chị H phải điều trị hết 3,5triệu đồng. Tài sản mất trị giá
12 triệu đồng.
Xác định trách nhiệm dân sự của A và B.
3. Phân loại nghĩa vụ

Lưu ý:

Khái niệm (Điều 289)

Quyền liên đới


Cách thức thực hiện
Nghĩa vụ dân sự (Trách nhiệm dân sự
Formosa Hà Tĩnh đứng đầu danh
sách gây ra thảm họa môi trường lớn
nhất tại Việt Nam trong nhiều năm
qua, gây ô nhiễm môi trường biển
nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt
tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Theo
kết quả điều tra của Chính phủ,
những vi phạm và sự cố trong quá
trình thi công, vận hành thử nghiệm
tổ hợp nhà máy của Công ty là
nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận
trách nhiệm và cam kết bồi thường
thiệt hại 500 triệu USD.
Nghĩa vụ dân sự (Trách nhiệm dân sự)
Sự cố ô nhiễm môi trường do công ty
Formosa gây ra đã ảnh hưởng trực
tiếp đến hơn 100.000 người do không
có việc làm ổn định, thu nhập thấp và
176.285 người phụ thuộc. Thiệt hại
sản lượng hải sản khai thác ven bờ
ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng;
diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn
là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm
giống và khoảng 7 tấn tôm thương
phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên
3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán
thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ
mặn cao, môi trường suy giảm nên
tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có
trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác.
Nghĩa vụ dân sự (Trách nhiệm dân sự)
Sau hơn 1 năm bị phát hiện xả nước thải
“chui” ra sông Thị Vải (tháng 9/2008), tháng
12/2009, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.
Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu
dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho thấy công
ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% - 90% ô
nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai. Trước đó, năm 2006, đoàn
kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường
từng thanh tra đột xuất và phát hiện công ty
Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý
vào sông Thị Vải. Kết quả xử lý sai phạm tại
Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng.
Tổng mức phạt hành chính với Vedan là 267,5
triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm. Ngoài ra, Vedan
phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi
trường.
Nguồn : https://tuoitre.vn/vu-vedan-giet-song-
thi-vai-thanh-cong-suot-14-nam-278743.htm
Nghĩa vụ dân sự (Trách nhiệm dân sự)
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên -
môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty
Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có
ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ
thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến
tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ
thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh
bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ
thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin
từ mật rỉ đường, hàm lượng cyanure ở mức
vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần
và cao nhất 34 lần, hàm lượng chất cyanure
chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600
lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn, vi
sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao
nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau
xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất
lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD…
vượt tiêu chuẩn một vài lần
3. Phân loại nghĩa vụ

Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới đối với nhiều người
có quyền liên đới

Hãy cho biết điểm khác biệt giữa thực hiện nghĩa vụ dân
sự liên đới và việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều
người có quyền liên đới?
3. Phân loại nghĩa vụ

Khái niệm:
-Một bên có quyền yêu cầu bên kia thanh
3.2. toán tiền hoặc lợi ích vật chất mà người có
Nghĩa vụ quyền đã thay bên đó thực hiện trước bên
thứ ba
hoàn lại - Hoặc Một bên có nghĩa vụ hoàn trả cho
bên có quyền khoản tiền hay một lợi ích vật
chất mà họ đã nhận được từ người khác trên
cơ sở yêu cầu của bên có quyền
Lưu ý :
-Nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng phát sinh từ một nghĩa vụ
khác, không bao giờ nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ ban đầu
- Trong nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng có người liên quan
đến cả hai quan hệ pháp luật.
3. Phân loại nghĩa vụ
 Một trong số những người có nghĩa
3.2. Nghĩa vụ hoàn lại
vụ liên đới đã thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ trước người có quyền

Các  Một trong số những người có quyền


trường liên đới đã tiếp nhận toàn bộ nghĩa
vụ của những người có nghĩa vụ
hợp phát
sinh nghĩa  Người bảo lãnh đã hoàn thành
nghĩa vụ trước người nhận bảo lãnh
vụ hoàn
lại  Pháp nhân đã bồi thường thiệt hại
do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao
3. Phân loại nghĩa vụ

Thực hiện nghĩa vụ hoàn lại

Ví dụ1: A và B cam kết cùng liên đới chịu trách


nhiệm hoàn trả cho C các thiệt hại mà C phải gánh
chịu do thực hiện thay nghĩa vụ cho A và B. Sau này,
khi C đã thực hiện nghĩa vụ thay cho A và B thì có
thể yêu cầu A và B phải thực hiện nghĩa vụ hoàn lại
cho mình
3. Phân loại nghĩa vụ
Thực hiện nghĩa vụ hoàn lại

Ví dụ 2: A, B và C đồng sở hữu một ao nuôi thả cá. Công ty X


chuyên sản xuất kinh doanh bột giặt đã xả nước thải ra sông và gây
ô nhiễm làm chết hàng loạt cá đang thả nuôi dưới ao, ước tính thiệt
hại đến 200 triệu đồng. Sau nhiều lần thỏa thuận không thành; A, B,
C đã chính thức cử A làm đại diện khởi kiện công ty X ra tòa và
theo quyết định của tòa án có thẩm quyền, công ty X phải bồi
thường tổng số thiệt hại lên tới 180 triệu đồng. Thi hành án, công ty
X đã chuyển toàn bộ số tiền này đến A. Hãy cho biết nghĩa vụ của
A?
3. Phân loại nghĩa vụ
Thực hiện nghĩa vụ hoàn lại

Tình huống: A bảo lãnh cho B ký hợp đồng với C,


trong đó B có nghĩa vụ phải chuyển giao cho C 500
triệu đồng sau khi C thực hiện một số công việc sửa
chữa văn phòng làm việc cho B. Sau khi C đã hoàn
thành nghĩa vụ của mình đối với B và yêu cầu B
thanh toán nhưng B không có khả năng thanh toán.
Hãy cho biết nghĩa vụ và trách nhiệm của B đối với
C, nêu cơ sở pháp lý.
3. Phân loại nghĩa vụ

3.3. Nghĩa vụ bổ sung (nghĩa vụ phụ)

Cách Tính chất là nghĩa vụ phụ


thức Kèm với nghĩa vụ chính.
Trong trường hợp nghĩa vụ chính
thực
đã đến hạn thực hiện nhưng người
hiện có nghĩa vụ không thực hiện, thực
nghĩa hiện không đúng, không đầy đủ
vụ bổ nghĩa vụ chính đối với bên có
sung quyền
3. Phân loại nghĩa vụ

3.3. Nghĩa vụ bổ sung (nghĩa vụ phụ)

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ bổ sung:

Thỏa thuận giữa các bên. Ví dụ: nghĩa vụ phát


sinh từ thỏa thuận phạt vi phạm ; nghĩa vụ phát
sinh từ biện pháp cầm cố, thế chấp để bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản,
-Theo quy định của pháp luật
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ
Tình huống: Ngày 3.4.2022, A cho B vay 100 triệu
đồng, lãi suất 0,5% /tháng, thời hạn vay là 12 tháng.
Đến tháng 12 năm 2022, A chuyển sang định cư tại Mỹ.
Trong trường hợp này món nợ giữa A và B sẽ giải
quyết như thế nào?
Nếu người chuyển sang sống tại Mỹ không phải
là A mà là B thì giải quyết như thế nào?

* Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa


vụ theo thoả thuận
* Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa
vụ theo luật định
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

Chuyển giao Chuyển giao nghĩa


quyền yêu cầu vụ dân sự
(Từ điều 365 đến Điều 370, 371
Điều 369)
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

4.1 Chuyển giao quyền yêu cầu

 Khái niệm

 Những trường hợp không được chuyển giao

 Nghĩa vụ của bên chuyển giao và trách nhiệm do vi


phạm nghĩa vụ chuyển giao quyền yêu cầu

 Hệ quả của việc chuyển giao quyền yêu cầu?


4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

4.1 Chuyển giao quyền yêu cầu


Câu hỏi :
1. Vì sao chuyển giao quyền yêu cầu không cần sự
đồng ý của bên có nghĩa vụ?
2. Phân biệt chuyển quyền yêu cầu và ủy quyền?
(Tiêu chí phân biệt: chủ thể, quyền hạn, phạm vi,
hình thức v.v…)
3. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
quyền (chuyển quyền sở hữu; chuyển quyền sử
dung, chiếm hữu, định đoat, quyền hưởng dụng)
Khác nhau chuyển giao quyền yêu cầu và uỷ quyền

Chuyển giao nghĩa vụ


Chuyển giao quyền yêu
dân sự cầu
 Phải có sự đồng ý  Không cần sự đồng ý
của bên có quyền của bên có nghĩa vụ
 Phải thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ gắn liền với thông báo
biện pháp bảo đảm  Quyền được chuyển
chấm dứt giao gắn liền với biện
Bên có nghĩa vụ được pháp bảo đảm của bên
giải phóng có nghĩa vụ
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

4.2 Chuyển giao nghĩa vụ dân sự


 Khái niệm

 Những trường hợp không được chuyển giao

 Nghĩa vụ của bên chuyển giao và trách nhiệm do vi


phạm nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ

 Hệ quả của việc chuyển giao nghĩa vụ?

 Phân biệt chuyển giao nghĩa vụ dân sự và thực hiện


nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba (điều 283)
So sánh chuyển giao quyền và chuyển giao
nghĩa vụ

Giống nhau:
- Có sự tham gia của người thứ ba
- Chỉ được áp dụng với các quan hệ nghĩa vụ đang còn
hiệu lực
- Hậu quả pháp lý: là chấm dứt tư cách chủ thể của
người chuyển giao, phát sinh tư cách chủ thể cũng như
các quyền và nghĩa vụ dân sự của người được chuyển
giao
- Hình thức chuyển giao: được thể hiện bằng văn bản,
lời nói
Khác nhau giữa chuyển giao quyền
và chuyển giao
nghĩa vụ
Chuyển giao nghĩa vụ Chuyển giao quyền yêu
dân sự cầu
 Không cần sự đồng ý
 Phải có sự đồng ý
của bên có nghĩa vụ
của bên có quyền
 Phải thực hiện nghĩa vụ
thông báo
Nghĩa vụ gắn liền với  Quyền được chuyển
biện pháp bảo đảm giao gắn liền với biện
chấm dứt pháp bảo đảm của bên
Bên có nghĩa vụ được có nghĩa vụ
giải phóng
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ

Tình huống: H là cán bộ Hội phụ nữ xã, H có thoả thuận


giới thiệu 23 hộ gia đình trong xã vay của ngân hàng X
với tổng số tiền là 500 triệu. Sau đó, 23 hộ này bị H lừa
đảo lấy toàn bộ số tiền này. Tòa án xét xử buộc H phải
trả nợ cho ngân hàng toàn bộ số Nợ gốc + lãi? Hãy cho
biết:
a. Đây có phải là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ
không?
b. Nếu H không có khả năng trả nợ thì trách nhiệm của
23 hộ kia sẽ như thế nào?
c. Khi chuyển giao nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ ban
đầu có hoàn toàn được giải phóng không?
TÌNH HUỐNG

A cho B vay số tiền 500 triệu đồng, có hợp đồng cho vay bằng văn
bản được ký kết giữa hai bên và thời hạn trả nợ là cuối năm 2019.
Tháng 5/ 2022, A có nhu cầu sử dụng tiền để mua căn hộ chung cư
nhưng không thỏa thuận được với người vay về việc trả nợ trước hạn.
Vì người bán căn hộ là C có quen biết với B nên sẵn sàng nhận
chuyển giao quyền đòi nợ số tiền nêu trên, với điều kiện A chấp nhận
chịu thêm phần lãi suất 0.5%/tháng trong thời gian còn lại của hợp
đồng cho vay.
Anh/chị cho biết:
a. BLDS cho phép chuyển giao chủ thể của hợp đồng cho vay tiền
hay không?
b. Nếu pháp luật cho phép, có cần sự đồng ý của người vay hay
không?
c. Tư vấn cụ thể cho các bên giải pháp trong vụ việc
Gợi ý giải quyết tình huống

Điều 115, Điều 365, Điều 430, Điều 450


Tình huống: A lái xe do không làm chủ được tốc độ nên
đã gây tai nạn hậu quả dẫn đến thiệt hại tính mạng của K.
Khi còn sống K đang phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
cho anh trai mình là M không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Vì vậy, ngoài các khoản
bồi thường các chi phí cho việc mai táng người bị thiệt
hại cũng như khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho
thân nhân người thiệt mạng, A còn phải bồi thường tiền
cấp dưỡng. Tuy nhiên, một thời gian sau, M có việc làm
ổn định, thu nhập cao, điều kiện kinh tế tốt hơn nên M
muốn chuyển quyền yêu cầu (được nhận tiền cấp dưỡng)
sang cho em gái của mình là N. Hỏi yêu cầu của M có
phù hợp với quy định của PL không?
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

5.1. Khái niệm

Thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc chủ thể có


nghĩa vụ thực hiện đúng những hành vi như đã
cam kết, thỏa thuận hoặc theo đúng qui định của
pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích hợp
pháp của chủ thể có quyền
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2 Nội dung thực hiện NVDS
5.2.1. Thực hiện NVDS đúng đối tượng
- Đối tượng của nghĩa vụ: Điều 276

- Khi đối tượng là vật phải giao. Vật đặc định?


Vật cùng loại? Vật đồng bộ? (Điều 279)

-Khi đối tượng là một khoản tiền phải trả


(Điều 280)

- Khi đối tượng của nghĩa vụ là một công việc


không thực hiện thì không được thực hiện công việc
đó (Điều 281)
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
..
A đến cửa hàng của B mua 1 xe Honda Lead . Sau khi lựa
chọn và quyết định mua 1 chiếc màu trắng trong số 10 chiếc
của cửa hàng, A đặt cọc trước và hẹn hôm sau sẽ đến nhận xe
do không mang đủ tiền. Trong hợp đồng đặt cọc, hai bên đã
ghi nhận đầy đủ thông tin về số máy, số khung xe của chiếc
Honda Lead trên. Hôm sau, khi A đến nhận xe thì cửa hàng B
đã bán chiếc xe đó cho người khác nên giao một chiếc khác
cùng màu, cùng chất lượng. A không chịu nhận xe và yêu cầu
cửa hàng B phải trả gấp đôi tiền đặt cọc. Cửa hàng B không
đồng ý vì cho rằng vẫn có xe để giao cho A, nếu A không nhận
xe thì mất tiền đặt cọc. Hai bên xảy ra tranh chấp. Giải quyết
tranh chấp trên như thế nào? Tại sao?
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
5.2.2. Thực hiện NVDS đúng địa điểm

-Nếu là bất động sản ? Ví dụ:UBND huyện B ký


hợp đồng cho ông C thuê khu rừng X tại xã P, huyện X,
Tỉnh Y với diện tích 20 ha để trồng keo lá tràm phục vụ sản
xuất kinh doanh giấy Carton và sản phẩm giấy. Địa điểm
giao?
- Nếu không phải là bất động sản. Ví dụ: công ty A
tọa lại tại Quận Y, Tp X thỏa thuận bán cho cho ông B đang
cư trú tại số nhà 01, phường H, thị xã N, tỉnh M một lô
hàng gốm sứ cao cấp. Nhưng vào thời điểm chuyển giao
hàng ông B đang ở TP K?
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

5.2. Nội dung thực hiện NVDS

5.2.2. Thực hiện NVDS đúng địa điểm

M cư trú ở Hà Nội, N cư trú ở TP. HCM. Do sơ suất


trong quá trình giao kết hợp đồng nên hai bên không thỏa
thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ. Hỏi các bên sẽ thực
hiện nghĩa vụ tại địa điểm nào trong các trường hợp sau:
- Đối tượng của hợp đồng là xe ô tô
- Đối tượng của hợp đồng là nhà ở Đà Nẵng.
(Giả sử M là bên bán và N là bên mua)
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

5.2. Nội dung thực hiện NVDS

5.2.3. Thực hiện NVDS đúng thời hạn


- Thời hạn theo thỏa thuận:Nếu thực
hiện sau thời hạn đã thỏa thuận → Chậm
thực hiện nghĩa vụ (chưa thực hiện nghĩa vụ
hoặc chỉ thực hiện được một phần khi đã hết
thời hạn)
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
5.2.4. Thực hiện NVDS đúng phương
thức
****Thực hiện NVDS 1 lần hoặc theo định kỳ

Ví dụ 1: Bên bán cam kết giao hàng cho bên


mua một đợt vào ngày 1/6/2020 thì đúng
thời điểm này bên bán phải giao hàng hóa
cho bên mua. Hãy cho biết chế tài áp dụng
trong trường hợp bên bán giao hàng không
đúng thoả thuận (điều 353, 355)
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
5.2.4. Thực hiện NVDS đúng phương thức
****Thực hiện NVDS 1 lần hoặc theo định kỳ
Ví dụ: trong hợp đồng mua bán nhà có giá trị 1,4 tỷ các bên có
thỏa thuận về việc bên mua thanh toán 03 lần cho bên bán bằng
đồng Việt Nam như sau: lần 1 là 1 tỷ đồng sau khi hai bên đã
hoàn tất thủ tục mua bán tại phòng công chứng Nhà nước và đã
thực hiện xong nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật ;
lần 2 là 300.000.000 đồng sau khi bên bán đã hoàn tất việc
chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên
mua, lần 3 là 100.000.000 đồng khi bên bán đã bàn giao toàn bộ
căn nhà cho bên mua. Tuy nhiên, lần 3 bên bán đã thực hiện
xong nghĩa vụ nhưng bên mua không giao tiền. Hãy cho biết
hướng xử lý
Xem điều 280, 357, 468
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
5.2.4. Thực hiện NVDS đúng phương thức
****Thực hiện NVDS 1 lần hoặc theo định kỳ
Chế tài phạt chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận
hợp đồng
Chế tài phạt chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp
đồng (thương mại) thông thường bao gồm 02 khoản:
✔ Một là tiền phạt hợp đồng theo thỏa thuận về phạt
hợp đồng. Đối với hợp đồng thương mại như hợp đồng
mua bán hàng hóa thì mức phạt hợp đồng không quá
8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.
✔ Hai là tiền phạt chậm thanh toán tiền với mức lãi
suất chậm trả áp dụng dựa theo thời gian chậm trả và
số tiền chậm trả.
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.2. Nội dung thực hiện NVDS
Mức phạt chậm thanh toán tiền là bao nhiêu?
✔ Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo
Điều 306 luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị
trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị
trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ
thể.
✔ Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy
định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền
được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt
quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;
nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015
khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng
không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất
được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1
Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay.
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
5.3. Nội dung thực hiện NVDS

5.3.4. Thực hiện NVDS đúng phương thức

5.3.4.3. Thực hiện NVDS có điều kiện (Điều 284)

- Thoả thuận nghĩa vụ kèm theo điều kiện


- Loại điều kiện: điều kiện phát sinh, điều kiện
huỷ bỏ
- Điều kiện: không được vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức XH
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384
Tình huống: A vay tiền của B, hai bên thỏa thuận
ngày 20/8/2020 A phải trả tiền cho B. Đến đúng
ngày 20/8/2020, A đã trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi
cho B. Trong trường hợp này A có được coi là đã
hoàn thành nghĩa vụ không?

💔 Nghĩa vụ được hoàn thành


💔 khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong
toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận của
các bên hoặc theo quy định của pháp
luật.
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384
Ví dụ: X thuê nhà của Y để kinh doanh, nhưng do dịch covid
nên X không mở cửa kinh doanh được. X đã thỏa thuận với
Y rằng trong những tháng không thể mở cửa kinh doanh thì
X sẽ không phải trả tiền thuê cho Y và Y đồng ý. Như vậy,
nghĩa vụ trả tiền thuê của X đã chấm dứt do hai bên thỏa
thuận.

💔 Theo thỏa thuận của các bên


💔 Là sự thống nhất ý chí của các bên về việc chẫm dứt
nghĩa vụ.
💔 Nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm thỏa thuận của
các bên có hiệu lực pháp luật.
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384

Ví dụ: A mua của B một bao gạo, do A chưa có tiền


nên hai bên thỏa thuận khi nào có tiền thì A mới trả
cho B. Nhưng sau đó, thấy hoàn cảnh nhà A khó
khăn nên B đã bảo A không cần phải thực hiện nghĩa
vụ trả tiền cho B nữa.
💔 Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384

Ví dụ: A vay tiền của B nhưng chưa đến thời hạn trả.
B lại thuê chiếc xe máy của A để chạy xe ôm. Trong
trường hợp này, tiền thuê xe mà B phải trả cho A có
thể được trừ vào khoản vay mà A đã vay B.

💔 Nghĩa vụ được bù trừ


💔 Là việc hai bên cùng có nghĩa vụ cùng loại đến
thời hạn thì bù trừ nghĩa vụ cho nhau.
💔 Khi nghĩa vụ được bù trừ mà đối tượng của nghĩa
vụ có sự chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh
toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384
Ví dụ: như pháp nhân có quyền và pháp nhân có nghĩa vụ
sáp nhập với nhau. Theo Điều 89 Bộ luật dân sự 2015: "Sau
khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại;
quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập
được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập."

💔 Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm


một
💔 Là trường hợp bên có nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ lại trở thành người có quyền đối với nghĩa
vụ đó.
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384
Ví dụ: Khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm
với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay từ người
bán sản phầm, và khi kết thúc thời gian nói trên thì
bên bán (nhà sản xuất) được miễn trừ nghĩa vụ bảo
hành đối với sản phẩm mà mình bán ra.

💔 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết


💔 Chủ thể mang nghĩa vụ sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ
nữa
💔 Nghĩa vụ chấm dứt kể từ thời điểm kết thúc của thời hạn.
6. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự
TỪ ĐIỀU 372 ĐẾN ĐIỀU 384
Ví dụ: theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Con đã thành
niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nhưng sau
đó, người con chết thì nghĩa vụ chấp dưỡng cha mẹ chấm
dứt.

💔 Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn
tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
💔 Gắn với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc theo thỏa thuận
của các bên
💔 Phải do chính chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện
Bài tập tình huống: Anh A muốn mua căn nhà tại Thành phố H trị
giá 1 tỷ đồng nhưng không có đủ tiền để thanh toán. B, C, D là bạn bè
quen biết của A và họ có một khoản tiền tiết kiệm chung là 500 triệu
đồng. Trong đó anh B có 200 triệu, anh C có 100 triệu, chị D có 200
triệu. Biết A đang cần tiền nên B, C, D thống nhất với nhau sẽ cho A vay
số tiền tiết kiệm chung để mua nhà. Ngày 3/9/2020, B, C, D giao kết với
A một hợp đồng vay tài sản, trong đó thỏa thuận rõ đến ngày 3/9/2021,
anh A có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền 500 triệu cho B, C, D và B, C, D có
quyền với nhau trong việc yêu cầu A phải thực hiện nghĩa vụ đối với
mình
Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2021, chị D vì thấy tình cảnh anh A vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn nên chị đã quyết định miễn cho anh A việc thực
hiện nghĩa vụ đối với quyền của mình. Sau đó, hết thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng mà anh A vẫn chưa trả lại tiền, trong khi anh B lại đang
cần tiền gấp để đầu tư kinh doanh riêng nên anh B đến yêu cầu anh A
phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, hãy giải
thích và nêu cơ sở pháp lý đối với những câu sau:

* Xác định quan hệ nghĩa vụ của các chủ thể trong tình huống trên
* Việc chị D miễn cho anh A việc thực hiện nghĩa vụ đối với quyền
của mình thì đương nhiên sẽ chấm dứt nghĩa vụ của anh A đối với B,
C
* Giả sử trong một quan hệ nghĩa vụ khác, A là chủ nợ của B, C.
Ngày 24.8.2020, hai bên lập văn bản thỏa thuận về việc A sẽ chuyển
giao nghĩa vụ đòi nợ B, C cho X. Nhưng khi X đề nghị thực hiện
nghĩa vụ này đối với B, C thì B, C không đồng ý. Vậy, việc từ chối
của B, C là phù hợp với quy định của pháp luật.
* Theo tình huống B có quyền yêu cầu A phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ.
* Việc A thực hiện xong nghĩa vụ đối với B sẽ làm phát sinh nghĩa vụ
của B đối với C. (các câu này độc lập nhau)
LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG
Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP.HCM

1
BÀI 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HỢP ĐỒNG

2
Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
• Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, tập 1, tập 2, 2016, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam
• Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới
của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam
• Lê Minh Hùng (cb), thời điểm giao kết hợp đồng, hình thức
của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, NXB Hồng Đức, 2015

3
Một số bài viết tham khảo thêm

1. Lê Thị Diễm Phương, kiemsat.vn/ban-ve-viec-xac-dinh-giao-dich-dan-su-co-


dieu-kien-vo-hieu-trong-giai-quyet-tranh-chap
2. Lê Thị Diễm Phương, ttps://tapchitoaan.vn/hop-dong-co-dieu-kien-huy-bo-do-
tac-dong-cua-dich-covid-19
3. Lê Thị Diễm Phương, Hội thảo cấp khoa, Bài viết quyền hoãn thực hiện hợp
đồng do tác động của Covid – 19.
4. Lê Thị Diễm Phương, Điều kiện trong hợp đồng có điều kiện (vấn đề 14), Sách
tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ
biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
5. Lê Thị Diễm Phương, Những điểm mới của quy định về giao kết hợp đồng
trong BLDS 2015, Sách bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm
2015 (Đỗ Văn Đại chủ biên), NXB Hồng Đức –Hội Luật gia Việt Nam, năm
2023.
4
Một số bài viết tham khảo thêm
5. Lê Thị Diễm Phương, Giải thích hợp đồng có lợi cho người yếu thế (vấn đề 15), Sách tình
huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ biên), Nxb. Hồng
Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
6. Lê Thị Diễm Phương, Căn cứ phát sinh phạt vi phạm và giảm mức phạt vi phạm (vấn đề
23), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ
biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
7. Lê Thị Diễm Phương, Không thực hiện đúng hợp đồng do sự kiện bất khả kháng (vấn đề
24), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ
biên),Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019

5
Văn bản pháp luật
• Bộ luật dân sự năm 2015

6
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng

1.1. Khái niệm hợp đồng


1.2. Đặc điểm hợp đồng
1.3. Phân loại hợp đồng

7
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng
1.1. Khái niệm hợp đồng
Luật La Mã:
 Thứ nhất, phải có sự thỏa thuận, có sự thống nhất
ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp
lý;
 Thứ hai, phải có mục đích nhất định mà các
bên hướng tới.
8
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng
1.1. Khái niệm hợp đồng
Điều 385 BLDS 2015

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa


các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự
9
1.2. Đặc điểm của hợp đồng
 Là một loại giao dịch dân sự được tạo lập trên
cở sở ý chí chung được thoả thuận của các bên

 Là một sự kiện pháp lý tạo lập sự ràng buộc


pháp lý

 Mỗi loại hợp đồng thường có một mục đích


chung xác định

10
*Phân biệt thoả thuận là hợp đồng và thoả
thuận không phải là hợp đồng
Ví dụ 1
Kết hôn? Lời mời dự tiệc?

Ví dụ 2
A mua hàng và đã nhận hàng của B nhưng không
trả tiền.

11
1.3. Phân loại hợp đồng
1.3.1. Dựa vào mối liên hệ quyền và nghĩa vụ các
bên thì hợp đồng được phân loại thành hai nhóm
là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ (khoản
1 Điều 402)

Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản ?

Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản?


12
1.3. Phân loại hợp đồng
1.3.2. Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các
chủ thể: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có
đền bù
Lưu ý: Đền bù khác bồi thường thiệt hại?
Ví dụ 1 : Hợp đồng gửi giữ tài sản có thù lao
Ví dụ 2: Hợp đồng gửi giữ tài sản không
có thù lao?

13
1.3. Phân loại hợp đồng
1.3.3. Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa
các hợp đồng : hợp đồng chính và hợp đồng phụ
(Khoản 3 Điều 402)
Ví dụ: Hơp đồng mua bán sử dụng điện,
kèm theo xây dựng hệ thống điện gia đình
v.v…

14
3. Phân loại hợp đồng
1.3.4. Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực: Hợp
đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng
thực tế
1.3.5. Dựa vào cách thức thỏa thuận để xác lập hợp
đồng: Hợp đồng tương thuận, hợp đồng theo mẫu
(Điều 405)
1.3.6. Một số loại khác: Hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba, hợp đồng có điều kiện

15
3. Phân loại hợp đồng
Nghiên cứu tình huống
A mua hàng của B, hai bên thoả thuận nếu A
mua với giá trị đơn hàng từ 1 triệu đồng trở
lên thì sẽ được chiết khấu 5 %, tặng qùa
khuyến mãi trị giá 50 ngàn đồng và được vận
chuyển hàng về đến nhà miễn phí.
Câu hỏi: Cho biết các loại hợp đồng
phát sinh trong tình huống trên.
16
2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
(Điều 117 -133)

2.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

17
2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
(Điều 117 -133)
2. 1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là tổng


hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp
đồng được lập đúng bản chất đích thực của nó

18
2.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 117)

2.2.1. Điều kiện về chủ thể


2.2.2. Điều kiện về sự tự nguyện
2.2.3. Điều kiện về nội dung, mục đích
2.2.4. Điều kiện về hình thức

19
2.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2.2.1. Điều kiện về chủ thể
(Điểm a khoản 1 Điều 117)
 Chủ thể có năng lực PLDS , năng lực hành vi DS
phù hợp
Lưu ý: Xem lại các quy định từ Điều 16 đến Điều 24
 Phân biệt chủ thể hợp đồng và chủ thể
giao kết hợp đồng
20
2.2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2.2.2. Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện

* Tự nguyện: Sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí


* Các trường hợp hợp đồng vi phạm yếu tố tự
nguyện:
Hợp đồng giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép, người xác lập hợp đồng không
nhận thức, điều khiển được hành vi của
mình 21
2.2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2.2.3. Điều kiện về mục đích, nội dung:
Điểm c, Khoản 1 Điều 117
 Không vi phạm điều cấm của luật (Điều 123)

 Không trái đạo đức xã hội (Điều 123)

22
2.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật điện lực về an toàn điện.

1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên
cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có
nhiệm vụ.

2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự
thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.

3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các
vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện
cao áp.
23
2.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2.2.4. Điều kiện về hình thức (Khoản 2 Điều 117
- Hình thức của hợp đồng: Lời nói, văn bản, hành vi.
Dữ liệu điện tử.
Lưu ý: Hình thức của HĐ là điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy
định

24
Nghiên cứu tình huống sau:
A và B giao kết với nhau một hợp đồng
mua bán nhà ở. Theo đó, A bán cho B
căn nhà tại quận Y, tp X có tổng diện
tích là 120 m2 với giá 10 tỷ VNĐ. Hai
bên thỏa thuận viết trong hợp đồng đưa
ra công chứng chỉ với giá 3 tỷ VNĐ.
Nhận xét về thỏa thuận trên?
25
3 . Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.1. Khái niệm
3.2. Các loại hợp đồng vô hiệu
3.3. Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp cụ thể
3.4. Hậu quả pháp lý
3.5. Thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố HĐVH

26
3 . Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.1. Khái niệm
Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ
các điều kiện có hiệu lực nên không có giá trị pháp lý,
không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên

27
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.2. Các loại hợp đồng vô hiệu
* Vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần (Điều 130)
* Vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối (Điều 132)
* Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp cụ thể

28
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.3. Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp cụ thể:
(từ Điều 123 đến Điều 129)
(1) Vi phạm điều cấm, trái đạo đức XH
(2) giả tạo
(3) nhầm lẫn (Lưu ý: Khoản 2 Điều 126)
(4) đe dọa
(5) lừa dối
(6) không nhận thức và điều khiển hành vi
(7) Do người chưa thành niên, người mất NLHV DS, người có
khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi dân sự xác lập,
thực hiện (LƯU Ý: KHOẢN 2 ĐIỀU 125) 29
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.3. Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp cụ thể
Vi phạm về hình thức? (Điều 129)

Điều
 HĐ được xác lập bằng nhưng VB không đúng
VB129
quy định nhưng đã thực hiện ít nhất 2/3 NV →

 HĐ được xác lập bằng VB nhưng vi phạm quy


định bắt buộc CC, CT, đã thực hiện ít nhất 2/3
NV?
30
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.3. Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp cụ thể
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thực
hiện được? (Điều 129)

31
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Khoản 1 Điều 131: HĐ vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập

 Xử lý tài sản khi hợp đồng vô hiệu?


(khoản 2, 3, 4,5 Điều 131)

 Bảo vệ người thứ 3 ngay tình khi hợp đồng


bị vô hiệu (Điều 133)

32
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Không áp
K1 Hợp Khoản Chấm dứt dụng đối
Điều đồng 1 Điều hợp đồng với biện
407 chính
hiệu

407 phụ pháp bảo
đảm

33
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

A vay của B một khoản tiền trị giá 500 triệu đồng với thời
hạn từ ngày 3.1.2019 đến 3.1.2020 (lãi suất 1.5%/tháng).
Để đảm bảo thực hiện khoản vay, B yêu cầu A thế chấp căn
nhà của A trị giá 1 tỷ đồng. Đến ngày 3.2.2020 A yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng vay bị vô hiệu do khi giao kết
hợp đồng A trong tình trạng không nhận thức được hành vi
của mình. Hỏi: Nếu hợp đồng vay bị tuyên bố vô hiệu thì
hậu quả của hợp đồng thế chấp như thế nào? Giải thích và
nêu cơ sở pháp lý. 34
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.5. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu (Điều 132)
 Về thẩm quyền: Tòa án
 Phân loại : Thời hiệu hai năm và vô thời hạn
(Khoản 1 điều 132)
 Hết thời hiệu???? (khoản 2 Điều 132)

35
3. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
Nghiên cứu tình huống
A(19 tuổi) bị bệnh tâm thần phân liệt, lúc tỉnh táo, lúc lên cơn
không nhận thức và kiểm soát được hành vì (bệnh của A được
kết luận bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần). A đã bán chiếc
xe máy hiệu Vespa LX của mình cho B với giá 10 triệu đồng
lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Vài ngày sau, cha mẹ mới biết
A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền đi chơi. Hỏi A thì
A không biết việc mình đã ký hợp đồng nêu trên. Hãy cho
biết hợp đồng mua bán xe giữa A và B có hiệu lực pháp luật
không? Vì sao
36
4. Giao kết hợp đồng
4.1. Khái niệm
Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí
với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua sự bàn
bạc, trao đổi, thương lượng với nhau theo các nguyên tắc
và trình tự do luật định nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự.

37
4. Giao kết hợp đồng
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
02 bước:
- Thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 386 – Điều
392)
- Thứ hai: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều
393 – 397)

38
4. Giao kết hợp đồng
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
4.2.1. Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng

Việc đề nghị giao Thứ nhất, phải thể hiện ý


kết hợp đồng phải định giao kết hợp đồng
thỏa mãn hai điều Thứ hai, phải có sự ràng
kiện: (Khoản 1 Điều buộc về đề nghị của bên đề nghị
386) đối với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng 39
Nghiên cứu tình huống sau:
Ngày 1.7. 20122 Đại lý gas X gửi đến gia đình
Y một tờ rao vặt với nội dung “Bạn mua gas
của đại lý chúng tôi từ ngày 1.7.2022 đến ngày
30.7.2022 thì sẽ được giảm giá 20% và được
tặng quà khuyến mãi trị giá 100 ngàn đồng....
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ cho chúng tôi theo
điện thoại 000xxx”. Đây có phải là đề nghị
giao kết hợp đồng? Giải thích.
40
4. Giao kết hợp đồng(Điều 386 -397)
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng

4.2.1. Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng


(Đ 386- Điều 392)

Khoản 2 Điều 386: Trách nhiệm của bên đề nghị


giao kết hợp đồng?

41
Nghiên cứu tình huống sau:
Ngày 1.9.2022, A gọi điện thoại đến tổng đài của công ty taxi X đề
nghị một chiếc xe taxi của công ty này chở A từ TpHCM đi Vũng
Tàu. Vì vào đúng dịp gần ngày lễ, người thuê xe taxi đông, nhân
viên tổng đài trả lời có thể khoảng 10 phút sau mới có xe, nếu có xe
5 phút nữa sẽ gọi lại báo với A, A đồng ý . Đợi được khoảng 2 phút,
A nhìn thấy một chiếc taxi khác của hãng taxi Y chạy ngang qua, A
ra hiệu tài xế và được tài xế chấp nhận vận chuyển đến địa điểm thỏa
thuận. Khoảng 3 phút sau, xe taxi của hãng X đến địa điểm để đón A
nhưng A đã đi trước. Hãy cho biết: Trong trường hợp này A có vi
phạm đề nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích.
42
4. Giao kết hợp đồng
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
4.2.1.Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 386- Điều 392)
 Thông tin trong GKHĐ (Điều 387)

 Nghĩa vụ thông báo : Khoản 1 Điều 387

 Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin: Khoản 2 Điều 387

 Vi phạm khoản 1,2 Điều 387 : Bồi thường nếu có


thiệt hại xảy ra 43
4. Giao kết hợp đồng
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
4.2.1.Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 386- Điều 392)
 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 388)

 Thời điểm ĐNGK HĐ có hiệu lực: Khoản 1 Điều 388

 Những trường hợp được xem là nhận được ĐN


GKHĐ: Khoản 2 Điều 388

44
4. Giao kết hợp đồng (Điều 386 -397)
4.2.1.Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 386- Điều 392)

 Trường hợp Thứ nhất, bên được đề nghị nhận được thông
được thay báo về việc thay đổi hay hoặc rút lại đề nghị
đổi, rút lại trước hoặc cùng lúc nhận được đề nghị
đề nghị giao
Thứ hai, bên đề nghị nêu rõ về việc thay đổi
kết hợp
hoặc rút lại đề nghị
đồng:
Lưu ý: Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề
nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới
45
4. Giao kết hợp đồng(Điều 386 – Đ392)
4.2.1.Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 386- Điều 392)
Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận
Bên được đề nghị chấp nhận GKHĐ
 Các trường Hết thời hạn trả lời chấp nhận
hợp chấm dứt Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
ĐNGKHĐ nghị có hiệu lực
Khi thông báo huỷ bỏ đề nghị có hiệu
lực (điều 390)
Theo thoả thuận 46
4. Giao kết hợp đồng(Điều 389 -404)
4.2.1. Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 386- Điều 392)

Lưu ý: Sửa đổi đề nghị: Khi bên được đề nghị đã


chấp nhận GKHĐ nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa
đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị
mới (Điều 392)

47
A viết thư mời B mua 10 hộp mỹ phẩm loại X với giá 10
triệu đồng. Sau khi tìm hiểu giá cả, B viết thư trả lời đồng ý
mua nhưng yêu cầu A giảm giá 10% giá trị lô hàng. A trả
lời đồng ý bán nhưng chỉ chấp nhận giảm 5%. B gửi thư
cho A đồng ý mua nhưng vẫn tiếp tục trả giá lô hàng trên là
8 triệu đồng. Sau đó, không thấy A trả lời, B viết một thư
khác với nội dung đồng ý mua lô hàng trên của A với mức
giá giảm 5%. Hỏi: Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết
chưa? Giải thích.

48
4. Giao kết hợp đồng (Điều 386 -397)
4.2.2. Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 393- Điều 397)
a. Khái niệm: Là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (Khoản 1 Điều
393)
 Lưu ý: sự im lặng không được coi là
chấp nhận ĐNGKHĐ, trừ trường hợp
có thoả thuận hoặc theo thói quen
được xác lập giữa các bên 49
4. Giao kết hợp đồng(Điều 386 - 397)
4.2.2. Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
(Đ 393- Điều 397)
b. Thời hạn trả lời chấp nhận GKHĐ (Điều 394)
o Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời?
o Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời ?
Lưu ý:
 Trường hợp thông báo chấp nhận GKHĐ đến chậm vì lý do
khách quan
 Khi các bên trực tiếp giao kết với nhau (điện thoại v.v…) 50
4. Giao kết hợp đồng(Điều 386 - 397)
4.2.2. Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng (Đ 393- Điều 397)
c. Trường hợp bên đề nghị GKHĐ hoặc bên
chấp nhận ĐNGKHĐ chết, mất NLHVDS hoặc
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Điều 395, 396

51
Nghiên cứu tình huống:
Trong một lần trò chuyện, A nói với B: Bạn thử soạn tin theo cú pháp
này để kiểm tra có đang đăng ký sử dụng dịch vụ nào không?”. Làm
theo, A “tá hỏa” khi thấy điện thoại đăng ký sử dụng nhiều dịch vụ mà
mình không biết. Kiểm tra lại cước phí, A thấy rằng những dịch vụ này
đã lấy đi của mình 300.000 đồng/tháng. A khiếu nại Công ty Viễn
thông X hoàn trả số tiền trên. Tuy nhiên, đại diện Công ty X cho rằng
các tin nhắn sử dụng chế độ tự động đăng ký sử dụng. Nếu A không
muốn sử dụng thì phải nhắn tin theo cú pháp được hướng dẫn ngay
trong tin nhắn đó để hủy. A không nhắn tin để hủy thì xem như đã chấp
nhận sử dụng dịch vụ nên không có cơ sở để công ty trả lại tiền cho A.
Hãy cho biết cách để giải quyết tình huống?
52
A viết thư mời B mua 10 hộp mỹ phẩm loại X với giá 10 triệu
đồng. Sau khi tìm hiểu giá cả, B viết thư trả lời đồng ý mua nhưng
yêu cầu A giảm giá 10% giá trị lô hàng. A trả lời đồng ý bán nhưng
chỉ chấp nhận giảm 5%. B gửi thư cho A đồng ý mua nhưng vẫn tiếp
tục trả giá lô hàng trên là 8 triệu đồng. Sau đó, không thấy A trả lời,
B viết một thư khác với nội dung đồng ý mua lô hàng trên của A với
mức giá giảm 5%. Hỏi:
a. Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Giải thích
b. Nếu B viết thư đồng ý mua lô hàng trên của A với giá 8 triệu
đồng và A trả lời đồng ý nhưng sau đó A chết thì B có được nhận
hàng và thanh toán theo giá đã giảm hay không? Tại sao?

53
4.2.3. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết HĐ
 Là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng
chung cho bên được đề nghị GKHĐ
 Nếu bên được đề nghị chấp nhận GKHĐ thì coi như chấp nhận
các điều khoản này
 Hiệu lực của ĐKGDC: đã được công khai cho các bên xác lập
giao dịch biết
 ĐKGDC phải bảo đảm sự bình đẳng.Trường hợp
ĐKGDC có quy định miễn TN của bên đưa ra ĐKC,
tăng TN hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên
kia thì quy định này không có hiệu lực
54
4.2.4. Địa điểm giao kết hợp đồng (Điều 399 )

 Do các bên thoả thuận

 Nếu không thoả thuận: Nơi cư trú của cá


nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra
ĐNGKHĐ

55
4.2.5. Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 400)

 Là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp


nhận giao kết.

56
4.2.5. Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 400)
Cách xác định thời điểm GKHĐ trong một số trường
hợp cụ thể

* Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói? Văn bản?
* Im lặng?
* Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau
đó được xác lập bằng văn bản?

57
5. Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401)

5.1. Khái niệm


Hiệu lực của hợp đồng là giá trị pháp lý của
hợp đồng làm phát sinh, thay đổi chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên và giá
trị pháp lý ràng buộc các bên phải tuân thủ
và nghiêm túc thực hiện hợp đồng.
58
5. Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401)
5.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu


lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác

59
5. Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401)

* Hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực


hiện quyền và nghĩa vụ
* Lưu ý: Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực,
hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ
theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy
định của phap luật

60
Nghiên cứu tình huống
A thoả thuận tặng cho B căn nhà, hai
bên đã tiến hành công chứng, giao nhà cho
B. Khi đang chuẩn bị tiến hành thủ tục sang
tên, giữa A và B phát sinh mâu thuẫn nên A
muốn huỷ bỏ hợp đồng tặng cho, lấy lại nhà.
Câu hỏi: Hợp đồng tặng cho trên đã có hiệu
lực pháp luật chưa ?
61
6. Thực hiện hợp đồng (Điều 409)

Điều 409, 410

Hợp đồng Hợp đồng


đơn vụ song vụ

62
6. Sửa đổi hợp đồng (Điều 417, 420)

Lưu ý: Điều 417- Khi người thứ ba đồng ý hưởng lợi


ích dù hợp đồng chưa thực hiện, các bên giao kết hợp
đồng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ, trừ trường
hợp được người thứ ba đồng ý

63
6. Sửa đổi hợp đồng (Điều 417, 420)
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi : 5 điều kiện
- Nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng
- Các bên không lường trước được sự thay đổi hoàn cảnh
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu các bên biết trước thì hợp
đồng không giao kết hoặc giao kết với nội dung khác
- Việc tiếp tục hợp đồng không thay đổi nội dung sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết,
phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng lợi ích
64
6. Thực hiện hợp đồng (Điều 409)
Điều 409, 410

Hợp đồng song vụ

Quyền hoãn t/h hợp


Hợp đồng đơn vụ đồng
(Điều 409)
Khoản 1,2
Điều 411
65
7. Chấm dứt hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng (Điều 423)

Điều kiện

3T TLĐ VNPT

Không đạt được


mục đích GKHĐ
66
7. Chấm dứt hợp đồng (Điều 422)
Huỷ bỏ hợp đồng do bên có nghĩa vụ
chậm thực hiện NV (Điều 424)

Bên có quyền gia hạn

Bên có nghĩa vụ
ko t/h

Huỷ bỏ hợp đồng


67
7. Chấm dứt hợp đồng (Điều 422)

68
7. Chấm dứt hợp đồng (Điều 422)

69
7. Chấm dứt hợp đồng (Điều 422)

Huỷ bỏ hợp đồng (Điều 423)

Bên huỷ bỏ phải thông báo

Nếu không thông báo gây thiệt hại thì


phải bồi thường
70
7. Chấm dứt hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng

Hậu quả

Không có
hiệu lực từ
thời điểm Hoàn trả tài
GK sản cho
nhau Bên bị thiệt hại
Trừ thoả thuận về phạt được bồi thường
vp, BTTH, giải quyết
tr/c
71
7. Chấm dứt hợp đồng

PHÂN BIỆT

Huỷ bỏ Hợp đồng


hợp đồng vô hiệu

72
7. Chấm dứt hợp đồng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
(Điều 428)

Điều kiện

VPNT Theo thoả Theo


thuận luật định
73
7. Chấm dứt hợp đồng
Chấm dứt
Trừ thoả
thuận
Không tiếp PVP,
Đơn phương tục thực hiện BTTH,
chấm dứt hợp giải
đồng (Điều Hậu quả NV
quyết tr/c
428)

Phần đã t/h
vẫn có hiệu
lực
74
Trong một lần A về vùng quê để thu mua các loại gỗ quý thì được người dân
trong vùng cho biết về cây gỗ quý lâu năm của nhà B. A đến tận vườn nhà B để
xem cây gỗ và nhận thấy loại cây gỗ nhà B đã trồng rất lâu năm và thuộc giống
gỗ quý hiếm và có thể bán được giá cao trên thị trường nên A thỏa thuận với B để
mua với giá 200 triệu đồng đồng. A viết giấy mua bán và kí vào cuối tờ giấy. Còn
B vì muốn suy nghĩ thêm nên hôm sau mới kí. A giao cho B 100.000.000 đồng
(một trăm triệu đồng) trước và hẹn B 5 ngày sau sẽ quay lại để chặt cây. Tuy
nhiên, 3 ngày sau A gọi điện thông báo với B có việc bận đột xuất nên phải 4 hôm
nữa A mới về chặt cây được và B đồng ý. Tuy nhiên, hôm sau có đợt mưa lũ lớn
càn quét trong 3 hôm liên tiếp khiến khu vườn nhà A (nằm sát bờ sông) bị sạt lở
nghiêm trọng, lũ cuốn trôi hết cây cối và hoa màu ở vườn, trong đó có loại gỗ mà
B đã bán cho A. Dựa vào quy định của BLDS 2015:
3.1. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
trong tình huống? Giải thích, nêu cơ sở pháp lý?
3.3. Giải quyết tình huống trên? Giải thích, nêu cơ sở pháp lý?
Anh A (28 tuổi) là người nghiện ma túy và thường xuyên phá tán tài
sản trong gia đình để lấy tiền mua ma túy sử dụng. Vì nghiện, A đã
bán cho chủ tiệm cầm đồ X chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Rolex với
giá 10 triệu đồng. Chị B là vợ của anh A phát hiện ra sự việc nên đã
yêu cầu X trả lại chiếc đồng nói trên cho gia đình chị vì chị cho rằng
đó là quà cưới của vợ chồng chị, việc anh A bán chiếc đồng phải có
sự đồng ý của chị. Ngoài ra vì anh A là người nghiện ma túy nên
anh A là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, do đó giao dịch
giữa anh A và X là vô hiệu nếu không có sự đồng ý của chị B vì chị B
là đại diện hợp pháp của anh A. Lập luận của chị B là đúng hay sai?
Vì sao? Cách giải quyết tình huống?
XIN CÁM ƠN CÁC ANH
CHỊ ĐÃ THEO DÕI

77
LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG
Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP.HCM

1
CHƯƠNG 4
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

2
Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
• Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, tập 1, tập 2, 2016, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam
• Đỗ Văn Đại (cb), Bình luận khoa học những điểm mới của
BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam
• Đỗ Văn Đại , Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng
hợp đồng trong pháp luật Việt , Nxb. CTQG 2010.
Một số bài viết tham khảo thêm

1. Lê Thị Diễm Phương, kiemsat.vn/ban-ve-viec-xac-dinh-giao-dich-dan-su-co-


dieu-kien-vo-hieu-trong-giai-quyet-tranh-chap
2. Lê Thị Diễm Phương, ttps://tapchitoaan.vn/hop-dong-co-dieu-kien-huy-bo-do-
tac-dong-cua-dich-covid-19
3. Lê Thị Diễm Phương, Hội thảo cấp khoa, Bài viết quyền hoãn thực hiện hợp
đồng do tác động của Covid – 19.
4. Lê Thị Diễm Phương, Điều kiện trong hợp đồng có điều kiện (vấn đề 14), Sách
tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ
biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
5. Lê Thị Diễm Phương, Những điểm mới của quy định về giao kết hợp đồng
trong BLDS 2015, Sách bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm
2015 (Đỗ Văn Đại chủ biên), NXB Hồng Đức –Hội Luật gia Việt Nam, năm
2023.
4
Một số bài viết tham khảo thêm

5. Lê Thị Diễm Phương, Giải thích hợp đồng có lợi cho người yếu thế (vấn đề 15),
Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê Minh Hùng chủ
biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm 2019
6. Lê Thị Diễm Phương, Căn cứ phát sinh phạt vi phạm và giảm mức phạt vi phạm
(vấn đề 23), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê
Minh Hùng chủ biên), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm
2019
7. Lê Thị Diễm Phương, Không thực hiện đúng hợp đồng do sự kiện bất khả kháng
(vấn đề 24), Sách tình huống Hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (PGS.TS. Lê
Minh Hùng chủ biên),Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, năm
2019

5
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học, SV nắm được những kiến thức cơ
bản về trách nhiệm dân sự, TNDS do vi phạm HĐ.
 Trang bị kiến thức pháp lý cơ bản về trách nhiệm
dân sự
 Xác định được các biện pháp xử lý do vi phạm
hợp đồng trong những trường hợp cụ thể
 Xác định được các trường hợp không phải chịu
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 6
4.1. Trách nhiệm dân sự
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm
4.1.1.1 Khái niệm
Căn cứ, điều kiện, năng
Theo nghĩa khách quan: lực chịu TN, cách thức,
hậu quả pháp lý v.v…

Biện pháp cưỡng chế


Theo nghĩa chủ quan:
áp dụng đối với bên vi
phạm.
4.1. Trách nhiệm dân sự
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm
4.1.1.1 Khái niệm

 Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa


vụ dân sự

Căn cứ, điều kiện, năng Biện pháp cưỡng chế


lực chịu TN, cách thức, áp dụng đối với bên vi
hậu quả pháp lý v.v… phạm.
4.1. Trách nhiệm dân sự
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm
4.1.1.3. Các loại trách nhiệm dân sự

 Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng

 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng


Nghiên cứu tình huống sau
Công ty A ký kết hợp đồng với B vận
chuyển B từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà
Nội. Trên đường đi, lái xe của Công ty A
va chạm với tài xế taxi C và gây ra tai nạn
làm B bị tổn hại sức khỏe phải điều trị hết
20 triệu đồng. Không thỏa thuận được việc
bồi thường, B đã kiện Công ty A ra Tòa án
để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Xác định
loại TNDS phát sinh?
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.1. Khái niệm
Điều 351
 Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải
chịu TNDS đối với bên có quyền
 Khái niệm vi phạm nghĩa vụ?
Lưu ý: Những quy định từ Điều 351 đến Điều
363 áp dụng cho TNDS do vi phạm NV nói
chung và TNDS do vi phạm hợp đồng nói
riêng
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.1. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352)
Bên có
nghĩa vụ
Tiếp
tục Thực hiện
không đúng
nghĩa vụ

Yêu Bên có
cầu quyền
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.1. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352)

• BLDS 2005: “Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng”


(áp dụng đối với nghĩa vụ giao vật, t/h công việc)

• BLDS 2015: Tách thành một điều khoản độc lập?

• Vì sao có sự thay đổi này? Hợp lý?


4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.1. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352)

b. Ý nghĩa:
 Bên có quyền có cơ sở yêu cầu tiếp tục việc thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
 Áp dụng cho hầu hết các nghĩa vụ bi vi phạm
Bên có nghĩa vụ không được ngưng việc T/h
nghĩa vụ HĐ mà không có lý do
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.2. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356)

Vật đặt định Vật cùng loại


• Phải giao đúng vật • Phải giao vật cùng loại
• Vật không còn, bị hư • Có thể thay thế vật
hỏng cùng loại khác
• Thanh toán giá trị • Vật không còn
của vật • Thanh toán giá trị
• Gây thiệt hại phải của vật
BTTH • Gây thiệt hại thì
phải BTTH
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.2. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện
một công việc (Điều 358)

Bên có quyền
Bên có quyền
• Yêu cầu tiếp tục
• Không thực t/h • Không • Yêu cầu
hiện công việc được t/h chấm dứt t/h
theo y/c • Tự mình t/h
hoặc giao cho nhưng • Khôi phục
người khác vẫn t/h • Btth
• y/c bên có Bên có
Bên có
nghĩa vụ thanh nghĩa vụ
nghĩa vụ toán, btth
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.2. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện
một công việc (Điều 358)
Tình huống: A đến cửa hàng của B mua 1 chiếc xe Lead. A
chọn mua 1 chiếc màu trắng trong số 10 chiếc của cửa hàng, A trả trước
và hẹn hôm sau sẽ đến nhận xe. Trong hợp đồng mua bán, hai bên đã
ghi nhận thông tin về số máy, số khung của xe. Hôm sau, A đến nhận xe
thì cửa hàng B đã bán chiếc xe đó cho người khác nên giao một chiếc
khác cùng màu, cùng chất lượng. A không chịu nhận xe và yêu cầu cửa
hàng B phải trả gấp đôi tiền ứng trước. Cửa hàng B không đồng ý vì
cho rằng vẫn có xe để giao cho A, nếu A không nhận xe thì mất tiền trả
trước. Hai bên xảy ra tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trên như thế
nào?
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.2. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện
một công việc (Điều 358)

Bên có quyền
Bên có quyền
• Yêu cầu tiếp tục
• Không thực t/h • Không • Yêu cầu
hiện công việc được t/h chấm dứt t/h
theo y/c • Tự mình t/h
hoặc giao cho nhưng • Khôi phục
người khác vẫn t/h • Btth
• y/c bên có Bên có
Bên có
nghĩa vụ thanh nghĩa vụ
nghĩa vụ toán, btth
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.3. Chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 353)

Chưa
V/v
Bên thực hiện
không
có NV, chỉ Thông Bên có
thực hiện
nghĩa thực hiện báo quyền
NV đúng
vụ 1 phần
thời hạn
NV
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
 Trách nhiệm chịu lãi cho số tiền chậm trả (Điều 357)

Bên có NV phải trả lãi

Theo thoả
Theo quy định của PL
thuận
Không vượt quá
Khoản 1 Điều 468 Khoản 2 Điều 468

Dựa theo số tiền chậm trả, tương ứng


với thời gian chậm trả
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
 Trách nhiệm chịu lãi cho số tiền chậm trả (Điều 357)
Xác đinh các nội dung sau

Mức Mức Khả


lãi lãi năng kết
Phạm vi theo Mức Thời
áp dụng không lãi hợp với
thoả theo gian các biện
thuận khống tính lãi
thoả chế pháp TN
thuận khác
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
 Trách nhiệm chịu lãi cho số tiền chậm trả (Điều 357)

Tình huống: Giả sử 1/3/2019, A cho B vay 1


tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, hợp đồng vay
không lấy lãi và họ thỏa thuận nếu B chậm trả
số tiền này cho A thì B phải trả lãi đối với thời
hạn chậm trả. Các bên thoả thuận mức lãi
chậm trả là 18%/năm. Đến ngày 20.4.2019, B
mới trả nợ gốc cho A. Hãy xác định trách
nhiệm dân sự của B?
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.4. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
(Điều 355, 359)

Bên có nghĩa vụ Bên có quyền Bên có nghĩa vụ

• Đã thực hiện • Không tiếp nhận • Gửi tài sản


NV • Bồi thường thiệt • Áp dụng biện pháp
hại cho bên có bảo quản
• Chuyển giao nghĩa vụ • Yêu cầu thanh toán
tài sản • Chịu mọi rủi ro
chi phí
• Bán tài sản có nguy
• Chi phí phát sinh cơ hư hỏng + thông
bá+o
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.4. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
(Điều 355, 359)

Tình huống : A và B ký hợp đồng mua 300 kg cá ba


sa và trong điều khoản giao hàng hai bên thỏa thuận
ngày 1.4 A phải giao hàng cho B. Đến hạn A giao
hàng nhưng B vẫn chưa có người đến nhận. Giả sử
hàng hóa bị hư hỏng trong thời gian này thì A phải
bồi thường hay không?
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.5. Trách nhiệm do hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều 354)
Thông
Bên có
báo cho
Bên có quyền
bên có
đồng ý
quyền

Không thực
hiện N/v Được
đúng thời hạn hoãn
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.5. Trách nhiệm do hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều 354)

Bên có Bên có
nghĩa vụ Thông báo cho Bên có quyền quyền
bên có quyền đồng ý không
Không đồng ý
thực hiện
N/v đúng Được BTTH
thời hạn hoãn phát
sinh
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.5. Trách nhiệm do hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều 354)

Lưu ý Điều 411 Quyền hoãn thực hiện


nghĩa vụ trong hợp đồng
song vụ

Đến hạn bên mà


Khả năng thực hiện n/v của bên có n/v trước
bên kia bị giảm sút nghiêm không thực hiện n/v
trọng
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong
hợp đồng (Điều 13, Điều 360 đến Điều 364, Điều 419)

Mục đích:
Đền bù lợi ích mà lẽ ra bên bị thiệt hại sẽ được hưởng
do hợp đồng mang lại
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng (Điều 13, Điều 360, Điều 419)
Điều kiện phát Thiệt hại được bồi
sinh TNBT thường

Có mối Thiệt hại Thiệt hại về


Có hành quan hệ vật chất
vi vi tinh thần
nhân
phạm Có thiệt
quả giữa T/h
hợp hại xảy ra Theo Mức bồi
hành vi thực
đồng và thiệt tế y/c thường: do
hại của Toà án ấn
bên có định theo vụ
quyền việc
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng (Điều 13, Điều 360, Điều 419)
Tình huống: A và B giao kết hợp đồng mua bán
nguyên liệu hàng hoá. A giao hàng kém chất lượng, dẫn
đến B không có nguyên liệu để giao cho C và B đã phải
bồi thường cho C và D với số tiền là 100 triệu đồng. B
yêu cầu A phải bồi thường toàn bộ số tiền mà B đã bồi
thường cho C và D. Hỏi: A có nghĩa vụ bồi thường toàn
bộ thiệt hại này không? (Biết rằng A chỉ xuất trình biên
bản thoả thuận bồi thường và phiếu chi khoản đã bồi
thường cho C)
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng (Điều 13, Điều 360, Điều 419)
Nguyên tắc, mức BTTH
(khoản 2 Điều 419, Điều 13,
360)

Theo luật định:


Bồi thường toàn bộ Theo thoả thuận
thiệt hại thực tế
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng (Điều 13, Điều 360, Điều 419)

Bên vi phạm chỉ


Bên bị vi
Lưu ý phạm có BTTH tương
lỗi ứng với mức độ
lỗi
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong
hợp đồng (Điều 13, Điều 360, Điều 419)

Phân Phạt vi
phạm Điều 418
biệt được kết
hợp với
Phạt vi BTTH
phạm và không?
BTTH
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.7. Trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế tổn thất (Điều 362)
a. Khái niệm
Ngăn chặn, hạn chế thiệt hại được hiểu là giữ lại,
khắc phục những mất mác, thiệt hại có thể xảy ra
hoặc nếu xảy ra thì sẽ ở mức thấp nhất có thể.
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.7. Trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế tổn thất (Điều 362)
a. Khái niệm
Ngăn chặn, hạn chế thiệt hại được hiểu là giữ lại,
khắc phục những mất mác, thiệt hại có thể xảy ra
hoặc nếu xảy ra thì sẽ ở mức thấp nhất có thể.
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.7. Trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế tổn thất (Điều 362)
b. Nội dung
Nghĩa vụ Điều kiện

Bên có nghĩa Bên có quyền không h/c,


Bên có quyền
vụ gây thiệt hại ngăn chặn t/h

Ngăn chặn, hạn chế


thiệt hại
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.7. Trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế tổn thất (Điều 362)
b. Nội dung
Hậu quả
Bên có quyền
Phải chịu một
phần thiệt hại

Giảm bớt giá trị bồi thường


thiệt hại bằng mức tổn thất
đáng lẽ có thể hạn chế được
(Điều 305 Luật TM 2005)
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung
4.2.2.7. Trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế tổn thất (Điều 362)

Tình huống: Theo một vụ việc, A ký hợp đồng cho Công ty B thuê 2 đầu máy và
để thực hiện lai dắt tàu biển. Hợp đồng có thời hạn 01 năm. Thực hiện hợp đồng
được 8 tháng, bên thuê đơn gửi văn bản thông báo đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Tranh chấp xảy ra, theo HĐTT, việc bên thuê đơn phương chấm dứt hợp
đồng là một hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi này cho phép bên cho thuê yêu
cầu bên thuê bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài cho rằng “lẽ ra
khi không sử dụng phương tiện nữa nhưng vẫn còn trong thời hạn thuê nguyên
đơn đưa phương tiện của mình đi tìm công việc khác thì có thể hạn chế thiệt hại
đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng thì mới hợp lý theo quy định của pháp
luật”. Nhận xét?
4.2. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
4.2.2. Nội dung

Lưu ý: Ngoài các loại trách nhiệm dân sự nêu


trên, thì còn có một số biện pháp chế tài khác
được áp dụng khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng như phạt vi phạm, huỷ bỏ hợp đồng (Điều
423 đến Điều 427),đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng (Điều 428)
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS

BLDS (Điều 351) Luật Thương mại


(Điều 294)
Hoàn
Do thực hiện
Sự kiện toàn do Do thoả quyết định của cơ Hoàn
bất khả lỗi của thuận: Do sự quan quản lý nhà toàn
kháng bên có điều kiện nước có thẩm do lỗi
(Khoản quyền khoản bất quyền mà các bên
của
2 Đ351) (Khoản miễn khả không thể biết
được vào thời bên
3 Điều trừ kháng điểm giao kết hợp kia
351) đồng.
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS

Sự kiện bất khả kháng (Khoản 1 Điều 156)

Không
Các bên khắc
Sự kiện không phục
khách lường được dù
quan trước áp dụng
được b/p cần
thiết
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS

Sự kiện bất khả kháng (Khoản 1 Điều 156)

Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-


BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung
ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng
mua bán điện “Sự kiện bất khả kháng bao gồm
mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động
đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS
4.3.1. Do sự kiện bất khả kháng

Hệ quả của sự kiện bất khả kháng do vi phạm hợp đồng

Hoặc
Hoặc ược chấm
Không kéo dài dứt
phải chịu thời hạn thực
TNDS thực hiện hiện
hợp đồng hợp
đồng
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS

Tình huống: Theo một vụ việc, A ký hợp đồng mua bán với B một
số linh kiện đóng tàu. A đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng, nhưng B
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. B viện dẫn lý do không thanh
toán là vì sự kiện bất khả kháng với những lý do là kinh tế thế giới
suy giảm, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, bị đơn thua lỗ,
không vay được vốn, mất khả năng chi trả, kinh tế suy giảm nên
ngành viễn dương trên toàn thế giới bị đình đốn, các chủ tàu đã huỷ
hợp đồng đóng tàu, B không nhận được các khoản thanh toán để
thanh toán cho A? Vậy, việc B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
của bên mua như những lý do nêu trên có phải là sự kiện bất khả
kháng hay không? Giải thích.
4.3. Trường hợp không phải chịu TNDS
Do sự kiện bất khả kháng

Phân biệt

Sự kiện bất Hoàn cảnh thay đổi


khả kháng cơ bản (Điều 420)
A muốn mua một bức tranh gốm để trang trí phòng khách của mình. Khi đến nhà
người quen là B, A được B giới thiệu mình có một bức tranh bằng gốm rất đẹp do
một nghệ nhân rất nổi tiếng tên X ở thành phố Đ đã vẽ và muốn bán lại cho A. A sau
khi xem tranh đã quyết định mua với giá 80 triệu đồng Việt Nam. A treo bức tranh
nói trên được hai tháng thì phát hiện bức tranh đó do nghệ nhân H ở thành phố Y
sáng tác. A cho rằng mình bị B lừa dối và đề nghị trả lại bức tranh, đồng thời yêu cầu
B phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại nhưng B cho rằng mình cũng không biết
chính xác họa sĩ vẽ bức tranh là ai và khi mua tranh A chỉ yêu cầu tranh gốm chứ
không quan tâm đến họa sĩ của bức tranh nên B không đồng ý yêu cầu của A. Vì vậy,
A đã khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Hỏi:
a. Hợp đồng nêu trên có hiệu lực pháp lý hay không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.
b. Cho biết quan điểm của anh chị về hướng giải quyết đối với trường hợp này? Giải
thích. Nêu cơ sở pháp lý.
XIN CÁM ƠN CÁC ANH
CHỊ ĐÃ THEO DÕI

47

You might also like