02 BB Bai Mau Gui SV 2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BÀI GIẢI MẪU NLKT

BÀI 1.
Tại một Doanh nghiệp sản xuất có số dư cuối ngày 31/12/20X8 của một số tài khoản
như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng.

1 TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: X


2 TK 211 Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH): 534.326
3 TK 341 Vay và nợ thuê tài chính: 10.233
4 TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 115.489
5 TK 152 Nguyên vật liệu: 123.547
6 TK 141 Tạm ứng: 12.466
7 TK 153 Công cụ dụng cụ: 9.547
8 TK 111 Tiền mặt: 112.497
9 TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 33.652
10 TK 334 Phải trả người lao động: 34.792
11 TK 131 Phải thu khách hàng: 14.687
12 TK 331 Phải trả cho người bán: 39.754
13 TK 155 Thành phẩm: 102.489
14 TK 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 15.749
15 TK 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 147.963
16 TK 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Y
17 TK 338 Phải trả phải nộp khác: 33.547
18 TK 112 Tiền gửi ngân hàng: 569.873
19 TK 414 Quỹ đầu tư phát triển: 897.542
20 TK 214 Hao mòn TSCĐ 65.482

Biết rằng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp vào cuối ngày 31/12/20X8 là
1.424.182

1
Trong tháng 1 năm 20X9, doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là 10.215 .
2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 4.569.
3. Chủ doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn bằng 1 tài sản cố định hữu hình, trị giá 102.153 .
4. Dùng TGNH để trả nợ ngân hàng là 8.741 và thanh toán cho người bán là 1.486.
5. Dùng tiền mặt để trả lương cho người lao động là 2.187 và tạm ứng cho nhân viên đi
công tác là 4.697.
6. Dùng quỹ khen thưởng phúc lợi để chi khen thưởng cho người lao động là 78.910 .
7. Sản phẩm kỳ trước chưa hoàn thành nay đã hoàn thành nhập kho thành phẩm là 4.873.
8. Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu là 87.965.
9. Tạm ứng lương cho người lao động bằng tiền mặt là 81.024.
10.Mua nguyên vật liệu nhập kho với giá mua chưa thuế GTGT là 14.578, thuế GTGT là
1.458. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho người bán.

Yêu cầu:
1. Tìm X,Y. Lập bảng Cân đối kế toán vào cuối ngày 31/12/20X8
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/20X9, sau đó phản ánh vào sơ
đồ chữ T và tính số dư cuối tháng 1.
3. Lập bảng Cân đối số phát sinh cuối tháng 1 năm 20X9.
4. Lập bảng Cân đối kế toán cuối tháng 1 năm 20X9.

2
GIẢI
YÊU CẦU 1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(hay BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH / BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN)
ngày 31/12/20X8
Đơn vị tính: 1.000 đồng

TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN

A. Tài sản ngắn hạn 955.338 A. Nợ phải trả 299.941

1 Tiền mặt 112.497 1 Phải trả cho người bán 39.754

2 Tiền gửi ngân hàng 569.873 2 Thuế & các khoản phải nộp NN 33.652

3 Phải thu khách hàng 14.687 3 Phải trả người lao động 34.792

4 Tạm ứng 12.466 4 Phải trả phải nộp khác 33.547

5 Nguyên vật liệu 123.547 5 Vay và nợ thuê tài chính 10.233

6 Công cụ dụng cụ 9.547 6 Quỹ khen thưởng phúc lợi 147.963

7 Chi phí SXKDDD 10.232 B. Vốn chủ sở hữu 1.124.241

8 Thành phẩm 102.489 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 115.489

B. Tài sản dài hạn 468.844 2 Quỹ đầu tư phát triển 897.542

1 Tài sản cố định HH 534.326 3 Lợi nhuận chưa phân phối 95.461

2 Hao mòn TSCĐ - 65.482 4 NV đầu tư xây dựng cơ bản 15.749

Tổng tài sản 1.424.182 Tổng nguồn vốn 1.424.182

YÊU CẦU 2: Định khoản các NVKT phát sinh:


NỢ CÓ

NV1

Nợ TK 112 - "TGNH": 10.215

Có TK 131 - "PTKH": 10.215

NV2

Nợ TK 111 - "TM": 4.569

Có TK 112 - "TGNH": 4.569


3
NV3

Nợ TK 211 - "TSCĐ HH": 102.153

Có TK 411 - "NVKD": 102.153


NV4

Nợ TK 331 - "PTCNB" 1.486

Nợ TK 341 - "VVNTTC" 8.741

Có TK 112 - "TGNH": 10.227


NV5

Nợ TK 334 - "PTCNLĐ": 2.187

Nợ TK 141 - "TƯ": 4.697

Có TK 111 - "TM": 6.884


NV6

Nợ TK 353 - "QKTPL" 78.910

Có TK 334 - "PTNLĐ": 78.910


NV7

Nợ TK 155 - "TP" 4.873

Có TK 154 - "CPSXKDDD": 4.873


NV8

Nợ 421 - "LNCPP": 87.965

Có TK 411 - "VĐTCCSH": 87.965


NV9

Nợ TK 334 - "PTNLĐ" 81.024

Có TK 111 - "TM": 81.024

4
NV10

Nợ TK 152 14.578

Nợ TK 133 1.458

Có TK 331: 16.036

Tổng số phát sinh 402.856 402.856

PHẢN ÁNH VÀO SƠ ĐỒ CHỮ T VÀ TÍNH SỐ DƯ CUỐI THÁNG 1:

5
TK 111 TK 112 TK 131
112.497 569.873 14.687
(2) 4.569 (1) 10.215 10.215
6.884 (5) 4.569 (2)
81.024 (9) 10.227 (4)
(10)
4.569 87.908 10.215 14.796 - 10.215
29.158 565.292 4.472

TK 141 TK 152 TK 153


12.466 123.547 9.547
(5) 4.697 (10) 14.578

4.697 - 14.578 - - -
17.163 138.125 9.547

TK 154 TK 155 TK 211


10.232 102.489 534.326
4.873 (7),(7) 4.873 (3) 102.153

- 4.873 4.873 - 102.153 -


5.359 107.362 636.479

TK 214 TK 331 TK 333


65.482 39.754 33.652

(4) 1.486
16.036 (10)

- - 1.486 16.036 - -
65.482 54.304 33.652

6
TK 334 TK 338 TK 341
34.792 33.547 10.233
(5) 2.187 (4) 8.741
78.910 (6)
(9) 81.024

83.211 78.910 - - 8.741 -


30.491 33.547 1.492

TK 353 TK 411 TK 414


147.963 115.489 897.542
(6) 78.910
102.153 (3)
87.965 (8)

78.910 - - 190.118 - -
69.053 305.607 897.542

TK 421 TK 441 TK 133


95.461 15.749
(8) 87.965 (10) 1.458

87.965 - - - 1.458 -
7.496 15.749 1.458

YÊU CẦU 3:

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH


(hay BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN)
ngày 31/1/20X9
Đơn vị tính: 1.000 đồng

7
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
TÊN TÀI KHOẢN
NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ

1 Tiền mặt 112.497 4.569 87.908 29.158

2 Tiền gửi ngân hàng 569.873 10.215 14.796 565.292

3 Phải thu khách hàng 14.687 - 10.215 4.472

4 Thuế GTGT được khấu trừ 1.458 1.458

5 Tạm ứng 12.466 4.697 - 17.163

6 Nguyên vật liệu 123.547 14.578 - 138.125

7 Công cụ dụng cụ 9.547 - - 9.547

8 Chi phí SXKDDD 10.232 - 4.873 5.359

9 Thành phẩm 102.489 4.873 - 107.362

10 Tài sản cố định HH 534.326 102.153 - 636.479

11 Hao mòn TSCĐ 65.482 65.482

12 Phải trả cho người bán 39.754 1.486 16.036 54.304

13 Thuế & các khoản phải nộp NN 33.652 - - 33.652

14 Phải trả người lao động 34.792 83.211 78.910 30.491

15 Phải trả phải nộp khác 33.547 - - 33.547

16 Vay và nợ thuê tài chính 10.233 8.741 - 1.492

17 Quỹ khen thưởng phúc lợi 147.963 78.910 - 69.053

18 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 115.489 - 190.118 305.607

19 Quỹ đầu tư phát triển 897.542 - - 897.542

20 Lợi nhuận chưa phân phối 95.461 87.965 - 7.496

21 NV đầu tư xây dựng cơ bản 15.749 - - 15.749

Tổng cộng 1.489.664 1.489.664 402.856 402.856 1.514.415 1.514.415


- 65.482 HMTSCĐ (là số âm trên BCĐKT) - 65.482
1.424.182 Giá trị tổng TS 1.448.933

Nằm trên bảng Nằm trên bảng


CĐKT Cũ CĐKT Mới

8
YÊU CẦU 4:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


ngày 31/1/20X9
Đơn vị tính: 1.000 đồng

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 877.936 A. Nợ phải trả 222.539

1 Tiền mặt 29.158 1 Phải trả cho người bán 54.304

2 Tiền gửi ngân hàng 565.292 2 Thuế & các khoản phải nộp NN 33.652

3 Phải thu khách hàng 4.472 3 Phải trả người lao động 30.491

5 Tạm ứng 17.163 4 Phải trả phải nộp khác 33.547

6 Nguyên vật liệu 138.125 5 Vay và nợ thuê tài chính 1.492

7 Công cụ dụng cụ 9.547 6 Quỹ khen thưởng phúc lợi 69.053

8 Chi phí SXKDDD 5.359

9 Thành phẩm 107.362 B. Vốn chủ sở hữu 1.226.394

10 Thuế GTGT được khấu trừ 1.458 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 305.607

B. Tài sản dài hạn 570.997 2 Quỹ đầu tư phát triển 897.542

1 Tài sản cố định HH 636.479 3 Lợi nhuận chưa phân phối 7.496

2 Hao mòn TSCĐ - 65.482 4 NV đầu tư xây dựng cơ bản 15.749

TỔNG TÀI SẢN 1.448.933 TỔNG NGUỒN VỐN 1.448.933

9
BÀI 2.
Tại doanh nghiệp sản xuất M có các tài liệu về nguyên vật liệu trong tháng 7 năm N như sau:
ĐƠN VỊ TÍNH: 1.000 đồng
- Tồn kho đầu tháng: 1.700kg, đơn giá: 76/kg
- Tình hình nhập xuất kho trong tháng như sau:
1. Ngày 5, nhập kho 1.200kg, đơn giá: 82,6/kg
2. Ngày 7, xuất kho 1.350kg để sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 10, nhập kho 1.000kg, giá mua chưa thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 70/kg, chi phí vận
chuyển trả bằng tiền mặt là 3.000.
4. Ngày 12, xuất kho 2.000kg để sản xuất sản phẩm.
5. Ngày 20, nhập kho 2.000kg, giá mua chưa thuế GTGT là 76/kg, vì mua với số lượng lớn nên
được hưởng chiết khấu là 2/kg
6. Ngày 25, xuất kho 1.700kg để phục vụ sản xuất.
7. Ngày 26, xuất kho 500kg cho bộ phận bán hàng.
8. Ngày 28, nhập kho 2.340kg, đơn giá 79,5/kg.
Yêu cầu: Tính đơn giá xuất kho và trị giá tồn kho cuối tháng trong 2 trường hợp:
TH1: Doanh nghiệp xuất kho theo PP bình quân gia quyền liên hoàn
TH2: Doanh nghiệp xuất kho theo PP bình quân gia quyền cố định (BQGQ cuối kỳ)
(LƯU Ý: đơn giá xuất kho làm tròn đến 1 số thập phân)
GIẢI: TH1: Doanh nghiệp xuất kho theo PP bình quân gia quyền liên hoàn
NHẬP XUẤT TỒN

SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Ngày 1 1.700 76,0 129.200
1.200 82,6 99.120 2.900 78,7 228.320
Ngày 5
1.350 78,7 106.287 1.550 78,7 122.033
Ngày 7
1.000 73,0 73.000 2.550 76,5 195.033
Ngày 10

2.000 76,5 152.967 550 76,5 42.066


Ngày 12

2.000 74,0 148.000 2.550 74,5 190.066


Ngày 20
1.700 74,5 126.711 850 74,5 63.355
Ngày 25

Ngày 26 500 74,5 37.268 350 74,5 26.087


2.340 79,5 186.030 2.690 78,9 212.117
Ngày 28

Tổng cộng 6.540 506.150 5.550 423.233 2.690 212.117

10
TH2: Doanh nghiệp xuất kho theo PP bình quân gia quyền cố định (BQGQ cuối kỳ)

Bước 1: Tính các đơn giá nhập kho:


• Đơn giá nhập kho ngày 5 là 82,6/kg
• Đơn giá nhập kho ngày 10 là 73/kg
• Đơn giá nhập kho ngày 20 là 74/kg
• Đơn giá nhập kho ngày 28 là 79,5/kg

Bước 2: Tính đơn giá xuất kho theo PPBQGQ cố định (hay còn gọi là BQGQ cuối kỳ)

(𝟕𝟔 ∗ 𝟏. 𝟕𝟎𝟎𝒌𝒈) + (𝟖𝟐, 𝟔 ∗ 𝟏. 𝟐𝟎𝟎𝒌𝒈) + (𝟕𝟑 ∗ 𝟏. 𝟎𝟎𝟎𝒌𝒈) + (𝟕𝟒 ∗ 𝟐. 𝟎𝟎𝟎𝒌𝒈) + (𝟕𝟗, 𝟓 ∗ 𝟐. 𝟑𝟒𝟎𝒌𝒈)
𝟏. 𝟕𝟎𝟎𝒌𝒈 + 𝟏. 𝟐𝟎𝟎𝒌𝒈 + 𝟏. 𝟎𝟎𝟎𝒌𝒈 + 𝟐. 𝟎𝟎𝟎𝒌𝒈 + 𝟐. 𝟑𝟒𝟎𝒌𝒈
= 𝟕𝟕, 𝟏/𝒌𝒈

Bước 3: Tính trị giá xuất kho theo PPBQGQ cố định (hay còn gọi là BQGQ cuối kỳ)

Trị giá xuất kho ngày 7 1.350 kg * 77,1/kg = 104.085


Trị giá xuất kho ngày 12 2.000 kg * 77,1/kg = 154.200
Trị giá xuất kho ngày 25 1.700 kg * 77,1/kg = 131.070
Trị giá xuất kho ngày 26 500 kg * 77,1/kg = 38.550
Tổng trị giá xuất kho 427.905

Trị giá tồn kho cuối kỳ = TG tồn kho đầu kỳ + TG nhập kho trong
kỳ - TG xuất kho cuối kỳ

= 129.200 + 506.150 – 427.905 = 207.445

Đơn giá bình quân làm tròn đến 1 số thập phân.

11
BÀI 3.
Tại doanh nghiệp sản xuất M có các tài liệu về nguyên vật liệu trong tháng 7 năm N như sau:
ĐƠN VỊ TÍNH: 1.000 đồng
- Tồn kho đầu tháng: 2.000kg, đơn giá: 76/kg
- Tình hình nhập xuất kho trong tháng như sau:
1. Ngày 5, nhập kho 1.200kg, đơn giá: 78/kg
2. Ngày 7, xuất kho 1.500kg để sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 10, nhập kho 1.200kg, giá mua chưa thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 75,6/kg, chi phí vận
chuyển trả bằng tiền mặt là 1.200.
4. Ngày 12, xuất kho 1.900kg để sản xuất sản phẩm.
5. Ngày 20, nhập kho 2.000kg, giá mua chưa thuế GTGT là 74/kg, vì mua với số lượng lớn nên
được hưởng chiết khấu là 2/kg
6. Ngày 25, xuất kho 1.200kg để phục vụ sản xuất.
7. Ngày 26, xuất kho 500kg cho bộ phận bán hàng.
8. Ngày 28, nhập kho 4.000kg, đơn giá 80/kg.
Biết rằng: Doanh nghiệp xuất kho vật liệu theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước.
Yêu cầu: Tính đơn giá xuất kho và trị giá tồn kho cuối tháng
(LƯU Ý: đơn giá xuất kho làm tròn đến 1 số thập phân)
GIẢI:
NHẬP XUẤT TỒN

SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Ngày 1 2.000 76 152.000
1.200 78 93.600 2.000 76 152.000
Ngày 5
1.200 78 93.600
1.500 76 114.000 500 76 38.000
Ngày 7
1.200 78 93.600
1.500 114.000
1.200 76,6 91.920 500 76 38.000
Ngày 10 1.200 78 93.600
1.200 76,6 91.920
500 76 38.000 - -
Ngày 12 1.200 78 93.600 - -
200 76,6 15.320 1.000 76,6 76.600
1.900 146.920
2.000 72 144.000 1.000 76,6 76.600
Ngày 20
2.000 72 144.000
1.000 76,6 76.600 - -
Ngày 25
200 72 14.400 1.800 72 129.600
1.200 91.000
Ngày 26 500 72 36.000 1.300 72 93.600
4.000 80 320.000 1.300 72 93.600
Ngày 28
4.000 80 320.000
Tổng cộng 8.400 649.520 5.100 387.920 5.300 413.600

12
BÀI 4. Nêu nội dung kinh tế của các định khoản kế toán sau:
ĐVT: đồng
Định khoản Phần thực hiện của SV
Nợ TK 211: 50.000.000
Có TK 411: 50.000.000

Nợ TK 421: 30.000.000
Có TK 411: 30.000.000

Nợ TK 152: 40.000.000
Có TK 112: 20.000.000
Có TK 331: 20.000.000

Nợ TK 641: 5.000.000
Nợ TK 642: 2.000.000
Có TK 214: 7.000.000

13
BÀI 5.
Haõy cho bieát aûnh höôûng cuûa caùc NVKT sau ñaây leân toång taøi saûn cuûa doanh nghieäp:

Tổng TS Tổng TS Tổng tài sản


Noäi dung NVKT
tăng giảm KHÔNG ĐỔI

1. Mua máy vi tính cho PKT trả bằng TM

2. Trả nợ người bán bằng TGNH

3. Ngân hàng cho DN vay 1 khoản bằng TM

4. Mua 1 xe tải trả bằng TM

5. Khách hàng trả nợ bằng TGNH

6. Mua NVL chưa trả tiền người bán

7. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán

8. Đem tiền mặt gửi vào ngân hàng

9. Chi TGNH để đầu tư tài chính

10. Vay dài hạn mua MMTBSX

14
BÀI 6.
DỰA VÀO THÔNG TIN BÀI 7 ĐÃ CHO, ĐIỀN VÀO BẢNG:

TÊN TÀI KHOẢN: TIỀN MẶT – Số hiệu TK: 111


Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chứng từ SỐ TIỀN
TK ĐỐI
DIỄN GIẢI ỨNG
Số Ngày NỢ CÓ

SỐ DƯ ĐẦU KỲ

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

PT 251 5/1 KH thanh toán

PC 402 10/1 Thanh toán cho người bán

Rút TGNH nhập quỹ TM

Trả lương cho NLĐ

Tạm ứng cho NLĐ

Nộp tiền mặt vào NH

Thu hồi tạm ứng thừa

Khách hàng thanh toán

Nộp tiền mặt vào NH

CỘNG SỐ PHÁT SINH:

SỐ DƯ CUỐI KỲ:

15
BÀI 7:
Câu 1.
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá
xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, có số liệu về nguyên vật liệu X như sau:
1. Số dư đầu tháng 1/N:
- Nguyên vật liệu X: 2.000kg x 38.500đ/kg
2. Trong tháng 1/N phát sinh các nghiệp vụ sau:
Ngày 8/1: Nhập kho nguyên vật liệu X, số lượng: 3.000kg, giá mua 40.000đ/kg chưa trả tiền
người bán. Do mua với số lượng lớn nên được hưởng chiết khấu 500đ/kg được trừ vào số tiền còn
thiếu.
Ngày 18/1: Nhập kho nguyên vật liệu X, số lượng: 5.000kg, giá mua 42.000đ/kg trả bằng tiền
tạm ứng. Khoản giảm giá được hưởng vì hàng bị lỗi là 5.000.000đ nhận lại bằng tiền gửi ngân hàng.
Chi phí vận chuyển vật liệu về nhập kho trả bằng tiền mặt 1.000đ/kg.
Ngày 28/1: Xuất kho nguyên vật liệu X, số lượng: 2.000kg để trực tiếp sản xuất.
Ngày 31/1: Xuất kho nguyên vật liệu X, số lượng: 1.000kg để phục vụ sản xuất.
Yêu cầu: Tính toán và hoàn thành các yêu cầu của bảng ở phần trả lời.
Ghi tính toán và đáp án các câu hỏi theo bảng:
Yêu cầu Đáp án của sinh viên
Trị giá nhập kho (8/1)

Giá gốc/kg (8/1)

Trị giá nhập kho (18/1)

Giá gốc/kg (18/1)

Đơn giá bình quân

Trị giá xuất kho (28/1)

Trị giá xuất kho (31/1)

16
Câu 2
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, có các số liệu sau đây: (Đơn vị tính: triệu
đồng)
Đầu tháng 1/N có số dư của các tài khoản như sau:
Tên tài khoản Số hiệu tài khoản Số tiền
Tiền mặt 111 500
Phải thu của khách hàng (Dư Nợ) 131 400
Nguyên liệu, vật liệu 152 300
Tiền gửi ngân hàng 112 4.500
Phải trả cho người bán (Dư Có) 331 400
Vốn đầu tư chủ sở hữu 411 X
Tài sản cố định hữu hình 211 5.000
Hao mòn tài sản cố định 214 500
Thuế GTGT được khấu trừ 133 100
Vay và nợ thuê tài chính 341 0
Biết rằng TK 331: 400, chi tiết:
- Phải trả cho người bán A: 300
- Phải trả cho người bán B: 100
Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua nguyên liệu nhập kho, trị giá chưa thuế GTGT 200, thuế suất thuế GTGT 10% chưa trả tiền
người bán cho người bán B.
2. Chủ đầu tư bổ sung vốn bằng một tài sản cố định hữu hình 3.000.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán A 250.
4. Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 300.
5. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 500.
6. Vay ngân hàng trả nợ người bán B 200.
Yêu cầu:
1. Tìm X
2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
3. Phản ánh vào tài khoản “Phải trả cho người bán” (TK 331) (tổng hợp và chi tiết) dưới dạng TK
chữ T.
4. Lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng 1/N (theo mẫu).
5. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 1/N (theo mẫu).

17
BÀI 8:

Câu 1:
Trích sơ đồ một số tài khoản chữ T tổng hợp và chi tiết có liên quan đến 2 nghiệp vụ kinh tế. Giả sử
các tài khoản có số dư hợp lý, hãy nêu nội dung của 2 nghiệp vụ kinh tế sau: (ĐVT: đồng).
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu TK 331 - Phải trả cho người bán
(1) 30.000.000 30.000.000 (1)
(2) 15.000.000

TK 152A – Nguyên liệu A TK 331X – Phải trả cho người bán X


(1) 20.000.000 30.000.000 (1)
(2) 15.000.000

152B – Nguyên liệu B TK 112 - Tiền gửi ngân hàng


(1) 10.000.000 15.000.000 (2)

Câu 2:
Công ty TNHH Bảo Bảo quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất
hàng tồn kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Trong tháng 1/202X, có thông tin về tình
hình Nhập-Xuất-Tồn kho của hàng hóa A như sau như sau:
Tồn kho đầu tháng: 500 hàng hóa A có trị giá là 4.900.000 đồng.
Ngày 1. Mua hàng hóa A về nhập kho: số lượng mua là 1.000 sp, đơn giá mua là 10.000 đ/sp, chi
phí vận chuyển hàng hóa về nhập kho là 100.000 đ.
Ngày 2. Mua hàng hóa A về nhập kho: số lượng mua là 2.000 sp, đơn giá mua là 10.000 đ/sp, chi
phí vận chuyển là 230 đ/sp.
Ngày 3. Mua hàng hóa A về nhập kho: số lượng mua là 1.000 sp, đơn giá mua là 11.000 đ/sp, do
số hàng hóa này có một lỗi nhỏ nên doanh nghiệp được giảm giá 80đ/sp.
Ngày 4. Xuất kho 1.200 hàng hóa A đem bán.
Ngày 5. Xuất kho 1.500 hàng hóa A gửi đi bán.
Ngày 6. Xuất kho 1.000 hàng hóa A đem bán.

18
Yêu cầu: Tính toán và hoàn thành các yêu cầu của bảng ở phần trả lời.
Ghi tính toán và đáp án các câu hỏi
Yêu cầu Đáp án của sinh viên
Đơn giá nhập kho ngày 1

Đơn giá nhập kho ngày 2

Đơn giá nhập kho ngày 3

Trị giá xuất kho ngày 4

Trị giá xuất kho ngày 5

Trị giá xuất kho ngày 6

19
Câu 3.
Doanh nghiệp A vừa mới thành lập vào ngày 1/10/202N có thông tin một số đối tượng như sau: vốn
đầu tư của chủ sở hữu là 1.300.000.000 đồng, tiền trong tài khoản ngân hàng là 500.000.000 đồng,
tiền mặt là 100.000.000 đồng, tài sản cố định hữu hình là 700.000.000 đồng.
Trong tháng 10/202N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Mua hàng hóa trị giá 100.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng 10.000.000 đồng, chưa thanh toán
tiền cho người bán.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 5.000.000 đồng.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán là 50.000.000 đồng.
4. Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 500.000.000 đồng.

Biết rằng: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Thông tin bổ sung:
Tài khoản Số hiệu Tài khoản Số hiệu
Tiền mặt 111 Tiền gửi ngân hàng 112
Hàng hóa 156 Tạm ứng 141
Tài sản cố định hữu hình 211 Thuế GTGT được khấu trừ 133
Phải trả cho người bán 331 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
Thuế GTGT phải nộp 3331 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 414

Yêu cầu:
1. Hãy lập Bảng cân đối kế toán ngày 1/10/202N.
2. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Hãy lập bảng Cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh) ngày 31/10/202N.

20
BÀI 9:

Câu 1 (Đơn vị tính: Triệu đồng)


Tại doanh nghiệp X có tình hình doanh thu, chi phí trong năm N được tập hợp như sau: Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ: 1.500; Giá vốn hàng bán: 1.000; Chi phí bán hàng: 80; Chi phí quản
lý doanh nghiệp: 120; Doanh thu tài chính: 50; Chi phí khác: 50; Chi phí tài chính: 30; Thu nhập
khác: 30; Các khoản giảm trừ doanh thu: 100.

Yêu cầu: Tính toán các chỉ tiêu thuộc bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm N như sau:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ?
- Lợi nhuận thuần từ hoat động kinh doanh?

Câu 2. (2 điểm)
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá
xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước, có số liệu về nguyên vật liệu X như sau:
3. Số dư đầu tháng 1/N:
- Nguyên vật liệu X: 2.000kg x 25.000đ/kg
4. Trong tháng 1/N phát sinh các nghiệp vụ sau:
Ngày 5/1: Nhập kho nguyên vật liệu X, số lượng: 3.000kg, giá mua 28.000đ/kg chưa trả tiền
người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 300.000đ.
Ngày 10/1: Xuất kho nguyên vật liệu X, số lượng: 4.000 kg để sản xuất sản phẩm.
Ngày 15/1: Nhập kho nguyên vật liệu X, số lượng: 2.000kg, giá mua 27.000đ/kg trả bằng tiền
gửi ngân hàng sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 2.000.000đ. Chi phí vận chuyển trả
bằng tiền mặt 200đ/kg.
Ngày 25/1: Xuất kho nguyên vật liệu X, số lượng: 1.500kg để phục vụ sản xuất.
Yêu cầu: Tính toán và hoàn thành các yêu cầu của bảng ở phần trả lời.

Ghi tính toán và đáp án các câu hỏi theo bảng:


Yêu cầu Đáp án của sinh viên
Trị giá nhập kho (5/1)

Giá gốc/kg (5/1)

Trị giá xuất kho (10/1)

Trị giá nhập kho (15/1)

21
Giá gốc/kg (15/1)

Trị giá xuất kho (25/1)

Số lượng tồn (31/1)

Trị giá tồn (31/1)

Câu 3
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, có các số liệu sau đây:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Đầu tháng 1/N có số dư các tài khoản như sau:
Tiền mặt TK 111 600 Hàng hóa TK 156 300
Lợi nhuận sau thuế CPP TK 421 120 Vốn đầu tư của CSH TK 411 X
Phải trả người lao động TK 334 50 Tiền gửi ngân hàng TK 112 800
Phải trả cho người bán TK 331 300 Phải thu của khách hàng TK 131 340
(Dư Có) (Dư Nợ)
Tài sản cố định hữu hình TK 211 1.000 Hao mòn TSCĐ TK 214 100
Quỹ khen thưởng phúc lợi TK 353 20 Quỹ đầu tư phát triển TK 414 50
Thuế GTGT được khấu trừ TK 133 0 Vay và nợ thuê tài chính TK 341 0

Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


1. Trả nợ người bán bằng tiền mặt 50 và tiền gửi ngân hàng 150.
2. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền người bán, giá mua chưa thuế GTGT 300, thuế suất thuế
GTGT 10%.
3. Trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt 50.
4. Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 50, quỹ khen thưởng phúc
lợi 30.
5. Vay ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 200.
Yêu cầu:
1. Tìm X
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Phản ánh vào tài khoản “tiền mặt” dưới dạng tài khoản chữ T.
4. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 1/N (theo mẫu).

22
ĐỀ TRẮC NGHIỆM MẪU 01
1. Nội dung của “hạch toán” bao gồm: 7. Thuế GTGT phát sinh khi mua tài sản:
a. Quan sát, đo lường a. Không ảnh hưởng đến giá trị tài sản mua
b. Tính toán, ghi chép vào.
c. Cung cấp thông tin. b. Ghi tăng giá trị tài sản mua vào.
d. Tất cả các câu đều đúng c. Ghi giảm giá trị tài sản mua vào
d. a hoặc b tùy thuộc vào phương pháp nộp
thuế GTGT.

2. Trong các đối tượng kế toán cụ thể sau, 8. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
đối tượng nào được phân loại là chi phí: phương pháp trực tiếp, mua 5.000kg vật
a. Phải thu khách hàng. liệu, giá mua chưa thuế GTGT 10% là
b. Chi phí trả trước ngắn hạn. 10.000đ/kg. Do thanh toán trước hạn nên
c. Phải trả người bán. doanh nghiệp được hưởng chiết khấu:
d. Giá vốn hàng bán. 3.000.000đ. Trị giá vật liệu nhập kho là:
a. 55.000.000
b. 50.000.000
c. 52.000.000
d. Tất cả các câu đều sai.
3. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh 9. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất vào tài
doanh, chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng khoản CPSX kinh doanh dở dang để tổng
và cung cấp dịch vụ được xác định qua hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế
công thức: toán ghi:
a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Nợ TK 154/ Có TK 621, 622, 627.
- Các khoản giảm trừ doanh thu. b. Nợ TK 155/ Có TK 621, 622, 627.
b. Doanh thu thuần về bán hàng và cung c. Nợ TK 156/ Có TK 621, 622, 627.
cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán. d. Nợ TK 911/ Có TK 621, 622, 627.
c. Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí
tài chính.
d. Tất cả các câu đều sai.
4. Trường hợp nào sau đây không làm thay 10. Khoản thu từ nhượng bán tài sản cố định
đổi số tổng cộng tài sản và nguồn vốn của được ghi nhận vào:
bảng cân đối kế toán: a. Doanh thu bán hàng.
a. Mua hàng hóa nhập kho 100 triệu đã b. Doanh thu cung cấp dịch vụ.
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. c. Thu nhập khác.
b. Mua công cụ dụng cụ nhập kho 100 triệu d. Doanh thu hoạt động tài chính.
chưa thanh toán tiền cho người bán.

23
c. Chi tiền mặt 100 triệu trả nợ vay ngân
hàng.
d. Tất cả các câu đều đúng.
5. Kết cấu của các tài khoản Tài sản thông 11. Kiểm tra chứng từ là:
thường được quy ước như sau: a. Kiểm tra hình thức, nội dung.
a. Phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh b. Kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, đầy đủ.
giảm ghi bên có, số dư bên nợ c. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp
b. Phát sinh tăng ghi bên có, phát sinh giảm vụ kinh tế tài chính phát sinh.
ghi bên nợ, số dư bên có d. Tất cả các câu đều đúng.
c. Phát sinh tăng ghi có, phát sinh giảm ghi
nợ, không có số dư
d. Phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm ghi
nợ, không có số dư
6. Kết cấu của các tài khoản Nợ Phải Trả 12. Theo hình thức nhật ký chung, các nghiệp
thông thường được quy ước như sau: vu kinh tế phát sinh được ghi chép đầu
a. Phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh tiên vào:
giảm ghi bên có, số dư bên nợ a. Tài khoản chữ T
b. Phát sinh tăng ghi bên có, phát sinh b. Sổ cái
giảm ghi bên nợ, số dư bên có c. Sổ nhật ký
c. Phát sinh tăng ghi có, phát sinh giảm ghi d. Bảng cân đối kế toán
nợ, không có số dư
d. Phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm
ghi nợ, không có số dư

24
ĐỀ TRẮC NGHIỆM MẪU 02

1. Phát biểu nào dưới đây không đúng về đối 7. Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu
tượng sử dụng thông tin kế toán: theo:
a. Ban giám đốc là đối tượng sử dụng ở bên a. Giá gốc.
trong đơn vị. b. Giá bán ước tính.
b. Cơ quan quản lý thuế là đối tượng sử c. Giá trị thuần có thể thực hiện được.
dụng ở bên ngoài đơn vị. d. Tất cả các câu đều sai.
c. Chủ nợ là đối tượng sử dụng ở bên ngoài
đơn vị.
d. Cơ quan quản lý nhà nước là đối tượng sử
dụng ở bên trong đơn vị.

2. Nếu “một nhà xưởng được mua với giá là 5 8. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
tỷ đồng, giá bán ước tính sẽ thu được là 7 pháp trực tiếp, mua 5.000kg vật liệu, giá mua
tỷ đồng, trừ chi phí liên quan số tiền thuần chưa thuế GTGT 10% là 10.000đ/kg. Do
thu được là 6,5 tỷ đồng” thì kế toán sẽ phản thanh toán trước hạn nên doanh nghiệp được
ánh nhà xưởng này trên báo cáo tài chính hưởng chiết khấu: 3.000.000đ. Trị giá vật liệu
với giá trị là: nhập kho là:
a. 5 tỷ đồng a. 55.000.000
b. 7 tỷ đồng b. 50.000.000
c. 6,5 tỷ đồng. c. 52.000.000
d. 6 tỷ đồng. d. Tất cả các câu đều sai
3. Tính chất cân đối quan trọng của bảng cân 9. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
đối kế toán được thể hiện qua phương trình: a. Tiền lương phải trả cho lao động trực tiếp
a. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn sản xuất sản phẩm.
b. Lợi nhuận = Doanh thu, thu nhập – Chi phí b. Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý
c. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng phát phân xưởng.
sinh tăng trong kỳ - Tổng phát sinh giảm c. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán
trong kỳ hàng.
d. Tất cả các câu đều sai d. Tất cả các câu đều đúng.
4. Nghiệp vụ “Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân 10. Chi phí khấu hao thiết bị dùng cho cửa hàng
viên đi mua hàng” sẽ làm cho: giới thiệu sản phẩm được tính vào:
a. Một tài sản tăng, một tài sản giảm a. Chi phí sản xuất chung.
b. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng b. Chi phí bán hàng.
c. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm c. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn d. Giá vốn hàng bán.
giảm
25
5. Tài khoản dùng để: 11. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố
a. Phản ánh tình hình biến động của tài sản. cơ bản của một chứng từ kế toán là:
b. Phản ánh tình hình biến động của nguồn a. Tên, số hiệu chứng từ
vốn. b. Nội dung nghiệp vụ phát sinh.
c. Phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và c. Thời hạn thanh toán.
lợi nhuận. d. Tất cả các câu đều sai.
d. Tất cả các câu đều đúng.
6. Số dư của tài khoản tổng hợp bằng: 12. Sổ kế toán là:
a. Số dư của tất cả TK cấp 2. a. Công cụ để ghi chép
b. Số dư của tất cả TK cấp 1. b. Tổng hợp thông tin một cách có hệ thống
c. a và b đúng. c. Sổ tờ rời hoặc đóng quyển
d. a và b sai. d. Tất cả các câu đều đúng

26
ĐỀ TRẮC NGHIỆM MẪU 03
1. Nếu “một nhà xưởng được mua với giá là 5 tỷ 7. Số dư bên Có của TK 131 “Phải thu của
đồng, giá bán ước tính sẽ thu được là 7 tỷ đồng, khách hàng” có nội dung:
trừ chi phí liên quan số tiền thuần thu được là a. Phản ánh khoản phải thu của khách
6,5 tỷ đồng” thì kế toán sẽ phản ánh nhà xưởng hàng.
này trên báo cáo tài chính với giá trị là: b. Phản ánh khoản nhận ứng trước của
a. 5 tỷ đồng khách hàng.
b. 7 tỷ đồng c. Khi lập Bảng cân đối kế toán được ghi
c. 6,5 tỷ đồng. bên phần Nợ phải trả thuộc Nguồn vốn
d. 6 tỷ đồng. tại mục “Người mua trả tiền trước”.
d. b và c đúng.
2. Trong các đối tượng kế toán cụ thể sau, đối 8. Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu
tượng nào không được phân loại là tài sản: theo:
a. Tiền mặt. a. Giá gốc.
b. Phải thu khách hàng. b. Giá bán ước tính.
c. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. c. Giá trị thuần có thể thực hiện được.
d. Chi phí phải trả. d. Tất cả các câu đều sai.
3. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi 9. Trong thời gian giá cả hàng hóa ngoài thị
số tổng cộng tài sản và nguồn vốn của bảng cân trường đang biến động tăng, phương pháp tính
đối kế toán: giá trị hàng hóa xuất kho nào cho kết quả lợi
a. Mua hàng hóa nhập kho 100 triệu đã thanh nhuận cao nhất:
toán bằng tiền gửi ngân hàng. a. Nhập trước, xuất trước
b. Mua công cụ dụng cụ nhập kho 100 triệu b. Bình quân gia quyền cuối kỳ
chưa thanh toán tiền cho người bán. c. Bình quân gia quyền di động
c. Chi tiền mặt 100 triệu trả nợ vay ngân d. Tất cả các câu đều sai
hàng.
d. Tất cả các câu đều đúng.
4. Số dư bên Có của tài khoản “Hao mòn tài sản 10. Phương pháp ghi sổ kế toán bao gồm:
cố định” được: a. Mở sổ - ghi sổ - khóa sổ.
a. Ghi dương bên Tài sản của Bảng cân đối b. Thu thập - kiểm tra - xử lý.
kế toán. c. Tổng hợp - phân tích - đánh giá.
b. Ghi dương bên Nguồn vốn của Bảng cân d. Tất cả các câu đều đúng.
đối kế toán.
c. Ghi âm bên Tài sản của Bảng cân đối kế
toán.
d. Ghi âm bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế
toán.

27
5. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ là: 11. Có bao nhiêu phương pháp hạch toán hàng
a. Giá trị vật liệu đã dùng cho phân xưởng tồn kho:
sản xuất trong kỳ a. Một
b. Giá trị vật liệu đã dùng trong kỳ. b. Hai
c. Giá trị vật liệu đã dùng trực tiếp sản xuất c. Ba
sản phẩm trong kỳ. d. Bốn
d. Tất cả các câu đều sai.

6. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhập kho 12. Chứng từ kế toán là:
chi bằng tiền mặt, kế toán ghi: a. Những giấy tờ liên quan đến các hoạt
a. Nợ TK 642/ Có TK 111. động khác nhau trong doanh nghiệp.
b. Nợ TK 641/ Có TK 111. b. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh
c. Nợ TK 152/ Có TK 112. nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và
d. Tất cả các câu đều sai. đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế
toán.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.

Đáp 01
1. d 2. d 3. b 4. a 5. a 6. b
7. d 8. a 9. a 10. c 11. d 12. c

Đáp 02
1. d 2. a 3. a 4. a 5. d 6. a
7. a 8. a 9. a 10. b 11. c 12. d

Đáp 03
1. a 2. d 3. a 4. c 5. c 6. d
7. d 8. a 9. a 10. a 11. b 12. b

28

You might also like