Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

A. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

- Chủ thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy
định và tham gia các quan hệ nhất định với những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

- Năng lực chủ thể là khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật của cá nhân hay tổ chức nhất định
để trở thành một bên trong quan hệ đó.

- Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật là khả năng hưởng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ thực hiện mà
nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức.
Ví dụ: Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt
khi cá nhân đó chết đi. Chẳng hạn, mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả
xâm phạm về thân thể và ngược lại mọi cá nhân có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sống, quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của người khác.
+ Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân hoặc tổ chức do nhà nước thừa nhận được tham gia
vào quan hệ pháp luật nhằm xác lập và được thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở độc
lập chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Năng lực hành vi chia làm hai loại: năng lực hành vi đầy đủ và năng lực hành vi hạn chế.
Năng lực hành vi đầy đủ xuất hiện khi con người đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ ở đây
được hiểu theo nghĩa tương đối. Nghĩa là vào lứa tuổi 18 con người có thể tham gia vào hầu hết
các loại quan hệ pháp luật, trừ một số quan hệ pháp luật đặc biệt.
Ví dụ: 20 tuổi nam giới mới có quyền đăng kí kết hôn, 21 tuổi công dân mới có quyền ứng cử
vào cơ quan quyền lực nhà nước. Nhiều nước quy định 35 tuổi công dân mới có quyền ứng cử
tổng thống.

- Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
+ Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực chủ thể. Vì vậy cá nhân, tổ chức không thể trở thành
chủ thể của quan hệ pháp luật nếu không có năng lực pháp luật.
+ Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể
trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
+ Nếu chủ thể cá nhân có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Trong một số
trường hợp pháp luật cho phép, họ chỉ được tham gia vào quan hệ pháp luật một cách thụ động
thông qua hành vi của người thứ ba.
Ví dụ: Anh A 18 tuổi, bị mắc bệnh tâm thần vì di chứng sau tai nạn giao thông, tòa án ra quyết
định tuyên bố A mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, mọi giao dich dân sự của A như mua bán
đồ dùng cá nhân sinh hoạt hằng ngày, mua bán thuốc thang điều trị bệnh, tiền viện phí, … đều do
người đại diện theo pháp luật của A là bà B và ông C (bố mẹ anh A) thực hiện.

B. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật


1. Cá nhân
- Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Cá nhân - con
người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với
mục đích phục vụ con người, vì con người.
- Chủ thể quan hệ pháp luật cá nhân gồm có: Công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch.
*Công dân:
- Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
- Năng lực pháp luật của công dân do nhà nước quy định, gắn liền cả cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc mất
đi. Mọi công dân có năng lực pháp luật như nhau trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước
đoạt.
- Năng lực hành vi của công dân chỉ xuất hiện khi công dân đã đạt đến độ tuổi nhất định, khả năng nhận
thức nhất định và ngoài ra còn được xác định dựa trên trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tình
trạng sức khỏe và giới tính, tài sản…
- Khi công dân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì có thể trực tiếp tham gia các quan hệ
pháp luật mà nhà nước cho phép.
- Công dân không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật trong các trường hợp sau: bị mất
năng lực hành vi (người bị tâm thần mất khả năng nhận thức), không có năng lực hành vi (trẻ em dưới 6
tuổi trong quan hệ pháp luật dân sự) hoặc hạn chế năng lực hành vi (Người nghiện ma túy bị Tòa án tuyên
hạn chế năng lực hành vi). Khi đó việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ phải thông qua hành vi của
chủ thể khác là người giám hộ, người được ủy quyền…

Ví dụ: + Năng lực pháp luật: Công dân từ khi sinh ra đã được hưởng các quyền: Quyền được sống (Điều
19 Hiến pháp 2013), quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
(Điều 20 Hiến pháp 2013).

Trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của công dân xuất hiện từ khi người đó còn trong bào thai
(như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và còn
sống)
+ Năng lực hành vi: Người 16 tuổi có khả năng thực hiện các giao dịch mua bán điện thoại, máy
tính, laptop, … Nhưng không được thực hiện các giao dịch mua bán nhà ở, đất đai. Chẳng hạn bạn K 16
tuổi, được thừa kế quyền sử dụng đất từ bố mẹ, nay bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho
em họ bạn nhưng K mới 16 tuổi. Nếu K muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải có sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật (tức là chú của K). Bạn K chỉ có thể tự thực hiện quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho người khác mà không cần sự đồng ý của người đại diện khi đã đủ 18 tuổi.
*Người nước ngoài và người không có quốc tịch:
- Về cơ bản, người nước ngoài và người không mang quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại một nước
sở tại có thể được tham gia vào nhiều mối quan hệ pháp luật như công dân.
- Nhưng pháp luật các nước thường có những hạn chế việc tham gia một số loại quan hệ pháp luật nhất
định do những vấn đề an ninh, lợi ích quốc gia.
- Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp
Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định người nước ngoài không có
khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam.
Ví dụ: + Khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, khi người nước ngoài thực hiện giao dịch
dân sự hoặc xác lập các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người này sẽ được
xác định theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu không xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người này có quốc tịch.
+ Nếu người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc các đối tượng được hưởng quyền
miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc theo tập quán quốc tế thì hành vi phạm tội của họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam.

You might also like