Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH & PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 3: CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Ths. Đặng Thùy Nhung


3.1. KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
(CKPS)

CKPS là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của


CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại
tài sản cơ sở.
CKPS có dạng hợp đồng tài chính.
Nội dung quy định:
 Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán,
chuyển giao tài sản cơ sở,
 Tại một mức giá được thỏa thuận trước,
 Vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
3.2. TÀI SẢN CƠ SỞ CỦA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

 Tài sản cơ sở của CKPS bao gồm chứng khoán, chỉ số chứng khoán
hoặc tài sản khác (theo quy định của pháp luật) được sử dụng làm cơ
sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
Thực phẩm

Hàng hóa Kim loại


Tài sản cơ sở của CKPS

Năng lượng

Cổ phiếu

Trái phiếu
Phi hàng hóa
Lãi suất

Tiền tệ
3.3.SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ
CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

Nội dung Chứng khoán cơ sở Chứng khoán Phái sinh

Thị trường giao ngay Thị trường phái sinh


Thị trường giao dịch
(spot market) (derivatives market)

Số lượng phát Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ


Không giới hạn
hành/niêm yết chức phát hành)

Bán khống chứng Bị cấm hoặc hạn chế tại một số Tham gia vị thế bán mà không cần
khoán thị trường có tài sản cơ sở

Số tiền cần để giao Bằng tổng giá trị chứng khoán Một phần giá trị chứng khoán phái
dịch muốn mua sinh

Thời điểm thanh Một thời điểm nhất định trong


Ngay sau khi giao dịch
toán/chuyển giao tương lai
3.4. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ VÀ CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH

Bán khống: https://www.youtube.com/watch?v=ChfVfqh3BPI


3.5.CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CHỦ YẾU
3.5.1.HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
3.5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
 Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên – người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Tài sản ở đây có thể là bất kỳ thứ
hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán.
 Đặc điểm:
• Mục đích: Đầu cơ giá lên hoặc giá xuống trong tương lai; tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá
cả hay lãi suất trong tương lai.
• Các bên tham gia: Chỉ liên quan có bên mua và bên bán tham gia ký kết; không có sự tham gia của tổ
chức trung gian.
• Giá cả: thoả thuận giữa 2 bên, mang tính chủ quan, có thể không chính xác.
• Thời điểm trao đổi hàng hoá và tiền: Tại thời điểm ký hợp đồng, đối với HĐ kỳ hạn không có sự trao
đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai tại thời điểm đã ký
kết trong hợp đồng.
 Rủi ro:
• Rủi ro thanh toán:Người mua không thanh toán (Do giá mua trong hợp cao hơn giá trên thị trường tại
thời điểm thanh toán )
• Rủi ro giao hàng: Người bán không giao hàng do giá thị trường tại ngày giao hàng cao hơn giá hợp đồng
(lỗ)
 Rủi ro về giá cả: Giá thay đổi làm cho người mua hoặc người bán bị lỗ
 Rủi ro về chất lượng hàng hoá: Hợp đồng chưa được niêm yết nên không có chuẩn mực về hàng hoá.
Nên rủi ro về chất lượng hàng hoá thực tế nhận được thấp hơn giá cả đã mua.
 Rủi ro thanh khoản: Hợp đồng kỳ hạn rất khó mua bán, chuyển nhượng, làm thế chấp, cầm cố nên tính
thanh khoản rất thấp, khi nhà đầu tư cần tiền không chuyển nhượng bán lại được trên thị trường thứ cấp.
3.5.1.2.KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ HỢP
ĐỒNG GIAO NGAY

 Hợp đồng giao ngay:


• Hoạt động mua bán tài sản được diễn ra ngay tại thời điểm ký
hợp đồng.
• Hợp đồng chỉ được thực hiện khi đáp ứng nhu cầu của hai bên.

 Hợp đồng kỳ hạn:


• Tại thời điểm ký hợp đồng, không có sự trao đổi tài sản cơ sở
hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra trong
tương lai tại thời điểm trong tương lai đã ấn định trước trong
hợp đồng.
• Vào ngày thanh toán, hai bên trong hợp đồng buộc phải thực
hiện nghĩa vụ mua bán theo giá kỳ hạn đã ấn định trước bất kể
giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm đó.
3.5.1.3.VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
3.5.1.4.CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG KỲ HẠN

 Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (Equity forward contract).


 Hợp đồng kỳ̀ hạn trái phiếu (Bond forward contract).
 Hợp đồng kỳ̀ hạn hàng hóa (Commodity forward contract).
 Hợp đồng kỳhạn tiền tệ (Currency forward contract): Hợp đồng kỳ
hạn trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng
ngoại tệ theo một tỷ giá xác định, vào một thời điểm xác định trong
tương lai.
 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement- FRA): Hợp đồng
mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong
tương lai.
 Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF):
Là loại hợp đồng kỳ̀ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch
tiền mặt (cash settlement) thay vì giao nhận tài sản gốc (physical
delivery).
3.5.1.5. Rủi ro khi tham gia hợp đồng kỳ hạn
• Rủi ro giá cả: Một trong những rủi ro chính của hợp đồng kỳ hạn
là biến động giá cả. Nếu giá của tài sản hay sản phẩm tài chính
tăng hoặc giảm mạnh so với giá cố định được thỏa thuận trong hợp
đồng, có thể xảy ra lợi nhuận hoặc lỗ rất lớn cho các bên tham gia.
• Rủi ro thanh toán: Nếu một trong các bên không thực hiện đúng
nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng kỳ hạn, có thể xảy ra rủi ro về
thanh toán. Điều này có thể gây ra mất mát tài chính cho bên bị
thiệt hại và gây tổn thất đáng kể trong quá trình giao dịch.
• Rủi ro hạn chế thanh khoản: Hợp đồng kỳ hạn có thể gặp rủi ro
hạn chế thanh khoản, đặc biệt khi tài sản hay sản phẩm tài chính
liên quan không được giao dịch rộng rãi hoặc không có đủ người
mua hoặc người bán trong thị trường. Điều này có thể làm tăng rủi
ro không thể thực hiện giao dịch hoặc khó khăn trong việc thoát
khỏi hợp đồng trước thời hạn.
3.5.2. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
3.5.2.1.KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

 Thỏa thuận giữa hai bên tham gia


 Bên mua (buyer) đồng ý mua một tài sản cơ sở của bên bán (seller)
 Tại một thời điểm nhất định trong tương lai (delivery date)
 Với mức giá được xác định trước tại thời điểm thỏa thuận (time of
purchase);
 Hàng hoá đó phải được niêm yết trên sở giao dịch
 Phải thanh toán thông qua công ty thanh toán bù trừ.
3.5.2.2. VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
3.5.2.3. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
 Niêm yết (listed): Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch phái
sinh (futures exchange).
 Chuẩn hóa (standardized): các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa về điều
khoản, giá trị, khối lượng,chất lượng của tài sản cơ sở (underlying asset)…
 Tài sản cơ sở : cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, ngoại tệ, lãi suất, và hàng hóa.
 Không rủi ro giao hàng và thanh toán: Sàn giao dịch đóng vai trò như một đối tác, đảm
bảo rằng hoạt động chuyển hàng và thanh toán sẽ diễn ra bằng cách sử dụng một trung tâm
thanh toán bù trừ (clearing house).
 Bù trừ và ký quỹ: Việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là
tiền ký quỹ ( initial margin).
 Mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được
tính toán lại mỗi ngày: Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên
và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích
hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị tối thiểu (ký quỹ duy trì –
maintenance margin) thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (margin call) và chủ sở
hữu sẽ phải bổ sung thêm một khoản tiền hoặc thế chấp (variation margin) vào tài khoản
này. Quy trình này gọi là neo giá thị trường (mark to the market).
 Tính thanh khoản cao hơn nhiều so với HĐKH: Do niêm yết trên sở giao dịch và mua
bán qua công ty thanh toán bù trừ.
3.5.2.4. GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

 Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng
khoán thông thường.
 Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở
việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản
cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch
dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư.
 Khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư có thể Bán khống
hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để
chốt lãi/ lỗ.
 Khi tin rằng thị trường sẽ tăng,Nhà đầu tư có thể Mua hợp
đồng tương lai để kiếm lời.
3.5.2.5. GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
3.5.2.6. ƯU ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

• Tính thanh khoản cao: HĐTL là loại chứng khoán phái sinh
được niêm yết (đạt tiêu chuẩn cao,minh bạch) và giao dịch tập
trung trên Sở giao dịch chứng khoán (người mua và bán tập
trung).
• Lợi thế đòn bẩy: Khi tham gia giao dịch HĐTL, nhà đầu tư có
khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một
khoản tiền ký quỹ có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp
đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia . Mức sinh lời này thường cao
hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường cơ sở.
• Công cụ bảo hộ trên thị trường tài chính: HĐTL giúp nhà đầu
tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán
hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị
trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường
giảm điểm.
3.5.2.7. NHƯỢC ĐIỂM HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

• Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro cao cho nhà đầu tư: Đòn
bẩy là con dao hai lưỡi. Khi dự báo về xu hướng thay đổi của
giá tài sản cơ sở trên thị trường sai,giá hợp đồng tương lai biến
động theo chiều hướng bất lợi, thua lỗ sẽ xảy ra. Mức độ thua
lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn
hơn rất nhiều.
• Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường khi
sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.
• Phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng, dành cho nhà đầu tư có
nhiều thời gian xem bảng điện và biểu đồ.
3.5.2.8. So sánh Hợp đồng kỳ hạn và
Hợp đồng tương lai
3.5.2.9. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30-INDEX

• Tài sản cơ sở: Chỉ số VN30-Index


• Quy mô hợp đồng: 100.000 VND x VN30-Index, trong đó giá trị 100.000 VND
được gọi là hệ số nhân (multiplier) của hợp đồng, ký hiệu là m.
• Mã hợp đồng: Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX, ví dụ: VN30F2309
• Tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo
(Ví dụ: Tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, tháng 8, tháng 9
và tháng 12) => Trên thị trường có 4 hợp đồng tương lai VN30
• Phương thức giao dịch: Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
• Thời gian giao dịch: Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút, Đóng cửa: kết thúc
cùng thị trường cơ sở
• Biên độ dao động giá: ±7%
• Bước giá: 0.1 điểm chỉ số
• Đơn vị giao dịch: 01 hợp đồng.
3.5.2.9. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30-INDEX

• Ngày giao dịch cuối cùng: thứ 5 thứ ba của tháng đáo hạn (trùng ngày nghỉ thì
điều chỉnh lên ngày liền trước)
• Ngày thanh toán cuối cùng: Liền sau ngày giao dịch cuối cùng.
• Phương thức thanh toán: Bằng tiền
• Phương thức xác định giá thanh toán cuối cùng: Trung bình chung chỉ số VN30
trong 30’ cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (Bao gồm: 15’ khớp lệnh liên
tục, 15’ khớp lệnh định kỳ, đã loại trừ 3 giá cao nhất và 3 giá thấp nhất của phiên
khớp liên tục)
• Giới hạn lệnh: 500 hợp đồng/lệnh
• Giới hạn vị thế: Cá nhân (5,000 hợp đồng). Tổ chức (10,000 hợp đồng), Chuyên
nghiệp: 20,000 (hợp đồng)
• Mức ký quỹ: theo quy định của TTLKCKVN (VSD). Tỷ lệ ký quỹ là 17% (2023)
3.5.2.9. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30-INDEX
3.5.2.9. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30-INDEX
3.5.2.9. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ VN30-INDEX
KÝ QUỸ
 Kí quỹ ban đầu
• Mức ký quỹ ban đầu (IM- Initial Margin)
• Đây là số tiền yêu cầu ký quỹ đối với số vị thế đang nắm giữ.
• Mức ký quỹ ban đầu vào cuối ngày giao dịch được xác định bởi công thức:
• IM = Tỷ lệ ký quỹ ban đầu x Số hợp đồng mở x Số nhân hợp đồng x Giá Thị trường (TT)
cuối ngày (Chỉ số giá VN30 cuối ngày).Trong đó:
 Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 17% và có thể thay đổi theo từng thời kỳ
 Số nhân hợp đồng sản phẩm Hợp đồng Tương lai Chỉ số cổ phiếu VN30 là 100,000 VNĐ
 Giá TT cuối ngày là giá thanh toán cuối ngày do Trung tâm bù trừ xác định (Chỉ số giá VN30
cuối ngày)
 Ký quỹ duy trì
• Mức ký quỹ duy trì (MM- Maintenance Margin)
• Mức ký quỹ duy trì là số tiền ký quỹ cần phải duy trì tối thiểu đối với số vị thế đang nắm giữ,
được xác định như sau:
• MM = 80% x IM
• Trong đó tỷ lệ 80% do Công ty chứng khoán quy định, có thể thay đổi theo từng thời kỳ, từng
đối tượng khách hàng.
• Khi Số dư ký quỹ giảm xuống dưới Mức ký quỹ duy trì, khách hàng sẽ nhận được thông báo
nộp bổ sung ký quỹ (Margin Call) để đưa Số dư ký quỹ về Mức ký quỹ ban đầu.
KÝ QUỸ

Quy định SSI VNDirect VPS


Tỷ lệ ký quỹ 17% 17.5% 17%
ban đầu
Tỷ lệ giao dịch 75% 90%
tối đa trên tổng
giá trị tài sản ký
quỹ hợp lệ (Mức
1)
Tỷ lệ sử dụng 85% 93%
tài sản ký quỹ
duy trì (Mức 2)
Tỷ lệ sử dụng 90% 100%
tài sản ký quỹ
xử lý (Mức 3)
3.5.2.5.VÍ DỤ VỀ HƠP ĐỒNG TƯƠNG LAI VN30-INDEX

 Ví dụ minh họa:
Giả sử A (mua) tham gia vào HĐTL VN30F2309 vào ngày 08/09/2023 tại giá 1255,
với giá cam kết 1200, đáo hạn ngày 21/09/2023.
Mark to market (Ngày 09/09/2023):
Giá VN30F2309 là 1260, Lãi = (1260-1255)x100.000 = 500.000 đ
Giá VN30F2309 là 1250, Lỗ = (1250-1255)x100.000 = -500.000 đ
Ngày đáo hạn hợp đồng (Ngày 21/09/2023):
Giá VN30F2309 là 1258, Giá đóng cửa chỉ số VN30 cuối phiên ATC là 1260.
Đóng vị thế bằng cách đặt lệnh bán, thanh toán theo giá đóng cửa hợp đồng 1258.
Không đóng vị thế, thanh toán theo giá đóng cửa chỉ số VN30 1260.

 Thực tế tính lời lỗ:


https://www.ssi.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-chung/cach-tinh-lai-lo-hop-dong-tuong-lai
Lợi nhuận và rủi ro của Hợp đồng
tương lai
• Mua HĐTL (Long position): NĐT được mua
TSCS với một mức giá được xác định trước tại
một thời điểm trong tương lai. NĐT đạt được
lợi nhuận khi giá tăng => Mua HĐTL khi kỳ
vọng giá trong tương lai có xu hướng tăng
• Bán HĐTL (Short position): NĐT được bán
TSCS với một mức giá được xác định trước tại
một thời điểm trong tương lai. NĐT đạt được
lợi nhuận khi giá giảm => Bán HĐTL khi kỳ
vọng gái trong tương lai có xu hướng giảm
30
Định giá HĐTL
• Chiến lược Cash and carry trades:
– Bán HĐTL được thị trường định giá cao
– Mua TSCS
– Vay tiền để mua TSCS
• Chiến lược Reverse Cash and carry trades:
– Mua HĐTL được thị trường định giá thấp
– Bán khống TSCS
– Lấy tiền gửi tiết kiệm

=> NĐT tạo được lợi nhuận do định giá cao và thấp trên
thị trường (MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH GIÁ)
31
Định giá HĐTL
• Giá lý thuyết của HĐTL: là giá của HĐTL tại điểm hòa
vốn sao cho không có cơ hội trao đổi để ăn chênh lệch do
định giá cao và thấp trên thị trường.
• Giá lý thuyết của HĐTL được xác định dựa trên các
yếu tố đầu vào sau:
– Giá của TSCS ở thị trường cơ sở
– Tỷ suất lợi nhuận đạt được do nắm giữ TSCS đến khi
đáo hạn
– Lãi suất đi vay và cho vay (hay chi phí tài chính)
tínhđến khi đáo hạn

32
ĐỊNH GIÁ HĐTL DỰA VÀO MÔ HÌNH
CHÊNH LỆCH GIÁ
• Giá lý thuyết của HĐTL được xác định theo:
• F = P + P(r-y)
• F = Giá HĐTL (ĐV: tiền)
• P = Giá TSCS ở thị trường cơ sở (ĐV: tiền)
• r = Chi phí tài chính (ĐV: %)
• y = Lợi tức (ĐV: %)

33
BÀI TẬP ÁP DỤNG
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Một hợp đồng tương lai có TSCS là cổ phiếu của công ty ABC, có thời gian
đáo hạn 6 tháng kể từ thời điểm hiện tại.
Trên thị trường cơ sở, cổ phiếu của công ty ABC đang được bán với giá
80$. Cổ phiếu của công ty ABC trả cổ tức 8$/năm và một năm trả cổ tức 2
lần, lần trả cổ tức tiếp theo là 6 tháng kể từ thời điểm hiện tại.
Giả sử thị trường là hoàn hảo và lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay ở mức
6%.
a) Định giá hợp đồng tương lai
b) Nếu giá hợp đồng tương lai trên thị trường hiện tại là 83$, thì nhà đầu tư
cần có hành động gì để đạt được lợi nhuận khi tham gia vào hợp đồng
tương lai?
c) Nếu giá hợp đồng tương lai trên thị trường hiện tại là 76$, thì nhà đầu tư
cần có hành động gì để đạt được lợi nhuận khi tham gia vào hợp đồng
tương lai?

34
3.5.3. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
(OPTIONS)
3.5.3.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn(options) là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền
của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
 Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại
thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
 Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết
hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương
lai.
 Quyền và nghĩa vụ các bên:
• Người mua:
 Phải trả phí ký kết hợp đồng
 Có quyền thực hiện hay không thực hiện sao cho có lợi cho mình nhất
• Người bán:
 Được nhận phí ký kết hợp đồng
 Luôn luôn có nghĩa vụ với người mua
 Đặc điểm
• Dựa trên một tài sản cơ sở: chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa…
• Hợp đồng quyền chọn có 2 loại: quyền chọn mua (Call Options) và quyền chọn bán (Put
Options).
3.5.3.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
HỢP ĐỒNG
QUYỀN CHỌN

Phân theo thời


Phân theo tài sản
gian thực hiện Phân theo vị thế
cơ sở
hợp đồng

HĐQC kiểu Mỹ Hàng hóa HĐQC mua

HĐQC kiểu Âu Tiền tệ HĐQC bán

Lãi suất

Chứng khoán và
chỉ số CK
3.5.3.2.CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
 Quyền chọn mua (Call Options):
 Người mua quyền chọn mua sẽ phải trả cho người bán quyền chọn mua một
khoản phí gọi là phí quyền chọn (premium).
 Người mua quyền chọn mua sẽ có quyền được mua một lượng cổ phiếu nhất định
theo mức giá thực hiện được thỏa thuận ban đầu.
 Người bán quyền chọn mua nhận được tiền phí nên có trách nhiệm phải bán một
lượng cổ phiếu theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua quyền chọn mua yêu
cầu thực hiện quyền.
 Quyền chọn bán (Put Options):
 Người mua quyền chọn bán sẽ phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản
phí gọi là phí quyền chọn (premium).
 Người mua quyền chọn bán sẽ có quyền được bán một lượng cổ phiếu nhất định
theo mức giá thực hiện đã thỏa thuận ban đầu.
 Người bán quyền chọn bán nhận được tiền phí nên có trách nhiệm phải mua một
lượng cổ phiếu theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua quyền chọn bán yêu
cầu thực hiện quyền.
3.5.3.3.VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
 Bạn mua một quyền chọn mua cổ phiếu MSFT tháng 11 tại giá thực
hiện là X = 325 USD/cổ phiếu và phải trả phí là C = 4,75 USD/cổ
phiếu, thị giá của MSFT là S = 329,37 USD/cổ phiếu.
 Giả sử vào 5 ngày sau, MSFT tăng lên S = 333 USD. Vì quyền chọn
mua cho phép bạn mua MSFT ở mức giá 325 USD nên lợi nhuận của
bạn trong quyền chọn lúc này là chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu và
giá thực hiện quyền chọn trừ đi khoản phí đã trả cho người bán
quyền chọn (333 - 325) - 4,75 = 3,25 USD/cổ phiếu.
 Bạn có thể bán quyền này hoặc thực hiện mua cổ phiếu theo quyền
rồi bán cổ phiếu này đi để kiếm lời. A là điểm hoà vốn vì khi thị giá
cổ phiếu ở mức giá này (S = A = 329,75 USD) thì chênh lệch giữa thị
giá cổ phiếu và giá thực hiện vừa đúng bằng phí phải trả cho quyền
chọn (A - X = 329,75 - 325 = 4,75 USD).
 Giá cổ phiếu càng tăng, lợi nhuận của bạn trên option càng lớn.
Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm, bạn có khả năng lỗ và mức lỗ tối
đa chính là bằng khoản phí bạn đã trả khi mua quyền chọn.
3.5.3.3.VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

Hình 1: Lời lỗ của người mua quyền chọn mua


3.5.3.3.VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
1) Một HĐQC mua với TSCS là ABC sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa với
giá thực hiện 100$. Phí quyền chọn là 3$. Xác định lợi nhuận của
người mua HĐQC mua này và vẽ đồ thị P&L của vị thế đó.
2) Một HĐQC mua với TSCS là ABC sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa với
giá thực hiện 100$. Phí quyền chọn là 3$. Xác định lợi nhuận của
người bán HĐQC mua này và vẽ đồ thị P&L của vị thế đó.
3) Một HĐQC bán với TSCS là ABC sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa với
giá thực hiện 100$. Phí quyền chọn là 3$. Xác định lợi nhuận của
người mua HĐQC bán này và vẽ đồ thị P&L của vị thế đó.
4) Một HĐQC bán với TSCS là ABC sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa với
giá thực hiện 100$. Phí quyền chọn là 3$. Xác định lợi nhuận của
người bán HĐQC bán này và vẽ đồ thị P&L của vị thế đó.
3.5.3.4. ĐỒ THỊ VỀ LÃI/LỖ CỦA NGƯỜI
1: Lời lỗHỢP
MUA/BÁN
Hình ĐỒNG
của người QUYỀN
mua CHỌN
quyền chọn mua
3.5.3.5. Hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam
• HĐQC hàng hóa: Chính thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
Việt Nam MXV.
• HĐQC chứng khoán và chỉ số chứng khoán: Chưa có. Nhưng có
Chứng quyền với đặc điểm tương tự.
• Link (Chứng quyền có đảm bảo)
https://www.youtube.com/watch?v=XpW5gj61BJo
Chứng quyền có đảm bảo
• Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành (khi được
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép) và được niêm yết trên sàn chứng khoán với
mã giao dịch riêng.
• Chứng quyền có hai loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán, nhưng dù loại nào
thì cũng gắn một mã chứng khoán cơ sở như cổ phiếu, ETF, chỉ số... để xác định lãi hoặc
lỗ.
• Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch ngay thị trường chứng khoán cơ sở nên nhà
đầu tư không cần đăng ký thêm tài khoản mới như khi muốn giao dịch hợp đồng tương lai
trên thị trường phái sinh. Nhà đầu tư cũng không phải ký quỹ khi đầu tư vào chứng quyền.
• Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có chứng khoán cơ sở là cổ phiếu không có
bất cứ quyền nào đối với doanh nghiệp (ví dụ quyền biểu quyết, nhận cổ tức, nhận cổ
phiếu thưởng, mua cổ phiếu phát hành thêm...) .
• Chứng quyền luôn có thời hạn, phổ biến 4-9 tháng.
• Giá của chứng quyền thường thấp hơn nhiều lần so với giá chứng khoán cơ sở, nhưng
tính đòn bẩy cao và có thể tính được khoản lỗ tối đa. Đây là những đặc điểm khiến sản
phẩm này phù hợp cho những nhà đầu tư mạo hiểm, có nhu cầu sử dụng đòn bẩy
trong ngắn hạn để kiếm lợi nhuận.
• Hiểu một cách đơn giản, chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho nhà đầu tư quyền
hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu đang sở hữu chứng quyền và có lãi, nhà đầu
tư có thể hiện thực hoá lợi nhuận thông qua bán trực tiếp trên sàn hoặc chờ đến ngày đáo
hạn.
Chứng quyền có đảm bảo
• Ví dụ, chứng quyền mua CHDB2101 do Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam phát hành có kỳ
hạn 9 tháng. Ngày giao dịch đầu tiên là 18/1/2021 và cuối cùng là 20/9/2021. Giá phát hành là
1.000 đồng và giá thực hiện là 29.888 đồng. Tỷ lệ chuyển đổi là 5:1, tức 5 chứng quyền cho 1
cổ phiếu.
• Giá tham chiếu HDB tại ngày giao dịch đầu tiên chứng quyền là 27.900 đồng. Với số vốn 30
triệu đồng và không tính yếu tố lô giao dịch thì nhà đầu tư có thể mua 1.075 cổ phiếu HDB hoặc
30.000 chứng quyền.
• Đến ngày 2/7, giá tham chiếu cổ phiếu là 36.450 đồng và giá tham chiếu chứng quyền là 3.240
đồng.
• Trong trường hợp mua cổ phiếu và chốt lời, nhà đầu tư lời 1.075 x (36.450-29.888) =
7.054.150 VNĐ, tương ứng tỷ suất sinh lời 23%. Trong trường hợp mua chứng quyền, nhà đầu
tư có mức lời 30.000 x (3.240-1.000) = 67.200.000 VNĐ, tương ứng tỷ suất sinh lời 124%.
• Trong trường hợp mua chứng quyền và nắm giữ đến ngày đáo hạn (giả sử cổ phiếu HDB lên
50.000 đồng), nhà đầu tư được tổ chức phát hành thanh toán số tiền (30.000/5) * (50.000-
29.888) = 120.672.000 VNĐ. Sau khi trừ vốn thì nhà đầu tư lãi 90.672.000 VNĐ, tương ứng tỷ
suất sinh lời 202%.
• Nhà đầu tư sẽ hoà vốn trong trường hợp thị giá HDB tại ngày chứng quyền đáo hạn là
34.888 đồng, tức bằng giá mua chứng quyền nhân tỷ lệ chuyển đội và cộng thêm giá thực hiện.
• Với trường hợp mua chứng quyền và nắm giữ đến ngày đáo hạn nhưng khi đó cổ phiếu HDB
chỉ còn 20.000 đồng, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư. Trong khi đó, nếu mua cổ
phiếu thì nhà đầu tư chỉ lỗ (27.900-20.000) * 1.075 = 8.492.500 VNĐ, tương ứng mức lỗ 28%.
3.5.4.HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI
3.5.4.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI

 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng phái sinh trong đó hai bên cam
kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của
công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
 Phân loại: Hợp đồng hoán đổi giao dịch trên thị trường OTC, đa dạng về chủng
loại
• Hợp đồng hoán đổi lãi suất
• Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
• Hợp đồng hoán đổi tín dụng
• Hợp đồng hoán đổi hang hóa
• Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn
3.5.4.2. VÍ DỤ HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI

 Một số hợp đồng hoán đổi phổ biến


• Hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất là hợp đồng hoán đổi lãi suất Vanilla, hay còn
gọi là hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi - cố định.
• Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được các ngân hàng và các doanh nghiệp áp
dụng.
• Các doanh nghiệp đồng ý trả một luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được định
trước trên một mức vốn danh nghĩa trong một số năm.
• Để đổi lại, các ngân hàng sẽ trả mức lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh
nghĩa cho cùng thời kỳ.
• Các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để tránh rủi ro về lãi suất và
để tái cơ cấu tài sản nợ, có.
3.6. LỢI ÍCH CỦA GIAO DỊCH CKPS ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

• Phòng hộ rủi ro (Hedging): Là khi các cá nhân/tổ chức có nhu cầu giao
dịch thực sự tài sản cơ sở và sử dụng CKPS để phòng hộ rủi ro liên quan
đến biến động giá của tài sản
• Đầu tư hạn chế chênh lệch giá (Arbitraging): Là khi các cá nhân/tổ chức
tham gia mua và bán đồng thời một/nhiều loại CKPS. Mục đích của nhà
đầu tư hạn chế chênh lệch giá là tận dụng sự chênh lệnh giá giữa các CKPS
để thu về lợi nhuận phi rủi ro.
• Đầu cơ (Speculating): Là khi các cá nhân/tổ chức không có ý định giao
dịch tài sản cơ sở mà muốn lợi dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở
để thu về lợi nhuận ngắn hạn.
3.7. Case study về Thị trường cơ sở và Thị trường phái sinh

• Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh (Game điền vào
chỗ trống)
https://www.youtube.com/watch?v=2UzjCNXxoUk&list=PL0GVrNZJRe2VV
yKPvvGtQ6guzFdks6IEy&index=4
• Hiện tượng lạ “Ngày đáo hạn phái sinh”
https://www.youtube.com/watch?v=MHFatIMPiTI
• Hoạt hình cao thủ phái sinh
Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=kzv_1MQne20
Tập 2:
https://www.youtube.com/watch?v=vFj0axMEJGs&list=PL0GVrNZJRe2XGn
qjDwjX97k-Noin8o_F7&index=33
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm và rủi ro của


hợp đồng kỳ hạn ?
2. Trình bày khái niệm, đặc điểm và rủi ro của
hợp đồng tương lai?
3. Phân tích sự khác nhau của hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay?

You might also like