Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

Sinh viên: Nguyễn Đức Tùng


Mã sinh viên: 2355010057
Lớp: Răng – Hàm – Mặt
Đề bài: Nêu và phân tích 4 nguyên tắc đạo đức y học, cho ví dụ từng nguyên tắc.

Bài làm
 Nguyên tắc 1: Tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh
Quyền tự quyết của người bệnh được thực hiện trên cơ sở:
- Năng lực nhận thức của người bệnh được đảm bảo
- Người bệnh hoàn toàn tự nguyện, quyết định dựa trên sự hiểu biết về
các thông tin liên quan, không bị ép buộc, đe dọa, lôi kéo...
- Người bệnh là người quyết định lựa chọn nơi khám chữa bệnh.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người bệnh, thông tin về người bệnh
thuộc sở hữu của người bệnh.
- Quyền lợi của người bệnh phải được đặt lên cao nhất.
- Bí mật và sự riêng tư của người bệnh phải được tôn trọng.
- Người bệnh phải chấp thuận và tự nguyện tham gia vào các quá trình
khám chữa bệnh mà không bị ép buộc.
- Tôn trọng người bệnh thể hiện bằng sự trung thực của thầy thuốc.
- Tôn trọng quyền từ chối điều trị của người bệnh

- VD: Bệnh nhân N có vấn đề về thần kinh, lúc tỉnh táo nhưng cũng có lúc
không được tỉnh táo. Bác sĩ và các y tá đã lợi dụng tình trạng của bệnh
nhân N để lôi kéo, dụ dỗ bệnh nhân sử dụng dịch vụ của bệnh viện mà
không thông báo cho người nhà. Đây là vi phạm về đạo đức y học, cụ thể
là năng lực nhận thức của bệnh nhân không được đảm bảo và bị lôi kéo.
 Nguyên tắc 2: Làm điều thiện – những hành động của thầy thuốc
chỉ nhằm đem lại lợi ích, những điều tốt đẹp cho người bệnh
Nguyên tắc này yêu cầu thầy thuốc phải có những đặc điểm sau:
- Đồng cảm với người bệnh, đau nỗi đau của người bệnh
- Coi người bệnh như người thân của mình
- Cân nhắc mọi điều có lợi nhất trước khi tiến hành bất cứ can thiệp nào
cho người bệnh, đảm bảo lợi ích lớn hơn những nguy cơ gặp phải
- Hạn chế tối đa các thiệt hại, rủi ro
- Sẵn sàng giúp đỡ người bệnh trong mọi tình huống
- Chú ý đến hoàn cảnh kinh tế của người bệnh trong chỉ định các can thiệp
- VD: Bệnh nhân N mới chỉ 4 tuổi nhưng đã bị thiếu máu bẩm sinh và bị
bệnh tim. Hoàn cảnh gia đình bé khó khăn vì cả bố và mẹ đều đã mất, bé
ở với bà nội. Bà nội đã già không đủ kinh tế để lo cho bé chữa trị. Bằng
tấm lòng của mình, các y bác sĩ đã mỗi người góp một ít tiền để chữa trị
cho cháu. Đồng thời các y bác sĩ còn thay nhau chăm sóc và thăm bé sau
khi bé xuất viện.

 Nguyên tắc 3: Không gây hại/không ác ý


Là những hành động có chủ đích không được làm tổn hại hoặc ác ý cho
người bệnh.
Trên thực tế, khi chúng ta cố gắng giúp đỡ người khác, chúng ta luôn có
nguy cơ làm hại cho họ.
Vì vậy, trước hết cần chú ý:
- Thầy thuốc phải luôn học tập và rèn luyện về năng lực để đảm bảo chất
lượng dịch vụ y tế là tốt nhất, mà không gây hại cho người bệnh của mình.
- Tránh bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, nhân
phẩm của người bệnh.
- Hiểu rõ các nguy cơ so với lợi ích của bất kỳ thủ thuật hay biện pháp điều
trị nào trước khi thực hiện cho người bệnh.
- Luôn thận trọng và sẵn sàng loại bỏ hoặc dừng trị liệu khi nhận thẩy nguy
cơ với người bệnh có thể lớn hơn lợi ích thu được.
- VD: Bệnh nhân N đang được phẫu thuật dạ dày và khi khâu lại vùng bụng
cho BN, bác sĩ điều trị đã bỏ quên dụng cụ y tế trong ổ bụng bệnh nhân
do sơ suất. Tuy nhiên BS vẫn thản nhiên cho đến khi BN cảm thấy đau và
đi khám. BS này đã vi phạm nguyên tắc không gây hại cho người bệnh.

 Nguyên tắc 4: Công bằng


Sự công bằng đơn giản là không thiên vị. Tất cả những quyết định của
bác sĩ (kể cả việc để cho học viên tham gia khám chữa bệnh) phải được dựa
trên nhu cầu thực sự của người bệnh và theo bệnh cảnh của họ chứ không
dựa trên những yếu tố khác như giới tính, tuổi tác, giàu nghèo, quen biết
hoặc tầng lớp xã hội của họ.
Trong thực hành của cán bộ y tế, nếu có sự không công bằng, như coi
trọng địa vị, người quen biết, quà biếu... sẽ dễ dẫn đến những bức xúc
trong xã hội. Trên thực tế, đây là những nội dung liên quan đến vấn đề đạo
đức xã hội nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành y tế (tệ phong bì,
nhũng nhiễu gặp ở nhiều ngành...)
Trong đạo đức y học, có các hình thức cơ bản: công bằng trong phân
phối, công bằng dựa trên quyền, và công bằng trong quy trình thực hiện.
Công bằng trong phân phối nói đến việc phân chia đều không thiên vị
nguồn lực trong y tế công cộng và trong lâm sàng, có tính đến trường hợp
người này có thể giàu hơn những người khác.
Công bằng dựa trên quyền nói đến việc tôn trọng từng loại quyền của
con người và việc tiếp cận đến những quyền của chính họ.
Công bằng trong quy trình nói đến cách làm trong đó con người được
quyền nghe một cách công bằng không thiên vị về bất kỳ vấn đề gì mà
không bị định kiến hoặc phân biệt đối xử.
- VD: Khi đi khám bệnh, một số bênh nhân có quen biết với BS, hoặc cho
BS phong bì, tiền,... sẽ được ưu tiên khám trước mặc dù họ đến sau rất
nhiều bệnh nhân khác. Đây là thực trạng còn tồn tại ở rất nhiều BV ở
Việt Nam. Đây là hành vi thiếu công bằng của một số y bác sĩ.

You might also like