Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.

com/hzoangiuukhoi/

LÝ THUYẾT BÀI TẬP ALCOHOL


(CHƯƠNG TRÌNH MỚI_CÁNH DIỀU_KNTT_CTST)
KHÁI NIỆM – DANH PHÁP
CÂU 1: { SBT – CTST } Saccharose là một loại đường phổ biến, sản xuất chủ yếu từ cây mía. Saccharose
có cấu trúc phân tử như sau:

Số nhóm chức alcohol trong phân tử saccharose là


A. 3. B. 5. C. 8. D. 11.
CÂU 2: { SBT – CTST } Trên phổ hồng ngoại (IR) cho các tín hiệu ở các số sóng khác nhau. Cho biết tín
hiệu nào đặc trưng của nhóm chức alcohol?

A. . B.

C. . D. .
CÂU 3: { SBT – CTST } Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n+1OH (n ≥ 1). B. CnH2n+2O (n ≥ 2). C. CnH2nOH (n ≥ 1). D. CnH2mOH (n ≥ 2).
CÂU 4: Công thức nào dưới đây là công thức của alcohol no, mạch hở?
A. R(OH)n. B. CnH2n+2O. C. CnH2n+2Ox. D. CnH2n+2–x(OH)x.
CÂU 5: Công thức tổng quát của một alcohol bất kì là
A. R(OH)n. B. CnH2n+2O. C. CnH2n+2Ox. D. CnH2n+2–2a–x(OH)x.

Trang 1 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 6: { SBT – CTST } Hợp chất thuộc loại polyalcohol là


A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CHCH2OH. D. HOCH2CH2OH.
CÂU 7: { SBT – CD } Một chất ở cột A phù hợp với một hoặc nhiều thông tin về phân loại alcohol ở cột
B là?
Cột A Cột B
a) CH3CH2OH 1. Alcohol bậc một
b) (CH3)3COH 2. Alcohol bậc hai
c) CH3CH=CHCH2OH 3. Alcohol bậc ba
d) CH3CH(OH)CH3 4. Alcohol no
5. Alcohol không no
A. a–1, 5 ; b–3, 4; c–1, 5; d–2, 4. B. a–1, 4 ; b–3, 4; c–1, 4; d–2, 5.
C. a–1, 4 ; b–3, 4; c–1, 5; d–2, 4. D. a–1, 4 ; b–3; c–1, 5; d–2, 4.
CÂU 8: Geraniol (có trong tinh dầu hoa hồng) có công thức như sau:

Phát biểu nào sau đây về geraniol là sai?


A. Geraniol tồn tại dưới dạng đồng phân trans.
B. Geraniol có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
C. Geraniol có mùi thơm của hoa hồng do nó là một ester.
D. Geraniol thuộc loại alcohol không no.
ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP
CÂU 9: { SBT – CD } Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C3H8O và phổ hồng ngoại có tín hiệu
hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 10: { SBT – KNTT } Số đồng phân cấu tạo alcohol có công thức C4H9OH là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 11: Chất hữu cơ C4H10O có số đồng phân như sau:
A. 3 đồng phân ether và 3 đồng phân alcohol. B. 2 đồng phân ether và 4 đồng phân alcohol.
C. 3 đồng phân ether và 4 đồng phân alcohol. D. 4 đồng phân ether và 5 đồng phân alcohol
CÂU 12: Số đồng phân alcohol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
a) Số alcohol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là
A. 4. B. 8. C. 1. D. 3

Trang 2 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

b) Số đồng phân alcohol bậc II ứng với CTPT C5H12O là


A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
CÂU 13: { SBT – CTST } Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là
A. CH3OCH3. B. CH3CH2OH. C. HOCH2CH2OH. D. CH3CH2CH2OH.
CÂU 14: { SBT – KNTT } Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế tù cồn công nghiệp có
lẫn methanol. Công thức phân tử của methanol là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C2H4(OH)2.
CÂU 15: Tên thay thế của alcohol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol.
CÂU 16: Tên gọi của hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2CH(OH)CH3 là
A. butan-2-ol. B. butan-3-ol. C. butyl alcohol. D. allyl alcohol.
CÂU 17: { SBT – KNTT } Chất nào sau đây là alcohol bậc II?
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol.
C. 2-methylpropan-1-ol. D. 2-methylpropan-2-ol.
CH3
|
CÂU 18: Chất CH3  C  có tên là
OH
|
CH3
A. 1,1-dimethylethanol. B. 1,1-dimethylethan-1-ol.
C. isobutan-2-ol. D. 2-methylpropan-2-ol.
CÂU 19: Tên gọi của alcohol có công thức cấu tạo sau là

A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. propan-3-ol. D. butan-1-ol


CÂU 20: Tên gọi của hợp chất X có công thức cấu tạo sau là

A. butan-2-ol. B. butan-3-ol. C. butan-1-ol D. pentan-2-ol


CÂU 21: { SBT – KNTT } Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là


A. 4-methylpentan-1-ol. B. 2-methylbutan-3-ol.
C. 3-methylbutan-2-ol. D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.
CÂU 22: { SBT – CTST } Tên của alcohol có công thức cấu tạo:

A. isobutan-2-ol. B. 2-methylbutan-2-ol.
C. 3-methylbutan-2-ol. D. 2-methylbutan-3-ol.
Trang 3 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL
HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 23: Tên gọi nào dưới đây không đúng với hợp chất (CH3)2CHCH2CH2OH?
A. isopentyl alcohol. B. 3-methylbutan-1-ol. C. 2-methylbutan-4-ol. D. isoamyl alcohol.
CÂU 24: { SBT – CD } Isoamyl alcohol có trong thành phần thuốc thử Kovax (loại thuốc thử dùng để xác
định vi khuẩn). Isoamyl alcohol có công thức cấu tạo là (CH 3)2CHCH2CH2OH. Tên thay thế của hợp
chất này là
A. 3-methylbutan-1-ol. B. isobuthyl alcohol.
C. 3,3-dimethylpropan-1-ol. D. 2-methylbutan-4-ol.
CÂU 25: Công thức phân tử của 2-methylpentan-1-ol là
A. C6H16O. B. C5H12O. C. C6H12O. D. C6H14O.
CÂU 26: Bậc alcohol của 2-methylbutan-2-ol là
A. Bậc IV. B. Bậc I. C. Bậc II. D. Bậc III.
CÂU 27: { SBT – KNTT } Hai alcohol nào sau đây cùng bậc?
A. Methanol và ethanol. B. Propan-1-ol và propan-2-ol.
C. Ethanol và propan-2-ol. D. Propan-2-ol và 2-methylpropan-2-ol.
CÂU 28: { SBT – KNTT } Alcohol CH3CH=CHCH2OH có danh pháp thay thế là
A. but-2-en-4-ol. B. but-2-en-1-ol.
C. 4-hydroxybut-2-ene. D. 1-hydroxybut-2-ene.
CÂU 29: Chất CH3CH=CHCH(OH)CH3 có tên gọi là
A. penten-2-ol. B. pent-2-en-4-ol. C. pent-2-en-2-ol. D. pent-3-en-2-ol.
CÂU 30: Gọi tên hợp chất có CTCT như sau theo danh pháp IUPAC :
CH3  CH  C  CH  OH
2
|
C2H5
A. 4-hydroxy-3-ethylbut-2-ene. B. 1-hydoxy-2-ethylbut-2-ene.
C. 3-ethylbut-2-en-4-ol. D. 2-ethylbut-2-en-1-ol.
CÂU 31: Trong số các thành phần hoạt tính của sả, ba thành phần được nghiên cứu và đánh giá cao
nhất bao gồm: Citronella, citronellol và geraniol. Tinh dầu sả có nhiều tác dụng như: Xua đuổi
côn trùng hoàn toàn tự nhiên, có thể giúp kiểm soát viêm và đau, nâng cao tinh thần và giảm căng
thẳng, có thể giúp tiêu diệt kí sinh trùng, sản xuất nước hoa tự nhiên hoặc xịt phòng,... Citronellol
có công thức khung phân tử như sau:

Tên thay thế của Citronellol là


A. 2,6-dimethyloct-2-en-7-ol B. 3,7-dimethyloct-6-en-1-ol
C. 4,7-dimethylnon-6-en-1-ol D. 3,7-dimethyloct-1-ol-6-ene.

Trang 4 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

TÍNH CHẤT VẬT LÝ


CÂU 32: Theo chiều tăng số nguyên tử carbon trong phân tử, độ tan trong nước của các alcohol:
A. tăng dần. B. không đổi.
C. giảm dần. D. biến đổi không theo quy luật.
CÂU 33: { SBT – CTST } Methyl alcohol, ethyl alcohol tan vô hạn trong nước là do
A. Khối lượng phân tử của các alcohol nhỏ. B. Hình thành tương tác van der waals với
nước.
C. Hình thành liên kết hydrogen với nước. D. Hình thành liên kết cộng hoá trị với nước.
CÂU 34: Ethyl alcohol tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các hydrocarbon, dẫn
xuất halogen và ether có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì
A. Phân tử alcohol phân cực mạnh.
B. Cấu trúc phân tử alcohol bền vững hơn.
C. Ethyl alcohol có nhóm –OH.
D. Ethyl alcohol tạo được liên kết hydrogen liên phân tử.
CÂU 35: Ethyl alcohol tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với hydrocarbon có khối
lượng phân tử tương đương nó vì những lý do nào sau đây?
(1) Trong các hợp chất trên chỉ có ethyl alcohol tác dụng với Na.
(2) Trong các hợp chất trên chỉ có ethyl alcohol có liên kết hydrogen với nước.
(3) Trong các hợp chất trên chỉ có ethyl alcohol có liên kết hydrogen liên phân
tử. Số lý do đúng là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2).
CÂU 36: Các alcohol có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong H2O của alcohol đều cao hơn so
với các hydrocarbon có phân tử khối tương đương vì
A. Các alcohol có nguyên tử O trong phân tử.
B. Các alcohol có khối lượng phân tử lớn.
C. Các alcohol có khối lượng phân tử lớn hơn hydrocarbon và có khả năng hình thành liên kết
hydrogen với H2O.
D. Giữa các phân tử alcohol tồn tại liên kết hydrogen liên phân tử đồng thời có sự tương đồng với
cấu tạo của H2O.
CÂU 37: Nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankane tương ứng là vì giữa các phân tử
alcohol tồn tại
A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hydrogen. C. liên kết phối trí. D. liên kết ion.
CÂU 38: { SBT – CTST } Trong các alcohol sau, alcohol nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CH2OH. B. HOCH2CH2OH.
C. CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CH2CH2OH.

Trang 5 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 39: { SBT – KNTT } Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) C3H8; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH. Thứ
tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A. (1) > (2) > (3) > (4). B. (1) > (4) > (2) > (3).
C. (3) > (4) > (2) > (1). D. (4) > (2) > (1) > (3).
CÂU 40: Cho các chất sau C2H5OH (1), CH3CH2CH2OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH
(5), CH3-O-CH3 (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là
A. (4), (6), (1), (2), (3), (5). B. (6), (4), (1), (3), (2), (5).
C. (6), (4), (1), (2), (3), (5). D. (6), (4), (1), (2), (3), (5).
CÂU 41: { SBT – CD } Cồn 70 là dung dịch ethyl alcohol, được dùng để sát trùng vết thương. Mô tả nào
0

sau đây về cồn 70o là đúng ?


A. 100 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
B. 100 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
C. 1000 gam dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.
D. 1000 mL dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.
CÂU 42: { SBT – KNTT } Cồn 70o được sử dụng phổ biến trong y tế, dùng để sát trùng, diệt khuẩn,...
Cách pha chế cồn 70o là
A. Pha 70 mL nước với 30 mL ethanol.
B. Pha 70 mL ethanol với 30 mL nước.
C. Lấy 70 mL rồi thêm 100 mL nước.
D. Lấy 70 mL ethanol rồi thêm nước để thu được 100 mL cồn.
CÂU 43: { SBT – KNTT } Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 700 mL
ethanol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào, thu được 1000 mL cồn. Hỗn hợp trên
có độ cồn là
A. 17o. B. 7o. C. 70o. D. 170o.
CÂU 44: { SBT – KNTT } Một chai rượu gạo có thể tích 750 mL và có độ rượu là 40o. Số mL ethanol
nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là
A. 18,75 mL. B. 300 mL. C. 400 mL. D. 750 mL.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC


CÂU 45: Khi cho alcohol tác dụng với kim loại kiềm thấy có khí H2 bay ra. Phản ứng này chứng minh
A. trong alcohol có liên kết O-H bền vững. B. trong alcohol có O.
C. trong alcohol có OH linh động. D. trong alcohol có H linh động.
CÂU 46: { SBT – KNTT } Một học sinh sau khi tiến hành thí nghiệm thì vẫn còn dư mẩu Na. Để tiêu huỷ
mẩu Na dư này một cách an toàn, học sinh đó nên cho mẩu Na vào
A. nước. B. cồn 96o. C. thùng rác. D. dầu hoả.

Trang 6 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 47: { SBT – KNTT } Số hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 48: Chất hữu cơ X có CTPT C4H10O có số đồng phân tác dụng được với Na là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
CÂU 49: Làm thí nghiệm như hình vẽ:

Nếu đun ở nhiệt độ khoảng 140oC thì sản phẩm sinh ra là


A. C2H4. B. (C2H5)2O. C. C2H5OH. D. C2H6.
CÂU 50: Đun nóng methanol với H2SO4 đặc ở 140oC thu được sản phẩm chính là chất hữu cơ nào sau
đây?
A. C2H5OSO3H. B. C2H4. C. C2H5OC2H5. D. CH3OCH3.
CÂU 51: Đun nóng hỗn hợp n alcohol đơn chức khác nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thì số ether thu
được tối đa là
2n(n  1) n2
n(n  . B. . C. . D. n!.
A.
1) 2 2
2
CÂU 52: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ether
tối đa là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
CÂU 53: Khi đun hỗn hợp hai alcohol đơn chức bền với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được hỗn hợp 3 ether
trong đó 1 ether có công thức phân tử là C5H10O. Công thức phân tử 2 alcohol có thể là
A. CH4O, C4H6O. B. C2H4O, C3H8O. C. CH4O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O.
CÂU 54: { SBT – CD } Alcohol nào sau đây không có phản ứng tách nước tạo ra alkene ?
A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3OH. C. CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2OH.
CÂU 55: Làm thí nghiệm như hình vẽ:

Nếu đun ở nhiệt độ khoảng 170oC thì sản phẩm sinh ra là


A. C2H4. B. (C2H5)2O. C. C2H5OH. D. C2H6.

Trang 7 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 56: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm:

X là khí nào sau đây?


A. acetylene. B. methane. C. ethylene. D. ethane.
CÂU 57. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X:

Nhận xét nào sau đây sai?


A. Đá bọt giúp chất lỏng sôi ổn định và không gây vỡ ống nghiệm.
B. Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng hấp thụ khí CO2, SO2 sinh ra trong quá trình thí nghiệm.
C. Khí X là ethylene.
D. Để thu được khí X ta phải đun hỗn hợp chất lỏng tới nhiệt độ khoảng 140°C.
2S 4 ,t
CÂU 58: { SBT – KNTT } Cho phản ứng hoá học sau: CH3CHOHCH2CH3 H O  ?. Sản phẩm
chính theo quy tắc Zaitsev trong phản ứng trên là
A. but-1-ene. B. but-2-ene. C. but-1-yne. D. but-2-yne.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, năm 2015)
CÂU 59: Đun nóng 2,3-dimethylpentan-2-ol với H2SO4 đặc, 1700C thu được sản phẩm chính là
A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2 B. CH3CH=C(CH3)CH(CH3)2
C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2 D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3-
CÂU 60: { SBT – KNTT } Sản phẩm chính thu được khi tách nước từ 3-methylbutan-2-ol là
A. 3-metylbut-1-ene. B. 2-methylbut-2-ene.
C. 3-methylbut-2-ene. D. 2-methylbut-3-ene.

Trang 8 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 61: Khi tách nước từ alcohol 3-methylbutan-1-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 2-methylbut-3-ene. B. 3-methylbut-2-ene.
C. 3-methylbut-1-ene. D. 2-methylbut-2-ene.
CÂU 62: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế chất khí Z và thử tính chất như sau:

Tên của các chất A, B, C, D, E và F lần lượt là


A. methanol, sulfuric acid đặc, đá bọt, sodium hydroxide, ethylene và Br2.
B. ethanol, sulfuric acid đặc, CaCO3, sodium hydroxide, ethylene và Br2.
C. ethyl alcohol, sulfuric acid đặc, đá bọt, sodium hydroxide, ethylene và KMnO4.
D. cồn 96o, sulfuric acid đặc, đá bọt, sodium hydroxide, ethylene và Br2.
CÂU 63: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 2 mL ethyl alcohol khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm
từng giọt dung dịch H2SO4 đặc (4 mL), đồng thời lắc đều. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ:
– Bước 2: Đun nóng ống nghiệm sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.
– Bước 3: Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí.
– Bước 4: Dẫn khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn qua dung dịch KMnO4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt điều hòa quá trình sôi, giúp dung dịch sôi đều.
(b) Khí thoát ra ở đầu vuốt nhọn có khả năng tạo kết tủa màu vàng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(c) Màu của dung dịch KMnO4 bị nhạt dần và xuất hiện kết tủa màu đen.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay ethanol bằng methanol thì hiện tượng xảy ra tương tự.
(e) Vai trò của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ khí SO2 sinh ra.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Trang 9 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 64: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 mL ethyl alcohol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi
thêm từ từ 4 mL dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi
lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một
nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua
nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống
dẫn khí, Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, nếu thay ethyl alcohol bằng methyl alcoholthì trong thí nghiệm vẫn thu được ethylene.
(b) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra.
(c) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng.
(d) Trong thí nghiệm trên, ở ống số 3 không xuất hiện chất rắn.
(e) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
CÂU 65: Đun nóng một alcohol no, đơn chức mạch hở X với H2SO4 đặc, thu được một chất Y. X có tỉ khối
hơi so với Y lớn hơn 1. Y là
A. ether. B. alkene. C. ethane. D. methane.
CÂU 66: Đun nóng một alcohol no, đơn chức mạch hở X với H2SO4 đặc, thu được một chất Y. X có tỉ khối
hơi so với Y nhỏ hơn 1. Y là
A. ether. B. alkene. C. methane. D. ethane.
CÂU 67: { SBT – KNTT } Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Oxi hoá không hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.
B. Oxi hoá hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.
C. Oxi hoá alcohol bậc II, thu được ketone.
D. Alcohol bậc III không bị oxi hoá bởi tác nhân thông thường.
CÂU 68: { SBT – KNTT } Oxi hoá propan-2-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?
A. CH3CHO. B. CH3CH2CHO. C. CH3COCH3. D. CH3COOH.
CÂU 69: Sản phẩm sinh ra trong thí nghiệm sau là gì?

A. CH3CH2CHO. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3−CO−CH3. D. (CH3CH2CH2)2O

Trang 10 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 70: { SBT – CTST } Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone là
A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH. D. CH3OH.
CÂU 71: Alcohol nào bị oxi hóa không hoàn toàn bởi CuO, t tạo ketone?
o

A. propan-2-ol. B. butan-1-ol.
C. 2-methylpropan-1-ol. D. propan-1-ol.
CÂU 72: Cho sơ đồ thí nghiệm sau:

1. Chất lỏng Y không thể là


A. (CH3)3C-OH B. CH3OH.
C. C2H5OH. D. CH3CH(OH)CH3.
2. Nếu chất lỏng Y có thể là các chất sau: ethanol, propan-2-ol, methanol, ethylene glycol thì
sản phẩm hữu cơ thu được lần lượt là
A. CH3CHO, CH3COCH3, HCHO, CH2(CHO)2. B. CH3CHO, CH3COCH3, HCHO, (CHO)2.
C. C2H5CHO, CH3COCH3, HCHO, (CHO)2. D. CH3CHO, CH3OCH3, HCHO, (CHO)2.
CÂU 73: Đốt cháy alcohol X, thu được nH2 O  nCO2 . Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. X là alcohol no, mạch hở.
B. X là ankanol (alcohol no, đơn chức, mạch hở).
C. X là ankandiol (alcohol no, hai chức, mạch hở).
D. X là alcohol đơn chức, mạch hở.
CÂU 74: { SBT – KNTT } Khi đốt cháy hoàn toàn ethanol, thu được tỉ lệ mol nCO 2 : nH2 O là
A. 1: 1. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 3: 2.
CÂU 75: { SBT – CD } Cho các loại hợp chất hữu cơ:
(1) alkane; (2) alcohol no, đơn chức, mạch hở;
(3) alkene; (4) alcohol không no (có 1 liên kết đôi C=C), mạch hở;
(5) alkyne; (6) alkadiene.
Dãy nào sau đây gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O ?
A. (1) và (3). B. (2) và (6). C. (3) và (4). D. (4) và (5).
CÂU 76: { SBT – KNTT } Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol nào sau đây?
A. Alcohol bậc I. B. Alcohol bậc II. C. Alcohol bậc III. D. Alcohol da chức.

Trang 11 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 77: Cho phương trình hóa học sau: Glycerol + copper(II) hydroxide  NaOH  X + .....
1. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. B. C. D.

2. Vậy tên của X là


A. copper(II) glycerol. B. copper(II) glycerine.
C. copper(II) glycerate. D. copper(I) glycerate.

CÂU 78: { SBT – CTST } Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 là
A. propane-1,2-diol, CH3CH(OH)CH2OH. B. propan-2-ol, CH3CH(OH)CH3.
C. propane-1,3-diol, HOCH2CH2CH2OH. D. ethanol, CH3CH2OH.
CÂU 79: { SBT – KNTT } Cho các alcohol sau:

Số alcohol không hoà tan được Cu(OH)2 là


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 80: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:
HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z);
CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T).
Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.
CÂU 81: Cho dãy các chất sau: methanol, ethanol, ethylene glycol, glycerol, hexane-1,2-diol, pentane-1,3-
diol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
CÂU 82: X là một alcohol có công thức phân tử C3H8On, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ
thường. Số đồng phân của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
CÂU 83: { SBT – CD } Chất X có công thức đơn giản nhất là C2H5O, hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành
dung dịch màu xanh đậm. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Trang 12 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 85: Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của glycerol và ethanol với copper(II) hydroxide theo các
bước sau đây:
⦁ Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt
dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
⦁ Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt glycerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2 – 3 giọt ethanol vào ống nghiệm thứ
hai. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm đã tiến hành ở trên:
(a) Sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa màu xanh của copper(II) hydroxide.
(b) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ nhất kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) Sau bước 2, trong cả hai ống nghiệm kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(d) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ hai kết tủa màu xanh của copper(II) hydroxide.không tan.
(e) Thí nghiệm trên, được dùng để phân biệt ethanol và glycerol.
(f) Ở bước 1, nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2 thì hiện tượng thu được không
thay đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
CÂU 86: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
⦁ Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%.
⦁ Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2-3 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
⦁ Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt ethanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glycerol, vào
ống thứ ba 2 mL dung dịch 3 – 4 giọt ethylene glycol. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
(c) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ ba: ethylene glycol đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức chất
[C2H4(OH)2O]2Cu.
(d) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: kết tủa bị tan ra cho dung dịch
màu xanh lam.
(e) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu tên là copper(II) glycerate.
(f) Ở bước 1, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4.
(g) Ở bước 2, cần dung dư dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 87: { SBT – CTST } Nhóm chức alcohol không bị phá vỡ bởi tác nhân nào?
A. Na. B. H2SO4 đặc, 170 °C. C. Cu. D. CuO, t°.

Trang 13 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 88: Cho các hợp chất sau:


(a) HOCH2CH2OH; (b) HOCH2CH2CH2OH;
(c) HOCH2CH(OH)CH2OH; (d) CH3CH(OH)CH2OH;
(e) CH3CH2OH; (f) CH3OCH2CH3;
(g) CH3CHOHCH2OH; (h) CH2OH(CHOH)2CH2OH.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c), (g), (h). B. (c), (d), (f), (g), (h). C. (a), (c), (d), (g), (h). D. (c), (d), (e), (g), (h).
CÂU 89: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho ethanol tác dụng với Na kim loại.
(2) Cho ethanol tác dụng với dung dịch CuO, to.
(3) Cho glycerol tác dụng với Cu(OH)2.
(4) Đốt cháy alcohol.
(5) Đun nóng ethanol trong dung dịch H2SO4 đặc, 140oC.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH alcohol?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
CÂU 90: X, Y, Z là 3 alcohol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 1,875MX. X có đặc điểm là
A. Tách nước tạo 1 alkene duy nhất.
B. Hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chứa 1 liên kết π trong phân tử.
D. Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức.
CÂU 91: { SBT – KNTT } Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa chất nào sau đây?
A. Methanol. B. Ethanol.
C. Methanol và ethanol. D. Glycerol.
CÂU 92: { SBT – CTST } Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định, nồng độ cồn trong
1 L hơi thở ở mức bao nhiêu là vi phạm luật khi tham gia giao thông?
A. ≤ 0,25 mg. B. ≤ 0,15 mg. C. ≤ 0,10 mg. D. > 0,00 mg.
CÂU 93: { SBT – KNTT } Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta
để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa
nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là
A. 50 mL. B. 92 mL. C. 46 mL. D. 100 mL.
CÂU 94: { SBT – KNTT } Chất nào sau đây dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hoá?
A. Ethylene. B. Acetylene. C. Methane. D. Tinh bột.
CÂU 95: { SBT – KNTT } Phương pháp nào sau đây dùng để sản xuất ethanol sinh học?
A. Cho hỗn hợp khí ethylene và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4.
B. Cộng nước vào ethylene với xúc tác là H2SO4.
C. Lên men tinh bột.
D. Thuỷ phân dẫn xuất C2H5Br trong môi trường kiềm.

Trang 14 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 96: { SBT – KNTT } Trong phương pháp nấu rượu gạo truyền thống, gạo được nấu chín, để nguội,
rắc men rồi trộn đều, ủ kín 3 - 5 ngày. Khi ngửi thấy mùi thơm, thêm nước và ủ kín 1 - 2 tuần, thu
được hỗn hợp chủ yếu gồm: ethanol, nước và bã rượu. Để tách rươu (hỗn hợp ethanol và nước) ra
khỏi hỗn hợp trên, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Kết tinh. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc.
CÂU 97: { SBT – KNTT } Số đồng phân có công thức phân tử C4H9Br khi đun nóng với dung dịch NaOH
thu được alcohol bậc I là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 98: { SBT – KNTT } Để phân biệt cồn 90 và cồn tuyệt đối (ethanol nguyên chất), có thể dùng hoá chất
o

nào sau đây?


A. Na. B. CuSO4 khan. C. CuO, to. D. Cu(OH)2
CÂU 99: { SBT – KNTT } Cho dãy chuyển hoá sau:

A. CH3CH=CHCH3 và CH3CH2CHBrCH3. B. C4H9–O–C4H9 và CH3CH2CHBrCH3.


C. CH2=CHCH2CH3 và CH3CH2CHBrCH3. D. CH2=CHCH2CH3 và CH3CH2CH2CH2Br.
CÂU 100: { SBT – CD } Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phân tử alcohol có nhóm -OH.
(b) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết
hydrogen với phân tử nước.
(c) Hợp chất C6H5OH là alcohol thơm, đơn chức.
(d) Nhiệt độ sôi của CH3-CH2-CH2OH cao hơn của CH3-O-CH2-CH3.
(e) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10O.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
CÂU 101: { SBT – CD } Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng trong sản xuất nước
hoa. Công thức của geraniol như hình bên:

Cho các phát biểu sau:


(a) Công thức phân tử có dạng CnH2n-3OH.
(b) Tên của geraniol là cis-3,7-dimethylocta-2,6-dien-1-ol.
(c) Geraniol là alcohol thơm, đơn chức.
(d) Oxi hóa geraniol bằng CuO, đun nóng thu được một aldehyde.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Trang 15 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

BÀI TOÁN PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC CỦA ALCOHOL


Ví dụ 1: Tách nước hoàn toàn 1 ankanol X thu được 1 chất hữu cơ Y có dY/X = 14/23. Vậy công thức của
X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Ví dụ 2: Tách nước hoàn toàn 1 ankanol X thu được 1 chất hữu cơ Y có dY/X = 1,4375. Vậy công thức
của X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Ví dụ 3: Đem khử nước 15,48 gam hỗn hợp 2 alcohol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
bằng H2SO4 đặc, ở 170oC, thu được hỗn hợp hai olefine và 5,4 gam nước. Công thức 2 alcohol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Ví dụ 4: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 alcohol đơn chức, no (có H2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140°C. Sau
phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 21,6 gam nước và 72 gam ba ete có số mol bằng nhau. Công thức
2 alcohol nói trên là
A. C2H5OH và C3H7OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. CH3OH và C2H5OH D. C3H7OH và C4H9OH
Ví dụ 5: Đun nóng hỗn hợp hai alcohol đơn chức, mạch hở với H 2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các
ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 9,916 L khí CO2 (ở đkc) và
7,2 gam H2O. Hai alcohol đó là
A. CH3OH và CH2=CH–CH2–OH. B. C2H5OH và CH2=CH–CH2–OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. C2H5OH và CH3OH.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
CÂU 1: Khi đun nóng một alcohol đơn chức no X với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, thu
được sản phẩm Y có tỉ khối hơi so với X là 0,7. Vậy công thức của X là
A. C4H7OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C2H5OH.
CÂU 2: Đun nóng một alcohol no, đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.
CÂU 3: Khi đun nóng m1 gam alcohol X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở nhiệt độ thích hợp, thu được m2
gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X là 28/37. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%. Công
thức phân tử của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. CH3OH.
CÂU 4: Thực hiện phản ứng tách nước một alcohol đơn chức X ở điều kiện thích hợp. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối đối với X là 37/23. Công thức phân tử của
X là
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH.
CÂU 5: Đề hydrate hóa 14,8 gam alcohol, thu được 12,395 gam alkene. Công thức phân tử của alcohol là
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. CnH2n + 1OH.

Trang 16 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 6: Tách nước hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp 2 ankanol thu được 18,2 gam hỗn hợp 2 alkene liên tiếp.
Vậy công thức của 2 ankanol đó là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
CÂU 7: Tách nước 2a mol 1 ankanol X thu được 3a mol hỗn hợp G gồm chất hữu cơ Y, H2O và X. Hiệu
suất là
A. 20%. B. 25%. C. 40% D. 50%.
CÂU 8: Tách nước a mol 1 ankanol X thu được a mol hỗn hợp G gồm chất hữu cơ Y, H2O và X. Nhiệt
độ phù hợp
A. 1400C. B. 1700C. C. 1800C. D. 2000C.
CÂU 9: Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X ta thu được hỗn hợp Y gồm các olefine. Nếu đốt cháy hoàn toàn
X để thu được 1,76 gam CO2 thì khi đốt cháy hoàn toàn Y, tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là
A. 2,94 gam. B. 2,48 gam. C. 1,76 gam. D. 2,76 gam.
CÂU 10: (CĐ-07) Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với alcohol X, chỉ thu được một alkene duy
nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 6,1975 L CO2 (đkc) và 5,4 gam nước. Số công
thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
CÂU 11: Đun nóng hỗn hợp gồm hai alcohol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với
H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ether và 1,8
gam nước. Công thức phân tử của hai alcohol trên là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
CÂU 12: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 alcohol đơn chức no (có H2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140oC. Sau
khi phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 18 gam ba ether. Hai alcohol trong X không
thể là
A. CH3OH và C2H5OH. B. CH3OH và C4H9OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
CÂU 13: Đun nóng hỗn hợp hai alcohol đơn chức, mạch hở với H 2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các
ether. Lấy 7,2 gam một trong các ether đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 9,916 L khí CO 2 (đkc)
và 7,2 gam H2O. Hai alcohol đó là
A. C2H5OH và CH2=CHCH2OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CHCH2OH.
CÂU 14: Đun nóng hỗn hợp X gồm hai alcohol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp
gồm các ether. Lấy m gam một trong các ether đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 9,916 L khí
CO2 (đkc) và 9 gam H2O. Hai alcohol trong X không thể là
A. C2H5OH và C4H9OH. B. CH3OH và C3H7OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. CH3OH và C4H9OH.

Trang 17 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 15: Tách nước hoàn toàn 1 alcohol đơn chức mạch hở Y thu được chất hữu cơ Z có 0,67 <dZ/Y< 0,69.
Vậy Y là
A. C2H6O. B. C3H8O. C. C3H6O. D. C3H4O.
CÂU 16: Tách nước hoàn toàn 1 ankanol X thu được hỗn hợp G gồm 2 chất hữu cơ E và F trong đó ME
+60=MF. Vậy F là
A. propylene. B. dipropyl ether. C. diethyl ether. D. ethylene.
CÂU 17: Tách nước hoàn toàn 1 ankanol X thu được hỗn hợp G gồm 2 chất hữu cơ E và F trong đó ME =
MF và không tính đồng phân hình học. Biết dG/X = 35/44. Vậy tên của X không thể là
A. 2-methylbutan-2-ol. B. pentan-2-ol. C. 3-methylbutan-2-ol. D. alcohol
isoamylic.
CÂU 18: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 alcohol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được hỗn hợp
các ether có số mol bằng nhau và có khối lượng là 112,395 gam. Số mol của mỗi ether trong hỗn
hợp là
A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,4 mol. D. 0,2 mol.
CÂU 19: Đun 5,75 gam ethanol với H2SO4 dung dịch ở 170oC. Dẫn các sản phẩm khí và hơi lần lượt
đi qua các bình chứa riêng rẽ: CuSO4 khan; NaOH đậm đặc; dung dịch brôm (dư) trong CCl4. Sau
thí nghiệm khối lượng bình cuối cùng tăng thêm 2,1 gam. Hiệu suất chung của quá trình đehydrate
hóa ethanol là
A. 59%. B. 55%. C. 60%. D. 70%.
CÂU 20: Để điều chế ethylene người ta đun nóng ethyl alcohol 45 với dung dịch acid sunfuric đặc ở
o

nhiệt độ 170oC, hiệu suất phản ứng đạt 60%, khối lượng riêng của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8
g/mL. Thể tích alcohol 45o cần đưa vào phản ứng để thu được 6,048 L ethylene (đkc) là
A. 20,7 mL. B. 34,5 mL. C. 57,5 mL. D. 46,0 mL.

Trang 18 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

PHẢN ỨNG OXI HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN ALCOHOL


Ví dụ 1: Cho m gam alcohol đơn chức, no, mạch hở qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ
khối hơi đối với H2 là 19. Giá trị m là
A. 1,48 gam. B. 1,2 gam. C. 0,92 gam. D. 0,64 gam.
Ví dụ 2: Dẫn m gam hơi alcohol đơn chức A qua ống đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng
hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Alcohol A có tên là
A. methanol. B. ethanol. C. propan-1-ol. D. propan-2-ol.
Ví dụ 3: Oxi hóa 69 gam 1 ankanol X với CuO (hiệu suất 80%) thu được 52,8 gam aldehyde. Vậy X là
A. isopropyl alcohol. B. methyl alcohol. C. ethyl alcohol. D. propyl alcohol.
Ví dụ 4: Oxi hóa 6g alcohol đơn chức được 8,4g hỗn hợp aldehyde, alcohol dư và nước. Hiệu suất
phản ứng oxi hóa alcohol đạt:
A. 75%. B. 80%. C. 50%. D. 40%.

Ví dụ 5: Oxi hoá 9,2 gam ethyl alcohol bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit,
carboxylic acid, alcohol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,7185 L H2 (ở đkc). Phần
trăm alcohol bị oxi hoá là
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 90%.

BÀI TẬP RÈN LUYỆN


CÂU 1: Cho m gam một alcohol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản
ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối
với hydrogen là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,32. B. 0,46. C. 0,92. D. 0,64.
CÂU 2: Oxi hóa 12 gam alcohol đơn chức X thu được 11,6 gam aldehyde Y. Alcohol X là
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH(OH)CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2CH2CH2OH.
CÂU 3: Cho hỗn hợp gồm không khí (dư) và hơi của 24 gam methanol đi qua chất xúc tác Cu nung
nóng, người ta được 40 mL fomalin 36% có khối lượng riêng bằng 1,1 g/mL. Hiệu suất của quá
trình trên là
A. 80,4%. B. 70,4%. C. 65,5%. D. 76,6%
CÂU 4: Oxi hóa 2m gam 1 ankanol X với CuO dư, đun nóng, phản ứng kết thúc nhận thấy khối lượng
chất rắn trong bình bị giảm đi m gam. Vậy X có thể là
A. methanol. B. ethanol. C. propan-1-ol. D. butan-1-ol
CÂU 5: Oxi hóa 4 gam alcohol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 5,6
gam hỗn hợp aldehyde, alcohol dư và nước. A có công thức là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H5OH. D. C3H7OH.

Trang 19 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 6: Oxi hoá m gam ethanol thu được hỗn hợp X gồm axethaneđehit, acetic acid, nước và ethanol
dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,61975 L khí CO2 (ở đkc). Khối
lượng ethanol đã bị oxi hoá tạo ra acid là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam.
CÂU 7: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH
dư và H2O có M = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa alcohol là
A. 25%.B. 35%. C. 45%. D. 55%.
CÂU 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm ethanol và ethylene glycol phản ứng hết với Na dư thu được
4,958 L H2 (đkc). Nếu oxi hóa hoàn toàn m gam X với CuO dư thì khi phản ứng xong thu được bao
nhieu gam Cu?
A. 25,6. B. 16,0. C. 8,0. D. 12,8
CÂU 9: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm aldehyde, alcohol dư
và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 4,958 L H2 ở đkc. Khối lượng hỗn hợp X là (biết chỉ có
80% alcohol bị oxi hóa)
A. 21,2395 gam. B. 23,52 gam. C. 24,8 gam. D. 19,84 gam
CÂU 10: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm aldehyde,
alcohol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,479 L H2 (ở đkc). % alcohol bị oxi hoá là
A. 80%. B. 75%. C. 60%. D. 50%.

Trang 20 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ ALCOHOL


Ví dụ 1: Lên men rượu 108 gam glucose (hiệu suất 75%), thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 55,2. B. 41,4. C. 20,7. D. 73,6.
Ví dụ 2: Lên men dung dịch chứa 360 gam glucose thu được 147,2 gam ethyl alcohol. Hiệu suất quá
trình lên men tạo thành ethyl alcohol là:
A. 60%. B. 80%. C. 40%. D. 54%.
Ví dụ 3: Cho m gam tinh bột lên men thành rượu (ethyl alcohol) với hiệu suất 81%. Toàn bộ
lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và
dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 810. B. 550. C. 750. D. 650.
Ví dụ 4: Lên men m gam tinh bột thành ethyl alcohol với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng
CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1,2M thì dung dịch sau phản ứng
giảm 1,008 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 53. B. 26. C. 42. D. 15.
Ví dụ 5: Cho sơ đồ điều chế ethyl alcohol từ tinh bột: Tinh bột → Glucose → Ethyl alcohol. Lên
men 3,24 kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Biết khối lượng riêng
của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Thể tích dung dịch ethyl alcohol 20° thu được là
A. 6,90 L B. 3,45 L. C. 19,17 L D. 9,58 lit
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
CÂU 1: Lên men hoàn toàn 23,4 gam glucose, thu được ethyl alcohol và V L CO2 (đkc). Giá trị của V là
A. 7,280. B. 5,824. C. 17,472. D. 2,912.
CÂU 2: Cho 54 gam glucose lên men rượu với hiệu suất 75%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của
m là
A. 36,80 B. 10,35 C. 27,60 D. 20,70
CÂU 3: Lên men 1,08 kg glucose (chứa 20% tạp chất) thu được 0,3312 kg ethyl alcohol. Hiệu suất
của phản ứng là
A. 80%. B. 75%. C. 60%. D. 50%.
CÂU 4: Cho 360 gam glucose lên men thành ethyl alcohol và cho toàn bộ khi CO2 sinh ra hấp thụ vào
dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là
A. 62,5%. B. 75%. C. 50%. D. 80%.
CÂU 5: Lên men m gam glucose thành ethyl alcohol với hiệu suất 60%, thu được 7,437 L khí CO2 (đkc).
Giá trị của m là
A. 18,0. B. 16,0. C. 45,0. D. 40,5.
CÂU 6: Lên men rượu m gam glucose với hiệu suất 60%, khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào nuớc vôi
trong dư, thu được 120 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 120. B. 225. C. 112,5. D. 180.

Trang 21 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 7: Lên men 41,4 gam glucose với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào
dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 28,75 gam B. 23 gam. C. 18,4 gam D. 36,8 gam
CÂU 8. Lên men m gam glucose để tạo thành ethyl alcohol (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ
hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m

A. 18,5. B. 15,0. C. 30,0. D. 45,0.
CÂU 9: Tiến hành sản xuất ethyl alcohol từ cellulose với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để
sản xuất 2 tấn ethyl alcohol, khối lượng cellulose cần dùng là
A. 5,031 tấn. B. 10,062 tấn. C. 3,521 tấn. D. 2,515 tấn.
CÂU 10: Lên men m gam tinh bột để sản xuất ethyl alcohol (hiệu suất cả quá trình là 80%). Toàn bộ
lượng CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40,0 gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 40,50. B. 25,92. C. 45,00. D. 28,80.

Trang 22 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

BÀI TOÁN MỚI – THỰC TẾ


CÂU 1: { SGK – KNTT } Hợp chất X hiện nay được sử dụng phổ biến trong công nghiệp làm lạnh để
thay thế CFC do X không gây hại đến tầng ozone. Biết thành phần của X chứa 23,08% C, 3,84% H
và 73,08% F về khối lượng và có phân tử khối là 52. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.
CÂU 2: { SBT – CTST } Hợp chất hữu cơ (X) chứa vòng benzene, cho thông tin về phổ IR và MS của hợp
chất X như sau:

Phổ hồng ngoại IR của hợp chất hữu cơ X Phổ khối lượng MS của hợp chất hữu cơ X

Biện luận để xác định cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ X.
CÂU 3: { SBT – CD } Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên
tố C, H và O lần lượt là 64,86%; 13,51% và 21,63%. Phổ MS của X được cho trên Hình sau:

a) Tìm công thức phân tử của X.


b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1. Viết công thức cấu tạo có
thể có của X.
c) Oxi hóa X bằng CuO, đun nóng, thu được một aldehyde có mạch carbon phân nhánh. Tìm
công thức cấu tạo đúng và gọi tên của X.
CÂU 5: { SBT – KNTT } Tính lượng glucose cần lên men để sản xuất 100 L cồn y tế 70o, biết hiệu suất của
quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

Trang 23 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 6: { SBT – CD } Củ sắn khô chứa 38% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng
lên men thành ethyl alcohol.
a) Tính khối lượng ethyl alcohol thu được khi lên men 1 tấn sắn khô với hiệu suất của cả quá trình là
81%.
b) Xăng E5 có 5% thể tích là ethyl alcohol. Dùng toàn bộ lượng ethyl alcohol thu được ở trên để pha
chế xăng E5. Tính thể tích xăng E5 thu được sau khi pha trộn, biết khối lượng riêng của ethyl
alcohol là 0,8 kg.L-1.
CÂU 7: Hiện nay, xăng sinh học E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích) đang được sử dụng ở nước ta
để thay thế một phần xăng truyền thống. Trong một nhà máy, ethanol được sản xuất từ cellulose
theo sơ đồ sau:
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH.
Toàn bộ lượng ethanol thu được từ 4,05 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose) dùng để pha chế thành V
L xăng E5. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL. Giá trị
của V là
A. 138000. B. 12000. C. 115000. D. 23000.
CÂU 15: { SBT – CTST } Trong công nghiệp chế biến đường từ mía, nho, củ cải đường sẽ tạo ra sản phẩm
phụ, gọi là rỉ đường hay rỉ mật, sử dụng rỉ đường để lên men tạo ra ethanol trong điều kiện thích
hợp, hiệu suất cả quá trình là 90%. Tính khối lượng ethanol thu được từ 1 tấn rỉ đường mía theo 2
phương trình:
C12 H22 O11 + H2 O  C H O + C H O
6 12 6 6 12 6

Saccharose glucose fructose


C6 H12 O6  2C2 H  2CO2
 5
OH

Glucose/fructose ethanol
CÂU 16: { SBT – CTST } Hoá chất gây tác hại đến sức khoẻ con người và động vật. Các hoá chất khác
nhau gây độc tính trên các bộ phận sẽ khác nhau, ví dụ, 2 gam chất (A) gây tổn thương cho gan,
nhưng không hẳn 2 gam chất (A) sẽ gây tổn thương cho thận. Để so sánh độc tính giữa các hoá chất,
người ta thực hiện thử nghiệm LD 5Ũ. LD50 (Lethal Dose, 50%) là liều lượng hoá chất phơi nhiễm trong
cùng một thời điểm, gây tử vong cho 50% cá thể của nhóm thử nghiệm. LD50 của ethanol đối với
người trưởng thành trong khoảng 5 gam - 8 gam trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Trung bình, một người
trưởng thành nặng 60 kg, khi sử dụng đồ uống có cồn, lượng ethanol có thể gây ra tình trạng nguy
kịch cho sức khoẻ là bao nhiêu?

Trang 24 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL


HÓA 11/HOÀNG/https://www.facebook.com/hzoangiuukhoi/

CÂU 17: { SBT – KNTT } Hợp chất X có tác dụng kháng khuần, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy,
rận,..). X có công thức phân tử C7H8O và có chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng
ở vùng 3300 cm–1. Oxi hoá X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng
ở khoảng 1700 cm–1. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết phương trình hoá học của phản ứng
xảy ra. 20.32. Từ 1 tấn tinh bột ngô có thể sản xuất được bao nhiêu lít xăng E5 (chứa 5% ethanol về
thể tích), biết tinh bột ngô chứa 75% tinh bột, hiệu suất chung của cả quá trình điều chế ethanol là
70%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.
CÂU 18: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Một trong những biện pháp để hạn chế virus COVID-19 vào cơ thể là phải thường xuyên rửa tay
bằng dung dịch sát khuẩn. Để pha chế “nước rửa tay khô” cần các nguyên liệu sau: cồn y tế 96%,
oxy già 3%, alcohol 98%. Biết trong mỗi chai xịt, cồn 96% chiếm 83,33% thể tích dung dịch, để sản
xuất được 1000 chai xịt rửa tay 70 mL thì cần bao nhiêu L cồn 96% (d = 0,8 g/mL)?
A. Khoảng 40 L. B. Khoảng 20 L. C. Khoảng 58 L. D. Khoảng 29 L.
CÂU 29: { SBT – KNTT } Một đèn cồn thí nghiệm chứa 100 mL cồn 90 . Tính nhiệt lượng đèn cồn toả ra
o

khi đốt cháy hết lượng cồn trên, biết khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL và nhiệt sinh ra khi
đốt cháy 1 mol ethanol là 1371 kJ/mol.
CÂU 30: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam CH3OH (M = 32 g/mol) trong một nhiệt lượng kế với lượng
oxygen dư. Nhiệt độ của nhiệt lượng kế (kể cả nước làm mát) tăng từ 25 °C lên 30 °C . Nhiệt dung
của nhiệt lượng kế là 24J/ C . Hãy cho biết hiệu ứng nhiệt của phản ứng sau:
2 CH3OH(k) + 3O2 (k) — 2 CO2 (k) + 4 H2O(k)
A. 480 J/mol B. -480J/mol C. 240 J/mol D. -240J/mol

Trang 25 | LÝ THUYẾT_BÀI TẬP ALCOHOL

You might also like