Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Bài 21)

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,


Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
Đen gần mực, đỏ gần son.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 445)
Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì?
Câu 3. Các cặp từ trái nghĩa nào xuất hiện trong bài thơ?
Câu 4. Liệt kê 03 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ?
Câu 5. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: “Chơi cùng đứa dại nên bảy dại/ Kết mấy
người khôn học nết khôn."
Câu 6. Nêu một vài biểu hiện và nhận xét về sự phá vỡ tính quy phạm của bài thơ.
Câu 7. Qua bài thơ, nhà thơ muốn “răn mình” điều gì? (Trình bày từ 5-7 dòng, có sử
dụng phép tu từ chêm xen, liệt kê)

Bảo kính cảnh giới, bài 31


Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Hương 2cách 3gác vân 4 thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Ơn 5tư 6 là ấy yêu dường chúa,
Lỗi thác 7vì nơi lụy bởi danh. 8
Bui 9có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 449)
* Chú thích:
Dặm mây xanh: Thanh vân lộ - ví với ngôi cao, hoạn lộ
2
Hương: mùi thơm
3
Cách: Xa lìa
4
Gác vân: thư phòng, nơi chứa nhiều sách vở
5
Ơn (ân): tước vị, bổng lộc vua chúa ban cho bề tôi
6
Tư (tây): nỗi lòng sâu kín
7
Lỗi thác: sai, nhầm
8
Lụy bởi danh: bị trói vào, vướng vòng danh lợi
9
Bui: chỉ
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của bài
thơ.
Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.
Câu 4. Nêu chủ đề của bài thơ
Câu 5. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ
sau:
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
Bui có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.
Câu 7. Qua bài thơ, anh/ chị hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi
( viết khoảng 7-10 dòng có sử dụng phép tu từ chêm xen, liệt kê)
Bảo kính cảnh giới bài 42

Dưng dưng sự thế biếng đôi tranh,


Dầu mặc chê khen mặc dữ lành.
Bói ở lần tìm non Tạ phó,
Xin về xưa cởi ấn ngu khanh.
Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh.
Có thuở biếng thăm bạn cũ,
Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh.
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Câu 1. Xác định thể thơ và các phương thức biểu đạt của bài thơ trên.
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ
Câu 3: Liệt kê các hình ảnh thiên nhiên có trong bài thơ
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
Dưng dưng sự thế biếng đôi tranh/ Dầu mặc chê khen mặc dữ lành.
Câu 5. Nêu một vài biểu hiện và nhận xét về sự phá vỡ tính quy phạm của bài thơ.
Câu 6. Chỉ rõ và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Láng
giềng một áng mây bạc,/ Khách khứa hai ngàn núi xanh.
Câu 7. Qua bài thơ, anh/ chị hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi
( viết khoảng 7-10 dòng có sử dụng phép tu từ chêm xen, liệt kê)

You might also like