Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC


_________________

BÀI DỰ THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN LẦN THỨ 10

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ BIẾN THIÊN NHỊP TIM
BẰNG ỨNG DỤNG CAMERA HRV
TRÊN BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Sinh viên thực hiện:


Trần Long Nhật, Nguyễn Trung Nguyên, Hoàng Thị Huyền Linh,
Võ Thị Minh Ngọc, Nguyễn Xuân Vũ
Ngành học: Y Khoa

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 5 năm 2023


ĐÁNH GIÁ BIẾN THIÊN NHỊP TIM BẰNG ỨNG DỤNG CAMERA HRV
TRÊN BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Trần Long Nhật, Nguyễn Trung Nguyên, Hoàng Thị Huyền Linh,
Võ Thị Minh Ngọc, Nguyễn Xuân Vũ, Hoàng Anh Tiến
Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mô tả đặc điểm và tìm hiểu mối liên quan của các chỉ số biến thiên nhịp tim với
một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang có so sánh đối
chứng trên 101 bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ở bệnh viện Trung ương Huế từ
tháng 09/2022 đến tháng 02/2023 bằng ứng dụng Camera HRV trên điện thoại Iphone.
Kết quả: SDNN, rMSSD ở bệnh nhân sau NMCT cấp thấp hơn so với người khoẻ mạnh (p <
0,001), ở thời điểm ngay sau can thiệp mạch vành thấp hơn trước can thiệp (p < 0,05). Thang
điểm Killip, TIMI và Q hoại tử có liên quan với SDNN và rMSSD (p < 0,05). SDNN và rMSSD
tương quan với tuổi (r = - 0,342; p < 0,001 và r = - 0,274; p < 0,05), tần số tim (r = - 0,417; p <
0,001 và r = - 0,374; p < 0,001), LVEF (r = 0,206; p < 0,05 và r = 0,170; p < 0,05). Nguy cơ
giảm SDNN liên quan tới LVEF giảm (OR = 3,52; 95% CI: 1,50 - 8,26; p = 0,03), rối loạn vận
động vùng (OR = 3,99; 95% CI: 1,65 - 9,60; p = 0,02) và tổn thương đa nhánh (OR = 2,66;
95% CI: 1,16 - 6,10; p = 0,02). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số BTNT
với dạng nhồi máu, biến cố tim mạch chính - MACE (p > 0,05) nhưng có sự liên quan với tỷ lệ
tử vong (p < 0,05).
Kết luận: Các chỉ số biến thiên nhịp tim (SDNN, rMSSD) được đo bằng ứng dụng Camera
HRV giảm ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp và có liên quan đến các đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và tỷ lệ tử vong sau nhồi máu. Vì vậy, việc theo dõi các chỉ số biến thiên nhịp tim
bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh là quan trọng và thuận tiện trong việc đánh giá tình
trạng bệnh cũng như tiên lượng ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.
Từ khóa: biến thiên nhịp tim, ứng dụng Camera HRV, nhồi máu cơ tim cấp.
Abstract
EVALUATION OF HEART RATE VARIABILITY USING CAMERA HRV APP IN
PATIENTS AFTER MYOCARDIAL INFARCTION
Tran Long Nhat, Nguyen Trung Nguyen, Hoang Thi Huyen Linh,
Vo Thi Minh Ngoc, Nguyen Xuan Vu, Hoang Anh Tien
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Describe the characteristics and evaluate the relationship of heart rate variability
with some clinical and laboratory characteristics in patients after acute myocardial infarction.
Materials and methods: Prospective, descriptive, cross - sectional on 101 patients after acute
myocardial infarction (MI) at Hue Central Hospital from September 2022 to March 2023 using
Camera HRV application on Iphone.
Results: SDNN, rMSSD in patients after acute MI were lower than in healthy subjects (p <
0.001) and after coronary intervention were lower than before intervention (p < 0.05). Killip,
TIMI score and necrotic Q waves have correlated with SDNN and rMSSD (p < 0.05). Risk of
decrease SDNN have correlated with reduced LVEF (OR = 3,52; 95% CI: 1,50-8,26; p = 0,03),
regional dyskinesia (OR = 3,99; 95% CI: 1,65-9,60; p = 0,02) and multi-damaged coronary
artery branches (OR = 2,66; 95% CI: 1,16-6,10; p = 0,02). There was no statistically significant
difference between HRV with type of infarction, major cardiovascular events after infarction -
MACE (p > 0.05) but there was a correlation with mortality (p < 0.05).
Conclusion: HRV measured by Camera HRV application decreased in patients after acute MI
and were related to clinical, laboratory and post-infarct mortality. Therefore, monitoring HRV
by smartphone is important and convenient in assessing disease status as well as prognosis in
patients after acute MI.
Key words: Heart rate variability, application Camera HRV, acute myocardial infarction.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
Ngày nay, có lượng lớn bằng chứng chỉ ra rằng vai trò quan trọng của hệ thần kinh tự chủ trong
khởi kích hoặc duy trì loạn nhịp thất nguy hiểm, vai trò trong điều chỉnh tình trạng viêm… được
cho là nền tảng trong nhiều quá trình bệnh. Có 3 phương pháp chính không xâm lấn hoặc xâm
lấn tối thiểu để đánh giá hệ thần kinh tự động bao gồm đo biến thiên nhịp tim, test độ nhạy cảm
phản xạ áp lực (BRS) và các test chức năng tự động tại giường [1]. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh
vai trò biến thiên nhịp tim, chỉ số biến thiên nhịp tim giảm có thể quan sát được ở bệnh nhân
suy tim sung huyết và sau ghép tim…[2]. Đặc biệt, biến thiên nhịp tim cũng đã được chứng
minh là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ độc lập về tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim cấp. Các
nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại đã đưa ra cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của biến thiên
nhịp tim đối với việc tiên lượng sớm cũng như tiên lượng lâu dài trên bệnh nhân sau nhồi máu
cơ tim cấp và tính thiết thực của việc áp dụng công nghệ vào đo lường chỉ số biến thiên nhịp
tim. Tuy nhiên, các kỹ thuật đo biến thiên nhịp tim hiện tại có hai hạn chế đáng kể khi được sử
dụng để theo dõi biến thiên nhịp tim hàng ngày. Thứ nhất, chúng yêu cầu các thiết bị cảm biến
điện tử hoặc quang học bổ sung, thường không có sẵn ở các tuyến y tế cơ sở và hầu hết mọi
người. Thứ hai, hầu hết các thiết bị cảm biến cần tiếp xúc trực tiếp với da để có tín hiệu đáng
tin cậy (ví dụ: Holter ECG 24 giờ - thiết bị yêu cầu một số điện cực được gắn cẩn thận vào các
điểm cơ thể khác nhau khiến nó không thực tế cho việc theo dõi hàng ngày). Việc áp dụng kỹ
thuật đánh giá biến đổi lưu lượng bằng ánh sáng (Photoplethysmography, PPG) trong đánh giá
biến thiên nhịp tim cung cấp một giải pháp rẻ tiền, có sẵn và tiện lợi hơn so với những kỹ thuật
hiện có [3],[4]. Dựa trên nguyên lí này, chúng ta có thể ứng dụng và nâng tầm của việc theo dõi
biến thiên nhịp tim bằng một ứng dụng trên điện thoại thông minh (thiết bị vừa có thể áp dụng
kĩ thuật đánh giá PPG, vừa gắn liền với đời sống hàng ngày của mỗi bệnh nhân) lên mức cấp
thiết, đặc biệt đối với bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp. Đối với các ứng dụng đánh giá biến
thiên nhịp tim đo bằng ánh sáng như ứng dụng Camera HRV, khi nghiên cứu sự tương quan
với đo bằng ECG, cho thấy mức độ tương quan mạnh mẽ với r = 0,99 [18]. Do đó, chúng tôi
quyết định tiến hành nghiên cứu “Đánh giá biến thiên nhịp tim bằng ứng dụng Camera HRV
trên bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá các chỉ số biến thiên nhịp tim trên bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.
2. Mối liên quan của biến thiên nhịp tim với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở
bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 101 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim
(NMCT) cấp và được điều trị can thiệp động mạch vành (ĐMV) tại Bệnh viện Trung ương Huế
(nhóm bệnh), trong thời gian từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023 và 121 người có vẻ
bề ngoài khỏe mạnh (nhóm chứng) có các đặc điểm tương đồng với nhóm bệnh.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh được chẩn đoán NMCT cấp, theo “Hướng dẫn chẩn
đoán và xử trí hội chứng động mạch vành cấp” - Bộ Y tế 2019 [5].
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh lý rối loạn dẫn truyền (block AV cấp 2,3), không có nhịp
xoang (rung nhĩ, nhanh nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp thất), rối loạn điện giải, bệnh lí thần kinh,
những thuốc có nguy cơ gây rối loạn nhịp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang có so sánh đối chứng.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
* 101 bệnh nhân NMCT cấp (nhóm bệnh), mỗi bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu riêng
theo mẫu thống nhất và được theo dõi như sau:
- Trước khi can thiệp ĐMV:
+ Chẩn đoán xác định NMCT cấp.
+ Đo biến thiên nhịp tim (BTNT) bằng ứng dụng Camera HRV.
+ Đánh giá theo phân loại Killip.
+ Tiền sử bệnh và xác định các bệnh kèm theo.
+ Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim, hs-Troponin T.
+ Có chỉ định chụp và can thiệp ĐMV qua da.
+ Đánh giá thang điểm TIMI.
- Ngay sau can thiệp ĐMV: (đối với 42 bệnh nhân)
+ Bệnh nhân được theo dõi lâm sàng và đo BTNT bằng ứng dụng Camera HRV trong vòng 24h
sau can thiệp ĐMV qua da.
- Sau 3 tháng can thiệp ĐMV: (đối với 92 bệnh nhân)
Đánh giá các biến cố chính sau NMCT cấp (MACE): tái NMCT cấp không gây tử vong, đột
quỵ tái nhập viện vì bệnh lý tim mạch, suy tim, tử vong do mọi nguyên nhân.
* 121 người có vẻ bề ngoài khỏe mạnh (nhóm chứng) trong cộng đồng có các đặc điểm tương
đồng về tuổi và giới với nhóm bệnh, không mắc các bệnh lý mạn tính được đo BTNT bằng ứng
dụng Camera HRV.
Cách tiến hành đo:
- Các đối tượng sẽ được đo theo quy trình chuẩn tại cùng một thời điểm trong ngày.
- Để đối tượng nghỉ ngơi trong 5 phút, ở tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân nhắm mắt, thở
đều trong quá trình đo.
- Chọn biểu tượng Camera HRV, giao diện ứng dụng sẽ hiện ra.
- Sử dụng ngón tay của đối tượng che phủ kín lên camera sau của điện thoại di động.
- Chọn mục “MEASURE HRV” trong giao diện khởi động, tiến hành phép đo trong 1 phút, giữ
yên tay trong suốt quá trình đo.
- Sau thời gian đo 1 phút, sẽ có thông báo hiện lên cho biết phép đo đã hoàn thành, người đo
nhập thông tin đối tượng và lưu kết quả.
- Kết quả lưu trữ trong mục “HISTORY” ở giao diện khởi động. Các chỉ số BTNT có thể ghi
nhận thông qua ứng dụng Camera HRV là: Nhịp tim trung bình (Heart rate), SDNN, rMSSD.
- Kiểm tra lại kết quả đo, hệ thống sẽ báo mức tin cậy của kết quả đo theo 3 nhóm: Optimal,
Good, Poor. Chỉ đưa vào nghiên cứu kết quả đo Optimal, đối với kết quả đo Good và Poor, tiến
hành đo lại cho đối tượng.
- Hệ thống dữ liệu về BTNT sẽ được gửi trực tiếp về email của nhóm nghiên cứu khi đối tượng
chọn vào mục “EXPORT”.

Hình 1. Giao diện khởi động, phép đo và kết quả đo BTNT bằng ứng dụng Camera HRV
2.2.3. Biến số nghiên cứu:
- Tuổi, giới, các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng.
- Các chỉ số biến thiên theo thời gian (đơn vị mili giây):
+ SDNN: Độ lệch chuẩn của tất cả các khoảng R - R bình thường trong 1 phút trên ứng dụng
Camera HRV. Giảm khi SDNN < 21,35ms phản ánh mất nhịp sinh học, giảm tác động của hệ
thần kinh tự chủ lên nhịp tim.
+ rMSSD: Căn bậc hai của số trung bình các sự khác biệt được bình phương giữa các khoảng
R - R bình thường liên tiếp trong 1 phút trên ứng dụng Camera HRV.
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Các biến liên tục
được thể hiện bằng TB ± SD. Các biến định tính được thể hiện bằng phần trăm (%). So sánh
trước, sau can thiệp sử dụng test T ghép cặp. So sánh trung bình của hai nhóm sử dụng test T
độc lập. Kiểm định mối tương quan bằng test Pearson. Sử dụng đường cong ROC trong xác
định giá trị SDNN giảm. Sự liên quan giữa SDNN giảm với một số đặc điểm cận lâm sàng được
dùng tỷ suất chênh (OR = Odds Ratio) với khoảng tin cậy 95%. Giá trị p < 0,05 được coi là có
ý nghĩa thống kê.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm Chung (n = 101)
Tuổi (TB ± SD) 70,86 ± 9,97
Giới Số lượng (%)
Nam 69 (68,3)
Nữ 32 (31,7)
Tần số tim (TB ± SD) 78,29 ± 13,71
LVEF (TB ± SD) 49,16 ± 11,09
Phân độ Killip Số lượng (%)
Nhóm I 82 (81,2)
Nhóm II - IV 19 (18,8)
Thang điểm TIMI Số lượng (%)
0 - 2 điểm 27 (26,7)
>2 điểm 74 (73,3)
Sóng Q hoại tử Số lượng (%)
Có 39 (38,6)
Không 62 (61,4)
Rối loạn vận động vùng Số lượng (%)
Có 47 (46,5)
Không 54 (53,5)
Số nhánh ĐMV bị tổn thương Số lượng (%)
Đơn nhánh 41 (40,6)
Đa nhánh 60 (59,4)
Dạng nhồi máu Số lượng (%)
NMCT không ST chênh lên 69 (68,3)
NMCT ST chênh lên 32 (31,7)
Tổng 101 (100,0)
Nhận xét: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 70,86 ± 9,97, chủ yếu là nam giới (68,3%). Tần
số tim trung bình 78,29 ± 13,71, phân suất tống máu thất trái trung bình 49,16 ± 11,09. Phân
độ Killip nhóm I chiếm phần lớn (81,2%) so với nhóm II - IV (18,8%). Phần lớn bệnh nhân có
TIMI > 2 điểm (73,3%). Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn vận động vùng (RLVĐV) ít hơn không có
RLVĐV (46,5% so với 53,5%). Phần trăm bệnh nhân không có Q hoại tử (61,4%) nhiều hơn
có Q hoại tử (38,6%). Bệnh nhân có đơn nhánh ĐMV tổn thương chiếm 40,6%, còn lại là đa
nhánh 59,4%. Bệnh nhân NMCT không ST chênh lên (68,3%) nhiều hơn NMCT có ST chênh
lên (31,7%).
3.2. Đặc điểm BTNT ở bệnh nhân sau NMCT cấp và nhóm chứng
Bảng 2. BTNT ở bệnh nhân sau NMCT và nhóm chứng
Sau NMCT cấp Nhóm chứng
Chỉ số BTNT p
(n = 101) (n = 121)

SDNN (ms) ( TB ± SD) 20,63 ± 10,16 33,99 ± 11,72 < 0.001

rMSSD (ms) (TB ± SD) 23,67 ± 12,38 35,96 ± 16,21 < 0.001

Nhận xét: Chúng tôi ghi nhận các chỉ số biến thiên nhịp tim SDNN, rMSSD ở nhóm chứng cao
hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân sau NMCT cấp (33,99 ± 11,72 và 35,96 ± 16,21 so với
20,63 ± 10,16 và 23,67 ± 12,38, p < 0,001).

Biểu đồ 1. Đường cong ROC trong đánh giá giảm tác động của hệ thần kinh tự chủ lên nhịp
tim ở bệnh nhân NMCT cấp
Nhận xét: Điểm cắt tối ưu của SDNN là 21,35 ms có giá trị xác định ranh giới giữa sự giảm tác
động của hệ thần kinh tự chủ lên nhịp tim ở bệnh nhân sau NMCT cấp và người bình thường
có độ nhạy là 87,6% và độ đặc hiệu là 62,4% và diện tích dưới đường cong là 0,82.

Biểu đồ 2. Đặc điểm chỉ số SDNN


Nhận xét: Bệnh nhân có SDNN giảm (< 21,35 ms) chiếm 62,4%, trong khi đó bệnh nhân có
SDNN ≥ 21,35 ms chiếm tới 37,6%.
3.3. Đặc điểm BTNT sau NMCT cấp theo tuổi, giới, tần số tim, sóng Q hoại tử, LVEF, rối
loạn vận động vùng, số nhánh ĐMV bị tổn thương, phân độ Killip, thang điểm TIMI,
dạng nhồi máu, thời điểm trước và sau can thiệp ĐMV.
Bảng 3. Mối liên quan giữa SDNN, rMSSD và một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
SDNN rMSSD
Đặc điểm
r hoặc t p r hoặc t p

Tuổi r = - 0,342 < 0,001 r = - 0,274 < 0,05

Giới t = 1,034 > 0,05 t = 0,544 > 0,05

Tần số tim r = - 0,417 < 0,001 r = - 0,374 < 0,001

LVEF r = 0,206 < 0,05 r = 0, 170 < 0,05

Killip nhóm I so với nhóm II - IV t = 2,589 < 0,05 t = 2,709 < 0,05

TIMI (0 - 2 điểm) so với (>2 điểm) t = 2,647 < 0,05 t = 2,433 < 0,05

Có và không có sóng Q hoại tử t = - 3,239 < 0,05 t = - 2,445 < 0,05

Có và không có RLVĐV t = - 3,796 < 0,001 t = - 2,844 < 0,05

Một nhánh và đa nhánh ĐMV tổn


t = 3,130 < 0,05 t = 2,812 < 0,05
thương

NMCT ST chênh lên so với không


t = 1,271 > 0,05 t = 1,109 > 0,05
ST chênh lên
Nhận xét:
Tuổi: Chúng tôi đã nghiên cứu các bệnh nhân tuổi từ 50 đến 89 và nhận thấy các chỉ số SDNN
và rMSSD có sự tương quan nghịch với tuổi của bệnh nhân (r = - 0,342, p < 0,001 và
r = - 0,274, p < 0,05).
Giới: Chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt của BTNT (SDNN và rMSSD) giữa nam và nữ
(21,34 ± 10,50; 24,13 ± 12,42 so với 19,09 ± 9,36; 22,68 ± 12,43; p > 0,05).
Tần số tim: Có sự tương quan nghịch giữa BTNT với tần số tim của bệnh nhân thông qua chỉ
số SDNN và rMSSD (r = - 0,417, p < 0,001 và r = - 0,374; p < 0,001)
Sóng Q hoại tử: BTNT (SDNN và rMSSD) cũng cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân sau
NMCT không có sóng Q hoại tử so với nhóm NMCT có sóng Q hoại tử (22,97 ± 10,66 và 26,00
± 12,95 so với 23,93 ± 10,81 và 26,83 ± 12,94; p < 0,05).
LVEF: Các chỉ số SDNN, rMSSD ở nhóm bệnh nhân EF ≥ 50% lớn hơn có ý nghĩa so với
nhóm bệnh nhân EF < 50% (23,81 ± 11,19 và 26,56 ± 13,70 so với 16,89 ± 8,13 và 19,96 ±
10,54; p < 0,05).
RLVĐV: Khi so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân sau NMCT cấp có và không có RLVĐV, các chỉ
số SDNN, rMSSD thấp hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân sau NMCT cấp có RLVĐV (16,83 ±
7,90 và 20,04 ± 10,73 so với 23,93 ± 10,81 và 26,83 ± 12,94; p < 0,05).
Số nhánh ĐMV bị tổn thương: Các chỉ số biến thiên nhịp tim SDNN, rMSSD cao hơn ở nhóm
bệnh nhân tổn thương một nhánh ĐMV so với ở nhóm có tổn thương đa nhánh ĐMV (23,58 ±
10,65; 27,23 ± 12,79 so với 18,53 ± 9,33; 21,14 ± 11,53), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
Phân độ Killip: Bệnh nhân thuộc nhóm Killip II - IV có chỉ số BTNT (SDNN, rMSSD) thấp
hơn đáng kể so với nhóm I (15,34 ± 9,20; 16,95 ± 8,77 so với 21,85 ± 10,03; 25,23 ± 12,61),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Thang điểm TIMI: Thang điểm TIMI được chia làm hai nhóm nguy cơ thấp (0 - 2 điểm) và
nguy cơ trung bình - cao (>2 điểm). Kết quả cho thấy chỉ số SDNN, rMSSD ở nhóm TIMI nguy
cơ thấp cao hơn nhóm TIMI trung bình - cao (25,93 ± 13,37; 29,57 ± 16,09 so với 18,69 ± 7,97;
21,52 ± 10,01), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Dạng nhồi máu: Không có sự khác biệt giữa các trường hợp NMCT ST chênh lên và NMCT
không ST chênh lên về các chỉ số SDNN, rMSSD (19,00 ± 7,28; 21,89 ± 9,68 so với 21,38 ±
11,22; 24,50 ± 13,43; p > 0,05).
3.4. Thời điểm trước và ngay sau can thiệp động mạch vành:
Bảng 4. BTNT ở bệnh nhân sau NMCT cấp ở thời điểm trước và ngay sau can thiệp ĐMV
Trước can thiệp Sau can thiệp
Chỉ số BTNT p
(n = 42) (n = 42)

SDNN (ms) (TB ± SD) 21,76 ± 11,62 17,73 ± 7,44 0,017

rMSSD (ms) (TB ± SD) 24,13 ± 12,46 19,41 ± 7,94 0,028


Nhận xét: Ở các bệnh nhân sau NMCT cấp, các chỉ số SDNN, rMSSD ở thời điểm ngay sau
can thiệp ĐMV thấp hơn so với trước can thiệp ĐMV (17,73 ± 7,44; 19,41 ± 7,94 so với 21,76
± 11,62; 24,13 ± 12,46; p < 0,05).
3.5. Mối liên quan của một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi của các chỉ số
BTNT ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Bảng 5. Mối liên quan giữa LVEF và biến đổi BTNT sau NMCT cấp
SDNN < 21,35 SDNN ≥ 21,35
Chỉ số BTNT OR 95% (CI) p
[n (%)] [n (%)]

≥ 50% 24 (38,1) 26 (68,4)


EF 3,52 1,50 - 8,26 0,003
< 50% 39 (61,9) 12 (31,6)

Cộng 63 (100,0) 38 (100,0)


Nhận xét: Kết quả cho thấy EF < 50% liên quan đến nguy cơ giảm SDNN ở bệnh nhân sau
NMCT cấp với OR là 3,52 (95% CI: 1,50 - 8,26; p < 0,05).
Bảng 6. Mối liên quan giữa RLVĐV và biến đổi BTNT sau NMCT cấp

SDNN < 21,35 SDNN ≥ 21,35


Chỉ số BTNT OR 95% (CI) p
[n (%)] [n (%)]

Không 26 (41,3) 28 (73,7)


RLVĐV 3,99 1,65 - 9,60 0,002
Có 37 (58,7) 10 (26,3)

Cộng 63 (100,0) 38 (100,0)


Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy RLVĐV liên quan đến nguy cơ giảm SDNN ở
bệnh nhân sau NMCT cấp với OR là 3,99 (95% CI: 1,65 - 9,60; p < 0,05).
Bảng 7. Mối liên quan giữa Số nhánh ĐMV bị tổn thương và biến đổi BTNT sau NMCT cấp

SDNN < 21,35 SDNN ≥ 21,35


Chỉ số BTNT OR 95% (CI) p
[n (%)] [n (%)]

Số Đơn nhánh 20 (31,7) 21 (55,3)


2,66 1,16 - 6,10 0,02
nhánh Đa nhánh 43 (68,3) 17 (44,7)

Cộng 63 (100,0) 38 (100,0)


Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy tổn thương đa nhánh ĐMV liên quan đến nguy
cơ giảm SDNN ở bệnh nhân sau NMCT cấp với OR là 2,66 (95% CI: 1,16 - 6,10; p < 0,05).
3.6. Mối liên quan giữa BTNT với các biến cố tim mạch chính trong vòng 3 tháng sau
NMCT cấp
Bảng 8. Mối liên quan giữa xuất hiện biến cố tim mạch chính (MACE) sau 3 tháng can thiệp
và giảm BTNT sau NMCT cấp

Có MACE Không có MACE


Chỉ số BTNT p
[n (%)] [n (%)]

< 21,35 ms 14 (73,7) 40 (54,8)


SDNN 0,136
≥ 21,35 ms 5 (26,3) 33 (45,2)

Cộng 19 (100,0) 73 (100,0)


Nhận xét: Khi theo dõi 92 BN sau 3 tháng can thiệp cho thấy việc giảm SDNN ở BN sau NMCT
cấp không liên quan đến việc xuất hiện biến cố tim mạch chính (MACE) (p > 0,05).
Bảng 9. Mối liên quan giữa tử vong do mọi nguyên nhân theo dõi sau 3 tháng can thiệp và
giảm BTNT sau NMCT cấp

Tử vong do mọi
Còn sống
Chỉ số BTNT nguyên nhân RR 95% (CI) p
[n (%)]
[n (%)]

< 21,35 ms 6 (100,0) 48 (55,8)


SDNN 1,13 1,02 - 1,24 0,04
≥ 21,35 ms 0 (0,0) 38 (44,2)

Cộng 6 (100,0) 86 (100,0)


Nhận xét: Trong số 92 MACE, có 6 ca tử vong (2 bệnh nhân tử vong trong vòng 48h sau can
thiệp, 1 bệnh nhân tử vong vì sốc tim nội viện sau đó 1 tháng, còn 3 ca tử vong ngoại viện
không rõ nguyên nhân). Việc giảm SDNN ở BN sau NMCT cấp khi theo dõi sau 3 tháng can
thiệp có sự liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân với RR = 1,13 (95% PI: 1,02 -
1,24; p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 70,86 ± 9,97 cao hơn so với
nghiên cứu của tác giả Trần Thái Hà là 64,2 ± 10,7 [6], Gian Carlo Casolo là 60,4 ± 11 [7].
Điều này có thể do sự khác biệt trong điều kiện và cách thức lấy mẫu của nghiên cứu.
4.2. Đặc điểm BTNT ở bệnh nhân sau NMCT cấp và nhóm chứng
Khi so sánh với 121 đối tượng khỏe mạnh, có sự giảm rõ rệt các chỉ số BTNT là SDNN và
rMSSD ở nhóm bệnh nhân sau NMCT cấp. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên
cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa [8] và tác giả Trần Thái Hà [6]. Điều này cho thấy các chỉ số
BTNT phản ánh chặt chẽ mối liên quan của hệ thần kinh tự chủ ở bệnh nhân sau NMCT cấp.
4.3. Đặc điểm biến đổi BTNT với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân
sau NMCT cấp
4.3.1. Biến đổi các chỉ số BTNT với tuổi ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Trong quá trình lão hoá, sự giảm đáng kể BTNT chủ yếu có thể do thay đổi cấu trúc tim mạch
thông qua việc mất các tế bào tại nút xoang nhĩ hoặc giảm tính linh hoạt của động mạch và thay
đổi chức năng trong các quá trình điều hòa khác. Với chỉ số SDNN, rMSSD, các chỉ số BTNT
giảm theo tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý của hệ
thống thần kinh tự chủ.
4.3.2. Biến đổi các chỉ số BTNT với tần số tim ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Trong nghiên cứu của Henggui Zhang và cộng sự (cs) năm 2016, cho thấy mối tương quan
nghịch giữa BTNT và tần số tim, thông qua chỉ số SDNN và rMSSD [9]. Điều này phù hợp về
cả sinh lý và toán học. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự, chỉ số SDNN và rMSSD
tương quan có ý nghĩa thống kê với tần số tim.
4.3.3. Biến đổi các chỉ số BTNT với sóng Q hoại tử ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Tác giả Casolo ghi nhận rằng BTNT cao hơn có ý nghĩa ở NMCT cấp không sóng Q so với
NMCT cấp có sóng Q (p < 0,001) [7]. Chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự cho thấy rằng
các chỉ số SDNN và rMSSD cao hơn ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp không có sóng Q hoại tử
so với nhóm NMCT cấp có sóng Q hoại tử (p < 0,05).
4.3.4. Biến đổi các chỉ số BTNT với LVEF ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Các bệnh nhân sau NMCT cấp trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi được chia thành 2 nhóm có
phân suất tống máu thất trái trên và dưới 50% (EF ≥ 50% và EF < 50%), ghi nhận thấy có sự
cao hơn có ý nghĩa các chỉ số SDNN, rMSSD ở nhóm có EF từ 50% trở lên (p < 0,05). Điều
này đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Thịnh Trường và
cs cũng cho thấy các chỉ số SDNN, rMSSD cao hơn có ý nghĩa ở 86 bệnh nhân có phân suất
tống máu thất trái bảo tồn so với 50 bệnh nhân có phân suất tống máu < 50% [10].
4.3.5. Biến đổi các chỉ số BTNT với số nhánh ĐMV tổn thương ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Khi đánh giá về mối liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp tim và số nhánh ĐMV bị tổn
thương ở bệnh nhân NMCT cấp, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số BTNT (SDNN,
rMSSD) cao hơn ở nhóm bệnh nhân tổn thương một nhánh ĐMV so với nhóm có tổn thương
đa nhánh ĐMV (23,58 ± 10,65; 27,23 ± 12,79 so với 18,53 ± 9,33; 21,14 ± 11,53; p < 0,05).
Tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa cũng cho
thấy các chỉ số SDNN, rMSSD lớn hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân tổn thương một nhánh
ĐMV so với nhóm có tổn thương đa nhánh ĐMV (p < 0,05) [8].
4.3.6. Biến đổi các chỉ số BTNT với phân độ Killip ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Phân độ Killip là một cơ sở đánh giá quan trọng trong NMCT cấp. Trong nghiên cứu của Hoàng
Quốc Hòa, khảo sát trên 100 bệnh nhân sau NMCT cấp, các chỉ số BTNT nhóm Killip I cao
hơn Killip III - IV [8]. Còn trong nghiên cứu của Gian Carlo Casolo và cs, bệnh nhân thuộc
nhóm Killip II - IV có BTNT thấp hơn rõ rệt so với nhóm Killip I [7]. Tương tự, trong nghiên
cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy các chỉ số SDNN và rMSSD ở bệnh nhân thuộc nhóm Killip
II - IV thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Killip I (p < 0,05).
4.3.7. Biến đổi các chỉ số BTNT với Thang điểm TIMI ở bệnh nhân sau NMCT cấp
Phân tầng nguy cơ nhanh chóng và chính xác của bệnh nhân đau ngực tại khoa cấp cứu đóng
vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn xử trí phù hợp và can thiệp sớm để nhanh chóng xác
định những người có nguy cơ cao mắc các biến cố mạch vành bất lợi. Mô hình nguy cơ TIMI
là một trong những thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất để phân tầng nguy cơ lâm sàng do
dễ ứng dụng tại giường bệnh từ dữ liệu sẵn có và có giá trị trong hướng dẫn các chiến lược điều
trị. Trong nghiên cứu của Nan Liu và cs, với điểm cắt là 2, thang điểm TIMI cho thấy sự khác
biệt về chỉ số BTNT giữa hai nhóm có biến cố mạch vành bất lợi và không có biến cố mạch
vành bất lợi trong 30 ngày (p = 0,003) [11]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thang điểm TIMI
được chia làm hai nhóm là nguy cơ thấp (0 - 2 điểm) và nguy cơ trung bình - cao (> 2 điểm).
Kết quả cho thấy chỉ số SDNN, rMSSD ở nhóm TIMI nguy cơ thấp cao hơn nhóm TIMI trung
bình - cao (p < 0,05).
4.3.8. Thời điểm trước và ngay sau can thiệp
Phân tích BTNT của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân trước và ngay sau can thiệp cho thấy chỉ số
SDNN, rMSSD giảm có ý nghĩa ngay sau khi can thiệp tái tưới thông ĐMV (p < 0,05). Nghiên
cứu của tác giả Lê Thị Ngọc Hân về BTNT ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính,
cho thấy các chỉ số BTNT thấp hơn trong 24 giờ đầu sau khi được can thiệp ĐMV qua da (với
p < 0,05) [12]. Sự giảm các chỉ số BTNT trong giai đoạn đầu sau can thiệp tái thông ĐMV có
thể là tạm thời và có thể liên quan tới chấn thương nội mạc trong quá trình làm thủ thuật hoặc
thuyên tắc ở các vi mạch. Tái tưới máu gây chấn thương nội mạc, đồng thời, sau tái thông ĐMV
diễn ra những thay đổi về mặt chuyển hóa và rối loạn chức năng nội mạc, do đó, có thể gây mất
chi phối thần kinh của các tận cùng thần kinh tim, dẫn đến giảm hoạt động của hệ thần kinh tự
chủ biểu hiện thông qua giảm các chỉ số BTNT.
4.4. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến biến đổi các chỉ số BTNT sau
NMCT cấp
4.4.1. LVEF: Nhiều nghiên cứu ở bệnh nhân sau NMCT cấp cho thấy chức năng tâm thu thất
trái có mối liên quan chặt chẽ với rối loạn BTNT. Heikki R. và cs cho thấy chỉ số SDNN giảm
ở 312 bệnh nhân có EF < 50% so với nhóm có EF ≥ 50% [13]. Nghiên cứu của Đoàn Thịnh
Trường và cs cho thấy SDNN cao hơn ở nhóm có EF ≥ 50% so với nhóm có EF < 50% (p <
0,05) trên 136 bệnh nhân sau NMCT cấp [10]. Còn nghiên cứu của Trần Thái Hà và cs cho thấy
giảm chức năng tâm thu thất trái làm tăng biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT cấp với nguy
cơ giảm SDNN với OR = 7,9 [6]; nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng EF < 50% làm tăng biến
đổi các chỉ số BTNT sau NMCT cấp, nguy cơ giảm SDNN với OR = 3,52 (95% CI: 1,50 - 8,26;
p < 0,05).
4.4.2. Rối loạn vận động vùng (RLVĐV): Kết quả của chúng tôi cho thấy RLVĐV liên quan
đến nguy cơ giảm SDNN ở bệnh nhân sau NMCT cấp với OR là 3,99 (95% CI: 1,65 - 9,60; p
< 0,05). Không có RLVĐV trên siêu âm tim 2D giúp loại trừ NMCT nặng nhưng không loại
trừ được NMCT, điều này cho thấy bệnh nhân sau NMCT cấp có RLVĐV thì mức độ thường
nặng nề và cũng cho thấy sự cung cấp oxy cho cơ tim giảm thiểu rõ rệt, thậm chí là ngừng cung
cấp [5]. Trong khi đó, nghiên cứu của Ronald P. Karlsberg và cs (1981) cho thấy
Catecholamines làm tăng nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim trên bệnh nhân NMCT cấp [14]. Do đó,
bệnh nhân sau NMCT cấp có RLVĐV, hoạt động của Catecholamines không được đảm bảo
dẫn đến có sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh tự chủ.
4.4.3. Số nhánh ĐMV bị tổn thương: Giảm BTNT phản ánh sự mất cân bằng của hệ thần kinh
tự chủ, chủ yếu là sự giảm hoạt tính phó giao cảm ở những bệnh nhân tổn thương nhiều nhánh
hệ mạch vành, điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Đoàn Thịnh Trường và cs (2021)
[10]. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy tổn thương đa nhánh động mạch vành liên quan đến
nguy cơ giảm SDNN ở bệnh nhân sau NMCT cấp với OR là 2,66 (95% CI: 1,16 - 6,10; p <
0,05).
4.5. Các biến cố tim mạch chính và tử vong do mọi nguyên nhân
Theo nghiên cứu của Compostella và cs trên 326 bệnh nhân sau NMCT cấp, kết quả cho thấy
giảm giá trị SDNN không liên quan đến việc tăng nguy cơ MACE với p = 0,367 [15]. Phân tích
của chúng tôi về mối liên quan giữa giảm SDNN và MACE sau khi theo dõi bệnh nhân sau
NMCT cấp sau 3 tháng cho thấy giá trị SDNN giảm không liên quan đến việc tăng nguy cơ
MACE với p = 0,136 tương đồng với kết quả của Compostella và cs [15].
Đối với biến cố tử vong do mọi nguyên nhân, hầu hết các nghiên cứu lâm sàng theo dõi bệnh
nhân sau NMCT cấp đối chiếu với chỉ số SDNN đều cho thấy những bệnh nhân tử vong sau
NMCT cấp có giá trị SDNN thấp hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân còn sống. Điều này
được thể hiện ở các nghiên cứu như Corlan và cs (p < 0,001) [16] hay nghiên cứu của
Compostella và cs (p = 0,01) [15]. Tại nghiên cứu của chúng tôi, sự giảm SDNN có sự liên
quan đến biến cố tử vong do mọi nguyên nhân với RR = 1,13 (95% CI: 1,02 - 1,24; p < 0,05).
Mặc dù SDNN không có sự liên quan trong việc dự đoán các biến cố tim mạch chính MACE
nhưng nó lại có vai trò đối với biến cố tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân sau NMCT
cấp.
4.6. BTNT với giới tính, dạng nhồi máu
Chỉ số BTNT không thay đổi theo giới tính đối với cả chỉ số SDNN, rMSSD (p < 0,05). Điều
này tương tự với nghiên cứu của Ken Umetani và cs. Khi nghiên cứu trên 260 bệnh nhân, nghiên
cứu này cho thấy tất cả các chỉ số BTNT ở nữ đều thấp hơn ở nam ở độ tuổi < 30, sự khác biệt
này giảm dần ở tuổi > 30 và biến mất khi > 50 tuổi [17]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ nghiên
cứu các đối tượng từ 50 đến 89 tuổi nên điều này là phù hợp.
Phân tích các chỉ số BTNT theo thời gian SDNN và rMSSD ở nhóm bệnh nhân NMCT ST
chênh lên và NMCT không ST chênh lên, không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
> 0,05). Tương tự, nghiên cứu của tác giả Leonida Compostella (2017) cũng kết luận rằng bệnh
nhân NMCT ST chênh lên không cho thấy sự khác biệt đáng kể trong các chỉ số BTNT được
phân tích so với bệnh nhân NMCT không ST chênh lên [15].
4.7. Hạn chế
Có một số giới hạn trong nghiên cứu này. Bản thân ứng dụng có các thuật toán để cho thấy rằng
kết quả sau khi đo bệnh nhân có thực sự chính xác hay không bằng cách phân hạng thành 3
mức (Optimal, Good và Poor) khi có quá nhiều yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả đo này
và mức Optimal được đưa vào nghiên cứu vì chúng chứng minh rằng sẽ giảm đến mức thấp
nhất ảnh hướng đến BTNT. Việc không sử dụng chỉ số BTNT theo phổ tần số được giải thích
là vì nó chỉ được đo đạc và tính toán dựa trên việc theo dõi ít nhất từ 5 phút đến 24 giờ.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu BTNT bằng Camera HRV ở 101 bệnh nhân sau NMCT cấp (trong đó có 92
bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sau 3 tháng) và nhóm 121 người khỏe mạnh, chúng tôi rút ra
kết luận sau:
1. Biến đổi các chỉ số BTNT ở bệnh nhân sau NMCT cấp
- SDNN và rMSSD giảm ở bệnh nhân sau NMCT cấp so với người không bị nhồi máu với p <
0,05.
- SDNN và rMSSD giảm ngay sau can thiệp ĐMV so với trước can thiệp với p < 0,05.
- Điểm cắt tối ưu của SDNN là 21,35 ms có giá trị xác định ranh giới giữa sự giảm tác động
của hệ thần kinh tự chủ lên nhịp tim ở bệnh nhân sau NMCT cấp và người bình thường (Se =
87,6%, Sp = 62,4% và AUC = 0,82)
2. Các chỉ số BTNT đo được bằng ứng dụng Camera HRV có giá trị trong đánh giá tình trạng
bệnh cũng như tiên lượng ở bệnh nhân sau NMCT cấp. Biến đổi BTNT liên quan với một số
đặc điểm lâm sàng, cận sàng và tử vong ở bệnh nhân sau NMCT cấp:
- Giảm phân suất tống máu thất trái (LVEF < 50%), có rối loạn vận động vùng, tổn thương đa
nhánh ĐMV là các yếu tố nguy cơ làm giảm SDNN với OR từ 2,66 đến 3,99, trong đó nguy cơ
giảm SDNN cao nhất liên quan đến rối loạn vận động vùng (OR = 3,99; 95% CI: 1,65 - 9,60; p
< 0,05).
- Mặc dù SDNN không có sự liên quan trong việc dự đoán các biến cố tim mạch chính MACE
(p > 0,05) nhưng nó lại có vai trò đối với biến cố tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân sau
NMCT cấp với RR = 1,13 (95% CI: 1,02 - 1,24; p < 0,05).
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hữu Văn (2014), "Sự biến thiên tần số tim và ứng dụng trong lâm sàng – P1 ", Hội
Tim Mạch TP Hồ Chí Minh.
2. Lishner M (1987): A non - invasive sensitive method for the early diagnosis of autonomic
neuropathy in diabetes mellitus. JANS,19:119 - 125
3. Allen, J. (2007), "Photoplethysmography and its application in clinical physiological
measurement", Physiol Meas. 28, pp. R1-39.
4. Almarshad, M. A. (2022), "Diagnostic Features and Potential Applications of PPG Signal in
Healthcare: A Systematic Review", Healthcare (Basel), pp10.
5. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp, Trang2.
6. Trần Thái Hà (2012), nghiên cứu biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh
nhân sau nhồi máu cơ tim cấp và sau theo dõi một năm. Luận án tiến sĩ Y học.
7. Gian Carlo Casolo, Piero Stroder, C Signorini (1992), Heart Rate Variability During the
Acute Phase of Myocardial Infarction.
8. Hoàng Quốc Hòa (2010), Biến thiên nhịp tim: Yếu tố tiên lượng sau nhồi máu cơ tim cấp, Y
học thành phố Hồ Chí Minh.
9. Henggui Zhang, Syed Zaki Hassan Kazmi, Wajid Aziz và cộng sự (2016), Inverse
Correlation between HRV and Heart Rate Demonstrated by Linear and Nonlinear Analysis.
PLoS ONE 11(6): e0157557.
10. Đoàn Thịnh Trường, Nguyễn Oanh Oanh và cs (2021), Nghiên cứu BTNT ở bệnh nhân
bệnh tim thiếu máu cục bộ có suy tim. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 508, số 1, trang 290.
11. Nan Liu, Marcus Aik Beng Lee, Andrew Fu Wah Ho (2014), Risk stratification for
prediction of adverse coronary events in emergency department chest pain patients with a
machine learning score compared with the TIMI score.
12. Lê Thị Ngọc Hân (2015). Nghiên cứu biến thiên nhịp trên trên Holter điện tim 24 giờ ở
bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. J 108 Clin Med Pharm.,10 (6): 41 - 45.
13. Heikki R., Esa H., Niilo K., et al. (2009). HRV and stress hormones in novice and
experienced parachutists anticipating a jump. Aviat Space Environ Med., 80 (11): 976 - 980.
14. Karlsberg, R. P., Cryer, P. E., & Roberts, R. (1981). Serial plasma catecholamine response
early in the course of clinical acute myocardial infarction: Relationship to infarct extent and
mortality. American Heart Journal, 102(1), 24–29. doi:10.1016/0002 - 8703(81)90408 - 7
15. Leonida Compostella, Nenad Lakusic (2017), Does heart rate variability correlate with long
- term prognosis in myocardial infarction patients treated by early revascularization?
16. Corlan A.D (2004), Prognostic value of heart rate variability after acute myocardial
infarction. Med. Sci. Monit; 10:307 - 315.
17. Ken Umetani (1998), Twenty - Four Hour Time Domain Heart Rate Variability and Heart
Rate: Relations to Age and Gender Over Nine Decades.
18. Plews, Daniel AU et al - 2017/03/14 SP - 1 EP - 17 T1 - Comparison of Heart Rate
Variability Recording With Smart Phone Photoplethysmographic, Polar H7 Chest Strap and
Electrocardiogram Methods VL.

You might also like