Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp của sự dịu dàng, êm ả mà bàng

bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang
thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ trung đại Việt Nam,
đã nhắc đến mùa thu thì không kể đến Nguyễn Khuyến quả là một thiếu xót to lớn. Xuân Diệu
cũng từng khẳng định rằng: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ
Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu,
Thu ẩm và Thu vịnh.” Bài thơ nào trong chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” Nguyễn Khuyến
cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt nhưng có lẽ “Thu điếu” hay còn được biết đến
là “Câu cá mùa thu” của nhà thơ đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng độc giả qua đoạn trích:
(Trích thơ/ X)
Nguyễn Khuyến, hiệu Quế Sơn, vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình,
nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông phương. Ông để lại cho quê hương, cho đất
nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ, đặc biệt là ba bài thơ thu điển hình cho làng quê,
phong cảnh Việt Nam. Riêng với “Thu điếu” mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình
hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc được viết viết
bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, , ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu,
trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới
ngòi bút tinh tế của vị Tam Nguyên Yên Đổ này.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã viết:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Chỉ với hai câu thơ nhưng một khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê đã được phác
họa ra với bao hình ảnh quen thuộc của vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Nhà thơ thật tài tình khi
chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc là “ao thu” và “thuyền câu”. Ao thu, một thứ
ao rất riêng chỉ thu về mới có, đã được miêu tả thông qua hai tính từ đặc tả là “lạnh lẽo” và “trong
veo”. Có lẽ cái không khí lạnh, đượm vẻ hiu hắt “lạnh lẽo” của mùa thu cũng đã ngấm dần vào
làn nước trong trẻo đến mức có thể nhìn đến tận đáy “trong veo”. Không chỉ vậy, hai âm “eo”
được lặp lại liên tiếp ở cùng một câu thơ dường như khiến cho không gian thu vốn đã ngưng đọng
trong cái lạnh và cái tĩnh nay lại thêm hẹp và nhỏ dần. Một chiếc “thuyền câu” cô đơn lẻ loi của
người thi sĩ bé nhỏ đã lọt thỏm trong bức tranh thu bất động và tĩnh lặng ấy. Cảnh thu càng thêm
đơn chiếc, trở nên nhỏ bé đến mức chỉ còn một mẩu, một chấm thông qua việc sử dụng linh hoạt
nghệ thuật tăng tiến nhỏ dần với các từ ngữ “một, chiếc, bé, tẻo teo”. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng
nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thật đúng vậy, cảnh dưới con mắt nhà thơ sao mà
buồn tẻ, sao mà cô đơn đến lạ. Cuộc sống bây giờ tĩnh lặng đến nghẹt thở chẳng có âm thanh để
chứng tỏ cuộc sống ồn ã vẫn đang tiếp diễn.
Thuyền câu đã xuất hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy, cũng chưa thấy cần thấy
nhợ gì cả. Người đi câu còn mải mê với trời nước của mùa thu:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Màu “biếc” của sóng không chỉ là sự “trong veo” của làn nước “lạnh lèo” mà còn là cái
xanh ngắt của trời cao được phản chiếu trên bờ hồ. Cái màu xanh trong của ngọc ấy kết hợp cùng
với sắc “vàng”của lá đã vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Hai hình ảnh “sóng biếc”, “lá
vàng” tưởng chừng như không có mối liên hệ mà có một sự logic, chặt chẽ với nhau. Vì gió
thổi làm cho sóng gợn, lá rơi. Cảnh vật chuyển động chẳng phải ào ạt của lá mùa thu như
trong thơ Đỗ Phủ mà nó thật khẽ khàng, nhẹ nhàng sóng chỉ hơi gợn tí, lá chỉ khẽ đưa vèo.
Việc vận dụng hợp lí phó từ “hơi”, động từ “gợi” và tính từ “tí” đã lần nữa nhấn mạnh cái tĩnh
lặng của mùa thu. Chỉ một chiếc lá rơi, nhỏ bé, ít ỏi rồi không gian cũng trở về với sự tĩnh lặng đã
khiến cho cảnh tuy có sự chuyển động nhưng lại tăng thêm sự cô tịch và quạnh quẽ.
Khép lại bài thơ, qua thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình,
hình ảnh đậm đà chất dân tộc và các nghệ thuật như điệp vần, tăng tiến nhỏ dần cũng như sự linh
hoạt trong cách sử dụng từ ngữ một cách giản dị, trong sáng, đoạn thơ trên đã thành công trong
việc khắc họa cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ cũng như những uẩn khúc thầm kín trong tâm
trạng. Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài năng thơ Nôm của tác giả sẽ mãi
đọng lại trong lòng người đọc cùng một niềm yêu thích.
Qua những phân tích trên, “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện một
cách trọn vẹn cảnh thu điển hình của một làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó bộc lộ được tình yêu
thiên nhiên, đất nước của nhà thơ một cách tha thiết. Không chỉ vậy, Nguyễn Khuyến còn khiến
bạn đọc khâm phục vì tài văn chương và luôn suy nghĩ việc nước dù trong tình cảnh chẳng thể
làm gì được. Những người độc giả như em thật sự rất trân trọng và biết ơn những con người như
ông. Để từ ấy mà bla bla…

You might also like