12 Văn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ


VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG FPT

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II


NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn
Khối: 12

Họ và tên học sinh: ...................................................... Lớp: ..................................


Chúc các em ôn tập tốt và có kì thi đạt kết quả như mong đợi!
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 12
Năm học: 2023- 2024

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề thi gồm có hai phần:


- Phần 1: Đọc hiểu: 3,0 điểm
- Phần 2: Làm văn: 7,0 điểm (gồm 2 câu: Nghị luận xã hội: 2,0 điểm, Nghị luận văn học: 5,0
điểm)

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút
Mức độ nhận thức %
Vận dụng Tổng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao điểm
TT Kĩ năng Tỉ Thời Thời
Tỉ Thời Thời Thời Số
lệ gian Tỉ lệ Tỉ lệ gian
lệ gian gian gian câu
(% (phút (%) (%) (phút)
(%) (phút) (phút) (phút) hỏi
) )
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 4 20 30
2 Viết đoạn 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
văn nghị
luận xã
hội
3 Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
văn nghị
luận văn
học
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

FSCDN – NGỮ VĂN 12 2


C. KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỢ CHỒNG A PHỦ (trích)
- TÔ HOÀI -
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất
nước ta.
- Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng
Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”
2. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi
dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh
phúc của con người.
- Xuất xứ:“Vợ chồng A Phủ” in trong tập truyện “Truyện Tây Bắc”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng vùng cao Tây
Bắc, tác giả đã tận mắt chứng kiến cuộc sống tối tăm, tủi nhục của nhân dân Tây Bắc dưới ách
thống trị của thực dân phong kiến. Đồng thời nhà văn cũng cảm nhận được những tình cảm tốt
đẹp mà đồng bào nơi đây dành cho cách mạng.
3. Cốt truyện
Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, yêu đời, thổi sáo hay, có nhiều người mê. Mị bị A Sử,
con trai thống lí Pá Tra bắt về làm dâu để trừ món nợ cha mẹ Mị vay khi họ lấy nhau. Mang
tiếng là con dâu nhà giàu nhưng thân phận Mị chẳng khác gì nô lệ, Mị phải làm việc quần quật
hơn cả thân trâu ngựa, bị áp chế cả tinh thần lẫn thể xác. Ngày tết, A Sử không cho Mị đi chơi.
Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết gợi lên trong Mị khát khao tự do và hạnh phúc. Mị muốn đi
chơi, Mị sửa soạn để đi chơi nhưng lại bị A Sử trói đứng vào cột. A Sử sau khi trói vợ đã sang
làng khác chơi, gây sự và đã bị A Phủ trừng trị một trận đích đáng. A Phủ là một chàng trai mồ
côi, khỏe mạnh, lao động giỏi, được nhiều cô gái mơ ước nhưng không thể lấy được vợ vì thân
phận nghèo hèn . Vì đánh con quan, A Phủ bị bắt, bị xử phạt. A Phủ đã phải vay tiền của thống
lí để nộp phạt cho hắn và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.Một hôm đi giữ bò, ngựa cho
thống lí, để hổ bắt mất bò, anh bị thống lí trói đứng vào cột. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói chờ
chết thoạt đầu Mị vẫn thản nhiên nhưng khi nhìn thấy nước mắt của anh, Mị động lòng thương
xót quyết định cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. A Phủ chạy, Mị cũng vụt chạy theo. Cả hai
thoát khỏi Hồng Ngài.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 3


Hai người thành vợ chồng và trốn sang Phiềng sa. Quân pháp tràn tới, dân Phiềng Sa lại hoang
mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng tìm đến.A Phủ được giác ngộ, kết nghĩa anh em với A Châu
và trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Mị
1.1. Hình ảnh Mị trong đoạn văn mở đầu
– Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: Ai ở xa về, có việc
vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá
trước cửa, cạnh tàu ngựa.
– Một cô con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu sang nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện
nhất làng nhưng lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
 Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy
báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều uẩn khúc và một bi kịch của cõi
nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc.
1.2. Cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị
a. Mị là cô gái có ngoại hình đẹp và nhiều phẩm chất tốt
– Một cô gái trẻ đẹp và có tài thổi sáo.
– Một cô gái chăm chỉ, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn.
– Một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do.
– Một người con hiếu thảo.
 Có thể khẳng định, Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc. Ở Mị, toát lên
cái đẹp vừa tự nhiên, giản dị vừa phóng khoáng, thẳm sâu như thiên nhiên núi rừng miền Tây.
Tuy nhiên, trái với những gì Mị đáng được hưởng, bi kịch đã đến với Mị một cách phũ phàng
bởi cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục.
b. Mị với kiếp “con dâu gạt nợ” ở nhà thống lí Pá Tra
– Bề ngoài là con dâu vì Mị là vợ A Sử, nhưng thực ra bên trong là con nợ. Điều đau đớn
trong thân phận của Mị là ở chỗ nếu chỉ là con nợ thay cho bố mẹ thì Mị hoàn toàn có thể hi
vọng vào một ngày nào đó sẽ được giải thoát sau khi món nợ đã được trả (bằng tiền, bằng vật
chất hoặc công lao động). Nhưng Mị lại là con dâu, bị cướp về và “cúng trình ma” ở nhà thống
lí Pá Tra. Linh hồn Mị đã bị con “ma” ấy “cai quản”. Đến hết đời, dù món nợ đã được trả, Mị
cũng sẽ không bao giờ được giải thoát, được trở về với cuộc sống tự do.
 Đời “con dâu gạt nợ” của Mị ở nhà thống lí là một quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà
như đã chết. Bởi vì:
* Đọa đày về thể xác:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 4


- Mị phải làm lụng quanh năm suốt tháng không được ngơi nghỉ. Thân phận Mị còn thua cả con
trâu, con ngựa.
- Mị bị chồng đối xử tàn nhẫn. A sử đánh Mị vô tội vạ: Trói đứng, đạp vào mặt, tự dưng đánh
ngã xuống cửa bếp.
* Đọa đày về tinh thần:
- Mị sống cam chịu, nhẫn nhục: Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, tưởng mình là con
trâu, con ngựa “chỉ biết ăn cỏ, đi làm mà thôi”.
- Mị sống cô độc, âm thầm: Mỗi ngày càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
- Mị không còn ý niệm về thời gian và thế giới xung quanh. Mị là một tội nhân bị giam cầm ở
chốn ngục tù “Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay… trông ta chỉ
thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.
- Mị mất hết niềm tin vào cuộc sống, không ý thức về tương lai, hoàn toàn tuyệt vọng “Cứ chỉ
ngồi trong cái lỗ vuông ấy đến bao giờ chết thì thôi.”
→ Mị tồn tại với trạng thái gần như đã chết. Sức sống của Mị gần như bị tê liệt. Mị trở nên vô
cảm với mọi thứ quanh mình.
 Nhà văn không chỉ gián tiếp tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi
mà còn nói lên một sự thật đau xót: dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền
hủ tục, người dân lao động miền núi Tây Bắc bị chà đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến
mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời, từ những con người có lòng ham
sống mãnh liệt trở thành những người sống mà như đã chết, tẻ nhạt và vô thức như những đồ
vật trong nhà – một sự hủy diệt ý thức sống của con người.
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt
 Những tác động của ngoại cảnh
- Mùa đông năm ấy “gió và rét dữ dội”. Nhưng mùa xuân vẫn cứ đến ở Hồng Ngài: “Trẻ con đi
hái bí đỏ, cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa được đem ra phơi…”.Như một niềm mong
đợi, vui sướng khi ngày tết người nghèo cơ cực mấy ai cũng được đi chơi.
- Ở mỗi đầu làng, trai gái, trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Những
đêm tình mùa xuân đang tới, vang trong đêm là tiếng sáo vọng lại, tiếng sáo rủ bạn đi chơi.
→ Vẻ đẹp gợi cảm của không khí ngày xuân cùng với lẽ sống phóng khoáng, tự do của người
Mông đã tác động đến tâm hồn Mị - một tâm hồn đang khô héo.
 Diễn biến tâm lí, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Mị lắng nghe tiếng sáo bằng tâm trạng “thiết tha, bổi hổi”. Cảm giác nhớ nhung da diết về kỉ
niệm của quá khứ và cảm giác rạo rực, xao xuyến của hiện tại.
- Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương

FSCDN – NGỮ VĂN 12 5


Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”.

+ Khát vọng tìm đến tình yêu, hạnh phúc của lời bài hát như đánh thức niềm khát khao cuộc sống
tự do, hạnh phúc bị chôn vùi đã lâu trong tiềm thức Mị.
- Mị lén lấy hũ rượu “cứ uống ực từng bát”. Cách uống đầy tâm trạng. Mị uống như thể nuốt
những đắng cay của phần đời đã qua và đang uống cho cả những khát khao cho quãng đời sắp
tới.
- Mị lắng nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Mị
sống lại những kí ức đẹp thời thiếu nữ, Mị thổi sáo giỏi, có biết bao nhiêu người mê, đi theo Mị.
- Sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh “Mị thấy phơi phới trở lại”, trong lòng đột nhiên vui sướng.
Mị ý thức mình còn rất trẻ. Mị muốn được đi chơi. Chính tiếng sáo đã làm sống dậy cái sức sống
ẩn tàng trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn vốn ham sống của Mị.
- Nhưng lúc này, Mị cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục của mình vì biết chồng Mị không đời nào cho
Mị đi chơi tết. Mị chỉ muốn ăn lá ngón để chết ngay - đây là một biểu hiện của một tâm hồn đang
sống lại, tỉnh táo để nhận ra và thấm thía nỗi đau bị tước đoạt quyền được sống.
- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường, kéo Mị trở về nỗi khát khao tự do, hạnh
phúc. Mị thắp đèn cho căn buồng sáng lên, Mị quấn lại tóc, định mặc cả váy hoa để đi chơi. Khát
vọng tự do trỗi dậy mãnh liệt khiến Mị bất chấp thực tại khổ đau.
- Bị A Sử trói nghiến vào cột nhà, Mị không phản ứng vì lúc này tâm hồn Mị vẫn miên man theo
tiếng sáo. Nỗi đam mê cuộc sống trỗi dậy mãnh liệt khiến Mị không còn cảm giác thể xác đau
đớn.
- Mị không còn nghe tiếng sáo nữa. Mị thổn thức khóc cho thân phận “mình không bằng con
ngựa”. Mị nhớ về câu chuyện một người vợ bị chồng trói đến chết. Mị sợ chết. Sợ chết có nghĩa
là không muốn chết. Mị vẫn rất ham sống và muốn sống.
→ Tiếng sáo chính là âm thanh của tình yêu, tự do, hạnh phúc. Tiếng sáo gợi kỉ niệm quá khứ,
đánh thức sức sống tiềm ẩn trong tâm hồn Mị.
=> Nhà văn đã sử dụng bút pháp tương phản giữa hoàn cảnh tù túng, khắc nghiệt với lòng người
tha thiết cuộc sống tự do để khẳng định: Sức sống của con người rất kì diệu. Dù bị đè nén, vùi
dập tới đâu cũng không thể hủy diệt.
d. Sức phản kháng táo bạo: Hành động cắt dây cởi dây trói cho A Phủ
- Khát vọng sống trở thành ngọn lửa âm ỉ trong lòng Mị. Khi có cơ hội, ngọn lửa ấy sẽ bùng cháy,
trở thành một sự phản kháng mãnh liệt không ai có thể ngờ tới.
- Những đêm mùa đông trên núi cao, Mị thường dậy sớm trong nỗi cô đơn hiu quạnh một mình
lặng lẽ. Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị thản nhiên “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng

FSCDN – NGỮ VĂN 12 6


thế thôi”. Nhưng đến lúc bất chợt nhìn thấy dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ thì
tâm hồn Mị hồi sinh một tình người sâu sắc:
+ Mị thấy đồng cảm với A Phủ, “Mị nhớ lại đêm năm trước A Sử cũng trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia”. Mị và A Phủ là những phận người đồng cảnh ngộ, vừa nghèo khổ vừa bị bọn thống
trị đày đọa tàn nhẫn.
+ Trong phút chốc Mị nhớ lại những ngày tháng tủi nhục trước đây. Mị sống và làm việc như
một con vật, bị bắt trói đứng suốt đêm. Mị nhớ đến người đàn bà bị chồng trói đến chết. Trong
Mị bừng lên sự căm phẫn tột cùng “Chúng nó thật độc ác”.
+ Mị lo lắng, cảm thương cho tình cảnh hiểm nghèo của A Phủ “ Chỉ đêm mai là người kia chết
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Một cái chết thê thảm sẽ đến với A Phủ.
+ Mị thấy thật bất công, vô lí nếu A Phủ phải chết “người kia việc gì phải chêt thế”. Mị nhận ra
nếu phải chết thì đó là một cái chết đầy oan ức cho A Phủ.
+ Mị nghĩ rằng nếu giải thoát cho A Phủ thì Mị sẽ là người thay thế nhưng “làm sao Mị cũng
không thấy sợ”. Sức mạnh của tình người thôi thúc Mị, khiến Mị chiến thắng sự sợ hãi.
+ Mị quyết tâm cởi trói cho A Phủ, Mị đem hết nghị lực để thực hiện hành động táo bạo ấy. Dù
trong lòng rất hồi hộp, lo lắng đến “nghẹn lại” nhưng cách Mị cắt, gỡ dây trói thì rất dứt khoát.
Sự dũng cảm, lòng thương người đã giúp Mị giải thoát cho A Phủ.
+ Mị đứng lặng trong bóng tối. Đó chính là giây phút Mị suy nghĩ về bản thân và lựa chọn. Mị
đang đứng ở ranh giới ở lại thì chết mà chạy đi có thể được sống. Một khoảnh khắc định mệnh
và Mị phải sáng suốt quyết định.
+ Mị đã vùng chạy theo A Phủ. Một sự lựa chọn sáng suốt. Chỉ có giải thoát mới mong thay đổi
được số phận, mới được sống đúng nghĩa. Hàng loạt động từ: “Vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, lăn…”
cho thấy Mị đã dồn hết sức mạnh cố thoát khỏi cõi chết để tìm đến sự sống. Mị và A Phủ “đỡ
nhau lao chạy” trong niềm thôi thúc mãnh liệt của lòng khao khát được sống tự do.
→ Đây là kết quả tất yếu của một quá trình Mị bị dồn nén, chà đạp. Sức sống tiềm tàng đã thúc
đẩy Mị phản kháng và tự giải thoát mình.
=> Mị - tiêu biểu cho người phụ nữ lao động người Mông nghèo khổ, bị vùi dập trong hoàn cảnh
khắc nghiệt nhưng vẫn tỏa sáng một tâm hồn đẹp: Khát khao tự do, hạnh phúc, dũng cảm vùng
lên giải thoát số phận nghiệt ngã.
2. Nhân vât A Phủ
2.1. A Phủ với số phận đặc biệt
- A Phủ thoát khỏi trận dịch đậu mùa, mồ côi cha mẹ, sống một mình không người thân thích. Từ
bé, A Phủ đã gan bướng trốn lên vùng núi cao để sống cuộc đời tự do.
→ A Phủ là một mầm sống khỏe, vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của tự nhiên, bướng bỉnh gan
lì với mọi thử thách với cuộc đời.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 7


- Lớn lên, A Phủ trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát “chạy nhanh như ngựa”, nhiều cô gái
trong làng mơ ước được lấy A Phủ làm chồng.
→ Dù nghèo khó, cơ cực nhưng A Phủ thản nhiên đối mặt với cuộc sống, trưởng thành khỏe
khoắn, tốt đẹp.
- A Phủ nghèo, “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc”, A Phủ không lấy nổi vợ vì
phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo. Nhưng tết đến, A Phủ vẫn đi chơi, đi tìm người yêu.
→ Bất chấp thân phận, A Phủ là một chàng trai khát khao cuộc sống tự do, hạnh phúc.
=> Cuộc sống hoang dã ở núi rừng đã hun đúc cho A Phủ một sức sống mạnh mẽ, một bản lĩnh
vững vàng trước mọi gian khổ, khó khăn.
2. A Phủ với cá tính đặc biệt:
- Tự lập từ thuở bé, khiến khi lớn lên A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, táo bạo, gan góc. Biết A
Sử là kẻ xấu, ỷ thế con quan nên A Phủ đã thẳng tay trừng trị “chạy vụt ra vung tay ném con quay
rất to vào mặt A Sử…xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống , xé vai áo , đánh tới tấp”.
→ Hàng loạt động từ mạnh cho thấy sức mạnh, sự ngang tàng của A Phủ trước thế lực cường
quyền.
- A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt trở thành người làm công gạt nợ cho thống lí; thế nhưng:
+ Làm lụng vất vả“một thân một mình bôn ba ngoài gò ngoài rừng”, A Phủ vẫn phăng phăng
làm mọi thứ như trước kia.
+ Để hổ ăn mất một con bò, A Phủ vác nửa con bò hổ ăn dở về gặp thống lí nói chuyện đi bắt hổ
một cách thản nhiên.
+ A Phủ lặng lẽ đo lấy cọc, lấy dây mây rồi đóng cọc cho người ta trói thế mạng cho con hổ cũng
rất thản nhiên.
→ A Phủ mạnh mẽ, gan góc. Dù sống kiếp nô lệ nhưng những biểu hiện cho thấy A Phủ vẫn là
một chàng trai của tự do.
- Bị trói đứng nhiều đêm, A Phủ đã khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại”.
→ Đó là lúc A Phủ đã ý thức được nỗi đau của mình, uất ức, đau đớn cho số phận của mình.
- Khi được Mị cứu, A Phủ khuỵu xuống nhưng chợt bừng tỉnh “ quật sức vùng lên chạy”. A Phủ
cũng hiểu được hoàn cảnh của Mị nên đã mang Mị theo cùng.
→ Sức sống mãnh liệt đã chiến thắng áp bức đọa đày.
=>Một người như A Phủ thì không dễ gì buông xuôi số phận. Đó là sức mạnh tiềm tàng của một
mầm sống luôn gan lì đối mặt với môi trường khắc nghiệt và vươn lên tìm tới tự do.
=> A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên lao động Mông có số phận bất hạnh nhưng có sức sống
mãnh liệt , có tinh thấn phản kháng mạnh mẽ.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung

FSCDN – NGỮ VĂN 12 8


Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh hiện thực cuộc sống tủi nhục đắng cay của người dân lao động ở vùng cao Tây
Bắc.
+ Lên án những thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo thông qua hình ảnh của cha con
thống lý Pá Tra: cho vay nặng lãi, thực hiện chế độ nô lệ, lợi dụng thần quyền.
- Giá trị nhân đạo:
+ Xót thương, cảm thông với số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi dưới ách
thống trị của bọn chúa đất.
+ Phát hiện và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người, nhất là tình yêu tự do và sức sống
tiềm tàng mãnh liệt của người dân miền nui Tây Bắc.
+ Mở ra cho nhân vật một lối thoát, đưa họ đến với cách mạng, với một cuộc sống tươi sáng
hơn.
+ Lên án những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người.
2. Nghệ thuật
- Thành công cơ bản của truyện ngắn là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là ở nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Mị và A Phủ.
- Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế: trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài và đêm Mị cởi dây
trói cho A Phủ.
- Biệt tài trong miêu tả thiên nhiên và những nét lạ trong phong tục, tập quán xã hội của đồng
bào dân tộc.
- Nghệ thuật trần thuật của tác giả uyển chuyển, linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng
cũng đầy sáng tạo: Chủ yếu theo lối trần thuật theo sự kiện thời gian, nhưng có lúc đan xen hồi
ức một cách tự nhiên, có lúc pha trộn giữa quá khứ với hiện tại
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa
giàu chất thơ.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 9


VỢ NHẶT
- KIM LÂN -
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh
nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm của ông chân thật, xúc dộng về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc
về cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người tha thiết với quê hương và cách mạng.
2. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam trong tác phẩm
- Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột
nhân dân ta, nhân dân ta lâm vào tình cảnh “một cổ hai tròng” Pháp và Nhật.
- Ở miền Bắc, Nhật bắt nhân dân phải nhổ lúa trồng đay, trong khi thực dân Pháp tăng thuế, ra
sức vơ vét thóc gạo.
- Mùa xuân năm Ất Dậu 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng
có: hơn hai triệu người chết thê thảm, nhiều người bỏ làng, có làng chết hết, nhiều ngườ đi tha
hương,...
=> Nạn đói khủng khiếp năm 1945, một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử Việt Nam
3. Hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).
Tiền thân truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau cách mạng tháng
Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, ông dựa vào một
phần cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này.
- TÓM TẮT TÁC PHẨM:
Tràng là một thanh niên xấu xí, ế vợ. Hằng ngày, Tràng kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
và có quen một cô gái. Cô ta đã theo Tràng về nhà làm vợ sau một bữa ăn bánh đúc.Tràng đưa
người vợ nhặt về nhà làm cho những người trong xóm bàn tán xôn xao, bà cụ Tứ ngạc nhiên,
không hiểu. Khi bà đã hiểu ra, bà vùa xót thương vừa lo lắng, mừng vui và khuyên các con ăn
ở hoà thuận với nhau.
Sáng hôm sau, Tràng nhìn nhà cửa, sân vườn được quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp. Tràng cảm thấy
thương yêu, gắn bó với cái nhà, phải có bổn phận với gia đình và muốn dự phần tu sửa lại căn
nhà.
Bữa ăn ngày đói thật thảm hại. Tuy vậy, cả nhà ăn thật ngon lành, vui vẻ. Bà cụ Tứ nói
toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống thúc thuế

FSCDN – NGỮ VĂN 12 10


dồn dập, vội vã. Nghe vợ kể về Việt Minh, Tràng nghĩ đến những người nghèo đói đi phá kho
thóc và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
– Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không
ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc
nào. Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta
hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. Vì
vậy, ngay từ đầu, nhan đề đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc về giá trị
con người. Chính nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã gây ra điều đó.
 Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945.
Nhưng Vợ nhặt mà không hề rẻ rúng con người mà vẫn yêu thương, trân trọng và đùm bọc lẫn
nhau đồng thời không nguôi khát vọng, niềm tin dù họ ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
2. Ý nghĩa tình huống truyện.
- Tình huống được gợi ra từ nhan đề của tác phẩm Vợ nhặt. Người như Tràng nghèo, xấu trai,
dân xóm ngụ cư,...bỗng nhiên nhặt được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng giữa đường, giữa
chợ nhờ mấy bát bánh đúc và mấy lời đùa giỡn.
- Thời buổi đói khát, người như Tràng đến nỗi nuôi thân còn chẳng xong mà dám lấy vợ.
2.1. Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người
– Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. “Lũ ranh” ấy bỗng
nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là “chông vợ hài”.
– Còn người lớn thì “không tin được dù đó là sự thật”. Khi đã rõ, họ ái ngại nhiều hơn: Ôi chao!
Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này
không?
– Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi – không tin vào mắt
mình “ngỡ mình trông gà hóa cuốc”, không tin vào tai mình quái, sao lại chào mình bằng u.
– Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình nhặt được vợ: chẳng những cứ đứng “tây
ngây” giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng hắn cứ lơ
lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ.
2.2. Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ
– Tràng – một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng “nhặt”
được vợ, mà lại là vợ theo không.
– Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ – giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi
mạng sống của mỗi người.
– Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một
đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng).
FSCDN – NGỮ VĂN 12 11
2.3. Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn
ngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách
– Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có
phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những
lo âu cho tương lai của con trai và con dâu: Biết rằng chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được
cơn đói khát này không. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của
kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn ngào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì
đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con.
– Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo
thóc gạo này mà còn đèo bòng. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng lâng
lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh
phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ,
với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai.
– Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, thị liều lĩnh, chao chát và chỏng lỏn. Khi về làm vợ,
thị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự.
 Như vậy, từ một tình huống éo le dở khóc dở cười, Kim Lân đã dẫn dắt người đọc đi sâu
vào tâm lí tính cách của các nhân vật để trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động,
những con người chất phác nhân hậu tràn đầy niềm lạc quan.
 Thông qua tình huống truyện, tác phẩm đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật
tàn bạo, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của hơn hai triệu người
Việt Nam, mà còn hạ thấp giá trị con người đến chỗ thân phận quá rẻ mạt như cái rơm, cái rác
ngoài đường.
 Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ
vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc
lẫn nhau. Nói như nhà văn Kim Lân: Giữa cái túng đói quay quắt, những người đói họ không
nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống.
3. Nhân vật Tràng:
*Hoàn cảnh:
- Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư, nghèo, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, .
- Hoàn cảnh bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân
hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, ...
*Nhân vật Tràng được miêu tả: Thông tin bên ngoài; Diễn biến tâm trạng bên trong từ khi
Tràng nhặt vợ.
- Lai lịch, ngoại hình:
+ Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư
ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô
FSCDN – NGỮ VĂN 12 12
cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường
phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là “nhà” thì luôn
vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dân ngụ
cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi
làm về.
+ Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con
đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa
đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra,
rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý
thú vừa dữ tợn... Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả
cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.
2. Diễn biến tâm trạng và hàng động
a. Diễn biến tâm trạng và hành động của Tràng khi gặp gỡ và quyết định nhặt vợ
- Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với
cô gái đẩy xe cùng mình. Tràng chưa được miêu tả tâm trạng.
- Lần gặp 2:
+ Khi bị thị gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời thị ăn dù không dư dả gì. Đó là hành
động trượng nghĩa của người nông dân hiền lành tốt bụng. Tràng chưa được miêu tả tâm trạng.
+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng, nhưng rồi tặc
lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp
nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết
định lấy vợ.
=> Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng.
+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy
thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với
một con người đói khát hơn mình.
+ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào
chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một
bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí.
+ Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng
coi thường người vợ của mình.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động của Tràng trên đường về:
+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh
tự đắc”, ... Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.
+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 13


c. Diễn biến tâm trạng và hành động của Tràng khi về đến nhà:
+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà.
Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh
quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến
quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”,
căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
d. Diễn biến tâm trạng và hành động của Tràng sáng hôm sau khi tỉnh dậy:
- Bên cạnh cảm giác tự đắc, phớn phở, hạnh phúc, Tràng vẫn còn tâm lý nghi hoặc, bàng
hoàng. Nhìn cô vợ ngồi ngay giữa nhà mà Tràng vẫn không thể tin là vợ mình. “Ra hắn đã có
vợ rồi đấy ư?” Chao ôi hạnh phúc giữa năm đói như một điều xa xỉ, cầm mắm ở trong tay mà
vẫn không tin đó là sự thật.
- Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận
ra vai trì và vị trí của người đan bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
- Những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, hạnh phúc lẫn lộn Tràng dần chuyển sang ý thức được hạnh
phúc bản thân. Con người mong hạnh phúc đến và hạnh phúc đến lượt nó có thể làm thay đổi
con người. Trước hạnh phúc Tràng như lột xác, lần đầu tiên, anh ta run rấy sống trong một
cảm giác rất người: “bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.
Hắn đã có một gia đình: Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy…”. Bây giờ hắn mới thấy hắn
nên người”. Hai chữ “nên người” hạ xuống như một điểm nhấn xác nhận sự biến đổi về chất
ở Tràng. Cái gốc của sự biến đổi ấy chính là gia đình. Nó là nền tảng của xã hội. Là căn cốt
của nhân tính. Tràng phục sinh nhân tính nhờ vươn tới ý thức về gia đình.
Song chi tiết đắt nhất của Kim Lân không phải ở đó mà có lẽ là ở câu văn này: “Hắn xăm xăm
chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn là một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Hai chữ “xăm
xăm” gợi lên bao nhiêu là hăm hở, háo hức trong bước chân của Tràng tìm đến hạnh phúc.
Nhưng điều quan trọng hơn đấy là dấu hiệu một bước ngoặt lớn ở Tràng. So với cái dáng “ngật
ngưỡng” ở mở đầu tác phẩm, hành động xăm xăm này là một đột biến không chỉ ở dáng đi mà
còn là thay đổi cả số phận, tính cách của Tràng: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ ngây dại sang
ý thức. Nàng Kiều xưa từng “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (Truyện Kiều –
Nguyễn Du). Cái “xăm xăm” của Tràng mới vững khỏe, tự tin làm sao, bởi Tràng có cả một
gia đình. Và đó là cái xăm xăm của con người trong hạnh phúc.
- Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó
là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới. Khi ý thức được tương lai hạnh phúc của
riêng mình, tâm trạng Tràng chuyển biến sang một dự cảm đội đời. Khi miếng cám đắng chát,

FSCDN – NGỮ VĂN 12 14


ngậm ứ xuất hiện trong âm thanh tiếng trống thu thuế, dồn dập, tự là lúc cuộc sống đã bị đẩy
đến miệng vưc của cái đói, cái chết thì cũng là lúc hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên làm nên một câu
rất quan trọng của tác phẩm. “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới”. Lá cờ đỏ – hình tượng thoáng qua ấy khi được đặt vào đoạn kết mang bao sức nặng về
tư tưởng và nghệ thuật cho thiên truyện. Nếu vắng chi tiết này tác phẩm sẽ xa lối kết cấu khép
của văn học hiện thực phê phán. Sự có mặt của chi tiết nghệ thuật này khiến cho câu chuyện
có một cái kết mở nhờ thế thiên truyện đã đóng lại. Nhưng số phận nhân vật vẫn tiếp tục được
vận động theo hướng lạc quan, đi lên chứ không bế tắc như anh Pha của Nguyễn Công Hoan,
chị Dậu của Nguyễn Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao…Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đã vẫy lên
như một tín hiệu đổi đời, một tương lai tươi sáng.
4. Vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ qua diễn biến Tâm trạng:
- Bà cụ Tứ là một người phụ nữ nông thôn nghèo: Tài sản của bà chỉ mái nhà tồi tàn ở xóm
ngụ cư và đứa con trai khờ khạo.
- Hình dáng: Lọng khọng, xuất hiện vào một buổi chiều tàn tạ, trời chiều nhá nhem của ngày đói
cùng với tiếng hung hắng ho. Kim Lân rất khôn khéo khi lựa chọn thời điểm thích hợp để bà cụ
Tứ xuất hiện, không phải là đầu câu chuyện mà lại ở giữa câu chuyện. Tác giả muốn gợi lên cái
nghèo đói đến thê lương của xóm ngụ cư này, lấy nó làm nền, làm đòn bẩy để đi sâu vào phân
tích diễn biến tâm lý, nội tâm của người đàn bà này.Bà Tứ xuất hiện từ khi Tràng đưa vợ về nhà,
và diễn biến tâm lý của bà cụ thay đổi liên tục từ khi có một người đàn bà khác xuất hiện
trong ngôi nhà của mình.
- Bà cụ Tứ là một người mẹ nhân hậu, vị tha, giàu yêu thương: Niềm khao khát mong ước
duy nhất của người mẹ là hi vọng con mình có vợ. Nhưng vì cái nghèo quẩn quanh, đeo bám mà
bà không có tiền cưới vợ cho con, điều này luôn là nỗi áy láy thường trực trong trái tim người
mẹ. Khi anh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà, tâm lí bà cụ đã có những thay đổi liên tục
- Đặc biệt sự thay đổi bất ngờ khi bà nhìn thấy người đàn bà lạ ngồi ngay giữa nhà mình Bà cụ
Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì ling tính cho bà biết trong nhà hẳn
xảy ra chuyện gì.Mà quả đúng như vậy.Mới đến giữa sân, bà đứng sững lại và càng ngạc nhiên
hơn. Trong nhà bà có người, lại là đàn bà.Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?Bà chưa gặp, bà
không quen bao giờ. Người ấy lại đướng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào
mình bằng u?..Ai thế nhỉ?Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà lão.Hay bà già rồi, trông gà hoá
cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải.
Không phải bà trông gà hoá cuốc, không phải mắt bà nhoèn. Đúng là có người rồi.Bà lão nhìn
kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Người mẹ nghèo một đời khốn khó như vậy làm sao có thể không ngạc nhiên cho được khi bà đã
hiểu ra cơ sự này. Bà thương mình, thương con và thương cho người đàn bà lạ kia. Giữa cảnh

FSCDN – NGỮ VĂN 12 15


chết chóc như ngả rạ, nạn đói hoành hành, cái ăn chẳng có, lại còn rước thêm người như thế này
bà không lo, không buồn sao được.
- Bà cụ Tứ là một người mẹ bao dung và thấu hiểu cuộc đời:
+ Bà nghĩ đến cái cảnh người ta dựng vợ gả chồng cho con cái trong lúc ăn nên làm ra, đằng này
con trai bà lấy vợ trong cảnh bần hàn, thiếu thốn đủ đường thế này. Bà thương mình bao nhiêu
thì thương cho con gấp bội phần, bà cảm thấy tủi nhục khi không thể mang lại ấm no và hạnh
phúc cho đứa con trai tội nghiệp. Bà thương cho người đàn bà héo hon kia cũng vì đói, vì không
còn gì nên mới theo Tràng về làm vợ. Kim Lân đã rất thành công khi phác họa hình ảnh bà cụ Tứ
đầy ám ảnh trong lòng người đọc đến như vậy.
+ Diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ thay đổi rất đột ngột, nhưng sự thay đổi đó là tín hiệu đáng mừng
chứng tỏ rằng bà đã chấp nhận người vợ nhặt của đứa con, cũng giống như việc chấp nhận sẽ
gánh thêm cái khổ, cái đói, cái nghèo cùng với các con. Cái cách bà cụ Tứ dặn dò đôi vợ chồng
trẻ thật khiến con người ta cảm phục: Nhà ta nghèo, liệu mà bảo nhau làm ăn. Khi anh Tràng
bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai
giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra thì con cái chúng mày về sau. Sự ân tình, chu đáo của người
mẹ nghèo khiến đôi vợ chồng trẻ cảm động, không biết nói gì hơn, bà đã chấp nhận người vợ mới
của đứa con, chấp nhận cả cái đói nghèo mà gia đình bà mang.
+ Bà ân tình với con dâu, nói cho con dâu yên lòng rằng nhà nghèo, nếu có thì làm dăm ba mâm
nhưng nhà mình nghèo nên động viên con dâu có gắng. Chi tiết này đã cho thấy sự đồng cảm
giữa một người phụ nữ nghèo với một người phụ nữ nghèo.Sự gắn kết này sẽ mang lại một hơi
ấm và sức sống cho gia đình sau này.
+ Hình ảnh nồi cháo cám ngày đói mà người mẹ này mang đến thực sự khiến chúng ta cảm động
đến rơi nước mắt. Nồi cháo cám ấy không còn nguyên giá trị thực như nó vẫn mang, nó là hiện
thân của tình yêu thương con vô bờ bến, đức hi sinh lớn lao của người mẹ nghèo dành cho những
đứa con. Nồi cháo cám là chi tiết cực kỳ đắt giá của câu chuyện, nhân phẩm và lòng vị tha, yêu
thương của bà cụ Tứ cũng từ chi tiết này mà được nhân lên gấp bội, gấp vạn lần.
- Bà cụ Tứ là một người mẹ biết lạc quan:
+ Bà kể toàn chuyện vui cho các con nghe với hi vọng có một tương lai đỡ khổ, đỡ nhọc nhằn
hơn. Một tình yêu đáng ngưỡng mộ trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Hiện thực dường như không
thể đánh gục được tình yêu thương giữa con người với con người với nhau.
5. Nhân vật người vợ nhặt:
Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Thị đã bất chấp tất
cả để được ăn, ăn để được tồn tại trong cơn lũ đói khát. Thị chấp nhận theo không Tràng về
làm vợ.
a. Lai lịch, ngoại hình
– Vợ Tràng là người đàn bà không rõ lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 16


+ Cô ta thậm chí không có tên và khi xuất hiện lúc được gọi là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà.
Chỉ có bà cụ Tứ xem vợ Tràng là nàng dâu, con dâu, là con và được Tràng gọi là “nhà tôi” mà
thôi.
+ Trước khi về nhà bà cụ Tứ, cô ta cùng với mấy chị con gái ngồi vêu ra ở cửa nhà kho thóc
Liên đoàn chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm.
+ Trong nạn đói hồi ấy, thân phận con người thật rẻ rúng. Đâu phải vợ Tràng mới là người
không tên, không tuổi, còn biết bao người con gái như thế.
– Vợ Tràng xuất hiện với một chân dung thảm thương:
+ Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao ngồi vêu trước cửa kho thóc,
nhưng gặp lần hai, anh ta không nhận ra.
+ Vì đói rách mà chỉ vài hôm, quần áo của thị rách tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Chả trách anh cu Tràng không nhận ra thị
là phải.
b. Tính cách
– Khi mới gặp Tràng:
+ Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Nghe anh chàng kéo xe bò hò một câu
tầm phơ tầm phào cho đỡ nhọc:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì
tức thì khi nghe được thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho
Tràng.
+ Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước
mặt Tràng mà sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu! Khi thấy anh Tràng có vẻ dễ bắt choẹt,
thị tiếp tục cong cớn:
• Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn
thật.
• Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc
đôi đũa quệt ngang miệng mà thở.
+ Phải chăng đấy là tính cách vốn có của người đàn bà này? Không, từ đầu đến lúc theo Tràng
về nhà, người phụ nữ ấy hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để
được… ăn!
– Khi đã chấp nhận làm vợ Tràng:
+ Trên con đuờng trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn. Trong khi Tràng mặt hắn có một vẻ
gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, thì thị
lại đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng
nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 17


• Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Rõ ràng so với người đàn bà mới ban trưa, bây giờ thị đã là người
khác. Ban trưa, lúc ở ngoài chợ, thị sấn sổ, cong cớn để được ăn, còn bây giờ, thị đang về nhà
chồng.
• Vả lại, thị bắt đầu ý thức về thân phận mình, là người vợ theo không. Hóa ra, thị chẳng có
chút quyền uy nào, kể cả quyền lựa chọn và đành chấp nhận số phận khi đã đến bước đường
cùng.
+ Song, dù thế nào đi nữa, thị vẫn là người có ý thức về giá trị của bản thân. Trên đường về nhà
chồng, khi anh Tràng lấy làm thích thú trước cảnh lũ trẻ con chọc ghẹo, thì thị có vẻ khó chịu
lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Trẻ con nghịch ngợm chọc ghẹo
còn được, đằng này đến người lớn cũng tò mò, thị càng ngượng ngịu, chân nọ bước díu cả vào
chân kia. Anh Tràng đến là vô tư, cứ thấy vợ như vậy lấy làm thích thú.
+ Về nhà của Tràng, thị càng khác hơn. Người đàn bà ấy có cái tò mò của nàng dâu mới:
 Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn
nhổn những búi cỏ dại.
• Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngược lép nhô lên, nén tiếng thở dài. Anh Tràng muốn vợ
mình được tự nhiên, cứ giục ngồi, nhưng thị chỉ dám ngồi mớm xuống mép giường.
• Khi bà cụ Tứ về, người đàn bà ấy chủ động chào bà bằng u. Trước mặt người mẹ chồng, thị
càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích.
+ Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ, thị thức dậy sớm, lo
dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ. Người vô tâm như anh Tràng vẫn nhận ra sự thay
đổi kì lạ ở thị: Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực
không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh:
• Không những thế, thị còn tỏ ra là người biết tu chí làm ăn. Khi thị hỏi bà cụ Tứ về tiếng trống
ồn ã ngoài đình và biết đó là tiếng trống thúc thuế, thị đã khẽ thở dài.
• Rồi chính thị là người đầu tiên kể cho cả nhà nghe chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang
người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người
đói nữa đấy.
+ Câu chuyện ấy khiến Tràng ân hận và tiếc rẻ khi nhớ lại mình đã từng có dịp làm như thế mà
chẳng làm. Có thể? Rồi đây, để chăm lo cho cuộc sống gia đình của mình, người phụ nữ này
có khi cả gan hơn cả anh cu Tràng!
• Bữa cơm nghèo buổi sáng hôm ấy, thị cũng như bà cụ Tứ và anh Tràng đều thấy một nỗi tủi
hờn len vào tâm trí mình khi phải cố nuốt những miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.
• Song, thị cũng như hai mẹ con Tràng, đều cố tránh nhìn mặt nhau, đều không muốn làm người
khác phải buồn đau hơn.
+ Phải ý nhị lắm, phải tinh tế đến nhường nào mới có thái độ ứng xử đầy chất nhân bản như
thế!

FSCDN – NGỮ VĂN 12 18


 Hóa ra cái đanh đá, trơ trẽn trước kia ở người đàn bà Tràng lấy làm vợ chẳng qua là do đói
khát mà ra. Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống
với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt Nam.
c. Số phận
– Vợ Tràng tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945: nghèo đói, bị rẻ
rúng, giá trị của đời người chỉ đổi bằng “bốn bát bánh đúc”.
– Khi người đàn bà ấy may mắn được sống trong tình người, trong mái ấm gia đình mặc dù
cuộc sống còn nhiều đe dọa của sự đói khát, thì những phẩm chất tốt đẹp đã sống lại.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ:
- Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác diệt chủng của bọn thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về
thảm cảnh chết đói 1945.
- Giá trị nhân đạo:
+ Xót xa, cảm thông với nỗi thống khổ của con người trong tình cảnh bi đát.
+ Khám phá, trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. Niềm tin sâu sắc
vào phẩm giá của họ.
.Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, cái đói, cái chết đe dọa, người dân lao động vẫn hướng về sự
sống và khát khao tổ ấm gia đình, khát khao được sống như một con người, được nên người.
.Trong cái đói, họ vẫn cưu mang, đùm bọc, chia sẻ miếng cơm manh áo cho nhau.
+ Niềm tin vào sự đổi đời của những con người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội cũ.
+ Lên án tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.
2. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo và cảm động.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn:
+ Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ.
+ Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
- Dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tính cách từng nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo: Tràng, bà cụ Tứ
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần vời khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng...

FSCDN – NGỮ VĂN 12 19


RỪNG XÀ NU
- Nguyễn Trung Thành -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành, bút danh khác là Nguyên Ngọc. Sinh năm 1932.Quê Quảng Nam.
- Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây
Nguyên. Những thành công lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông cũng gắn với mảnh đất
này.
- Đặc điểm sáng tác: mang đậm tính sử thi - phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho
cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng .
- Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
Đất Quảng
2. Tác phẩm Rừng xà nu
a. Xuất xứ
- Rừng xà nu được viết năm 1965 - thời điểm đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam,
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở vào thời kì ác liệt.
- Tác phẩm đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau được in trong
tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Tóm tắt tác phẩm
Sơ đồ tóm tắt:
Buổi chiều: Tác giả kể
RỪNG XÀ NU - TNÚ VỀ THĂM LÀNG SAU BA NĂM ĐI GIẢI PHÓNG QUÂN
ĐÊM HỌP LÀNG TẠI NHÀ

CỤ MẾT KỂ LẠI CUỘC ĐỜI TNÚ VÀ CUỘC ĐỒNG KHỞI CHO LŨ LÀNG
NGHE
+ Tnú và Mai làm liên lạc cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.
+ Tnú bị bắt, bị tù ba năm rồi vượt ngục trở về làng chuẩn bị kháng chiến.
+ Tnú lấy Mai, sinh được đứa con trai. Giặc kéo đến bắt mẹ con Mai tra tấn. Tnú
xông ra cứu vợ con và bị giặc bắt đốt cháy mười đầu ngón tay. Cụ Mết chỉ huy dân
CỤ MẾT

làng giết giặc, cứu Tnú. Từ đó, làng Xô Man trở thành làng kháng chiến.
+ Tnú tham gia Giải phóng quân.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 20


Sáng hôm sau:
TNÚ VỀ LẠI ĐƠN VỊ - CỤ MẾT VÀ DÍT ĐƯA TIỄN – RỪNG XÀ NU
Tác giả kể

3. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm


- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, là cảm hứng chủ đạo, là dụng ý nghệ thuật của
tác giả.
- Rừng xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống tinh thần, vật chất của làng Xô Man.
- Rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy sức sống, khao khát ánh sáng mặt trời, luôn
sinh sôi nảy nở, bất chấp sự hủy diệt của đạn bom.
- Rừng xà nu là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, niềm khao khát tự do và tinh thần bất khuất
kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
II. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:
I. Hình tượng rừng xà nu ( trọng tâm )
- Chịu nhiều đau thương: Bị tàn phá khốc liệt:
+ Làng ở trong tầm đại bác của giặc, đạn bắn đã thành lệ vào nhiều thời điểm trong ngày.
+ Cả khu rừng hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương.
+ Cây lớn: bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão, chỗ vết thương, nhựa
ứa ra…như cục máu lớn (Nhân hóa: rừng XN như 1 sinh thể có linh hồn).
+ Cây con: đại bác chặt đứt làm đôi, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra,năm mười
hôm thì cây chết.
- Sức sống mãnh liệt, kiên cường trước sự hủy diệt của bom đạn kẻ thù:
+ Đạn đại bác không giết nổi chúng.Những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân
thể cường tráng.
+ Cạnh một cây mới ngã gục, bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao
thẳng lên bầu trời.
+ Phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng( khao khát ánh sáng , tự do).
+ Có những cây vượt lên được, cành lá sum suê…
+ Ưỡn tấm ngực ra che chở cho dân làng.
+ Đạn giặc không giết nổi chúng.Đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời.
- Gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man: khói xà nu xông bảng, lửa xà nu trong
mỗi bếp, đuốc xà nu soi sáng rừng đêm đồng khởi …

FSCDN – NGỮ VĂN 12 21


- Hình tượng xà nu mở đầu và khép lại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là dụng ý nghệ thuật của
nhà văn. Xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Xà nu có mặt trong
đời sống hằng ngày, trong lịch sử, trong truyền thống của dân làng Xô man. Xà nu cũng có mặt
hầu như ở tất cả những sự kiện trọng đạicủa làng. Xà nu được miêu tả trong sự ứng chiếu với
con người và ngược lại. Xà nu thực sự là một nhân vật có linh hồn. Nó là biểu tượng toàn
diện cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô man.
II. Hình tượng nhân vật Tnú
* Gan góc, dũng cảm, bất khuất:
- Thuở nhỏ: Tiếp tế lương thực cho cán bộ, làm liên lạc, xẻ rừng, vượt thác, thích nơi hiểm
nguy, bị giặc bắt thì nuốt thư, bị tù thì vượt ngục, học chữ thua Mai thì đập đầu tự trừng phạt
mình
- Trưởng thành:
+ Chỉ huy thanh niên, đội du kích lấy đá mài rựa, giáo, mác chống lại kẻ thù.
+ Bị giặc đốt mười ngón tay Tnú không thèm kêu van.
* Giàu lòng yêu thương:
- Đối với quê hương: Ba năm đi lực lượng trở về làng nghe âm thanh tiếng chày, đến con nước
lớn đầu làng…chân vấp , tim đập bồi hồi, xúc động nhớ từng kỉ niệm, ghi nhớ hình ảnh rừng
xà nu.
- Đối với gia đình: Tình cảm sâu nặng.
+ Xé tấm giồ làm địu cho con.
+ Đau đớn khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man(bứt đứt hàng chục trái vả, mắt
như hai cục lửa lớn).
+ Tay không nhảy xổ ra giữa lũ giặc,che chở cho vợ con.
* Biết vượt lên bi kịch cá nhân: Vợ con bị giặc sát hại, bản thân bị giặc hủy hoại mười đầu
ngón tay -> đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần nhưng Tnú vẫn đứng lên cầm vũ khí chiến đấu,
trừng trị kẻ thù, bảo vệ quê hương.
(Bàn tay Tnú: yêu thương - đau đớn - trả thù)
* Trung thành với cách mạng, có tính kỉ luật cao:
- Quyết học chữ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.
- Bị tra tấn, không khai báo, không kêu van.
- Nghỉ đúng phép dù tình cảm quê hương sâu nặng, quyến luyến.
* Chân lí được đúc rút từ câu chuyện bi tráng của Tnú

FSCDN – NGỮ VĂN 12 22


- Tnú không cứu được vợ con mình.
- Bản thân bị giặc bắt, trói chặt bằng dây rừng và đốt tay bằng nhựa xà nu → Tnú cường tráng,
mạnh mẽ, gan góc, có nhiều phẩm chất nhưng vẫn không cứu được vợ con, không bảo vệ được
tình yêu và không cứu được chính đời mình bởi anh chỉ có tay không.
=> Chân lí tất yếu: “Chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo”. Chỉ có dùng bạo lực cách
mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng. Bởi khi chúng ta cầm súng đứng lên
chống lại súng đạn của kẻ thù thì mọi thứ đều thay đổi (lửa sẽ tắt trên tay Tnú, lửa soi xác giặc
ngổn ngang, lửa cháy sáng rừng đêm trong đêm đồng khởi).
* Mối quan hệ giữa hai hình tượng RXN và Tnú: Gắn bó khắng khít, bổ sung cho nhau để
cùng hoàn chỉnh. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi
con người còn chưa thấm thía bài học: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
Tóm lại: Tnú là nhân vật trung tâm được xây dựng bằng bút pháp giàu chất sử thi. Tnú
tiêu biểu cho số phận và con đường đấu tranh của dân tộc Tây Nguyên. Là một trong những hình
tượng thành công của NTT và văn học chống Mỹ cứu nước.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của những người con Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.
- Khẳng định chân lý thời đại: theo CM là tất yếu, lấy bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản
CM để giải phóng quê hương.
2. Nghệ thuật
- Tác phẩm mang đậm tính sử thi.
- Tác giả đã chạm khắc được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và nhân vật anh hùng mang
dấu ấn thời đại, phong cách Tây Nguyên.
- Giọng điệu sử thi trang nghiêm, chất thơ hùng tráng vút lên từ thiên nhiên và con người miền
núi Tây Nguyên đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 23


NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- Nguyễn Thi -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Thi (1912-1968)
- Ông là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời
kì chống Mĩ cứu nước.
- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam
Bộ.
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
2. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
a. Xuất xứ: “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của
Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước (1966).
b. Tóm tắt tác phẩm:
- Truyện được thuật lại qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi anh bị trọng thương trong
trận chiến ác liệt với kẻ thù ở cánh rừng cao su , bị lạc đơn vị, nằm lại một mình ở chiến trường
trong đêm tối. Trong tình trạng lúc tỉnh lúc mê, Việt nhớ về tuổi thơ dữ dội của mình với những
người thân yêu nhất trong gia đình: ông bà nội, cha mẹ đều mất vì kẻ thù, nhớ chú Năm, nhớ
chị Chiến lúc hai chị em tranh giành nhau và cùng được tòng quân hay lúc khiêng bàn thờ má
gửi nhà chú Năm…
- Sau ba ngày lạc trong rừng, Việt được đồng đội tìm thấy, đưa về điều trị tại một bệnh viện dã
chiến. Việt nhớ chị Chiến muốn viết thư nhưng không biết viết sao, hơn nữa Việt cũng không
muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước
mong của má.
II. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:
1. Nhân vật Việt
- Là một chàng trai mới lớn, rất hồn nhiên, hiếu động:
+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội.
+ Bị thương rất nặng tới lần hai "trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo", Việt không sợ chết
mà lại sợ ma và bóng đêm.
+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.
+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu chị.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 24


- Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:
+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn trong hồi ức khi bị thương.
+ Mặc dầu hay tranh giành với chị nhưng rất yêu thương chị, luôn cảm nhận được hình bóng
của má trong chị mình.
+ Cùng với chị khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trước khi đi tòng quân và thầm nói
với linh hồn má “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con
lại đưa má về.”
- Gan góc, anh hùng:
+ Từ thuở bé, Việt đã theo má đi đòi đầu cha, xông vào đá tên lính liệng đầu cha mình
+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền thống
gia đình. Khao khát chiến đấu, tranh giành với chị đi tòng quân dù chưa đủ tuổi.
+ Chiến đấu dũng cảm và lập được nhiều chiến công.
+ Khi bị thương nặng, lạc ở chiến trường ba ngày hai đêm, kiệt sức, bốn lần ngất đi, cận kề với
cái chết nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
→Việt là con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, người tiêu biểu cho tinh thần
tiến công. Nhân vật Việt kết tinh cho những phẩm chất của cộng đồng của thời đại.
2. Chị Chiến
- Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con:
+ Tranh công bắt ếch, tranh đi tòng quân, tranh công bắt tàu giặc .
+ Trẻ trung, thích làm dáng
- Đảm đang, tháo vát, biết lo toan, có nét già dặn trước tuổi:
+ Ý thức mình là chị: thương em, lo cho em, thường tranh giành với em nhưng cuối cùng bao
giờ cũng nhường nhịn em. Chỉ duy nhất một lần không nhường đó là giành đi tòng quân.Suy
đến cùng cũng là lo cho em, sợ em phải đương đầu với nguy hiểm, với sự tàn khốc của chiến
tranh.
+ Có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương: cắt đặt việc nhà một cách rạch ròi, chu toàn
trước khi tòng quân.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát chiến đấu:
+ Giành đi tòng quân. Nhắc Việt nhớ lời dặn dò của chú Năm “thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về
là chú chặt đầu”. Đặc biệt là khẩu khí khi nói với em trai: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ
có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Đây là hào khí người phụ nữ thời đại mới - thời
đại cả nước đánh Mĩ

FSCDN – NGỮ VĂN 12 25


+ Có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề sắt đá.
→Chiến là một cô gái mới lớn nhưng biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
và dân tộc.
Tóm lại: Việt và Chiến là hai “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống” của gia đình, mang
đấu ấn riêng của thế hệ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Việt và Chiến là biểu tượng cao
đẹp cho lớp thanh niên trưởng thành trong máu lửa chiến tranh.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ, yêu nước, căm thù giặc sâu
sắc. Đồng thời, khẳng định truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh
tinh thần to lớn cho nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược.
2. Nghệ thuật
+ Trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật Việt. Lối kết cấu dựa theo dòng hồi ức ấy làm cho
truyện giàu cảm xúc, chân thực, diễn biến linh hoạt
+ Xây dựng nhân vật bằng chi tiết cụ thể, làm rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo nên không khí
chân thực và có linh hồn.
+ Ngôn ngữ bình dị, mang đậm chất Nam Bộ.
+ Phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 26


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng cảm hứng thế sự, Nguyễn Minh Châu là một trong số
những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo
đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh,
trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách
- Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Truyện Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu,
rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ
hai – sau năm 1975.
– Truyện ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang dần đổi mới, cuộc sống kinh tế có nhiều
mặt trái, nhiều tồn tại khiến người ta phải băn khoăn.
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung
cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
b. Cốt truyện
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương
mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án tòa án
huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một
tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng
chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn
ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che
chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác
đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái
tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra
buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được
đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài
với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn
nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 27


Tấm ảnh Phùng chụp, mãi sau này vẫn là một tác phẩm được yêu thích. Tuy nhiên, mỗi lần
đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu
nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh rồi
hòa lẫn trong đám đông.
c. Nhan đề
– Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng
về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài.
– Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về cuộc sống bấp bênh, dập
dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
– Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn
của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con người lam lũ, vất vả
trong cuộc sống thường nhật.
 Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ
sĩ cần có một khoảng cách nhất định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ
thuật nhưng lại cũng cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật của cuộc sống. Nhan
đề là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật!
II. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:
1. Tình huống truyện
 Tình huống trong truyện ngắn là tình huống mang tính nhận thức và khám phá của nghệ sĩ
nhiếp ảnh tên Phùng về nghệ thuật và cuộc sống.
- Thứ nhất, đó là tình huống người nghệ sĩ Phùng choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh.
- Thứ hai, đó là tình huống người nghệ sĩ Phùng đã kinh ngạc khi chứng kiến cảnh người đàn
ông đánh vợ dã man bên bờ biển.
-. Thứ ba, đó là tình huống người nghệ sĩ Phùng ngạc nhiên trước tình huống người đàn bà
nhất quyết không chịu bỏ người chồng vũ phu, và anh đã thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ
thuật.
2. Những phát hiện của nghệ sĩ Phùng:
a. Bức tranh nghệ thuật – phát hiện thứ nhất
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương
mù. Phùng đến một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc
Mĩ. Sau mấy ngày liền “phục kích”, cuối cùng Phùng đã chụp được một tấm hình tuyệt đẹp như
là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến
ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích… Quả thực, bức ảnh
“chiếc thuyền ngoài xa” này là một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ Phùng chỉ có diễm phúc

FSCDN – NGỮ VĂN 12 28


bắt gặp một lần. Trong giây phút bối rối ấy, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái
chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Giây phút
ngập tràn hạnh phút ấy, anh như cảm thấy tâm hồn được gột rửa, thanh lọc trở nên trong trẻo,
tinh khôi. Nhất là anh sung sướng nghĩ rằng mình đã khám phá ra cái tận thiện tận mĩ. Anh cảm
thấy bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Đó chính là sự khám phá, cảm nhận và nhận thức của
người nghệ sĩ về “bản thân cái đẹp”?
b. Bức tranh hiện thực cuộc sống – phát hiện thứ hai
Khi cái thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia tiến vào bờ thì Phùng bàng hoàng phát hiện ra sự thật
của cuộc sống. Bước ra là một người đàn bà mệt mỏi, cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn, ác
độc, coi việc đánh vợ như là phương cách giải tỏa những uất ức khổ đau: Lão đàn ông lập tức
trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng… lão trút cơn giận như
lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa
thờ hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két… và một thằng con trai phản ứng quyết liệt với cha
để bảo vệ mẹ: Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng… lập tức nhảy xổ vào cái
lão đàn ông... liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực lão đàn
ông. Lúc ấy Phùng từ hết sức “ngạc nhiên”, “đứng há hốc mồm ra”, đến sửng sốt và không thể
nào chấp nhận được. Niềm tin về cuộc sống trong anh bị đổ vỡ, anh cảm thấy: sự thật trớ trêu,
ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước
phim huyền diệu mà anh dày công sáng tạo bỗng hiện hình một sự thật cuộc sống xót xa. Nghịch
lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ đó là phải nhìn cuộc đời một cách toàn diện, đa chiều,
về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối (Nam
Cao).
c. Phát hiện ở tòa án huyện
Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc sống thanh bình, tốt đẹp. Nhưng
hiện thực cuộc sống vẫn còn những góc khuất. Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà làng
chài ở tòa án huyện. Bề ngoài, đó là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường
xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, nhưng
người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông ấy: Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con
cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó... Nguồn gốc của những nghịch lí đó là
tình thương vô bờ đối với những đứa con: đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải
có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con…
phải sống cho con chứ không thể sống cho mình. Phùng từng là người lính chiến đấu giải phóng
miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể nào giải phóng được số phận
của người đàn bà bất hạnh kia! Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng càng thấm thía: không
thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người. Con người, nhất là người nghệ sĩ cần

FSCDN – NGỮ VĂN 12 29


phải nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn. Đồng thời phải có sự cảm thông chia sẻ với
họ.
d. Trước trận bão biển
- Con người nhỏ bé
- Thiên nhiên cũng có lúc dữ dội, đáng sợ
 Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo. Những tình huống chứa đầy sự nghịch lí:
một trưởng phòng muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con
người; một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó lại chứa đựng những
cái phi đạo đức; một người đàn bà bị chồng đánh dã man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ
lão… Những nghịch lí đó vẫn tồn tại trong cuộc đời như nói lên một triết lí sâu sắc: Cuộc sống
không hề đơn giản mà phức tạp, không dễ gì khám phá. Người nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều
chiều khi phản ánh hiện thực cuộc sống.
 Tình huống truyện hấp dẫn, độc đáo mang tính chất nhận thức, khám phá về cuộc sống và
con người. Nhân vật kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng đã tạo ra một
điểm nhìn trần thuật sắc sảo, sinh động. Lời kể trở nên khách quan, chân thật giàu sức thuyết
phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng lão đàn ông
thô bỉ, lời người đàn bà xót xa cam chịu… Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo đã góp phần khắc
sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
3. Người đàn bà hàng chài
a. Tên gọi: người đàn bà hàng chài. Nguyễn Minh Châu đã không gọi chị bằng một cái tên riêng
như những người đàn bà khác, nhà văn chỉ gọi phiếm định là bà, mụ mặt rỗ... Dường như cuộc
sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác
phải suy nghĩ.
b. Ngoại hình: trạc ngoài bốn mươi, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ  gợi ấn tượng về cuộc đời
nhọc nhằn, người đàn bà xấu xí, mệt mỏi lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu
giờ trở nên thô kệch.
c. Số phận: bất hạnh. Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo
khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau
xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ...
+ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ… Có mang với một anh hàng
chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất
vả, lam lũ, bấp bênh.
+ Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật...
+ Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một con thú,
FSCDN – NGỮ VĂN 12 30
với lời lẽ cay độc: Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Khi bị đánh
chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. Và dường như người
đàn bà coi đó là một lẽ đương nhiên nên chị nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi
đau đớn.
 Số phận đầy bi kịch được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.
d. Phẩm chất, tính cách:
– Nhẫn nhục, chịu đựng: chị coi việc mình bị đánh đó như một phần đã rất quen thuộc của
cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Khi được đề nghị giúp đỡ thì
van xin lạy: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó.
– Chị hiểu được những cơ cực của cuộc sống mưu sinh trên biển khi không có người đàn ông.
Yêu thương con tha thiết: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống
cho mình.
– Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Sự cần
thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi
dạy các con.
– Tình thương vô bờ đối với những đứa con (HS phân tích tình yêu của chị với thằng Phác),
chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố...  Tình mẫu tử vút lên
trên cái nền của một cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa.
– Người đàn bà vị tha: Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những
niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: nhìn con được ăn no; có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa
thuận.
– Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời:
 Ý thức được thiên chức của người phụ nữ: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi
nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ.
 Vì hoàn cảnh: trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông
khỏe mạnh, biết nghề. Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục đáng cảm thông, chia sẻ. Bởi nếu hiểu sự
việc một cách đơn giản chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nhìn vấn đề
một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà là không thể khác được.
 Đằng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương mê
muội, đáng thương. Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ
bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng
trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu
lòng vị tha và đức hi sinh.
 Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc
nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện
với con người và cuộc sống.
FSCDN – NGỮ VĂN 12 31
4. Người đàn ông
– Vốn là anh con trai chất phác, cục mịch nhưng hiền lành.
– Giờ là một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác, khốn khổ:
+ Lưng rộng và cong như một chiếc thuyền.
+ Mái tóc tổ quạ.
+ Chân đi chữ bát, bước từng bước chắc chắn.
+ Hàng lông mày cháy nắng.
+ Hai con mắt độc dữ.
– Là người chồng lầm lì, vũ phu, đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ đời
thường. Người đàn ông này vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau
khổ cho người thân.
 Những cư dân vùng biển qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu có cái gì bí ẩn, hoang sơ,
dữ dội như sóng, như cuồng phong.
5. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
– Là nghệ sĩ nhiếp ảnh, từng là một người lính vào sinh ra tử; Phùng là nhân vật tư tưởng của
tác phẩm. Nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từng chiến đấu, một người lính năm xưa giờ là
phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương
đất nước, phản ánh cuộc sống lao động khỏe khoắn tươi rói của những con người dựng xây đất
nước, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấm ảnh lịch hoàn chỉnh.
– Vốn là người lính chiến trường nên Phùng căm ghét mọi áp bức, bất công. Anh xúc động
ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền trên biển lúc bình minh bao nhiêu thì lại
càng bàng hoàng, sửng sốt, kinh ngạc, bất bình khi chứng kiến cảnh người chồng ngược đãi,
vũ phu bấy nhiêu.
– Câu chuyện người đàn bà đã làm thay đổi cách nhìn người, nhìn đời ở Phùng. Anh nhận
thức rõ hơn chân lí nghệ thuật của người nghệ sĩ. Cái nhìn và cảm nhận của Phùng là sự khám
phá và phát hiện sâu sắc về đời sống con người. Chứng kiến và thấu hiểu nguyên do người đàn
bà không thể bỏ chồng, anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. Phùng như
thấy chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của
người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lí tưởng như nghịch lí ở gia đình hàng
chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
6. Thằng bé Phác
– Phác không còn là một cậu bé như những cậu bé cùng trang lứa nữa, mà cậu thật sự là một
người lớn, hiểu biết, giàu tình cảm tuy lòng cậu đầy vết xước trong trái tim.
– Cảm động nhất là hình ảnh: Cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt
người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy những nốt rỗ chằng chịt hay như
chi tiết thằng Phác từng tuyên bố rằng: Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 32


– Có lẽ trong lòng thằng bé vẫn hết mực yêu thương mẹ và bố của mình nhưng nó cũng rất
rạch ròi, cương quyết với hành động sai trái của bố khi đối xử tàn bạo với mẹ của nó.
 Với nhân vật Phác, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề lớn cho xã hội. Đó là tương lai
của những đứa trẻ sống trong cảnh bạo hành gia đình rồi sẽ ra sao?
7. Vị chánh án – Đẩu
– Nhân vật Đẩu chỉ là nhân vật phụ, nhưng lại không thể thiếu trong tác phẩm. Bởi chính Đẩu
đã cho chúng ta thấy được rõ nhất cái nhìn đời qua qua lí thuyết, chỉ nhìn vào cái bề ngoài của
sự việc mà quên đi tìm hiểu nguồn gốc của nó.
– Nhân vật Đẩu – vị Bao Công của phố biển, người đại diện cho công lí, sau khi tiếp xúc với
người đàn bà hàng chài đã vỡ ra bao nhiêu điều cay đắng của cuộc đời: cuộc mưu sinh quá
nghiệt ngã đã đẩy con người vào bế tắc. Đẩu từng là một người lính. Anh từng chiến đấu để
giải phóng mảnh đất này nhưng giờ đây lại không thể giải phóng nổi số phận của người đàn bà
hàng chài. Đẩu nắm trong tay luật pháp – cán cân công lí của xã hội nhưng không thể giúp được
người đàn bà này.
 Qua nhân vật Đẩu, ta như hiểu thêm rằng pháp luật đôi khi cũng bất lực nếu như con người
không tự nhận thức và cứu chính bản thân mình.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nhân đạo
– Nhà văn thật sự cảm thông, đau xót trước tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài, trước
bi kịch gia đình khủng khiếp, trước thân phận của người phụ nữ miền biển; bày tỏ tình yêu
thương đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, lam lũ, nhọc nhằn
– Đề cập đến tình trạng bạo lực trong gia đình, Nguyễn Minh Châu đã làm dấy lên trong lòng
người đọc nỗi xót thương pha lẫn lo âu về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, về nguy cơ
trẻ em sẽ sớm nhiễm thói vũ phu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào
cuộc sống.
– Nhà văn không chỉ lên án bạo lực, kẻ vũ phu mà còn tỏ ra thấu hiểu, cảm thông cho gánh
nặng mưu sinh và sự chịu đựng của người phụ nữ.
– Nhà văn phát hiện, khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài, người phụ nữ Việt Nam:
chăm chỉ, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
– Tác giả trăn trở và chỉ ra nguy cơ đáng sợ nếu không giải phóng con người khỏi đói nghèo,
tăm tối thì không thể tiêu diệt được cái xấu, cái ác.
* Tác phẩm là chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời, con người và nghệ thuật:
- Cuộc đời, con người: phức tạp, đa chiều.
- Nghệ thuật:
+ NT chân chính phải xuất phát từ cuộc đời, gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 33


+ Người nghệ sĩ chân chính phải nhìn nhận, khám phá cuộc sống và con người một cách chân
thực, sâu sắc và toàn diện.
2. Nghệ thuật
– Tình huống truyện độc đáo: độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời
sống.
– Nghệ thuật kể chuyện: sinh động
+ Người kể chuyện: là nhân vật Phùng. -> tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám
phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục.
+ Giọng điệu trần thuật đa dạng: khách quan ngạc nhiên khi tả cảnh đời, cảnh biển; lo âu khi
tái hiện lời thoại của người đàn bà; xót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông
ngược đãi vợ con; day dứt khắc khoải khi thấy người đàn bà chưa tìm được lối thoát...
+ Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật (Phùng, người đàn bà hàng chài, Phác, Đẩu).
– Lựa chọn các chi tiết đặc sắc (bãi xe tăng cũ, vái lạy thằng Phác và Đẩu, chiếc thuyền xuất
hiện…).
– Lời văn giản dị, giọng văn nhỏ nhẹ mà thấm thía ý nghĩa triết lí tự nó toát ra từ đời sống, từ
trải nghiệm.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 34


HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (trích)
– LƯU QUANG VŨ-
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú
- Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch,...
nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
- Ông là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỷ XX, nhà soạn
kịch tài năng nhất của nần văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh
không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt....
+ Thơ: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu...tập thơ Hương
cây ( 1986 in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa), Mây trắng của đời tôi (1989).
+ Tiểu luận: Diễn viên và sân khấu (1979)....
2. Tác phẩm
Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng, dựa trên
cốt truyện dân gian. Nhanh chóng được nhiều thiện cảm với người xem, Hồn Trương Ba, da
hàng thịt được công diễn nhiều lần trên các sân khấu lớn trong và ngoài nước.
II. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:
1. Hình tượng nhân vật Trương Ba:
a. Trương Ba khi còn sống:
- Lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo.
- Có tài năng đánh cờ rất giỏi.
- Sống nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng.
=> Trương Ba khi còn sống là một người có phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn trong sáng, cao thượng.
b. Trương Ba sau khi chết nhập vào xác hàng thịt:
- Chết đột ngột một cách vô lí do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba.
- Nam Tào sửa sai cho Trương Ba sống lại nhập vào xác hàng thịt
- Bị thể xác sai khiến, trú ngụ dưới thân thể dung tục, thô bạo, to béo.
=> Trương Ba lâm vào một nghịch cảnh vô lí, một cảnh tình trớ trêu, éo le: linh hồn nhân hậu,
thanh cao phải sống nhờ tạm một cách trái tự nhiên trong thể xác thô lỗ, phàm tục...
c. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
* Độc thoại nội tâm:
- Ngồi ôm đầu, nhìn chân tay, nhìn thân thể.
- Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 35


- Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi.
- Cái thân kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi tức khắc.
=> Tâm trạng đau khổ, chán chường, ghê sợ và muốn thoát khỏi cuộc sống nhờ tạm xác hàng
thịt.
* Đối thoại với xác hàng thịt:
a. Xung đột thứ nhất: Hồn Trương Ba tranh luận với xác anh hàng thịt
– Lần thứ nhất: Phê phán xác hàng thịt chỉ là vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có
tư tưởng, không có cảm xúc… Hồn Trương Ba mắng lại: Ta vẫn có đời sống riêng, nguyên vẹn,
trong sạch, thẳng thắn. Hồn Trương Ba rung động trước người đàn bà trẻ – vợ hàng thịt, giúp
hồn Trương Ba thưởng thức những món ngon: tiết canh, thịt lợn…
– Lần thứ hai: Hồn Trương Ba tiếp tục phủ nhận vai trò của xác hàng thịt: Ta cần gì sức mạnh
làm ta trở nên tàn bạo. Xác hàng thịt kể công: Tôi đã cho ông sức mạnh để ông tát vào mặt
người con trai hư đốn.
– Lần thứ ba: Xác hàng thịt đề nghị hai bên giảng hòa, rồi động viên hồn Trương Ba chấp
nhận cuộc sống đang có: Ông đừng tự dằn vặt làm gì. Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng
rất cần đến ông. Thôi đừng cãi nhau nữa. Không còn cách nào khác đâu, phải sống hòa thuận
với nhau thôi.
 Lí lẽ của xác hàng thịt chứa đựng nhiều điều đúng đắn, đầy sức thuyết phục. Đây chính là
cuộc xung đột giữa thể xác (phần bản năng) và tinh thần (phần ý thức) của con người. Trong
cuộc đấu tranh này, phần bản năng đã thắng phần ý thức. Hồn Trương Ba, đành chấp nhận cúi
đầu chấp nhận cuộc sống thực tại. Nhập vào xác hàng thịt, ông ngồi lặng lẽ trên chõng, cô đơn,
đau khổ  Bị kịch thật đáng thương.
d. Màn đối thoại với người thân:
- Vợ Trương Ba:
+ Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rãnh!
+ Có lẽ tôi phải đi...
+ Nghĩ ngợi, rưng rưng, khóc.
+ Để ông được thảnh thơi với cô vợ hàng thịt..
+ Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa...
=> Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bản tính vị tha nên đã nhường Trương Ba cho
cô vợ hàng thịt.
- Cái Gái – cháu nội Trương Ba:
+ Ông nội tôi chết rồi.
+ Hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông
+ Từ nay ông không được đụng chạm vào cây cối trong vườn ông tôi nữa.
+ Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi, cút đi!

FSCDN – NGỮ VĂN 12 36


=> Cái Gái phản ứng quyết liệt và dữ dội, không chấp nhận, không tin Trương Ba, thậm chí
xua đuổi Trương Ba.
- Chị con dâu:.
+ Thầy đừng giận con trẻ..khổ thân thầy...
+ Con sợ lắm, đau đớn lắm, mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch
lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc con cũng không nhận ra thầy nữa.
=> Chị con dâu cũng cảm nhận sự thay đổi và rất lo lắng, thông cảm, xót thương cho hốn
Trương Ba.
- Hồn Trương Ba:
+ Thẫn thờ, nghĩ ngợi.
+ Ngồi xuống ôm đầu.
+ Như cầu cứu
+ Nhẫn nhục.
+ Mặt lặng ngắt như tảng đá.
 Mặc dù cố thuyết phục với gia đình nhưng càng cố thì hồn Trương Ba càng thất bại. Đây
là xung đột, là mâu thuẫn giữa tình cảm đôn hậu, yêu thương với hành động vụng về, thô bạo
của Trương Ba. Ông đau đớn vô cùng nhận ra mình là kẻ giả dối, bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo. Nhưng rồi ông chợt bừng tỉnh, rồi tự dằn vặt, phê phán mình: Cái thân xác
không phải của ta… Lẽ nào tao chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?... Chẳng
còn cách nào khác… Không cần cái đời sống do mày mang lại, không cần…  Đây là giây
phút bản chất lương thiện của người nông dân Trương Ba trỗi dậy và đấu tranh với chính mình,
để chiến thắng chính mình. Cuối cùng, ông quyết định gọi tiên Đế Thích xuống trần.
e. Màn đối thoại hồn Trương Ba với Đế Thích:
– Mở đầu, hồn Trương Ba đề đạt nguyện vọng một cách thẳng thắn: Không thể bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích giải nghĩa để hồn
Trương Ba hiểu cảnh ngộ như của ông là chuyện hoàn toàn bình thường ở đời, dưới hạ giới con
người vẫn sống như thế. Lí lẽ và thực tế thật đáng sợ, không dễ gì con người chối bỏ, hoặc phủ
nhận…
– Hồn Trương Ba phân tích bi kịch của kẻ sống nhờ, sống giả dối: Sống nhờ vào đồ đạc, của
cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh
hàng thịt. Từ thực tế đau khổ của mình, hồn Trương Ba phê phán sai lầm của Đế Thích: Ông
chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết. Vừa bằng lí lẽ,
hồn Trương Ba vừa đưa ra biện pháp cụ thể: Trả lại xác cho anh hàng thịt, còn hồn mình thì ở
đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp tôi, tôi sẽ… tôi sẽ… nhảy xuống
sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác hàng thịt cũng mất…

FSCDN – NGỮ VĂN 12 37


 Lí lẽ của hồn Trương Ba thật sắc bén, biện pháp của ông thật cụ thể, nguyện vọng của ông
thật da diết. Giữa sự sống và cái chết, ông tự nguyện giũ bỏ cuộc sống giả dối, sống nhờ để
nhận lấy cái chết thanh cao, để được là tôi toàn vẹn, hồn và xác hòa hợp, thống nhất.
– Đế Thích cũng đưa ra biện pháp: Trả lại xác hàng thịt, cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị
– đứa trẻ hàng xóm vừa mới chết. Thật là một giải pháp kì quặc, sửa sai lầm này, Đế Thích lại
phạm phải sai lầm khác: Có những cái sai không thể sửa chữa. Chắp vá gượng ép chỉ làm sai
thêm. Chỉ có một cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc là bù bằng một việc đúng khác. Hồn
Trương Ba vừa tiếp tục phê phán vị tiên trên trời, vừa nhắc nhở con người nơi hạ giới.
– Cuối cùng, hồn Trương Ba quyết định: trả lại xác cho anh hàng thịt, giúp cu Tị sống lại còn
mình thì chết hẳn. Thấy Đế Thích phân vân, ông nhấn mạnh và dứt khoát: Không thể sống với
bất cứ giá nào được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm
thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…
– Không tìm được giải pháp nào tốt hơn thế, Đế Thích đành chấp nhận nguyện vọng của
Trương Ba với thái độ vừa kinh ngạc vừa nể phục: Con người dưới hạ giới các ông thật kì lạ.
Điều kì lạ ở nhân vật hồn Trương Ba là gì là điều mà Lưu Quang Vũ bỏ ngỏ nơi mỗi người đọc
kịch, xem kịch?
 Qua mỗi xung đột kịch, Trương Ba vừa nhận thức rõ hơn bi kịch của số phận mình vừa
bền bỉ đấu tranh để vượt qua bi kịch. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là xung đột thứ ba, hồn
Trương Ba gặp Đế Thích. Đây chính là cuộc đấu trong bản thân Trương Ba. Ông đã vượt lên
chính mình, bằng tấm lòng vị tha, nhân hậu cao cả, nhường sự sống cho người khác, chấp nhận
cái chết về mình để không phải sống nhờ, để được là mình toàn vẹn, trong sạch, thanh thản…
Tinh thần và cách ứng xử này dũng cảm và cao đẹp biết bao. Đoạn kết của vở kịch là một vĩ
thanh khẳng định sự bất tử của hồn Trương Ba, tuy ông ra đi vĩnh viễn nhưng hương hồn thanh
cao, trong sạch của ông mãi mãi ở trong lòng của những người thân yêu, bà con làng xóm…
Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, đậm chất triết lí sâu sắc.
f. Màn kết:
- Hồn Trương Ba trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
- Hồn Trương Ba hóa thân thành các sự vật thân thương “màu xanh cây vườn” , tồn tại vĩnh
viễn bên người thân yêu.
=> Bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và
của sự sống đích thực của con người.
2. Vài nét về nghệ thuật:
- Nghệ thuật độc thoại nội tập sâu sắc, đối thoại sinh động.
- Tình huống giàu kịch tính, thử thách và bộc lộ phẩm chất nhân vật.
- Tính cách, phẩm chất nhân vật bộc lộ chủ yếu thông qua ngôn ngữ, hành động kịch.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 38


D. MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO CÁC NĂM GẦN ĐÂY

ĐỀ 01

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn - Lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Mọi người sẽ cảm thông và tha thứ cho bạn nếu bạn thiếu năng lực và kiến thức.
Nhưng khi dối trá, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường. Do đó, hãy luôn thể hiện
sự chân thành của mình trong mọi hoàn cảnh. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên bằng phẳng và
dễ dàng hơn nếu bạn luôn sống chân thành.
Hãy chân thành với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác của bạn. Nhưng trên hết,
hãy học cách sống chân thành với chính bản thân. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ
không bao giờ thuyết phục được người khác tin tưởng ở mình. Khi bạn tự tin nhìn thẳng
vào mắt người đối diện và truyền cho họ niềm tin của mình, bạn sẽ có được sự tin tưởng và
ủng hộ từ họ.
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, Thu Hằng dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 29-30)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, sống chân thành đem đến cho con người điều gì?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Nhưng trên hết, hãy học cách sống chân thành với chính
bản thân”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Hãy luôn thể hiện sự chân thành của mình trong
mọi hoàn cảnh”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về
ý nghĩa của thái độ sống chân thành.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh/Chị phân tích đoạn trích sau:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 39


Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về
sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng
gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm,
hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng,
mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão
đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên
và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn
đấy. Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn xong lần,
họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 31)
-

FSCDN – NGỮ VĂN 12 40


ĐỀ 02

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn - Lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chúng ta không thể quyết định được màu da của mình, nơi chúng ta được sinh ra hay
bố mẹ của ta là ai. Nhưng có một điều chúng ta có thể quyết định, chính là thái độ của chúng
ta đối với những gì xảy ra cho mình.
Hãy tưởng tượng ra hai vòng tròn. Vòng ở trong là Vòng tự chủ bao gồm bản thân, sự
lựa chọn, thái độ, trách nhiệm với những gì xảy ra là những gì ta có thể điều khiển được. Vòng
ngoài là Vòng ngoài tầm điều khiển. Nó bao gồm hàng ngàn điều mà chúng ta chẳng thể quyết
định.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta mất thời gian để lo ngại về những gì chúng ta không
thể điều khiển, như một lời châm chọc, một lỗi lầm trong quá khứ hay một sự thay đổi thời
tiết? Bạn nghĩ xem, chúng ta sẽ càng mất tự chủ, như thể chúng ta là một nạn nhân vậy.
(Trích 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, Sean Covey, biên dịch Vũ Thị Thu
Nhi-Nguyễn Thành Nhân, NXB Trẻ, 2007, tr. 75-76)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, con người có thể điều khiển được những gì?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng Nhưng có một điều chúng ta có thể quyết định, chính là thái độ
của chúng ta đối với những gì xảy ra cho mình?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được thông điệp gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hậu quả
của thái độ sống tiêu cực.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh/Chị phân tích đoạn trích sau:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 41


Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.
Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài
người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế
cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào
cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe
như con bướm sặc sỡ […]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.
Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết
tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra
sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh
ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa
rượu bên bếp lửa.
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm
mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày
trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân
này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 6-7)

- Hết –

FSCDN – NGỮ VĂN 12 42


ĐỀ 03

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn - Lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn mà
trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên
cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không bị áp lực với
mọi sự lựa chọn của mình trong đời, đó là một cuộc chơi, không ai thắng và cũng không
ai thua. Suy cho cùng, ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, người may mắn hơn là
người được sống nhiều hơn những người khác. Sống nhiều hơn không có nghĩa là sống
lâu hơn nhưng là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau
nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều
trải nghiệm phong phú nhất”.
Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc “sống sung sướng hơn, đầy đủ
hơn” thành “sống nhiều hơn, sống sâu hơn”, thế là đủ.
(Trích Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr.145)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết khuyên chúng ta hãy luôn tâm niệm điều gì?
Câu 3. Tại sao Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không bị áp lực với
mọi sự lựa chọn của mình trong đời?
Câu 4. Lời khuyên Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc “sống sung sướng
hơn, đầy đủ hơn” thành “sống nhiều hơn, sống sâu hơn” có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản
thân về ý nghĩa của việc sống trải nghiệm.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích những cảm nhận của nhân vật Phùng về tấm ảnh được nhà văn Nguyễn
Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:

FSCDN – NGỮ VĂN 12 43


Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về
tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn
được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng
nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy
giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà
ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét
thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt
trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc
chắn, hòa lẫn vào trong đám đông…
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 77-78)

- Hết -

FSCDN – NGỮ VĂN 12 44


ĐỀ 04

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2019 - 2020
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(…)Biển ơi! Biển thẳm sâu Biển chìm trong đêm thâu
Dạt dào mà không nói Ðể chân trời lại rạng
Biển ơi cho ta hỏi
Khát khao điều mới lạ
Biển mặn từ bao giờ
Ta đẩy thuyền ra khơi
Nhặt chi con ốc vàng Dù bão giông vất vả
Sóng xô vào tận bãi Không quản gì biển ơi!
Những cái gì dễ dãi (Biển - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Có bao giờ bền lâu
Câu 1. Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự cảm nhận của người viết về biển.
Câu 2. Theo anh/chị, người viết muốn nhắn nhủ điều gì trong đoạn thơ thứ hai?
Câu 3. Đoạn thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho,
một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong
miệng. Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà :
- U đã về đấy !
Hắn lật đật chạy ra đón.
- Hôm nay sao u về muộn thế ! Làm tôi đợi nóng cả ruột.
Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi :
- Có việc gì thế vậy ?
- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 45


Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà
lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà
nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Không
phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão
thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người
nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười :
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào
lần nữa :
- U đã về ạ !
Ô hay, thế là thế nào nhỉ ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ :
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp :
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…
Chẳng qua nó cũng là cái số cả…
(Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
- Hết -

FSCDN – NGỮ VĂN 12 46


ĐỀ 05
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông...
Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn...
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...
(Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong
đoạn trích.
Câu 2. Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong hai khổ thơ cuối của đoạn trích.
Câu 3. Cảm nhận tình cảm của tác giả được thể hiện qua những câu thơ:
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ đoạn trích là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

FSCDN – NGỮ VĂN 12 47


Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của những điều bình thường, giản dị
trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến
Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng
mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này
đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không
nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước
mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa
năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc
nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời
như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ,
đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông
ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 6)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn trích trên.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 48


ĐỀ 06

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đối với những người từng trồng tre, cho dù có chăm sóc, tưới tắm đến đâu thì họ đều
không thể thấy được sự phát triển rõ rệt của tre trong những tuần đầu, mà phải mất đến 4 năm.
Trên thực tế, tre là loài cây phát triển ngầm toàn bộ thời gian và không có bằng chứng rõ ràng
chứng tỏ nó đang phát triển. Trong khoảng thời gian đó, tre đã phát triển hệ thống rễ vững
chắc cần thiết để chống đỡ chiều cao cũng như trọng lượng của thân cây tre suốt đời.
Quá trình sinh trưởng của cây tre gợi cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm về
thành công.
… Không phải chỉ trong một đêm mà tre có thể mọc cao đến 27 mét. Cuộc sống cũng
như vậy, thành công không thể đạt được trong “một sớm một chiều”. Đó là sự thật, thành công
thực sự cần có thời gian, sự nỗ lực và siêng năng. Bạn trở nên thành công bằng cách thường
xuyên làm những việc đúng đắn để tiến gần hơn đến mục tiêu của bạn.
Những hành động nhỏ của bạn hôm nay sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về lâu dài. Rất nhiều
người không kiên trì và nhẫn nại, họ làm việc và muốn có kết quả ngay lập tức. Vì vậy, khi mọi
thứ không được như mong đợi, họ dễ dàng bỏ cuộc.
(Hoàng Hoa, theo Trí thức trẻ, Ba bài học đáng suy ngẫm về thành công mà tôi
học được từ “cuộc đời của cây tre”)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, con người cần có những yếu tố nào để đạt được thành công?
(0,5 điểm)
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy chỉ ra mối tương đồng giữa quá trình sinh trưởng
của cây tre và quá trình đi đến thành công của con người. (1,0 điểm)
Câu 4. Ý kiến: “Những hành động nhỏ của bạn hôm nay sẽ tạo ra sự khác biệt lớn
về lâu dài” đã cho anh/chị những bài học gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự kiên trì đối với thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:
Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:
- Con lạy quí tòa...
- Sao, sao?
FSCDN – NGỮ VĂN 12 49
- Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...
Lúc bấy giờ tôi đang ngồi giấu mặt sau bức màn vải hoa ngăn chỗ làm việc bên ngoài
và phòng ngủ bên trong của Đẩu. Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy gian phòng ngủ
lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá. Tôi vén lá
màn bước ra.
Người đàn bà nhận ra được tôi ngay. Mụ nhấp nhổm xoay quanh chiếc ghế như bị kiến
đốt, và về sau tôi mới sực nghĩ ra, mụ nghĩ rằng tòa án đã bố trí sẵn tôi ngồi phía sau để chuẩn
bị làm nhân chứng.
- Chị cứ ngồi nguyên đấy! - Đẩu nói và với vẻ đầy hào hứng của một con người bảo vệ công lý
vừa có thêm người đến tiếp viện, anh chạy sang phòng bên xách một chiếc ghế cho tôi. Bấy giờ
dưới con mắt của người đàn bà hàng chài, vị chánh án không phải là Đẩu đã trở về ngồi sau
chiếc bàn lớn mà là tôi, với mấy vết thương đã lên da non nhưng vẫn để dấu vết trên mặt.
- Tùy bà! - Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh
án - chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận...
Đang ngồi cúi xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng
người một, với một vẻ ban đầu ngơ ngác.
- Chị cám ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết - Đây là chị
nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm
ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...
Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác,
ngôn ngữ khác.
Cũng phải nói thật, những lời ấy, nhất là đấy lại là lời một người đàn bà khốn khổ, không phải
dễ nghe đối với chúng tôi. Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một chánh án huyện. Còn tôi, một
người đáng lẽ mụ phải biết ơn...
Nhưng người đàn bà để lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của
chúng tôi. Mụ đưa cặp mắt đầy vẻ mệt mỏi nhìn ra ngoài bờ phá bên kia con đường chính của
phố huyện ở đấy, thiếu nữ mặc áo tím vẫn ngồi đợi mụ trên chiếc mủng.
Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt,
nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:
- Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ
nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi
có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới.
Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập
tôi.
(Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019,tr
74-75)

FSCDN – NGỮ VĂN 12 50


ĐỀ 07

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn thơ:
Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mắt tre trong hầm
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con
Sông dài, biển rộng, ao tròn
Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời
Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm
Một năm con vịn vách hầm con đi
( Trích Tuổi thơ của con, Xuân Quỳnh,Thơ và đời, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1998, Tr 95)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?/Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong
đoạn thơ trên?
Câu 2. Chỉ ra những kỉ niệm tuổi thơ của con được thể hiện trong đoạn thơ.
Câu 3. Xác định hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. Tình cảm tác giả gửi gắm trong bốn câu thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm
Một năm con vịn vách hầm con đi
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của sống có khát vọng với giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được
nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được
là tôi toàn vẹn.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 51


Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây.
Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng
nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới
đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của
ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng
này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống,
nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên.

FSCDN – NGỮ VĂN 12 52

You might also like