Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG THI TỈNH LẦN 3 MÔN SINH HỌC

Năm học: 2023 – 2024. Thời gian làm bài 90 phút


Câu 1: (3,0 điểm)
Các nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích.
(1) Ở thú, máu động mạch luôn giàu O2.
(2) Ở tôm, máu hòa trộn với dịch mô và tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
(3) Ở tim của người, tâm thất trái co tạo áp lực lớn hơn so với tâm thất phải co.
(4) Trong hệ mạch của người, mao mạch có huyết áp nhỏ nhất.
(5) Người bị bệnh đái tháo đường có huyết áp cao hơn so với người bình thường.
(6) Khi bị thương, mô tổn thương sản sinh ra histamin làm giảm huyết áp.
(1) Sai. Máu động mạch phổi giàu CO2 và nghèo O2. 0.5
(2) Đúng. Tôm có hệ tuần hoàn hở, không có mao mạch. Ở khoang cơ thể, máu sẽ hòa trộn 0.5
với dịch mô và tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
(3) Đúng. Tâm thất trái có cơ dày hơn tâm thất phải, khi co tạo lực mạnh hơn, tạo áp lực 0.5
lớn hơn.
(4) Sai. Tĩnh mạch chủ có huyết áp nhỏ nhất. 0.5
(5) Đúng. Người bị bệnh đái tháo đường có hàm lượng đường trong máu tăng → tăng độ 0,5
nhớt của máu → tăng huyết áp.
(6) Đúng. Mô tổn thương giải phóng histamin → gây dãn mạch, tăng tính thấm của mao 0,5
mạch → giảm huyết áp.
Câu 2. (2,5 điểm)
Thí nghiệm được thực hiện để tìm hiểu tác dụng ức chế chu kỳ tế bào của hai loại thuốc X và Y ứng dụng
để điều trị ung thư trực tràng. Mẫu đối chứng được lấy từ biểu mô trực tràng của người bình thường; các
mẫu thí nghiệm 1 và 2 được lấy từ biểu mô khối u của người bị ung thư trực tràng được bổ sung với một
trong hai thuốc X và Y. Lượng ADN tương đối của mỗi tế bào được đo bằng kĩ thuật
huỳnh quang. Hình 6 thể hiện tỉ lệ
số tế bào trong mẫu đối chứng và
các mẫu thí nghiệm với lượng
ADN khác nhau. Dựa vào kết quả
ở hình 6, hãy cho biết:
1. Mỗi pha của chu kỳ tế bào (G1,
S, G2, M) nằm trong đoạn nào (A,
B, C) ở Hình 6? Giải thích.
2. Cho biết thuốc X ức chế hoàn
toàn một pha của chu kỳ tế bào,
thuốc Y chỉ giới hạn tốc độ vượt qua một điểm chốt của chu kỳ tế bào.
a. Mẫu nào trong hai mẫu 1 và 2 là mẫu thí nghiệm được bổ sung thuốc X và Y? Giải thích.
b. Thuốc X ức chế pha nào của chu kỳ tế bào? Giải thích.
c. Thuốc Y giới hạn tốc độ vượt qua điểm chốt nào của chu kỳ tế bào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
1 - Pha G1 thuộc đoạn A. Bởi vì ADN trong tế bào chưa bắt đầu sao chép → lượng ADN tương
đối của tế bào ở trạng thái chưa nhân đôi.
- Pha S thuộc đoạn B. Bởi vì ADN trong tế bào đang được sao chép → lượng ADN tương đối
của tế bào ở giữa trạng thái chưa nhân đôi và nhân đôi hoàn tất.
- Pha G2 và M thuộc đoạn C. Bởi vì ADN trong tế bào đã sao chép hoàn tất nhưng chưa phân
chia cho tế bào con → lượng ADN tương đối của tế bào ở trạng thái nhân đôi.
2 a.
- Mẫu 1 được bổ sung thuốc Y. Bởi vì có thể quan sát được tế bào ở tất cả các giai đoạn của chu
kỳ tế bào → tế bào không bị ngừng lại ở pha nào của chu kỳ tế bào.
- Mẫu 2 được bổ sung thuốc X. Bởi vì không thể quan sát được tế bào ở pha G2 và M → tế bào
bị ngừng lại trước khi bước vào pha G2 và M.
b. Thuốc X ức chế pha S của chu kỳ tế bào → tế bào bị ngừng lại ở pha S. Bởi vì không quan
sát thấy có tế bào nào ở pha G2 và M.
c. Thuốc Y giới hạn tốc độ vượt qua điểm chốt G2/M của chu kỳ tế bào. Bởi vì có thể quan sát
thấy thời gian pha G2 và M bị kéo dài (tỉ lệ số tế bào ở pha G2 và M tăng, số tế bào ở pha G1
giảm).
Câu 3. (3,0 điểm)
a) Virus cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virus cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở
người. Giả sử, người ta tạo được virus lai bằng cách tách hệ gene (RNA) của virus cúm A/H5N1 ra khỏi cỏ
capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gene (RNA) của virus cúm A/H3N2. Virus lai thế hệ 1 có khả năng lây
truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
b) Để xác định số lượng nấm men trong bình nuôi cấy có dung tích 25 lít, người ta tiến hành pha loãng
trong các ống nghiệm có nước cất vô trùng theo Hình 3.

Hình 3
Trong ống nghiệm thứ 5 lấy ra 1ml dung dịch rồi trải lên bề mặt môi trường dinh dưỡng đặc đựng trong
đĩa petri. Kết quả trong đĩa petri có 24 tế bào phát triển. Tính khối lượng nấm men có trong bình nuôi cấy.
Biết mỗi tế bào nấm men có khối lượng 2,11.10-11g.

Câu Nội dung Điểm


a)
- Virus lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm. 0,5
- Vì: hệ gen của virus lai thế hệ 0 là từ virus cúm A/H3H2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1 0,5
là A/N3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột biến xảy ra
ngay trong lần tái sinh virus thế hệ 0).
b)
- Sau 5 lần pha loãng thì số lần pha loãng là:
2.2 1 3 2 5 1 3
x x x x = 104 lần. 0,5
10 10 10 10 10
- Nồng độ nấm men ở ống số 5 là: 24 (tế bào/ml) = 24.000 (tế bào/lít).
0,5
- Số lượng tế bào nấm men có trong bình nuôi cấy (lúc chưa pha loãng) là: 25 :
3 0,5
104
x 24.000 = 2.109 (tế bào)
- Khối lượng nấm men có trong bình: 0,5
2.109 x 2,11.10-11 = 0,0422 (g)

Câu 4. (2,0 điểm)


Hình bên mô tả con đường truyền tin nội bào
tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ
thể gắn đặc hiệu với phân tử tín hiệu.
a) Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ
hai trong con đường truyền tin: G-protein,
ATP, cAMP hay protein kinase A? Giải thích.
b) Giải thích tại sao thụ thể tiếp nhận adrenalin
cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng
lại tạo ra đáp ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào
này?
a. cAMP là chất truyền tin thứ hai.
- Bởi vì: là chất có kích thước nhỏ, không có bản chất là protein dễ khuếch tán trong tế
bào, có hàm lượng lớn →khuếch đại con đường truyền tín hiệu về sau.
b. Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là khác
nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn toàn giống nhau → khi
adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng khác
nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp
ứng là khác nhau.
Câu 6 (2,5 điểm) Hình bên mô tả cấu tạo của một xinap.
a) Hãy chú thích các kí hiệu 1, 2, 3, 4, 5 trên hình. Tốc
độ truyền xung thần kinh qua xinap nhanh hay chậm hơn
so với tốc độ truyền xung trên sợi trục? Tại sao?
b) Nếu kích thích vào màng sau xinap thì có tạo được
xung thần kinh để truyền đi tiếp không? Giả sử xinap này
là xinap thần kinh – cơ, nếu ta kích thích liên tục thì cơ
sẽ như thế nào?

1 - Chú thích:
1 – Ti thể; 2 – Cúc xinap/bóng chứa chất môi giới hoá học
3 – Thụ thể trên màng sau xinap; 4 – Màng trước xinap 1.0
5 – Màng sau xinap
(Đúng mỗi ý 0,25)
- Truyền xung qua xinap chậm hơn.
vì: thực hiện theo con đường hóa học, cần có thời gian phân giải và tổng hợp lại 0.5
các chất môi giới hóa học.
2 - Kích thích màng sau xinap không tạo được xung thần kinh vì ở xináp hóa học chỉ 0.5
có chất môi giới hóa học mới có thể gây ra xung thần kinh truyền đi tiếp (do có
khả năng kết hợp với thụ thể).
- Kích thích liên tục cơ sẽ không co nữa do: chất môi giới hóa học sẽ giải phóng
liên tục vào khe xinap, phân giải và không kịp tái tổng hợp trở lại -> hết chất môi 0.5
giới hoá học.
Câu 7. (3,0 điểm)
Biểu đồ dưới đây biểu thị sự thay đổi thể tích máu và áp suất thẩm thấu.
Hãy cho biết các trường hợp sau tương ứng với biểu đồ nào. Giải thích.
(1) Người sử dụng thuốc lợi niệu thường
xuyên.
(2) Người bị đa hồng cầu nguyên phát.
(3) Người bị albumin niệu.
(4) Người bị tiểu đường.
(5) Người bị nhạy cảm thụ thể ADH.
(6) Người bị suy gan.
Ý Nội dung Điểm
(1) B. Vì: Khi sử dụng thuốc lợi niệu thường xuyên => tăng thải Na+ và K+ kéo theo nước 0,5đ
=> thể tích dịch ngoại bào giảm, áp suất thẩm thấu giảm.
(2) A. Vì: Khi bị đa hồng cầu nguyên phát sẽ dẫn đến làm tăng áp suất thẩm thấu máu và 0,5đ
tăng thể tích máu do tăng giữ nước.
(3) B. Vì: Người bị albumin niệu sẽ làm mất albumin qua nước tiểu kéo theo nước => giảm 0,5đ
thể tích máu và giảm áp suất thẩm thấu.
(4) D. Vì: Người bị tiểu đường sẽ có áp suất thẩm thấu tăng do glucose trong máu cao nhưng 0,5đ
lại bị mất nước do đa niệu.
(5) C. Vì: Người bị nhạy cảm thụ thể ADH sẽ làm tăng giữ nước và thải Na+, K+ bình thường 0,5đ
nên làm áp suất thẩm thấu giảm.
(6) B. Người bị suy gan thì protein huyết tương giảm => giảm áp suất thẩm thấu và giảm khả 0,5đ
năng giữ nước.

You might also like