Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

THÁNH I-NHÃ LOYOLA

THƯ VỀ ĐỨC VÂNG PHỤC

Tập viện Thánh Tâm


2009
Rôma ngày 26 tháng 03 năm 1553,

Nguyện ân sủng tối cao và tình yêu vĩnh cửu của Đức
Kitô Chúa chúng ta chào kính và viếng thăm anh em bằng
những ân huệ rất thánh và ưu ái thiêng liêng của Người.

1 .Anh em rất thân mến trong Đức Kitô Chúa chúng ta,
tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều khi biết rằng Chúa đã ban cho
anh em những ao ước nông nhiệt và hữu hiệu, để anh em nên
hoàn thiện và phụng sự Đấng vì lòng lân tuất đã kêu gọi và gìn
giữ anh em trong Dòng này, cùng dẫn đưa anh em đến cức
cánh hạnh phúc là cùng đích của những kẻ Người đã tuyển
chọn.

2. Thế nên, dầu tôi hằng mong ước anh em nên toàn thiện trong
mọi nhân đức và ơn thiêng liêng, tuy nhiên như anh em hằng
nghe tôi đề cập đến trong các dịp khác, Thiên Chúa, Chúa
chúng ta làm cho tôi ao ước thấy anh em trổi vượt về đức vâng
phục một cách đặc biệt hơn bất cứ nhân đức nào khác. Vì
chẳng những kinh thánh đã khẩn thiết giới thiệu giá trị đặc biệt
của nhân đức ấy, qua những gương lành và ngôn từ của Cựu
Ước và Tân Ước, mà còn vì, theo lời thánh Giê-gô-ri-ô: “vâng
phục là nhân đức duy nhất làm phát sinh và bảo tồn các nhân
đức khác trong linh hồn” Thánh Gre-go-ri-o cả,
Moralia,1.35,c.14,n.28, PL.76,765B.). Một khi nhân đức vâng
phục triển nở, các nhân đức khác cũng sẽ phát triển theo, và sẽ
sinh hoa trái như tôi hằng mong ước cho anh em và như Chúa
hằng đòi hỏi nơi anh em. Chúa đã dùng chính việc vâng phục
để cứu chuộc thế gian hư hỏng vì tội lỗi không vâng phục: “
Thật Ngài đã tự ý vâng phục cho đến chết và chết trên cây thập
giá” (Phil 2,8).

-1-
chúng ta về chay tịnh, canh thức và các khổ hạnh khác mà mỗi
cá nhân trong Dòng đều tuân giữ một cách thánh thiện theo
như luật lệ của họ. Nhưng, anh em rất thân mến, còn về sự tinh
tuyền và trọn hảo của đức vâng phục, về sự từ bỏ đích thực ý
muốn và sự hy sinh phán đoán riêng của chúng ta, tôi tha thiết
những ai phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong Dòng này,
hãy trổi vượt về các điều ấy, và cũng nhờ dấu đó, người ta nhận
biết được những con cái đích thực của Dòng Tên này. Muốn
được như thế, thì đừng bao giờ để ý đến người mà ta vâng
phục, nhưng chỉ biết nhìn trong con người ấy tức Ki tô chúa
chúng ta, vì Ngài mà ta vâng phục.

3. Thật vậy, ta có bổn phận vâng phục bề trên không


phải vì Ngài đã được Thiên Chúa phú ban cho đầy khôn
ngoan, tốt lành hay các tư năng nào khác, nhưng vì ngài thay
mặt và thế quyền Chúa, như Chúa là Đấng khôn ngoan vĩnh
cửu đã dạy: “Ai nghe chúng con là nghe Ta, ai khinh chúng
con là khinh Ta” (Lc 10,16). Ngược lại, khi một người truyền
dạy với tư cách là bề trên, dù họ thiếu khôn ngoan đôi chút, ta
cũng chẳng có lí do để không vâng phục họ, vì họ là đại diện
của Đấng thượng trí bất khả ngộ, và Ngài sẽ bù đắp lại những
gì còn thiếu sót nơi thừa tác viên của Ngài. Cũng không phải vì
họ thiếu lòng tốt hay các nhân đức khác mà không vâng phục
họ ; vì Đức Ki tô Chúa chúng ta, sau khi nói : “ Bọn ký lục và
biệt phái ngồi trên tòa Maisen…” Ngài liền thêm: “ vậy hãy
tuân giữ và thi hành tất cả những gì họ dạy, nhưng đừng làm
như họ làm” (Mt 23, 2-3).

Vậy tôi mong muốn hết thảy anh em hãy tập quen lấy
tinh thần đức tin mà nhận biết Đức Ki tô Chúa chúng ta trong
bất cứ vị bề trên nào, và tôn kính cùng vâng phục Chúa Uy linh
trong các vị ấy. Đòi hỏi này sẽ không phải là điều xa lạ đối với
anh em, nếu anh em nhớ lại việc thánh Phaolo căn dặn phải
vâng phục các chủ nhân thế tục như vâng phục Đức Ki tô, dầu

-2-
họ là dân ngoại, vì mọi quyền bính hợp pháp đều xuất phát từ
Ngài. Thánh nhân viết cho giáo hữu Ephêso như sau: “ Hỡi
người nô lệ, hãy vâng phục các chủ nhân với lòng kính sợ, kính
nể và chân thành như vâng phục Đức Ki tô. Không phải vâng
phục chiếu lệ trước mắt để lây lòng người ta , nhưng như
những người tôi tớ của Đức Ki tô, tận tâm vâng theo thánh ý
Thiên Chúa. Hãy chí thú phục vụ, như phục vụ Thiên Chúa,
chớ không phải loài người” (Eph 6, 5-7).

4.Do đó anh em có thể kết luận: khi một tu sĩ không


những coi một người nào như bề trên, mà còn minh nhiên nhìn
nhận người ấy như người thay thế Đức Ki tô Chúa chúng ta, để
hướng dẫn và coi sóc mình trong việc phụng sự Chúa, thì thử
hỏi tu sĩ ấy phải đem lòng tôn kính người ấy đến mức nào ! Có
nên coi người ấy như một người thường không, hay đúng hơn
phải coi như vị Đại diện Chúa Ki tô Chúa chúng ta.

5. Tôi cũng cũng ước muốn anh em ghi sâu vào tâm
khảm những điều này: thi hành lệnh truyền mới chỉ là bậc đầu
tiên và là bậc thấp nhất của đức vâng phục. Nó không đáng
được mang danh nghĩa đức vâng phục, vì chưa đạt tới sự trọn
hảo của nhận đức ấy, nên ta chưa vươn tới bậc thứ hai tức là
lấy ý bề trên làm ý mình, không những bằng cách thực thi lệnh
truyền, song còn phải thể hiện được sự đồng tâm nhất ý với bề
trên. Thế nên, thánh kinh dạy: “vâng phục trọng hơn lễ tế ( 1
Sam 15,22) vì, theo thánh Gregorio, “bằng lễ tế người ta chỉ sát
tế các tạo vật khác, còn bằng việc vâng phục người ta hiến tế
chính ý muốn mình” ( Thánh Gregorio cả Moralia 1.35, c.14
n.28, P 76, 765B). Bởi lẽ ý muốn thuộc phần rất cao quý trong
con người, nên việc tự hiến làm lễ vật dâng lên Đấng tạo hóa
và là Chúa mình qua việc vâng phục có một giá trị rất lớn lao.
Nguy hiểm biết bao cho những ai dấn thân vào con đường lầm
lạc là tưởng mình được phép lẩn tránh ý bề trên, không những
trong các công việc thế tục mà ngay cả trong các công việc tự

-3-
nó là thánh thiện và thiêng liêng, như ăn chay, cầu nguyện và
và các việc tốt lành khác. Ước chi họ đón nghe sự nhận biết
khôn ngoan sau đây của Cassianô trong buổi thuyết trình của tu
viện trưởng Daniel :

“Vì ham làm việc hay vì thích an nhàn mà vi phạm


huấn lệnh truyền của bề trên, đều là bất phục tùng. Nhủ nghỉ
hay thức khuya trái luật tu viện, cũng đều tai hại cả. Sau cùng,
dù đọc sách, dù đi ngủ, nếu không theo lệnh của tu viện trưởng
thì đều xấu hết” (CASSIANÔ, Collationes, 1.4, C.20, PL.
49,609A).

Thánh thiện thay sự làm việc của Matta ! Thánh thiện


thay sự chiêm niệm của Mađalêna ! Lòng thống hối và nước
mắt nàng đổ xuống chân Đức Ki tô Chúa chúng ta thật là thánh
thiện biết mấy ! Nhưng tất cả các sự vệc ấy phải thức hiện ở
Bêta-nia, chính tiếng có nghĩa là “nhà vâng phục”. Theo thánh
Bênađô ghi nhận, dường như Đức Ki tô Chúa chúng ta muốn
chúng ta hiểu rằng: “không một sự nhiệt thành của hành vi
thiện hảo nào, không một sự chiêm niệm thánh thiện nào,
không một giọt lệ thống hối nào, có thể làm hài lòng Chúa ở
ngoài Bêtania được” ( Thánh BÊNAĐÔ, Ad milité Templi, c
13, PL 182, 939B).

6. Vậy, anh em rất thân mến, anh em hãy cố từ bỏ hoàn


toàn ý riêng; hãy quảng đại hiến dâng cho Đấng Tạo Hóa là
Chúa anh em hiện diện nơi các thừa tác viên của Ngài, tất cả tự
do mà chính Ngài đã ban cho anh em, và anh em đừng tưởng
rằng việc đó chẳng có giá trị là bao. Làm thế chẳng những anh
em đã không mất tự do, trái lại còn làm cho nó nên hoàn hảo
hơn bằng cách hòa hợp hoàn toàn ý muốn anh em với Quy luật
rất chắc chắn và chính trực là ý muốn Chúa, mà người chuyển
đạt cho anh em chính là bề trên, đấng thay mặt Chúa để hướng
dẫn anh em. Vậy đừng bao giờ anh em toan tính lôi kéo ý bề

-4-
trên theo ý mình, bởi lẽ anh em phải nghĩ rằng, ý bề trên là ý
Chúa. Vì làm như thế là buộc thánh ý Chúa theo ý anh em chứ
không phải là làm cho ý anh em theo thánh ý Chúa, như vậy là
đảo lộn trật tự không ngoan của Ngài. Thật là một sai lầm lớn
lao, biểu lộ đầu óc mù quáng vì tự ái, nếu tưởng rằng mình vẫn
giữ đức vâng phục khi lôi kéo được bề trên chiều theo ý mình
muốn. Anh em hãy nghe lời thánh Bênađô là người thấu hiểu
vấn đề này:

“Người nào, dù công khai hay kín đáo, sắp xếp sao cho
Cha Linh hướng truyền bảo mình những gì mình thích, lại còn
huênh hoang cho rằng mình đã vâng phục, thì kẻ đó đã tự lừa
dối mình. Vì không phải là họ vâng phục bề trên, nhưng là bề
trên vâng phục họ”. (Thánh BÊNAĐÔ)

Bởi vậy tôi kết luận rằng : ai muốn đạt tới nhân đức
vâng phục phải vươn lên bậc thứ hai, tức là ngoài việc thi hành
lênh truyền, còn lấy ý bề trên làm ý mình; hơn nữa còn cởi bỏ ý
riêng mình để mặc lấy thánh ý Chúa mà bề trên chính là người
chuyển đạt.

7. Những ai muốn tự hiến toàn vẹn và trọn hảo, thì


ngoài ý muốn ra, còn phải hiến dâng cả trí khôn nữa. Đây là
bậc cao nhất của đức vâng phục. Trong bậc này không những
ta có cùng một ý muốn, mà còn có cùng một cảm thức với bề
trên, nhờ biết đem phán đoán riêng mình quy phục phán đoán
của ngài, tùy theo mức độ ý chí có thể làm cho trí khôn
nghiêng theo.

8. Cho dù trí khôn không có tự do như ý chí, và dù tự


bản chất trí khôn chỉ chấp nhận những gì nó thấy là đúng; tuy
vậy, trong trường hợp chân lí thiếu hiển nhiên, thì trí khôn
không bắt buộc phải nghiêng theo; những lúc ấy, dưới ảnh
hưởng của ý muốn, trí khôn có thể thiên về bên này hơn bên

-5-
kia. Và chính trong những trường hợp trên đây mà người vâng
phục phải biết khuất phục mình để có cùng cảm thức với bề
trên.

9. Vì vâng phục là của lễ toàn thiêu, trong đó toàn thể


con người, không trừ lại điều gì, được tự hiến bằng ngọn lửa
yêu mến cho Đấng Tạo Hóa là Chúa mình qua tay các thừa tác
viên là Chúa của Ngài; vì vâng phục là còn là từ bỏ mình hoàn
toàn, nhờ sự từ bỏ đó ta lột bỏ trọn vẹn con người mình để
Chúa Quan Phòng đến chiếm hữu và cai quản ta qua bề trên,
nên phải xác nhận rằng đức vâng phục không phải chỉ việc thi
hành trọn vẹn điều phải làm và ý muốn vui lòng tuân hành,
nhưng còn phải bao gồm cả phán đoán để cảm thức y như bề
trên, tùy theo khả năng ý trí có thể làm cho trí khôn nghiêng
theo như đã nói trên.

10. Mong sao mọi người thấu hiểu và thực hành đức
vâng phục trong phán đoán này, vì nó cần thiết cho tất cả
những ai sống trong bậc tu trì và vì nó rất đẹp lòng Thiên Chúa,
Chúa chúng ta. Tôi nói cần thiết, vì cũng như giữa các thiên
thể, nếu một thiên thể ở dưới muốn nhận được chuyển động và
ảnh hưởng của thiên thể ở trên, thì nó phải tùng phục và tùy
thuộc vào thiên thể ấy theo trật tự xứng hợp đã nối kết chúng
lại với nhau. Một tạo vật có lí trí hành động vì vâng phục một
tạo vật khác cũng thế: kẻ được điều động cần phải tùng phục và
tùy thuộc, để nhận lấy ảnh hưởng va năng lực của kẻ tác động
mình. vậy sự tùng phục và tùy thuộc ấy không thể thực hiện
được nếu người dưới không làm cho phán đoán và ý muốn
mình phù hợp với phán đoán và ý muốn của bề trên.

11. Nếu xét đến mục đích của vâng phục, thì nên lưu ý
là phán đoán, cũng như ý muốn của chúng ta vẫn có thể lầm lẫn
trong những gì liên quan đến chúng ta. Vậy để tránh cho ý
muốn chúng ta khỏi sai lệch, thì nên làm cho nó phù hợp với ý

-6-
muốn của bề trên; cũng thế, để tránh cho phán đoán khỏi lệch
lạc, chúng ta phải chàm cho nó phù hợp với páhn đoán của bề
trên. Như lời Kinh Thánh nói: “Ngươi đừng quá tin vào sự
khôn ngoan của ngươi” (Cn 3,5).

12. Vả lại, theo ý kiến chung của các nhà hiền triết, thì
trong vấn đề nâhn sinh, đức không ngaon đích thực là đừng quá
tin vào sự khôn ngoan của riêng mình, nhất là trong các vấn đề
riêng tư của ta, vì tính đam mê thường không để cho ta có
những phán đoán ngay chính.

13. Vậy, nếu trong các vấn đề riêng tư mà ta còn phải


chuộng ý kiến người khác hơn là ý kiến riêng mình, cho dù
người đó không phải là bề trên của ta, thì ta lài càng phải
chuộng ý kiến của bề trên mình hơn biết bao, vì ta đã nhận
chính ngài thay mặt Chúa để hướng dẫn và đạt thánh ý Ngài
cho ta.

14. Chắc chắn lời khuyên trên đây còn cần thiết hơn
nữa trong lãnh vực thiêng liêng cũng như đối với những ai
sống trong đời siêu nhiên, vì tiến trên đường trọn lành mà thiếu
sự kiểm soát của đức không ngoan thì gnuy hiểm thật lớn lao
biết bao. Vì thế trong buổi thuyết trình của Tu viện trưởng
Maisen, cha Cassiano đã lên tiếng như sau:

“Để xô đẩy một tu sĩ lai mình bào chổ chết, ma quỷ


không dùng một thói hư nào khác ngoài việc dụ dỗ tu sĩ quá tin
vào phán đoán và quyết định của mình, mà khinh thường
những lời khuyên răn của các bậc lão thành” (Cassinio,
Collectiones 1.2, c.11, PL 49, 541B)

15. Vả lại, nếu không có sự vâng phục trong phán đoán,


thì thường không thể nào thực hiện được sự vâng phục trong ý
muốn cũng như trong hành động! vì tự nhiên những năng lực

-7-
ước muốn của tâm hồn chúng ta tùy thuộc vào những năng lực
nhận thức; và như vậy, sự vâng phục trong ý chí khi có phán
đoán ngược lại, rồi đây sẽ biến thành cuộc xung đột.

Và dù ai đã đi đến chổ vâng phục trong một thời gian


bởi căn cứ vào nguyên tắc thông thường, là vâng phục cả
những mệnh lệnh sai lệch, thì cũng chẳng được bền lâu, vì rồi
đức nhẫn nại sẽ tan biến. Giả như còn tồn tại, thì ít ra ta cũng
mất sự hoàn thiện của đức vâng phục, tức là vâng phục với tình
mến và vui vẻ.

Nấu ai vâng phục trái với điều mình xác tín, thì bao lâu
còn sự trái ngược ấy, người đó không thể vâng phục trong tình
thần yêu mến và vui vẻ được. tinh thần mau mắn và sẵn sàng
cũng sẽ tan biến, vì chúng không thể tồn tại được khi phán
đoán không tán đồng, hay khi ta còn do dự không biết có nên
thi hành lệnh truyền hay không. Tình thần đơn sơ của đức vâng
phục tối mặt dù có được ca tụng bao nhiêu đi nữa cũng sẽ tiêu
tan, khi người ta còn bàn cãi xem lệnh truyền có hợp lý hay
không, hoặc khi người ta còn lên án cả bề trên vì đã ra lệnh thi
hành những điều chẳng làm họ thích thú! Cũng mất luôn cả
tinh thần khiêm tốn, vì người ta ưa chuộn mình hơn bề trên,
cho dầu người ta vẫn còn tùng phục! và đức dũng cảm cần có
để thực hiện những việc khó khăn cũng chẳng còn. Tóm lại, ta
sẽ mất tất cả sự hoàn thiện của nhân đức vâng phục!

16. Hơn nữa, vâng phục mà thiếu sự phục tùng của


phán đoán, sẽ sinh ra nào là bất mãn khổ cực, nào là hững hờ
nhát đãm, những kêu ca cùng thoái thác, và vô số những điều
bất toàn, bất lợi đáng kể khác, làm cho việc vâng phục mất hết
giá trị và công nghiệp. Thánh Bênađô nói rất đũng về những
người cảm thấy khổ cực khi bề trên truyền lệnh cho họ những
điều không hợp sở thích.

-8-
“Một khi bạn bắt đầu cho tất cả là nặng nhọc, bắt đầu
phê phán bề trên của bạn, bắt đầu lẩm bẩm trong lòng, thì dầu
bên ngoài xem ra bạn đã thi hành xong lệnh truyền, nhưng đó
không phải là đức nhẫn nại thực sự, mà chỉ là tấm màn che phủ
sự xấu xa của bạn mà thôi” (Thánh Bênađô, Sermo III de
Circumcisione, n.8, PL 183, 140C)

17. Nếu ta xét đén sự bình an và thanh thản của người


vâng phục, thì ai còn giữ trong tâm hồn mình những nguyên cớ
gây lo âu và bối rối, tức là phán đoán riêng tư nghịch với
những đòi buộc của đức vâng phục, người đó chắc chắn dẽ
không được hưởng bình an trên.

18. Chính vì lẽ đó, và để thực hiện tinh thần đoàn kết


duy trì toàn thể cộng đoàn, mà thánh Phaolô đã mạnh mẽ
khuyên dụ: “Tất cả hãy cùng nghĩ và nói như nhau” (Rm 15,5),
để nhờ sự đồng tâm nhất trí, cộng đoàn được bề vững lâu dài.
Nhưng nếu cần phải có sự hòa hợp duy nhất giữa đầu và các
chi thể, thì thật là dễ thầy đàng nào đúng hơn; đầu phải tùy theo
các chi thể hay các chi thể phải tùy đầu. Thế nên, những điều
vừa trình bày trên đây đủ minh chính được rằng sự vâng phục
trong phán đoán cần thiết đến mức nào.

19. Nếu ai muốn thấy đức vâng phục tự nó đã hoàn hảo


và làm đẹp lòng Thiên Chúa, Chúa chúng ta đến mức nào, thì
hãy để tâm xét đến giá trị cảu lễ vật rất quí giá thuộc phần cao
thượng nhất trong con người àm con người tiến dâng lên Chúa,
tất họ sẽ thấy được điều đó. Vì người từng phục không còn giữ
lại ở nơi mình, nên toàn thể con người họ trở thành một hi lễ
sống động và làm đẹp lòng Thiên Chúa Uy Linh (Rm 12,1). Họ
cũng vượt thắng được mình một cách vẻ vang vì lòng yêu mến
Chúa, bằng cách đi ngược lại khuynh hướng mà mọi người đều
có một cách tự nhiên là chiều theo phán đoán riêng của mình.
Như vậy, dù vâng phục tự bản chất thuộc về sự hoàn thiện của

-9-
ý chí, nhờ đó ta mau mắn thi hành ý muốn của bề trên, nhưng
như chúng ta đã nói ở trên, vâng phục còn phải thấm nhập đến
cả phán đoán bằng cách thúc đẩy nó cảm nghĩ như bề trên. Như
thế, ta có thể đi tự sự vâng phục trong ý chí và trí khốn đến
việc thi hành mau mắn và hoàn hảo lệnh truyền với tất cả năng
lực của tâm hồn.

20. Anh em rất thân mến, tôi nghĩ rằng anh em sẽ nói
với tôi, là anh em đã thấy được tầm qan trọng của đức vâng
phục nhưng anh em còn muốn biết đến phương thế để đạt cho
được sự hoàn thiện của nhân đức ấy. Vậy tôi xin dùng lời Đức
Giáo Hoàng Lêô phúc đáp anh em:

“Không có gì là khó khăn đối với kẻ khiêm nhường,


chẳng có gì là nhọc nhằng đối với kẻ hiền lành” (Thánh Lêô cả,
Sermo de Epiphania, c.3, PL 54, 252A).

Ước gì anh em có lòng khiêm nhường và hiền lành!


Thiên Chúa, Chúa chúng ta xẽ ban cho anh em ân sủng đêa anh
em luôn luôn biết duy trì trong sự diệu nghọt và trong tình yêu
của lễ anh em đã hiến dâng cho Người.

Ngoài ra tôi cũng xin đề nghị cùng anh em ba phương


thế đặc biết giúp canh em đát tới sự hoàn hảo trong đức vâng
phục trong phán đoán.

21. Như tôi đã nói từ đầu, trước hết đừng coi bề trên
như một người phàm với những lầm lôẫn và yếu hèn nhân loại.
Đúng hơn anh em hãy nhìn thấy Đấng mà anh em vâng phục
trong bề trên, là chính Đức Kitô. Ngài không ngoan tối thượng,
tốt lành bao la, bác ái vô biên, và như anh em biết, Ngài không
bao giờ lừa dối anh em.Vì yêu Ngài, anh em đã tự đặt mình
duowí ách vâng lời, bằng cách quy phục ý muốn bề trên để làm
cho ý anh em phù hợp dễ dàng với thánh ý Chúa hơn. Vậy anh

- 10 -
em hãy xác tín rằng, Đấng rất trung tín của Chúa, sẽ không bao
giờ quên hướng dẫn anh em bằng phương thế Ngài đã ban cho
anh em đâu.

Vậy khi bề trên truyền lệnh cho anh em, thì phải coi
tiếng ngài như tiếng Chúa Kitô, theo thư thánh Phaolô viết cho
giáo hữu Côlôxê, để khuyên dụ tôi tớ biết vâng phục chủ họ:

“Bất cứ công việc gì, anh em hãy làm với tất cả tâm
hồn, như cho chính Chúa, chứ không phải cho người đời, vì
biết rằng Chúa sẽ thưởng cho anh em được làm người thừa kế
của Ngài. Phải anh em là những người phục vụ Đức Kitô” (Cl
3,23-24).

Thánh Bênađô cũng dạy: “Dầu Thiên Chúa hay người


phàm thay mặt Người, truyền cho anh em một lệnh truyền nào,
anh em đều phải vâng phục với cùng một tinh thần mau mắn và
niềm tôn kính như nhau, nếu người ấy không truyền một điều
gì nghịch với Thiên Chúa (Thánh Bênađô, De praeceptpet
dispensatione, c.9, 19, PL 182, 871D).

Như vậy, nếu anh em không lấy mắt thân xác mà nhìn
bề trên như một người phàm, nhưng lấy mắt linh hồn để thấy
Thiên Chúa trong ngài, anh em sẽ không gặp một khó khăn nào
khi muốn hòa hợp ý muốn và phán đoán của mình với quy luật
mà anh em đã chọn cho mình những hành động của anh em.

22. Phương thế thứ hai là luôn sẵn sàng tìm kiếm những
lý do để biện minh những gì bề trên truyền dạy, hay những
điều bề trên mong muốn mà không chỉ trích, phê bình. Lòng
yêu mến các lệnh truyền thuộc đức vâng phục sẽ giúp anh em
thực hiện được điều ấy. Nhờ vậy anh em sẽ vui vẻ vâng phục
và không lấy đó làm khổ sở. Thánh Lêô đã dạy: “người ta
không phục vụ vì bị cưỡng bách, khi người ta yêu thích lệnh

- 11 -
truyền”( Thánh Lêô cả, Sermo IV dejejunio septini mensis, PL
54, 444B)

23. Phương thế thứ ba để khuất phục phán đoán là


phương thế dễ dàng nhất, chắc chắn nhất và rất thường thấy nơi
Thánh Phụ. Tương tự như ta thường làm đối với các tín điều, ta
hãy giả thiết và tin rằng, tất cả những gì bề trên truyền đều là
lệnh của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và là Thánh Ý Người.
Như thế, với lònh hăm hở và mau mắn của một ý chí khao
khát vâng phục ta sẽ thược hiện lệnh truyền cách tối mặt không
chút thắc mắc. CHúng ta phải tin rằng Abraham đã hành động
như vậy khi đem Isaac con ông đi sát tế theo lệnh truyền. Và
trong thời Tân Ước, theo lời Cassianô kể lại, có vài đấng trong
hành các Thánh Phụ như tu viện trưởng Gioan cũng đã làm
như thế. Ngài đã chẳng xét điều người ta truyền cho mình có
ích hay không, khi tưới một cây khô trong suốt cả năm trường
với bao nhiêu khó nhọc: Ngài cũng không để ý xem lệnh
truyền có thể thi hành được hay không, khi gắng sức vần một
tảng đá mà nhiều người cũng không thể lay chuyển nổi.
(CASSIANÔ, De Coenob. institutis, 1.4, c. 24, và 26, PL. 49,
183D-184B và 185 B- 186 A).

24. Như chúng ta biết, loại vâng phục này đôi khi được
Thiên Chúa, Chúa chúng ta xác nhận bằng những phép lạ.
Maur, môn đệ của Bênađô, theo lệnh bề trên, đã nhảy xuống
nước mà không bị chìm ( Thánh Grêgôriô cả, Dialogus, 1.2, c.
7, PL. 66, 146A-B). Một tu sĩ khác được lệnh đi bắt một con sư
tử mẹ, tu sĩ ấy vâng theo và bắt được dẫn về cho bề trên
( Devitis Patrum, L.3, n. 27, PL. 73, 755D-756B). Ngoài ra còn
nhiều ví dụ khác mà anh em đã biết. Tôi muốn lưu ý đến cách
khuất phục trí phán đoán cá nhân mình bằng cách chấp nhận
trước mà không cần suy cứu lý do nào khác ngoài lý do này là,
lệnh được ban thì thánh thiện và hợp ý Chúa. Đó là cách khuất
phục các thánh thường thi hành, và ai muốn vâng phục hoàn

- 12 -
hảo trong tất cả những gì không là tội hiển nhiên, thì cũng phải
bắt chước mà làm như vậy.

25. Song đừng quên rằng, nếu trước một vấn đề anh em
thấy có ý kiến khác với bề trên, và sau khi đã cầu nguyện, anh
em xét trước mặt Chúa thấy nên trình bày điều ấy cho bề trên
rõ thì có thể trình bày. Tuy nhiên trong việc này, nếu anh em
muốn hành động mà không sợ làm theo lòng tự ái hay phán
đoán cá nhân thì trước cũng như sau, anh em phải bình tâm
theo đuổi hay bãi bỏ việc thực hiện dự định ấy, nhưng hơn nữa,
anh em phải bình tâm chấo nhận và coi những gì bề trên

26. Các điều tôi đã bàn đến trươc đây không những phải
hiểu cho mỗi người đối với bề trên trực tiếp của mình, song
còn phải áp dụng cho trường hợp các viện trưởng hay bề trên
nhà đối với Giám tỉnh, các giám tỉnh đối với cha Tổng Quyền
và cha Tổng Quyền đối với Đấng mà Thiên Chúa, Chúa chúng
ta đã đặt làm bề trên của Ngài, đó là vị Đại diện Chúa nơi trần
gian. Như thế chúng ta sẽ duy trì được toàn ven sự tùy thuộc,
và nhờ đó cũng sẽ bảo toàn được cả tình đoàn kết cùng đức ái,
mà thiếu chúng thì tình trạng tốt đẹp và việc điều hành trong
Dòng chúng ta, hay trong bất cứ hội Dòng nào khác đều không
sao tồn tại được.

27. Chính theo cách đó mà Thiên Chúa Quan Phòng đã


an bài mọi sự một cách dịu ngọt, dẫn đưa tới cùng đích những
vật thấp nhất bằng những vật trung gian, và những vật trung
gian bằng những vật cao hơn. Nơi các Thiên Thần cũng vậy,
phẩm trật này tùy thuộc vào phẩm trật khác, và trong các
chuyển động của các thiên thể, những thiên thể cấp dưới được
nối kết với những thiên thể cấp trên, những thiên thể cấp trên
lại được nối kết vơi một động lực tối cao theo trật tự tốt đẹp.

- 13 -
28. Người ta cũng thấy sự tùy thuộc ấy trong mọi cơ
cấu cai trị trần gian có tôn ty trật tự, ngay cả trong phẩm trật
Giáo hội, vì tẩt cả đều hướng lên vị Đại Diện toàn quyền của
Đức Kitô Chúa chúng ta. Sự tùy thuộc này càng được tôn
trọng, thì việc điều hành càng được hoàn hảo. Chính khi thiếu
sự tùy thuộc này, lúc đó ta có thể thấy ngay những khiếm
khuyết lớn lao trong bất cứ Hội Dòng nào.

29. Bởi vậy, tôi hết sức mong ước thấy đức Vâng phục
hoàn hảo thể hiện trong Dòng mà Thiên Chúa, Chúa chúng ta
đã ký thác cho tôi một phần trách nhiệm, như thể là tất cả lợi
ích của Dòng đều tùy thuộc vào việc thể hiện toàn vẹn đó.

30. Như tôi đã bắt đầu lá thư này với đề tài vâng phục,
giờ đây, tôi cũng muốn kết thúc nó với đề tài ấy. Vì tình yêu
Đức Kitô Chúa chúng ta, Đấng không những đã ban cho chúng
ta huấn lệnh phải vâng phục mà còn đi trước chúng ta bằng
chính mẫu gương của Ngài, tôi khẩn khoản xin tất cả anh em
cố gắng tự thắng mình cho thật vẻ vang; nghĩa là chiến thắng
phần cao quý và quan trọng nhất trong anh em, là chính ý
muốn và phán đoán của anh em. Như vậy, sự hiểu biết và tình
yêu đích thực của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sẽ làm chủ và
điều khiển hoàn toàn linh hồn anh em trong suốt cuộc đời lữ
thứ trần gian, và rồi hướng dẫn anh em cùng với nhiều người
khác, mà chính gương sáng của anh em đã lôi cuốn được, tới
cứu cánh tối hậu và sung mãn, tới hạnh phúc trường sinh.
Tôi khẩn thiết xin anh em cầu nguyện cho tôi.

Tôi tớ của tất cả anh em trong Chúa,

I - NHÃ

- 14 -

You might also like