Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM

2.3/ Quy chế pháp lý và biên giới quốc gia:


- Về phương diện pháp lý, quy chế pháp lý của biên giới quốc gia là những quy
định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quản lý, bảo vệ và duy trì
sự ổn định, bền vững của biên giới quốc gia.1
- Một trong những bảo đảm pháp lý để quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là
các quốc gia chung biên giới phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bất khả xâm
phạm biên giới quốc gia và các thỏa thuận về quản lý và bảo vệ biên giới quốc
gia được quy định trong các điều ước đã ký kết.
- Đáng chú ý, việc quản lý và phát triển đường biên giới vừa là công việc của
mỗi quốc gia, đồng thời đòi hỏi sự phối hợp giữa các quốc gia. Thực tế cho
thấy ở Việt Nam, quan hệ biên giới với các nước láng giềng Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà nhân dân
Cămpuchia được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, láng
giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình.
+ Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày
18/7/1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa
hai nước ngày 24/1/1986. Ngày 16/10/1987 hai bên đã ký Nghị định thư bổ
sung ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc. Căn cứ vào những hiệp ước này, về
cơ bản, hai nước đã có một đường biên giới chính thức dẳi 2067 km. Ngoài
việc ký kết các điều ựởc quốc tế về hoạch định biên giới, Việt Nam và Lào
cũng đã ký kết Hiệp định về quy chế biên giới ngày 01/3/1990 và Nghị định
thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới ngày 31/8/1997.
+ Với Cămpuchia, tình hình giải quyết vấh đề biên giới phức tạp hơn với Lào,
bởi giữa hai nước vừa có đường biên giới đất liền, vừa có biên giới biển chung.
Ngày 07/7/1982, hai nước ký Hiệp định vùng nước lịch sử chung tại vùng biển
nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của
Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cămpuchia.
Ngày 20/7/1983, hai nước đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên
giới và Hiệp định về quy chế biên giới. Dựa vào thoả thuận đã đật được, ngày
27/12/1985, tại Phnôngpênh, Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Cămpuchia đã ra đời. Trên thực
tế, Việt Nam có chung với Cặmpuchia 1137 km đường biên giới đất liền và tính
đến 1988 đã phân giới được 207 Km. Đến tháng 1 năm 1989, theo đề nghị của
phía Cămpuchia, hai bên tạm dừng việc cắm mốc. Ngày 10/10/2005, Hiệp ước
bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia đã được hai bên ký kết. Hiện
nay giữa hai nước đang xúc tiến đàm phán tiếp để giải quyết toàn vẹn vấn đề
đất liền và biên giới trên biển.
1
Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Công pháp quốc tế , Nxb. Hồng Đức năm 2021, tr.273.
+ Về quan hệ biên giới giữa Việt Nam -Trung Quốc, lịch sử cho thấy rằng, biên
giới giữa hai nước đã hình thành, tồn tại và được tôn trọng từ lâu, mặc dù trước
đây các nhà nước phong kiến Việt Nam .và Trung Quốc chưa ký với nhau hiệp
ước biên giới nào.
- Đi đôi với việc ký kết các điều ước phân định biên giới, mỗi nhà nước còn
phải ban hành các luật lệ, quy chế biên giới hoặc ban hành Luật biên giới (như
nhiều nước đã thực hiên). Đối với Việt Nam, từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, Luật
biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Ngay
tại lời nói đầu, Luật này đã khẳng định, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và trong bộ luật
cũng dành 1 chương riêng quy định về “Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia,
khu vực biên giới”.
- Nguyên tắc chung quy chế pháp lý của biên giới quốc gia: những vấn đề
thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương như quốc hội, chính phủ, theo
nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc
gia. Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, ktra vệ sinh dịch tễ, thú y.. ở cửa
khẩu nước nào thì theo quy định của pl quốc gia đó. Ngoài ra, pháp luật các
nước đều quy định chặt chx quy chế bảo vệ biên giới quốc gia, chống lại các
hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng trị nghiêm khắc các
hành vi xâm phạm quy chế biên giới.2

2.3.1: Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia:
- Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia và bất khả xâm
phạm. Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là
quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất. Ví dụ theo Luật
Biên giới Quốc gia 2003: “ Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới
hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”3.
- Luật quốc tế thừa nhận biên giới quốc gia là một bộ phận cấu thành không thể
tách rời của lãnh thổ của mỗi quốc gia, chính vì thế, biên giới quốc gia là bất
khả xâm phạm. Bất khả xâm phạm biên giới quốc gia là một trong những
nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế khi đặt ra các quy chế pháp lý của biên
giới quốc gia. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, các quốc gia có chung đường
lãnh thổ phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều luật, các quy chế mà các nước đã
thỏa thuận và đặt ra, đặc biệt phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm
phạm của đường biên giới quốc gia như:
22
https://aokieudep.com/doc/cau-61-quy-che-phap-ly-cua-bien-gioi-quoc-gia/, truy cập vào ngày 11/4/2023.
33
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=93588 , truy cập vào ngày 12/4/2023.
+ Không được có những hành động trái với các quy định pháp lý, tùy tiện xâm
nhập, vi phạm quy chế pháp lý của biên giới quốc gia;
+ Cấm sử dụng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để quấy rối, di
dời, hoặc thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên giới quốc gia;
+ Không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó;
- Mỗi một quốc gia đều có quyền lợi hợp pháp để bảo vệ biên giới quốc gia của
mình, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, có
quyền điều chỉnh và quản lý các hoạt động có liên quan đến đường biên giới
hoặc khu vực biên giới. Bất khả xâm phạm vì lẽ đó mà trở thành một nội dung
không thể thiếu trong các điều ước cũng như điều luật quốc tế về các hoạch
định hoặc quản lý biên giới. Ví dụ:
+ Khoản 1 Điều 4 của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên
giới trên đất liền giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1977 quy định: “ 1. Hai
Bên có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ đường biên giới,
hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước và đường thông tầm nhìn biên giới nhằm
duy trì đường biên giới rõ ràng, ổn định..”
+ Khoản 6 Điều 5 của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền
Trung Quốc- Việt Nam giữa chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và
chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999: “...6. Không
Bên nào được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới hoặc vật
đánh dấu đường biên giới.”
+ Điều 2 của Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia năm 1983: “ Đường
biên giới quốc gia giữa hai nước phải được tôn trọng. Các mốc giới phải được
bảo vệ. Cấm xê dịch hoặc làm hư hại mốc giới.”
- Biên giới quốc gia có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội, quốc phòng- an ninh và đối ngoại đối với mỗi quốc gia. Do đó, mỗi quốc
gia nên nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc tuân thủ các quy
chế pháp lý và bất khả xâm phạm là một trong những quy tắc tất yếu để quan
hệ giữa các nước được bảo vệ ổn định, bảo đảm an ninh, trật tự, hoà bình và ổn
định.

You might also like