Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHIẾU HỌC TẬP THỰC HÀNH ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI (SỐ 1)

Yêu cầu: Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Đêm ấy, đồng hồ sắp điểm 12 giờ, bên ngoài trời tối như mực, mưa rơi tầm tã, gió thổi ào ào. Bà lão
vẫn còn thức, ngồi tựa lưng trong cái ghế bành ở buồng ăn, là một gian bày lủng củng những bàn ghế cũ
và chỉ cách vườn rau có một bức vách mỏng. Bà cụ có vẻ lo buồn và nóng ruột, mỗi tiếng động lại làm cho
bà phải lắng tai… Cạch! cạch! Có tiếng gõ cửa. Lần này đích thực là thằng Pherucsiô đi chơi về. Người
ướt như chuột, đầu tóc rũ rượi vì mũ bị gió đánh bay xuống hố! Trán nó sưng vếu bằng quả ổi vì nó đi
đánh nhau bị ném đá phải. Không những thế nó còn thua bạc nữa, trong túi có đồng nào hết sạch!
Ánh sáng ngọn đèn dầu tuy lù mù leo lắt, bà cụ cũng nhìn thấy vẻ tiều tuỵ của cháu. Bà hỏi chặn mấy
câu, hiểu ngay "ông cháu" đã đi đánh nhau và bị thua bạc. Biết không thể giấu được nữa, Pherucsiô liền
thú mọi tội. Bà cụ vốn thương cháu nhất nhà nên nức nở khóc.
- Cháu ơi! Thực là cháu chẳng thương bà, không thế sao cháu nhân lúc cha mẹ vắng nhà đi chơi bời
lêu lổng như vậy? Để bà ro ró một mình ở nhà, cháu thực nhẫn tâm!...
Pherucsiô tựa lưng vào tủ, cúi gằm mặt đứng nghe […] Thấy Pherucsiô đứng im bà cụ lại nói:
- Cháu ơi, cháu không có một câu gì để hối hận à? Cháu thử trông kỹ thân hình bà xem có còn sống
được bao lâu nữa? Cháu không nên nhẫn tâm làm cho người sinh ra mẹ cháu đã quá già yếu, suy nhược,
đang nằm kề miệng lỗ, còn phải đau lòng, còn phải rơi lệ! Ngày còn bé sao cháu yêu bà, quý bà thế? Đến
bây giờ bà già yếu không đi lại được là lúc cần có cháu để an ủi thì cháu lại...
Nghe đến đây Pherucsiô cảm động quá toan chạy lại với bà. Bỗng có tiếng sột soạt ở ngoài vườn, nó
dừng lại lắng tai. Trời mưa nặng hạt. Cửa vườn lại có tiếng động, lần này bà cụ nghe thấy, giật mình hỏi
cháu. Pherucsiô nói khẽ:
- Thưa bà, mưa!
[…]
Rồi bà cầm tay Pherucsiô kéo lại cạnh bà. Cả hai bà cháu đều nín thở. Chỉ thấy tiếng mưa ào ào. Một
lát sau, hai bà cháu đều phát run lên vì có tiếng người đi ở gian bên cạnh. Pherucsiô cất giọng run run
hỏi:
- Ai đấy?
Không tiếng trả lời. Pherucsiô mặt tái mét, hỏi dồn:
- Ai đấy? Ai đấy?
Vừa hỏi xong, thì hai bà cháu đều rú lên một tiếng: Có hai người đàn ông nhảy vào trong buồng! Một
người sấn lại, một tay nắm chặt lấy Pherucsiô, một tay bịt miệng nó; còn người kia thì chạy lại bóp cổ bà
già. Người thứ nhất nói:
- Muốn sống thì im mồm!
Người thứ hai giơ dao và kêu:
- Suỵt!
Cả hai người đều đeo mặt nạ đen, người thứ nhất hỏi khẽ Pherucsiô:
- Tiền bạc bố mày để đâu?
Pherucsiô, hai hàm răng lập cập thưa:
- Ở đằng kia....trong tủ.
Người kia bảo:
- Mày theo tao!
Rồi lôi nó lại trước tủ giúi nó xuống đất, lấy hai chân kẹp lấy cổ, còn một tay cầm đèn lồng, một tay
cạy tủ. Vơ vét xong, chúng dọa hai bà cháu nếu kêu cứu, chúng sẽ lộn lại "sửa" cả hai. Chợt có tiếng
người đi và hát ở ngoài đường cái. Tên trộm thứ hai vung mặt ra ngoài mạnh quá làm rơi mặt nạ. Bà lão
kêu to:
- Môzini!
Tên trộm thét lớn:
- Đồ khốn nạn! Không thể để mày sống được!
Nói xong, giơ dao thẳng cánh đâm bà lão! Đồng thời, Pherucsiô chạy ôm choàng lấy bà để chắn mũi
dao. Hai tên trộm đạp tắt đèn tẩu thoát, Pherucsiô bỏ bà ra và thụt xuống đất, hai chân quỳ, đầu gục vào
lòng bà. Bà lão hoàn hồn gọi cháu:
- Pherucsiô ơi!
Cháu đáp:
- Bà ơi!
- Chúng đi cả rồi chứ!
- Vâng.
- Chúng không giết bà.
- Vâng.
- Chúng không giết bà.
- Không... bà thoát nạn. Chúng chỉ lấy tiền thôi. Nhưng cha cháu đã mang gần hết số tiền đi cất hàng,
chả còn gì!
Bà cụ thở một hơi dài như trút một gánh nặng. Pherucsiô vẫn quỳ và ôm lấy bà, thở hổn hển nói:
- Bà ơi! Bà yêu quý của cháu ơi! Bà vẫn yêu cháu chứ... Thế mà, cháu cứ làm phiền lòng bà...
- Không, cháu đừng nói thế, bà không nghĩ đến chuyện ấy nữa, bà quên cả rồi, bà yêu cháu bà vô
cùng!
Bằng giọng run run, cậu bé gắng sức nói tiếp:
- Cháu cứ làm phiền lòng bà, nhưng... bao giờ cháu cũng yêu bà trên tất cả mọi người. Bà có tha thứ
cho cháu không? Tha cho cháu, bà ạ!
- Ừ, bà tha lỗi cho cháu. Bà hết lòng tha lỗi cho cháu. Cháu chưa tin à? Cháu yêu dấu của bà ơi! Cháu
hãy đứng dậy. Bà không mắng cháu nữa đâu! Cháu giỏi lắm! Đi thắp đèn đi... Cố lên! Đứng dậy,
Pherucsiô ơi!
Cậu bé đáp, giọng yếu dần:
- Cám ơn bà. Bây giờ cháu yên lòng lắm. Bà ơi! Bà có nhớ cháu bà không? Bà không bao giờ quên
cháu Pherucsiô của bà chứ?
Thấy cháu nói vậy, bà cụ thất kinh vỗ vai cháu gọi:
- Pherucsiô ơi!
Và cúi xuống nhìn mặt cháu.
Cậu bé nói thì thào trong hơi thở:
- Bà nhớ cháu nhá! Cháu nhờ bà hôn mẹ cháu... cha cháu... em Luygina... Lạy bà... bà ơi!
Bà cụ kinh ngạc lay đầu cháu và kêu:
- Pherucsiô ơi! Cháu làm sao thế? Trời ơi! Không biết làm sao cháu tôi lại thế này? Tội nghiệp cháu
tôi! Ai cứu cháu tôi với... Tỉnh dậy, cháu ơi!
Nhưng Pherucsiô không trả lời. Cậu bé anh hùng ấy, bị lưỡi dao đâm suốt lưng, máu ra lênh láng vừa
thở hơi cuối cùng, trong lòng rất sung sướng vì đã cứu bà thoát chết!
(Những tấm lòng cao cả, Chương 41 – Lòng cháu, E.D.Amixi, NXB Văn học)

Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (từ câu 1 đến câu 8):
Câu 1: Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong đoạn ngữ liệu trên. (0,25 điểm)
A. Ngôi kể thứ nhất – người kể xưng tôi, làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh
động, chân thật và gần gũi hơn
B. Ngôi kể thứ nhất – người kể giấu mình đi, làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc,
sinh động, chân thật và gần gũi hơn
C. Ngôi kể thứ ba – người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
Câu 2: Pherucsio đã làm gì khiến bà phải phiền lòng? (0,25 điểm)
A. Làm mất mũ trong ngày trời mưa
B. Về nhà muộn vì mưa bão
C. Về nhà muộn vì đi chơi bời lêu lổng, đánh nhau và thua bạc
Câu 3: Vì sao Pherucsio lại đỡ lưỡi dao cho bà? (0,25 điểm)
A. Vì Pherucsio cảm thấy có lỗi và muốn chuộc lỗi
B. Vì bà già yếu không thể chịu được lưỡi dao đó còn Pherucsio trẻ khỏe có thể chịu được
C. Vì Pherucsio có tấm lòng cao cả, yêu thương bà trên tất cả mọi thứ
Câu 4: Từ câu nói: “Cháu cứ làm phiền lòng bà, nhưng... bao giờ cháu cũng yêu bà trên tất cả mọi
người. Bà có tha thứ cho cháu không? Tha cho cháu, bà ạ!” và “Bà nhớ cháu nhá! Cháu nhờ bà hôn mẹ
cháu... cha cháu... em Luygina... Lạy bà... bà ơi!” em thấy nhân vật Pherucsio là người như thế nào?
(0,25 điểm)
A. Yêu thương gia đình, biết hối lỗi với những hành động sai trái của mình
B. Ích kỉ, đổ lỗi cho bà và muốn bà cảm thấy tội lỗi vì gây ra cái chết của mình
C. Muốn mọi người ghi nhớ công ơn của mình vì đã cứu bà
Câu 5: Trong câu văn: “Người ướt như chuột, đầu tóc rũ rượi vì mũ bị gió đánh bay xuống hố!” thành
phần nào được mở rộng? Tác dụng của việc mở rộng thành phần câu là gì? (0,25 điểm)
A. Chủ ngữ - làm rõ đối tượng
B. Vị ngữ - làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng
C. Trạng ngữ - làm rõ thời gian
Câu 6: Xác định số từ trong câu văn: “Bà cụ thở một hơi dài như trút một gánh nặng.” (0,25 điểm)
A. Một B. Thở C. Dài
Câu 7: Chi tiết nào dưới đây phù hợp nhất để khẳng định Pherucsio là một cậu bé rất dũng cảm?
(0,25 điểm)
A. Pherucsiô tựa lưng vào tủ, cúi gằm mặt đứng nghe…
B. Nghe đến đây Pherucsiô cảm động quá toan chạy lại với bà.
C. Cậu bé anh hùng ấy, bị lưỡi dao đâm suốt lưng, máu ra lênh láng vừa thở hơi cuối cùng, trong lòng
rất sung sướng vì đã cứu bà thoát chết!
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Vì sao bà cụ lại mắng Pherucsiô? (0,25 điểm)
A. Vì cậu lấy hết tiền của bà đi đánh bạc thua
B. Vì bà cụ thương cháu và không muốn Pherucsiô lâm vào con đường tội lỗi
C. Vì cậu chơi bời lêu lổng, đánh nhau và cờ bạc, để bà ở nhà một mình trong đêm

Thực hiện các yêu cầu viết ngắn từ câu 9 đến câu 11, đảm bảo:
 Cấu trúc mạch lạc và thể hiện rõ những nội dung em đã được học
 Trả lời chính xác và đầy đủ các yêu cầu của đề bài
 Cung cấp các bằng chứng từ ngữ liệu để làm sáng rõ cho mỗi câu trả lời.
 Viết đúng ngữ pháp, chính tả, đúng hình thức đoạn văn
 Sử dụng văn phong phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
Câu 9: Trong ngữ liệu, người bà đã thể hiện tình yêu thương bao la với cháu mình. Hãy ghi lại ít nhất 2 chi
tiết thể hiện điều đó. (1,0 điểm)
Câu 10: Ghi lại ít nhất 2 bài học em rút ra được từ đoạn ngữ liệu trên. (1,0 điểm)
Câu 11: Hãy tóm tắt nội dung đoạn ngữ liệu trên bằng 3-4 câu văn. (1,0 điểm)
Câu 12: Viết bài văn phân tích nhân vật mà con yêu thích trong đoạn ngữ liệu trên (5 điểm)
PHIẾU HỌC TẬP THỰC HÀNH ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI (SỐ 2)
Yêu cầu: Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Tiếng gà trưa
Trên đường hành quân xa Cứ hàng năm hàng năm
Dừng chân bên xóm nhỏ Khi gió mùa đông tới
Tiếng gà ai nhảy ổ: Bà lo đàn gà toi
“Cục... cục tác cục ta” Mong trời đừng sương muối
Nghe xao động nắng trưa Để cuối năm bán gà
Nghe bàn chân đỡ mỏi Cháu được quần áo mới
Nghe gọi về tuổi thơ Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Tiếng gà trưa Cái áo cánh chúc bâu
Ổ rơm hồng những trứng Đi qua nghe sột soạt
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng Tiếng gà trưa
Này con gà mái vàng Mang bao nhiêu hạnh phúc
Lông óng như màu nắng Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng: Cháu chiến đấu hôm nay
- Gà đẻ mà mày nhìn Vì lòng yêu Tổ quốc
Rồi sau này lang mặt! Vì xóm làng thân thuộc
Cháu về lấy gương soi Bà ơi, cũng vì bà
Lòng dại thơ lo lắng Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
(Xuân Quỳnh, 2-7-1965)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2: Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến theo trình tự nào? (0,25 điểm)
A. Quá khứ - hiện tại
B. Hiện tại – quá khứ - hiện tại
C. Quá khứ - hiện tại – tương lai
D. Hiện tại – quá khứ - tương lai
Câu 3: Tình cảm, cảm xúc được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là gì? (0,25 điểm)
A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ
B. Tình bà cháu
C. Tình yêu quê hương, đất nước
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Từ “chắt chiu” trong câu văn “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì? (0,25 điểm)
A. Tiết kiệm, dè sẻn
B. Giữ gìn, nâng niu
C. Quan tâm, chăm sóc
D. Âu yếm, vỗ về
Câu 5: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “vì xóm làng thân thuộc” (0,25
điểm)
A. Thân thiết
B. Thân tình
C. Thân ái
D. Thân thiện
Câu 6: Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? (0,25 điểm)
A. Hình ảnh đàn gà, hình ảnh bà mắng cháu, hình ảnh người bà
B. Tiếng bà mắng cháu, hình ảnh mâm cơm tuổi thơ
C. Hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa, hình ảnh cánh đồng lúa chín
D. Hình ảnh quả trứng, hình ảnh đàn gà, hình ảnh người bà
Câu 7: Trong bài thơ sử dụng nhiều từ láy để tăng tính gợi hình gợi cảm, đó là những từ?
(0,25 điểm)
A. Chắt chiu, sột soạt
B. Chắt chịu, sột soạt, lo lắng
C. Chắt chiu, sột soạt, lo lắng, thân thuộc
D. Chắt chiu, sột soạt, thân thuộc
Câu 8: Điệp ngữ “tiếng gà trưa” có tác dụng gì trong bài thơ? (0,25 điểm)
A. Tạo điểm nhấn cho bài thơ
B. Gợi lại những kỉ niệm bên bà ngày thơ ấu
C. Thôi thúc người chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ những điều thân thuộc
D. Tất cả đều đúng
Thực hiện các yêu cầu viết ngắn từ câu 9 đến câu 11, đảm bảo:
 Cấu trúc mạch lạc và thể hiện rõ những nội dung em đã được học
 Trả lời chính xác và đầy đủ các yêu cầu của đề bài
 Cung cấp các bằng chứng từ ngữ liệu để làm sáng rõ cho mỗi câu trả lời.
 Viết đúng ngữ pháp, chính tả, đúng hình thức đoạn văn
 Sử dụng văn phong phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
Câu 9: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ 1 của bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 10: Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm gì? Những câu văn nào cho em biết điều đó? (1,0 điểm)
Câu 11: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 12: Viết bài văn biểu cảm về một người hoặc sự việc đem đến cho em nhiều bài học.

You might also like