Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Tổng hợp dịch tễ

Phần 1: Giới thiệu về dịch tễ


1) Định nghĩa
- Những người sáng lập:
o Hippocrates (400 TCN): bệnh xuất hiện phải có lý do, có cơ sở khoa học ® túc chủ và môi trường có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển của bệnh
o John Snow (1813 – 1858): “Cha đẻ của dịch tễ học thực địa”: Đi một cách trình tự từ dịch tễ học mô tả đến phân tích
để tìm nguyên nhân rồi cuối cùng đưa ra biện pháp can thiệp ® biện pháp này vẫn được mọi người áp dụng rộng rãi
đến hiện tại
§ Năm 1848, tả xuẩt hiện trở lại: Snow quan sát những đặc điểm lâm sàng và sự phân bố những ca bệnh tả ở cộng
đồng ® HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT: nước là nguồn lây
é Giả thuyết là suy nghĩ, dự đoán tạm thời (có thể đúng có thể sai) sau khi quan sát
§ Sau đó, Snow đi kiểm định giả thuyết với 3 phương pháp:
• So sánh tỉ suất chết do tả ở các khu vực:
à S&V và Lambeth là 2 nhà máy cung cấp nước chính cho London và đều lấy nước từ hạ nguồn
sông Thames
à Sau khi Lambeth chuyển về thượng nguồn sông Thames ® Snow nhận thấy tỉ lệ chết cao hơn ở
những nơi nhận từ S&V ® HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT: Nước từ công ty Southwark &
Vauxhall là nguyên nhân gây ra dịch tã
• So sánh tỉ suất chết do tả ở những nhóm phơi nhiễm với nguồn nước khác nhau:
à Snow thu thập số liệu về những hộ nhận nước từ công ty S&V và Lambeth ® So sánh TỈ SUẤT
CHẾT giữa các hộ ® Kết quả: S&V có tỉ suất chết cao hơn ® Sự khác nhau này CHỈ DO sự
khác biệt của nguồn cấp nước hay còn do yếu tố khác như nghèo đói, suy dinh dưỡng,… ?
à Snow tập trung vào những quận được cung cấp nước bởi CẢ HAI công ty vì những người trong
cùng một quận có đặc điểm tương tự nhau (VD: điều kiện kinh tế,…) ® Xem xét từng hộ gia
đình ® Kết quả tương tự
ð Đây là phương pháp kiểm soát biến số gây nhiễu
ð Kết luận: Snow kết luận công ty S&V là nguyên nhân gây ra vụ dịch tã và đề nghị dời công ty này khi dời công ty thì số vụ
ghi nhận tả đã giảm
• So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả
à 1854, Quảng trường Vàng ® Snow phát hiện giếng bơm là nơi chứa tác nhân gây bệnh tả
à Snow sử dụng BẢN ĐỒ của thành phố London để đánh dấu vị trí ca bệnh và vị trí của những trụ
bơm (Bản đồ điểm) ® Tìm MỐI LIÊN QUAN giữa sự phân bố các ca mắc tả và vị trí của các
trụ bơm
à Từ bản đồ điểm, Snow thấy rằng: Nhiều hộ gia đình mắc tả phân bố xung quanh giếng bơm A,
giếng bơm ở phố lớn so với bơm B và bơm C ® Bơm B bị ô nhiễm và Bơm C ở vị trí không
thuận lợi (xa quá người ta không lấy) ® GIẢ THUYẾT: Nước ở giếng bơm A là nguyên nhân
gây tả
à Để khẳng định, ông đã hu thập thông tin về nơi nhận nước üNhững người MẮC HOẶC CHẾT
DO TẢ và những người KHÔNG MẮC TẢ ® Snow khẳng định nước ở giếng bơm A là nguồn
lây tả và Thuyết phục chính quyền bỏ giếng bơm A
- Như vậy, dịch tễ học là môn học:
o Sự phân bố (Distrubution): trả lời các câu hỏi: Ai mắc bệnh ? Ở đâu ? Khi nào ? (Who – Where – When ?) ® là sự
quan sát và mô tả
o Các YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH của những biến cố hoặc tình trạng liên quan đến sức khỏe TRONG NHỮNG DÂN SỐ
CỤ THỂ (Determinant): trả lời câu hỏi: Vì sao ? (Why ?)
o Ứng dụng môn học này để KIỂM SOÁT những vấn đề sức khỏe (Control): là bước can thiệp bệnh
ð YẾU TỐ DDC
2) Đối tượng nghiên cứu
- Quan tâm đến dân số bao gồm cả người bệnh, và người khỏe
- Quan sát hiện tượng và đưa ra giải thuyết (có thể dựa vào 1 phần của cơ chế bệnh sinh) ® kiểm định giả thuyết trên dân số
- Nếu giả thuyết đúng mà cơ chế bệnh sinh không rõ thì vẫn được chấp nhận giả thuyết đó
3) Mục đích, nội dung, chiến lược của dịch tễ học
Phần 2: Bệnh và sự xuất hiện của dịch

1) Lịch sử tự nhiên của bệnh và các cấp bậc dự phòng


- Lịch sử tự nhiên là diễn tiến của bệnh trên người theo thời gian, bắt đầu với sự phơi nhiễm hoặc tích lũy những yếu tố có khả
năng gây bệnh (yếu tố nguy cơ) và nếu KHÔNG có sự can thiệp của y khoa, tiến trình sẽ kết thúc với kết cục là hồi phục hoặc
tàn phế hoặc tử vong
- Các giai đoạn của bệnh và các cấp bậc dự phòng:
Ngăn ngừa hậu quả xấu hơn ® ¯ mức độ
Giảm số ca mới mắc bệnh Kiểm soát sự tiến triển của nghiêm trọng và phòng ngừa biến chứng
bằng các giảm / loại trừ yếu bệnh ® làm ¯ diễn tiến, VD: Đối với những người tai biến, bị liệt
Ngăn chặn sự hình thành tố nguy cơ và nâng cao sức phòng ngừa lây lan và ngăn cần hướng dẫn cho người thân của họ
của các yếu tố nguy cơ đề kháng chặn bệnh mạn tính cách vận động, cách xoa bóp như thế nào
VD: Cấm sản xuất thuốc VD: tiêm chủng, xây dựng VD: Các phương pháp cận để họ có thể phục hồi và tái hoà nhập với
lá để phòng ngừa ung thư chương trình GDSK lâm sàng (xét nghiệm,…) cộng đồng
phổi do hút thuốc lá
Dự phòng bậc 1 Dự phòng bậc 2 Dự phòng bậc 3
Dự phòng bậc 0

Giai đoạn bán / cận lâm


Giai đoạn cảm nhiễm Giai đoạn lâm sàng Giai đoạn kết cục
sàng

Mới phơi nhiễm với yếu tố Là giai đoạn bắt đầu Có triệu chứng rõ rệt Bệnh nhân có thể hồi
nguy cơ, chưa có biến đổi thay đổi bệnh lý nhưng VD: Khó thở, đau phục, tàn phế hoặc chết
bệnh lý hay triệu chứng lâm không có / không rõ ngực, mệt khi vận động
sàng dấu hiệu hay nhiều là những triệu
VD: Bệnh nhân chỉ có béo triệu chứng chứng của bệnh tim
phì (yếu tố nguy cơ của bệnh + Bệnh lây = thời kì ủ mạch
tim mạch) chứ chưa có triệu bệnh
chứng của bệnh tim mạch + Bệnh không lây =
thời kì tiềm tàng / tiềm
ẩn
é Bài tập tình huống:
- Để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt do mang thai, phụ nữ có thai phải uống sắt và axít Folic mỗi ngày ® Câu trl: Bậc 1 (có
yếu tố nguy cơ là mang thai)
- Để phòng ngừa TNGT do uống rượu bia, người đã uống rượu bia không được phép lái xe ® Câu trl: Bậc 1 (đã uống rượu bia
= đã phơi nhiễm)
- Để giảm tỉ lệ nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục không an toàn:
A. Bộ công an ra quân triệt phá những ổ mại dâm ® Bậc 0
B. Bộ y tế mở các phòng xét nghiệm để phát hiện sớm những trường hợp nhiễm HIV ® Bậc 1
C. Phát thuốc ARV miễn phí cho bệnh nhân có H ® Bậc 3

- Các yếu tố ảnh hưởng: Trên một người, diễn tiến thông thường của bệnh có thể BỊ TẠM NGƯNG vào bất kỳ thời điểm nào do
o Hiệu quả của biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị
o Sự thay đổi của túc chủ
o Do các ảnh hưởng khác

2) Hiện tượng tảng băng


- Mô tả sự phân bố ca bệnh trong cộng đồng: phần thấy được chiếm tỷ lệ nhỏ (1/10)
còn phần không thấy được (như những ca chẩn đoán sai, không được chẩn đoán,
người mang mầm bệnh (người mang trùng), hoặc có yếu tố nguy cơ) chiếm tỷ lệ lớn
(9/10)
ð Nếu không giải quyết được các phần không thấy được thì sẽ gây ra lây lan trong
cộng đồng
3) Tam giác dịch tễ học
- Là mô hình đơn giản, truyền thống nhất
o Tác nhân (AGENT):
§ Yếu tố sinh học: VD: vi rút, vi trùng, ký sinh trùng
§ Yếu tố vật lý: VD: tư thế làm việc và hội chứng ống
cổ tay
§ Yếu tố hóa học: VD: nhiễm L-tryptophan và hội
chứng rối loạn tăng cơ và sụt cân (nói chung về các chất
hoá học)
o Túc chủ: (HOST) người có khả năng mắc bệnh,
phụ thuộc vào
§ Hành vi nguy cơ: càng có nhiều hành vi nguy cơ thì
càng dễ mắc bệnh
§ Cấu trúc gen
§ Tình trạng dinh dưỡng
§ Tình trạng miễn dịch
§ Những đặc tính khác: tuổi, giới
Bệnh là xuất hiện khi có sự tương tác giữa các tác nhân và túc chủ với sự o Môi trường (ENVIRONMENT): những yếu tố
hỗ trợ của môi trường: bên ngoài (= xung quanh chúng ta): ảnh hưởng đến tác
+ Khi 3 yếu tố tác nhân – túc chủ - môi trường cân bằng thì không có bệnh / nhân và cơ hội phơi nhiễm của túc chủ
bệnh được kiểm soát § Yếu tố vật lý: VD: thời tiết, khí hậu
+ Lý do không cân bằng: § Yếu tố sinh học: VD: côn trùng truyền tác nhân
- Môi trường làm túc chủ thay đổi (VD: lên thành phố học tập, ít bị § Yếu tố kinh tế - xã hội: VD: điều kiện vệ sinh, sự
kiểm soát hơn,..) ® hành vi nguy cơ, miễn dịch ® dễ mắc bệnh hơn đông đúc, và sự sẵn có của dịch vụ y tế
- Môi trường làm thay đổi tác nhân ® tác nhân, số lượng và độc tính
® dễ mắc bệnh hơn
4) Dây chuyền lây
- Gồm 3 mắt xích (vật chủ, cách lây và túc chủ cảm
thụ):
I. Vật chủ (Reservoir): nơi chứa tác nhân gây
bệnh khu trú, phát triển
- Có thể là người (Người bệnh có triệu chứng /
Người lành mang trùng), động vật và môi trường
ð Để tác nhân có thể ra khỏi vật chủ thì nó cần 1
cái ngõ ra
é Ngõ ra là con đường để tác nhân ra khỏi vật chủ
(vào đường nào thì ra đường đó):
o Đường tiêu hóa (đường phân- miệng):
phân, chất ói
o Dịch tiết đường hô hấp
o Máu, Dịch xuất tiết ở niêm mạc và da
II. Cách lây (Mode of Tranmission): gồm 2 cách:
- Lây trực tiếp: nguồn bệnh truyền TRỰC TIẾP từ
vật chủ đến túc chủ cảm thụ
o Hôn, quan hệ tình dục
o Phơi nhiễm trực tiếp với đất, rau có chứa vi sinh vật gây bệnh
o Giọt nước bọt: phát tán trong phạm vi RẤT NGẮN do ho, hắt xì hoặc nói chuyện
o Truyền máu có tác nhân bệnh trực tiếp vào người
- Lây gián tiếp: Nguồn bệnh vào NHỮNG VẬT TRUNG GIAN đến túc chủ cảm thụ
o Không khí
o Vật chuyên chở: thực phẩm, nước, những sản phẩm sinh học (máu), khăn tay, dao mổ - VD: bàn tay không rửa tay mà
chạm vào đồ ăn
o Véc tơ: muỗi, bọ chét, ve
é Ngõ Vào: Nơi tác nhân VÀO túc chủ cảm thụ
- Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào túc chủ qua:
o Đường hô hấp
o Đường tiêu hoá/ đường phân – miệng (ra bằng phân và vào bằng miệng)
o Máu
o Da và niêm mạc
III. Túc chủ cảm thụ (Susceptible Host)
- Luôn luôn là con người
- Hết bệnh hay không (tính cảm thụ của túc chủ cảm thụ) phụ thuộc vào:
o Cấu trúc gen
o Tình trạng miễn dịch (chủ động, thụ động, miễn dịch cộng đồng)
o Hành vi nguy cơ
o Tình trạng dinh dưỡng
é Ứng dụng:
Kiểm soát bệnh: Can thiệp vào mắc xích NHẠY CẢM NHẤT (1 trong 3 cái)
- Loại bỏ tác nhân
- Can thiệp vào cách thức lây
- Bảo vệ ngõ vào
é Bài tập tình huống:
- Trong Slide: (highlight xanh lá là đáp án đúng)
o Trong mùa dịch Covid19, mắc xích nào của dây chuyền lây được can thiệp?
§ Loại bỏ tác nhân (VD: vệ sinh bàn ghế, bấm thang máy bằng chân,…)
§ Can thiệp vào cách thức lây (VD: đeo khẩu trang)
§ Bảo vệ ngõ vào (VD: tập thể dục, tiêm vắcxin,…)
o Để ngăn dịch tả ở London, John Snow yêu cầu chính quyền đóng giếng bơm A ở phố lớn, mắc xích nào được can
thiệp?
§ Loại bỏ tác nhân
§ Can thiệp vào cách thức lây (đóng giếng bơm là không cho người ta sử dụng nước do dịch tả lây qua nước)
§ Bảo vệ ngõ vào
5) Sự xuất hiện của bệnh thành dịch
- Bệnh lưu hành:
o Mức độ xuất hiện ca bệnh ỔN ĐỊNH (số ca bệnh chấp nhận được) trong một khu vực địa lý nhất định (VD: Sốt xuất
huyết)
o Được xem như MỨC NỀN/MỨC MONG ĐỢI của một bệnh (VD: Trong 4 năm qua, số ca mắc bệnh X là 40 – 90 ca.
Theo báo cáo năm nay thì số ca mắc bệnh là 50 ca ® bình thường)
ð Bệnh sẽ trở thành dịch khi túc chủ hoặc tác nhân hoặc môi trường thay đổi
- Ca lẻ tẻ:
o Một số ÍT ca bệnh MỚI xuất hiện có liên hệ với nhau về thời gian và địa điểm gợi ý về 1 vụ dịch
o VD: 2019, ở chợ Vũ Hán, xuất hiện 1 số ca mắc COVID19 ® sau đó bùng thành dịch
- Dịch: mức độ xuất hiện các ca bệnh VƯỢT QUÁ MỨC MONG ĐỢI trong một VÙNG ở một THỜI ĐIỂM cụ thể trong một
DÂN SỐ xác định
- Đại dịch: dịch xảy ra trên nhiều quốc gia, ảnh hướng đến nhiều người
6) Mô hình dịch
- Dịch bùng phát NGUỒN CHUNG: Nhiều người cùng tiếp xúc 1 nguồn
o Tất cả trường hợp bệnh đều PHƠI NHIỄM CHUNG MỘT NGUỒN trong VÀI GIỜ, VÀI NGÀY, VÀI TUẦN hoặc
LÂU HƠN
o Có 1 đỉnh dịch duy nhất
o Gồm:
§ Dịch bùng phát NGUỒN CHUNG LIÊN TỤC:
• Các ca bệnh phơi nhiễm chung một nguồn bệnh trong một khoảng thời
gian DÀI
• Đường cong dịch thường có một trạng thái ổn định phản ánh tính chất
đang diễn ra của phơi nhiễm
• VD: Phơi nhiễm chất phóng xạ trong khoảng 5-10 năm có thể bị ung
thư máu
§ Dịch bùng phát NGUỒN ĐIỂM:
• Các ca bệnh phơi nhiễm chung một nguồn bệnh trong một khoảng thời
gian TƯƠNG ĐỐI NGẮN
• VD: Ngộ độc thực phẩm ở trường học
• Đa số các ca bệnh xảy ra trong một thời kỳ ủ bệnh
• Đường cong dịch cho thấy các ca bệnh tăng nhanh chóng đến đỉnh và
giảm nhanh sau đó
- NHÂN RỘNG
o Vụ dịch KHÔNG có một nguồn chung do dịch lây từ người sang người
o Đường cong dịch sẽ theo chu kỳ
o Mỗi đợt dịch sau sẽ có một đỉnh cao hơn đỉnh của đợt dịch trước (có nhiều đỉnh dịch)
o Các đỉnh dịch sẽ cách nhau bằng một thời kỳ ủ bệnh
o VD: COVID-19 có 4 đợt dịch lớn (4 đỉnh dịch)
- HỖN HỢP: KẾT HỢP GIỮA NGUỒN CHUNG VÀ NHÂN RỘNG
o VD:
o Một trận dịch NGUỒN CHUNG lỵ trực trùng xảy ra ở một nhóm 3000 phụ nữ tham gia buổi nhạc hội
o Vài tuần sau, 1 số trường hợp lỵ lây theo kiểu NGƯỜI-NGƯỜI từ những người tham dự buổi nhạc hội được phát hiện
thêm ở cộng đồng

Phần 3: Điều tra dịch


1)Mục đích
- Xác định nguyên nhân gây dịch
- Đưa ra biện pháp kiểm soát dịch hiệu quả nhất
2)Các bước điều tra dịch
1. Hình thành đội điều tra và các nguồn lực
- Đội điều tra bao gồm: Chuyên gia dịch tễ, lâm sàng, vi sinh, môi trường; có thể có tại chỗ hoặc được chi viện từ tuyến trên
(thành phố hoặc trung ương)
- Thu thập thông tin chung về đặc điểm thực địa: dân số học, văn hoá,…
- Xây dựng mối quan hệ với địa phương
2. Xác định đúng dịch xảy ra
- Dịch xảy ra khi sự xuất hiện nhiều ca bệnh hơn DỰ KIẾN trong một khu vực nhất định hoặc ở một nhóm người cụ thể trong
một khoảng thời gian cụ thể
o VD: Dịch COVID, chưa có ca dự kiến thì 1 ca cũng là dịch ® Nếu bệnh lưu hành rồi thì mình mong đợi hàng năm có
bao nhiêu ca có thể chấp nhận được:
§ Xác định số ca bệnh MỚI và số ca bệnh DỰ KIẾN
§ So sánh TỶ SUẤT MẮC BỆNH THẬT với TỶ SUẤT MẮC BỆNH DỰ KIẾN
é Số ca bệnh tăng lên phụ thuộc vào:
o Sự xuất hiện TÁC NHÂN GÂY BỆNH MỚI (VD: COVID19)
o Phương pháp MỚI để phát hiện bệnh (có khả năng không phải là dịch vì nhiều khi phương pháp mới nhạy hơn
nên phát hiện được nhiều bệnh hơn)
o Sự thay đổi KÍCH CỠ và THÀNH PHẦN của DÂN SỐ PHƠI NHIỄM
§ VD: Người trẻ trong cộng đồng đó có xu hướng đi làm ăn xa ® Người già và trẻ em chiếm tỉ lệ lớn trong cộng
đồng ® có khả năng ­ số ca bệnh
§ VD: Người ở ngoài cộng đồng đi vào trong cộng đồng thì họ có thể đem theo bệnh vào ® có khả năng ­ số ca
bệnh
ð Có khả năng không phải là dịch
o THỜI ĐIỂM, ĐỊA ĐIỂM xảy ra bệnh
3. Xác minh chẩn đoán
- Liên quan chặt chẽ với bước 2, thường được thực hiện cùng lúc với bước 2
- Nếu kết quả cận lâm sàng KHÔNG HẰNG ĐỊNH với đánh giá lâm sàng và dịch tễ học ® Yêu cầu một người xét nghiệm có
kinh nghiệm KIỂM TRA LẠI những kỹ thuật xét nghiệm đã làm
- Để đánh giá kết quả lâm sàng, nhóm điều tra yêu cầu các bác sĩ có kinh nghiệm:
o Kiểm tra các hồ sơ bệnh án
o GẶP TRỰC TIẾP vài người bệnh để xác minh chẩn đoán: có trong đầu giả thuyết về nguồn lây, tác nhân của bệnh
- Sử dụng BẢNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT để TÓM TẮT các ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
é Bảng Phân phối tần suất gồm 3 cột: Triệu chứng lâm sàng, Tần suất/ tần số xuất hiện, Tỉ lệ phần trăm và có vai trò quan trọng
để mô tả thể bệnh, xác minh chẩn đoán từ đó đưa ra định nghĩa ca bệnh
4. Định nghĩa ca bệnh
- Là những tập hợp TIÊU CHÍ LÂM SÀNG được giới hạn bởi CON NGƯỜI, NƠI CHỐN, THỜI GIAN để quyết định một
người có hoặc không có bệnh:
o VD: Con người: >60t; Nơi chốn: TPHCM; Thời gian (thời gian khởi phát bệnh trong vòng bao lâu ?): trong 2 tháng qua
- Nên ĐƠN GIẢN và ĐO LƯỜNG KHÁCH QUAN (có độ nhạy cao = khả năng phát hiện được nhiều người có bệnh)
o VD: Sốt cao: ≥ 390C
Tiêu chảy: ≥ 3 lần đi cầu phân lỏng/ngày
- Phân loại:
o Ca nghi ngờ (suspect case, possible case)
§ Có triệu chứng lâm sàng + yếu tố dịch tễ TC lâm sàng
o Ca xác định (confirmed case):
§ Là ca nghi ngờ + xét nghiệm dương tính YT dịch tễ
o Ca có khả năng (probable case)
§ Là ca nghi ngờ + với xét nghiệm không đặc hiệu
(VD: COVID – test nhanh)
5. Tìm ca bệnh và xây dựng danh sách bệnh
- Vì sao cần phải làm ntn ? ® Những ca bệnh được báo cáo BAN ĐẦU ÍT và KHÔNG ĐẠI DIỆN cho tổng số ca bệnh TRONG
CỘNG ĐỒNG ® người điều tra phải đi tìm thêm bệnh và xây dựng danh sách bệnh
- Tìm bằng cách nào ?
o Tại các cơ sở y tế
o Qua phương tiện truyền thông tại địa phương (VD: Phát loa thông báo những người mắc bệnh X lên cơ sở y tế gần nhất
để được hướng dẫn)
o HỎI NGƯỜI BỆNH thông tin về những NGƯỜI BỆNH KHÁC
- Khảo sát toàn bộ dân số được thực hiện nếu vụ bùng phát dịch xảy ra trong một DÂN SỐ GIỚI HẠN (ở trường học, tại nơi
làm việc, nhà hàng,…) có nhiều ca BỆNH NHẸ hoặc KHÔNG TRIỆU CHỨNG
- Để xây dựng DANH SÁCH BỆNH, cần
thu thập các thông tin cơ bản Triệu chứng Cận lâm sàng
Ngày báo Ngày khởi
o Đặc điểm nhận diện: tên, địa chỉ, cáo
phát bệnh

số điện thoại
o Dân số học: tuổi, giới
o Lâm sàng, cận lâm sàng
o Các yếu tố nguy cơ
o Người báo cáo hoặc nguồn báo
cáo

6. Thực hiện tthống kê mô tả - hình thành giả thuyết


- Trong một vụ dịch bùng phát, GIẢ THUYẾT được tạo ra từ nhiều cách:
o Từ kiến thức của người điều tra dịch: VD: Địa phương A báo lên triệu chứng XYZ và từ các kiến thức của bản thân, các
bác sĩ trong đội ngũ có thể hình thành giả thuyết bệnh này là do ABCD…
o Nói chuyện với người bệnh ® biết được lây bằng cách nào
o Thảo luận với nhân viên y tế địa phương
o Dựa vào thông tin từ DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ (WHO – WHEN – WHERE)
- Mô tả dữ liệu về THỜI GIAN - ĐƯỜNG CONG DỊCH: là một trình bày trực quan về sự khởi phát của bệnh liên quan đến
một vụ dịch bùng phát.
o Cho biết thời gian của vụ dịch bùng phát và sự phân bố các ca bệnh theo thời gian
o Nhìn vào đường cong dịch ® biết được ĐỘ LỚN của một vụ dịch bùng phát
o Có thể suy luận về MÔ HÌNH lây lan của vụ dịch bùng phá
MÔ TẢ THỜI GIAN: Nếu biết được tác nhân bệnh và thời kỳ ủ bệnh, dịch từ một nguồn lây ® Có thể xác định được THỜI GIAN
PHƠI NHIỄM

é Xác định thời điểm phơi nhiễm


- Từ đỉnh dịch lùi về 4 ngày ® thời gian ủ bệnh trung bình (hình: 06/12)
- Từ nơi có số ca bệnh bắt đầu, lùi về 2 ngày ® thời gian ủ bệnh tối thiểu
(hình: 07/12)
- Từ nơi có số ca bệnh cuối cùng, lùi về 10 ngày ® thời gian ủ bệnh tối đa (hình:03/12)
ð Khoảng thời gian có khả năng phơi nhiễm là (ngày xa nhất) đến (ngày gần nhất) (hình:
3/12 đến 7/12)
é Mô hình dịch:

CHUNG THỜI
TÊN NGUỒN GIAN BIẾN ĐỘNG HÌNH ẢNH
? XẢY RA
Dịch Có Tương Tăng vọt lên rồi
bùng đối ngắn giảm nhanh trong
phát (có thời kì ủ bệnh
nguồn chung 1 (thường liên
điểm thời kỳ ủ quan tới ngộ
bệnh) độc thực phẩm)

Thời gian ủ bệnh của VGA là 15-50 ngày và thời gian ủ bệnh trung
bình là 28-30 ngày
Trong vụ dịch bùng phát nguồn điểm này, người điều tra mong đợi số
ca bệnh mới tăng lên và giảm xuống trong 30 ngày
ð Phù hợp với đường cong dịch
Dịch Có Kéo dài Tăng lên đỉnh
bùng (hơn 1 rồi:
phát thời kỳ ủ + Giảm rất nhanh
nguồn bệnh) (bỏ được nguồn
chung bệnh)
liên tục + Giảm dần (vụ
bùng phát dịch tự
kết thúc)

Thời gian ủ bệnh của tả là 1-3 ngày


Đường cong dịch cho thấy vụ bùng phát dịch tả KÉO DÀI HƠN MỘT
THỜI KỲ Ủ BỆNH (khởi phát bệnh từ ngày 19/8 đến ngày 28/10 mới
dần hết ® > 3 ngày)
Dịch Không Các đỉnh lớn hơn
nhân (Lây kế tiếp nhau và
rộng truyền cách nhau bằng 1
người – thời kì ủ bệnh
người)

Đỉnh 1 thấp hơn đỉnh 2


Thời gian ủ bệnh trung bình của sởi là 10 ngày (7-18 ngày)
4/4 bắt đầu từ 1 ca bệnh ® 20/4 đạt đỉnh lần đầu => cách nhau 16
ngày ® phù hợp với thời gian ủ bệnh

MÔ TẢ NƠI CHỐN:
- Cung cấp thông tin về MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG của ĐỊA LÝ đến vụ dịch
- Sử dụng bản đồ điểm:
o Mô tả những ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LÂY TRUYỀN (giếng nước, rừng,…)
o Mô tả SỰ PHÂN BỐ của các CA BỆNH (nơi sống, nơi làm việc,…)
§ VD: Trong vụ dịch bùng phát vào tháng 8 và tháng 9 năm 1854 tại quảng trường vàng London, Snow sử dụng
bản đồ của thành phố London, John Snow chấm vị trí của ca bệnh và đánh dấu vị trí của trụ bơm trên bản đồ
London
MÔ TẢ CON NGƯỜI
- Đặc điểm dân số học và xã hội
- Thông tin về yếu tố phơi nhiễm
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
7. Kiểm định giả thuyết
- Quan điểm dịch tễ học, giả thuyết được kiểm định THEO HAI CÁCH:
o So sánh giả thuyết với với SỰ THẬT ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH
o Sử dụng NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH
é Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu: é Nghiên cứu bệnh chứng:
- Dịch xảy ra ở một dân số NHỎ và có thể tiếp cận, thu - Dịch xảy ra ở một dân số LỚN và KHÔNG hoặc KHÓ
thập được số liệu tiếp cận để thu thập số liệu
- Tính nguy cơ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm và không - Thông tin về TIỀN SỬ PHƠI NHIỄM được thu thập ở
phơi nhiễm nhóm bệnh và nhóm chứng
- So sánh RR của từng yếu tố nguy cơ (RR nào lớn nhất - Có thể chọn nhiều chứng cho một ca bệnh
thì là yếu tố chính gây ra bệnh) - Tính OR từng yếu tố nghi ngờ (OR nào lớn nhất thì nó
là yếu tố gây ra ngộ độc thực phẩm)
8. Chỉnh lại giả thuyết và tiến hành nghiên cứu bổ sung nếu cần
- Người điều tra mong đợi
o Giả thuyết đưa ra là chính xác
o Giả thuyết phù hợp với kết quả của phòng thí nghiệm và nghiên cứu môi trường
- Nếu kết quả từ nghiên cứu phân tích mâu thuẫn với giả thuyết đưa ra từ nghiên cứu mô tả ® Cần xem lại giả thuyết nghiên
cứu
- Nếu kết quả từ nghiên cứu phân tích KHÔNG PHÙ HỢP với kết quả từ điều tra labo và điều tra môi trường ® Kiểm tra lại
nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và nghiên cứu môi trường
9. Lên kế hoạch chống dịch và thực hiện (dựa vào tam giác dịch tễ học)
- Kiểm soát nguồn bệnh ® đánh vào mắt xích “tác nhân”
- Giảm tỉ suất lây truyền ® can thiệp vào “cách lây” Chọn lựa ưu tiên
- Giảm tỉ lệ dân số cảm nhiễm ® can thiệp vào “túc chủ cảm
thụ”
10. Kết quả: Báo cáo cho hệ thống chuyên môn và cộng đồng
và được sử dụng cho NCKH
- Nội dung báo cáo chính
o Trình bày diễn tiến dịch
o Kết quả điều tra
o Các biện pháp chống dịch và hiệu quả của các biện
pháp này
Phần 4: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
1) Định nghĩa
- Bệnh truyền nhiễm là tất cả các bệnh do VSV gây ra
- Bệnh lây là những bệnh được truyền từ 1 / động vật bị nhiễm đến người khác bằng cách trực tiếp / gián tiếp
2) Đặc trưng của bệnh truyền nhiễm
- Ca bệnh có thể là nguồn lây: trong bệnh truyền nhiễm, người bệnh có thể là yếu tố nguy cơ (người bệnh có thể nguồn lây)
- Cộng đồng có thể miễn dịch: trong 1 cộng đồng, nhiều người mắc bệnh / có tiêm vắcxin ® trong cộng đồng đó có miễn dịch
và đến mức độ nào đó thì có miễn dịch cộng đồng
- Nguồn lây có thể không được phát hiện và thường có yêu cầu can thiệp khẩn cấp:
o VD: Dịch COVID, ở những thời kì đầu xảy ra dịch người ta vẫn chưa tìm ra được nguồn lây xuất phát từ đâu
o Có yêu cầu can thiệp khẩn cấp
- Biện pháp can thiệp thường có cơ sở khoa học:
o Nguyên nhân gây bệnh và cách lây truyền được xác định
o Có mục tiêu rõ ràng trong phòng ngừa
o VD: COVID thì phải áp dụng 5K
3) Ca bệnh
- Ca bệnh F0 (Index case): Bệnh mới, bệnh nhân ĐẦU TIÊN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BỞI NHÂN VIÊN Y TẾ CÓ THẨM
QUYỀN
- Ca bệnh F0 (Primary case): Áp dụng cho bệnh lây từ một người sang người khác ® một người có thể lây bệnh cho một
người khác, cộng đồng
- Những ca bệnh F1 (Secondary cases): Những ca bệnh bị lây nhiễm từ ca bệnh F0
- Những ca bệnh F2 (Tertiary cases): Những ca bệnh bị lây nhiễm từ ca bệnh F1
4) Lây truyền

Túc chủ cảm thụ


Khi phơi nhiễm với người mắc bệnh
Có miễn dịch
Không bị
Bán lâm sàng Lâm sàng C. Lsàng Mang trùng
nhiễm
5) Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Lâm sàng

Tử Mang
vong trùng Miễn dịch Không Miễn dịch
- Là một nhánh của dịch tễ học, tập trung vào việc nghiên cứu sự phân bố, kiểu và các yếu tố quyết định của bệnh truyền nhiễm
trong dân số (ở 2 hoặc nhiều dân số)
- Mục tiêu: Xác định nguyên nhân và các yếu tố góp phần vào sự xuất hiện và lây lan của các bệnh truyền nhiễm, từ đó đưa ra
chiến lược phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả
- Mục đích:
o Nhận diện những tác nhân truyền nhiễm mới, mới nổi, thí dụ: HIV, SARS, COVID19
o Giám sát bệnh truyền nhiễm
o Nhận diện nguồn bùng phát dịch
o Nghiên cứu về đường lây truyền và lịch sử tự nhiên của tác nhân truyền nhiễm
o Nhận diện những can thiệp mới
i. Tam giác dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm:
o Nhắc lại: tam giác dịch tễ học gồm 3 yếu tố: tác nhân, túc chủ và môi trường
o Tam giác của bệnh truyền nhiễm:
§ Một bệnh thường không thể chỉ do một yếu tố gây ra
§ Bệnh xảy ra khi có sự TƯƠNG TÁC phức tạp giữa những tác nhân, túc chủ, và môi trường ® khi 3 yếu tố này
cân bằng nhau thì bệnh sẽ được kiểm soát
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn, vi rút, rickettsia, vi nấm, hoặc ký sinh trùng
o Yếu tố phải có để bệnh xảy ra (nhưng có nó thì chưa chắc có bệnh): VD: một người nhiễm lao thì chắc chắn có vi trùng lao
nhưng người có vi trùng lao chưa chắc nhiễm lao
o Có tính đặc hiệu: VD: Vi trùng lao chỉ gây ra lao, không thể gây ra bệnh khác được
o Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài là khác nhau:
§ Vi khuẩn lao, trực khuẩn uốn ván TỒN TẠI LÂU ở môi trường bên ngoài
§ Vi rút viêm gan A, E, bại liệt, vi khuẩn bạch hầu tồn tại KHÁ LÂU ở môi trường bên ngoài
§ Vi rút sởi, cúm, dại và các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục tồn tại RẤT NGẮN ở môi trường bên ngoài
o Đặc tính:
§ Khả năng lây nhiễm (Infectivity): là khả năng tác nhân xâm nhập vào túc chủ
!ố $%ườ( )ị $+(ễ-
(!ố $%ườ( .ả- $+(ễ- (1ú. .+ủ) 𝑥 100 = 𝑥𝑥 %)
§ Khả năng sinh bệnh (Pathogencity): Khả năng tác nhân gây bệnh trên túc chủ
!ố .5 -ắ. 17(ệ9 .+ứ$% ;!5$%
( !ố .5 )ị $+(ễ-
𝑥 100 = 𝑥𝑥 %)
§ Độc lực: Khả năng gây chết ở túc chủ cảm thụ
<ố $%ườ( .+ế1 >? )ệ$+
• Tỷ suất chết mắc (CFR) = <ố $%ườ( .ó )ệ$+ x 100 = xx %
§ Tính kháng nguyên (Antigenicity): Khả năng tác nhân tạo ra kháng thể ở túc chủ cảm thụ; có thể hoặc không
thể đáp ứng miễn dịch lâu dài
• LÂU DÀI : virut sởi, bại liệt, HBV ® mắc rồi ít khả năng mắc lại
• RẤT NGẮN: lậu cầu, sốt rét
§ Tính đề kháng (Resistance): Khả năng tác nhân sống sót qua những điều kiện môi trường bất lợi
• Một vài tác nhân có khả năng đề kháng mạnh: VD: Vi rút gây viêm gan
• Một vài tác nhân có sức đề kháng rất yếu: VD: Vi khuẩn gây bệnh lậu, Vi rút cúm
§ Liều Gây Nhiễm (Infectious dose): Số lượng vi sinh vật cần có để gây nhiễm ® Cơ hội nhiễm càng lớn khi
liều vi sinh vật gây nhiễm càng lớn
§ Tính biến đổi của kháng nguyên (Antigenic Variation): Khả năng tác nhân thay đổi THÀNH PHẦN
KHÁNG NGUYÊN có trách nhiệm tạo ra miễn dịch khi mắc bệnh (VD: Vắcxin cúm)
- Túc chủ cảm thụ: (thường là người)
o Có cơ chế BẢO VỆ chống lại tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến mức độ nhiễm và độ trầm trọng của bệnh:
§ Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
• Hình thành TỰ NHIÊN, BẨM SINH và không đòi hỏi có SỰ PHƠI NHIỄM TRƯỚC với kháng nguyên
o Da, niêm mạc
o Nước mắt, nước bọt
o Độ PH ở dạ dày
o Các hệ miễn dịch sẵn có: thực bào, đại thực bà
§ Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
• Khả năng miễn dịch chống lại những TÁC NHÂN RIÊNG BIỆT, bao gồm
o Miễn dịch chủ động: loại miễn dịch có được khi PHƠI NHIỄM với vi khuẩn hoặc vi rút và tồn
tại rất lâu đôi khi suốt đời
§ VD: Tiêm vắc xin / Có miễn dịch sau khi đã mắc thủy đậu
o Miễn dịch thụ động: đạt được khi một người ĐƯỢC CUNG CẤP KHÁNG THỂ đối với một
bệnh lý cụ thể thay vì cơ thể tạo ra chúng
§ VD: Tiêm globulin miễn dịch / Có miễn dịch do mẹ truyền sang con
§ Sức đề kháng của túc chủ cảm thụ phụ thuộc vào các yếu tố:
• Tuổi, giới, nghề nghiệp, chủng tộc
• Bệnh đang mắc
• Tình trạng dinh dưỡng
• Miễn dịch quần thể
• Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng
- Môi trường: là phần BÊN NGOÀI túc chủ, nơi có tác nhân gây bệnh tồn tại hoặc phát triển
o Môi trường tự nhiên: điều kiện khí hậu, thời tiết, các đặc điểm sinh thái của vectơ, các yếu tố lý hóa, sinh học
o Môi trường xã hội: hành vi, cách sống, tôn giáo, các yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội
o Các yếu tố của môi trường có thể làm thay đổi
§ Khả năng tồn tại của tác nhân gây bệnh
§ Tần suất phơi nhiễm
§ Khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào vật chủ
ii. Dây chuyền lây
- Vật chủ: nơi chứa tác nhân gây bệnh khu trú, phát triển
o Có thể là người (Người bệnh có triệu chứng / Người lành mang trùng), động vật và môi trường
é CÁC THỜI KHOẢNG TRONG DIỄN TIẾN LÂY NHIỄM VÀ DIỄN TIẾN BỆNH:
- Quá trình lây nhiễm:
o Thời kỳ tiềm tàng (latent period): từ khi tác nhân
xâm nhập đến khi CÓ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM
o Thời kỳ lây nhiễm (Infectious period): khoảng thời
gian LÂY NHIỄM cho người khác
o Khi hết nhiễm: túc chủ có thể hồi phục, có miễn
dịch hay chết
- Diến tiến bệnh:
o Thời kỳ ủ bệnh (Incubation period): từ khi tác nhân xâm nhập đến
khi XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG
o Thời kỳ có triệu chứng (Symptomatic period): Mức độ triệu chứng
phụ thuộc vào KHẢ NĂNG SINH BỆNH, được quyết định bởi sự
tương tác giữa túc chủ và tác nhân (triệu chứng nhẹ, nặng,..)
- Thời kỳ tiềm tàng NẾU ≥ thời kỳ ủ bệnh ® LÂY NGAY sau khi có
triệu chứng
- Thời kỳ tiềm tàng NẾU NGẮN HƠN thời kỳ ủ bệnh ® LÂY
TRUYỀN SỚM, thường cuối thời kỳ ủ bệnh
VD: Hình bên miêu tả cúm lây trước khi có triệu chứng
é Ngõ ra là con đường để tác nhân ra khỏi vật chủ (vào đường nào thì ra đường đó):
o Đường tiêu hóa (đường phân- miệng): phân, chất ói
o Dịch tiết đường hô hấp
o Máu, Dịch xuất tiết ở niêm mạc và da
- Cách lây:
o Lây trực tiếp: nguồn bệnh truyền TRỰC TIẾP từ vật chủ đến túc chủ cảm thụ
§ Hôn, quan hệ tình dục
§ Phơi nhiễm trực tiếp với đất, rau có chứa vi sinh vật gây bệnh
§ Giọt nước bọt: phát tán trong phạm vi RẤT NGẮN do ho, hắt xì hoặc nói chuyện (VD: nói chuyện đứng gần
hơn 2m)
§ Truyền máu có tác nhân bệnh trực tiếp vào người
o Lây gián tiếp: Nguồn bệnh vào NHỮNG VẬT TRUNG GIAN đến túc chủ cảm thụ
§ Không khí
§ Vật chuyên chở: thực phẩm, nước, những sản phẩm sinh học (máu), khăn tay, dao mổ - VD: bàn tay không rửa
tay mà chạm vào đồ ăn / hít phải hạt keo nước bọt / qua dụng cụ y tế
§ Véc tơ: muỗi, bọ chét, ve
é Ngõ Vào: Con đường tác nhân VÀO túc chủ cảm thụ
- Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào túc chủ qua:
o Đường hô hấp
o Đường tiêu hoá/ đường phân – miệng (ra bằng phân và vào bằng miệng)
o Máu
o Da và niêm mạc
- Túc chủ (người)
o Những yếu tố cần được chú ý khi khảo sát túc chủ
§ Ngỏ vào
§ Vị trí cảm nhiễm
§ Sự đề kháng của túc chủ
§ Miễn dịch quần thể
§ Hiện tượng tảng băng
é Vị trí cảm nhiễm: Nơi tác nhân gây bệnh xâm nhập để tồn tại và phát triển và tuỳ vào cơ chế sinh bệnh, tác nhân có thể gây
bệnh ở vị trí cảm nhiễm đầu tiên hoặc ở cơ quan khác
o VD: Virus bại liệt có VỊ TRÍ CẢM NHIỄM THỨ NHẤT ở niêm mạc tiêu hóa và hầu họng, và VỊ TRÍ THỨ HAI ở
chất xám sừng trước tủy sống
é Sự đề kháng của túc chủ
- Túc chủ có miễn dịch ® khả năng mắc bệnh thấp
- Miễn dịch có thể xảy ra:
o Sau nhiễm tác nhân (sau khi bị bệnh), sau chủng ngừa ® miễn dịch chủ động
o Do kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai ® miễn dịch thụ động
é Miễn dịch quần thể (là cộng đồng có rất nhiều có miễn dịch)
- Nếu tỷ lệ miễn dịch trong dân số CAO, toàn bộ dân số có thể được bảo vệ vì khi tỷ lệ miễn dịch trong dân số cao, xác suất gặp
một người bệnh thấp
- Để bảo vệ một dân số, KHÔNG NHẤT THIẾT tỷ lệ miễn dịch cá thể là 100%
- Để có miễn dịch quần thể:
o Tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn trong MỘT LOẠI VẬT CHỦ (VD: Covid chỉ giới hạn ở người)
o Cách lây truyền tương đối TRỰC TIẾP trong những cá thể của dân số
o Miễn dịch có được phải BỀN VỮNG (có tác dụng bảo vệ trong bao lâu)
6) Các chỉ số dùng trong dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
- Là số mới mắc tích luỹ nhưng trong bệnh truyền nhiễm phải gọi là
tỷ suất tấn công
- Trong vụ dịch BÙNG PHÁT NGUỒN CHUNG, AR% mô tả nguy
cơ mắc bệnh của 1 nhóm người trong dân số

- Mô tả xác suất mắc bệnh từ ca tiên phát (ca đầu tiên)


- Chỉ số đánh giá khả năng lây bệnh trong một dân số
tương đối đồng nhất (trường học)
- Phản ảnh KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM của tác nhân

VD: Trong 1 trường học có 500 học sinh. Vào ngày 2/1/2020, có 10 học sinh bị mắc sởi. 1 tuần sau đó có thêm 30 học sinh mắc sởi
nữa. AR% và SAR%
Bài làm
AR = 10/500 = 5%
SAR = 30/490
- Đánh giá độc lực của tác nhân gây bệnh
- Tỷ suất này phụ thuộc vào nhiều yếu tố của người
bệnh (giới, tuổi,…)

- Basic Reproductive Number – R0: SỐ CA MỚI MẮC TRUNG BÌNH được tạo ra trong suốt thời kỳ lây nhiễm TỪ MỘT CA
BỆNH khi ca bệnh đó xâm nhập vào một dân số HOÀN TOÀN CẢM NHIỄM (nghĩa là khi có một ca bệnh đi vào cộng
đồng nhưng cộng đồng này chưa từng mắc bệnh thì số ca mới mắc trung bình là bao nhiêu ?)
o VD: R0 = 2: 1 người bị nhiễm trung bình có thể lây cho 2 người khác trong cộng đồng chưa nhiễm trước đây
o R0 phụ thuộc vào BA yếu tố:

§ Số người MỚI PHƠI NHIỄM trên một đơn vị thời gian (C):
• VD: Cùng phòng, tiếp xúc gần, tiếp xúc da với những nhiễm SARS => Can thiệp hước đến giảm C là
cách ly
§ Xác suất lây nhiễm ở mỗi lần phơi nhiễm (P) (mỗi lần tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì khả năng lây là bao
nhiêu):
• VD: HIV: p(bắt tay)=0, p(truyền máu)=1, p(QHTD)=0.001 => Can thiệp thường hướng đến giảm P: Sử
dụng găng tay, sàng lọc máu, sử dụng bao cao su
§ Độ dài của thời kỳ lây nhiễm (D): Có thể giảm bằng những can thiệp y khoa (VD: điều trị,…)
- Kết quả:
o R0 > 1: bệnh phát triển thành dịch
o R0 = 1: bệnh lưu hành
o R0 < 1: bệnh giảm
o R0 của cúm = 2-3,Sởi = 12-18,SARS = 2-5
- Với 1 mô hình đơn giản và GIẢ ĐỊNH HIỆU LỰC VẮCXIN ĐẠT 100%, tỉ lệ dân số cần tiêm
chủng để ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng (miễn dịch cộng đồng)
o VD: R0 COVID = 3 ® Cần phải tiêm khoảng 67%
ð R0 càng lớn thì cần phải tiêm nhiều

You might also like