Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề cương ô n tậ p giữ a họ c kì 2 mô n Lịch sử

I. Trắc nghiệm
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Đông Nam Á hải đảo


- 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Malaysia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực
dân phương Tây

- Tại Philipinnes, từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trinh xâm lược và cai trị, đến 1898, Mỹ thay thế
Tây Ban Nha cai trị Philippines

b) Đông Nam Á lục địa


- Anh tiến hành 3 cuộc xâm lược vào các năm 1824 – 1826, 1852, 1885 => Biến Myanmar thành thuộc
địa

+ Tổ chức hệ thống cái trị trực tiếp, tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý

- Các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp: Việt Nam, Campuchia, Lào

c) Chính sách cai trị chung


- Về chính trị:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc
về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các
nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

- Về kinh tế:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ
hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát
triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát
triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

- Về văn hóa - giáo dục:


+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến
nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

2. Công cuộc cải cách ở Xiêm


- Bối cảnh:

+ Giữa TK XIX, Xiêm trở thành đối tượng bị nhòm ngó khi Anh và Pháp mở rộng xâm lược ĐNÁ lục địa

+ Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp

+ Nhận thức mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước

=> Xiêm tiến hành cải cách 2 cuộc dưới thời Ra-ma IV và Ra-ma V

- Nội dung:

+ Về chính trị:

++ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức
thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

++ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa
phương từng bước bị xóa bỏ.

++ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức
phương Tây.

+ Về giáo dục: Thành lập các trường dại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên
sang các nước Âu – Mĩ du học

- Ý nghĩa

+ Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN với nhiều
thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong
nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

+ Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là
quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

- Nguyên nhân Xiêm không trở thành thuộc địa:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:


+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo
dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa
nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ
quyền của đất nước.

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
- Mục tiêu: Chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây, giành lại độc lập, chủ quyền của đất nước

- Kết quả: Đều lần lượt thất bại

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2.1. Giai đoạn cuối TK XIX – 1920


- Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra tại Philippines, Indonesia, Myanmar

- Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến diễn ra tại Việt Nam, Lào, Campuchia

2.2. Giai đoạn 1920 – 1945


- 1945, sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân một số nước như Indonesia, VN, Lào,...
đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo 2 khuynh hướng: tư sản và vô sản

2.3. Giai đoạn 1945 – 1975


- Tại Philippines, Myanmar, Malaysia, Indonesia,... diễn ra phong trào đấu tranh yêu cầu các nước thực
dân phương Tây trao trả độc lập

- Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân VN, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mĩ xâm lược cho tới 1975

3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
- Mục tiêu: Tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và tàn dư của thời kì thuộc địa

- Chiến lược KT hướng nội:


+ Thời gian: Những năm 50 - 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và kết thúc ở các nước
không giống nhau

+ Mục tiêu: Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nông nghiệp kinh tế tự chủ

- Chiến lược KT hướng ngoại:

+ Thời gian: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX trở đi.

+ Mục tiêu: Khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội

- Sự phát triển của một số đất nước:

+ Singapore: Trở thành 1 trong 4 con rồng KT của châu Á

+ Brunei:

++ Xác lập hệ thống luật pháp hiện đại

++ Nền KT độc lập từng bước phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ

++ GDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 31723 USD

+ Timor-Leste: Chính phủ thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển KT-XH

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Tiêu chí Kháng chiến chống quân Kháng chiến chống Tống Kháng chiến chống Tống
Nam Hán (938) (981) (1075 – 1077)
Đối tượng xâm Vùng biển Đông Bắc Đại Cồ Việt Đại Việt
lược
Lãnh đạo Ngô Quyền Lê Hoàn Lý Thường Kiêt
Những trận đánh Cửa sông Bạch Đằng Trận trên sông Bạch Đằng, Trận trên sông Như Nguyệt
lớn (938) Lục Đầu,... (1076)
Nghệ thuật quân - Quyết định “phương - Thực hiện “tĩnh vi dân, - Chiến thuật “Tiên phát
sự lược” đánh giặc sớm, động vi binh”, tổ chức, chế nhân”
đúng đắn, sáng tạo động viên toàn dân tham - Chủ động tiến công khi
- Chủ động nắm tình gia đánh giặc. thời cơ đến
hình địa hình, thời tiết, - Lựa chọn và xây dựng - Chủ động kết thúc bằng
khí hậu, thủy văn, thiết những khu vực quyết biện pháp mềm dẻo,
lập thế trận đánh địch chiến với giặc chắc, hiểm, thương lượng, đề nghị
hiểm, chắc có thế đánh, thế giữ. giảng hòa để hạn chế tổn
- Tổ chức chỉ huy tài - Chọn đúng đối tượng, tổ thất
tình, khéo léo, linh hoạt, chức lực lượng hợp lý trên
kịp thời theo “con các hướng, khu vực quyết
nước”. chiến với giặc
Tiêu chí Kháng chiến chống quân Kháng chiến chống quân Kháng chiến chống quân
Mông-Nguyên (1258 – Xiêm (1785) Thanh (1789)
1288)
Đối tượng xâm Đại Việt Gia Định Đại Việt
lược
Lãnh đạo Triều đình nhà Trần Nguyễn Huệ Nguyễn Huệ
Những trận đánh Đông Bộ Đầu (Hà Nội), Rạch Gầm-Xoài Mút Đồn Ngọc Hồi, đồn Đống Đa
lớn Tây Kết, Hàm Tử (Hưng
Yên), Chương Dương,
Thanh Long (Hà Nội),...
Nghệ thuật quân - Kế sách “Vườn không - Triệt để lợi dụng địa hình - Nắm chắc ý định chiến
sự nhà trống” thiên hiểm, bí mật tạo lập lược của địch, sớm phát
- Các hình thức chiến thế trận hiểm hóc đánh hiện sai lầm và khoét sâu
thuật như tập kích, phục địch sai lầm của chúng; đồng
kích, đánh tiêu hao, - Thực hiện mưu kế “điệu thời, tích cực tạo thời cơ và
quấy phá địch bằng các hổ ly sơn” triệt để tận dụng thời cơ để
lực lượng đã được vận - Phục kích, vận động tiêu kết thúc chiến tranh trong
dụng linh hoạt và có diệt địch. thời gian ngắn
hiệu quả. - Vạch ra phương châm tác
- Khéo léo áp dụng các chiến chiến lược sáng suốt
thủ đoạn nghi binh, - Tiến công thần tốc, tiêu
đánh lừa địch diệt địch bằng trận quyết
chiến chiến lược

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nguyên nhân chủ quan:

++ Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt

++ Mang tính chính nghĩa, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ

++ Đường lối chiến lược đúng đắn

++ Nghệ thuật quân sự sáng tạo

+ Nguyên nhân khách quan: Các thế lực ngoại xâm đối diện với nhiều khó khăn, như: Hành quân xa,
sức lực hao tổn, không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ, không chủ động được nguồn
lương thực, thực phẩm,...

=> Quân xâm lược không phát huy được sở trường, rơi vào thế bị động và ngày càng suy yếu

- Một số cuộc kháng chiến không thành công:

+ Kháng chiến chống quân Triệu (TK III TCN)


+ Kháng chiến chống quân Minh (Đầu TK 15)

+ Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau TK 19)

- Nguyên nhân không thành công:

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị,
dẫn đến thất bại nhanh chóng.

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng
đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải
cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ
mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.

+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng
đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang
bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội
Pháp.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

8.1. Khởi nghĩa Lam Sơn


- Bối cảnh: Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khắc cùng chế độ thuế khóa nặng nề

- Diễn biến chính:

+ 1418: Dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn

+ 1423: Lê Lợi đề nghị tạm hòa

+ 1424: Chuyển quân vào Nghệ An, quay ra đánh Đông Đô

+ 1424 – 1426: Giải phóng Đông Đô, Thanh Hóa, làm chủ toàn bộ vùng Thuận Hóa

+ Cuối 1426: Đánh tan 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động (trận đánh lớn)

+ 10/1427: 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng –
Xương Giang (trận đánh lớn), Vương Thanh chấp nhận hòa, rút quân về nước

=> Thắng lợi

- Ý nghĩa:

+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh

+ Khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu
dài của Đại Việt

8.2. Phong trào Tây Sơn


- Bối cảnh: Những năm 30 TK 18, xã hội Đại Việt từng bước lâm vào khủng hoảng

+ Chính quyền suy thoái, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chế độ thuế khóa nặng nề, mâu thuẫn xã hội
ngày càng sâu sắc

=> Nhiều nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của dân nghèo, dân tộc thiểu số

=> Phong trào Tây Sơn bùng nổ

- Diễn biến chính:

+ 1771: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

+ 1774: Quân Lê-Trịnh đánh chiếm Phú Xuân

+ 1776: Nguyễn Nhạc xưng vương

+ 1777: Quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát

+ 7/1784: 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia ĐỊnh

+ 1785: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

+ 1786: Quân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân r tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ

+ 1788: Hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt => Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

+ 1792: Vua Quang Trung qua đời

+ 1802: Nguyễn Ánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt

- Ý nghĩa:

+ Là sự hội tụ và là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống ách áp bức, bóc lột ở
Đại Việt vào TK 18

+ Lần lượt lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê

+ Xóa bỏ chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia

+ Đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang, bảo vệ vững chắc độc lập dân tốc
và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
II. Tự luận
Câu 1:
- Vai trò:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và
toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc
chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

+ Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến
tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa

- Ý nghĩa:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu
nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng góp phần khơi dậy và củng cổ tinh thần đoàn kết, lòng tự
hào dân tộc.

- Liên hệ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm
mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù.

+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, nhất là ở những nơi địa bàn
chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo

+ Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất
lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao

+ Nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối ngoại với các nước, nhất là các
nước láng giềng

Câu 2:
*Nguyên nhân thắng lợi (Phần in đậm tại phần Trắc nghiệm)

*Liên hệ:

- Quân và dân ta phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, thống nhất và tuyệt đối tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN
- Nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm, chính xác âm mưu và hành động chiến tranh của
địch, đảm bảo sự chủ động về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật để đối phó thắng lợi khi tình huống xảy
ra

- Kiên định đường lối lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta để
giành thắng lợi quyết định

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận phòng không nhân
dân vững chắc, lựa chọn cách đánh phù hợp, xác định đúng đối tượng chủ yếu để tập trung tiêu diệt, đạt
hiệu quả chiến đấu cao.

Câu 3:
*Nguyên nhân thất bại:

- Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết
toàn dân

- Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.

- Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

(Hoặc có thể rút ra từ nguyên nhân thất bại từ phần in đậm trong Trắc nghiệm)

*Liên hệ:

- Luôn cảnh giác, để không bị bất ngờ trong bất kì một tình huống nào

- Phải trên dưới một lòng để có sự đồng thuận cao trong nhân dân và giữa nhân dân với lãnh đạo

- Phát triển đất nước vững mạnh về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, cả vật chất lẫn tinh thần

- Có quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

You might also like