Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

KHOA DƯỢC
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN DƯỢC LIỆU

Lớp Dược LTCQK22 - Nhóm 2 – Tổ 1

Họ và tên Điểm Lời phê của giảng viên


1. Lê Tú Anh
2. Phan Thị Lệ Cẩm
3. Phạm Thị Ngọc Diệp
4. Đặng Thị Thu Hà
5. Trần Thị Mỹ Hằng

Bài 1: ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT SAPONIN, FLAVONOID, COUMARIN VÀ


TANIN TRONG DƯỢC LIỆU BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Cơ sở lý thuyết
1. Saponin (Saponosid):
- Là một Glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Tính chất đặc trưng là tạo bọt và phá
huyết.
- Phân tử Saponin lớn, có 1 đầu ưa nước và 1 đầu kỵ nước  dễ dàng gây hiện tượng tạo
bọt.
2. Flavonoid
- Là những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6.
- Thường có màu vàng, tuy nhiên cũng có 1 số hợp chất có màu xanh, tím, đỏ và 1 số khác
không màu.
- Flavonoid Glycosid và Flavonoid Sulfat không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan
được trong nước, tốt nhất là hỗn hợp cồn nước. Các Aglycol Flavonoid tan trong dung
môi hữu cơ và không tan trong nước.
- Định tính Flavonoid dựa vào phản ứng tạo màu như: tác dụng với FeCl3, H2SO4 đậm đặc
hoặc dựa vào phản ứng tăng màu khi tác dụng với kiềm hay phản ứng Cyanidin
3. Coumarin
- Là những dẫn chất benzo-α-pyron có cấu trúc C6-C3.
- Ở dạng kết hợp, Glycosid coumarin có thể tan trong nước, ở dạng Aglycon, Coumarin dễ
tan trong dung môi kém phân cực. Trong tự nhiên, Coumarin ít tồn tại dưới dạng
Glycosid, nếu có thì mạch đường cũng đơn giản.
- Coumarin có vòng lacton nên bị mở vòng bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước và
đóng vòng trở lại nếu Acid hóa.
- Các dẫn chất huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại và có huỳnh quang tăng lên trong môi
trường kiềm khi soi dưới đèn UV.
- Có thể dựa vào phản ứng ghép đôi với muối Diazoni để định tính Coumarin, dd tạo thành
có màu vàng, cam, đỏ cam, hồng hay đỏ.
4. Tanin
- Là hợp chất Polyphenol có trong thực vật, vị chát, dương tính với “thí nghiệm thuộc da”.
- Tanin được phân thành 2 nhóm: Tanin Pyrogallic và Tanin Pyrocatechic.
- Tanin hầu như không tan trong các dung môi kém phân cực, tan được trong cồn loãng,
tốt nhất là nước nóng.
- Định tính bằng thí nghiệm thuốc da hay bằng các phản ứng tạo tủa với Gelatin,
Phenazon, Alkaloid hay với muối kim loại.
II. Dụng cụ - thiết bị; Dung môi – hóa chất
1. Dụng cụ - thiết bị:

- Bình nón dung tích 100ml, 250 ml - Bông; Giấy lọc; Phễu lọc
- Pipet thẳng 1ml, 2ml,5ml,10ml. - Bếp điện
- Ống nghiệm, cốc có mỏ - Đèn soi UV

2. Dung môi – hóa chất:


- Dung môi: Ethanol 900; Acid Hydroclorid đậm đặc; Amoniac đặc
- Thuốc thử: dd HCl 10%; dd NaOH 10%; dd NaOH 5%; dd Gelatin 1%; dd Sắt (III)
Clorid 10 % và 5%; thuốc thử Diazo; dd Đồng Acetat 10%; dd chì Acetat 10%.
- Hóa chất: Magie kim loại.
III. Nội dung thí nghiệm:
1. Định tính Saponin trong Rau má (Centella
asiatica urban.)
1.1. Tiến hành
- Cân khoảng 5g Rau má khô cho vào bình nón dung tích
100ml, thêm 10ml Ethanol 700, đun nóng trong 10 phút và lọc
qua bông.
- Lấy 1 phần dịch chiết tiến hành bốc hơi đến dịch đậm
đặc và hòa tan lại trong 2ml., cho vào 1 ống nghiệm nhỏ.
- Dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh
theo chiều dọc trong 1 phút, để yên, quan sát hiện tượng.
1.2. Hiện tượng: Bọt bền vững sau 15 phút.
1.3. Giải thích: Phân tử Saponin lớn, có 1 đầu ưa nước
và 1 đầu kỵ nước  dễ dàng gây hiện tượng tạo bọt.
1.4. Kết luận:Trong Rau má có chứa Saponin
2. Định tính Flavonoid trong Hoa Hòe (Sophora japonica)
2.1. Tiến hành:
Cân 0,5g bột rễ Hoa hòe cho vào bình tam giác, thêm 5ml Ethanol 900. Đun cách
thủy đến sôi trong vài phút. Lọc nóng qua bông gòn  thu được dịch lọc để tiến hành thí
nghiệm:

2.1.1. Phản ứng Cyanidin:

Cho 1ml dịch chiết (màu vàng nâu) vào ống nghiệm nhỏ, thêm vào một ít bột Mg
kim loại (khoảng 10mg), sau đó nhỏ từng giọt Acid HCl đậm đặc (3-5 giọt). Để yên vài
phút quan sát hiện tượng.

2.1.2. Phản ứng với Kiềm


- Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt dd NaOH 10%  thấy xuất hiện
tủa vàng. Thêm tiếp 1ml nước cất. Quan sát hiện tượng.
- Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô rồi để lên miệng lọ Amoniac đặc đã được mở
nút. Quan sát hiện tượng.
2.1.3. Phản ứng với Sắt (III) Clorid: Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm nhỏ, thêm
vào vài giọt FeCl3 5%. Quan sát hiện tượng.
2.2. Hiện tượng

Phản ứng Cyanidin  dd


chuyển từ màu vàng sang
màu đỏ và giải phóng bọt khí
(Hydro)

Phản ứng với Kiềm (dd


NaOH 10% và Nước)  tủa
tan và màu vàng tăng thêm

Phản ứng với Sắt (III) Clorid Phản ứng với Kiềm (hơi
 kết tủa xanh đen bọt khí Amoniac): Màu vàng
của dịch chiết tăng lên.

2.3. Giải thích:


- Hoa Hòe là 1 Flavonoid Glycosid tan tốt trong cồn nên được chiết với Ethanol 900
- Phản ứng Cyanidin: Mg kim loại tác dụng với dd HCl tạo ra khí Hydro thoát ra, đồng
thời Hydro này khử nhóm Carbonyl trong Flavonoid thành Anthonyanidin có các nối đôi liên
hợp (nhóm mang màu)  sản phẩm sẽ có màu đỏ sẫm. Đây là phản ứng khử hay được sử dụng
nhất để tìm sự có mặt của các chất dẫn Flavonoid.
- Phản ứng với Kiềm: Do tạo muối Phenolat, màu vàng được tăng lên theo nồng độ
Flavonoid. Nếu Flavon, Flavonol cho màu vàng sáng; Anthonyanidin cho màu xanh dương;
Chalcon và auron có thể cho màu đỏ cam.
- Phản ứng với Sắt (III) Clorid: Do nhóm OH phenol tự do tạo phức Cholat với màu của
ion Kim loại nặng.
2.4. Kết luận: Trong Hoa Hòe có chứa Flavonoid.

3. Định tính các hợp chất Anthoxyan trong Đỗ Đen (Vigna Cylindrica (L.) Skeels)
3.1. Tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm lớn 10 hạt Đỗ Đen
(khoảng 0,5g bột) và 5ml Nước. Đun sooii trong 5
phút, lọc qua bông.
- Ống 1: Cho 1ml dịch chiết (màu nâu nhạt)
vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt HCl 10%.
- Ống 2: Cho 1ml dịch chiết (màu nâu nhạt)
vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt NaOH 10%.
3.2. Hiện Tượng:
- Ống 1: Dịch chiết chuyển sang màu đỏ.
- Ống 2: Dịch chiết chuyển sang màu xanh (để
yên một thời gian chuyển sang màu vàng).
3.3. Giải thích:
- Trong môi trường HCl, phần đường trong
phân tử bị cắt và cho phần Aglycol được gọi là
Anthocyanidin. Anthocyanidin là các dẫn chất 2-
phenyl benzopyrilium là các cation tạo muối
Ống 1 Ống 2
Oxonium có màu đỏ.
- Trong môi trường kiềm, các anion quinoid có màu xanh khi ở vị trí 4’ và 2’ có nhóm
Hydroxyl.
3.4. Kết luận: Hạt đỗ đen có chưa Anthoxyan.
4. Định tính Coumarin trong rễ Tiền Hồ (Peucedanum decursium maxim)

Cân khoảng 1g bột rễ Tiền Hồ, cho vào ống nghiệm lớn, thêm 5ml Ethanol 900, lắc
đều. Chiết cách thủy ở nhiệt độ 1000C trong khoảng 5-10 phút. Lọc nóng qua giấy lọc 
thu được dịch chiết.

4.1. Tiến hành


4.1.1. Phản ứng mở đóng vòng Lacton:

Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2


Dịch chiết (ml) 1 1
NaOH 10% (ml) 0,5 0
Đun sôi để nguội, quan sát
Xuất hiện tủa đục Trong suốt
2 2
Nước cất (ml) Lắc đều quan sát
Trong suốt Xuất hiện tủa đục
0,5 0
HCl đặc
Xuất hiện tủa đục như ống 2

4.1.2. Phản ứng Diazo hóa:

Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm nhỏ, thêm 2ml dd NaOH 10%. Đun cách thủy đến sôi rồi
để nguội. Nhỏ vài giọt thuốc thử Diazo , quan sát hiện tượng.

4.1.3. Phản ứng chuyển từ đồng phân cis


sang đồng phân trans dưới tác dụng của tia tử ngoại.
 Nhỏ vài giọt dịch chiết Coumarin lên giấy lọc, nhỏ
tiếp vài giọt NaOH 5%.
 Sấy nhẹ, che 1 phần dịch chiết trên giấy lọc bằng
chìa khóa rồi chiếu dưới đèn tử ngoại (λ=365nm) trong
vài phút.
 Bỏ miếng kim loại ra, quan sát trực tiếp dưới đèn
tử ngoại sẽ thấy.
4.2. Hiện tượng:
 Phản ứng mở đóng vòng Lacton: xuất hiện tủa
bông
 Phản ứng Diazo hóa: Dung dịch chuyển sang màu
đỏ thẫm.
 Phản ứng chuyển từ đồng phân: Phần không che
có huỳnh quang sáng hơn phần bị che. Nếu tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng dần
lên bằng phần không che.
4.3. Giải thích:
- Phản ứng mở đóng vòng Lacton: Coumarin có vòng lacton (Ester nội) nên bị mở vòng
bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước và đóng vòng trở lại nếu Acid hóa.
- Phản ứng Diazo hóa: Khi ở môi trường kiềm yếu, thủy phân các phân tử Coumarin ở vị
trí Orthor hay Para với nhóm – OH phenol còn trống và không bị ngăn trở lập thể. Điều kiện để
xảy ra là môi trường kiềm yếu, nếu không mở vòng lacton, phản ứng không xảy ra.
- Phản ứng chuyển từ đồng phân: sau khi mở vòng lacton bằng kiềm NaOH 5%,
Coumarin tạo thành dẫn chất Hydroxysinamic ở dạng Cis (Acid Coumarinic). Chất này dưới tác
dụng của tia tử ngoại sẽ chuyển thành dạng Trans (Acid coumaric) có huỳnh quang sáng hơn.
4.4. Kết luận: Trong Tiền Hồ có chứa Coumarin
5. Định tính Tanin trong Lá Ổi (Psidium guajava L.)
5.1. Tiến hành – Hiện Tượng

Cân khoảng 1g lá Ổi cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 10ml nước cất. Đun sôi trong 1
phút, lọc qua bông  thu được dịch chiết đẻ tiến hành thí nghiệm.

- Ống 1: 1ml dịch lọc + 1 giọt dd FeCl3  Xuất hiện màu xanh đen
- Ống 2: 1ml dịch lọc + vài giọt dd Đồng Acetat 10%
Xuất hiện tủa
- Ống 3: 1ml dịch lọc + vài giọt dd Chì Acetat 10% 
Xuất hiện tủa bông
- Ống 4: 1ml dịch lọc + vài giọt dd Gelatin 1%  Xuất
hiện tủa bông trắng.
5.2. Giải thích hiện tượng:

Ống 1: Tanin pyrocatechic: được hình thành do sự ngưng tụ


từ các đơn vị flavan-3-ol hoặc 3,4-diol. Dưới tác dụng của
acid hoặc enzyme không bị thủy phân mà tạo thành chất đỏ
tanin hay phlonaphen  Cho kết tủa màu xanh đậm với
muối sắt (III)

Ống 2: Đồng Acetat 10% tác dụng với Tanin tạo thành tủa
Đồng Tanat. Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4

Ống 3: Tanin pyrogalic: Là những este của glucid, thường là glucose với một hay nhiều acid
trihidroxibenzencacboxylic. Khi thủy phân bằng acid hoặc bằng enzyme tanase thì giải phóng
ra phần đường thường là glucose, hamamelose và phần không phải đường là acid gallic. Cho
kết tủa bông với chì acetat 10%.

Ống 4: Trong môi trường Acid hoặc có sự có mặt của Enzyme Tanase, Tanin bị thủy phân
thành phần đường và phần không đường thường là các acid. Acid Gallic có khả năng tạo tủa
bông trắng với Gellatin 1%.

5.3. Kết luận: Trong Lá Ổi có chứa Tanin.

You might also like