Dcgiuahk2 78-Hs 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2 LỊCH SỬ KHỐI 11_ NH 2023 – 2024

BÀI 7 - 8
Câu 1. Tháng 1/1789, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào dưới đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Câu 2. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của
nghĩa quân Tây Sơn (1785)?
A. Chi Lăng - Xương Giang. B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 3. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Hiệp ước Hác- măng B. Hiệp ước Nhâm Tuất
C. Hiệp ước Giáp Tuất D. Hiệp ước Patơnốt
Câu 4. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng
nào?
A. Quan quân binh sĩ triều đình
B. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm
C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
D. Dân binh Hà Nội
Câu 5. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?
A. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
B. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.
C. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.
D. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng chống lại chính quyền cai trị nào?
A. Nhà Lương B. Nhà Tuỳ C. Nhà Đường D. Nhà Hán
Câu 7. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế
nào?
A. Triều đình kên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang
B. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp
C. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp
Câu 8. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trong những
A. trận thủy chiến lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
B. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Mãn Thanh ở Đại Việt.
C. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Minh ở Đại Việt.
D. trận đánh lớn, thể hiện rõ nghệ thuật “công thành, diệt viện” của nhân dân Việt Nam.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do
A. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.
B. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.
C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…
D. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.
Câu 10. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 938 do ai chỉ huy?
A. Lý Thường Kiệt B. Lê Hoàn C. Nguyễn Trãi D. Ngô Quyền
Câu 11. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có
ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
D. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.

Trang 1
Câu 12. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn
diễn ra trong bối cảnh
A. Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
B. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
B. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
C. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
Câu 14. Chiến thắng nào đã kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra
thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?
A. Trận chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo
B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.
C. Cuộc nổi dậy năm 931 do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo
D. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo
Câu 15. Cuộc kháng chiến chống quân Xiên năm 1785 trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút do ai chỉ huy?
A. Nguyễn Huệ B. Lý Thường Kiệt C. Lê Hoàn D. Nguyễn Trãi
Câu 16. " Con gái nước ta, nhiều người hùng dũng khác thường. Bà Triệu Ẩu cũng là người sánh vai
được với Hai Bà Trung" Đây là câu nói của vị vua nào?
A. Lê Lợi B. Quang Trung C. Lý Thường Kiệt D. Tự Đức
Câu 17. Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?
A. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.
B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...
C. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.
D. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.
Câu 18. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì
A. nghĩa quân ánh mãi không thắng nên chấp nhận cầu hoà.
B. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
C. quân sĩ khiếp sợ trước sức mạnh của giặc, tinh thần sa sút.
D. thiếu tướng tài, tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút.
Câu 19. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
trong lịch sử Việt Nam?
A. Không có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố.
B. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc.
C. Không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.
D. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí chống lại chính quyền cai trị nào?
A. Nhà Ngô B. Nhà Lương
C. Nhà Hán D. Nhà Tuỳ, nhà Lương
Câu 21. Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?
A. Trương Phụ. B. Quách Quỳ. C. Vương Thông. D. Hầu Nhân Bảo.
Câu 22. Vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực
hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?
A. Nhà Nguyễn quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược.
B. Quân dân Việt Nam đẩy lùi được mọi đợt tấn công của thực dân Pháp.
C. Nhân dân Việt Nam quyết liệt chống lại hành động xâm lược của Pháp.
D. Lực lượng quân Pháp ít; vũ khí và phương tiện chiến tranh lạc hậu.
Câu 23. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) đã
A. tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
B. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trang 2
C. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.
D. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
Câu 24. Năm 1858, dưới triều đại nhà Nguyễn đã diễn ra sự kiện gì?
A. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam.
B. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Triều đình nhà Nguyễn sụp đổ hoàn toàn, chính quyền thân Pháp nắm quyền điều hành nước ta.
D. Vua Thiệu Trị đăng cơ, thi hành chính sách đóng cửa.
Câu 25. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu
thơ, ngoại trừ câu thơ
A. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.
B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.
C. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.
D. “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
Câu 26. Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là
A. “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
B. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.
C. một đế quốc hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.
D. một cường quốc thương mại đường biển, có vai trò chi phối kinh tế thế giới.
Câu 27. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
A. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
B. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
D. núi Chí Linh (Hải Dương).
Câu 28. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà
Hồ (1406 - 1407) thất bại là gì?
A. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.
B. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
C. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
D. Nhà Hồ không xây dựng được thành lũy kiên cố.
Câu 29. Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học kinh
nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Luôn hòa hoãn, nhân nhượng với các nước để giữ môi trường hòa bình, ổn định.
B. Xây dựng nhiều thành lũy kiên cố; nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí hiện đại.
C. Củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.
D. Cầu viện sự giúp đỡ, viện trợ của các lược lượng bên ngoài khi có chiến tranh.
Câu 30. Cuối năm 1287 diễn ra sự kiện gì?
A. Nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm
lược nước Đại Ngu.
B. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.
C. Hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm 3 cánh, tràn vào Đại Việt theo hai đường thủy, bộ
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại.
Câu 31. Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
B. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
D. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Câu 32. Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ
A. nhà Đường đã dụ dỗ, mua chuộc được Khúc Thừa Dụ.
B. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy thống trị ở An Nam.
C. nhà Đường buộc phải công nhận nền tự chủ của người Việt.

Trang 3
D. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt.
Câu 33. Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa ở
A. Mê Linh. B. Luy Lâu. C. Đường Lâm. D. Hoan Châu.
Câu 34. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?
A. Ý chí và quyết tâm duy trì nền hòa bình của dân tộc.
B. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân.
D. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.
Câu 35. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong
lịch sử Việt Nam?
A. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
D. Sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.
Câu 36. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam?
A. Gia Định. B. Đà Nẵng. C. Hà Nội. D. Thuận An.
Câu 37. Năm 981, nước ta diễn ra Cuộc kháng chiến nào, do ai chỉ huy?
A. Chống Tống, do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
B. Chống Tống, do Ngô Quyền chỉ huy.
C. Chống quân Minh, do Lê Lợi chỉ huy.
D. Chống Tống, do Lê Hoàn chỉ huy.
Câu 38. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
A. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt.
B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
C. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á.
D. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
Câu 39. Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường.
Câu 40. Nguồn gốc, tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?
A. Bình Định B. Nghệ An C. Thanh Hóa D. Hà Tĩnh
Câu 41. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?
A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
B. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
C. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.
Câu 42. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến
chống Pháp ở Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
C. Nhà Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp.
D. Nhân dân Việt Nam lo sợ, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.
Câu 43. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã
A. tiến hành cải cách đất nước.
B. lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế.
C. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
D. lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
Câu 44. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. “tiên phát chế nhân”. B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “vườn không nhà trống”. D. “vây thành, diệt viện”.

Trang 4
Câu 45. Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, năm 1285, nhà Trần đã tổ
chức hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần
tổ chức Hội nghị Diên Hồng không thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Sự nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân.
B. Quân dân nhà Trần kiên quyết đấu tranh chống quân Nguyên xâm lược.
C. Cuộc kháng chiến của nhà Trần là cuộc chiến tranh nhân dân.
D. Nhà Trần sợ giặc Nguyên nên mới huy động nhân dân chiến đấu.
Câu 46. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ. B. Trần Bình Trọng. C. Trần Quốc Toản. D. Bùi Thị Xuân.
Câu 47. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với Đại Việt cũng như các quốc gia lân cận.
B. Phong trào để lại bài học cho chính quyền sau này, đó là phải thật nhẫn tâm, tàn độc.
C. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất
nước, đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.
D. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Đánh bại quân xâm lược Mông
Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Câu 48. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở
A. núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
B. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
C. núi Tùng (Triệu Lộc, Thanh Hóa).
D. vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 49. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) kết thúc thắng lợi là bởi
A. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
B. quân dân Đại Việt giành thắng lợi quyết định tại sông Bạch Đằng.
C. quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Câu 50. Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?
A. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.
C. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.
D. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
Câu 51. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có nhiều tác
động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, ngoại trừ việc
A. giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
B. đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. góp phần hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
Câu 52. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng bao nhiêu năm:
A. 20 năm B. 10 năm C. 15 năm D. 5 năm
Câu 53. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
D. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Câu 54. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân
Nguyên xâm lược (1288)?
A. Tiên phát chế nhân. B. Vườn không nhà trống.
Trang 5
C. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. D. Đánh thành diệt viện.
Câu 55. Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã
A. bị tử trận. B. ngụy trang rồi trốn về nước.
C. bị bắt sống. D. chui vào ống đồng để trốn về nước.
Câu 56. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
A. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
D. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
Câu 57. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại chính quyền cai trị nào?
A. Nhà Tuỳ B. Nhà Hán C. Nhà Lương D. Nhà Ngô
Câu 58. Giai đoạn 1424 – 1425 là giai đoạn nào của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Giai đoạn tạm hoà hoãn
B. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
C. Giai đoạn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng
D. Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên
Câu 59. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn
khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
A. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
B. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.
C. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
D. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
Câu 60. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ở cuộc kháng chiến nào?
A. Chống quân Xiêm năm 1785 B. Chống quân Pháp năm 1858
C. Chống quân Thanh năm 1789 D. Chống quân Pháp năm 1884

------ HẾT ------

Trang 6

You might also like