Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT

1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu
hướng
A. giảm sút.
B. ổn định, không tăng, giảm.
C. tăng nhanh.
D. tăng, giảm thất thường.

2. Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. kinh tế ngoài Nhà nước.
B. kinh tế Nhà nước.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. cả ba thành phần kinh tế trên.

3. Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là
A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.

4. Đặc điểm nổi bật nhất của nền nông nghiệp nước ta là
A. sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
B. nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao.
D. các khâu trong sản xuất đang được hiện đại hoá.

5. Nơi có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là


A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. các đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. các cánh đồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

6. Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.

7. Ở nước ta, dạng bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở


A. Đông Nam Bộ.
B. Trung Du Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Trung Bộ.

8. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô.
B. làm giảm nền nhiệt độ.
C. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng bắc bộ.
D. tăng độ ẩm.

9. Hệ sinh thái phát triển mạnh ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển của nước ta là
A. rừng ngập mặn.
B. rừng ngập nước.
C. trảng cỏ cây bụi.
D. thảm cỏ ngập nước.

10. Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở Biển Đông là
A. dầu mỏ, khí đốt.
B. vàng, dầu mỏ.
C. sa khoáng, khí đốt.
D. titan, dầu mỏ.

11. Lãnh thổ Việt Nam là nơi


A. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.
B. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng.
C. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm.
D. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm.

12. Từ vĩ tuyến 160B xuống phía Nam, gió mùa mùa đông về bản chất là
A. gió tín phong bán cầu bắc
B. gió mùa tây nam.
C. gió mùa đông bắc.
D. gió mùa đông nam.

13. Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là
A. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
B. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
C. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi, đá.
D. tạo nên hẽm vực, khe sâu, sườn dốc.

14. Sự màu mở của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
B. kĩ thuật canh tác của con người.
C. điều kiện khí hậu ở miền núi.
D. quá trình xâm thực – tích tụ.

15. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì
A. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
B. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hoá đa dạng.
C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
D. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

16. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
A. nhiệt đới gió mùa.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa.
D. xích đạo gió mùa.

17. Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là
A. đất feralit có mùn và đất mùn thô.
B. đất xám và đất feralit nâu đỏ.
C. đất đen và đất phù sa cổ.
D. đất feralit có mùn và đất đen.

18. Nét đặc trưng của lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. có đầy đủ hệ thống các đai cao, trong đó đai ôn đới gió mùa chỉ có ở miền này.
B. phân hoá đa dạng.
C. số lượng, thành phần loài phong phú.
D. có nhiều loài sinh vật đặc hữu bậc nhất nước ta.

19. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc
A. kinh tế nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước
B. kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong gdp và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần
đây.
C. mặc dù đã giảm nhưng kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu gdp phân theo
thành phần kinh tế ở nước ta.
D. kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại.

20. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ
quan trọng luôn luôn phải là
A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.
B. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu.
C. phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất.
D. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.

21. Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước là
A. quốc lộ 1A.
B. quốc lộ 6.
C. quốc lộ 9.
D. đường Hồ Chí Minh.

22. Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.
B. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh.
C. Phát triển các điểm, khu du lịch sinh thái.
D. Chính sách Đổi mới của Nhà nước.

23. Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho
A. nhiệt điện và hoá chất.
B. nhiệt điện và luyện kim.
C. nhiệt điện và xuất khẩu.
D. luyện kim và xuất khẩu.

24. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp nguồn
gốc cận nhiệt và ôn đới dựa vào
A. diện tích đất feralit trên đá phiến.
B. đất phù sa cổ ở các vùng đồi núi thấp.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh.
D. mạng lưới sông hồ dày đặc, cung cấp nước cho cây công nghiệp.

25. Các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ là
A. cà phê, chè, hồ tiêu.
B. cao su, cà phê, hồ tiêu.
C. chè, quế, hồi.
D. chè, cà phê, cao su.

26. So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long có thế
mạnh độc đáo là
A. sản xuất rau ôn đới vào vụ đông xuân.
B. sản xuất và trồng lúa cao sản. C) ?
C. nuôi trồng thuỷ hải sản.
D. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.

27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tính đến năm 2007, nước ta có những đô thị
loại đặc biệt nào ?
A. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
B. Hải Phòng và Đà Nẵng.
C. Cần Thơ và Hạ Long.
D. Thủ Dầu Một và Cà Mau.

28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị ở vùng Tây Nguyên có quy mô dân số (năm
2007) dưới 100.000 người là
A. Gia Nghĩa và A Yun Pa.
B. Kon Tum và Pleiku.
C. Pleiku và An Khê.
D. Bảo Lộc và Gia Nghĩa.

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị ở vùng Đông Nam Bộ (năm
2007) xếp theo thứ tự giảm dần là
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một , Biên Hoà, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà, Thủ Dầu Một.

30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây ở nước ta
có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ?
A. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội và Đà Nẵng.
C. Biên Hoà và Vũng Tàu.
D. Cần Thơ và Hạ Long.

31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân tính
theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ ?
A. Tây Ninh.
B. Bình Phước.
C. Bình Dương.
D. Đồng Nai.

32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện
tích vùng Bắc Trung Bộ ?
A. đất lâm nghiệp có rừng.
B. đất phi nông nghiệp.
C. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.
D. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh/thành phố có số lượng đàn gia cầm lớn nhất ở Đồng
bằng sông Hồng là
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Hải Dương.
D. Hải Phòng.

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu và bò (năm 2007) lớn nhất
nước ta là
A. Thanh Hoá, Nghệ An.
B. Sơn La, Thanh Hoá.
C. Thanh Hoá, Bình Định.
D. Nghệ An, Quảng Nam.

35. Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không
đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 ?
A. Tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng gia cầm có xu hướng giảm khá nhanh.
C. Tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt thấp và ít biến động.
D. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng gần gấp 1,6 lần.

36. Cho biểu đồ:


NHIỆT ÐỘ VÀ LUỢNG MUA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt dộ, lượng mưa ở Hà Nội?
A. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C.
B. Chế độ mưa có sự phân mùa.
C. Lượng mua lớn nhất vào tháng VIII.
D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều.

37. Cho biểu đồ:


SẢN LUỢNG LÚA NUỚC TA, GIAI ÐOẠN 2005 - 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014?
A. Lúa mùa luôn có sản luợng cao nhất.
B. Lúa hè thu tăng liên tục.
C. Sản lượng lúa các vụ không đồng đều.
D. Lúa đông xuân tăng liên tục.

38. Cho bảng số liệu


Diện tích tự nhiên và diện tích rừng nước ta năm 2005 và 2014
(Đơn vị : nghìn ha)
Vùng Diện tích tự nhiên Diện tích rừng
Năm 2005 Năm 2014
Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 4360,8 5386,2
Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3
Tây Nguyên 5464,1 2995,9 2567,4
Các vùng còn lại 12345,0 2661,4 2928,9
Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5
Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta ?
A. Trong giai đoạn 2005 – 2014, diện tích rừng ở tất cả các vùng của nước ta đều tăng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước (năm 2014) chiếm hơn
39,0%.
C. Bắc Trung Bộ là vùng có độ che phủ rừng (năm 2014) cao nhất cả nước, với hơn 56,5%.
D. Trong giai đoạn 2005 – 2014, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng tăng nhiều
nhất, với mức tăng 1025,4 nghìn ha.

39. Cho bảng số liệu


GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2010 và 2014
(Đơn vị : tỉ đồng)
Năm Tổng số Nông – lâm – Công nghiệp – Dịch vụ
thuỷ sản xây dựng
2000 441646 108356 162220 171070
2014 3542101 696969 1307935 1537197
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng GDP của khu
vực nông – lâm – thuỷ sản của nước ta giảm là
A. 4,9%.
B. 2,0%.
C. 3,9%.
D. 5,9%.

40. Cho bảng số liệu


Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
(Đơn vị : tỉ USD)
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu
2000 30,1 14,5 15,6
2005 69,2 32,4 36,8
2010 157,0 72,2 84,8
2014 298,0 150,2 147,8
Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu
của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014.
A. Về cán cân ngoại thương, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cao hơn so với tổng giá trị kim ngạch cũng
như giá trị kim ngạch nhập khẩu.
C. Mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần
đây.
D. So với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất.
41. Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là
A. 4 vùng.
B. 3 vùng.
C. 2 vùng.
D. 5 vùng.

42. Nơi có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. các đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. các cánh đồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

43. Các vùng trồng cây ăn quả lớn hàng đầu ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

44. Hai tỉnh nào sau đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn bậc nhất cả nước?
A. Cà Mau, Bạc Liêu.
B. Hải Phòng, Quảng Ninh.
C. Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị.
D. Phú Yên, Khánh Hoà.

45. Trình độ thâm canh tương đối thấp, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nào
sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

46. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
D. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

47. Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

48. Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước là
A. đường Hồ Chí Minh.
B. quốc lộ 6.
C. quốc lộ 9.
D. quốc lộ 1A.

49. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là


A. vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.
B. vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
C. phố cổ Hội An và di tích Mĩ Sơn.
D. bãi đá cổ Sa Pa và thành Nhà Hồ.

50. Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Chính sách Đổi mới của Nhà nước.
B. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh.
C. Phát triển các điểm, khu du lịch sinh thái.
D. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.

You might also like