Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Tây Tiến - Quang Dũng

A. Dàn ý:

I. Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu tên tác phẩm
- Trích dẫn thơ

II. Thân bài:


1. Giới thiệu chung:
a) Tác giả:
Quang Dũng - áng mây trắng xứ Đoài hoài lãng du.
- Quang Dũng (1921- 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm. Quê ở Hà Nội.
- Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống
Pháp
- Là một nghệ sĩ đa tài: nhà thơ, nhà văn, vẽ tranh, soạn nhạc,..
- PCST:
+ Một tiếng thơ tinh tế
+ Hồn thơ đầy sự phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
+ Sáng tạo ngôn ngữ độc đáo, mới mẻ

b) Tác phẩm:
- HCST, XX:
+ Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Quang Dũng đã chuyển sang
đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
+ Tháng 01/1947 nhà thơ gia nhập đơn vị Tây Tiến. Cuối năm 1948, Quang Dũng
rời Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ ở nơi khác. Sau đó, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông)
ông viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Về sau đổi lại thành “Tây Tiến”
+ Tác phẩm được trích trong “Mây đầu ô”(1986)
- Bố cục tác phẩm:
+ Đoạn 1: Hình ảnh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, con đường
hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
+ Đoạn 2: Kỷ niệm đêm liên hoan văn nghệ và cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc.
+ Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Lời thề sắt son với Tây Tiến.

c) Binh đoàn Tây Tiến:


- Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đội được thành
lập đầu năm 1947.
- Binh đoàn Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt
- Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như
ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng lớn nhưng
chủ yếu ở biên giới Việt - Lào.
- Những người lính Tây Tiến phần đa là thanh niên, trí thức Hà Nội, các chiến sĩ
chiến đấu trong hoàn cảnh đầy gian khổ, vừa thiếu thốn vật chất vừa bị bệnh sốt
rét hoành hành. Tuy nhiên, họ sống rất lạc quan, chiến đấu anh dũng và quả thức
Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt
rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
d) Vị trí và nội dung đoạn trích:
- Đoạn thơ nằm ở đoạn hai của tác phẩm “Tây Tiến”.
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp đẽ về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ
đẹp của cảnh sắc sông nước của miền Tây Bắc thơ mộng.

2. Phân tích:
a) Kỉ niệm đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
- Kỷ niệm đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân:
+ “Doanh trại”: Quang Dũng lãng mạn hóa nơi đóng quân của người lính để gợi
ra một không gian rộng lớn, hoành tráng.
+ Từ “bừng”: cảm giác đột ngột, “bừng đuốc hoa” gợi tưởng về một thứ ánh sáng
bất chợt rực rỡ, mạnh mẽ.
+ “Đuốc hoa” lấy từ “hoa chúc” chỉ nến đốt trong đêm tân hôn, “Đuốc hoa”:
những ngọn đuốc như những đóa hoa rực rỡ sắc màu trong đêm trại liên hoan
=> Lột tả được không khí tưng bừng và niềm hạnh phúc của những người lính.
- Không khí lễ hội rộn ràng, vui tươi:
+ Các từ bày tỏ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến mê say với không khí tưng bừng
của lễ hội: “bừng lên”, “kìa”, “tự bao giờ”.
+ Không khí đêm liên hoan tưng bừng với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy: “bừng lên”,
“hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”
+ Những cô gái duyên dáng trong trang phục lễ hội và điệu múa dân tộc: “Kìa em
xiêm áo tự bao giờ”, “Khèn lên man điệu nàng e ấp”.
+ Những người lính Tây Tiến quên cả những gian khổ, vất vả mà thả hồn mộng
mơ. Tâm hồn của những chàng trai bay bổng, say mê trong không khí hân hoan
của đêm liên hoan: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
=> Không chỉ khắc họa chân thực và lãng mạn buổi liên hoan nơi vùng cao mà còn nổi
bật lên những tâm hồn trẻ trung, hào hoa của những người lính Tây Bắc, bên cạnh đó,
còn cho thấy được sự gắn bó thắm thiết giữa quân - dân đầy ấm áp trong hoàn cảnh
chiến trường gian lao.

b) Khung cảnh thiên nhiên sông nước, con người vùng Tây Bắc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

- “Người đi”: người lính Tây Tiến hay là nỗi nhớ khắc khoải của tác giả về
“Châu Mộc”

- Thời gian, không gian mơ hồ, vô định không rõ ràng, mờ ảo: “chiều sương ấy”

- “Hồn lau”: dáng lau qua màn sương, đem lại linh hồn cho cây cỏ

- Điệp từ “có nhớ” - “có thấy”: như tự vấn chính mình thể hiện nỗi bâng khuâng,
nhớ nhung kỉ niệm

- Không gian đẹp huyền ảo, hoang dại, mông lung, mơ hồ: “chiều sương”, “hồn
lau nẻo bến bờ”,

- Con người lao động bình dị, mộc mạc, gần gũi: “dáng người trên độc mộc”.

- “Dòng nước lũ - hoa đong đưa”: hình đối lập nhưng lại hài hòa, tạo cảnh sắc nên
thơ, trữ tình.

=> Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ nhưng mang đậm chất trữ tình,
lãng mạn.
3. Đánh giá:
a) Nghệ thuật:
- Bút pháp chấm phá mềm mại và uyển chuyển
- Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ: phép đối, tiểu đối, câu hỏi tu từ,..
- Thể thơ thất ngôn, nhịp 4/3
- Giọng điệu thơ phù hợp với trạng thái cảm xúc
- Ngôn ngữ thơ đậm chất lãng mạn, giàu chất nhạc và chất họa.
b) Ý nghĩa:
- Khắc họa tinh tế, sống động nỗi nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên miền Tây
Bắc thơ mộng trữ tình và đêm liên hoan đậm tình quân dân.
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, lạc quan của những người lính Tây Tiến.
III. Kết bài:
- Chốt lại vấn đề đề yêu cầu
- Nêu bài học cá nhân
B. Bài làm
Quang Dũng là một trong những tác giả tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống
Mỹ, được mệnh danh là áng mây trắng xứ Đoài hoài lãng du. Trải dài các tác phẩm của
Quang Dũng là tiếng thơ tinh tế, là hồn thơ phóng khoáng, hào hoa và lãng mạn. Ngòi
bút của ông thăng hoa nhất khi viết về người lính và về quê hương của mình. Một trong
những tác phẩm nổi bật phong cách nghệ thuật này của ông là “Tây Tiến”. Đặc biệt,
những hồi tưởng về Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trung đoàn Tây Tiến chuyển về Phù Lưu Chanh -
Hòa Bình. Nhà thơ nhớ da diết đến những kỉ niệm cũ và viết lên bài thơ “Nhớ Tây
Tiến”, sau được đổi thành “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”. Bài thơ là nỗi nhớ
bâng khuâng của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc bạt ngàn và hình ảnh người lính bộ đội
cụ Hồ một thuở gian lao, khổ cực. Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một
đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh
niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về
vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất
dũng cảm. Đội quân có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào,
đồng thời đánh tiêu hao sinh lực quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây
Bắc Bộ - Việt Nam. Đoạn trích nằm ở đoạn hai của tác phẩm “Tây Tiến”, là những hồi
tưởng về kỉ niệm đẹp của tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp của cảnh sắc
sông nước của miền Tây Bắc thơ mộng.

Đầu tiên, Quang Dũng đã nhớ về đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Câu thơ mở đầu đã mở ra không khí của một đêm hội lung linh, huyền ảo trong
vũ điệu ánh sáng. Quang Dũng đã lãng mạn hóa nơi dừng chân của những người lính
thành “doanh trại” nhằm gợi lên không gian rộng lớn và hoành tráng. Chữ “hội” gợi ra
cảnh sinh hoạt văn hóa với không khí náo nhiệt, nhộn nhịp, kết hợp với “đuốc hoa” càng
hiện lên khung cảnh ánh sáng rực rỡ cùng không khí tưng bừng, tình tứ. Hai chữ “đuốc
hoa” lấy từ “hoa chúc” chỉ nến đốt lên phòng cưới đêm tân hôn. Ở đây, tác giả dùng
“đuốc hoa” để chỉ những ngọn đuốc như những bó hoa lửa rực rỡ trong đêm liên hoan.
Cụm từ đã lột tả được không khí vui tươi tưng bừng, vừa diễn tả được hạnh phúc vô bờ
của người lính và hiện lên khung cảnh đêm liên hoan văn nghệ lãng mạn. Tuy vậy, nhãn
tự của câu thơ nằm ở từ “bừng”, chỉ một chữ như một nốt nhấn tươi sáng cho cả câu
thơ. Nó không chỉ đem đến ánh sáng chói lòa, đột ngột của ngọn đuốc mà còn góp phần
xua tan cái lạnh lẽo của cảnh rừng núi ban đêm. Chế Lan Viên từng viết:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay”

(Ong và mật)

Quả thật, thơ đòi hỏi sự cô đúc, ngắn gọn và hàm xúc. Để tạo ra “một giọt mật thành”
thì nhà thơ cần chắt chiu, tinh tế, chọn lọc ngôn từ nghệ thuật. Chỉ với một từ “bừng”,
Quang Dũng đã tạo nên nhiều nét nghĩa cho câu thơ. Ở đây, từ “bừng” thể hiện sự bừng
lên của ánh sáng, không khí, của tiếng khèn, của điệu múa, góp phần làm tăng lên sự
rộn ràng cho đêm văn nghệ nhưng đồng thời cũng có thể hiểu đó là sự vui vẻ, rạo rực
bừng lên trên gương mặt người lính.

Hai câu thơ tiếp theo gợi sự reo vui, cảm xúc của người lính trẻ trong đêm liên
hoa văn nghệ:

“Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp”

Hai chữ “kìa em” như một tiếng reo vui đầy ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa thích thú và
say mê. Người lính ở đây được gặp “em”, người con gái xinh đẹp bên ánh lửa. Ba chữ
“tự bao giờ” gợi nên sự ngẩn ngơ pha lẫn đôi chút dễ mến của người lính. Các anh hân
hoan trước sự xuất hiện của “em”, nàng thiếu nữ Tây Bắc. Trang phục của những sơn
nữ là “xiêm áo” đầy thướt tha, lộng lẫy, dáng hình mềm mại, e ấp theo điệu múa. Đây
là một từ cổ làm cho câu thơ mang nét cổ điển. Tất cả gợi nên vẻ đẹp lung linh, hoang
dại, trữ tình đến mê hoặc. Âm nhạc trong đêm liên hoan là “khèn lên”, ý chỉ âm thanh
dìu dặt réo rắt kết hợp với “man điệu” (điệu múa lạ) càng gợi lên không khí rộn ràng
của đêm liên hoan văn nghệ. Người lính giờ đây đã hòa hợp cùng không khí tưng bừng
của đêm liên hoan văn nghệ lung linh, tràn ngập ánh sáng.

Câu thơ cuối khép lại đêm hội gợi biết bao cảm xúc bâng khuâng:

“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Với sáu thanh bằng, câu thơ mang âm hưởng thanh thoát, nhẹ nhàng; kết hợp với tiếng
“khèn lên”, “nhạc về” càng gợi nên cảm giác phiêu du, bồng bềnh. Người lính như được
rũ bỏ sự gian khổ để hòa mình say sưa trong cuộc vui, tâm hồn thăng hoa thành thơ,
thành nhạc. Họ như đưa hồn mộng mơ về những miền đất chưa tới “Nhạc về Viên Chăn
xây hồn thơ”.

Như vậy, bốn câu thơ trên không chỉ khắc họa rõ nét, chân thực và lãng mạn
buổi liên hoan vùng cao mà còn hiện lên tâm hồn trẻ trung, tài hoa của những người
lính. Không những thế, đoạn thơ còn làm nổi bật tình quân dân cả nước ấm áp, tiếp thêm
sức mạnh cho người chiến sĩ trước bom đạn, khói lửa của chiến tranh.

Nếu bốn dòng thơ trên đem đến cho người đọc không khí vui tươi, ấm áp thì
những dòng thơ sau là những hoài niệm bâng khuâng, buồn nhớ về thiên nhiên và con
người xứ Tây Bắc trong chập chờn sương khói, cảnh vật hiện lên vừa như thực vừa như
mơ.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Mở đầu bằng dòng cảm xúc bâng khuâng man mác thấm nhuần lên khắp cảnh
vật. “Người đi” là những người lính Tây Tiến hay cũng chính là cách nói gợi hoàn cảnh
chia ly, là điểm nhấn cảm xúc tạo nên nỗi niềm bâng khuâng bao trùm cả âm hưởng câu
thơ. Câu thơ thứ hai nhắc nhớ về không gian và thời gian chia tay: Châu Mộc vào một
buổi chiều sau cơn mưa đầy sương. Đặc biệt, kết thúc câu thơ bằng đại từ “ấy”, “ấy” là
đại từ phiếm chỉ mà thầy Chu Văn Sơn từng nhận xét rằng: “một từ vô danh về ngữ
pháp nhưng hữu tình về ngữ nghĩa”. Thật vậy, mỗi khi từ “ấy” xuất hiện với những từ
chỉ thời gian, nó thường mang đến cảm giác thời gian như được đẩy về quá khứ, gợi nên
những hoài niệm nhớ nhung. “Chiều sương ấy” gợi ký ức về một buổi chiều sương, đặc
điểm đặc trưng của không gian, thời gian Tây Bắc với khói sương chập chờn, hư ảo,
vừa thực vừa mộng trong nỗi nhớ mong da diết của tác giả. Hay cũng như Chế Lan
Viên, hình ảnh sương mù mênh mông, hư ảo, thơ mộng luôn khắc sâu trong tâm trí ông,
một đặc trưng nổi bật của miền sơn cước:

"Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ"

(Tiếng hát con tàu)

Nỗi nhớ ấy đọng lại trong tâm trí chính là “hồn lau” và “dáng người”. Điệp từ
“có thấy” rồi lại “có nhớ” như nỗi niềm bâng khuâng tự hỏi chính mình, khắc sâu ký ức
vào tâm khảm. Cùng với sự bắt vần của chữ “ấy” và “thấy” làm giọng thơ trở nên luyến
láy, đoạn thơ giàu nhịp điệu, nỗi nhớ thêm mênh mang, trùng điệp, da diết, khôn nguôi.
Hơn nữa, cách nói này còn mang hơi thở của câu hỏi tu từ, càng làm ý thơ chất nặng
những bâng khuâng, day dứt, trăn trở trong lòng người ra đi. “Hồn lau nẻo bên bờ” là
hình ảnh đọng lại trong nỗi nhớ. “Hồn lau” là thi liệu quen thuộc, thâu tóm linh hồn
cảnh vật, cái tĩnh lặng, hoang sơ của núi rừng. Không những thế, nó còn chở nặng tâm
trạng buồn, nhớ, lưu luyến thiết tha của hồn người trong cảnh chia ly. Vì hồn người
nặng trĩu, khắc khoải, mong nhớ về người xưa cảnh cũ mà kéo theo cảnh núi rừng cũng
vì thế mà trĩu nặng.

Mờ ảo, chập chờn trong hồi ức là hình ảnh “dáng người trên độc mộc”. Dáng
người ở đây có thể hiểu là hình bóng, bóng dáng của người lính hiên ngang, trí dũng,
anh hùng, mạnh mẽ đang đưa con thuyền vượt dòng nước lũ. Hay đó cũng chính là dáng
hình giai nhân, kiều diễm, “dáng kiều, dáng hoa” mềm mại, thướt tha, mảnh mai, thanh
thoát, uyển chuyển của những cô gái Tây Bắc đưa các chiến sĩ vượt sông làm nhiệm vụ.
Dáng ngọc ngà ấy được Quang Dũng đặt trong hoàn cảnh “trôi dòng nước lũ”, gợi lên
động tác nhẹ nhàng điêu luyện chéo lái con thuyền lướt nhẹ trên dòng nước chảy xiết.
Vẻ đẹp của con người trên độc mộc được liên tưởng với “hoa đong đưa” tạo nên tranh
đầy lãng mạn, thơ mộng về xứ Tây Bắc ở câu thơ cuối. Nhịp thơ 4/3 cùng phép tiểu đối
giữa "lũ" và "hoa", đối giữa cái dữ dội và trữ tình càng làm bức tranh hiện lên sinh động,
giàu cảm xúc. Hơn nữa, ba tiếng "hoa đong đưa" gợi nhiều cách hiểu thú vị. Đó có thể
là hình ảnh tả thực của những cánh hoa lay nhẹ, chập chờn trong gió, hoa như đang làm
duyên làm dáng, là nét điểm xuyết tuyệt vời cho vẻ đẹp nguyên sơ, thanh khiết của núi
rừng. Từ láy "đong đưa" còn gợi lên trong tâm trí người đọc dáng hình tình tứ, trìu mến,
duyên dáng của dáng người trên độc mộc. Chỉ vỏn vẹn trong bốn dòng thơ ngắn ngủi
Quang Dũng đã mang đến cho người đọc một bức tiểu họa về Tây Bắc hoang sơ, hùng
vĩ nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

Đoạn trích được nhà thơ xây dựng dựa vào một số yếu tố nghệ thuật. Ông đã vận
dụng linh hoạt bút pháp chấm phá mềm mại, uyển chuyển cùng với cách sử dụng tinh
tế biện pháp tu từ. Ngôn ngữ xuyên suốt bài thơ mang đậm chất sử thi, lãng mạn, đôi
chỗ giàu chất nhạc, chất họa kết hợp với hình ảnh thơ trong sáng mang đậm dấu ấn của
cảm hứng lãng mạn. Giọng thơ hoài niệm, có lúc bâng khuâng, có lúc hào hùng, bi tráng.
Tất cả hòa quyện dưới ngòi bút của Quang Dũng, từ đó, ông đã thể hiện tâm hồn lạc
quan, yêu đời, lãng mạn mộng mơ của những người lính Tây Tiến, đồng thời vẽ nên bức
tranh cảnh sắc và người hiện lên đẹp đẽ, huyền ảo, thơ mộng của miền Tây Bắc. Với
cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng
người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mỹ
lệ. Từ đó, những hình ảnh của người lính đậm chất bi tráng, lãng mạn sẽ còn mãi trong
tâm hồn người đọc.
Khi nhận xét về tài năng Quang Dũng, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khẳng
định: "Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ
của thời đại". Quả thật là thế, qua tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã khẳng định
vai trò của mình trong dòng chảy thơ ca thời đại. Qua đoạn trích, tác giả đã nói lên nỗi
nhớ bâng khuâng đến da diết của một nhà thơ cách mạng về những kỉ niệm ở vùng Tây
Bắc, về thiên nhiên bạt ngàn, về con người nơi đây. Những vần thơ ấy đâu chỉ là những
vần thơ ca ngợi một vùng Sử của đất nước mà còn là những vần thơ thúc đẩy những
người trẻ như chúng tôi lại càng thêm yêu quá khứ, trân trọng hiện tại và nhận thức được
trách nhiệm tương lai. Để từ ấy, ta khẳng định được một điều, bài thơ “Tây Tiến” là
khúc ca được ngân mãi ngàn đời sau, ngân mãi trong lòng của những lớp trẻ mai đây.

Tên thành viên

1. Nguyễn Thái Bảo

2. Mai Nguyễn Hương Lan

3. Nguyễn Lê Vân Khánh

4. Nguyễn Hoàng Mỹ Tiên

You might also like