Heminguay Ông Già Và Biển Cả

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Cuộc đời và sự nghiệp Heminguay

* Cuộc đời

Heminguay sinh ngày 21.VII. 1999 tại Oak Pac, một thành phố nhỏ trù phú
tại vùng ngoại ô Chicago bang Ilinoi.. Người cha làm nghe thấy thuốc, kiếm được
nhiều tiền, song sau này cũng gặp những bế tắc trong kinh doanh, tự tử chết vào
năm 1927, lúc nhà văn đã trưởng thành. Ma là người lúc trẻ ham mê âm nhạc đàn
dương cầm và hát, mà Song nếp sống trưởng giả và thanh giáo của mẹ khiến
Hồminguay sớm cảm thấy ngột ngạt trong gia đình.

Kỉ niệm đẹp và thời niên


thiếu – mà sau này nhà văn
thường kê lại trong những mẩu
chuyện ngắn xung quanh chính là
những ngày hè tại vùng cây rừng
một nhân vật là Nick Adam ven
hồ tại miền Nam, vùng Michigan.
Cha ông thường dẫn chú bé đi cầu
cá, săn bán, đã truyền cho
Heminguay niềm ham thích ấy và
mang ông đi theo cả những lúc đi
thăm bệnh trong những làng người
da đó hãy còn trú ngụ tại vùng này. Hồ Michigan

Mới 18 tuổi, Heminguây đã thôi học, Ông đi làm phóng viên cho tờ Kanzax
Xity Xta. Năm 1919, Heminguay trở về Hoa Kì, ông làm báo ở Chicagô một thời
gian, lấy vợ rồi đi Pari, tiếp tục làm báo. Ở đây, ông kết thân với nhóm văn nghệ sĩ
trẻ Giectrut Xtên, Ezra Pao, S. Anđøxơn và chịu ảnh hưởng của họ khá rõ rệt khi
mới bắt đầu sáng tác.

Bước vào Đại chiến II, sức lực của nhà thể thao, nhà đánh bốc và săn bắn
không mệt mỏi ấy không còn trẻ trung nữa. Năm 1942, ông tham gia cuộc chiến
theo các cách của mình : ông cùng một đội ngũ sáu người đi săn tàu ngầm phát xít
trên biển Caribe với chiếc du thuyền "Pilar". Năm 1944, ông lại trở thành phóng
viên mặt trận, tham gia vào cuộc đổ bộ của quân Đồng minh trên vùng Normangđi
ở Pháp và tới Pari trước cả quân đoàn II xe bọc thép của tướng Loclec. Ông đi theo
quân đội dự cuộc truy quét bọn phát xít tại rừng Huctgen ở Đức. Cuộc chiến đấu
ấy, ông sẽ gợi lại một phần vào trong Bên kia sông và dưới vòm cây lá (1950).

* Sự nghiệp

Những tác phẩm đầu tiên của ông là : Ba câu chuyện và mười bài thơ (1923)
và trong thời đại chúng ta (với nhan để không viết hoa in ở Pari năm 1924),

Đặc điểm của thời kì đầu những năm 20, ở Heminguây, là khuynh hướng
phác thảo, là hình thức gọn nhẹ. Những bài thơ viết lúc này đều cực ngắn và những
tập văn xuôi cũng vậy. Tập dài nhất là Những thác nước mùa xuân, gồm nhiều
chương và có chung một vài nhân vật chính, nhưng cũng mang tính chất phác thảo,
và nhà văn cũng viết ngay trong đó là "Tôi chỉ làm công việc ghi chép mà thôi".

Tới Mặt trời vẫn mọc (1926), Heminguay mới được coi như một tiểu thuyết
gia. Đấy cũng là cuốn sách đầu tiên khiến Heminguây trở thành nổi tiếng đối với
thế giới lúc bấy giờ. Câu chuyện không hề nhác một chữ đến chiến tranh, nhưng
đằng sau tâm trạng của những nhân vật, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng những hậu
quả của chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết bề ngoài chỉ miêu tả một lớp thanh niên nghệ
sỉ chán chường tìm cách giải khuây ở những cuộc đấu bò và các quán rượu, các
cuộc đi câu, song nó đã gợi lên nhiều cách suy luận và diễn giải khác nhau, đặc
biệt là suy luận về "thân phận con người". Tuy vậy, có người chỉ tìm thấy ở đó một
tác phẩm gốm những chuyện có thật về một số nghệ sĩ văn nhân nhiều nước mà
Heminguậy từng kết giao ở Pari...

Năm 1929, tiểu thuyết Giã từ vũ khí ra đời được coi như là một kiệt tác của
Heminguây, và ngay lúc bấy giờ, nó bản rất chạy, khiến nhà văn càng nổi tiếng và
trở thành giàu có.

Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) được giải thưởng Pulitze vào năm 1953

Năm 1954, ông được giải thưởng Nôben.

2. Tóm tắt

Câu truyện kể về hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão đánh cá tên
Xan-ti-a-gô. Suốt 84 ngày liền, ông đã không bắt được con cá nào dù là con nhỏ
nhất.
Vào ngày thứ 85, ông quyết định ra biển tìm vận may của mình. Lần này ông
đi rất xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Sau mấy ngày không câu được con nào thì
khoảng trưa, một con cá lớn đã cắn câu, nó mạnh đến mức kéo cả con thuyền về
hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, khoảnh khắc con cá nhảy lên ông mới được tận mắt nhìn
thấy dáng vẻ và sự to lớn của con cá. Đó là một con cá kiếm khổng lồ, nó lớn hơn
bất kỳ con cá nào ông đã nhìn thấy trước đây. Con cá lại lặn xuống, nó kéo con
thuyền về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, khi đã dần đuối sức con cá bắt đầu lượn vòng. Lúc này
Xan-ti-a-gô cũng đã kiệt sức, nhưng ông vẫn kiên trì thu phục con cá, rồi cơ hội
đến ông dốc toàn bộ sức lực phóng lao đâm chết được con cá và buộc nó vào mạn
thuyền kéo về. Nhưng chẳng bao lâu mùi máu tanh đã thu hút đàn cá mập đến.
Chúng xâu xé con các kiếm, dù đã đem hết sức tàn chống chội với lũ cá mập
nhưng khi đã đuổi được chúng đi thì con cá kiếm của lão cũng còn trơ lại một bộ
xương.

Cuối cùng ông cũng đưa được thuyền vào cảng, về đến lều ông nằm vật người
xuống giường, nhanh chống chìm vào giấc ngủ và mơ về những con sư tử.

3. Phân tích ý nghĩa biểu tượng ông già và con cá kiếm

- Hình ảnh con cá kiếm, đó là 1 con cá lớn:

+ Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương
xanh thẫm.

+ Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vay to sụ, nặng hơn nửa tấn.

+ Có một sức mạnh ghê gớm: thể hiện qua các vòng lượn của nó: “Vòng tròn
rất lớn”, “Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, “Bắt đầu
lại lượn vòng chầm chậm”.

+ Thái độ của ông lão đối với con cá kiếm: Đã hơn 84 ngày đêm lão thất bại.
Với lão vừa yêu quý nó vừa muốn giết nó. Vì:

+ Nó là hiện thân của thành quả lao động; xóa bỏ đi những vận rủi, thất bại
liên tiếp, nó chứng minh lão không bao giờ bị đánh bại.
+ Bộc lộ phẩm chất cao quý; không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu
làm đứt dây câu mà chấp nhận cuộc đấu sức.

- Ông lão Xan-ti-a-gô

+ Người ngư phủ lành nghề: cảm nhận rõ áp lực của sợi dây để kéo vào, nói
ra, thư thả…làm con cá kiệt sức, cảm nhận được những vòng lựợn của cá, dù kiệt
sức nhưng chỉ cần 1 cái phóng lao đã giết được nó.

+ Trên hết là niềm tin, ý chí, nghị lực kiên cường: Luôn vững tin sẽ giết được
con cá “ta sẽ có nó”, “ta đã tóm được mày ở đường lượn”, “ta đã di chuyển được
nó”…

+ Quyết tâm bắt được con cá.

⇒ Tiêu biểu cho ý chí và niềm tin của lão “hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết
cách chịu đựng như 1 con người”.

* Ý nghĩa biểu tượng của ông già và con cá kiếm

- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm

+ Con cá kiếm trong tác phẩm không chỉ là 1 sinh vật bình thường, là đối
tượng đi săn thông thường của những người đánh cá mà là “hình tượng văn học
mang tính người”. Nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất
trước hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết 1 cách đàng
hoàng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng
trong cuộc đời.

+ Cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên vẫn
có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ thù số 1 của con người. Con
người chinh phục tự nhiên cũng không quên yêu mến và sống hài hoà với nó. Cần
phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù.

+ Ở góc nhìn thiên nhiên: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức
mạnh của tự nhiên.

+ Ở góc nhìn cuộc sống con người: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho những
chông gai, thử thách của cuộc đời.
+ Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo
không ngừng nghỉ.

- Ý nghĩa hình tượng lão già đánh cá Xan-ti-a-gô:

Sant – ông thánh -> gợi liên tưởng đến chúa Giesu: tay chân trầy xước, rướm
máu, lúc thuyền lên bờ ông lão tháo cột buồm nặng nhọc vác trên vai giống biểu
tượng chúa trên thánh giá): Ông lão là biểu tượng của con người phi thường chống
lại định mệnh. Khi không một ai trong làng chài, trừ cậu bé Mondoli, tin rằng ông
lão sẽ bắt được một con cá lớn thì chuyến ra khơi cuối cùng của ông lão đã chứng
minh điều ngược lại.

- Chiến thắng con cá kiếm đã thực hiện được khát vọng lớn:

+ Sức mạnh của con người có được từ những khát vọng, trí tuệ, và lòng cao
thượng.

+ Khát vọng của con người là vô cùng, không có giới hạn.

+ “Con người có thể bị huy diệt chứ không bị đánh bại.”

4. Cách tân nghệ thuật tiểu thuyết “Ông già và biển cả”

Ông già và biển cả là một cuốn truyện độc đáo, trước hết ở tính chất gần như
không có cốt truyện của nó. Nếu quan niệm cốt truyện như sự phát triển của những
sự kiện biến cố gắn bỏ với nhân vật trong sự vận động của thời gian thì quả thật
Ông già và biển cả đã thể hiện quá trình hủy diệt cốt truyện ở thế kỉ XX một cách
rõ rệt hơn Giá từ vũ khí. Ông già và biển cả gần giống với thơ nhiều hơn, còn do
một nét đặc sắc khác nữa ở nghệ thuật hư cấu nhân vật. Heminguây ngay từ lúc
mới cầm bút, đã chú ý để cho nhân vật hành động, tự nói lên chính mình, trong đó
đối thoại cũng là một kiểu hành động. Ở Ông già và biển cả, điểm nhìn được di
động vào bên trong, bởi lẽ hành động bên ngoài rất đơn giản, dường như toàn bộ
hành động diễn ra ở bên trong nhân vật. Mỗi khi điểm nhìn đã di động vào bên
trong, thì cốt truyện theo quan niệm truyền thống dựa trên sự phát triển của tình
tiết rõ ràng là bị giảm nhẹ.

Tất cả bề dày, chiều sâu của nhân vật được gợi lên qua một hình thức ngôn từ
của nhân vật đặc biệt phát triển ở cuốn truyện này : đó là độc thoại nội tâm. Những
ý nghĩ ở đây cũng hết sức giản dị và giống như một sơ đồ phản ánh tức thời hành
động đánh cá. Tuy thế, xen lẫn vào đó, vào những suy nghĩ tưởng chừng như rất
đơn giản về cá, về biển, là những chân lí lớn lao mà con người thể nghiệm ở thời
đại này : "Không một con người nào phải cô đơn nơi biển cả".

Những quan hệ xã hội ở đây chỉ còn xuất hiện xa xôi và gián tiếp qua những
mảnh hồi ức rời rạc, trong độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong một cuốn tiểu
thuyết, những quan hệ xã hội trước hết có thể xuất hiện qua quan hệ giữa các nhân
vật. Ở tác phẩm này, mối liên hệ giữa các nhân vật xuất hiện rất ít, chủ yếu qua ông
già Xantiagô và chú bé Manôlin, và cũng chỉ xuất hiện trực tiếp ở đoạn đấu và
đoạn cuối mà thôi. Và chăng, mối liên hệ ấy hoàn toàn không gợi lên cái mà trong
chủ nghĩa hiện thực, người ta coi là một hoàn cảnh điển hình : cuộc dấu tranh xã
hội. Ngay cả hình ảnh những khách du lịch ở khách sạn Teraxơ xuất hiện ở cuối
truyện - qua một vài mảnh đối thoại – cũng không nhàm gợi lên mối quan hệ ấy,
mà chỉ gợi lên sự cô đơn của người anh hùng kiểu Hêminguảy giữa cảnh đời xa lạ
mà thôi.

Những lời độc thoại nội tâm của ông giả không hoàn toàn biểu hiện một trạng
thái cô đơn, khép kín. Đây là một cách đối thoại với chú bé Manôlin đang ở xa, với
trời mây, với biển cả, hoặc với những đối tượng "phi nhân" (cả nước, chim trời...)
và bởi thế cuộc đối thoại này đã nhận hóa chúng. "Con người bị kết án phải chết và
phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khuây khỏa trong ý nghĩ mà Rôhơt
Jordan đã lình cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu
được rằng không có một ai phải có đơn ngoài biến khơi. Tiếp nối ý niệm về sự cô
đơn không thể tiêu diệt nổi của nhân vật, kết thúc tác phẩm này là suy tưởng về sự
liên kết toàn vũ trụ ; nó gắn bó với tất cả mọi vật và mọi người"(I).

Bởi thế, nếu coi ông già là một biểu tượng, thì sự đánh giá ấy có phần đúng.
Dù ngôn từ của nhân vật có xen lẫn nhiều thổ ngữ - Heminguay là một nhà văn biết
rất nhiều thứ tiếng và ông đặc biệt yêu tiếng Tây Ban Nha những tiếng địa phương
ở đây vẫn không nhằm cá thể hóa nhân vật, mà nó giống như những lời phù chú,
những tiếng hò dô đệm cho động tác của người đang lao động. Tác giả đã vẽ nên
hành động của ông già ở những nét đại lược nhất, giống như một sơ đồ về hành
động của người Ngư phủ nói chung. Bởi thế, khi mô tả ngoại hình nhân vật,
Heminguây cũng không đầy tới độ cả thể hóa nhân vật : rất khó giữ lại một gương
mặt cụ thể, riêng biệt về "con người này" ở đây. Cách Heminguây miêu tả lại bàn
tay giang thành hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có những người
liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút. Ngay cái tên của ông già cũng
không gợi lên sự cả thổ hơn, mà giống như một biểu tượng : Xantiagô là ghép âm
của hai chữ Thánh Igo (Xant-Igo).

You might also like