Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

THÍ NGHIỆM
HÓA LÝ

TPHCM - 2023

0
BÀI 1: CÂN BẰNG LỎNG – LỎNG

I. YÊU CẦU:
Sinh viên cần nắm vững các vấn đề trọng tâm sau đây:

 Nắm được nguyên tắc của phương pháp đa nhiệt.


 Hiểu được khái niệm nhiệt độ hòa tan tới hạn.
 Khảo sát được độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế vào nhau (phenol –
nước).
 Thiết lập được giản đồ pha “nhiệt độ - thành phần” của hệ.
 Nắm vững qui tắc đòn bẩy.

II. LÝ THUYẾT
Xét hệ phenol – nước ở nhiệt độ cố định.

Khi thêm dần phenol vào nước thì lúc đầu phenol hòa tan hoàn toàn trong nước, hệ
tạo thành một pha duy nhất (đồng thể). Nếu tiếp tục cho phenol vào tới một nồng độ
nào đó, nó không tan nữa và hệ phân ra làm hai lớp (pha): lớp phenol bão hòa nước
(ở dưới) và lớp nước bão hòa phenol (ở trên). Hai lớp chất lỏng này được gọi là liên
hợp nhau, khi lắc mạnh thì trộn lẫn vào nhau gây đục.

Hình 1

1
Ở mỗi nhiệt độ, sự hòa tan của phenol trong nước và của nước trong phenol có giá trị
xác định. Khi nhiệt độ tăng, độ tan lẫn tăng. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ
tới độ tan lẫn (giản đồ nhiệt độ - thành phần) có dạng như hình 1

 aK và bK lần lượt biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của phenol
trong nước (lớp nước) và của nước trong phenol (lớp phenol).
 K là điểm hòa tan tới hạn, tại đó thành phần của hai pha bằng nhau.

TC được gọi là nhiệt độ hòa tan tới hạn. Đường cong aKb chia giản đồ thành hai
miền, miền trong (ghạch chéo) ứng với hệ dị thể (hai pha); miền ngoài là hệ đồng
thể.

Có thể thiết lập giản đồ “nhiệt độ - thành phần” bằng hai cách:

a) Phương pháp đẳng nhiệt

Giữ nhiệt độ của hệ không đổi, thay đổi thành phần của hệ (chẳng hạn thêm dần
phenol vào nước). xác định điểm hệ chuyển từ đồng thể sang dị thể và ngược lại.

Lắc mạnh lọ đừng hai chất lỏng này rồi ngâm trong bình điều nhiệt đã cố định nhiệt
độ, cho đến khi phân hoàn toàn thành hai pha (lớp). Sau đó phân tích định lượng hai
pha này.

b) Phương pháp đa nhiệt

Với hỗn hợp có thành phần m chẳng hạn nằm trong vùng dị thể (hệ vẫn đục) (Hình
1), tăng dần nhiệt độ. Đến nhiệt độ T thì hỗn hợp vẫn còn trong. Nhiệt độ tiếp tục
tăng, hỗn hợp vẫn trong. Vậy căn cứ vào nhiệt dộ bắt đầu trong hay bắt đầu đục để
xác định điểm b’.

Làm thí nghiệm với những hỗn hợp có thành phần khác nhau sẽ xác định được
đường cong aKb.

III. THỰC NGHIỆM

1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng
Ống ngiệm lớn 11 Phenol lỏng (nguy
Đũa khuấy vòng 02 hiểm gây bỏng da:
Nút cao su 02 rửa thật nhiều nước
Becher 500 mL 02 nếu bị phenol bám
Becher 100 mL 02 vào da.
Nhiệt kế rượu 04
100C 02

2
Burette 25 mL 01
Bếp điện 01
Bình xịt nước cất

2. THÍ NGHIỆM
Chú ý: không được rửa dụng cụ bằng nước trước khi tiến hành thí nghiệm.

Cho nước và phenol riêng rẽ vào các burette (nếu phenol đóng rắn thì nhúng lọ
phenol vào cốc nước nóng 40 – 50 C cho phenol chảy ra. Tuyệt đối không đun trực
tiếp phenol trên bếp).

Pha các hỗn hợp có thành phần theo bảng dưới đây trong 11 ống nghiệm, khối lượng
riêng của phenol 1,07 g/cm3.

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Phenol
0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.7 3.0 3.3 3.6
(mL)
Nước
5.4 5.1 4.8 4.5 4.2 3.9 3.6 3.3 3.0 2.7 2.4
(mL)

Hình 2

Lắp nhiệt kế và đũa khuấy vào ống nghiệm theo hình 2. Lưu ý không để bầu nhiệt kế
chạm đáy ống nghiệm. Nút kín ống nghiệm.

Nhúng ống nghiệm vào cốc nước và đun nóng dần. Lúc đầu, khi hệ còn đục nhiều,
có thể cho nhiệt độ tăng nhanh và khuấy nhẹ. Quan sát sự thay đổi nhiệt độ và sự
biến đổi của hỗn hợp. Khi hỗn hợp sắp trong phải cho nhiệt độ tăng rất chậm (không
nhúng ống nghiệm quá lâu trong cốc nước) và khuấy mạnh hơn. Giữ nhiệt độ cốc
nước không quá 70 C.

Ghi nhiệt độ khi hỗn hợp bắt đầu trong: sau đó cho t hạ từ từ (bằng cách nhấc ống
nghiệm ra khỏi cốc, tiếp tục khuấy). Ghi nhiệt độ lúc bắt đầu phát hiện vết vẩn đục.
Hai nhiệt độ này phải không được chênh lệch nhau nhiều hơn 0,5 C.

3
Thực hiện trên mỗi ống nghiệm ba lần, lấy giá trị trung bình.

Làm thí nghiệm xong rửa sạch dụng cụ và cho vào tủ sấy.

Chú ý:

 Các thể tích phenol và nước cất phải được lấy thật chính xác.
 Nhiệt kế luôn được ngâm trong hỗn hợp.
 Phải lắc mạnh ống nghiệm trước khi quan sát hiện tượng.
 Khi nhiệt độ hạ xuống khoảng 35 C mà chưa xuất hiện vẩn đục thì phải
ngâm ống nghiệm vào nước đá.

IV. KẾT QUẢ


a) Kết quả thô: lập bảng ghi các giá trị nhiệt độ nhận được cho 11 ống
nghiệm.
b) Kết quả tính:
 Vẽ đồ thị “nhiệt độ - thành phần khối lượng” của phenol – nước.
Xác định nhiệt độ tới hạn và thành phần hòa tan tới hạn của hệ.

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN:


1. Tính số bậc tự do của hệ thống trong các vùng, nêu rõ ý nghĩa.
2. Nêu các sai số có thể xảy ra trong thí nghiệm và cách khắc phục.

4
BÀI 2: CÂN BẰNG LỎNG – RẮN

I. YÊU CẦU:
Sinh viên cần nắm vững các vấn đề trọng tâm sau đây:

 Nắm được nguyên tắc phương pháp phân tích nhiệt.


 Áp dụng qui tắc pha giải thích dạng các đường cong nguội lạnh.
 Thiết lập giản đồ “nhiệt độ - thành phần khối lượng” của hệ hai cấu tử kết tinh
không tạo hợp chất hóa học hay dung dịch rắn.

II. LÝ THUYẾT
Phương pháp phân tích nhiệt đặt trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ của một
hệ nguội hay nóng dần theo thời gian.

Ở áp suất nhất định, nhiệt độ kết tinh của một nguyên chất không đổi và giữ nguyên
trong suốt quá trình kết tinh. Đối với dung dịch, nhiệt độ bắt đầu kết tinh phụ thuộc
vào thành phần dung dịch và trong quá trình kết tinh một cấu tử, nhiệt độ giảm dần
cho đến khi xuất hiện cấu tử thứ hai cùng kết tinh thì nhiệt độ giữ nguyên T e (ứng
với nhiệt độ eutecti) cho đến khi quá trình kết tinh kết thúc. Sau đó nhiệt độ tiếp tục
giảm.

Trên hình 1 , đường nguội (1) và (6) ứng với A và B nguyên chất. Đường (2), (4), (5)
ứng với hỗn hợp có giá trị %B tăng dần. Đường (3) ứng với hỗn hợp có thành phần
bằng đúng thành phần eutecti.

Trên đường (1) và (6) các đoạn thẳng nằm ngang ứng với quá trình kết tinh A và B
nguyên chất.

Trên đường (2), (3), (4), (5) các đoạn nằm ngang ứng với quá trình kết tinh eutectic,
còn các điểm c, d, f ứng với điểm bắt đầu kết tinh một cấu tử nào đó (trong hỗn hợp
2, 4, 5). Những điểm này xác định dễ dàng vì ở đó độ dốc của các đường biểu diễn
thay đổi do tốc độ giảm nhiệt độ trước và trong khi kết tinh không giống nhau. Trong
thực nghiệm việc xác định điểm eutecti rất quan trọng nhưng lại rất khó. Thường
dùng phương pháp tam giác Tamman để xác định thành phần eutectic – nếu điều
kiện nguội lạnh hoàn toàn như nhau thì độ dài của đoạn nằm ngang (thời gian kết
tinh) trên đường cong nguội lạnh sẽ tỉ lệ với lượng eutectic. Như vậy nếu đặt trên
đoạn AB thành phần và trên trục tung là độ dài các đoạn nằm ngang của đường
nguội lạnh tương ứng nối các đầu mút lại, ta sẽ được tam giác AIB. Đỉnh I của tam
giác ứng với thành phần eutecti. Tam giác AIB gọi là tam giác Tamman.

5
- Từ số liệu thực nghiệm T – t (nhiệt độ - thời gian) ta vẽ các đường cong nguội
có dạng như đường (1)  (6).
- Ta xác định các điểm gãy khúc (các điểm chuyển pha) trên giản đồ T – t của
các đường nguội.
- Vẽ giản đồ T – x (nhiệt độ - thành phần) theo của nhiệt độ - thành phần cho
các dung dịch thí nghiệm.
- Dựng các đường thẳng song song trục tung trên giản đồ T – x.
- Từ điểm gãy khúc trên giản đồ T – t , ta vẽ các đường thẳng song song trục
hoành, các đường này cắt các đường song song trục tung trên giản đồ T – x tại
các giao điểm.
- Nối các giao điểm này lại ta có đường aed.
- Xác định nồng độ eutectic dựa vào tam giác Tamman.

Hình 1: Giản đồ đường nguội nhiệt độ - thời gian (T – t) và nhiệt độ -


thành phần (T – x) của hệ kết tinh hai cấu tử A và B.

III. THỰC NGHIỆM


1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng
Ống ngiệm 8 Hỗn hợp Naphtalene 8 ống
Bếp điện 1 – Diphenylamine đã
Nhiệt kế rượu 8 pha sẵn theo đúng
100C 8 thành phần trong
Đũa khuấy vòng 1 bảng.
Becher 500 mL 1
Chậu nhựa 8

6
Nút cao su

Ống nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8

Naphtalene 10 8 6 4.5 3 2.5 1 0

Diphenylamine 0 2 4 5.5 7 7.5 9 10

2. THÍ NGHIỆM
Đun cách thủy ống nghiệm tới khi hỗn hợp vừa chảy lỏng hoàn toàn. Chú ý không
đun quá lâu, chất rắn thăng hoa bám thành ống.

Lấy ống nghiệm ra lau khô ngoài ống. Theo dõi sự hạ nhiệt độ theo thời gian, cứ sau
một phút ghi nhiệt độ một lần. Liên tục khuấy nhẹ và đều tay cho tới khi thấy vết
tinh thể đầu tiên xuất hiện (ghi nhiệt độ này) rồi ngưng khuấy. (Nên kiểm tra lại
nhiệt độ bắt đầu kết tinh bằng cách nhúng ống nghiệm vào nước nóng trở lại cho hỗn
hợp chảy lỏng và ghi lại nhiệt độ bắt đầu kết tinh).

Sau đó tiếp tục theo dõi (không khuấy) và ghi nhiệt độ hỗn hợp nguội dần cho đến
khi hỗn hợp hoàn toàn đông đặc.

Chú ý:

- Khi nhiệt độ các ống nghiệm nguội đến khoảng 40 C thì sử dụng ống bao
không khí bên ngoài ống nghiệm và nhúng vào hỗn hợp “nước + một ít nước
đá” (nhiệt độ nước làm lạnh không dưới 20 C) và ghi nhiệt độ cho đến khi
nhiệt độ giảm xuống đến 28 C thì ngưng thí nghiệm.
- Không được rút nhiệt kế ra khỏi ống nghiệm khi thành phần trong ống nghiệm
chưa tan hoàn toàn sẽ làm gãy nhiệt kế.

IV. KẾT QUẢ

a) Kết quả thô: ghi lại nhiệt độ hỗn hợp ở từng thời điểm của 8 ống nghiệm.
b) Kết quả tính:

 Vẽ đồ thị nhiệt độ - thời gian (đường cong nguội lạnh) của hệ. Xác định
nhiệt độ bắt đầu kết tinh của từng hỗn hợp (đánh dấu trên đồ thị).

7
 Vẽ đồ thị nhiệt độ - thành phần của hệ diphenylamine – naphthalene và
xác định nhiệt độ eutecti và thành phần eutectic của hệ.

c) CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. Có kết luận gì về việc thay đổi nhiệt độ kết tinh của quá trình kết tinh hệ một
cấu tử và hệ hai cấu tử?.
2. Hỗn hợp eutectic là gì, ứng dụng?

8
BÀI 3. HẤP PHỤ TRÊN BỀ MẶT CHẤT RẮN

I. YÊU CẦU
- Phân biệt được hấp phụ với hấp thụ và trình bày được phương trình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich
- Trình bày được nguyên tắc và xác định được bằng thực nghiệm lượng chất bị
hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ
- Dựng được các đường hấp phụ và xác định được các hệ số trong phương trình
Langmuir và phương trình Freundlich

II. LÝ THUYẾT
Những vật có bề mặt tiếp xúc lớn với pha khí hay pha lỏng thường có khả năng thu
hút các chất khí hay chất tan trong pha lỏng. Nếu sự thu hút đó chi xảy ra trên bề
mặt của vật thì gọi là sự hấp phụ. Ví dụ, khi cho than hoạt tính vào dung dịch acid
axetic CH3COOH thì một số phân tử acid axetic sẽ tập trung (bị hấp phụ) lên trên
bề mặt cùa than hoạt tính. Than hoạt tính được gọi là chất hấp phụ, acid axetic là
chất bị hấp phụ, nước là môi trường trong đó sự hấp phụ xảy ra. Bằng cách đo
nồng độ acid axetic trong nước trước và sau khi hấp phụ, biết khối lượng chất hấp
phụ m gam ta có thể biết được lượng acid axetic đã bị hấp phụ trên bề mặt 1 gam
than hoạt tính.

Có nhiều phương trình thực nghiệm hoặc lí thuyết đã đuợc đưa ra để mô tả sự hấp
phụ đẳng nhiệt. Ở đây nêu ra một số phương trình hay gặp:

1. Phương trình Langmuir

Đây là phương trình có chứng minh lí thuyết dựa vào việc nghiên cứu động học
cùa sự hấp phụ. Phương trình này được rút ra từ giả thiết về sự hấp phụ đơn lớp; bề
mặt chất hấp phụ là đồng nhất; không có sự tương tác giữa các phân tử sau khi bị
hấp phụ. Phương trình có dạng:

hay (1)

A là lượng chất bị hấp phụ bởi một gam chất hấp phụ (mol/g).

C là nồng độ chất bị hấp phụ trong môi trường lúc đạt cân bằng hấp phụ (mol/L)

Amax là hằng số, có ý nghĩa là lượng chất có thể bị hấp phụ tối đa trên 1 g chất hấp
phụ (mol/g).

KL là hằng số Langmuir (L/mol)

9
Phân tích phương trình Langmuir:

Phương trình (1) có thể viết dưới dạng:

(2)

Trong đó 1/KL được thay bằng a, là một hằng số.

Nếu C<<a, tức nồng độ C rất bé thì (2) có thể viết:

(2a)

Nghĩa là đại lượng A tỉ lệ bậc nhất theo C. Đường biểu diễn A = f(C) là một đường
thẳng đi qua gốc tọa độ (hình 1).

Hình 1. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Nếu C>>a thì (2) chuyển thành: A = Amax (2b)

nghĩa là đại lượng hấp phụ là một hằng số: khi đó đường biểu diễn (ở vùng nồng
độ lớn) là một đường thẳng song song với trục hoành. Ở các nồng độ C trung gian,
đường biểu diễn là một đoạn đường cong. Đường biểu diễn (hình 1) có tên là
đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir (vì thí nghiệm tiến hành ở một nhiệt độ nhất
định).

Để tìm các hằng số trong phương trình Lăngmua, người ta dùng phương pháp đồ
thị. Muốn vậy ta biểu diễn phương trình (1) dưới dạng khác:

10
Theo phuơng trình này C/A phụ thuộc bậc nhất vào C. Phương trình hồi quy tuyến
tính C/A = f(C) có dạng y = mx + n, trong đó hệ số góc m =1/A max và đoạn chắn n
= 1/(a.Amax).

Hình 2. Đồ thị để tìm các hằng số trong phương trình Langmuir

2. Phương trình Freundlich:

Đây là phương trình thực nghiệm áp dụng cho sự hấp phụ khí hoặc chất tan lên
chất hấp phụ rắn:

(4)

trong đó: A là lượng chất bị hấp phụ bởi một gram chất hấp phụ (mol/g).

C là nồng độ chất bị hấp phụ trong môi trường khi đã đạt cân bằng hấp phụ
(mol/L).

K và α đều là hằng số tại một nhiệt độ nhất định, α thường bé hơn 1.

Ở nồng độ cao, α = 0, tức A = K, nghĩa là chất hấp phụ bị bão hòa chất bị hấp phụ
và không thể hấp phụ thêm nữa dù có tăng thêm nồng độ.

- Phân tích phương trình Freundlich

Vì α < 1 nên đường biểu diễn của phương trình (4) là một nhánh của đường
parabol và được gọi là đường hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich. Đường này khác
đường Langmuir ở chỗ ở vùng nồng độ thấp đường biểu diễn không phải là đường
thẳng đi qua gốc của toạ độ và ở vùng nồng độ cao, đường biểu diễn không đạt cực
đại mà có xu hướng đi lên mãi, đó là nhược điểm của phương trình Frendlich. Ở
vùng nồng độ trung bình, hai đường biểu diễn giống nhau.
11
Hình 3. Đường hấp phụ acid propionic trên than hoạt tính

Hình 3 biểu diễn đường hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich của acid propionic trên
than hoạt tính. Ta thấy từ điểm M, đường biểu diễn phân ra hai nhánh: Đoạn MB
là đoạn tính trực tiếp từ phương trinh ( 4 ) còn MC là đoạn vẽ theo thực nghiệm.

Để cho đường hấp phụ mô tả đúng phương trinh (4) cần giả thiết α không phải là
hằng số mà là hàm số của nồng độ. Ở nồng độ thấp α = 1, khi đó ta sẽ có:

A = KC (5)

Còn ở nồng độ cao hơn thì α = 0, khi đó sẽ có

A=K (6)

Và như vậy ta thấy (5) giống (2a) và (6) giống (2b).

Để tính các hằng số trong phương trình Frendlich, người ta cũng dùng phương
pháp đồ thị. Phương trình Frendlich có thể viết dưới dạng:

lgA = lgK + αlgC (7)

12
Hình 4. Đồ thị để tìm các hằng số trong phương trình Freunlich

Như vậy lgA tỉ lệ bậc nhất với lgC. Đường hồi quy tuyến tính lgA = f(lgC) có
dạng y = mx + n, trong đó hệ số góc m = α và đoạn chắn n = lgK.

III. THỰC NGHIỆM


1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng
Buret 25 mL 3 CH3COOH 1M 1L
Bình định mức 100 mL 1 Acid oxalic rắn
Ống đong 100 mL 3 NaOH rắn
Pipet 10 mL 7 Dung dịch chỉ thị
Bình tam giác 250 mL 6 phenolphthalein
Bình tam giác 100 mL 3
Cốc 100 mL 6
Chai đựng hóa chất 1
NaOH 6
Phễu lọc 1
Cốc đựng dung dịch thải

2. THÍ NGHIỆM
Từ dung dịch CH3COOH 1N có sẵn, pha 100 mL mỗi dung dịch có nồng độ
gần đúng sau đây trong cốc:

0,025N; 0,05N; 0,1N; 0,2N; 0,4N; 0,5N.

Dùng pipet lấy chính xác 50 mL mỗi dung dịch trên cho vào một bình tam giác
250 mL rồi cân 6 mẫu than hoạt tính, mỗi mẫu 1 gam (lấy 5 chữ số có nghĩa), cho

13
vào mỗi bình tam giác. Lắc 5 phút rồi để yên, và cứ khoảng 10 phút thì lắc để hỗn
hợp được đều.

Trong khi quá trình hấp phụ đang diễn ra thì pha dung dịch chuẩn acid oxalic 0,05
N từ acid rắn, pha dung dịch NaOH khoảng 0,05 N từ chất rắn. Dùng dung dịch
acid oxalic chuẩn để chuẩn độ lại dung dịch NaOH rồi dùng dung dịch NaOH này
chuẩn độ lại các dung dịch trên với chỉ thị phenolphtalein và ghi lấy các nồng độ
chính xác. Chú ý: dùng cùng một pipet để lấy một dung dịch vào bình tam giác và
lấy để chuẩn độ

Lọc lấy phần dung dịch rồi chuẩn độ lại (hai lần) nồng độ acid acetic còn lại trong
dung dịch.

Chú ý. Khi chuẩn độ (cả hai lần) nên lấy dung dịch 1; 2: 20mL, dung dịch 3:
l0mL, dung dịch 4: 5 mL, dung dịch 5; 6: 2 mL; thêm nước cất cho đủ 20 mL (từ
dung dịch 3 trở đi) rồi mới chuẩn độ. Kết quả bằng trung bình cộng hai lần chuẩn
(chênh lệch phải < 3%).

IV. KẾT QUẢ


a) Hãy lập công thức và tính số milimol acid (x) đã bị than hoạt tính hấp phụ.

b) Tính xem mỗi gam than hoạt tính hấp phụ bao nhiêu milimol acid: A = x/m
(mmol/g), trong đó m là khối lượng chính xác của mẫu than hoạt tính.

c) Lập bảng số liệu theo bảng mẫu như sau:

Số TT Nồng Nồng x A lgC lgA C/A


độ đầu độ sau (mmol) (mmol/g)
(M) (M)

d) Vẽ các đồ thị như trong hình 2 và hình 4 để xác định các hệ số trong phương
trình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich.

e) Khi biết các hằng số hãy ráp lại vào mỗi phương trình hấp phụ đẳng nhiệt ban
đầu và từ đó dựng đồ thị lý thuyết cùng với đồ thị thực nghiệm (cả 3 đồ thị trong
cùng một hình). Có nhận xét gì về dạng của các đường đẳng nhiệt hấp phụ?

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN


1) Phân biệt hấp phụ và hấp thụ. Cho ví dụ cụ thể.
2) Trình bày cách rút ra phương trình đẳng nhiệt Langmuir. Ý nghĩa của các
đại lượng trong phương trình này.
3) Trình bày cách rút ra phương trình đẳng nhiệt Freundlich. Ý nghĩa của các
đại lượng trong phương trình này.

14
BÀI 4. ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG PHÂN HỦY PHỨC ION CỦA
MANGAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG

1. Mục đích thí nghiệm:


1. Xác định hằng số tốc độ phản ứng phân hủy phức ion [Mn(C2O4)3]3- bằng phương
pháp xây dựng đồ thị .

2. Xác định thời gian bán hủy phức ion [Mn(C2O4)3]3- từ hằng số tốc độ phản ứng và
theo đồ thị.

2. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp trắc quang được ứng dụng phổ biến để nghiên cứu động học phản
ứng trong trường hợp tác chất có màu khác với màu của sản phẩm.
Trong bài thực nghiệm này nghiên cứu động học phản ứng phân hủy phức ion
Мn+3. Ion Мn+3 tác dụng với axit oxalic cho ra phức [Mn(C2O4)3]3- có màu nâu.
Phản ứng phân hủy phức [Mn(C2O4)3]3- diễn ra dưới tác dụng của ánh sáng
được mô tả theo phương trình sau:
[Mn(C2O4)3]3- → Mn2+ + 2.5C2O42- + CO2.
Sản phẩm của phản ứng phân hủy không màu. Mặc dù cơ chế phản ứng khá
phức tạp, nhưng sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng theo thời gian tuân theo
phương trình động học của phản ứng bậc 1. Hằng số tốc độ k tại nhiệt độ xác
định được tính theo phương trình động học phản ứng bậc 1 như sau:

k (1),
Trong đó: С0 và Сτ – nồng độ ban đầu và nồng độ phức ion [Mn(C2O4)3]3- còn
lại tại thời điểm τ;
τ – thời gian diễn ra phản ứng, tính từ thời điểm bắt đầu phản ứng đến thời
điểm khảo sát.
Nồng độ phức ion được xác định bằng phương pháp trắc quang, đo mật độ
quang của dung dịch phức ion [Mn(C2O4)3]3- theo thời gian τ .
Theo định luật Lambert –Beer, ta có:
I = I0 e-εСl (2),
Trong đó: I0 và I – cường độ chùm sáng đơn sắc ban đầu và cường độ chùm
sáng đó sau khi đi qua lớp dung dịch;
С – nồng độ mol/l;
ε – hệ số hấp thu mol;
l – bề dày lớp dung dịch (chiều rộng cuvet chứa dung dịch cần đo).
Biến đổi phương trình (2) ta được:

15
I/I0 = e-εcl
Lấy loga 2 vế của phương trình trên:

= – ε С l hoặc = 2,303 = ε с l.
Từ đây:

= = ε' с·l.

= D gọi là mật độ quang của dung dịch.


D = ε' с l, nên mật độ quang của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ chất. Do
vậy, tỉ lệ nồng độ đầu và nồng độ còn lại tại thời điểm τ trong phương trình
động học phản ứng bậc 1 có thể được thay thể bởi tỉ lệ mật độ quang tại thời
điểm ban đầu đầu và mật độ quang tại thời điểm τ:

,
Thế vào phương trình (1) giá trị D0 và Dτ thu được phương trình động học dạng
sau:

k ,

hay =kτ

Xây dựng đường hồi qui tuyến tính , hệ số góc sẽ là hằng số tốc
độ phản ứng khảo sát ( k).

3. Dụng cụ và hóa chất


Dụng cụ

+ Máy trắc quang

+ Cuvet l=1cm

+ Pipet 2, 5, 10mL

+ Becher 25 mL

+ đồng hồ đếm giây

Hóa chất

+ Dung dịch MnSO4 0.1M

16
+ Dung dịch H2C2O4 0.1M

+ Dung dịch KMnO4 0.1N

+ Nước cất

4. Thực nghiệm
Bật máy trắc quang, cài đặt bước sóng chùm sáng đơn sắc λ = 440 nm.
Hút 1mL dung dịch MnSO4 0.1M và 7 mL dung dịch H2C2O4 0.1M cho vào
becher 25mL, thu được hỗn hợp không màu. Hút tiếp 1mL KMnO4 cho vào
hỗn hợp trên, khuấy đều, thu được phức ion [Mn(C2O4)3]3- màu nâu.
Sau khi thu được phức [Mn(C2O4)3]3- màu nâu, ngay lập tức cho vào cuvet
l=1cm và tiến hành đo mật độ quang theo thời gian. Sử dụng nước cất làm mẫu
so sánh. Mật độ quang của dung dịch phức đo tại thời điểm τ=0, sau mỗi 1 phút
trong 5 phút đầu, sau mỗi 2 phút trong thời gian tiếp theo cho đến khi mật độ
quang của dung dịch giảm còn 0.1. Kết quả đo điền vào bảng số liệu sau:

№ τ, Dτ k,min-1
min.

Theo bảng kết quả số liệu đo được, xây dưng đồ thị (hình 1) và
Dτ = f(τ) (hình 2).

17
Hình. 1. Đồ thị D = f() Hình 2. – Đồ thị ln(D0/Dτ) = f()

Đồ thị số 1 (hình 1) đi qua trục tọa độ, có hệ số góc bằng hằng số tốc độ phản
ứng phân hủy phức (tgα = k). Từ giá trị k thu được, tính thời gian bán hủy theo
công thức sau:
τ1/2 = ln2/k,
Thời gian bán hủy còn có thể thu được dựa vào đồ thị số 2 (hình 2) bằng cách
sau: kẻ 1 đường thẳng xuất phát từ điểm D0/2 trên trục tung, song song với trục
hoành; tại điểm giao nhau giữa đường thẳng vừa kẻ với đồ thị, kẻ đường song
song với trục tung. Điểm giao nhau giữa đường vừa kẻ và trục hoành chính là
thời gian bán hủy τ1/2.

5. Câu hỏi chuẩn bị


1. Xác định bậc tổng quát của các phản ứng đơn giản sau:
a) C2H6 → 2CH3•;
b) 2Br• → Br2;
c) CH3• + C2H6 → CH4 + C2H5•;
d) 2NO + O2 → 2NO2?

2. Bậc phản ứng và phân tử số khác nhau như thế nào?

3. Tại thời điểm xác định, tốc độ đốt cháy pentan trong khí oxy lấy dư bằng 0,50
mol·l–1·s–1. Hãy tính tốc độ tạo thành СО2, tốc độ tạo thành hơi nước và tốc độ
tiêu tốn oxy tại thời điểm đó.

4. Tại 320°С hằng số tốc độ phản ứng bậc 1 SO2Cl2 → SO2 + Cl2 bằng 2·10–5 s–1.
Tính độ phân hủy SO2Cl2 sau 90 phút.

5. Khi nghiên cứu động học của một phản ứng phân hủy bằng phương pháp trắc
quang, người ta thu được bảng số liệu sau:

τ, min 0 2 4 7 11 15 20

18
D 1.3 1 0.78 0.53 0.31 0.19 0.095

Hãy xác định hằng số tốc độ phản ứng và thời gian bán hủy
3. Nêu các sai số có thể ảnh hưởng kết quả đo trong bài thí nghiệm trên.

19
BÀI 5. ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG NGHỊCH ĐẢO ĐƯỜNG

I. YÊU CẦU:
Sinh viên cần nắm vững các vấn đề sau đây:
 Hiểu phản ứng thủy phân đường saccharose (sucrose) trong nước là phản ứng
bậc 1.
 Nắm được mối liên hệ giữa nồng độ đường và góc quay phân cực.
 Biết phản ứng thủy phân đường saccharose được gọi là phản ứng nghịch đảo
đường.
 Thành thạo cách sử dụng phân cực kế.

II. LÝ THUYẾT
Xét phản ứng thủy phân đường saccharose (sucrose) thành glucose và fructose:

C22H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6

Sachcarose Glucose Fructose

Phản ứng trong môi trường nước nên xem nồng độ H 2O không đổi dẫn đến phản
ứng có bậc 1. Để phản ứng xảy ra nhanh người ta thường dùng H + làm xúc tác cho
quá trình. Phương trình động học có dạng:
−dC
=k C sac
dt

Đường saccharose và các sản phẩm thủy phân đều chứa nguyên tử cacbon bất đối
xứng nên chúng đều là các chất quang hoạt, làm quay mặt phẳng phân cực khi
chiếu tia sáng vào nó. Góc quay mặt phẳng phân cực là  tỉ lệ với nồng độ dung
dịch, bề dày lớp dung dịch, bản chất chất quang hoạt, nhiệt độ và bước sóng ánh
sáng:

α =[ α ] . l .C

Trong đó: l – là bề dày lớp dung dịch (cm); C – là nồng độ dung dịch (g/mL); [ α ] –
là góc quay riêng của dung dịch (góc quay ứng với C = 1g/mL và T = 20C và 
= 5890 nm (đèn Natri) và cuvet có l = 10 cm.

Chất quang
Saccharose Glucose Fructose
hoạt

[α ] 66.55 52.56 -91.90

20
Dựa vào [ α ] ta thấy saccharose, glocose làm quay mặt phẳng phân cực sang phải,
còn fructose làm quay mặt phẳng phân cực sang trái với giá trị [ α ] lớn hơn nhiều.
Do đó góc quay của hỗn hợp sẽ giảm dần về 0 rồi trở thành âm (phản ứng nghịch
đảo đường).

Gọi 0, t, α ∞là góc quay hỗn hợp ở thời điểm ban đầu t = 0, thời điểm t, và thời
điểm kết thúc quá trình t = . Vì từ thời điểm đầu đến cuối, góc quay biến thiên
một lượng 0 - α ∞ nên giá trị này tỉ lệ với nồng độ đầu của đường saccharose (C0),
còn nồng độ đường ở thời điểm t (C = C0 – x) thì tỉ lệ với góc quay kể từ thời điểm
đó đến khi kết thúc sự nghịch đảo đường, nghĩa là tỉ lệ với t - α ∞ .

1 α 0−α ∞
Ta có: k = ln
t α t −α ∞

Góc quay  được xác định bằng phân cực kế

1– nguồn sáng; 2 – kính lọc; 3, 4, 6 – lăng kính Nicol phân cực; 5 – cuvet chứa
mẫu; 7 – kính quan sát

Hình 1. Sơ đồ phân cực kế

Trong phân cực kế, lăng kính 3, 4 cố định còn lăng kính 6 có thể quay chung
quanh trục quang. Khi quay lăng kính 6 thì độ chiếu sáng vào mặt kính quan sát sẽ
thay đổi từ 0 đến cực đại.

Có một vị trí, ở đó độ chiếu sáng của lăng kính rất đều nhau, đó là vị trí 0 của máy.

Điểm không của máy 

Sau khi đạt được điểm không của máy, nếu đặt cuvet chứa mẫu có chứa chất
quang hoạt vào máy thì vị trí 0 sẽ thay đổi. Ta phải quay lăng kính 6 một góc 
nào đó để lại đạt điểm không của máy. Góc  này chính là góc quay mặt phẳng
phân cực cần đo.

21
III. THỰC NGHIỆM

1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT


Số
Dụng cụ Hóa chất Số lượng
lượng

Phân cực kế 01 Đường saccharose 10.00 g


Cuvet chứa mẫu 01 HCl 2.0 M
Dĩa cân nhựa 01
Muỗng nhựa 01
Ống đong 100 mL 01
Becher 250 mL 03
Pipette 25 mL 02
Quả bóp cao su 01
Bình xịt nước cất 01

2. CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


Cân 10 g đường trên cân kỹ thuật (đọc 2 số lẻ) bằng đĩa nhựa rồi cho vào cốc chứa
sẵn 50 mL H2O. Lọc sạch dung dịch trên phễu lọc thường nếu cần.

 Xác định 0

Dung pipette lấy 15 mL dung dịch đường saccharose cho vào cốc + 15 mL nước
cất, khuấy đều. Tráng cuvet 2 lần, mỗi lần 1 mL dung dịch đường vừa pha. Phần
dung dịch còn lại cho vào cuvet chứa mẫu (chú ý không tạo bọt khí). Dùng giấy
lọc lau khô cuvet, nhất là 2 mặt kính và tiến hành đo 0.

 Xác định t

Lấy 30 mL dung dịch đường saccharose khác cho vào cốc.

Chuẩn bị 30 mL dung dịch HCl 2.0 M vào 1 cốc khác. Đổ dung dịch HCl 2.0 M
vào 30 mL dung dịch đường saccharose vừa chuẩn bị và ghi thời điểm t = 0.

Khuấy đều hỗn hợp và cho vào cuvet chứa mẫu, tiến hành đo t ở các thời điểm t =
5, 10, 15, 20, 30, 40, 50, 75, và 90 phút tính từ thời điểm t = 0. Cách tiến hành thí
nghiệm như khi đo 0. Hỗn hợp phản ứng vẫn giữ trong cuvet trong suốt quá trình
phản ứng.

Ở nhiệt độ phòng thông thường phản ứng nghịch đảo đường kết thúc sau vài ngày.
Do đó, để đo giá trị , trong thời gian đo t đun hỗn hợp phản ứng còn thừa (sau

22
khi cho vào cuvet) đến 70C, đậy kín và giữ ở t này trong vòng 30 phút. Làm
nguội xuống nhiệt độ phòng rồi đo .

IV. KẾT QUẢ

Kết quả thô: thành lập bảng các giá trị  ở các thời điểm.

Kết quả tính: theo mẫu bên dưới.

 Tính k trung bình. Trình bày giá trị dưới dạng ktrung bình  sai số

 Tính k bằng phương pháp bình phương pháp bình phương cực tiểu nếu xem
quan hệ:
α 0−α ∞
ln =f (t) là tuyến tính
α t −α ∞

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN:


1. Thế nào là nguyên tử cacbon bất đối xứng và chất quang hoạt?. Giải thích
hiện tượng quay mặt phẳng phân cực của chất quang hoạt.
2. Nêu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thủy phân đường
trong thí nghiệm trên theo lý thuyết.
3. So sánh hai giá trị k bằng hai cách trên và nêu các yếu tố có thể gây ra sai
số khi đo.
4. Tại sao phải đung nóng hỗn hợp phản ứng tới 70 C, ở nhiệt độ khác được
không? Giải thích.

23
BÀI 6. ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH

I. YÊU CẦU
Trước khi tiến hành thí nghiệm, sinh viên cần

- Trình bày được các khái niệm độ dẫn điện, độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện
đương lượng, độ dẫn điện mol và mối liên hệ giữa chúng
- Nguyên tắc xác định bằng thực nghiệm các đại lượng
- Diễn giải và vận dụng hệ thức Onsager-Kohlrauch cho chất điện ly mạnh
- Trình bày mối liên hệ giữa độ điện ly với độ dẫn điện đương lượng của chất
điện ly yếu
- Xác định được hằng số phân ly của chất điện ly yếu bằng phương pháp đo độ
dẫn điện

II. LÝ THUYẾT
Điện trở của dung dịch được xác định theo định luật Ohm: I = U/R, trong đó I – cường
độ dòng điện truyền qua dung dịch (A); U – hiệu điện thế giữa hai điện cực(V) ; R –
điện trở của dung dịch (Ω).

Độ dẫn điện của dung dịch là đại lượng bằng nghịch đảo của điện trở dung dịch:

L = 1/R

Đơn vị của điện trở trong hệ SI là Siemen (S). 1S = 1/Ω = 1 kg-1. m-2 .c2 .A2

Độ dẫn điện riêng của dung dịch là độ dẫn điện của lớp dung dịch dài nằm giữa hai

điện cực với diện tích 1 cm2 và đặt song song, cách nhau 1 cm:

Trong đó ρ là điện trở riêng của dung dịch (Ω/cm); l – khoảng cách giữa hai điện cực
(cm); S – diện tích bề mặt mỗi điện cực (cm2); k – hằng số bình đo độ dẫn (1/cm).
Trong hệ SI, đơn vị của độ dẫn điện riêng là S/m nhưng các thiết bị đo độ dẫn điện
riêng thường dùng đơn vị S/cm hay Ω-1.cm-1.

Độ dẫn điện đương lượng là độ dẫn điện của lớp dung dịch nằm giữa hai điện cực
song song cách nhau 1 cm và có diện tích sao cho thể tích lớp dung dịch này chứa
đúng 1 mol đương lượng chất tan.

24
Trong đó χ là độ dẫn điện riêng của dung dịch chất điện ly (S/cm); N là nồng độ
đương lượng của chất điện ly trong dung dịch (mol đl/L). Đơn vị của độ dẫn điện
đương lượng là S.cm2.mol đl-1 hoặc trong hệ SI là S.m2.mol đl-1. Với chất điện ly loại
1-1 thì đơn vị này là S.m2.mol -1.

Lưu ý: cần thật cẩn thận khi lựa chọn đơn vị của các loại độ dẫn điện này. Việc sử
dụng các công thức , các con số nhưng không nói rõ đơn vị có thể dẫn tới tính toán
sai. Khi tra cứu các bảng số liệu cần chú ý tới đơn vị được sử dụng.

Độ dẫn điện đương lượng của dung dịchbằng tổng độ dẫn điện đương lượng của các
ion có trong dung dịch: λ = λ+ + λ-

Độ dẫn điện đương lượng của dung dịch chất điện ly tăng lên khi tăng độ pha
loãng, và với độ pha loãng vô cùng lớn (nồng độ vô cùng nhỏ) thì đạt giá trị giới
hạn λo, gọi là độ dẫn điện đương lượng tới hạn.

Với dung dịch loãng chất điện ly mạnh, định luật kinh nghiệm Kohlrauch được
tuân theo: , trong đó λ và λo lần lượt là độ dẫn điện đương lượng của
dung dịch với nồng độ đương lượng N và độ dẫn điện đương lượng tới hạn. A là
hằng số phụ thuộc vào điện tích, nhưng không phụ thuộc bản chất ion của chất
điện ly.

Lý thuyết Debye-Huckel-Osanger, trong đó xét đến tương tác giữa các ion đối với
chất điện ly mạnh loại 1-1: hay

Với dung dịch nước của chất điện ly mạnh, trong khoảng nồng độ 0,001 – 0,1
mol/L, mối liên hệ giữa λ và C có dạng

III. THỰC NGHIỆM


1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ Số lượng Hóa chất
Cốc 50 mL 06 HCl 0,1 M
Cốc 100 mL 02 CH3COOH 0,1 M
Buret 25 mL 02 CH3COONa 0,1 M
Pipet 5 mL 03 NaOH 0,1 M
Máy đo độ dẫn 01 Acid oxalic (chất rắn)
Máy khuấy từ 01
Cá từ 01
Bình định mức 100 mL 01

25
2. THÍ NGHIỆM
- Đọc hướng dẫn sử dụng và ý nghĩa của các thông số hiển thị trên màn hình
máy đo độ dẫn.
- Pha 100 mL dung dịch chuẩn acid oxalic 0,05 M (4 chữ số sau dấu phẩy) và sử
dụng để chuẩn độ lại dung dịch NaOH. Dùng dung dịch NaOH để chuẩn độ lại
HCl và CH3COOH.
- Pha 50 mL dung dịch CH3COONa 0,1 M (đến 4 chữ số sau dấu phẩy)
- Với mỗi dung dịch HCl, CH3COOH, CH3COONa gốc ở trên, pha loãng với các
hệ số 6, 62, 63, 64 bằng cách như sau: dùng pipet lấy 5 mL dung dịch gốc vào
cốc 50 mL, rồi lấy thêm 25 mL từ buret, lắc trộn đều, sẽ được dung dịch đã pha
loãng 6 lần từ dung dịch gốc. Sau đó lấy dung dịch đã pha loãng này làm gốc
để pha loãng tiếp 6 lần bằng cách tương tự. Cứ như thế làm đến khi pha loãng
64 lần dung dịch gốc ban đầu.
- Dùng máy đo độ dẫn để đo độ dẫn điện, điện trở và nhiệt độ của từng dung
dịch.

IV. KẾT QUẢ


Ghi lại số liệu thô về nhiệt độ, độ dẫn điện riêng, điện trỏ của từng dung dịch vào
bảng.

Lập bảng xử lý số liệu và vẽ các đồ thị đối với các chất điện ly và từ đó suy
ra λo của chúng tại nhiệt độ thí nghiệm, so sánh với giá trị tra cứu được trong bảng.

Xác định độ điện ly α và hằng số điện ly Kc của chất điện ly yếu ứng với mỗi nồng
độ.

Lập bảng xử lý số liệu và vẽ đồ thị và từ đó suy ra Ka của chất điện


ly yếu.

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Trình bày khái niệm và các công thức liên quan giữa các đại lượng điện trở, độ
dẫn điện, độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện đương lượng, độ dẫn điện đương
lượng giới hạn của dung dịch chất điện ly.
2. Khi tăng dần nồng độ chất điện ly thì các đại lượng ở câu 1 biến đổi như thế
nào?

26
BÀI 7. ĐỘ NHỚT VÀ PHÂN TỬ KHỐI CỦA POLYMER

I. YÊU CẦU
- Trình bày được các khái niệm và cách tính các loại độ nhớt của chất lỏng.
- Giải thích được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng nhớt kế Ostwald.
- Xác định được phân tử khối của polymer bằng phương pháp đo độ nhớt.

II. LÝ THUYẾT
Phân tử khối chất polymer có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau dựa
vào sự phụ thuộc của một tính chất vật lí nào đó của hợp chất polymer vào phân tử
khối của nó. Các đặc trưng đó có thể là áp suất thẩm thấu, độ phân tán ánh sáng, độ
nhớt, độ giảm nhiệt độ đông đặc, độ tăng nhiệt độ sôi v.v... của dung dịch polymer.

Phương pháp đo độ nhớt là phương pháp đơn giản về mặt thực nghiệm, đồng thời cho
phép đánh giá phân tử khối trong khoảng tương đối rộng (M = 10 4-106), tuy phương
pháp này không hoàn toàn chính xác.

Truớc hết ta hãy xét một số định nghĩa chung về độ nhớt như: độ nhớt tuyệt đối, độ
nhớt tương đối, độ nhớt riêng, độ nhớt rút gọn và độ nhớt đặc trưng.

Độ nhớt tuyệt đối (η)

Theo định luật Poadây, nếu một chất lỏng chảy qua một mao quản chiều dài L(cm),
bán kính r (cm) dưới tác dụng của áp suất P (đin/cm 2), sau thời gian t chảy qua được
một thể tích V, thì độ nhớt tuyệt đối được tính theo công thức sau:

(1)

Nếu chất lỏng chảy qua mao quản chỉ do tác dụng trọng lực của nó, thì
P = gHd (2)
g- gia tốc trọng trường;
H – hiệu chiều cao mức dung dịch trong mao quản
D- tỉ trọng dung dịch
Thay giá trị P từ (2) vào (1) ta có:

27
Đơn vị của
Nếu các phép đo được thực hiện trong cùng một nhớt kế, thì các đại lượng V, L, H, r
là các giá trị không đổi.
Khi đó η = kdt (3)

Trong đó được gọi là hằng số của nhớt kế. k được tính theo thời gian mà
chất lỏng có độ nhớt biết sẵn chảy qua nhớt kế.

(4)

ηo, do, to là độ nhớt, tỉ trọng và thười gian chảy của chất lỏng chuẩn.

Biết K sẽ xác định được độ nhớt tuyệt đối của chất lỏng theo hệ thức (3), trong đó t là
thời gian chảy trung bình của chất lỏng đó.

Độ nhớt tương đối (ηtđ)

Để xác định phân tử khối polymer người ta không cần biết giá trị độ nhớt tuyệt đối,
mà chỉ cần biết độ nhớt tương đối của dung dịch polymer.

ηtđ = (5)

Muốn xác định độ nhớt tương đối cần biết thời gian chảy qua mao quản cùa nhớt kế ở
nhiệt độ xác định của cùng một lượng dung dịch (t) và dung môi (t o). Nếu xem tỷ
trọng của dung dịch và dung môi là bằng nhau (khi dung dịch tương đối loãng) thì từ
(3) rút ra:

ηtđ =t/to (6)

Độ nhớt riêng (ηr)

Độ nhớt riêng là tỉ số giữa hiệu số độ nhớt của dung dịch và dung môi trên độ nhớt
của dung môi. Độ nhớt riêng được xác định bằng hệ thức:

ηtđ – 1 (7)

Độ nhớt rút gọn (ηrg)

28
Độ nhớt rút gọn là tỉ số của độ nhớt riêng dung dịch với nồng độ của nó (nồng độ của
dung dịch polymer thuờng được biểu diễn bằng số gram polymer trong 100 mL dung
môi):

(8)

Độ nhớt đặc trưng ([η]):

Độ nhớt đặc trưng là giới hạn của độ nhớt rút gọn, khi nồng độ của dung dịch tiến tới
zero:

(9)

Để ước lượng phân tử khối chất polymer người ta sử dụng hệ thức Mark-Houwink
biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ nhớt đặc trưng và phân tử khối chất polymer.

(10)

K và a là hằng số phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ, a thường có giá trị
trong khoảng 0,5 đến 0,8.

Độ nhớt đặc trưng được xác định bằng thực nghiệm như sau:

Pha một loạt dung dịch polymer có nồng độ phần trăm từ rất nhỏ đến lớn dần (nồng
độ cao nhất không quá 1 g/100 mL dung môi). Sau khi đã xác định độ nhớt tương đối
của mỗi dung dịch, tính độ nhớt rút gọn cho mỗi dung dịch, rồi xây dựng đồ thị

như trong hình 1.

Đoạn thẳng mà đường biểu diễn cắt trục tung sẽ cho ta độ nhớt đặc trưng.

Hình 1. Sự phụ thuộc của độ nhớt rút gọn vào nồng độ

29
Nếu biết các giá trị của K và a, bằng thực nghiệm xác định [η] ta có thể tính được
phân tửu khối M của polymer.

Giá trị K và a đối với một số hệ polymer-dung môi cho sẵn trong các tài liệu tra cứu.

Nhớt kế Ostwald

Nhớt kế Ostwald có hình chữ U, một bên có mao quản


đường kính khoảng 0,6 -0,8 mm. Phần trên cùa mao quản
nối liền với một hay hai bầu thể tích khoảng 1-2 mL.
Nhớt kế Ostwald dùng để xác định độ nhớt với từng
nồng độ xác định. Thể tích dung dịch dùng cho mỗi một
lần đo phải hoàn toàn bằng nhau.

Hình 2. Nhớt kế Ostwald

III. THỰC NGHIỆM


1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng
Nhớt kế Ostwald 2 Dung dịch PVA 0,5% 1L
Cốc 100 mL 4 Acetone (rửa nhớt kế) 50 mL
Pipet 10 mL 2

2. THÍ NGHIỆM
Mục đích của thí nghiệm là xác định phân tử khối của polymer polyviny lalcohol
(PVA) bằng phương pháp đo độ nhớt ở 30 oC với nhớt kế Ostwald.

- Từ dung dịch PVA 0,5% đã pha sẵn ban đầu, pha loãng thành 50 mL mỗi
dung dịch 0,1%, 0,02%, 0,004%, 0,0008%.
- Xác định độ nhớt của dung môi:
o Tráng nhớt kế bằng nước cất.
o Dùng pipet lấy 7 mL nước cất cho vào nhánh không có mao quản của
nhớt kế, dùng quả bóp cao su đẩy nước qua nhánh có mao quản lên quá
mức A một ít, rồi gỡ quả bóp cao su cho nước chảy tự nhiên và dùng
đồng hồ bấm giây đo thời gian nước chảy từ ngấn A đến ngấn B. Đo lại

30
5 lần, lấy giá trị trung bình (chú ý thời gian mỗi lần đo không được khác
nhau quá 0,2 giây). Giá trị đo được là thời gian to
- Tiến hành xác định độ nhớt các dung dịch PVA từ loãng đến đặc (không cần
tráng nhớt kế) như đã làm ở trên, mỗi dung dịch phải đo 5 lần để lấy giá trị t
trung bình.
- Sau khi làm xong thí nghiệm, nhớt kế phải được tráng bằng nước cất nhiều lần,
và lần cuối bằng acetone, sau đó sấy khô trong tủ sấy ở 60 oC. Các kết quả thí
nghiệm ghi vào bảng theo mẫu dưới đây:

Số TT Nồng độ % Thời gian ηtđ ηr ηr/C


chảy (s)
1 Nước
2 PVA 0,0008%
3 PVA 0,004 %
4 PVA 0,02%
5 PVA 0,1%
6 PVA 0,5%

IV. KẾT QUẢ

Dựa vào các số liệu về thời gian chảy, tính toán các đại lượng còn lại trong bảng
trên, vẽ đồ thị ηr/C = f(C) và từ đó xác định độ nhớt đặc trưng [η].

Tra cứu các hệ số a và K trong công thức 10 trên internet hoặc trong sổ tay hóa lý
rồi tính phân tử khối của PVA.

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN


- Trình bày khái niệm và ý nghĩa của các loại độ nhớt tuyệt đối, độ nhớt tương
đối, độ nhớt rút gọn, độ nhớt riêng, độ nhớt đặc trưng.
- Trình bày cách xác định độ nhớt đặc trưng của một dung dịch polymer bằng
nhớt kế Ostwald và cách tính phân tử khối của một polymer.
- Những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt tuyệt đối của một dung
dịch polymer: nồng độ, nhiệt độ, phân tử khối polymer, độ phân nhánh, tương
tác giữa polymer và dung môi.

31
BÀI 8. ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HỆ KEO

I. YÊU CẦU
- Giải thích được khái niệm hệ phân tán, hệ keo, phân loại hệ keo, cách điều chế
và làm bền hệ keo, ngưỡng keo tụ đối với chất điện ly, quy tắc Schulze-Hardy.
- Xác định được ngưỡng keo tụ của hệ keo.

II. LÝ THUYẾT
Hoá học chất keo - hay chính xác hơn, hoá học các hệ phân tán - nghiên cứu các
hệ bao gồm một pha phân tán ở dạng chia nhỏ thành hạt, phân bố trong một môi
trường phân tán liên tục. Các hạt phân tán có kích thước quy ước từ 1nm đến 100
nm, nghĩa là lớn hơn kích thước phân tử, nên hệ là dị thể nhưng chưa đủ lớn để có
thể phát hiện bằng kính hiển vi nên hệ là siêu vi dị thể. Những hệ chứa các hạt như
thế có tên là sol.

Hoá học chất keo còn nghiên cứu các hệ chứa các hạt có kích thước lớn hơn 100
nm, được gọi là các hệ phân tán vi dị thể hoặc các hệ phân tán thô. Các hệ thô
được gọi là huyền phù nếu các hạt là pha rắn, được gọi là nhũ tương nếu các hạt là
pha lỏng và gọi là bọt nếu hạt là khí được phân bố trong các môi trường lỏng.

Do các hạt keo có kích thước nhỏ nên chúng có bề mặt riêng rất lớn. Vì vậy, hệ
keo có năng lượng bề mặt rất lớn và không bền vững nhiệt động học. Các hạt có xu
hướng liên kết lại với nhau thành những hạt lớn hơn (làm cho bề mặt riêng nhỏ đi
và năng lượng bề mặt giảm) rồi lắng xuống. Quá trình đó được gọi là sự keo tụ. Để
giữ cho các hệ keo được bền vững ờ một mức độ nào đó, người ta phải thêm vào
hệ các chất ổn định (hay chất làm bền). Một cơ chế làm bền phổ biến là do hạt keo
hấp phụ một loại ion của chất làm bền, làm tăng điện tích của hạt keo, khiến cho
lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt keo tăng lên, ngăn cản sự liên kết của các hạt.

Có hai cách chế tạo các hệ phân tán. Cách thứ nhất là chia nhò vật chất cho đến khi
thu được các hạt có kích thước cỡ hạt keo, các phuơng pháp theo cách này gọi là
phương pháp phân tán.Ví dụ, người ta xay lưu huỳnh rồi phân bố vào nước, lưu
huỳnh là pha phân tán và nước là môi trường phân tán. Cách thứ hai là tập hợp các
phân tử, nguyên tử hay ion có sẵn trong môi trường lại thành các hạt có kích thước
cỡ hạt keo. Các phương pháp theo cách này gọi là phương pháp ngưng tụ. Ví dụ,
sol AgI được chế tạo bằng cách cho AgNO 3 phản ứng với KI. Các ion Ag + và I-
trong môi trường sẽ tập hợp lại thành các hạt keo AgI.

Một điều kiện thiết yếu cho cả hai phuơng pháp trên là pha phân tán phải thực tế
không tan trong môi trường phân tán hay nói cách khác pha phân tán không có
tương tác với môi truờng. Chính vì thế mà các hệ keo chế tạo bằng hai cách trên
32
được gọi là hệ keo kị (ghét) lưu. Ngoài ra còn có các hệ keo ưa lưu, điển hình là
dung dịch các chất cao phân tử, trong đó các phân tử có tương tác với môi trường
và tạo thành dung dịch thật. Vì vậy, để chế tạo chúng người ta chỉ cần cho chất cao
phân tử vào môi truờng thích hợp, chất này sẽ tự hoà tan vào môi trường đó.
Nhưng nếu môi trường là một dung môi kém đối với chất cao phân tử thì người ta
vẫn có thể chế tạo dung dịch keo cúa chất cao phân tử bằng phương pháp phân tán
hay ngưng tụ và thu được các hệ keo kị lưu.

Hạt keo chế tạo trong môi trường lỏng thường có cấu tạo phức tạp, tuỳ thuộc vào
điều kiện chế tạo nó. Ngày nay, người ta quan niệm hạt keo là một micelle trung
hoà điện bao gồm một nhân, thường có cấu tạo tinh thể, ở giữa và một lớp điện kép
bao quanh nó. Lớp kép gồm hai bản. Bản trong gồm các ion cùng một dấu điện
nằm trên bề mặt hạt keo, tạo cho hạt có một điện tích nào đó nên được gọi là các
ion quyết định thế. Bản ngoài gồm các ion điện tích ngược dấu vừa đủ để trung hoà
điện tích của hạt keo - đó là các ion đối. Các ion đối chịu tác dụng của lực hút tĩnh
điện, lực hấp phụ vào bề mặt hạt và lực khuếch tán do chuyển động nhiệt gây ra,
nên được phân bố thành hai lớp. Lớp trong gồm một số ion nằm sát bề mặt hạt keo
gọi là lớp hấp phụ, lớp ngoài bao gồm số ion đối còn lại, là lớp khuếch tán. Ở lớp
ngoài này, nồng độ các ion đối giảm dần (nhưng không tuyến tính) từ trong ra
ngoài và khi lớp kép kết thúc thì nồng độ đó bằng nồng độ các ion đối trong dung
dịch. Người ta thường biểu diễn cấu tạo hạt keo bằng sơ đồ hay bằng công thức. Ví
dụ hạt keo AgI hình thành do phản ứng:

AgNO3 + KI → AgI + KNO3

với giả thiết KI lấy dư để làm chất làm bền, có sơ đồ và công thức được chi ra ở
hình 1.

Hình 1. Sơ đồ và công thức cấu tạo của micelle của sol AgI trong dung dịch KI
loãng

33
Tuỳ thuộc vào nồng độ các ion trong dung dịch mà lớp kép có thề dày hay mỏng.
Khi lớp kép có bề dày lớn thì hạt keo bền vững, khi lớp kép mỏng thỉ hạt keo dễ
tiến sát lại gần nhau ờ khoảng cách mà lực hút tác dụng mạnh khiến cho các hạt
liên kết lại với nhau thành những hạt lớn – tức xảy ra sự keo tụ. Chính vì vậy mà
khi thêm chất điện li vào hệ keo thường xảy ra sự keo tụ. Sự keo tụ bắt đầu xảy ra
ờ một nồng độ chất điện li tối thiểu gọi là ngưỡng keo tụ, được tính bằng số
milimol hoặc mili mol đương lượng chất điện li trên một lít dung dịch keo (mN).

Sự keo tụ bởi chất điện li tuân theo quy tắc Schulze – Hardy. Tác dụng keo tụ của
một chất điện li là do ion ngược dấu với dấu điện với hạt keo và tác dụng đó tăng
lên rất nhanh theo sự tăng điện hoá trị của ion đó. Lí thuyết cũng như thực nghiệm
chỉ ra rằng ngưỡng keo tụ γ tỉ lệ nghịch với điện hoá trị Z luỹ thừa 6 của ion gây
keo tụ.

Sự có mặt của một chất cao phân tử thích hợp trong một hệ keo kị lưu có thể làm
tăng độ bền vững của hệ keo đó. Tác dụng đó được gọi là tác dụng bảo vệ của chất
cao phân tử đối với hệ keo kị lưu. Cơ chế của tác dụng bảo vệ này là do chất cao
phân tử hấp phụ lên bề mặt hạt keo, làm thành một màng bảo vệ ngăn cản sự liên
kết cùa các hạt khi chúng đến gần nhau.

Như trên, ta đã biết hạt keo thường có điện tích nhất định, tùy thuộc vào bản chất
ion quyết định thế. Do đó, khi đặt hệ keo vào một điện trường thi các hạt keo tích
điện sẽ di chuyển về một cực, đó là hiện tượng điện di (phần hạt di chuyển bao
gồm: nhân cùng lớp ion quyết định thế và lớp hấp phụ của ion đối); môi trường với
phần ion đối còn lại là lớp khuếch tán sẽ di chuyển về cực khác, đó là hiện tượng
điện thẩm.

Những hệ keo kị lưu sau khi điều chế thường chứa các chất khác, thường là chất
điện li. Khi nồng độ chất điện li lớn, chiều dày lớp kép giảm làm cho độ bền vững
của hệ giảm đi. Muốn cho hệ keo bền vững người ta phải loại bớt chất điện li bằng
phương pháp thẩm tích, nghĩa là cho hệ keo vào một túi màng bán thấm, chất điện
li lọt qua màng thoát dần khỏi hệ, còn các hạt keo có kích thước lớn nên không lọt
qua màng và giữ lại trong hệ. Cũng vì kích thước hạt lớn mà các hệ keo còn có đặc
điểm là khuếch tán rất chậm so với dung dịch thực.

Để chế tạo các nhũ tương người ta dùng phương pháp phân tán và thường phải
thêm chất làm bền gọi là chất nhũ hoá. Có hai loại nhũ tương:

a) Nhũ tương loại I hay nhũ tương thuận, có pha phân tán là chất lỏng không phân
cực, môi trường phân tán là nước.

34
b) Nhũ tương loại II hay nhũ tương nghịch, có pha phân tán là nước, môi trường
phân tán là chất lỏng không phân cực (thường gọi là dầu).

Nhũ tương loại I có kí hiệu là D/N (dầu trong nước), nhũ tương loại II có kí hiệu là
N/D (nước trong dầu). Chất nhũ hoá thường là chất hoạt động bề mặt, thí dụ kali
oleat, canxi oleat, nhôm stearat v.v…

III. THỰC NGHIỆM


1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
2. THÍ NGHIỆM
a. Chế tạo sol S bằng phưong pháp thế dung môi

Điều chế một dung dịch bão hoà lưu huỳnh trong rượu etylic bằng cách lắc mạnh cho
S hoà tan đến bão hoà rồi để lắng phần S còn thừa. Lấy 5 mL dung dịch này nhỏ chậm
(vừa nhỏ vừa khuấy) vào 20 mL nước cất. S không tan trong nước, nên khi phân tán
vào nước, các phân tử lưu huỳnh sẽ ngưng tụ lại thành những hạt có kích thước cỡ hạt
keo. Chiếu một tia sáng bằng đèn laser qua hệ keo để quan sát hiện tượng Tyndall và
quét phổ hấp thụ ánh sáng khả kiến của hệ.

Dùng dung dịch một chất điện li nào đó để thử keo tụ keo lưu huỳnh này.

b. Chế tạo Sol AgI bằng phản ứng trao đổi

Sol AgI trong nước được chế tạo bằng phản ứng sau:

AgNO3 + KI → AgI + KNO3

Chất ổn định có thể là AgNO3 hoặc KI. Khi dùng dư AgNO3, hạt keo sẽ tích điện
dương do việc hấp phụ các ion Ag+ làm ion quyết định thế và khi dùng dư KI, hạt keo
sẽ tích điện âm do việc hấp phụ các ion I- làm ion quyết định thế.

- Lấy vào bình tam giác 20 mL dung dịch AgNO3 0,01N. Nhỏ từ từ vào bình (vừa nhỏ
vừa lắc) 2 mL dung dịch KI 0,01 N.

- Lấy vào bình tam giác 20 mL dung dịch KI 0,01N. Nhỏ từ từ vào đó 2 mL dung dịch
AgNƠ3 0,01N, vừa nhỏ vừa lắc bình.

- Lại lấy vào hai bình, một bình đựng 10 mL dung dịch AgNO 3 0,0 IN, một bình đựng
10 mL dung dịch KI 0,01 N. Trộn từ từ vào nhau.

Nhận xét hiện tượng trong cả ba trường hợp. Chiếu một tia sáng bằng đèn laser qua hệ
keo để quan sát hiện tượng Tyndall và quét phổ hấp thụ ánh sáng khả kiến của hệ.

Chế tạo keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thuỷ phân

35
Dựa vào phản ứng:

FeCl3 + 3 H2O  Fe(OH)3 + 3 HCI

Đun nóng (đến khoảng 90°C) 120 mL nước cất trong một cốc 250 mL, nhỏ vào cốc
từng giọt cho đến hết 45 mL dung dịch FeCl 3 2%. Đun thêm vài phút trên bếp (không
đun sôi mạnh để tránh nước bị bốc hơi nhiều làm nồng độ hệ keo thay đổi), nhấc ra, ta
đuợc sol Fe(OH)3 có màu nâu đậm. Hệ keo được hình thành có công thức cấu tạo như
sau:

{[mFe(OH)3]nFeO+ (n - x)Cl-}x+ xCl-

Chiếu một tia sáng bằng đèn laser qua hệ keo để quan sát hiện tượng Tyndall và quét
phổ hấp thụ ánh sáng khả kiến của hệ.

c. Điều chế nhũ tương và sự đảo pha nhũ tương

Dùng lực cơ học (khuấy, lắc) để chế tạo nhũ tương dầu hoả (kí hiệu D) trong nước (kí
hiệu N). Chất nhũ hoá là natri oleat (tức xà phòng thường) C 17H33COONa. Lấy 10 mL
dung dịch xà phòng vào một bình nón cỡ 100 mL. Cho vào đó 10 mL dầu hoả. Lắc
nửa tiếng liên tục, ta sẽ được nhũ tương D/N (tức nhũ tương thuận).

Nếu thay cho oleat Na, dùng oleat Ca thì ta sẽ được nhũ tương N/D (tức nhũ tương
nghịch). Nhỏ 20 mL dung dịch CaCl2 0,2M vào nhũ tương thuận mới chế tạo, nhằm
chuyển oleat Na thành oleat Ca tan trong dầu, lắc trong nửa giờ liên tục, nhũ tương thu
được sẽ là nhũ tương N/D, cách làm trên gọi là cách đảo pha nhũ tuơng. Để quan sát
xem nhũ tương là thuận hay nghịch ta dùng cách sau đây: Lấy một mặt kính, nhỏ lên
đó một giọt nhũ tuơng và một giọt nước gần kề nhau, dùng que tăm gạt cho hai giọt
tiếp xúc với nhau. Nhận xét hiện tượng và giải thích.

36
BÀI 9. NGƯỠNG KEO TỤ VÀ ĐỘ BỀN KEO TỤ (tiếp theo bài 8)

a. Xác định ngưỡng keo tụ của sol Fe(OH)3 bằng Na2SO4

Lấy 10 ống nghiệm đánh số ống từ 1 đến 10 và một ống “Đối chiếu”, cho vào mỗi ống
5 mL dung dịch sol Fe(OH)3 (điều chế bằng phương pháp ở bài 8). Sau đó lấy 10 ống
nghiệm khác, từ dung dịch Na2SO4 ban đầu có nồng độ 0,01 N pha thành các dung
dịch loãng dần theo thứ tự sau:

Ống số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số mL dd Na2SO4 0,01M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số mL nước cất 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

[Na2SO4] trước khi trộn với sol


(mN)
[Na2SO4] sau khi trộn với sol (mN)
Làm đục hệ keo? (+/-)

Lấy 1 mL của mỗi dung dịch vừa pha cho vào từng ống nghiệm đựng Sol Fe(OH) 3
theo thứ tự từ 1 đến 10. Cho vào ống đối chiếu 1 mL nước cất. Lắc và để yên 1 phút.
Quan sát hiện tượng. Dùng ống thứ đối chiếu để so sánh mức độ đục. Ống nào đục
hơn ống đối chiếu là có sự keo tụ. Ghi dấu + vào ống nào đục và dấu - vào ống nào
không đục.

Ví dụ: Bắt đầu từ ống số 8 có sự đục. Có nghĩa là ngưỡng keo tụ được tính từ ống số 8
có độ pha loăng 8/4. Lúc đó nồng độ dung dịch Na2SO4 được tính theo công thức:

Ngưỡng keo tụ được tính theo công thức:

(mN)

Vdl: số mL dung dịch chất điện li cho vào dung dịch keo.

C: Nồng độ đương lượng dung dịch chất điện li cho vào.

Vsol: Số mL dung dịch keo dùng để keo tụ.

Kết quả sẽ tốt hơn nếu chúng ta tìm ngưỡng keo tụ chính xác hơn. Cách tiến hành như
sau:

37
Pha khoảng 70 mL dung dịch chất điện li có nồng độ mà thí nghiệm trước đã xác định
là nồng độ bắt đầu làm cho hệ keo có sự keo tụ và gọi là dung dịch đặc hơn. Cũng lấy
khoảng 70 mL dung dịch chât điện li có nồng độ liền ngay trước dung dịch trên và gọi
là dung dịch loãng hơn. Ví dụ: Trong thí nghiệm 1 ống số 8 bắt đầu đục. Do đó dung
dịch đặc hơn tương ứng với ống số 8, dung dịch loãng hơn tương ứng với ống số 7.

Dùng 2 dung dịch trên pha thành 10 dung dịch có nồng độ khác nhau nằm giữa nồng
độ cùa 2 dung dịch trên theo bảng sau:

Ống số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số mL dd Na2SO4 đặc hơn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số mL dd Na2SO4 loãng hơn 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

[Na2SO4] trước khi trộn với sol (mN)

[Na2SO4] sau khi trộn với sol (mN)

Làm đục hệ keo?

Nồng độ dung dịch được xác định theo công thức:

(N)

C1,V1: Nồng độ và số mL dung dịch có nồng độ đặc hơn.

C2,V2: Nồng độ và số mL dung dịch có nồng độ loãng hơn.

Lấy 1 mL từ mỗi dung dịch vừa pha cho vào các ống nghiệm chứa 5 mL dung dịch sol
Fe(OH)3, giống như đã làm trong thí nghiệm trên.

Quan sát và ghi kết quả như đã làm ờ trên (ghi dấu + vào ống đục, dấu - vào ống
không đục).

Tính ngưỡng keo tụ chính xác của Na2SO4 với Sol Fe(OH)3.

b. Tác dụng bảo vệ hệ keo của chất cao phân tử

Lặp lại thí nghiệm 5 với chất keo tụ Na 2SO4, nhưng trong mỗi ống nghiệm chứa sol
Fe(OH)3 có cho thêm 1 mL dung dịch PVA (polyvinyl alcol) 1%.

IV. KẾT QUẢ


- Mô tả và giải thích các hiện tượng quan sát được trong các thí nghiệm điều chế
keo S, AgI, Fe(OH)3, sự tạo thành nhũ tương và đảo pha nhũ tương.

38
- Lập bảng kết quả thực nghiệm và xác định ngưỡng keo tụ thô, tính ngưỡng keo
tụ chính xác của sol Fe(OH) 3 với Na2SO4 làm chất keo tụ khi có và không có
PVA.

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Trình bày nguyên lý điều chế hệ keo theo phương pháp ngưng tụ và phương
pháp phân tán. Các kỹ thuật điều chế hệ keo sử dụng trong bài thuộc nhóm
phương pháp nào? Giải thích.
2. Về mặt nhiệt động học, các hệ keo bền hay không bền? Giải thích. Tại sao các
hệ này có thể tồn tại được trong một thời gian dài? Có những cách nào làm bền
hệ keo?
3. Trình bày nguyên lý Schulze-Hardy. Hãy so sánh kết quả thực nghiệm về
ngưỡng keo tụ của sol Fe(OH) 3 trong bài khi keo tụ bằng các chất điện ly khác
nhau. So sánh ngưỡng keo tụ của keo lưu huỳnh hoặc keo AgI khi dùng các
chất keo tụ sau đây: a) NaCl, KCl, LiCl, b) K2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3
4. Giải thích kết quả thu được trong thí nghiệm 6.

39
MỤC LỤC

BÀI 1: CÂN BẰNG LỎNG – LỎNG ...........................................................................1

BÀI 2: CÂN BẰNG LỎNG – RẮN …………………………………………………..5

BÀI 3. HẤP PHỤ TRÊN BỀ MẶT CHẤT RẮN……………………...………………9

BÀI 4. ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG PHÂN HỦY PHỨC ION CỦA MANGAN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG ……………………….………………………….15

BÀI 5. ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG NGHỊCH ĐẢO ĐƯỜNG………………….…….20

BÀI 6. ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH………………………………………....24

BÀI 7. ĐỘ NHỚT VÀ PHÂN TỬ KHỐI CỦA POLYMER………………….……..28

BÀI 8. ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HỆ KEO………………………..32

BÀI 9. NGƯỠNG KEO TỤ VÀ ĐỘ BỀN KEO TỤ (tiếp theo bài 9)…………..…...38

40

You might also like