Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Khoa: Luật Hành Chính
~~~~~~ ~~~~~~

BÀI THẢO LUẬN LẦN THỨ HAI

Môn : Luật Sở hữu trí tuệ


Nhóm: 5
Lớp : HC46A1
Sinh viên thực hiện :
STT Họ và Tên MSSV
1 Nguyễn Thành Đạt 2153801014051
2 Võ Viết Bảo 2153801014029
3 Bạch Gia Bảo 2153801014026
4 Lê Thị Kiều An 2153801014001
5 Ngô Trần Việt An 2153801014002
6 Thái Quang Đạt 2153801014052
7 Nguyễn Thị Thanh Hà 2153801014062
8 Nguyễn Đức Hải 2153801014065
9 Nguyễn Thành Chung 2153801014039

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
PHẦN CHUNG, QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN TÁC GIẢ

I. LÝ THUYẾT
1. Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp
luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với quy định hiện hành của pháp luật
Sở hữu trí tuệ VN
Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”)
- Định nghĩa:
Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (tiếng Anh: fair use) là một ngoại lệ cho phép sử dụng
tác phẩm có bản quyền mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trong
một số trường hợp nhất định. Mục đích của nguyên tắc này là để cân bằng lợi ích giữa
chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích công cộng trong việc sử dụng tác phẩm cho mục
đích giáo dục, nghiên cứu, phê bình, bình luận, báo chí, thông tin, v.v.
- Quy định của pháp luật nước ngoài:
Hoa Kỳ:
Fair use là một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong luật bản quyền Hoa Kỳ.
4 yếu tố được xem xét để xác định việc sử dụng có hợp lý hay không:
Mục đích và tính chất của việc sử dụng;
Tính chất của tác phẩm được bảo hộ;
Mức độ và tính chất của việc sử dụng;
Ảnh hưởng của việc sử dụng đến thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm.
Canada:
Canada cũng áp dụng nguyên tắc fair use.
6 yếu tố được xem xét để xác định việc sử dụng có hợp lý hay không:
Mục đích và tính chất của việc sử dụng;
Tính chất của tác phẩm được bảo hộ;
Mức độ và tính chất của việc sử dụng;
Ảnh hưởng của việc sử dụng đến thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm;
Các yếu tố khác, bao gồm các phong tục trong ngành và mức độ sáng tạo của việc sử
dụng.
- So sánh với quy định hiện hành của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành không có quy định cụ thể về nguyên tắc “sử
dụng hợp lý”. Tuy nhiên, luật có quy định một số trường hợp được phép sử dụng tác
phẩm mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, bao gồm:
Sử dụng cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học;
2
Sử dụng cho mục đích thông tin, báo chí;
Sử dụng cho mục đích trích dẫn;
Sử dụng cho mục đích biểu diễn, phát sóng;
Sử dụng cho mục đích sáng tạo tác phẩm mới.
So sánh với luật của các nước khác, quy định của pháp luật Việt Nam về việc sử dụng
tác phẩm mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả còn hạn chế. Việc
thiếu quy định cụ thể về nguyên tắc “sử dụng hợp lý” có thể gây khó khăn cho việc áp
dụng luật trong thực tiễn và ảnh hưởng đến lợi ích của cả chủ sở hữu quyền tác giả và
người sử dụng tác phẩm.
2. Phân tích những ngoại lệ của quyền tác giả (Phần sao chép, trích dẫn các tác
phẩm)?
Căn cứ theo Điều 18 Luật SHTT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với
tác phẩm (cụ thể hai quyền trên quy định tại Điều 19, 20 Luật SHTT).
Theo Điều 25, 26 Luật SHTT thì điều kiện để có thể sử dụng tác phẩm đã công bố
không phải xin phép, không phải trả thù lao là:
Việc sử dụng tác phẩm phải có mục đích phi thương mại như nghiên cứu khoa học,
giảng dạy, ...
Việc sử dụng tác phẩm không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác
phẩm, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả .
Bên cạnh đó, khi sử dụng cũng cần phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả
(thông tin về tác giả và tác phẩm) .
Đối với quy định tại Điều 25 Luật SHTT về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công
bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, liên quan đến
quyền sao chép: Trong nội dung quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sao chép,
quyền kiểm soát hành vi sao chép (bao gồm cả việc ngăn cản người khác sao chép tác
phẩm, bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn hoặc chương trình phát sóng) là quyền
năng quan trọng nhất, vì nó là cơ sở pháp lý đối với các hình thức khai thác tác phẩm
được bảo hộ. Điều 25 Luật SHTT dành ra một số ngoại lệ đối với quyền sao chép là
các trường hợp: “tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học”, “sao chép tác
phẩm để lưu trữ trong thư viện” mà theo hướng dẫn tại Điều 25 Nghị định
100/2006/NĐ-CP là việc sao chép không được quá một bản và không áp dụng đối với
tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Như vậy, theo quy
định hiện nay, trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một bản tác phẩm, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi
thương mại thì vẫn phải xin phép, vẫn phải trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Điều 26 Luật SHTT quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin
phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Đây là ngoại lệ dành riêng cho những
trường hợp đặc thù về lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này thường xuyên sử dụng
tác phẩm, bản ghi âm trong hoạt động kinh doanh, thương mại như vũ trường, nhà
hàng, khách sạn, … để tạo điều kiện thuận lợi cho những chủ thể này trong quá trình
sử dụng tác phẩm, pháp luật quy định họ không phải xin phép tác giả nhưng vẫn phải
trả nhuận bút, thù lao khi sử dụng. Theo quy định tại Điều 26 thì việc tổ chức, phát
sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng dù chương trình đó có tài trợ, quảng
3
cáo hoặc thu tiền hay không thì không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút,
thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền
lợi vật chất khác và phương thức thanh toán có thể do các bên thỏa thuận hoặc thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Hãy phân tích những đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ?
1. Quyền sở hữu trí tuệ là một quan hệ pháp luật đặc biệt vì khách thể của quyền này
không phải vật cụ thể mà là sản phẩm của lao động sáng tạo được thể hiện dưới dạng
phi vật chất. Nó được vật chất hoá khi được mang ra áp dụng vào sản xuất, kinh
doanh. Khách thể của quyền sở hữu trí tuệ được phân thành hai nhóm chính, đó là
nhóm vận dụng trong đời sống tinh thần của con người và làm phong phú hơn nhu cầu
tinh thần của con người và nhóm được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra các
sản phẩm vật chất mang tính công nghệ.
2. Các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong quyền sở hữu trí tuệ được chia
thành hai nhóm quyền, đó là quyền tài sản và quyền nhân thân. Giữa quyền nhân thân
và quyền tài sản luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ. Quyền này là tiền đề của quyền kia.
Quyền tài sản chỉ có thể xác định cho một chủ thể nhất định dựa trên căn cứ quyền
nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản. Những quyền liên quan đến nhân thân
người sáng tạo không thể tách rời và thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn như quyền
đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm, những quyền tài sản có thể chuyển giao cho
người khác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền.
3. Quyền sở hữu trí tuệ không mang tính tuyệt đối và vô thời hạn như quyền sở hữu
các tài sản hữu hình, vì thế, quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn bị giới hạn lợi ích cộng
đồng. Do đó, tác giả, chủ sở hữu một tác phẩm không thể có độc quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt vô thời hạn đối với tác phẩm. Độc quyền này chỉ tồn tại trong thời
hạn nhất định, trong khoảng thời gian nhất định và giới hạn về điều kiện sử dụng.
4. Tài sản trí tuệ cũng mang tính thương mại khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vì
vậy, pháp luật phải có cách tiếp cận mới đối với quyền sở hữu trí tuệ, tính thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ.
5. Quyền sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm, những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi
đã được công khai sẽ dễ dàng được phổ biến và bị khai thác giá trị kinh tế thông qua
hệ thống thông tin của một quốc gia, một khu vực, của các tổ chức quốc tế. Quyền sở
hữu trí tuệ được ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia không có nghĩa là sẽ được bảo hộ
ở các quốc gia khác, việc xâm phạm có thể diễn ra ngay trước mắt chủ sở hữu tại quốc
gia khác mà không hề bị coi là phạm pháp. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, việc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế thông qua các điều ước quốc tế là cần
thiết.
4. Tìm những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế
– Bản án/Quyết định về tranh chấp quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với kiểu
dáng công nghiệp):
+ Quyết định số 29/2009/DS-GĐT-HDTP ngày 09/9/2009 của Tòa án tối cao về vụ án
“Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu
công nghiệp” (về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm);
+ Bản án Số: 938/2013/KDTM-ST Ngày: 19/8/2013 của Tòa án Thành Phố Hồ Chí
Minh V/v: “Tranh chấp quyền SHTT”. (tranh chấp về xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu);
4
+ Quyết định giám đốc thẩm Số: 06/2015/KDTM-GĐT Ngày: 17/04/2015 của Tòa án
tối cao về vụ án: “Tranh chấp về quyền SHTT ”;
+ Bản án số:18/2016/KDTM-ST Ngày: 12/05/2016 của Tòa án Thành Phố Hà Nội V/v
Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp (tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu dịch vụ du
lịch);
+ Bản án số: 36/2018/KDTM-ST Ngày 19/10/2018 của Tòa án Thành phố Hà Nội Về
việc tranh chấp quyền SHTT. (Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, sản phẩm xe
máy);
– Bản án/Quyết định về tranh chấp quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với nhãn
hiệu):
+ Bản án số: 01/2018/KDTM-ST Ngày 29 – 10 – 2018 của tòa án tỉnh Hưng Yên Về
việc “Tranh chấp về quyền sở hữu tuệ” (tranh chấp kiểu dáng công nghiệp);
+ Bản án số: 210/2018/HC-PT Ngày: 01/6/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội V/v: khởi kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa ( về nhãn
hiệu sản phẩm Dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà hàng ăn uống, dịch vụ quầy rượu, dịch
vụ quán cà phê tự phục vụ, dịch vụ chỗ ở tạm thời);
+ Quyết định Số: 21/2018/QĐ – PT ngày 20/06/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành Phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết việc kháng cáo Quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án tranh chấp quyền SHTT (quyền đối với nhãn hiệu);
+ Quyết định Số: 17/2018/QĐST-KDTM ngày 26/11/2018 của Tòa án tỉnh Bình
Dương (Tranh chấp quyền SHTT về tên Thương Mại);
+ Bản án số: 17/2019/KDTM-ST Ngày: 31-5-2019 của Tòa án Thành Phố Hà Nội V/v
tranh chấp về quyền SHTT. (Tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu thực phẩm);
+ Bản án số: 01/2019/KDTM-PT Ngày 09 – 01 – 2019 của Tòa án cấp cao tại Thành
Phố Hồ Chí Minh V/v tranh chấp quyền SHTT. ( Tranh chấp về xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu ASANO và ASANZO).
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với tên miền):
+ Bản án số: 28/2019/KDTM -ST. Ngày: 24/07/2019. Của Tòa án Thành Phố Hà Nội
“Về việc tranh chấp quyền SHTT tên miền”.
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền tác giả):
+ Bản án số: 774/2019/DSPT Ngày: 03/9/2019 của Tòa án Thành Phố Hồ Chí Minh
V/v Tranh chấp về quyền SHTT (Quyền nhân thân trong quyền tác giả đối với tác
phẩm)
– Bản án tranh chấp về Hợp đồng liên quan đến SHTT:
+ Bản án số: 29/2018/KDTM-PT Ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Tòa án cấp cao tại
Thành Phố Hồ Chí Minh về Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và
sản xuất kịch bản;
+ Bản án số: 01/2019/KDTM-ST Ngày: 24- 9 – 2019 của Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế
V/v tranh chấp Hợp đồng Li xăng (Hợp đồng Li Xăng và phí bản quyền thương hiệu);
+ Bản án số: 04/2019/KDTM-PT Ngày: 22/01/2019 của Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng
V/v: “Tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ”.
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với giải pháp công
nghệ):
+ Bản án số: 136/2011/KDTM-PT ngày 29/08/2011 Của Tòa án nhân dân tối cao Tòa
phúc thẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh về tranh chấp quyền SHTT (về quyền sở hữu
giải pháp công nghệ)
– Bản án hình sự về sản xuất hàng giả:

5
+ Bản án số 300/2017/HSST Ngày 18/09/2017 của Tòa án nhân dân Hà Nội về tội
buôn bán hàng giả;
+ Bản án số 67/2019/HSST Ngày 07/05/2019 của Tòa án Quận 12 Thành phố Hồ Chí
Minh Về tội sản xuất và buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm;
+Bản án số: 09/2019/HS-ST Ngày: 14/3/2019 của Tòa án tỉnh Bắc Ninh (sản xuất
hàng giả).
https://luatduonggia.vn/tong-hop-ban-an-tranh-chap-lien-quan-den-so-huu-tri-tue/
#2_Tong_hop_ban_aacuten_tranh_chap_hay_liecircn_quan_den_SHTT

II. BÀI TẬP


Bài tập 1:
1.Theo quy định của pháp luật SHTT, công trình kiến trúc có phải là đối tượng
của quyền SHTT không? Tại Sao?
Theo quy định của pháp luật SHTT thì công trình kiến trúc là đối tượng của quyền
SHTT. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 và khoản 10 Điều 6 NĐ
17/2023-NĐ-CP thì công trình kiến trúc nằm trong tác phẩm kiến trúc và được bảo hộ
quyền tác giả.
2. Trình bày điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc (Tính
sáng tạo có phải là một điều kiện để bảo hộ tác phẩm không)? Tại sao? Quy định
của pháp luật Hoa Kỳ như thế nào?
Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc:
+ Tác phẩm là do tác giả sáng tạo ra (tính sáng tạo là một điều kiện bắt buộc để bảo hộ
tác phẩm).
+ Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định (bản vẽ, mô hình,
công trình đã xây dựng).
Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình
kiến trúc:
+ Theo Điều 101 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tác phẩm kiến trúc là
“thiết kế của một công trình xây dựng được thể hiện dưới bất kỳ một hình thái thể hiện
vật chất nào bao gồm nhà, công trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm loại
này bao hàm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các không gian, yếu
tố trong thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hóa”.
+ Theo Điều 102, quyền tác giả đối với công trình kiến trúc được thiết lập bảo hộ cả
thiết kế của một tòa nhà được thể hiện qua các công trình xây dựng, kế hoạch kiến
trúc, hoặc bản vẽ kỹ thuật, mô hình và bản vẽ kỹ thuật.
3.
Có hành vi xâm phạm quyền tác giả: Bị đơn sử dụng trái phép bản vẽ thiết kế và
không trả phí
Theo Khoản Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, hành vi sử dụng tác phẩm, cụ thể ở đây là
bản vẽ thiết kế, tác phẩm kiến trúc - một loại hình tác phẩm phải trả tiền nhuận bút, thù
lao (Theo Khoản 3 Điều 25 Luật SHTT) mà không được phép của chủ sở hữu quyền

6
tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của
pháp luật, là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
4.
5.Các căn cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm (nếu có)?
CSPL: Điều 205 Luật SHTT
 Căn cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm: Tổng thiệt hại vật chất + Khoản lợi
nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ. Vậy căn cứ bồi thường cho hành vi xâm phạm các tác phẩm kiến trúc của
công ty Tường Phát đối với ông Nguyễn Văn Minh và ông Lê Văn Vĩnh là tổng
thiệt hại vật chất của ông Minh và ông Vĩnh + khoản lợi nhuận mà công ty
Tường Phát đã thu được sau khi sử dụng nguyên mẫu bản vẽ thiết kế kiến trúc
của ông Minh và ông Vĩnh để sản xuất và lắp dựng sản phẩm tại công trình
“Nhà ăn bằng gỗ, hồ nước, Hòn non bộ - sân vườn, khu nhà ăn"
6. Án lệ của Tòa Aix-en-provence, ngày 22/11/2018 của CH Pháp quy định như
thế nào về việc tu bổ, sửa chữa công trình kiến trúc Velodrome?
7. Chế tài yêu cầu buộc tháo dỡ công trình xây dựng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số
139/2017/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, chế tài yêu cầu buộc tháo dỡ
công trình xây dựng được thực hiện như sau:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính lập 02 bản trong đó 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp vi
phạm không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên
bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt;
- Người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó
nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tháo dỡ công trình xây dựng
trái phép;
- Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử
phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và các cơ quan liên quan quyết định xử
phạt để thi hành;
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định có ghi thời hạn
thi hành nhiều hơn 10 ngày;
Nguồn tham khảo: Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gì - Luật Minh
Khuê
Bài tập 2:
1. Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng tranh chấp trong bản án là gì?
Phân tích? Nêu cơ sở pháp lý.
Đối tượng tranh chấp trong bản án trên là hình tượng nhân vật O,P,Q,R được thể hiện
thông qua hình thức là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
Vì thời điểm ông bắt đầu về làm cho công ty PT là năm 2001 nên sẽ áp dụng thêm
BLDS 1995. Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 747 BLDS 1995, điểm g khoản 1 Điều
7
14 Luật SHTT 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2022) và khoản 8 Điều 6 NĐ 17/2023/NĐ-CP
thì tác phẩm này được bảo hộ tác giả với loại hình thức là tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng.

2. Hành vi xâm phạm trong bản án này là gì? Vì sao?


Hành vi xâm phạm bản án trên là công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT
đã tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật O, Q, P, R
trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh E cũng như trên các ấn bản khác như E
Khoa Học, E Mỹ Thuật. Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Luật SHTT hành vi trên đã xâm
phạm sự toàn vẹn của tác phẩm là bốn hình tượng nhân vật đang tranh chấp.
3.
4. Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có
phù hợp không? Giải thích vì sao.

Theo quan điểm của nhóm, Tòa án đã có hướng giải quyết phù hợp. Bởi vì:

Thứ nhất, về tác giả của tác phẩm:

Việc bà H1 cho rằng những hình tượng nhân vật này thật chất đã hình thành
trong trí óc của bà mà ông L chỉ là người thực hiện vẽ lại theo mô tả, bà đã tham gia
góp ý, chỉnh sửa cho đến khi đúng với ý tưởng của mình nên cho rằng mình là tác giả
của hình thức thể hiện của bốn nhân vật đang tranh chấp là không có cơ sở. Theo quy
định tại Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019,
2022:

“1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở
lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết
hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác
phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.”

Theo quy định trên, bà H1 chỉ được xem là người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung
cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm. Vì vậy, Tòa án công nhận ông Lê Phong
L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ
truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78 là hoàn toàn hợp pháp.

Thứ hai, về quyền tác giả:

Công ty PT là chủ sở hữu quyền tác giả nên được hưởng các quyền tài sản nêu
trên kể cả quyền làm tác phẩm phái sinh. Về nguyên tắc, quyền làm tác phẩm phái sinh
là quyền của công ty PT. Tuy nhiên, phạm vi hưởng quyền bị giới hạn, đó là khi làm
tác phẩm phái sinh,chủ sở hữu cũng phải tôn trọng những quyền khác như quyền nhân
thân của tác giả. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đối chiếu với quy định của Nghị định
22/2018/NĐ-CP, việc công ty PT tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi
tự sửa chữa tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Trong trường hợp này công
ty PT không được làm tác phẩm phái sinh khi nó đang xâm phạm đến quyền bảo vệ sự
8
toàn vẹn tác phẩm của ông L. PT là chủ sở hữu 4nhân vật thì công ty có quyền làm tác
phẩm phái sinh nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân của ông L, và việc vẽ lại các
nhân vật với biến thể khác là sửa chữa tác phẩm gốc thì phải được sự đồng ý của ông
L. Vì vậy, Tòa án xác định Công ty PT đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của
tác giả Lê Phong L là hoàn toàn hợp lý.

You might also like