Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN ĐỊA LÍ 8
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:Mỗi câu 0,25 điểm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
Câu 1. Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
A. Đất phù sa ngọt có độ phì cao, tơi xốp.
B. Đất phèn nghèo dinh dưỡng, đất chặt.
C. Ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
D. Độ phì thấp, nhiều cát, ít phù sa sông.
Câu 2. Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào
dưới đây?
A. Cây hoa màu.
B. Cây lương thực.
C. Cây ăn quả.
D. Cây công nghiệp.
Câu 3. “Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
A. Phù sa sông.
B. Đất mặn.
C. Đất feralit.
D. Đất phèn.
Câu 4. Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do
A. nạn phá rừng.
B. lượng mưa lớn.
C. cháy rừng.
D. khai khoáng
Câu 5. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau
đây?
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng thưa rụng lá.
C. Rừng ôn đới.
D. Rừng tre nứa.
Câu 6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Khắp trên cả nước.
B. Ở vùng đồi núi.
C. Cửa sông, ven biển.
D. Vùng đồng bằng.
Câu 7. Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn
nhất?
A. Rừng kín thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng ôn đới trên núi.
D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.
Câu 8. Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A. Đầm phá ven biển.
B. Vùng chuyên canh.
C. Các đồng ruộng.
D. Nuôi trồng thủy sản.
Câu 9. Sự suy giảm nguồn gen do ảnh hưởng trực tiếp từ
A. khai thác trực tiếp từ con người.
B. suy giảm cá thể và loài sinh vật.
C. sự xuất hiện của nhiều thiên tai.
D. tác động lớn từ biến đổi khí hậu.
Câu 10. Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là
A. nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
B. phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
C. nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
D. xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.
Câu 11. “Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào
sau đây?
A. Đất badan.
B. Đất phèn.
C. Đất feralit.
D. Đất mặn.
Câu 12. Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A. 4 nhóm.
B. 3 nhóm.
C. 2 nhóm.
D. 5 nhóm.
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Giải thích vì sao đất feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của
nước ta.
-Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm.Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,nên đấy là quá trình hình thành đất đặc trưn
cho khí hậu nước ta.
- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên
một lớp đất dày.
Câu 2: Nêu một số ví dụ chứng minh đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm.
-Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đang suy giảm nhanh chóng, chất lượng
rừng suy thoái nặng nề.
-Giai đoạn từ 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước tính hơn 22,8 nghìn ha, trong
đó khoảng 13,7 nghìn ha rừng bị cháy, còn lại do bị chặt phá, khai thác trái phép. Bình
quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2,5 nghìn ha rừng.
Câu 3: ) Em hãy phân tích đặc điểm của đất feralit và đất phù sa và nêu giá trị sử dụng
đất trong sản xuất nông,lâm nghiệp,thủy sản.
-Đặc điểm của đất feralit
+ Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước đất thường có màu đỏ vàng.
+ Phần lớn đất feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.
Giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển
đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản
xuất.
-Đặc điểm của đất phù sa:
+ Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông đất màu mở và phì nhiêu
+Đối với nông nghiệp thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp
hằng năm.
+Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 4:Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về:thành phần loài,nguồn gen
di truyền và hệ sinh thái.
* Đa dạng về thành phần loài: Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó
có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều
loài động vật biển, vi sinh vật,…
* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên
sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
* Đa dạng về hệ sinh thái:Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn như rừng kín thường xanh, rừng
thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,... Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước: nước mặn,
nước ngọt.Các hệ sinh thái nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
của con người.

You might also like