Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

MỘT SỐ KHÍ CỤ

ĐIỆN VÀ THÔNG
SỐ CỦA CHÚNG

1. Aptomat – cầu dao tự động:


- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In =
250A. Dòng điện định mức chính là ngưỡng bảo vệ quá tải
của Aptomat, khi dòng điện vượt quá dòng định mức thì
Aptomat sẽ bị nhảy.
- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép
của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều
chỉnh từ 125A đến 250A. Đối với các Aptomat chỉnh dòng thì
dòng hoạt động chính là ngưỡng tác động của Aptomat.

- Ue: Điện áp làm việc định mức.

- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện
lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời
gian.

- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả
năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế
tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại
MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.

- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)

- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P


200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái
sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác
động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết
độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF
sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước
aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.

- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của


CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan
trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống
điện.

- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí


cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.
- Kích thước Aptomat được thể hiện rõ bằng bản vẽ có trong
tài liệu kỹ thuật / catalog của sản phẩm.
2. Cầu dao:

a) Dòng điện định mức: Dòng điện định mức là giá trị dòng
điện tối đa mà cầu dao có thể chịu đựng trong điều kiện
hoạt động bình thường. Dòng điện định mức thường
được đo bằng Ampere (A) và có các giá trị phổ biến như
6A, 10A, 16A, 20A, 25A, 32A, 40A, 50A, 63A, và cả 100A.
b) Điện áp định mức: Điện áp định mức là giá trị điện áp tối
đa mà cầu dao có thể chịu đựng. Điện áp định mức
thường được đo bằng Volt (V) và có hai giá trị phổ biến
là 220V (điện áp dân dụng) và 380V (điện áp công
nghiệp).
c) Dòng ngắn mạch định mức: Dòng ngắn mạch định mức
là giá trị dòng điện ngắn mạch tối đa mà cầu dao có thể
ngắt an toàn mà không gây hư hại cho thiết bị và mạch
điện. Thông số này thường được đo bằng Kiloampere
(kA) và giá trị phổ biến như 3kA, 6kA, 10kA, 16kA, 25kA,
36kA, 50kA, và cả 100kA.
d) Số cực: Cầu dao có thể có từ 1 đến 4 cực, tùy thuộc vào
số pha điện áp mà nó cần ngắt. Cầu dao một cực (1P)
được sử dụng cho mạng điện một pha, hai cực (2P) cho
mạng điện hai pha, ba cực (3P) cho mạng điện ba pha
không nối trung tâm, và bốn cực (4P) cho mạng điện ba
pha nối trung tâm (có dây trung tính).
e) Loại cầu dao: Có nhiều loại cầu dao khác nhau như cầu
dao tự động (MCB), cầu dao chống giật (ELCB, RCCB),
cầu dao chống dò (RCBO) hay cầu dao chống sét (SPD),
với từng ứng dụng và chức năng bảo vệ khác nhau.
f) Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng là khoảng thời
gian mà cầu dao cần để phát hiện và ngắt dòng điện khi
xảy ra sự cố quá tải hoặc ngắn mạch. Thời gian đáp ứng
nhanh giúp giảm thiệt hại do sự cố điện.

You might also like