Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
=====000=====

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
BCM VÀ CÔNG TY KBC

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Anh


: Ngô Thị Hồng Diễm
: Thái Thị Mai Thương
: Nguyễn Hoài Linh
: Ngô Phương Dung
: Lại Thị Minh
: Phạm Thị Linh Chi
Lớp : QH2021E Kế toán CLC4

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Quỳnh Anh

: ThS. Hồng Minh

HÀ NỘI 2024
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Dịch nghĩa

CTCP Công ty cổ phần

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MTV Một thành viên

BCM Becamex

KCN Khu công nghiệp

KBC Kinh Bac City

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDCK Giao dịch chứng khoán

BCTC Báo cáo tài chính


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HAI CÔNG TY BCM VÀ KBC
1.1 Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP
1.1.1 Giới thiệu khái quát
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC Corp)
tiền thân là Công ty thương nghiệp tổng hợp Bến Cát được thành lập vào năm 1976,
sau nhiều lần đổi tên và cơ cấu lại tổ chức, đến năm 2006, công ty chính thức lấy tên là
Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp. Đầu năm 2010, công ty chuyển đổi mô hình
sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con và đổi tên thành Tổng công ty
đầu tư và phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC). Ngày 01/02/2018,
công ty đổi tên thành Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp-CTCP.

Hình 1: Trụ sở công ty đầu tư và phát triển công nghiệp -CTCP


Với bề dày hơn 48 năm hoạt động, từ một công ty thương nghiệp tổng hợp với
chức năng hoạt động đơn giản, đến nay BCM đã được đánh giá là một trong những
thương hiệu có uy tín nhất trong lĩnh vực bất động sản. Theo yêu cầu hoạt động, tổng
công ty đã đầu tư và thành lập các công ty thành viên, công ty liên kết. Hiện tổng công
ty có 28 công ty thành viên, công ty liên kết hoạt động chuyên nghiệp ở các lĩnh vực:
logistics, xây dựng, thương mại, bất động sản, dịch vụ, viễn thông – công nghệ thông
tin, sản xuất bê tông, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế và giáo dục.
Công ty có lợi thế là một trong những doanh nghiệp tiên phong của Bình
Dương cùng với phương tiện, kỹ thuật thi công hiện đại và đội ngũ kỹ sư có trình độ
cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong thời gian qua, các
dự án phát triển đô thị do Becamex IDC làm chủ đầu tư đã và đang góp phần thay đổi
diện mạo của tỉnh Bình Dương, điển hình là dự án thành phố mới Bình Dương và dự
án ốc đảo sinh thái - Ecolakes Mỹ Phước. Ngoài ra, tên tuổi của Becamex IDC còn gắn
liền với nhiều khu công nghiệp lớn - những khu công nghiệp kiểu mẫu được xây dựng
theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường như khu công nghiệp Mỹ Phước, VSIP.
Hiện nay, tổng công ty đang sở hữu qũy đất KCN đứng đầu tỉnh Bình Dương
với gần 4.800 ha. Ngoài ra, BCM còn liên kết với các công ty sở hữu các KCN có tổng
diện tích lên đến 11400 ha. Như vậy nếu tính chung thì BCM là chủ đầu tư bất động
sản KCN lớn nhất nước ta với thị phần 12.4%.
1.1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty BCM
1.1.2.1 Phân tích Mô hình Swot
Điểm mạng (Strength):
Tổng Công ty luôn nhận được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND
Tỉnh trong quá trình hoạt động.
Tổng Công ty có tổ chức bộ máy và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt được tích lũy
nhiều kinh nghiệm thực tế, nhiều năm gắn bó xây dựng Tổng Công ty.
Tổng Công ty có đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp với các đại diện tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ,...chủ động tiếp cận, quan hệ, làm việc để thu thập thông tin,
nắm bắt yêu cầu và tìm hiểu thị trường
Điểm yếu (Weaknesses):
Tổng Công ty CP Becamex IDC (HoSE: BCM) có tới hơn 95% cổ phần được
nắm giữ bởi UBND tỉnh Bình Dương, nên mọi thay đổi về lãnh đạo địa phương, cùng
các quyết sách khác đều tác động đến doanh nghiệp.
Cơ hội (Opportunities):
Các khoản đầu tư vào các công ty liên kết như liên doanh TNHH Khu Công
Nghiệp Việt Nam – Singapore, cty TNHH Becamex Tokyu, IJC, TDC, BCE, … có
tổng vốn đầu tư hơn 15.564 tỷ đồng giúp BCM thu được nguồn thu cổ tức ổn định
hàng năm và khả năng đột biến khi thoái vốn các khoản đầu tư trên khi thị trường
thuận lợi.
Đồng thời việc áp dụng mô hình quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn gắn liền với phát triển đô thị, dịch vụ nhằm
tạo lập một môi trường kinh doanh thật sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, là một bước đi
đột phá trong định hướng phát triển của Tổng Công ty. Đây là khâu then chốt, giúp
cho nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án một cách nhanh chóng, kịp thời.
Các mối đe dọa (Threats):
Quy mô quá lớn khiến BCM gặp khó trong việc kiểm soát các khoản đầu tư, kết
hợp việc vay nợ tầm 17.000 tỷ (khoảng 35% tổng nguồn vốn) để tài trợ cho các dự án
khu công nghiệp và dân cư đang triển khai mới khiến BCM luôn trong trạng thái thiếu
hụt dòng tiền, trong khi đó việc cơ cấu danh mục đầu tư chưa hiệu quả để hạ đòn bẩy
tài chính chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
1.1.2.2 Chiến lược kinh doanh của công ty BCM
Nâng cao công suất : Những năm qua, công ty đã chủ động đầu tư một số máy
móc như : Trạm trộn Bê tông nhựa nóng với công suất 240 tấn/h, máy hàn lồng thép,
đầu tư thêm xe chuyên chở ... Trong thời gian tới, Công ty chú trọng vào việc phát huy
hết công suất máy móc thiết bị, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động : Công ty cũng định hướng sẽ phát triển thêm
sang các lĩnh vực liên quan như : Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết sang các lĩnh vực
như bệnh viện, y tế, trường đại học và một số lĩnh vực khác có liên quan hay gần với
ngành nghề chính công ty đang hoạt động để đa dạng hóa nguồn doanh thu đồng thời
đảm bảo tính tăng trưởng bền vững trong chiến lược phát triển của công ty
1.2 Giới thiệu khái quát Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP
1.2.1 Giới thiệu khái quát công ty KBC
Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) được thành lập ngày 27 tháng 3
năm 2002, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003 với chức năng ban đầu là
đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị - Thương mại – Khu công
nghiệp – Dịch vụ đa năng. Công ty là thành viên của Tập đoàn Saigon Invest (SGI),
tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản, chuyên nghiệp về xây dựng, kinh doanh và
quản lý các KĐT, KCN tại Việt Nam. Ngày 19-12-2002, Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định thành lập Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 300ha,
giao Công ty Cp phát triển Đô thị Kinh Bắc là chủ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ
tầng, thu hút đầu tư. Ngày 18/12/2007, 88 triệu cổ phiếu KBC của công ty chính thức
giao dịch lần đầu tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Ngày 26/05/2009, Công ty CP Phát
triển Đô thị Kinh Bắc chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh
Bắc.
Hình 2: Trụ sở công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC)
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) có ưu thế cạnh tranh
nổi bật là việc kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị dịch vụ. Hiện nay, KBC là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước
ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới
như: Canon, Foxconn, Panasonic, Sanyo,… Sản phẩm của Canon và Foxconn sản
xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công
nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của Công ty luôn
tăng trưởng ổn định.
Cùng với 11 công ty con, trong tương lai, KBC sẽ tiếp tục tái cấu trúc doanh
nghiệp, tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, triển khai các kế hoạch kinh
doanh đa dạng, thu hút các tập đoàn CNC đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa
Kỳ... Trong vòng 20 năm tới, công ty hướng tới là doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu
trong lĩnh vực phát triển KCN tại Việt Nam, thu hút nguồn vốn FDI, CNC lớn nhất cả
nước. Cùng với đó là phát triển hệ thống quần thể đô thị-công nghiệp-dịch vụ tiêu
chuẩn hiện đại, hoàn hảo và môi trường đầu tư thân thiện trên quy mô toàn quốc.
Theo Công ty Chứng khoán Shinhan (Shinhan Securities), diện tích quỹ đất
KBC có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 5%. Tính đến cuối năm
2022, diện tích đất khu công nghiệp đạt khoảng 6.387 ha đất khu công nghiệp (chiếm
khoảng 5,2% tổng diện tích đất khu công nghiệp trên cả nước) và 1.263 ha đất khu đô
thị.
1.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty KBC
1.2.2.1 Phân tích mô hình SWOT
Điểm mạnh (Strengths):
KBC có một đội ngũ quản trị công ty có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm;
Năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư; Sở hữu một lượng lớn đất đai với
chi phí thấp.
Điểm yếu (Weaknesses):

Chưa có kinh nghiệm trong việc phát triển các loại hình bất động sản thương
mại khác như khách sạn, văn phòng
Cơ hội (Opportunities):

Có uy tín trong cộng động kinh doanh Đài Loan và Nhật Bản vốn khăng khít và
chú trọng tới khách thuê chính khi tìm hiểu khu công nghiệp;
Kếp hợp nhà ở vào khu công nghiệp có thể tận dụng được giá trị gia tăng của
bất động sản (nhà) cạnh một bất động sản khác (Khu công nghiệp) đã đi vào hoạt
động, do đó có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Các mối đe dọa (Threats):

Những dự án/khu đất mới chậm triển khai trong năm qua của KBC sau khi
KBC chưa có hành động chứng minh được khả năng phát triển dự án có thể dẫn tới
nghi ngại về định hướng tương lai cho quỹ đất lớn đang để không của KBC dù cho
KBC có thể duy trì lấy được quỹ đất đó với chi phí thấp.
1.2.2.2 Định hướng hoạt động của công ty KBC
Tiếp tục đầu tư xây dựng và kinh doanh các KCN và khu đô thị mới;
Không ngừng mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh liên doanh, liên kết công
ty và các tập đòan kinh tế khác trong và ngoài nước;
Tiếp tục thu hút vốn FDI, đầu tư vào các KCN CNC như: Tràng Duệ, Quang
Châu, Quế Võ,…với tổng vốn đầu tư.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1. Phương pháp phân tích tĩnh/xu thế
Phân tích so sánh tĩnh/ xu thế (theo chiều ngang) là phương pháp so sánh giữa
số cuối kỳ và đầu kỳ của từng mục bằng cả số tuyệt đối và tương đối, qua đó giúp nhà
phân tích nắm được mức độ biến động tăng giảm, ảnh hưởng của từng khoản mục.
Phương pháp này giúp đánh giá và nhận diện các xu hướng dài hạn trong dữ
liệu tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp này tập trung vào việc xác định các biến
đổi và mô hình phát triển của các chỉ tiêu tài chính qua nhiều giai đoạn thời gian khác
nhau, nhằm dự báo tương lai và hỗ trợ quyết định kinh doanh.
2.2. Phương pháp phân tích tỷ trọng
Phân tích theo tỷ trọng hay còn gọi phương pháp phân tích theo chiều dọc,
trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong
bản báo cáo. Các chỉ tiêu trên BCTC của các năm nghiên cứu sẽ được tính theo tỷ lệ %
so với chỉ tiêu tổng hợp (doanh thu, tổng tài sản).
Việc trình bày từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán dưới dạng phần trăm
thay vì bằng giá trị tuyệt đối sẽ giúp việc so sánh dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là so
sánh với các thời kỳ khác nhau hoặc đối thủ cạnh tranh có quy mô khác nhau và rất
hữu ích trong việc đưa ra quyết định.
2.3. Phân tích chỉ số tài chính
Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được tình hình tài chính thực tế
của doanh nghiệp đó. Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác
nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác
trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.
Các chỉ số tài chính thường được dùng trong phân tích báo cáo tài chính bao
gồm: các hệ số về khả năng thanh toán trong ngắn hạn; các hệ số về quản trị nợ; các hệ
số về hiệu quả quản trị tài sản; các hệ số về khả năng sinh lợi hoặc các hệ số về giá trị
thị trường.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA 2 CÔNG TY BCM
VÀ KBC GIAI ĐOẠN 2020-2022
3.1 Tình hình kinh doanh của tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp –
CTCP (BCM)
3.1.1. Phân tích chi phí
Nhìn vào bảng Tổng chi phí:

 GVHB qua các năm đều tăng liên tục. Trong giai đoạn năm 2020-2022, tổng
chi phí của công ty biến động không đồng đều, năm 2021 tăng 22.34% so với
năm 2020, năm 2022 giảm 5.36% so với năm 2021. Với đặc thù kinh doanh
trong ngành bất động sản công nghiệp và bất động sản dân cư, giá vốn hàng bán
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí.

 CPBH năm 2021 giảm 11.27% so với năm 2020, đến năm 2022 lại tăng
22.41% so với năm 2021. Do năm 2021, cả nước tiếp tục chịu ảnh hưởng từ
dịch bệnh Covid-19 khi các biến chủng thay đổi và lây lan diện rộng. Với các
chỉ thị phong tỏa, giãn cách từ chính phủ, hoạt động kinh tế các tỉnh phía nam
gần như đóng băng.

 Các khoản chi phí cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2021
giảm so với năm 2020 do quy định “ giãn cách xã hội” được áp dụng rộng rãi,
theo đó, 02 khoản chi phí này lần lượt giảm 79 tỷ đồng và 53 tỷ đồng, tương
đương với mức giảm 11,27% và 8,16%. Đến năm 2022, tình hình dịch bệnh
trong nước được kiểm soát tốt là điều kiện quan trọng giúp các hoạt động kinh
tế – xã hội phục hồi, tuy nhiên xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine còn nhiều
biến động phức tạp nên CPQLDN giảm 10.27% và CPBH đã tăng 22.41% so
với năm 2021.

 CPTC tăng đều trong 3 năm do chi phí lãi vay chiếm phần lớn hơn 80% của
CPTC, công ty triển khai các dự án đầu tư và gia tăng quy mô vốn hoạt động đã
dẫn đến chi phí tài chính năm 2021 tăng 47,76% so với năm 2020, năm 2022
tăng 0.55% so với năm 2021. => càng mở rộng hoạt động kinh doanh, quy mô
vay vốn lớn khiến công ty vay nhiều hơn, trả chi phí lãi tăng làm CPTC tăng
qua các năm. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của BCM và KBC
trong năm 2022 có nhiều điều kiện để phục hồi sau năm đại dịch 2021.
 Bảng Giá vốn/DTT: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu
này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán năm
2020-2022 lần lượt là 0.5%, 0.54% và 0.58%. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy,
việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

3.1.2. Phân tích doanh thu

Năm 2021 doanh thu bán hàng và ccdv tăng 421,65 tỷ đồng so với năm 2020.
Chủ yếu do Tổng công ty thực hiện chính sách miễn 100% phí duy tu - bảo trì hạ tầng
cho khách hàng đang đầu tư tại các KCN hiện hữu trong 3 tháng (tháng 8,9,10/2021)
và hỗ trợ các phí dịch vụ quản lý hạ tầng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình
khó khăn của dịch Covid-19.
Về doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 cũng khá cao so với năm 2020 là
43,635 tỷ đồng (274,27%). Về các khoản giảm trừ thì năm 2021 giảm còn 63,352 tỷ
đồng (15,54%)so với năm 2020.
Năm 2022 được đánh giá là một năm có nhiều biến động bất ổn nhất về kinh tế
và xã hội kể từ Chiến tranh giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách Zero Covid của
Trung Quốc đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cũng chịu tác động
ít nhiều bởi cuộc khủng hoảng này. Kết quả là năm 2022 doanh thu bán hàng và ccdv
là 6.527 tỷ đồng thấp hơn so với năm 2021 là 597,992 tỷ đồng (91,61%). Về doanh thu
hoạt động tài chính thì 2022 lại cao hơn so với năm 2021 là 4.861 tỷ đồng (107,08%).
Còn doanh thu khác thì năm 2022 tăng doanh thu là 64.838 tỷ đồng (175,63%) so với
năm 2021. Các khoản phải trừ năm 2022 thì cũng giảm 114,622 tỷ đồng (15,54%) so
với năm 2021.

3.1.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
khác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh gồm lợi nhuận bán hàng cung cấp dịch vụ và
lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều chiếm
trên 120% so với tổng lợi nhuận, riêng năm 2021 tỷ trọng LN bán hàng và cung cấp
DV lên đến 173,38% so với tổng lợi nhuận. Do hoạt động của công ty là phát triển khu
công nghiệp, bất động sản, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng, điện, khai thác
cảng,... nên qua 3 năm 2020, 2021, 2022, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ
trọng cao, cụ thể, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều đạt hơn 90%
tổng lợi nhuận, riêng năm 2021 đạt hơn 127% tổng lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận của
công ty tăng hay giảm phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Năm 2020, lợi nhuận thuần từ hđ SXKD chiếm đến 99,3% tổng lợi nhuận trước
thuế. Đến năm 2021, lợi nhuận thuần chiếm tới hơn 127% tổng lợi nhuận trước thuế
do có khoản lỗ 471,83 tỷ ở lợi nhuận khác. Tới năm 2022, tỷ trọng của lợi nhuận thuần
từ hđ SXKD về lại con số 93,6% và lợi nhuận khác chiếm 5,4% tổng lợi nhuận trước
thuế.
Giai đoạn 2020-2021, lợi nhuận thuần từ hđ SXKD giảm nhẹ từ 2.469,53 tỷ
xuống 2.215,57 tỷ nhưng do mục lợi nhuận khác năm 2021 có khoản lỗ khổng lồ
(471,83 tỷ) nên đã làm tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm gần 30% so với
năm 2020. Sang đến năm 2022, lợi nhuận khác đã có lãi trở lại (tăng lên 125,74% so
với năm trước) , nên mặc dù lợi nhuận thuần vẫn giảm xuống chỉ còn 1.773,27 tỷ
nhưng vẫn kéo theo tổng lợi nhuận trước thuế tăng trở lại.
Năm 2020, tổng lợi nhuận trước thuế của BCM đạt gần 2.487 tỷ đồng. Năm
2021, con số này giảm xuống còn 1.743,74 tỷ đồng, tức là giảm gần 30% so với năm
2020. Từ năm 2021 đến năm 2022, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng nhẹ lên
mức 1.894,71 tỷ đồng, tức 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2021, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty giảm hơn 18% so với
năm 2020 và tăng trở lại khoảng 10,4% vào năm 2022 lên mức 2.774,04 tỷ đồng.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty BCM chỉ bằng 66,66% so với
năm 2020 mặc dù công ty có một khoản giảm thuế TNDN hoãn lại. Đến năm 2022, lợi
nhuận sau thuế TNDN của công ty tăng trở lại mức 1.714,34 tỷ đồng.
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng nhẹ vào
năm 2021 và giảm nhẹ vào năm 2022. Năm 2021, doanh thu thuần tăng từ 6.504,74 tỷ
lên 6.989,75 tỷ đồng, tức tăng 7,46%, sau đó giảm 6,92% về mức 6.506,38 tỷ đồng
vào năm 2022.
Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự giảm dần qua
các năm. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2021 giảm nhẹ 14,88 tỷ, tương đương với khoảng
0,5% so với năm 2020. Đến năm 2022, lợi nhuận gộp chỉ đạt được 2.579,27 , giảm đến
442,3 tỷ so với năm 2021.
Năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu thu về thì có 50,13 đồng là lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần này giảm dần còn 46,08% vào năm 2021 và
42,05% vào năm 2022.
Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) có sự biến động khi từ mức 33,61% giảm xuống
còn 20,85% vào năm 2021, sau đó tăng nhẹ lên mức 23,35% vào năm 2022.

3.2 Tình hình kinh doanh của tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc– CTCP
(KBC)
3.1.1. Phân tích chi phí

Năm 2021, GVHB tăng 21.69% so với năm 2020, tuy nhiên đến năm 2022 lại
giảm 61.52% so với năm 2021. Tương tự, CPBH năm 2021 tăng 263.71% so với năm
2022 và năm 2022 giảm 75.82% so với năm 2021. Trong đó chi phí lãi vay tăng
285,21 tỷ đồng so với năm 2020 do Tập đoàn tăng nợ vay. Ngoài ra, khoản chi phí
quản lý tăng 58,3% so với năm 2020 cũng được xem là chi phí hợp lý do Tập đoàn
tăng chia sẻ trách nhiệm xã hội, tăng các khoản chi phí mua ngoài để thiết lập quan hệ
ngoại giao, duy trì phát triển bền vững của Tập đoàn. Như vậy, trong bối cảnh nền
kinh tế gặp khó khăn, nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng phân bổ chi phí để đảm bảo
đời sống của cán bộ nhân viên được giữ vững, chia sẻ trách nhiệm xã hội tăng lên và
tăng cường quan hệ ngoại giao nhằm nâng cao niềm tin của xã hội, của đối tác với Tập
đoàn.
Năm 2022, chi phí tài chính và chi phí quản lý của Tập đoàn tăng lần lượt là
54,01 tỷ đồng và 35,9 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó chi phí lãi vay là 522,86 tỷ
đồng tăng 8,8% so với năm 2021; chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác liên
quan giảm lần lượt là 75.82% và 91.52% so với năm 2021, khoản chi phí này giảm
mạnh khẳng định Tập đoàn luôn sử dụng dòng tiền tiết kiệm, hiệu quả; Ngoài ra,
khoản chi phí quản lý tăng 8,38% so với năm 2021 do Tập đoàn điều chỉnh tăng lương
cho nhân viên. Như vậy, có thể thấy trong năm 2022 Tập đoàn đã luôn quản lý tốt
dòng tiền, vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ nhân viên tốt hơn và tiếp tục chia sẻ trách
nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn.
Bảng Giá vốn/DTT: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu
này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán năm 2020-
2022 lần lượt là 0.68%, 0.42% và 0.72%. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý
các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
3.1.2. Phân tích doanh thu

Năm 2021 là một năm Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu,
các tỉnh thành phố nơi có các KCN của KBC đang hoạt động như Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, v.v. đêu bị phong tỏa, giãn cách xã hội
kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh mà KBC đã
đề ra, Năm 2021, Tổng doanh thu của Tập đoàn tăng 1.951,03 tỷ đồng (251,44 %) so
với năm 2020. Trong đó, doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm là 169,5 tỷ đồng,
giảm 144,1 tỷ đồng so với năm 2020. Doanh thu bán hàng và CCDV và doanh thu
thuần năm 2021 tăng lần lượt là 1.995 tỷ đồng và 2.095 tỷ đồng so với năm 2020.
Năm 2022, Tổng doanh thu của Tập đoàn giảm 3.125 tỷ đồng so với năm 2021.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động tài chính và các dịch vụ liên quan lại tăng 170,107 tỷ
đồng so với năm 2021. Doanh thu bán hàng và dịch vụ cung cấp và doanh thu thuần
giảm 2.848 tỷ đồng và 3.295,7 tỷ đồng so với năm 2021. Vì thực tế năm 2022 sự ảnh
hưởng của Đại dịch Covid còn nghiêm trọng hơn trong năm 2021.Và doanh thu bán
hàng và ccdv chiếm 32,91% so với năm 2021. Còn doanh thu hoạt động chi phí và
doanh thu khác cũng lần lượt là 170.107 tỷ đồng và 171,212 tỷ đồng. Năm 2022 diễn
ra trong bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, bao
gồm cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong ngành, áp lực giá nguyên vật liệu, tác
động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến xung đột chính trị. Mặc dù kết quả
sản xuất kinh doanh sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động của nền kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; song Tổng Công ty đã nỗ lực đạt được kết
quả kinh doanh đáng kỳ vọng, đóng góp một phần giá trị đáng kể vào nền kinh tế.
3.1.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận của tập đoàn bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận khác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh gồm lợi nhuận bán hàng cung cấp
dịch vụ và lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
đều chiếm trên 80% so với tổng lợi nhuận. Riêng năm 2021 tỷ trọng LN bán hàng và
cung cấp DV lên đến 136,55% so với tổng lợi nhuận và năm 2022, tỷ trọng đó giảm
còn 114,48%. Do hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn là đầu tư và phát triển hạ
tầng KCN gắn liền với phát triển KĐT và Dịch vụ đi kèm nên trong 3 năm: 2020,
2021, 2022, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều đạt hơn 99% tổng lợi nhuận, riêng
năm 2021 đạt hơn 109% tổng lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận của Tập đoàn tăng hay giảm
phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Năm 2020, lợi nhuận thuần từ hđ SXKD chiếm đến 99,79% tổng lợi nhuận
trước thuế. Đến năm 2021, lợi nhuận thuần chiếm tới hơn 109% tổng lợi nhuận trước
thuế do có khoản lỗ 126,6 tỷ ở lợi nhuận khác. Tới năm 2022, tỷ trọng của lợi nhuận
thuần từ hđ SXKD về lại con số 99,4% và lợi nhuận khác chỉ chiếm 0,6% tổng lợi
nhuận trước thuế.
Giai đoạn 2020-2021, lợi nhuận thuần từ hđ SXKD tăng tới hơn 3 lần, từ
452,23 tỷ lên 1.490,5 tỷ. Mục lợi nhuận khác năm 2021 có một khoản lỗ 126,6 tỷ
nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn gấp 3 lần so với năm 2020. Sang đến
năm 2022, lợi nhuận khác đã có lãi trở lại và tăng lên mức 10,14 tỷ đồng , nên kéo
theo tổng lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng.
Năm 2020, tổng lợi nhuận trước thuế của KBC chỉ là 453,17 tỷ đồng. Năm
2021, con số đã tăng lên đến 1.363,9 tỷ đồng. Từ năm 2021 đến năm 2022, tổng lợi
nhuận trước thuế của công ty tăng lên mức 1.696,59 tỷ đồng, tức khoảng 24% so với
cùng kỳ năm 2021.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty là 648,56 tỷ và sau đó
liên tục tăng vào năm 2021 với 1.844,5 tỷ đồng và tăng thêm 376,96 tỷ đồng lên mức
2.219,46 tỷ đồng vào năm 2022.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty KBC là 953,83 tỷ đồng, gấp
gần 3 lần so với năm 2020 và đến hết năm 2022, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty
tăng đạt mức 1,576,54 tỷ đồng.
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất nhiều vào
năm 2021 và có sự giảm sâu vào năm 2022. Năm 2021, doanh thu thuần tăng gần 2 lần
từ 2.150,96 tỷ đồng lên tới 4.245,98 tỷ đồng, sau đó giảm tới 77,62% về mức 950,27
tỷ đồng vào năm 2022.
Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự giảm dần qua
các năm. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2021 giảm nhẹ 14,88 tỷ, tương đương với khoảng
0,5% so với năm 2020. Đến năm 2022, lợi nhuận gộp chỉ đạt được 2.579,27 , giảm đến
442,3 tỷ so với năm 2021.
Năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu thu về thì có 32,03 đồng là lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần này tăng lên tới 58,10% vào năm 2021. Sau
đó, giảm tới hơn 30% chỉ còn 27,97% vào năm 2022.
Tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2021 tăng 7,49% so với năm 2020 và năm 2022 tỷ
suất lợi nhuận ròng tăng hơn 1,43 lần so với năm 2021, đạt mức 165,90%.

CHƯƠNG 4: SO SÁNH HAI CÔNG TY


Tốc độ tăng trưởng của cả 2 công ty đều có bước tiến vượt bậc vào năm 2021
nhưng đến năm 2022 lại giảm sút. Kéo theo đó lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công
ty KBC cũng tăng, ngược lại lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty BCM lại giảm
đáng kể. Kết hợp cùng với đòn bẩy tài chính của 2 công ty. Qua đó, có thể thấy rằng
KBC đang ngày càng phát triển và quản lý tốt các khoản vay của mình. Tuy nhiên với
BCM công ty lại phát hành thêm cổ phiếu, giảm lợi nhuận và tăng các khoản vay. Điều
này cho thấy rằng trong giai đoạn này công ty BCM tuy có tạo ra doanh thu nhưng vẫn
cần huy động vốn dẫn đến sức khỏe tài chính của công ty có vấn đề.

Mặc dù sức khoẻ tài chính có vấn đề, nhưng công ty BCM vẫn duy trì được quy
mô công ty của mình. Đối với công ty KBC, đang trong đà phát triển nên quy mô công
ty ngày càng được mở rộng. Vì đây là 2 công ty bất động sản nên nhìn vào chỉ số ROA
và TAT có thể thấy rằng BCM có mức quy mô lớn hơn nhưng vẫn sử dụng tài sản hợp
lý hơn công ty KBC.

You might also like